Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

TÂM THẦN

Một bệnh nhân nữ 20 tuổi, than phiền rằng từ 1 tháng nay mình chỉ ngủ được khoảng 4
Câu 1 giờ mỗi ngày. Trước đó, bệnh nhân cho biết mình thường ngủ mỗi ngày khoảng 8 giờ.
Triệu chứng đó là gì?
A Ngủ ít
B Mất ngủ
C Lo lắng
D Ám ảnh
Đáp án B
Bệnh nhân nam 23 tuổi, khoảng 2 tháng nay bệnh nhân luôn nghe thấy có tiếng người
nói bên tai (dù xung quanh không hề có ai). Tiếng nói đó nghe rõ ràng là giọng đàn ông
Câu 2
của một người quen của bệnh nhân, có lúc khen, lúc khác lại chê các hành vi của bệnh
nhân. Triệu chứng đó là gì?
A) Ám ảnh
B) Hoang tưởng
C) Ảo tưởng
D) Ảo thanh
Đáp án D
Bệnh nhân nam 25 tuổi, khoảng 2 năm nay bệnh nhân luôn có cảm giác buồn ngủ. Mỗi
ngày bệnh nhân ngủ trung bình 12 giờ. Bệnh nhân tìm cách cưỡng lại nhưng không
Câu 3
được. Nếu không được ngủ đầy dủ, bệnh nhân không thể giữ cho mình trạng thái tinh
thần tỉnh táo. Triệu chứng đó là gì?
A) Rối loạn ngủ lịm
B) Rối loạn ngủ nhiều
C) Rối loạn nhịp thức ngủ
D) Rối loạn cận giấc ngủ
Đáp án B
Bệnh nhân nam 25 tuổi, khoảng 2 tháng nay bệnh nhân luôn có những giấc mơ rất
khủng khiếp. Nội dung giấc mơ không liên quan đến các sự kiện xảy ra trong ngày,
Câu 4
nhưng khiến bệnh nhân sợ hãi. Buổi sáng khi ngủ dậy, bệnh nhân chỉ nhớ được mơ hồ
về nội dung giấc mơ. Triệu chứng đó là gì?
A) Hoảng hốt lúc ngủ
B) Rối loạn miên hành
C) Rối loạn nhịp thức ngủ
D) Rối loạn ác mộng
Đáp án D
Một bệnh nhân nam 60 tuổi có tiền sử khỏe mạnh. Gần đây, bệnh nhân hay quên các sự
Câu 5 vật mới xảy ra như sáng nay ăn gì, chìa khóa bỏ đâu… Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nhớ rõ
tên, tuổi, quê quán của bản thân, của vợ và các con. Triệu chứng đó là gì?
A) Rối loạn mất trí
B) Quên trí nhớ gần
C) Quên trí nhớ xa
D) Rối loạn loạn nhớ
Đáp án B
Một bệnh nhân nam 65 tuổi có tiền sử đái tháo đường type 2 nhiều năm. Trong vòng 2
năm nay, bệnh nhân đã bị 2 cơn đột quị nhồi máu não do tăng huyết áp. Gần đây, bệnh
Câu 6 nhân quên các sự vật mới xảy ra như sáng nay ăn gì, chìa khóa bỏ đâu, cũng như các sự
vật đã diễn ra từ lâu. Bệnh nhân không nhớ được tên, tuổi, quê quán của bản thân, của
vợ và các con. Triệu chứng đó là gì?
A) Quên trí nhớ xa
B) Quên trí nhớ gần
C) Rối loạn mất trí
D) Rối loạn loạn nhớ
Đáp án B
Một bệnh nhân nữ bị tâm thần phân liệt, có chỉ định làm sốc điện do có hành vi tự sát.
Sau khi làm sốc điện 8 lần, bệnh nhân có biểu hiện quên nhiều những sự việc vừa xảy
Câu 7
ra. Bệnh nhân không nhớ mình mình vừa làm gì, hay bỏ lỡ các việc quan trọng do
không nhớ ra. Triệu chứng đó là gì?
A) Quên trí nhớ gần
B) Quên trí nhớ xa
C) Rối loạn loạn nhớ
D) Rối loạn mất trí
Đáp án A
Bệnh nhân nam 52 tuổi, có tiền sử nghiện rượu 30 năm nay, mỗi ngày uống khoảng
300ml rượu loại 40 độ cồn. Do uống rượu nhiều, bệnh nhân ăn rất ít và thể trạng rất gầy.
Câu 8 2 năm nay, bệnh nhân quên rất nhiều, cả những sự việc mới diễn ra hoặc diễn ra đã lâu.
Bệnh nhân nhầm lẫn tên của các người thân, nhầm giữa các con và các cháu với nhau.
Triệu chứng đó là gì?
A) Rối loạn mất trí
B) Quên trí nhớ gần
C) Quên trí nhớ xa
D) Rối loạn loạn nhớ
Đáp án A
Bệnh nhân nữ 35 tuổi, khoảng 4 tuần nay bệnh nhân luôn nghe thấy có tiếng người nói
bên tai (dù xung quanh không hề có ai). Tiếng nói đó nghe rõ ràng là giọng đàn ông của
Câu 9
một người quen của bệnh nhân, có lúc khen, lúc khác lại chê các hành vi của bệnh nhân.
Triệu chứng đó là gì?
