Phù Xuân Đức Anh - Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

Tên đơn vị thực hành: Công ty TNHH Công Nghệ Giáo Dục The
Catalyst

Sinh viên thực hiện: PHÙ XUÂN ĐỨC ANH


Mã sinh viên : 22111201548
Lớp : ĐH12MK2
Khoá : 12
Hệ : CHÍNH QUY

Hà Nội, tháng 04/2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

Tên đơn vị thực hành: Công ty TNHH Công Nghệ Giáo Dục The
Catalyst

Sinh viên thực hiện: PHÙ XUÂN ĐỨC ANH


Mã sinh viên : 22111201548
Lớp : ĐH12MK2
Khoá : 12
Hệ : CHÍNH QUY

Hà Nội, tháng 04/2024


MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP...........................................................................5


1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Công Nghệ Giáo Dục The Catalyst
......................................................................................................................................................5
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty thực tập..............................6
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý............................................................................................7
1.4. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công TNHH Công nghệ giáo
dục The Catalyst........................................................................................................................11
1.5. Giới thiệu hoạt động của phòng Marketing......................................................................11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC THE CATALYST..........................................................................15
2.1. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing mix của công ty............16
2.2. Phân tích SWOT tại công ty thực tập................................................................................20
2.3. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp..............................................................................21
2.4. Thực trạng hoạt động phòng Marketing mix của công ty thực tập..............................22
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP............................................................36
3.1. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách Markeitng mix của công ty TNHH Công
Nghệ Giáo Dục The Catalyst.................................................................................................37
3.2. Vai trò của Thực hành nghề nghiệp đối với sinh viên hiện nay:.............................37
3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi đi Thực hành nghề nghiệp nghề nghiệp tại
The Catalyst.............................................................................................................................38
3.4. Kiến nghị với Khoa/Bộ môn:.........................................................................................38
PHỤ LỤC......................................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................40
MỞ ĐẦU

Lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam đang ngày càng biến đổi. Khác với hai mươi năm trước,
Việt Nam hiện tại đã kết thúc giai đoạn “phổ cập giáo dục” mà chuyển sang “kinh doanh
giáo dục”. Nhu cầu giáo dục, học tập là chưa bao giờ biến mất. Đặc biệt sau hai năm đại
dịch Covid 19, những hoạt động giáo dục không giảm bớt mà chỉ chuyển dịch theo những
hình thức khác.
Có thể nói giáo dục là một thị trường có dư địa phát triển mạnh mẽ, song lại tràn
đầy những thách thức với mỗi nhà quản trị vì tính cạnh tranh cao. Nhiều gia đình có tâm
lý coi giáo dục như một khoản đầu tư, các doanh nghiệp cần phải chiếm được lòng tin của
mỗi “nhà đầu tư cá nhân” đó. Khi này, Marketing lại trở thành một công vụ đắc lực không
thiể thiếu cho mỗi doanh nghiệp muốn khởi nghiệp, tồn tại và phát triển trong thị trường.
Marketing 5.0, kết hợp với công nghệ, các công ty giáo dục có thể tạo nên những trải
nghiệm mới trong trải nghiệm giáo dục cho khách hàng. Marketing còn giúp tạo dựng
được niềm tin, duy trì mối quan hệ, xây dựng, quảng bá hình ảnh thương hiệu và truyền
tải thông tin, thông điệp về thương hiệu, dịch vụ giáo dục đến với khách hàng. Doanh
nghiệp giáo dục với những chiến lược Marketing hiệu quả có thể tìm kiếm, phát huy hết
nội lực để nắm bắt những cơ hội, nâng cao hiệu quả kinh doanh và xây dựng được một vị
thế cạnh tranh mạnh mẽ cho bản thân.
Để thấy rõ được tầm ảnh hưởng cũng như vai trò của Marketing đối với các hoạt động của
công ty giáo dục, dưới sự giúp đỡ của nhà trường, trong thời gian học tập cũng như Thực
hành nghề nghiệp tại công ty Công nghệ giáo dục The Catalyst, em đã nghiên cứu , tìm
hiểu về các hoạt động của công ty nói chung và hoạt động marketing nói riêng để tổng
hợp lại trong bài báo cáo này. Cảm ơn nhà trường và công ty đã tạo điều kiện cho em có
thể hoàn thiện được bài báo cáo trong đợt thực hành nghề nghiệp này.

4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Công Nghệ Giáo Dục The
Catalyst
- Giới thiệu về công ty thực tập
Tên công ty: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC THE CATALYST (tên gọi
tắt: The Catalyst)
Địa chỉ: Số 7 phố Nguyễn Văn Tuyết , Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà
Nội, Việt Nam
Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng
Giám đốc: Nguyễn Ngọc Thắng
Hoạt động kinh doanh: kinh doanh dịch vụ giáo dục ngoại ngữ
- Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

Với sự chấp nhận rộng rãi của các trường đại học của cả trong và ngoài nước, chứng chỉ
IELTS là một trong những chứng chỉ năng lực ngoại ngữ có số lượng người muốn sở hữu
nhiều nhất. Trong những năm trở lại đây, thị trường học và luyện thi IELTS vô cùng rối
ren khi trong một thời gian ngắn rất nhiều trung tâm ra đời. Trong số các trung tâm cũ và
mới rất nhiều bên có chất lượng đào tạo tốt và ngược lại, nhiều đơn vị đào tạo thiếu năng
lực chuyên môn, chương trình giảng dạy bài bản và đặt nặng yếu tố kinh doanh nằm trên
so với chất lượng thực sự đem lại. Theo thời gian, rất nhiều tin tức không tốt về mảng
Đào tạo Ngoại ngữ, tin phốt của nhiều thầy, cô & trung tâm tràn khắp các mặt báo. Từ đó.
trung tâm Ngoại ngữ là cụm từ gây ám ảnh với nhiều học sinh & phụ huynh.

Đứng giữa tâm bão, Công ty TNHH Công nghệ Giáo dục The Catalyst cho ra đời
thương hiệu “The Catalyst for English” (TCE) với sứ mệnh đem đến môi trường Giáo dục
đề cao tính nhân văn, sự gắn bó và kết quả của học viên vượt trên những mục tiêu kinh
doanh. TCE mong muốn trở thành chất xúc tác (Catalyst), đưa tiếng Anh nói chung và
IELTS nói riêng đến gần hơn với người Việt Nam, đem lại giá trị cho cộng đồng thông
qua việc Đào tạo và Giảng dạy Ngoại ngữ.
Tầm nhìn của công ty chính trở thành một cộng đồng đào tạo và phát triển Ngoại
ngữ theo mô hình sáng tạo có quy mô toàn quốc. The Catalyst có 3 giá trị lớn nhất mà

5
công ty luôn giữ trong bất cứ hoạt động nào: Kết nối (connected) – Kỷ luật (discipline) –
Hướng tới kết quả (result oriented).

- Lịch sử hình thành và phát triển


Công ty được thành lập vào ngày 30/3/2022 theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
số 0109950257 của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố Hà
Nội cấp. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,có tài khoản riêng và tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
Sau 2 năm hoạt động, Công ty từ 2 người đã phát triển số lượng nhân sự lên đến
hơn 50 người và đồng hành cùng hơn 2500 học viên. Công ty đã có thêm chi nhánh khác
tại địa chỉ 37 Lê Trọng Tấn, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty thực tập

- Chức năng
+ Đánh giá trình độ, tư vấn, phân phối và bán sản phẩm, dịch vụ của công ty
+ Tổ chức dạy học, luyện thi chứng chỉ IELTS
+ Tổ chức các kỳ thi minh họa
+ Thiết kế riêng lộ trình học và đào tạo theo nhu cầu riêng của khách hàng
- Nhiệm vụ
+ Thực hiện đánh giá chính xác trình độ ngoại ngữ của khách hàng, tư vấn về lộ trình và
thời gian học tập
+ Đào tạo và luyện thi ngoại ngữ, đảm bảo học viên đạt được chứng chỉ IELTS với mức
điểm cam kết
+ Thực hiện chăm sóc khách hàng, đảm bảo quyền lợi học viên đúng với hợp đồng đào
tạo đã tạo lập
+Cung cấp các loại tài liệu, tư liệu học tập đến khách hàng

- Định hướng phát triển


Công ty đang hướng tới việc trở thành một cộng đồng đào tạo và phát triển Ngoại ngữ
theo mô hình sáng tạo có quy mô toàn quốc, với đa dạng đối tượng học viên từ trẻ em tới
người đi làm. Với lợi thế về đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn sâu trong mảng

6
đào tạo ngoại ngữ, công ty hiện đang theo đuổi “giáo dục bản chất”, với những chương
trình đào tạo chuyên sâu, đề cao việc thấu hiểu bản chất.

