Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 LỚP 12 THPT

NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2023–2024


Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
(Thời gian làm bài: 50 phút)
MÃ ĐỀ: 517
Đề thi gồm 04 trang.

Họ và tên học sinh:………………………………………


Số báo danh:………….……………………..……………
Câu 1. Năm 1975, quốc gia nào sau đây ở châu Mĩ tham gia Định ước Henxinki?
A. Mianma. B. Thái Lan. C. Canađa. D. Campuchia.
Câu 2. Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) quyết định Liên Xô đóng quân ở
A. Bắc Phi. B. Bắc Mĩ. C. Đông Đức. D. Tây Á.
Câu 3. Xuân 1975, quân dân miền Nam Việt Nam đã giải phóng vùng
A. Việt Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Đông Bắc.
Câu 4. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), nhân dân Việt Nam đã liên minh với
nhân dân
A. Bỉ. B. Bồ Đào Nha. C. Tây Ban Nha. D. Lào.
Câu 5. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đã xác định
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là
A. giải phóng dân tộc. B. hội nhập quốc tế.
C. thám hiểm vũ trụ. D. đổi mới đất nước.
Câu 6. Trong quá trình thực hiện chiến lược Việt Nam hóa Chiến tranh (1969 - 1973) ở miền Nam Việt
Nam, đế quốc Mĩ đã
A. chấm dứt quan hệ với mọi nước. B. mở rộng chiến tranh sang châu Âu.
C. giải tán quân đội Sài Gòn. D. thỏa hiệp với Trung Quốc.
Câu 7. Tổ chức nào sau đây của tiểu tư sản Việt Nam được thành lập trong những năm 1919 - 1925?
A. Hội Hưng Nam. B. Tổ chức Y tế Thế giới.
C. Ngân hàng Thế giới. D. Liên minh châu Âu.
Câu 8. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, quân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm
vụ nào sau đây?
A. Đánh đuổi quân Pôn Pốt. B. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến.
C. Thành lập Liên hợp quốc. D. Tiêu diệt sinh lực địch.
Câu 9. Năm 1957, nước nào sau đây phóng thành công vệ tinh nhân tạo?
A. Ba Lan. B. Liên Xô. C. Việt Nam. D. Pê ru.
Câu 10. Phan Bội Châu đã khởi xướng phong trào
A. Đông du. B. Tìm Mĩ mà đánh.
C. Tăng gia sản xuất. D. Dạy tốt.
Câu 11. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9-1960) diễn ra trong
bối cảnh
A. cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã ra đời.
B. cách mạng cả nước có bước phát triển mới.
C. Mĩ thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. nền kinh tế thị trường trên khắp thế giới phát triển.