A) Ảo thanh ra lệnh
B) Ảo thanh xui
C) Ảo thanh bình phẩm
D) Ảo thanh thô sơ
Đáp án C
Một bệnh nhân nữ 20 tuổi, than phiền rằng từ 1 tháng nay luôn nghe thấy có tiếng nhạc
Câu 10 bên tay về nhiều bài hát (không có lời). Tiếng nhạc có cả ban ngày lẫn ban đêm, rõ lên
khi bệnh nhân không làm gì hoặc trong không gian yên tĩnh. Triệu chứng đó là gì?
A) Ảo thanh thô sơ
B) Ảo thanh phức tạp
C) Ảo tưởng thính giác
D) Hoang tưởng nhận nhầm
Đáp án A
Bệnh nhân nam 35 tuổi, có tiền sử nghiện heroin. 4 ngày nay bệnh nhân ngừng dùng
heroin do hết tiền. Bệnh nhân cảm thấy như có các con côn trùng bò trên da mình. Cảm
nhận này rất rõ ràng đến mức bệnh nhân nói rằng đó là các con sâu róm, đang bước từng
Câu 11
bước chậm và đều đặn trên da bệnh nhân, khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. Bệnh
nhân thường xuyên dùng tay gãi lên những chỗ đó, nhưng không kết quả gì. Triệu
chứng đó là gì?
A) Hoang tưởng nghi bệnh
B) Ảo xúc giác
C) Tăng cảm giác
D) Ảo thị giác
Đáp án B
Bệnh nhân nam 45 tuổi, có tiền sử nghiện rượu 20 năm nay, mỗi ngày uống khoảng
500ml rượu loại 40 độ cồn. 3 ngày nay bệnh nhân ngừng dùng rượu do bị tiêu chảy.
Câu 12 Bệnh nhân nhìn thấy như có các con côn trùng bò trên mặt đất, trên trần nhà, trên tường
nhà. Cảm nhận này rất rõ ràng đến mức bệnh nhân đã dùng tay để đập các con côn trùng
đó. Triệu chứng đó là gì?
A) Ảo thị giác
B) Tri giác nhầm
C) Hoang tưởng nhận nhầm
D) Ảo xúc giác
Đáp án A
Câu 13 Bệnh nhân nam 25 tuổi, có tiền sử nghiện heroin 5 năm nay. 3 ngày nay bệnh nhân
ngừng dùng heroin do bị tạm giam. Bệnh nhân thấy rất khó chịu ở vùng thượng vị và
luôn khẳng định có 1 con rắn đang sống trong dạ dày của mình. Con rắn đó luôn trườn
qua lại, khiến bệnh nhân rất đau. Bệnh nhân yêu cầu được phẫu thuật để lấy bỏ con rắn
đó. Triệu chứng đó là gì?
A) Hoang tưởng nghi bệnh
B) Tăng cảm giác
C) Loạn cảm giác
D) Ảo giác nội tạng
Đáp án D
Câu 14 Bệnh nhân nữ 30 tuổi bị tâm thần phân liệt hơn 5 năm nay. Bệnh nhân thường xuyên bỏ
thuốc điều trị vì cho rằng mình không bị bệnh gì. Khi thăm khám, bệnh nhân cho biết
luôn có tiếng người nói chuyện trong đầu mình, không rõ là đàn ông hay đàn bà. Bệnh
nhân mô tả tiếng nói đó giống như suy nghĩ của bệnh nhân vang lên thành tiếng nói
trong đầu. Triệu chứng đó là gì?
A) Ảo thanh thô sơ
B) Ảo thanh thật
C) Ảo thanh giả
D) Ảo tưởng thị giác
Đáp án C
Câu 15 Bệnh nhân nam 18 tuổi cho biết thường xuyên dùng MDMA (ma túy đá) hàng ngày từ 1
năm nay. Khoảng 1 tuần nay, sau 1 lần dùng liều cao MDMA, bệnh nhân nghe thấy có
tiếng người nói ở bên tai. Tiếng nói này nghe rất rõ ràng, lúc là giọng đàn ông, lúc lại là
đàn bà, có lúc là nhiều giọng nói khác nhau. Nội dung của tiếng nói rất đa dạng nhưng
thường là chửi rủa và đe dọa bệnh nhân khiến anh ta rất sợ hãi và phải vào viện khám.
Triệu chứng đó là gì?
A) Ảo bình phẩm
B) Ảo thanh xui khiến
C) Ảo thanh ra lệnh
D) Ảo thanh đàm thoại
Đáp án A
Câu 16 Một nam thanh niên 22 tuổi, là sinh viên cho biết, khoảng 1 tuần nay, sau khi hút cần sa,
anh ta luôn nghĩ mình bị những người xung quanh rình dập làm hại. Bệnh nhân thường
ẩn trong nhà, không dám đi học vì sợ bị giết. Triệu chứng đó là gì?
A) Hoang tưởng bị chi phối
B) Hoang tưởng bị theo dõi
C) Hoang tưởng bị truy hại
D) Hoang tưởng kì quái
Đáp án C
Câu 17 Bệnh nhân nam 45 tuổi, có tiền sử nghiện rượu 20 năm nay, mỗi ngày uống khoảng
500ml rượu loại 40 độ cồn. 3 ngày nay bệnh nhân ngừng dùng rượu do bị tiêu chảy.
Bệnh nhân luôn cho rằng mình bị ma quỉ đuổi giết. Vì thế, bệnh nhân thường trốn trong
nhà, mồm lảm nhảm những câu “xin các người đừng giết tôi”. Triệu chứng đó là gì?