1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý


- Sơ đồ bộ máy

Giám đốc điều


hành

Phó giám đốc

Phòng kinh Phòng chuyên Phòng vận


Phòng Marketing Phòng nhân sự Phòng chăm sóc học viên Phòng kế toán
doanh môn hành

Quản lý Trưởng nhóm Kế toán Nhân viên


Trưởng nhóm kinh Trưởng nhóm Trưởng nhóm
chuyên môn chăm sóc học trưởng vận hành
doanh marketing nhân sự viên
Tư vấn viên Nhân viên sáng tạo Giáo viên IELTS Trợ lý vận hành
Nhân viên tuyển dụng Nhân viên chăm sóc Nhân viên kế toán
nội dung học viên
Cố vấn học tập Trợ giảng
Nhân viên quảng cáo Nhân viên C&B Thực tập sinh kế toán
Cộng tác viên kỹ thuật số
Giáo viên tiếng Anh
kinh doanh trẻ em
Nhân viên SEO Nhân viên truyền
thông nội bộ

Nhân viên PR
Nhân viên hành chính
nhân sự
Nhân viên thiết kế

Nhân viên đào tạo


Nhân viên Media

Thực tập sinh nhân sự

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ công ty TNHH Công nghệ Giáo dục The Catalyst


(Nguồn: tự tổng hợp)
- Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban Giám đốc
Khái niệm: Giám đốc là người điều hành cấp cao của công ty, có nhiệm vụ đưa ra các
quyết định quan trọng của công ty, quản lý hoạt động tổng thể và nguồn lực của công
ty.
Nhiệm vụ và chức năng:
- Xây dựng mục tiêu, phương hướng, chiến lược cho doanh nghiệp.
- Thiết lập tầm nhìn, giá trị văn hóa doanh nghiệp.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty

7
Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả
người quản lý thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc
Phòng chuyên môn
Khái niệm: phòng chuyên mồn là một bộ cốt lõi trong công ty, chịu trách nhiệm
nghiên cứu và cải tiến, xây dựng ra những sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Nhiệm vụ và chức năng:
- Chịu trách nhiệm cho việc đào tạo, giảng dạy ở các lớp được phòng vận hành
sắp xếp, thực hiện đánh giá và đảm bảo đầu ra của học viên sau mỗi khóa học
- Nghiên cứu, xây dựng các nguồn học liệu, phát triển các chương trình học
- Tổ chức đào tạo kỹ năng giảng dạy cho giáo viên, trợ giảng
- Kết hợp với phòng kinh doanh để thực hiện đánh giá đầu vào cho học viên

Phòng kinh doanh:


Khái niệm: phòng kinh doanh là một bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm
bán những sản phẩm, dịch vụ của công ty nhằm mang lại doanh số. Bộ phận kinh
doanh còn giữ vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc và phối hợp với các bộ phận,
phòng ban khác trong công ty để xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng
doanh số, lợi nhuận với mục đích đảm bảo tăng trưởng cho công ty.
Nhiệm vụ và chức năng
- Tiếp nhận và khai thác dữ liệu khách hành tiềm năng từ phòng Marketing
- Kết hợp với bộ phận chuyên môn để kiểm tra đầu vào cho học sinh
- Telesale và hẹn lịch tư vấn với khách hàng
- Thực hiện tạo lập hợp đồng và đảm bảo khách hàng thanh toán đầy đủ
- Kết hợp với phòng chăm sóc học viên để xếp lớp cho học viên theo quy định
trên hợp đồng

Phòng Marketing:
Khái niệm: phòng marketing là một bộ phận của công ty, chịu trách nhiệm về quảng
bá sản phẩm, quảng bá doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh cho doanh nghiệp… Đồng
thời, phòng marketing sẽ là bộ phận hoạch định chiến lược, tiếp thị và thu hút khách
hàng đến với doanh nghiệp nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận thu được.
Nhiệm vụ và chức năng:
- Nghiên cứu tổng quan thị trường và các đối thủ cạnh tranh

8
- Quản lý và duy trì các trang mạng xã hội của công ty
- Xây dựng các kế hoạch Digital Marketing
- Xây dựng chương trình và thiết lập mối quan hệ với các cơ quan, trường Đại
học(Ulis, Hanu…), các CLB ở các trường THPT nhằm tổ chức hoạt động Pr
- Thiết kế hình ảnh, tư liệu truyền thông cho các hoạt động
- Lên kế hoạch, thực hiện các chiến dịch quảng cáo sao cho đảm bảo phù hợp với
định hướng và mục tiêu marketing.
- Quản trị web và marketing trên công cụ tìm kiếm

Phòng chăm sóc học viên:


Khái niệm: phòng chăm sóc học viên (chăm sóc khách hàng) là một bộ phận chịu
trách nhiệm cho sự hài lòng của khách hàng, giải quyết các vấn đề trong việc vận
hành lớp, tiếp nhận và xử lý các khiếu nại để đảm bảo uy tín và sự hài lòng của học
viên khi tham gia khóa học.
Nhiệm vụ và chức năng:
- Liên hệ với học viên để thu thập thông tin về trải nghiệm của họ khi sử dụng dịch
vụ. Từ đó, cung cấp thông tin cho bộ phận sản phẩm để cải tiến và hoàn thiện dịch
vụ, sản phẩm.
- Trực page, thu thập và nhập liệu thông tin học viên.
- Hỗ trợ học viên, tìm cách giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải.
- Hỗ trợ team marketing các chương trình liên quan tới chăm sóc khách hàng.
- Phối hợp với các phòng ban, bộ phận khác trong công ty để đề xuất và thực hiện
các kế hoạch chăm sóc học viên, đo lường mức độ hài lòng của học viên với dịch
vụ.
- Phụ trách up-sale học sinh lên khoá cao hơn.
- Phụ trách liên lạc và thông tin kịp thời tới phụ huynh - học sinh.
- Hỗ trợ các công việc vận hành lớp học.

Phòng nhân sự:


Khái niệm: phòng nhân sự là một bộ phận chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả nguồn
nhân sự của một doanh nghiệp; đóng vai trò tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn diễn ra liên tục, hiệu quả.
Nhiệm vụ và chức năng:

9
- Chịu trách nhiệm cho việc chăm lo đời sống của nhân viên trong công ty; nắm
rõ tình hình, tâm tư, nguyện vọng của mọi thành viên trong công ty để đề xuất
cho Giám đốc xem xét, giải quyết.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức bộ máy, kế hoạch nhân lực, tuyển dụng, sắp xếp
nhân lực, đào tạo nhân lực để trình Giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện
- Xây dựng và quản lý các chế độ phúc lợi, đãi ngộ đối với đội ngũ nhân sự.
- Lưu trữ, sắp xếp và cập nhật hồ sơ lương
- Theo dõi việc chấm công và đảm bảo nhân viên thực hiện đúng nội quy lao
động
- Tính lương nhân viên cuối tháng

Phòng vận hành:


Khái niệm: Phòng vận hành là một bộ phận của tổ chức có liên quan trực tiếp tổ chức
các lớp học, sắp xếp thời gian và đảm bảo từng khóa học được vận hành mượt mà.
Nhiệm vụ và chức năng:
- Tiếp nhận và quản lý danh sách các lớp học.
- Chuẩn bị các cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho các lớp học.
- Nắm tình hình học tập, hoạt động trong lớp của học viên, kết hợp cùng đội ngũ
Giảng Viên, Trợ Giảng hỗ trợ học viên trong suốt quá trình học, đảm bảo tiêu
chuẩn lớp học và nâng cao chất lượng học của học viên.
- Là cầu nối giữa các phòng ban. Tiếp nhận các ý kiến, phản hồi và xử lý trong phạm
vi cho phép.
- Xếp Giáo viên/trợ giảng vào các lớp khi được yêu cầu.
- Các công việc khác như chấm công giảng viên, quản lý cơ sở vật chất, văn phòng
phẩm tại cơ sở.

Phòng kế toán:
Khái niệm: Phòng kế toán là một bộ phận của tổ chức có liên quan trực tiếp đến kế
toán, thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán
của doanh nghiệp theo chuẩn mực và nguyên tắc kế toán do Nhà nước quy định
Nhiệm vụ và chức năng:

10
- Hỗ trợ cung cấp số liệu, tài liệu cho các hoạt động kinh doanh, kiểm tra và
phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế
hoạch.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh hiện có tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn cũng như quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng
nguồn vốn công ty.
- Lập kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của đơn vị.
- Báo cáo lại kết quả hoạt động cho Giám đốc công ty để Giám đốc nắm bắt tình
hình và đưa ra chiến lược phù hợp.
- Phối hợp với các phòng ban khác trong việc quản lý thông tin hiệu quả và năng
động.

1.4. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công TNHH Công nghệ
giáo dục The Catalyst
Chỉ tiêu DVT 2022 2023
Doanh thu các Đồng 1.143.823.016 1.723.544.509
hoạt động
Lợi nhuận Đồng 874.966.220 1.067.340.007
trước thuế
Lợi nhuận sau Đồng 562.233.786 853.872.005
thuế
Số công nhân Người
viên: 15 người 42 người
+ Số nhân viên Cao đẳng, Đại Cao đẳng, Đại
+ Trình độ học học

Bảng 1.1. Bảng so sánh tình hình của các năm


(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhận xét, đánh giá:
Doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng đều qua các năm, cụ thể:
- Doanh thu năm 2023 của công ty tăng gần khoảng, 579 triệu ứng khoảng 5.6%
so với năm 2022
- Lợi nhuận trước thuế từ năm 2022-2023 tăng 192 triệukhoảng triệu
11
- Lợi nhuận sau thuế từ năm 2022-2023 tăng khoảng 291 triệu .