Mã đề 517 - Trang 1/4


Câu 12. Năm 1950, quốc gia nào sau đây ở châu Á giành được độc lập?
A. Hà Lan. B. Ấn Độ. C. Anh. D. Pháp.
Câu 13. Chiến lược toàn cầu là chính sách đối ngoại của quốc gia nào sau đây được thực hiện từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Áo. B. Ai Cập. C. Mĩ. D. Libi.
Câu 14. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 24 (tháng 9 - 1975), Đảng chủ trương hoàn thành
thống nhất đất nước về mặt
A. trang phục. B. di chuyển. C. ẩm thực. D. nhà nước.
Câu 15. Trong những năm (1952 - 1973), nguyên nhân nào sau đây thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nhật Bản?
A. Không phải chi phí cho giáo dục. B. Nguồn tài nguyên phong phú.
C. Coi trọng nhân tố con người. D. Nhận được viện trợ của Libi.
Câu 16. Một trong những tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa là dẫn đến tình trạng
A. phong kiến hóa quan hệ xã hội. B. kém an toàn trong đời sống.
C. chiến tranh giữa mọi nước. D. coi thường lao động trí óc.
Câu 17. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đã tập trung
nhiều nhất vào
A. văn hóa. B. giáo dục. C. công nghệ cao. D. nông nghiệp.
Câu 18. Một trong những chiến công của quân dân miền Nam Việt Nam góp phần làm phá sản chiến lược
Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của Mĩ là chiến thắng
A. Bắc Sơn. B. Vạn Tường. C. Cao Bằng. D. Lai Châu.
Câu 19. Ở Việt Nam, phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Đánh đổ phát xít. B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Thành lập nhà nước tư bản. D. Độc lập dân tộc.
Câu 20. Trong nửa sau thế kỉ XX, nhân dân quốc gia nào sau đây đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ?
A. Ai Cập. B. Xu đăng. C. Nam Phi. D. Cuba.
Câu 21. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước ra đời ở Việt Nam là do tác động của
nhân tố nào sau đây?
A. Sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
B. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
C. Thực dân Pháp từ bỏ dã tâm xâm lược.
D. Nhật Bản nhảy vào xâm lược Đông Dương.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
A. Thủ phạm châm ngòi cho chiến tranh là bọn phát xít.
B. Mĩ tham gia chiến tranh, nhưng thu được nhiều lợi nhuận.
C. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Đồng minh.
D. Liên Xô là lực lượng đi đầu trong việc chống phát xít.
Câu 23. Trong thời kì 1954 - 1975, cách mạng miền Bắc Việt Nam chịu sự tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Tham vọng bành trướng của hai cực đối lập Xô - Mĩ.
B. Sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Thắng lợi trọn vẹn của cuộc đấu tranh chống thực dân.
D. Tương quan lực lượng giữa hai hệ thống xã hội đối lập.
Câu 24. Chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm các nước sáng lập ASEAN được thực hiện trong bối cảnh
A. chủ nghĩa thực dân mới hoàn toàn sụp đổ. B. trật tự thế giới hai cực Ianta vừa mới ra đời.
C. xu thế liên kết khu vực đang phát triển. D. tất cả các nước thuộc địa đã giành độc lập.

Mã đề 517 - Trang 2/4


Câu 25. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải
A. kết thúc ngay việc chống phá cách mạng.
B. tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược.
C. ủng hộ Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. tăng nhanh viện trợ cho thực dân Pháp.
Câu 26. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) có điểm tương đồng nào sau đây với Hội nghị
toàn quốc của Đảng (tháng 8-1945)?
A. Đề ra những nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giành độc lập và ruộng đất.
C. Diễn ra khi phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ và giành nhiều thắng lợi.
D. Chỉ dẫn quần chúng nhân dân trong việc lật đổ chế độ cai trị của thực dân.
Câu 27. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình nước Nga trước Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Nhà nước phong kiến đã sụp đổ.
B. Nhân dân đã làm chủ chính quyền.
C. Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt.
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời.
Câu 28. Yếu tố nào sau đây tác động đến chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm
1936 - 1939 ?
A. Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Lào. B. Chế độ xã hội nô lệ ra đời.
C. Nền hòa bình thế giới bị đe dọa. D. Hệ thống tài chính toàn cầu sụp đổ.
Câu 29. Ở Việt Nam, cao trào kháng Nhật có điểm mới nào sau đây so với phong trào dân tộc dân chủ
trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Diễn ra khi đối tượng của cách mạng bị khủng hoảng sâu sắc.
B. Có sự tham gia của lực lượng trí thức tiến bộ.
C. Chống lại thế lực áp bức tàn bạo trong xã hội.
D. Bổ sung, phát triển lực lượng cho cuộc đấu tranh chống thực dân.
Câu 30. Cải cách ruộng đất ở Việt Nam trong những năm 1951 - 1953 có điểm tương đồng nào sau đây so
với Chính sách kinh tế mới ở Nga sau năm 1920?
A. Khuyến khích đầu tư của nước ngoài. B. Nhằm tăng cường tiềm lực cách mạng.
C. Tăng cường quyền làm chủ của công nhân. D. Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
Câu 31. Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định một trong những
lực lượng của cách mạng là
A. nông dân. B. tư sản. C. địa chủ. D. văn thân.
Câu 32. Nội dung nào sau đây là cơ sở chủ yếu để khẳng định phong trào đấu tranh những năm 1930 -
1931 ở Việt Nam có tính cách mạng?
A. Xác định đúng kẻ thù dân tộc là thực dân xâm lược và tay sai.
B. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là nông dân.
C. Phạm vi đấu tranh lan rộng cả nước, hình thức đấu tranh phong phú.
D. Dùng bạo lực chống thực dân, phong kiến, hướng tới xã hội mới.
Câu 33. Phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh những năm 1926 - 1929 chứng tỏ
A. sự đồng thuận trong việc tiếp nhận các hệ tư tưởng cứu nước khác nhau.
B. chính quyền thực dân tạo điều kiện cho việc tiếp thu tư tưởng mới.
C. sự phù hợp giữa mục tiêu của lớp trí thức tiến bộ với người lao động.
D. chính sách thống trị của thực dân Pháp đã phát huy hiệu quả tích cực.