A) Hoang tưởng bị theo dõi
B) Hoang tưởng bị chi phối
C) Hoang tưởng bị kì quái
D) Hoang tưởng truy hại
Đáp án D
Câu 18 Bệnh nhân nữ 30 tuổi bị tâm thần phân liệt hơn 5 năm nay. Bệnh nhân thường xuyên bỏ
thuốc điều trị vì cho rằng mình không bị bệnh gì. Khi thăm khám, bệnh nhân cho rằng
luôn có một người nào đó theo dõi bệnh nhân. Nhiều lúc, bệnh nhân đang đi trên đường
thì đột ngột quay lại kiểm tra xem có ai đi theo không. Triệu chứng đó là gì?
A) Hoang tưởng bị chi phối
B) Hoang tưởng bị kiểm tra
C) Hoang tưởng bị theo dõi
D) Hoang tưởng bị hại
Đáp án C
Câu 19 Một bệnh nhân nữ 16 tuổi bị bệnh 6 tháng nay với biểu hiện có nhiều hành vi rất kì dị.
Bệnh nhân cười và đùa cợt một cách vô lý với bất kì ai dù là trẻ em hay người cao tuổi.
Bệnh nhân có thể nhăn mặt, lè lưỡi, thúc khửu tay, chân vào những người xung quanh
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Triệu chứng đó là gì?
A) Hưng phấn vận động
B) Hành vi căng trương lực
C) Hành vi thanh xuân
D) Hành vi không phù hợp
Đáp án C
Câu 20 Một bệnh nhân nam 17 tuổi bị bệnh 2 tháng nay với biểu hiện có nhiều hành vi rất kì dị.
Bệnh nhân cười và đùa cợt một cách vô lý với bất kì ai dù là trẻ em hay người cao tuổi.
Bệnh nhân nói rất nhiều nhưng nội dung các câu trong đó không hề liên quan đến nhau
và không hề liên quan đến môi trường xung quanh. Vì vậy, bệnh nhân tuy nói nhiều
nhưng không ai hiểu nổi các nội dung. Triệu chứng đó là gì?
A) Hưng phấn ngôn ngữ
B) Ngôn ngữ rời rạc
C) Nói tay đôi tưởng tượng
D) Ngôn ngữ thanh xuân
Đáp án D
Câu 21 Một bệnh nhân nam 37 tuổi bị bệnh tâm thần phân liệt 2 năm nay, được đưa đến bệnh
viện khám trong tình trạng vận động rất khó khăn. Bệnh nhân thường ngồi hoặc nằm
yên một chỗ trên giường bệnh. Các cử động tay, chân, thân mình của bệnh nhân diễn ra
rất khó và chậm chạp. Bệnh nhân có thể để tay, chân và cổ ở các tư thế nhất định trong
một thời gian dài. Khi sờ vào chân, tay của bệnh nhân thấy trương lực cơ tăng nhiều và
có thể bị uốn và giữ ở nhiều hình dạng khác nhautrong thời gian dài. Các triệu chứng
trên giảm nhẹ đi một chút vào buổi tối, nhưng lại nặng về buổi sáng. Triệu chứng đó là
gì?
A) Liệt trung ương
B) Căng trương lực
C) Bất động vận động
D) Kích động vận động
Đáp án B
Câu 22 Một bệnh nhân nam 32 tuổi bị bệnh tâm thần phân liệt 1 năm nay, được đưa đến bệnh
viện khám trong tình trạng không tiếp xúc. Bệnh nhân thường ngồi hoặc nằm yên một
chỗ trên giường bệnh. Các cử động tay, chân, thân mình của bệnh nhân diễn ra rất khó
và chậm chạp. Bệnh nhân không nói được dù vẫn tiếp xúc bằng ánh mắt. Bệnh nhân
không trả lời các câu hỏi khi bác sĩ nói to và trung bình, nhưng lại nói được vài từ khi
được hỏi thì thầm. Vào buổi tối, bệnh nhân có thể nói được một số câu ngắn nhưng lại
nặng về buổi sáng. Triệu chứng không nói đó là gì?
A) Căng trương lực
B) Liệt cơ phát âm
C) Không tiếp xúc
D) Tiền hôn mê
Đáp án A
Câu 23 Trong rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn lo âu, ám ảnh là triệu chứng gây ảnh hưởng rất
xấu đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của bệnh nhân. Dấu hiệu nào sau
đây không thuộc về ám ảnh?
A) Nội dung sai lầm
B) Cố định ở bệnh nhân
C) Chi phối hành vi
D) Mất khả năng phê phán
Đáp án D
Câu 24 Hoang tưởng là triệu chứng gặp ở nhiều rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, loạn
thần cấp, trầm cảm có loạn thần, hội chứng cai rượu…Dấu hiệu nào sau đây không
thuộc về hoang tưởng?
A) Nội dung sai lầm
B) Cố định ở bệnh nhân
C) Chi phối hành vi
D) Còn khả năng phê phán
Đáp án D
Câu 25 Tư duy vang thành tiếng là triệu chứng tâm thần tự động. Triệu chứng này được giải
thích như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.
1). Suy nghĩ của bệnh nhân vang thành tiếng.
2) Người khác biết được ý nghĩ của bệnh nhân
3). Ý nghĩ của bệnh nhân bị người khác biết
4). Ý nghĩ của bệnh nhân bị người khác điều khiển
Câu 26 Tư duy bị phát thanh là triệu chứng tâm thần tự động gặp trong tâm thần phân liệt. Triệu
chứng này được giải thích như thế nào?
A) Suy nghĩ của bệnh nhân vang thành tiếng
B) Tivi, radio đang nói về các suy nghĩ của bệnh nhân.