Số lượng nhân viên có sự tăng lên qua từng năm. Vào năm 2022, số lượng nhân viên
ở tất cả các phòng ban là 15. Cho đến năm 2023, với quỹ lương được mở rộng, cùng
chính sách đãi ngộ tốt đã giúp công ty tuyển dụng và nâng số nhân sự lên 42 người.
Nhu cầu mở rộng kinh doanh buộc công ty phải tuyển thêm số lượng nhân sự trong
tương lai.

1.5. Giới thiệu hoạt động của phòng Marketing


- Sơ đồ phòng Marketing

Trưởng nhóm marketing

Nhân viên sáng tạo nội Nhân viên Nhân viên quảng Nhân viên Nhân viên Nhân viên
dung SEO cáo kỹ thuật số PR thiết kế Media

Sơ đồ 1.2: sơ đồ phòng Marketing


(Nguồn: tự tổng hợp)

- Chức năng, nhiệm vụ từng vị trí


 Nhân viên sáng tạo nội dung

Đây là vị trí sẽ chuyên trách về sáng tạo nội dung, lên nội dung các bài tin, bài viết
theo nhu cầu của khách hàng; sáng tạo, lên ý tưởng về slogan, tagline, headline cho chiến
dịch của công ty

Nhiệm vụ của nhân viên sáng tạo nội dung bao gồm:
- Lên các ý tưởng, triển khai nội dung quảng cáo sản phẩm
- Làm việc với bộ phận Quảng cáo kỹ thuật số để nghiên cứu đối thủ, tìm kiếm insight
khách hàng và trực tiếp sản xuất các bài viết chạy quảng cáo chuyển đổi thành
doanh thu/data.
12
- Phối hợp với bộ phận thiết kế hình ảnh, sản xuất video để đảm bảo đủ số lượng, chất
lượng ảnh/video phù hợp với yêu cầu quảng cáo trên các kênh mạng xã hội:
Facebook, Tiktok,...
- Tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các thông điệp phù hợp nhất với đối tượng khách
hàng.

 Nhân viên SEO

Đây là vị trí sẽ chuyên trách về việc thực hiện việc xây dựng, quản trị nội dung và tối ưu
webiste theo các tiêu chuẩn của bộ máy tìm kiếm. Từ đó giúp cải thiện vị thế và hiệu suất
của trang web trên các trang kết quả tìm kiếm, khiến khách hàng có thể tiếp cận với công
ty tốt hơn trên các nền tảng tìm kiếm như Google, Bing, Coccoc…

Nhiệm vụ của nhân viên SEO bao gồm:

- Xây dựng chiến lược chiến lược nội dung, chiến lược từ khóa và link building
giúp tăng thứ hạng website công ty trên các trang tìm kiếm chính.
- Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa cho SEO nhằm xây dựng website hỗ trợ
chuẩn SEO.
- Xây dựng và triển khai chiến lược link building.
- Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, phân tích khách
hàng và đối thủ để xây dựng chiến lược SEO.
- Đề xuất các thay đổi/cải thiện về cấu trúc website, content, linking cũng như
các yếu tố khác nhằm ưu hiệu quả SEO.
- Viết bài chuẩn SEO cho Website, Landing Page, xây dựng nội dung cho
Fanpage.
- Theo dõi, đánh giá, giám sát các kết quả SEO.
- Báo cáo kết quả công việc cho cấp trên.

 Nhân viên quảng cáo kỹ thuật số

Đây là vị trí sẽ chuyên trách về sáng tạo nội dung, lên nội dung các bài tin, bài viết
trên các trang MXH của công ty; sáng tạo, lên ý tưởng về slogan, tagline, headline cho
chiến dịch của công ty

Nhiệm vụ của nhân viên quảng cáo kỹ thuật số bao gồm:


13
- Lên kế hoạch, chiến lược cụ thể cho chiến dịch chạy quảng cáo trên các nền
tảng như: Facebook Ads, Google Ads Tiktok, Zalo,… đảm bảo phù hợp với
định hướng và mục tiêu marketing.
- Nghiên cứu chân dung của khách hàng, tìm kiếm insight, từ đó đưa ra các
thông điệp phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Kết hợp với các bộ phận khác trong phòng Marketing để xây dựng ý tưởng
nội dung, chuẩn bị hình ảnh, kịch bản video và các nguyên liệu cần thiết khác
phục vụ cho việc chạy quảng cáo.
- Xây dựng và thiết lập các tài khoản quảng cáo phù hợp. Thường xuyên theo
dõi quảng cáo, thống kê và phân tích số liệu, để đánh giá hiệu quả của chiến
dịch.
- Điều chỉnh lại chiến dịch và tối ưu ngân sách trong các trường hợp cần thiết.
Trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến chính sách quảng cáo,
quy trình phê duyệt quảng cáo.
- Chạy Ads theo kế hoạch và ngân sách được giao theo dịch vụ
- Báo cáo kết quả công việc cho cấp trên.

 Nhân viên PR

Là một doanh nghiệp mới nổi lên trên thị trường, việc tạo dựng được lòng tin với công
chúng là một điều hết sức quan trọng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tạo dựng được một
vị thế vững chãi và tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong dài hạn. Chính vì thế mà
công ty đã phân bổ nguồn lực vào các hoạt động PR. Vị trí này sẽ chuyên trách trong việc
tạo lập các mối quan hệ đối tác, tài trợ với các trường Đại Học như Đại Học Ngoại Ngữ -
ĐHQGHN, Đại Học Hà Nội,…, các tổ chức phi lợi nhuận, các CLB ở các trường THPT
trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tổ chức sự kiện, hợp tác.

Nhiệm vụ của nhân viên PR số bao gồm:


- Liên hệ với các đơn vị hợp tác, thỏa thuận và tạo lập hợp đồng
- Chuẩn bị chương trình, nội dung sự kiện, kế hoạch tham gia các chương trình tài
trợ
- Đảm bảo quyền lợi của công ty sau hợp tác

14
- Báo cáo hiệu quả hoạt động, tập hợp dữ liệu khách hàng thu được và gửi lại cho
phòng kinh doanh và nhân sự khai thác

 Nhân viên thiết kế

Đây là vị trí sẽ chuyên trách về thiết kế các ấn phẩm truyền thông của công ty, bên cạnh
đó còn là các bộ merchandise, quà tặng, standee, banner cho sự kiện, giao diện cho
website và hệ thống LMS. Họ là người giúp truyền tải các nội dung, thông điệp thông qua
các ấn phẩm cụ thể.

Nhiệm vụ của nhân viên thiết kế bao gồm:

- Lên ý tưởng, thiết kế các ấn phẩm truyền thông theo yêu cầu của các bộ phận liên
quan
- Xây dựng, cập nhật bộ nhận diện thương hiệu và quy chuẩn thiết kế
- Chỉnh sửa màu, cắt ghép hình ảnh để sử dụng cho mục đích truyền thông
- Quản lý và lưu trữ các source hình ảnh

 Nhân viên media

Đây là vị trí sẽ quản lý và thực hiện những công việc liên quan tới quay chụp, dựng
phim…. Bộ phận media sẽ là người xây dựng nên những nguồn tư liệu truyền thông cho
công ty.

Nhiệm vụ của nhân viên media bao gồm:

- Lên ý tưởng, tham gia quay - dựng các video theo yêu cầu của từng dự án (lên nội
dung, setup ánh sáng, máy. quay, chụp hình, cắt nối hình ảnh theo kịch bản, cân
bằng âm thanh, làm hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, chữ, nhạc nền,…).
- Nghiên cứu các cách quay, áp dụng các hiệu ứng, công nghệ mới vào sản phẩm.
- Xử lý âm thanh, kỹ xảo: ghép và tạo hiệu ứng âm thanh, nhạc nền, chèn phụ đề vào
các file thô.
- Thực hiện các công việc quay dựng khác nhằm mục đích quảng bá cho các sự kiện,
hoạt động truyền thông của trung tâm.
15
- Có khả năng chỉnh sửa ảnh bằng các công cụ như Adobe Photoshop, Lightroom…
- Quản lý và lưu trữ các source video của trung tâm.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY


TNHH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC THE CATALYST

2.1. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing mix của công ty
- Môi trường vĩ mô

+ Yếu tổ kinh tế:


Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập, có “độ mở”
nhằm tạo môi kinh doanh thuận lời để thu hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ từ các tập đoàn đa
quốc gia. Tốc độ tăng trường trong kinh tế Việt Nam cũng có nhiều điểm đáng chú ý.
Tính đến hết tháng 10/2023, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xem là điểm sáng
trong nền kinh tế toàn cầu, cụ thể:

 Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III năm 2023 đạt 5,33%. Đây là một mức tăng
trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Kéo theo kết quả chung GDP 9 tháng
năm 2023 đạt 4,24%, khá cao so với các nước khác.