Mã đề 517 - Trang 3/4


Câu 34. Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của các nước Tây
Âu trong những năm 1973 - 1991?
A. Thực lực kinh tế, tài chính, khoa học - kĩ thuật.
B. Thắng lợi của các nước thuộc địa, lệ thuộc.
C. Mâu thuẫn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh.
D. Xung đột quân sự trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô.
Câu 35. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 -
1973) với chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A. Thực hiện hành quân bình định chống chính phủ cách mạng mới ra đời.
B. Được triển khai nhằm tạo sự xoay chuyển về cục diện chiến tranh.
C. Đánh phá ác liệt miền Bắc và toàn Đông Dương để tạo sức mạnh.
D. Có sự kết hợp giữa xương máu người bản xứ với tiềm lực của Mĩ.
Câu 36. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Biên Giới năm 1950 ở
Việt Nam?
A. Sự tham gia của quân đội các nước Mĩ Latinh.
B. Truyền thống yêu nước của dân tộc.
C. Tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội.
D. Hậu phương được xây dựng, lớn mạnh.
Câu 37. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác biệt giữa khuynh hướng vô sản và khuynh hướng
tư sản ở Việt Nam trong những năm 1920 - 1930?
A. Có nền tảng tư tưởng và quan điểm chính trị cốt lõi nhất là chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc.
B. Có cống hiến quyết định đối với những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.
C. Góp phần tuyên truyền, giác ngộ tư tưởng yêu nước, ý thức dân tộc trong quần chúng nhân dân.
D. Góp phần tạo nên mảnh đất màu mỡ để chủ nghĩa cộng sản gieo mầm và phát triển mạnh mẽ.
Câu 38. Ở Việt Nam, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có điểm khác biệt nào sau đây so với chiến dịch
Biên Giới năm 1950?
A. Được sự chi viện lớn từ hậu phương tại chỗ và từ các vùng tự do.
B. Thể hiện cao độ tinh thần đấu tranh anh dũng vì độc lập, chủ quyền dân tộc.
C. Tạo cơ sở thực lực, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân.
D. Góp phần bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng tháng Tám.
Câu 39. Trong những năm 1945 - 1946, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây nhằm giải quyết
nạn đói?
A. Xây dựng rạp chiếu phim 3D. B. Thực hiện nhường cơm sẻ áo.
C. Chống độc quyền xuất khẩu gạo. D. Tích cực giúp đỡ châu Phi.
Câu 40. Ở Việt Nam, phong trào yêu nước trong những năm 1925 - 1929 có ý nghĩa nào sau đây?
A. Dẫn đến sự phát triển, thắng lợi của các khuynh hướng cứu nước.
B. Tạo cơ sở xã hội cho sự truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.
C. Tạo điều kiện cho sự ra đời những khuynh hướng cứu nước mới.
D. Trực tiếp quyết định thành công của Hội nghị thành lập Đảng.
----------HẾT---------

Mã đề 517 - Trang 4/4

You might also like