C) Ý nghĩ của bệnh nhân bị người khác biết
D) Ý nghĩ của bệnh nhân bị người khác điều khiển
Đáp án B
Câu 27 Tư duy bị đánh cắp là triệu chứng tâm thần tự động gặp trong tâm thần phân liệt. Triệu
chứng này được giải thích như thế nào?
A) Suy nghĩ của bệnh nhân vang thành tiếng
B) Tivi, radio đang nói về các suy nghĩ của bệnh nhân.
C) Người khác biết được ý nghĩ của bệnh nhân
D) Ý nghĩ của bệnh nhân bị người khác điều khiển
Đáp án C
Câu 28 Tư duy bị áp đặt là triệu chứng tâm thần tự động gặp trong tâm thần phân liệt. Triệu
chứng này được giải thích như thế nào?
A) Suy nghĩ của bệnh nhân vang thành tiếng
B) Tivi, radio đang nói về các suy nghĩ của bệnh nhân.
C) Người khác biết được ý nghĩ của bệnh nhân
D) Ý nghĩ của bệnh nhân bị người khác áp đặt vào
Đáp án C
Câu 29 Ám ảnh sợ bẩn là một triệu chứng hay gặp trong rối loạn ám ảnh. Bệnh nhân tốn rất
nhiều thời gian để rửa tay mỗi ngày. Tại sao bệnh nhân lại sợ bẩn?
A) Do sợ dây bẩn ra tay
B) Do sợ bị lây bệnh
C) Sợ rửa tay chưa sạch
D) Để có lý do rửa tay
Đáp án A
Câu 30 Lo âu lan tỏa là một rối loạn rất phổ biến trong Tâm thần. Lo âu lan tỏa được giải thích
là gì?
A) Lo mình bị bệnh nặng
B) Lo con bị tai nạn
C) Lo về đủ mọi thứ
D) Lo gặp người lạ
Đáp án B
Câu 31 Lo âu lan tỏa có triệu chứng tâm thần và cơ thể rất đa dạng, phong phú. Triệu chứng nào
sau đây không phải của lo âu lan tỏa?
A) Khó vào giấc ngủ
B) Khó tập trung chú ý
C) Mất khả năng thư giãn
D) Tiếng người nói bên tai
Đáp án D
Câu 32 Lo âu lan tỏa có triệu chứng tâm thần và cơ thể rất đa dạng, phong phú. Triệu chứng nào
sau đây không phải của lo âu lan tỏa?
A) Khó vào giấc ngủ
B) Đánh trống ngực
C) Luôn sợ bị hại
D) Cảm giác đầy bụng
Đáp án C
Câu 33 Lo âu lan tỏa có triệu chứng tâm thần và cơ thể rất đa dạng, phong phú. Triệu chứng nào
sau đây không phải của lo âu lan tỏa?
A) Khó vào giấc ngủ
B) Chán nản, bi quan
C) Đánh trống ngực
D) Cảm giác đầy bụng
Đáp án B
Câu 34 Lo âu lan tỏa có triệu chứng tâm thần và cơ thể rất đa dạng, phong phú. Triệu chứng nào
sau đây không phải của lo âu lan tỏa?
A) Luôn thấy căng thẳng
B) Hay đánh trống ngực
C) Mất các sở thích
D) Cảm giác đầy bụng
Đáp án C
Câu 35 Ám ảnh sợ bẩn là một triệu chứng hay gặp trong rối loạn ám ảnh. Bệnh nhân rửa tay rất
nhiều lần mỗi ngày. Hành vi rửa tay của bệnh nhân là vì lý do gì?
A) Do sợ dây bẩn ra tay
B) Do sợ bị lây bệnh
C) Sợ rửa tay chưa sạch
D) Đáp lại ý nghĩ ám ảnh
Đáp án D
Câu 36 Trầm cảm là rối loạn tâm thần rất phổ biến, bệnh nhân có rất nhiều triệu chứng đa dạng.
Các triệu chứng của bệnh nhân chia là 2 nhóm là triệu chứng chủ yếu và triệu chứng
phổ biến. Triệu chứng nào là triệu chứng chủ yếu?
A) Khí sắc giảm
B) Mất ngủ
C) Chán ăn
D) Bi quan
Đáp án A
Câu 37 Trầm cảm là rối loạn tâm thần rất phổ biến, bệnh nhân có rất nhiều triệu chứng đa dạng.
Các triệu chứng của bệnh nhân chia là 2 nhóm là triệu chứng chủ yếu và triệu chứng
phổ biến. Triệu chứng nào là triệu chứng chủ yếu?
A) Chú ý kém
B) Mất ngủ
C) Mất sở thích
D) Bi quan
Đáp án C
Câu 38 Trầm cảm là rối loạn tâm thần rất phổ biến, bệnh nhân có rất nhiều triệu chứng đa dạng.
Các triệu chứng của bệnh nhân chia là 2 nhóm là triệu chứng chủ yếu và triệu chứng
phổ biến. Triệu chứng nào là triệu chứng phổ biến?
A) Khí sắc giảm
B) Mất năng lượng
C) Chán ăn
D) Mất sở thích
Đáp án C
Câu 39 Trầm cảm là rối loạn tâm thần rất phổ biến, bệnh nhân có rất nhiều triệu chứng đa dạng.
Các triệu chứng của bệnh nhân chia là 2 nhóm là triệu chứng chủ yếu và triệu chứng
phổ biến. Triệu chứng nào là triệu chứng phổ biến?
A) Khí sắc giảm
B) Muốn chết
C) Mất năng lượng
D) Mất sở thích
Đáp án B
Câu 40 Trầm cảm là rối loạn tâm thần rất phổ biến, bệnh nhân có rất nhiều triệu chứng đa dạng.