 Mức thu nhập bình quân đầu người: GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu
đồng/người, tăng 160 USD so với năm 2022

Có thể nói, với mức độ tăng trưởng kinh tế tốt, thu nhập bình quân đầu người ngày càng
tăng và xu hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ

+Yếu tố nhân khẩu học:

Với cơ cấu dân số vàng, Việt Nam đang sở hữu thị trường giáo dục hấp dẫn. Tính đến
năm 2023, dân số Việt Nam đạt 100,3 trệu người. Trong đó 39,48% dân số sống ở thành
thị. Lượng dân số trong độ tuổi từ 15-59 chiếm 62,2%.

16
+Yếu tố văn hóa-XH:

- Nhiều gia đình đầu tư cho con học và thi chứng chỉ IELTS với niềm tin “chắc chắn
đỗ Đại học”

Trong năm 2023, đã có hơn 40 trường đại học công bố xét tuyển thẳng nếu có IELTS từ 4.0 - 6.5,
chưa tính các trường xét tuyển IELTS kết hợp với điều kiện khác. Với tâm lý “an toàn”, nhiều gia
đình không ngần ngại đầu tư cho con mình học IELTS từ sớm để có thể xét tuyển bằng chứng chỉ
IELTS.

Điều này kéo theo người Việt thi IELTS đang có xu hướng trẻ hóa. Cụ thể, hơn 62% người Việt
thi IELTS năm 2022 trong độ tuổi từ 16 đến 22, nhiều gấp bốn lần năm 2018.

- Người đi làm, sinh viên đầu tư học ngoại ngữ để có cơ hội tốt hơn trong công việc

Bên cạnh đó, các chính sách kinh tế của Việt Nam đã được điều kiện kinh doanh thuận lợi
cho các tập đoàn đa quốc gia đầu tư. Điều này yêu cầu nhân lực Việt phải trang bị cho
mình năng lực về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để có đủ trình độ làm việc cho các tập
đoàn với những mức thu nhập hấp dẫn.

- Xu hướng du học tăng mạnh

Theo thống kê của trang www.globalvisas.com, Việt Nam xếp thứ 8 trong top 10 nước có
học sinh, sinh viên du học nhiều nhất thế giới. Để có thể du học thì chứng chỉ ngoại ngữ
như IELTS là thứ bắt buộc. Với con số 18.044, Việt Nam chỉ đứng sau một số nước như
Trung Quốc (196.857), du học Hàn Quốc (104.908), Ấn Độ (99.316)… điều này chứng tỏ
người Việt đang đầu tư mạnh vào việc học lấy những chứng chỉ ngoại ngữ để có cơ hội đi
du học.

+ Yếu tố Công nghệ


- hình thức học tập online, xu hướng sử dụng kênh online, MXH của đối tượng tiềm
năm

17
Có thể nói công nghệ đã thay đổi và giúp phát triển rất nhiều trong việc đào tạo và luyện
thi ngoại ngữ. Sự ra đời của hình thức học tập Online và các hệ thống LMS đã giúp ngành
giáo dục nói chung và lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ nói riêng không bị biến động quá nhiều
trong đa số các thời điểm. Không chỉ vậy, chúng còn tạo ra những cơ hội phát triển mới,
giúp doanh nghiệp xây dựng nên những sản phẩm đào tạo dành cho những đối tượng
riêng biệt. Lấy ví dụ như trong giai đoạn 2020-2021, khi đại dịch Covid 19 xuất hiện, nhu
cầu giáo dục vẫn không hề giảm đi. Theo một khảo sát của Comscore, từ tháng 1 tới tháng
2/2020, số lượt xem hàng tháng của các trang web giáo dục đã tăng hơn gấp đôi (103%),
và tăng gần gấp 3 (292%) với các trang web về giáo dục.

Với sự phát triển của internet và các hệ thống mạng xã hội, theo báo cáo của Melwater và
We are social, trung bình một người Việt Nam dành 6 tiếng 18 phút cho việc sử dụng
interner hàng ngày. Trong đó, 37,6% số người được khảo sát sử dụng internet cho việc
học tập.

Với những yếu tố kể trên, ta có thể thấy công nghệ đã mang tới cho công ty The Catalyst
nhiều cơ hội và ảnh hưởng, từ quá trình phân khúc khách hàng, lựa chọn thị trường mục
tiêu đến những quyết định về sản phẩm cho tới những ảnh hưởng về mức giá, lựa chọn
kênh phân phối và những hình thức xúc tiến.

- Môi trường vi mô
+ Yếu tố doanh nghiệp:
 Nguồn nhân lực

Công ty TNHH Công Nghệ Giáo Dục The Catalyst là công ty có nguồn nhân lực trẻ, với
số lượng tương đối với chất lượng cao. Đặc biệt trong đội ngũ chuyên môn và marketing.

Đội ngũ chuyên môn của công ty có chuyên môn cao trong mảng đào tạo ngoại ngữ, với
100% nhân sự có trình độ đại học và tốt nghiệp từ những trường chuyên về đào tạo ngoại
ngữ như Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQGHN, ĐH Hà Nội và có sở hữu chứng chỉ IELTS với
mức điểm từ 7.5/9.0 trở lên. Trong đó có những giáo viên đã và đang theo học bằng thạc
sĩ giảng dạy tiếng Anh ở các quốc gia như Canada, UK. Với đội ngũ trợ giảng, công ty
cũng đảm bảo trình độ của nhân sự khi yêu cầu sở hữu chứng chỉ tiếng anh với level C1
trở lên. Đây cũng là bộ phận có số lượng nhân sự đông đảo nhất. Nhờ lợi thế từ đội ngũ
giảng viên chất lượng, có chuyên môn sâu và đến từ những trường đại học danh tiếng,
18
công ty có thể xây dựng được một lợi thế cạnh tranh rất lớn với những đối thủ bên ngoài
thị trường.

Đội ngũ Marketing của công ty là đội ngũ đông nhân viên thứ 2 với nguồn nhân lực trẻ
chất lượng cao. 100% nhân viên có trình độ từ đại học trở lên với ít nhất một năm kinh
nghiệm trong mảng Digital Marketing. Chính vì vậy, công ty có thể dễ dàng bắt kịp với
xu hướng trên các nền tảng mạng xã hội, nắm bắt được các công nghệ có ích cho quá
trình Marketing và tối ưu chi phí.

 Nguồn tài chính

Công ty The Catalyst h là một trong những công ty kinh doanh có năng lực tài chính chưa
lớn. Nguồn vốn khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp năm 2022 là 1 tỷ đồng, với chi phí
mặt bằng và chi phí nhân sự cao, đây là một nguồn tài chính không được quá lớn.

 Nguồn danh tiếng

Tuy là một công ty khởi nghiệp, nhưng công ty đang ngày càng khẳng định vị thế của
mình trên thị trường. Danh tiếng của công ty ngày càng được tin tưởng và phát triển nhờ
vào việc tích cực xây dựng những mối quan hệ với các cơ quan nhà trường, các tổ chức và
CLB học sinh, sinh vên

+ Yếu tố khách hàng:

Đối với mỗi doanh nghiệp, khách hàng luôn là yếu tố quyết định đến sự phát triển
và tồn tại của chính doanh nghiệp đó. Đối tượng khách hàng mà công ty đang nhắm
tới chủ yếu là đối tượng học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Bên cạnh đó, công ty
vẫn dành một phần nguồn lực để hướng tới nhóm đối tượng là phụ huynh học sinh
bởi đây sẽ là nhóm người chi trả chính cho sản phẩm, dịch vụ của công ty. Tuy rằng
công ty đang cung cấp sản phẩm và dich vụ có nhu cầu cao, nhưng vì đặc thù sản
phẩm có giá thành cao, cũng như cạnh tranh trong tính năng, quyền lợi được nhận
khiến khách hàng cân nhắc rất kỹ trước khi mua khiến công ty cần phải tạo dựng
được niềm tin sâu sắc đối với 2 nhóm đối tượng khách hàng này.

19
+ Đối thủ cạnh tranh (thị phần, lịch sử, product portfolio, brand power (độ phủ, cơ
sở…)
 Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Là một thị trường tiềm năng và luôn tồn tại dư địa để phát triển, áp lực cạnh tranh của
công ty chủ yếu đến từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Chỉ cần tìm kiếm qua các công
cụ tìm kiếm, dễ dàng thấy ít nhất 20 trung tâm IELTS hiện lên. Riêng trong địa bàn Hà
Nội đã có tới ít nhất là 15 trung tâm đào tạo chứng chỉ này. Có thể kể đến một vài doanh
nghiệp lớn như British Council, IDP, DOL Đình Lực, Zim Academy, Prep.vn, The IELTS
Workshop hay IMAP với hệ thống anh ngữ IELTS Fighter. Thị trường đào tạo và luyện
thi IELTS có sự cạnh tranh gay gắt khi hàng loạt những trung tâm được mở ra trong một
thời gian ngắn. Chưa kể tới những lớp học tự phát chưa thể đếm hết. Nguyên nhân cho sự
cạnh tranh khốc liệt có thể đến từ quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành cao, khi mà người
dân Việt sẵn sàng đầu tư hơn cho việc học và thi chứng chỉ IELTS. Bên cạnh đó còn là độ
khó khi gia nhập ngành chưa cao, khi tổ chức lớp dạy IELTS khá đơn giản mà không yêu
cầu quá nhiều về cơ sở vật chất hay nguồn vốn đầu tư quá lớn.
 Áp lực từ phía khách hàng

Có hai nguyên nhân khiến công ty phải chịu áp lực từ phía khách hàng khá lớn. Đầu tiên
là khách hàng có nhiều lựa chọn khác đến từ các đối thủ cùng ngành; thứ hai là đặc trưng
về tính chất và giá của sản phẩm khiến khách hàng cần nhiều thời gian để đánh giá, cân
nhắc. Các khóa học có mức giá khá cao, cũng như cạnh tranh về quyền lợi được nhận
chính vì thế quyền lực thương thuyết của khách hàng lại càng cao hơn nữa.