Các triệu chứng của bệnh nhân chia là 2 nhóm là triệu chứng chủ yếu và triệu chứng
phổ biến. Triệu chứng nào là triệu chứng phổ biến?
A) Khí sắc giảm
B) Mất năng lượng
C) Mất sở thích
D) Chán nản, bi quan
Đáp án D
Câu 41 Bệnh nhân nam 26 tuổi, được chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Bệnh nhân luôn nghe
thấy có tiếng người nói ở bên tai, giọng đàn ông, bình phẩm mọi hành vi của bệnh nhân.
Triệu chứng này là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất!

A) Ảo thanh giả
B) Ảo thanh thật
C) Ảo tưởng thính giác
D) Hoang tưởng liên hệ
Đáp án B
Câu 42 Bệnh nhân nữ 16 tuổi, được chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Bệnh nhân luôn nghe thấy
có tiếng người nói ở trong đầu, không rõ là giọng đàn ông hay đàn bà, bình phẩm mọi
hành vi của bệnh nhân. Triệu chứng này là gì?
A) Ảo thanh thật
B) Ảo tưởng thính giác
C) Ảo thanh giả
D) Hoang tưởng liên hệ
Đáp án C
Câu 43 Bệnh nhân nam 35 tuổi, bị tâm thần phân liệt 2 năm nay. Bệnh nhân luôn nghe thấy có
tiếng người nói ở bên tai, giọng đàn ông, có lúc khen, lúc khác lại chê các hành vi của
bệnh nhân. Triệu chứng này là gì?
A) Ảo thanh bình phẩm
B) Ảo thanh ra lệnh
C) Hoang tưởng bị hại
D) Hoang tưởng liên hệ
Đáp án A
Câu 44 Bệnh nhân nữ 23 tuổi, bị tâm thần phân liệt 1 năm nay. Bệnh nhân luôn nghe thấy có
tiếng người nói ở bên tai, giọng nữ, trò chuyện với bệnh nhân (như đang nói chuyện với
một ai đó). Triệu chứng này là gì?
A) Ảo thanh bình phẩm
B) Ảo thanh ra lệnh
C) Ảo thanh đàm thoại
D) Hoang tưởng liên hệ
Đáp án C
Câu 45 Bệnh nhân nam 38 tuổi, bị tâm thần phân liệt 5 năm nay. Bệnh nhân luôn nghe thấy có
tiếng người nói ở trong đầu, không rõ giọng nam hay nữ, trò chuyện với bệnh nhân.
Bệnh nhân luôn trả lời giọng nói đó (như đang nói chuyện với một ai đó). Triệu chứng
này là gì?
A) Ảo thanh bình phẩm
B) Ảo thanh ra lệnh
C) Hoang tưởng liên hệ
D) Nói tay đôi tưởng tượng
Đáp án D
Câu 46 Bệnh nhân nam 18 tuổi, bị tâm thần phân liệt 6 tháng nay. Bệnh nhân luôn cho rằng có
người đặt camera để xem mình đang làm gì với ý đồ xấu. Tuy nhiên, bố bệnh nhân
khẳng định không hề có chuyện đó. Triệu chứng này là gì?
A) Hoang tưởng bị hại
B) Hoang tưởng bị theo dõi
C) Hoang tưởng liên hệ
D) Hoang tưởng bị chi phối
Đáp án B
Câu 47 Bệnh nhân nữ 33 tuổi, bị tâm thần phân liệt 9 tháng nay. Bệnh nhân luôn cho rằng có
một người hàng xóm cho thuốc độc vào bể nước ăn của gia đình bệnh nhân. Bệnh nhân
đã nhiều lần đem nước trong bể đi xét nghiệm, nhưng không tìm thấy chất độc. Tuy
nhiên, bệnh nhân vẫn không tin vào xét nghiệm và luôn khiếu nại ra ủy ban xã. Triệu
chứng cho rằng hàng xóm bỏ thuốc độc vào bể nước này là gì?
A) Hoang tưởng bị chi phối
B) Hoang tưởng bị theo dõi
C) Hoang tưởng liên hệ
D) Hoang tưởng bị hại
Đáp án D
Câu 48 Bệnh nhân nữ 20 tuổi, từ 2 năm nay bệnh nhân luôn cho rằng có một doanh nhân rất
giàu có thầm yêu, trộm nhớ bệnh nhân. Người này dù rất say mê bệnh nhân nhưng
không dám ngỏ lời vì đã có vợ con. Bệnh nhân đã nhiều lần chủ động gọi điện, nhắn tin
cho người đó (số điện thoại có được qua một mục quảng cáo trên báo điện tử), nhưng
không bao giờ nhận được hồi âm. Mắc dù vậy, bệnh nhân vẫn khẳng định doanh nhân
kia yêu mình, chỉ tại đã có vợ nên không tiện liên lạc với bệnh nhân. Triệu chứng cho
rằng mình được người khác say mê này là gì?
A) Hoang tưởng bị chi phối
B) Hoang tưởng được yêu
C) Hoang tưởng liên hệ
D) Hoang tưởng bị theo dõi
Đáp án B
Câu 49 Bệnh nhân nam 48 tuổi, là giáo viên dạy vật lý tại trường trung học phổ thông. Khoảng
2 năm nay, bệnh nhân cho rằng mình đã phát minh ra động cơ vĩnh cửu, chạy mãi mà
không cần có năng lượng. Mặc dù bệnh nhân chưa bao giờ thành công trong việc chế
tạo mẫu động cơ, nhưng bệnh nhân liên tục gửi đơn, thư đi các cấp để công nhận công
trình của bệnh nhân. Triệu chứng cho rằng mình làm ra động cơ vĩnh cửu này là gì?
A) Hoang tưởng phát minh
B) Hoang tưởng kì quái
C) Hoang tưởng liên hệ
D) Hoang tưởng bị hại
Đáp án A
Câu 50 Bệnh nhân nam 45 tuổi, là thợ mộc. Từ nhiều năm nay, bệnh nhân cho rằng mình có khả
năng đặc biệt như xua tan mây mù, chặn cơn mưa, lái hướng đi của cơn bão ngoài biển
Đông. Đôi khi, những dự đoán thời tiết của bệnh nhân đúng, nhưng chưa bao giờ bệnh
nhân làm tạnh được cơn mưa, xua tan mây mù… như bệnh nhân tuyên bố. Triệu chứng
cho rằng mình có các khả năng kì diệu này là gì?
A) Hoang tưởng liên hệ
B) Hoang tưởng kì quái
C) Hoang tưởng tự cao
D) Hoang tưởng bị hại
Đáp án B
Câu 51 Bệnh nhân nam 45 tuổi, có tiền sử nghiện rượu 20 năm nay, mỗi ngày uống khoảng
500ml rượu loại 40 độ cồn. 3 ngày nay bệnh nhân ngừng dùng rượu do bị sốt. Sau khi
ngừng rượu bệnh nhân run tay chân, buồn nôn nhưng không nôn. Buổi tối, bệnh nhân
ngủ rất kém, chỉ được chừng 2 giờ. Sang ngày thứ 2, bệnh nhân có lúc bệnh nhân dọa
đánh vợ, dọa đốt nhà. Ngày thứ 3 sau cai rượu, bệnh nhân nhìn thấy như có các con côn
trùng bò trên mặt đất, trên trần nhà, trên tường nhà. Bệnh nhân luôn cho rằng có ma quỉ
đang tìm cách hại bệnh nhân. Có thể qui các triệu chứng nêu trên thành hội chứng gì?
A) Hội chứng sảng rượu
B) Hội chứng paranoid
C) Ý thức hoàng hôn
D) Hội chứng cai rượu
Đáp án D
Câu 52 Một bệnh nhân nữ 45 tuổi, bị bệnh 3 tháng nay với biểu hiện mất ngủ nhiều, mệt mỏi
nhất là về buổi sáng, ăn mất ngon nên ăn ít và sút cân (4 kg trong 3 tháng). Bệnh nhân
luôn buồn vô cớ, lo lắng quá mức về bệnh tật, bi quan, cho mình là gánh nặng cho gia
đình. Bệnh nhân có những cơn bốc hỏa (nóng rát nửa người trên) và vã mồ hôi. Đã có
lúc, bệnh nhân muốn chết cho đỡ khổ, nhưng chưa thực hiện. Có thể qui các triệu chứng
nêu trên thành hội chứng gì?
A) Hội chứng ám ảnh
B) Hội chứng paranoid
C) Hội chứng trầm cảm
D) Hội chứng căng trương lực
Đáp án C
Câu 53 Một bệnh nhân nữ 20 tuổi, bị bệnh mới 10 ngày nay với biểu hiện hầu như không cần
ngủ (nhưng không mệt mỏi). Bệnh nhân luôn vui vẻ quá mức, nói rất nhanh và rất
nhiều, hết chuyện này sang chuyện khác. Bệnh nhân hoạt động luôn chân, luôn táy, can
thiệp vào mọi việc xung quanh, nhưng đều bỏ dở. Ngoài ra, bệnh nhân cho rằng mình có
rất nhiều tài, có rất nhiều tiền và quen biết các nhân vật tên tuổi trên thế giới.Có thể qui
các triệu chứng nêu trên thành hội chứng gì?
A) Hội chứng trầm cảm
B) Hội chứng hưng cảm
C) Hội chứng paranoid
D) Hội chứng lú lẫn
Đáp án B
Câu 54 Một thanh niên sau khi sử dụng 200mg chất MDMA (ma túy đá), được đưa đến bệnh
viện cấp cứu trong tình trạng hoảng hốt tột độ, luôn tìm cách bỏ trốn vì cho rằng có
người muốn giết mình. Bệnh nhân nói rằng luôn nghe thấy bên tai có một giọng đàn
ông, người lạ chửi mắng và dọa giết bệnh nhân, khiến bệnh nhân rất sợ hãi. Có thể qui
các triệu chứng nêu trên thành hội chứng gì?
A) Hội chứng hưng cảm
B) Hội chứng căng trương lực
C) Ý thức hoàng hôn
D) Hội chứng paranoid
Đáp án D
Câu 55 Một bệnh nhân nữ, 25 tuổi bị bệnh tâm thần phân liệt từ 2 năm nay. Bệnh nhân được
điều trị ngoại trú hàng ngày bằng haloperidol 10mg/ngày và trihex 8mg/ngày. Các đây 2
hôm, do hết thuốc trihex bệnh nhân chỉ uống 10mg haloperidol/ngày. 1 ngày trước khi
vào viện, bệnh nhân bồn chồn, đứng ngồi không yên, khó nói, khó nuốt, nước rãi chảy
nhiều và bí đái. Có lúc, mắt bệnh nhân bị chợn lên, lưỡi thè ra, cổ nghẹo sang 1 bên mà
không cưỡng lại được.Có thể qui các triệu chứng nêu trên thành hội chứng gì?