2.2. Phân tích SWOT tại công ty thực tập

 Điểm mạnh (S)


 Đội ngũ nhân sự trẻ, sáng tạo, có năng lực chuyên môn cao với đầy đủ bằng
cấp và chứng chỉ
 Nhu cầu khách hàng luôn có sẵn và ổn định theo thời gian
 Sản phẩm có chất lượng cao và có nhiều USP cạnh tranh trên thị trường
 Mức giá sản phẩm cạnh tranh trên thị trường

20
 Vị trí trung tâm tốt, thuộc quận Đống Đa – là một trong những quận nội
thành của thành phố Hà Nội. Từ đó dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách
hàng, tổ chức kinh doanh và dạy học.
 Tạo được những mối quan hệ đối tác với nhiều đơn vị uy tín

 Điểm yếu (W):


 Bộ phận giám đốc chưa có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực quản lý
 Xuất hiện trên thị trường chưa lâu, chưa có thâm niên cao như nhiều đối thủ
cạnh tranh
 Nguồn vốn cho các hoạt động còn hạn chế, đặc biệt trong chế độ phúc lợi và
đầu tư cơ sở vật chất
 chưa có thâm niên, nguồn vốn và nhân sự hạn chế, phân phối online hạn
chế, chưa tạo lập dc mqh với các trường c3
 Cơ hội (O):
 Nhu cầu về học IELTS nói riêng và tiếng anh nói chung chưa có dấu hiệu
giảm nhiệt mà vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Đặc biệt độ tuổi học
tiếng Anh ngày càng trẻ hóa khiến công ty có cơ hội mở rộng kinh doanh
vào những thị trường mới.
 Phát triển hợp tác với những đối tác uy tín trong các trường

 Thách thức (T)


 Cạnh tranh mạnh trong ngành: Là một thị trường tiềm năng để khai thác,
chính vì thế mà số lượng những trung tâm đối thủ cùng kinh doanh trong
lĩnh vực đào tạo chứng chỉ IELTS là rất cao khiến thị trường cạnh tranh
khốc liệt
 Nguy cơ ảnh hưởng tới nhu cầu khách hàng do các yếu tố khách quan như
thay đổi trong quy chế xét tuyển,....
 Người mua ngày càng có thêm nhiều lựa chọn và khó tính hơn nên yêu cầu
về chất lượng sản phẩm cũng cao hơn, mang lại nhiều lợi ích và đảm bảo
được quyền lợi tương ứng với giá thành.

2.3. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

21
Xu hướng tuyển sinh trong những năm gần đây tạo ra cơ hội rất tiềm năng trong hoạt
động đào tạo chứng chỉ IELTS và tiếng Anh nói chung. Kéo theo đó là sự xuất hiện hàng
loạt của những hệ thống trung tâm Anh ngữ trên toàn quốc. Nhưng cũng chính vì thế mà
đó là thách thức cho những doanh nghiệp khởi nghiệp mới gia nhập ngành như Công ty
TNHH Công nghệ Giáo dục The Catalyst.
Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là những công ty khác có thâm niên và nguồn
vốn hóa lớn trên thị trường như Công ty TNHH DOL English, Công ty Cổ phần Giáo dục
và Đào tạo IMAP Việt Nam (IELTS Fighter), Công ty cổ phần Eduvator (Zim Academy),
Công ty cổ phần giáo dục Bảo An (The IELTS Workshop)…
Đây là những trung tâm được thành lập với nguồn vốn lớn, có thâm niên lâu năm với đội
ngũ nhân sự đông đảo với nhiều cơ sở ở các vị trí khác nhau tại Việt Nam. Bên cạnh yếu
tố cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, chính sách xúc tiến thường xuyên cũng là điểm
khiến các công ty này có thể tồn tại và phát triển.

2.4. Thực trạng hoạt động phòng Marketing mix của công ty thực tập

- Hoạt động nghiên cứu marketing trong doanh nghiêp

 Phân đoạn thị trường:


o Theo nhân khẩu học: Học sinh, sinh viên độ tuổi từ 15-23 tuổi; Phụ huynh
học sinh có con trong độ tuổi từ 15-23 tuổi, người đi làm từ 25-30 tuổi
o Theo tiêu thức địa lý: đang sinh sống tại Việt Nam, đang sinh sống tại nước
ngoài
o Hành vi tiêu dùng: Không sẵn sàng đầu tư tiền để học chứng chỉ ngoại ngữ,
sẵn sàng đầu tư ~20 triệu cho việc luyện thi và sẵn sàng đầu tư trên 20 triệu
cho việc ôn thi chứng chỉ IELTS
- Thị trường mục tiêu: công ty đang hướng tới thị trường mục tiêu là học sinh, sinh
viên trong độ tuổi từ 15-23 tuổi, sinh sống tại Việt Nam và sẵn sàng đàu từ ~20
triệu cho việc luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ.

2.4.1. Chính sách Sản phẩm


a. Danh mục và chủng loại sản phẩm
 Khóa học IELTS Offline tại các cơ sở của trung tâm
22
o Khóa học IELTS Coaching 1- 1 dành cho nhóm đối tượng muốn học
riêng với giáo viên
o Khóa English Beginner dành cho người mất gốc, làm quen với tiếng Anh
o Khóa IELTS Elementary dành cho học viên đang muốn xây dựng nền
tảng tiếng Anh đầy đủ 4 kỹ năng
o Khóa IELTS Pre – Intermediate dành cho học viên đã có nền tảng tiếng
Anh và làm quen với IELTS
o Khóa IELTS Intermediate dành cho học viên ở level B1-B2 theo khung
tham chiếu châu Âu, muốn đạt đủ đầu ra để xét tốt nghiệp bằng chứng
chỉ IELTS
o Khóa IELTS Advanced dành cho học viên ở level B2, muốn đạt được
mức điểm từ 7.0 IELTS trở lên
o Khóa IELTS Intensive: Khóa luyện đề dành cho các thí sinh sắp thi chính
thức
 Khóa học IELTS Online thông qua ứng dụng Zoom
o Khóa học IELTS Coaching 1- 1 dành cho nhóm đối tượng muốn học
riêng với giáo viên
o Khóa English Beginner dành cho người mất gốc, làm quen với tiếng Anh
o Khóa IELTS Elementary dành cho học viên đang muốn xây dựng nền
tảng tiếng Anh đầy đủ 4 kỹ năng
o Khóa IELTS Pre – Intermediate dành cho học viên đã có nền tảng tiếng
Anh và làm quen với IELTS
o Khóa IELTS Intermediate dành cho học viên ở level B1-B2 theo khung
tham chiếu châu Âu, muốn đạt đủ đầu ra để xét tốt nghiệp bằng chứng
chỉ IELTS
o Khóa IELTS Advanced dành cho học viên ở level B2, muốn đạt được
mức điểm từ 7.0 IELTS trở lên
o Khóa IELTS Intensive: Khóa luyện đề dành cho các thí sinh sắp thi chính
thức
 Kỳ thi thử IELTS 4 kỹ năng cho mọi đối tượng
b. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
- Hỗ trợ đào tạo lại miễn phí 100% tại các cơ sở của công ty nếu chưa đạt đầu ra sau
khóa học
23
- Triết khấu 10% khi đăng ký 2 khóa học trở lên
- Giảm giá 20% mọi dịch vụ khác cho khách hàng của công ty

c. Đánh giá chung:

Công ty đang sử dụng chính sách đa dạng hóa chủng loại sản phẩm bằng cách cung
cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ nhu cầu của đa đối tượng. Các sản
phẩm của công ty TNHH Công nghệ Giáo dục The Catalyst có chất lượng tốt học
thuật tốt với một sản phẩm đào tạo giáo dục. Với danh mục sản phẩm và chủng loại
sản phẩm đa dạng cùng tính cá nhân hóa trong thiết kế lộ trình học, công ty có thể đáp
ứng được hầu hết đối tượng khách hàng tiềm năng ở đa dạng trình độ và nhu cầu học
tập khác nhau. Bên cạnh đó, công ty có những dịch vụ hỗ trợ sản phẩm đi kèm và các
chính sách hậu mãi cạnh tranh được với sản phẩm của các đối thủ bên ngoài.

2.4.2. Chính sách giá

a. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động định giá tại công ty TNHH Công nghệ
Giáo dục The Catalyst

- Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:


- Mục tiêu của doanh nghiệp: Với định vị “không đặt thương mại lên trên kết quả
của học sinh” cùng mục tiêu tạo cạnh tranh trên thị trường, Công ty đã đã sử
dụng một mức giá thấp hơn 5-10% các đối so với thị trường đào tạo và luyện thi
IELTS để vừa có thể thâm nhập thị trường, đạt được mục tiêu lợi nhuận mà vừa
có thể tạo dựng được một ưu thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

- Chi phí tổ chức và vận hành: Vì là doanh nghiệp đào tạo và luyện thi ngoại ngữ
nên chi phí để cho ra kết quả dịch vụ tốt liên quan đến rất nhiều yếu tố: chi phí
mặt bằng lớp học, chi phí cho nhân sự, chi phí học liệu,… Đây cũng là những
yếu tố cốt mà doanh nghiệp phải tính đến khi tính toán chi phí đầu tư và định giá
lợi nhuận cho phù hợp

Nhân tố bên ngoài:


- Nhu cầu thị trường:

24
Khác với trước đây, hiện nay hầu hết các gia đình đã quan tâm và sẵn sàng đầu tư
cho con em theo học chứng chỉ ngoại ngữ IELTS. Đặc biệt là trong khoảng thời gian
2 năm Covid xảy ra, việc học IELTS chỉ thay đổi hình thức từ offline sang online chứ
không hề giảm bớt nhu cầu.

- Tính cạnh tranh của các doanh nghiệp khác:


Chính vì sự gia tăng nhu cầu mà hiện nay xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp, công
ty giáo dục trong mảng đào tạo và luyện thi IELTS. Với sự cạnh tranh gay gắt trong
sản phẩm, công ty phải theo dõi và có cách định giá sao cho bám sát với biên độ giá
thị trường và mức sẵn sàng chi tiêu của đối tượng khách hàng.

- Các chính sách của nhà nước:


Các chính sách kinh tế này được thể hiện từ những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất
như Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước-quy định những điều mà doanh nghiệp
phải chấp hành trong việc định giá sản phẩm như không lũng đoạn thị trường. Sau
Covid- 19, nhà nước đã ban hành các chính sách, nghị định nhằm hỗ trợ cho các
doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch: Chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí hỗ trợ DN
theo Nghị quyết 11; Nghị định 15/2022/NĐ-CP giảm thuế GTGT xuống 8% từ
01/02/2022… để các doanh nghiệp có thể đầu tư cho các hoạt động của mình để có
thể phục hồi, cải thiện và phát triển hơn. Đây là cơ hội giúp công ty có thể giảm bớt
chi phí và tính toán lợi nhuận hợp lý hơn.

b. Các chính sách, phương pháp định giá:

Công ty thực hiện chính sách định giá dựa trên thời giá. Công ty luôn theo dõi và
cập nhật các thông tin giá cả của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó tính toán
việc đặt giá bán niêm yết để có thể cạnh tranh vừa phải mà không phá giá thị trường. Từ
đó củng cố về định vị thị trường cho doanh nghiệp.

Có một cách định giá khác là định giá trên dự án. Phương pháp này áp dụng cho
những khách hàng có nhu cầu với dịch vụ Coaching 1-1. Vì đây là khóa học được thiết kế
riêng dành cho từng cá nhân, với lộ trình và thời gian khác nhau thế nên chi phí cho mỗi
cá nhân cũng sẽ phụ thuộc vào . Nhờ chính sách này công ty có thể tính toán được mức
chi phí, lợi nhuận dựa trên quy mô dịch vụ mà công ty có thể được giao.

25
Với các dịch vụ mà công ty TNHH Công nghệ giáo dục The Catalyst cung cấp thì
chính sách giá này hoàn toàn hợp lí. Dưới đây là bảng giá các các khóa học tại The
Catalyst for English

Dòng lớp Khóa học Số buổi học Học phí


English Beginner 34 6.500.000
IELTS Elementary 34 7.500.000
IELTS Pre - Intermediate 32 7.500.000
IELTS Online Course
IELTS Intermediate 40 8.900.000
IELTS Advanced 43 10.800.000
IELTS Intensive 40 8.500.000

Bảng 1.2 Bảng giá khóa học online tại công ty TNHH Công nghệ Giáo dục The Catalyst
(Nguồn: phòng kinh doanh)

Dòng lớp Khóa học Số buổi học Học phí


English Beginner 34 6.800.000
IELTS Elementary 34 8.500.000
IELTS Pre - Intermediate 32 8.900.000
IELTS Online Course
IELTS Intermediate 40 10.800.000
IELTS Advanced 43 12.800.000
IELTS Intensive 40 10.500.000

Bảng 1.3. Bảng giá khóa học offline tại công ty TNHH Công nghệ Giáo dục The Catalyst
(Nguồn: phòng kinh doanh)

Dòng lớp Khóa học Số buổi học Học phí


IELTS Online Course English Beginner 30 ~20.000.000
IELTS Elementary 36 ~24.000.000
IELTS Pre - Intermediate 33 ~22.000.000
IELTS Intermediate 50 45.000.000
IELTS Advanced 53 49.500.000
26
IELTS Intensive 50 30.000.000

Bảng 1.4 Bảng giá khóa học Coaching 1-1 tại công ty TNHH Công nghệ Giáo dục The
Catalyst (Nguồn: phòng kinh doanh)

c. Nhận xét, đánh giá:


- Càng ở mức trình độ cao hơn thì giá khóa học sẽ cao hơn. Nguyên nhân là ở
những khóa học cao hơn, khối lượng kiến thức lớn hơn, kéo dài khiến cho chi
phí về mặt bằng, học liệu và đặc biệt là nhân sự tăng cao hơn.. Ở khóa Pre –
intermediate, học viên sẽ có tất cả 32 buổi với học phí là 8.900.000, còn
Intermediate 40 buổi với chi phí là 10.800.000.
- Mức giá khác nhau dựa vào hình thức học. Cụ thể ở khi so sánh khóa
Advanced ở ba hình thức học Online-Offline-Coaching với 3 mức giá
10.800.000, 12.800.000 và 49.500.000 ta có thể thấy rõ sự khác biệt trong mức
giá. Khóa học offline có mức giá cao hơn 20% so với offline và thấp hơn gần ¼
so với Coaching 1-1. Nguyên nhân là nằm ở chất lượng dịch vụ và chi phí vận
hành. Với hình thức offline, chi phí vận hành sẽ cao hơn khi doanh nghiệp phải
chi tiền thuê mặt bằng. Bên cạnh đó hình thức học offline thường sẽ hiệu quả hơn
khi giáo viên và học sinh có thể gặp nhau trực tiếp, đảm bảo sự tập trung và
nghiêm túc nhất khi học. Còn ở khóa coaching, chi phí cho quá trình R&D để xây
dựng lộ trình học cá nhân và chi phí nhân sự tăng cao khiến cho giá khóa học
được đẩy lên cao.
- Việc doanh nghiệp sử dụng chính sách định giá trên dự án và chính sách giá
động hoàn toàn hợp lí đối với các dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi để đáp ứng
nhu cầu và mức kinh phí khác nhau của mỗi nhóm khách hàng, The Catalyst
đã thiết kế các khóa học khác nhau. Trong từng khóa học, với các nội dung
học tập khác nhau, trình độ và thời lượng khác nhau giúp khách hàng có thể
dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu và thời gian. Kết hợp việc
quan sát những biến động của thị trường liên tục, điều này sẽ giúp cho doanh
nghiệp có thể dễ dàng tạo lợi thế cạnh tranh bằng giá.

2.4.3. Chính sách phân phối

a) Kênh phân phối


27
- The Catalyst có lợi thế về nhân sự trẻ, nắm rõ và thành thạo các công cụ mạng xã
hội dịch vụ của họ sử dụng chính sách phân phối dịch vụ trực tuyến. Chính sách
phân phối trực tuyến là việc các doanh nghiệp sẽ phân phối sản phẩm/dịch vụ của
mình thông qua internet, cụ thể là thông qua các trang mạng xã hội: Facebook,
Instagram,…và cả trên các công cụ tìm kiếm: Google, Yahoo,.. các trang web chính
thức của doanh nghiệp.
- The Catalyst phân phối dịch vụ của mình trên 3 công cụ chính: nền tảng mạng xã
hội Facebook, công cụ tìm kiếm Google và trên website chính thức của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, công ty có chính sách phân phối qua trung gian qua chính học viên đang
học tại TCE
Phân phối trên nền tảng mạng xã hội Facebook:

Ảnh 1.1 Trang Facebook của Công ty TNHH Công nghệ giáo dục The Catalyst
(Nguồn: Trang Facebook của công ty)

- Trên trang Facebook chính thức của Cafe Link, bên cạnh các bài viết giới thiệu về
dịch vụ của doanh nghiệp, còn có cả các bài viết chia sẻ về kiến thức của
Marketing, các kiến thức về kinh tế để thu hút thêm nhiều lượt theo dõi. Từ đó, sẽ
giúp doanh nghiệp tạo nên một tệp khách hàng tiềm năng, quan tâm đến các dịch
vụ của doanh nghiệp.