A) Hội chứng ngoại tháp
B) Hội chứng căng trương lực
C) Trầm cảm
D) Hội chứng paranoid
Đáp án A
Câu 56 Một bệnh nhân nam 25 tuổi được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm.
Bệnh nhân nói rất nhanh, rất nhiều, hết chuyện này sang chuyện khác, không cần quan
tâm người khác có nghe hay không. Triệu chứng nói rất nhiều này thuộc về rối loại loạn
nào?
A) Hưng phấn cảm xúc
B) Hưng phấn tư duy
C) Hưng phấn vận động
D) Rối loạn bản năng
Đáp án B
Câu 57 Một bệnh nhân nữ 22 tuổi được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm.
Bệnh nhân đi lại liên tục, luôn làm một việc gì đó, nhưng luôn bỏ dở vì chưa làm xong
thì bệnh nhân đã chuyển ngay sang việc khác. Tuy hoạt động nhiều, nhưng bệnh nhân
không hề có dấu hiệu mệt mỏi. Triệu chứng hoạt động quá nhiều này thuộc về loại rối
loạn nào?
A) Hưng phấn cảm xúc
B) Hưng phấn tư duy
C) Hưng phấn vận động
D) Rối loạn bản năng
Đáp án C
Câu 58 Một bệnh nhân nữ 26 tuổi được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm.
Bệnh nhân luôn tỏ ra vui vẻ quá mức trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bệnh nhân luôn cười,
đùa, hát liên tục bất kể việc này làm khó chịu cho những người xung quanh. Triệu
chứng vui vẻ quá mức này thuộc về loại rối loạn nào?
A) Hưng phấn cảm xúc
B) Hưng phấn tư duy
C) Hưng phấn vận động
D) Rối loạn bản năng
Đáp án A
Câu 59 Một bệnh nhân nữ 19 tuổi được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm.
Bệnh nhân ngủ rất ít (chỉ khoảng 2-3 giờ mỗi ngày) nhưng không hề mệt mỏi. Bệnh
cũng không muốn ngủ vì cho rằng mình không có nhu cầu ngủ. Triệu chứng ngủ ít quá
mức này thuộc về loại rối loạn nào?
A) Hưng phấn cảm xúc
B) Hưng phấn tư duy
C) Mất ngủ trầm trọng
D) Giảm nhu cầu ngủ
Đáp án D
Câu 60 Một bệnh nhân nam 30 tuổi, bị bệnh 3 tháng nay với biểu hiện mất ngủ nhiều, mệt mỏi
nhất là về buổi sáng, ăn mất ngon nên ăn ít và sút cân (4 kg trong 3 tháng). Bệnh nhân
luôn buồn vô cớ, lo lắng quá mức về bệnh tật, bi quan, cho mình là gánh nặng cho gia
đình. Khi thăm khám, bác sĩ không phát hiện ra hoang tưởng và ảo giác.
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất:
A) Trầm cảm
B) Lo âu lan tỏa
C) Mất ngủ tiên phát
D) Tâm thần phân liệt
Đáp án A
Câu 61 Một bệnh nhân nữ 40 tuổi, bị bệnh 6 tháng nay với biểu hiện khó vào giấc ngủ, giấc ngủ
nông, hay dậy sớm và không ngủ lại được. Buổi sáng, bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi
nhưng buổi trưa và chiều thì đỡ mệt hơn. Ngoài ra, bệnh nhân than phiền chán ăn nên ăn
rất ít và sút mất 3kg trong 2 tháng gần đây. Bệnh nhân cảm thấy rất khó quyết định,
không thể tập trung chú ý và rất hay quên. Bệnh nhân nhận thấy các cử động và suy
nghĩ của mình chậm chạp hẳn so với bình thường. Bệnh nhân luôn có các cơn bốc hỏa ở
cỏ, mặt, đánh trống ngự, vã mồ hôi nhiều dù thời tiết không nóng.
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất:
A) Mất ngủ tiên phát
B) Lo âu lan tỏa
C) Trầm cảm
D) Tâm thần phân liệt
Đáp án C
Câu 62 Một học sinh nam 16 tuổi bị bệnh từ 1 tháng nay với biểu hiện luôn than phiền khó tập
trung chú ý và rất khó ghi nhớ. Bệnh nhân cho biết hầu như mất hết các sở thích vốn có
và ngủ được rất ít, mỗi tối chỉ ngủ được 2-3 tiếng. Buổi sáng, bệnh nhân rất mệt mỏi.
Bệnh nhân ăn ít, sút 2kg, hay buồn và rất dễ nổi cáu vô cớ. Kết quả học tập của bệnh
nhân gần đây sút kém rất nhiều. Bệnh nhân luôn lo lắng vô cớ về bất cứ một việc gì.
Nhiều lúc, bệnh nhân tỏ ra bi quan, chán nản, cho rằng mình hèn kém hơn so với bạn
bè. Đã có lúc, bệnh nhân nghĩ đến cái chết vì cho rằng mình là gánh nặng cho cả gia
đình và nhà trường.
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất:
A) Tâm thần phân liệt
B) Lo âu lan tỏa
C) Mất ngủ tiên phát
D) Trầm cảm
Đáp án D
Câu 63 Bệnh nhân nữ 45 tuổi đi khám bệnh vì có những cơn bốc hỏa, nóng rát ở nửa trên người.