28
Hình 1.2. Bài viết chia sẻ kiến thức và vinh danh học viên
(Nguồn: Trang Facebook chính thức của công ty)
- The Catalyst còn thực hiện chạy quảng cáo trên Facebook nhằm có thể khiến cho
dịch vụ của mình tiếp cận đến với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đây là dạng
quảng cáo được trả phí để hiển thị những chương trình khuyến mãi, ưu đãi hoặc
sản phẩm đến những đối tượng khách hàng tiềm năng trên Facebook và những
mạng xã hội liên kết với Facebook. Chính cách này giúp The Catalyst phân phối
dịch vụ của mình đến với nhiều khách hàng hơn.

29
Hình 1.3. Bài viết đang được chạy quảng cáo trên Facebook công ty
(Nguồn: Trang Facebook chính thức của công ty)

Phân phối dịch vụ thông qua Website chính thức:


- Website chính thức là nơi The Catalyst cung cấp mọi thông tin về doanh nghiệp,
dịch vụ đến cho các khách hàng của mình. Đó được coi là bộ mặt của doanh

30
nghiệp nên mọi thứ trên website đều được đầu tư rất chỉnh chu, kỹ càng, mọi
thông tin trên trang web đều là những thông tin chính xác và luôn được cập nhật
thường xuyên để khách hàng có thể nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp và
dịch vụ một cách nhanh nhất.

Ảnh 1.4. Website chính thức của The Catalyst


Nguồn: Website công ty
- Tại Website chính thức, mọi danh mục đều được phân chia rõ ràng, cụ thể để
khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin mà họ mong muốn. Đặc biệt, trong phần
dịch vụ cũng được chia ra từng danh mục nhỏ, tương ứng với những dịch vụ mà
doanh nghiệp cung cấp để khách hàng có thể dễ dàng tra cứu hơn.
Phân phối trên công cụ tìm kiếm Google:
- Google là một trong những công cụ tìm kiếm được đa số và hầu hết mọi người
sử dụng. Tại Việt Nam, theo báo cáo của We are social, 96,3% số người được
khảo sát sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm chính. Trong quá trình để qua
quyết định mua của khách hàng thì tìm kiếm thông tin là một trong những bước
đầu tiên trước khi khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng. Để tìm kiếm hoặc tra
cứu thông tin về bất cứ điều gì đó, một trong những nguồn tin được rất nhiều
người tham khảo đó chính là internet. Việc sử dụng internet để tra cứu, tìm kiếm
thông tin sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng so sánh, đánh giá chất lượng sản phẩm/
dịch vụ giữa các công ty, doanh nghiệp khác nhau. Đồng thời, người tiêu dùng,
khách hàng thường có tâm lí chỉ nhấn vào các bài viết ở trang tìm kiếm đầu tiên,

31
trang thứ hai,… các trang đầu và các thông tin càng ở các trang cuối sẽ hiếm khi
được người tiêu dùng để ý đến.
- Tận dụng và nắm bắt điều này, The Catalyst đã sử dụng các công cụ SEO và
SEM để giúp bài viết của doanh nghiệp được đẩy lên top đầu trên công cụ tìm
kiếm Google.. Khi bài viết của doanh nghiệp xuất hiện được lên các trang tìm
kiếm đầu tiên thì khả năng bài viết được nhấp vào càng cao cũng như cơ hội tiếp
cận được với các khách hàng tiềm năng cũng càng cao. Do đó, việc doanh nghiệp
thực hiện phân phối trên công cụ tìm kiếm Google hiệu quả hay không cũng sẽ
ảnh hưởng đến quyết định mua sắm dịch vụ của khách hàng dành cho dịch vụ của
công ty.
Phân phối thông qua trung gian:

Hình 1.5: Cơ chế phân phối tủng gian của công ty (Nguồn: phòng kinh doanh)
- Trong khi các thương hiệu phải chạy những chiến dịch quảng cáo tốn nhiều
thời gian và tiền bạc mới giành được niềm tin của khách hàng, thì những lời
khuyên từ người thân, bạn bè lại có khả năng thúc đẩy mọi người rút ví chi
tiêu mạnh mẽ hơn. Nhận thức được điều này, kết hợp với hình thức Affiliate
Marketing, The Catalyst đã mở thêm một kênh phân phối thông qua trung

32
gian là các học viên tại TCE. Cụ thể mỗi học viên nếu giới thiệu bạn đến
học và đăng ký chương trình học tại trung tâm sẽ được trả tiền mặt giá trị từ
300.000 giống như một phần hoa hồng. Nếu học viên đó mời được càng
nhiều bạn theo học, mức thưởng cũng sẽ tăng theo.

b. Đánh giá:
Chính sách phân phối của The Catalyst chủ yếu là phân phối trực tuyến do đặc
điểm khách hàng và năng lực của đội ngũ markeitng.. Việc thực hiện phân phối
trên các nên tảng mạng xã hội, website, công cụ tìm kiếm trong thời đại công
nghệ 4.0 cùng với việc tỉ lệ người sử dụng internet đang không ngừng tăng lên thì
chính sách phân phối trực tuyến hoàn toàn là một cơ hội cho The Catalyst. Doanh
nghiệp còn biết sử dụng linh hoạt các kênh phân phối truyền miện, thông qua
trung gian là học viên để phân phối dịch vụ đến với khách hàng

2..4.4. Chính sách xúc tiến

a) Phương tiện xúc tiến và các chính sách xúc tiến:


The Catalyst đã và đang xây dựng, sử dụng những chính sách xúc tiến như xúc tiến
bán với hình thức khuyến mãi, chiết khấu, Quan hệ công chúng và quảng cáo.

Với hình thức khuyến mãi, chiết khấu


Khuyến mại, chiết khấu là các hình thức giảm giá trực tiếp và dịch vụ khách hàng
đăng ký. Nhờ sử dụng các hình thức này, công ty có thể thúc đẩy khách hàng quyết
định và thực hiện thanh toán nhanh chóng trong ngắn hạn, đảm bảo không bị mất
khách do các đối thủ cạnh tranh.
Chi phí cho hoạt động triết khấu, khuyến mại thường được công ty sử dụng khoảng
30% ngân sách dành cho Marketing

- Chính sách khuyến mãi cố định khi đăng ký học:

33
Bảng 1.5: Chính sách khuyến mãi khóa học cố định (nguồn: phòng Marketing)

- Chính sách khuyến mãi cố định khi đăng ký học:

Bảng 1.6 Chính sách khuyến mãi khóa học theo hình thức đóng học phí (nguồn:
phòng Marketing)

- Chính sách khuyến mãi hàng tháng

34
Bảng 1.7: Chính sách khuyến mãi khóa học theo tháng (nguồn: phòng Marketing)

- Chính sách chiết khấu cho dịch vụ thi thử IELTS 4 kỹ năng

Bảng 1.8: Chiết khấu cho dịch vụ thi thử 4 kỹ năng (nguồn: phòng Marketing)

Với hình thức quảng cáo


Hình thức này giúp công ty tiếp cận được nhiều hơn đối với các nhóm khách hàng
tiềm năng của doanh nghiệp. Từ đó tạo nhận biết và chuyển đổi về các kênh tư vấn
của bộ phận kinh doanh. Công ty sử dụng hình thức này vì tốc độ phủ sóng nhanh,
tiếp cận được phần lớn đối tượng khác hàng và tiết kiệm chi phí hơn các hình thức
như quảng
Chi phí của các hình thức quảng cáo trên mạng xã hội về lâu dài tương đối lớn, công
ty sẽ sử dụng từ 15-20% ngân sách dành cho việc chạy quảng cáo.

Quan hệ công chúng


Hình thức này giúp công ty xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp tới các cơ quan, tổ
chức, tạo được nhận diện và niềm tin với nhóm công chúng và khách hàng. Về lâu
dài, công ty sẽ củng cố được định vị của thương hiệu và phủ rộng được danh tiếng
trong cộng đồng. The Catalyst thường thực hiện hình thức quan hệ công chúng thông
qua việc tổ chức sự kiện, hợp tác tài trợ và đồng hành trong những sự kiện của các

35
đơn vị dối tác. Ngân sách cho hình thức quan hệ công chúng tùy thuộc thời điểm và
quy mô tham gia, thường nằm trong khoảng 30-40% ngân sách.

Hình 1.6: Công ty TNHH Công Nghệ Giáo dục The Catalyst tại sự kiện Hanu Job
Fair với tư cách nhà đồng hành (nguồn: phòng Marketing)

b) Đánh giá:
Các chương trình xúc tiến của The Catalyst nhằm mục đích tăng tiếp cận đến với
khách hàng, tạo dựng lòng tin ddeerr có thể tăng số lượng học viên theo học. Đồng
thời, doanh nghiệp còn có các chương trình chiết khấu, khuyến mại, giảm giá dịch
vụ vào các dịp đặc biệt, các ngày lễ để có thể thu hút lượng khách hàng và thúc đẩy
doanh số trong ngắn hạn nhanh hơn. Với hình thức quan hệ công chúng, công ty đã
dành ngân sách vào hình thức branding, nhìn đến lợi ích về lâu dài trong kinh
doanh.Việc xúc tiến như vậy đã tạo điều kiện giúp cho nhiều khách hàng biết đến,
tin tưởng vào các chương trình học của The Catalyst hơn.

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

36
3.1. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách Markeitng mix của công ty TNHH
Công Nghệ Giáo Dục The Catalyst
- Mở rộng danh mục sản phẩm
IELTS tuy là một chứng chỉ toàn diện khi yêu cầu người học phải hoàn thiện và thanh
thạo 4 kỹ năng của bản thân. Song, bài thi này tập trung nhiều vào khía cạnh học
thuật thay vì đơn thuần là giao tiếp trong môi trường làm việc. Chính vì thế mà chứng
chỉ TOIEC cũng đã ra đời dành riêng cho đối tượng người đi làm. Cùng với điều kiện
các công ty đang ngày một yêu cầu nhiều về trình độ ngoại ngữ, công ty có thể mở
rộng danh mục sản phẩm thêm dịch vụ đào tạo và luyện thi chứng chỉ TOIEC.

Không chỉ vậy, các chương trình học như Cambridge A1, A2 cũng đang nhận được
nhiều sự quan tâm tới từ các bậc phụ huynh. Với lợi thế giáo viên trẻ, dễ tiếp cận đối
tượng thiếu nhi và phụ huynh, Tiếng Anh trẻ em cũng sẽ là một danh mục đáng để
công ty mở rộng và phát triển.

3.2. Vai trò của Thực hành nghề nghiệp đối với sinh viên hiện nay:
Thực hành nghề nghiệp là hình thức giúp cho sinh viên có thể tiếp xúc gần nhất với
công việc của mình sau này. Hay còn có thể hiểu, Thực hành nghề nghiệp là cách sinh
viên có thể quan sát những lý thuyết mình được tiếp thu trong quá trình học ngoài
thực tế. Cụ thể, sinh viên sẽ được đến trực tiếp các công ty, doanh nghiệp để quan sát,
theo dõi các công việc diễn ra trong doanh nghiệp, các tình huống có thể xảy ra, các
trường hợp phát sinh và cách giải quyết vấn đề. Từ đó, sinh viên có thể tự đúc kết ra
cho mình những kinh nghiệm, kiến thức quý báu để chuẩn bị hành trang cho quá trình
thực tập sau này. Có
Thực hành nghề nghiệp có vai trò kiến tạo những nền tảng đầu tiên, giúp cho sinh
viên có được những cái nhìn ban đầu về ngành học của mình, hình dung được phần
nào về công việc mà mình sẽ làm trong tương lai. Trong quá trình Thực hành nghề
nghiệp, sinh viên sẽ được quan sát và theo dõi các công việc diễn ra trong doanh
nghiệp, từ đó có thể nắm bắt được quy trình làm việc, hiểu được bản thân sẽ phải làm
những công việc gì khi ở các vị trí khác nhau. Đồng thời, sẽ khơi gợi lên trong người
sinh viên tinh thần ham học hỏi, tìm tòi cũng như nghiên cứu về công việc của mình.
những mối quan hệ mới, cũng như nắm bắt được những cơ hội cho chính mình.

37
Vai trò của Thực hành nghề nghiệp đối với mỗi sinh viên là vô cùng quan trọng và
cần thiết. Nó không chỉ giúp cho sinh viên hình dung được công việc của bản thân sau
khi ra trường; học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân; thích nghi dễ dàng hơn với
ngành nghề mà còn là cơ hội để sinh viên có thể nhìn nhận được những điểm mạnh,
điểm yếu của bản thân để từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp với công việc.

3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi đi Thực hành nghề nghiệp nghề nghiệp
tại The Catalyst.
Sau khoảng thời gian 1 tháng được thực hành nghề nghiệp tại doanh nghiệm, cá
nhân em cảm thấy việc học lí thuyết thôi là chưa đủ mà còn rất cần thêm những hoạt
động đi trải nghiệm Thực hành nghề nghiệp để hiểu rõ hơn về các kiến thức của
chuyên ngành. Chính những hoạt động như vậy đã đem đến cho em rất nhiều kinh
nghiệm cho bản thân, giúp em hình dung rõ hơn được các hoạt động cơ bản diễn ra tại
1 doanh nghiệp, các chính sách marketing của 1 doanh nghiệp. Khoảng thời gian
Thực hành nghề nghiệp tại The Catalyst đã cho em cơ hội học hỏi thêm những điều
mới mẻ, biết thêm những điều bổ ích về chuyên ngành của mình. Không chỉ thế, thời
gian Thực hành nghề nghiệp còn giúp em có những cách nhìn nhận rõ ràng hơn về
những ưu nhược điểm của bản thân để có thể cải thiện, điều chỉnh sao cho phù hợp
với môi trường làm việc sau này; cho em những kinh nghiệm việc làm cơ bản; những
bài học ứng xử cũng như cách xử lí những tình huống bất ngờ xảy ra trong công việc.
Quan trọng hơn cả, The Catalyst đã cho em có được một môi trường Thực hành nghề
nghiệp trẻ trung, năng động để em có thể học hỏi và trải nghiệm tốt nhất. Sau quá
trình Thực hành nghề nghiệp, bản thân em đã cảm thấy mình hoàn toàn có thể tin
tưởng vào quyết định lựa chọn ngành Marketing của mình, giúp em có thể vững tin
hơn trên chặng đường phát triển nghề nghiệp sắp tới.
3.4. Kiến nghị với Khoa/Bộ môn:
Sau quá trình đi Thực hành nghề nghiệp, em nhận thấy nội dung kiến thức nhà
trường biên soạn tương đối phù hợp và đi sát với thực tế. Xong, chúng em vẫn cần rèn
luyện thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp thông qua các bài cuộc thi
Hackathon, các bài thuyết trình, tranh biện có thể cải thiện thêm kỹ năng của bản
thân. Đồng thời, các chương trình thực hành nghề nghiệp đem lại rất nhiều trải
nghiệm bổ ích cho sinh viên, nên em hi vọng nhà trường sẽ tổ chức nhiều hơn các
buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp để giúp sinh viên có thể sớm được làm với môi
trường làm việc và có thể dễ dàng, linh hoạt ứng dụng các kiến thức được học vào
38
trong công việc, từ đó sinh viên sẽ không rơi vào tình trạng bỡ ngỡ cũng như sớm
định hình được nghề nghiệp sau khi ra trường.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC BẢNG


Bảng Nội dung
1.1 Bảng so sánh tình hình của các năm
1.2 Bảng giá khóa học online tại công ty TNHH Công nghệ Giáo dục The Catalyst
1.3 Bảng giá khóa học offline tại công ty TNHH Công nghệ Giáo dục The Catalyst
Bảng giá khóa học Coaching 1-1 tại công ty TNHH Công nghệ Giáo dục The
1.4
Catalyst
1.5 Chính sách khuyến mãi khóa học cố định

1.6 Chính sách khuyến mãi khóa học theo hình thức đóng học phí
1.7 Chính sách khuyến mãi khóa học cố định

1.8 Chiết khấu cho dịch vụ thi thử IELTS 4 kỹ năng

PHỤ LỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ Nội dung
1.1 Sơ đồ công ty TNHH Công nghệ Giáo dục The Catalyst
1.2 Sơ đồ phòng Marketing

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH


Bảng Nội dung
1.1 Trang Facebook của Công ty TNHH Công nghệ giáo dục The Catalyst
1.2 Bài viết chia sẻ kiến thức và vinh danh học viên
1.3 Bài viết đang được chạy quảng cáo trên Facebook công ty
1.4 Website chính thức của The Catalyst
1.5 Cơ chế phân phối trung gian của công ty

39
Công ty TNHH Công Nghệ Giáo dục The Catalyst tại sự kiện Hanu Job Fair
1.6
với tư cách nhà đồng hành

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. The Catalyst, 2022, Marketing Guideline
2. The Catalyst, 2023, Báo cáo tài chính doanh nghiệp,
3. Thanh Hằng, 2023, Độ tuổi thi IELTS của người Việt ngày càng trẻ, VnExpress.net
4. Vietdata, 2022, Thị trường Anh ngữ Việt Nam: Tiềm năng rộng mở
5. Cổng thông tin điện tử chính phủ, 2023, Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm
2023, chinhphu.vn
6. Tô Hà, 2024, Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 430 tỷ USD, nhandan.vn
7. Tổng cục thống kê, 2023, Thông cáo báo chí về tình hình dân số, lao động việc làm
quý IV năm 2023, gso.gov.vn
8. Lê Nga, 2023, Dân số Việt Nam 100,3 triệu người, VnExpress.net
9. HALO Education, 2023, Thực trạng du học ở Việt Nam hiện nay, Halo.edu.vn
10. Nhật Huy, 2020, Sức mạnh của Marketing Truyền miệng - Word Of Mouth
Marketing, Advertising Việt Nam
11. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 2020, Số hóa giáo dục thời covid 19

40

You might also like