Bệnh nhân cho biết, tình trạng này kéo dài đã 3 tháng nay và không thuyên giảm dù
bệnh nhân đã đi khám và chữa bệnh ở nhiều nơi. Khi khám bệnh, bác sỹ nhận thấy nét
mặt của bệnh nhân đơn điệu, ít biểu lộ cảm xúc, các nếp nhăn giãn ra và mờ đi. Khai
thác kĩ, bệnh nhân cho biết thêm đã mất hết các hứng thú và sở thích, kể cả ham muốn
tình dục. Ngoài ra, bệnh nhân còn than phiền mất ngủ, mệt mỏi, chán nản, bi quan.
Ngoài ra, bệnh nhân còn nhận thấy mình rất dễ nổi cáu vô cớ, khó chú ý và quên rất
nhiều những sự việc vừa xảy ra.
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất:
A) Trầm cảm
B) Lo âu lan tỏa
C) Mất ngủ tiên phát
D) Tâm thần phân liệt
Đáp án A
Câu 64 Một bệnh nhân nữ 26 tuổi, mới sinh con đầu lòng được 2 tháng nay. Sau sinh 10 ngày,
bệnh nhân nhận thấy mình rất khó vào giấc ngủ, ngủ được rất kém và rất mệt mỏi sau
khi thức giấc. Mặc dù em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường, nhưng bệnh nhân
luôn lo sợ em bé bị bệnh hoặc gặp tai nạn rủi ro. Nhiều lúc, bệnh nhân cho rằng mình đã
kiệt sức và không thể chăm sóc con nhỏ được. Cùng với các triệu chứng trên, bệnh nhân
ăn rất ít, gầy nhiều và luôn trong tâm trạng buồn, chán. Bệnh nhân mất hết các sở thích
vốn có của mình. Nhiều lúc, bệnh nhân cho rằng mình không xứng đáng được sống,
muốn chết để được giải thoát, nhưng sợ con khổ vì không có mẹ.
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất:
A) Loạn thần sau đẻ
B) Lo âu lan tỏa
C) Mất ngủ tiên phát
D) Trầm cảm sau đẻ
Đáp án D
Câu 65 Một phụ nữ 48 tuổi đến khám bệnh tại khoa tâm thần với lý do đau đầu. Bệnh nhân đau
đầu âm ỉ ở vùng đỉnh, không lan và không bao giờ thành cơ đau dữ dội. Bệnh nhân đã đi
khám và điều trị nhiều nơi nhưng không kết quả. Khi khai thác, bệnh nhân cho biết
mình ít ngủ đã nhiều tháng nay, mỗi ngày chỉ ngủ được chừng 4 giờ. Bệnh nhân không
có cảm giác mệt mỏi về buổi sáng, không chán ăn và không sút cân. Tuy nhiên, bệnh
nhân thừa nhận hay buồn và lo lắng vô cớ, dễ nổi cáu, có các cơn bốc hỏa ở cổ, mặt,
khó chú ý và khó ghi nhớ.
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất:
A) Đau đầu Migraine
B) Lo âu lan tỏa
C) Rối loạn trầm cảm
D) Mất ngủ tiên phát
Đáp án C
Câu 66 Một học sinh nam 16 tuổi được đưa đến khám Tâm thần với lý do cắt tay tự tử. Mẹ bệnh
nhân cho biết 3 tháng nay, bệnh nhân ít nói hẳn, ít tiếp xúc với xung quanh (bệnh nhân
chỉ ở một mình trong phòng), mất hẳn các sở thích vốn có. Bệnh nhân ăn rất ít, sút cân,
than phiền mệt mỏi, hay cáu và hay khóc. Nhà trường cho biết kết quả học tập của cháu
sa sút rất nhiều. Nhiều lần bệnh nhân nói với bố, mẹ là không muốn sống nữa. Bệnh
nhân không chơi game, test tìm ma túy trong nước tiểu âm tính.
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất:
A) Lo âu lan tỏa
B) Rối loạn trầm cảm
C) Tâm thần phân liệt
D) Mất ngủ tiên phát
Đáp án B
Câu 67 Một bệnh nhân nam 54 tuổi, có tiền sử uống rượu nhiều từ hơn 30 năm nay, mỗi ngày
uống khoảng 500ml rượu loại 40 độ cồn. 3 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân bị tiêu
chảy nên phải ngừng uống rượu. Sau khi ngừng uống rượu, bệnh nhân xuất hiện các
biểu hiện run tay, vã mồ hôi như tắm, mất ngủ, lo lắng và sợ hãi. 1 ngày trước khi vào
viện, bệnh nhân nhìn thấy ma quỷ và có một cơn co giật toàn thân (có mất ý thức) kéo
dài 3 phút rồi tự hết.
Chẩn đoán nào là phù hợp nhất:
A) Loạn thần cấp
B) Động kinh cơn lớn
C) Tâm thần phân liệt
D) Hội chứng cai rượu
Đáp án D
Câu 68 Một bệnh nhân nữ, 25 tuổi bị bệnh từ 2 năm nay với biểu hiện luôn nghe thấy có tiếng
người nói chuyện ở trong đầu mình. Tiếng nói không rõ là giọng đàn ông hay đàn bà,
thường xuyên sai bệnh nhân làm một việc gì đó mà bệnh nhân luôn tuân theo.
Hãy chọn câu trả lời phù hợp nhất cho triệu chứng đó:
A) Ám ảnh tự buộc tội
B) Hoang tưởng bị chi phối
C) Ảo thanh xui khiến
D) Ảo giác nội tạng
Đáp án C
Câu 69 Một bệnh nhân nam 30 tuổi, bị tâm thần phân liệt từ 5 năm nay. Bệnh nhân thường
xuyên điều trị bằng thuốc an thần olanzapine với liều 10mg/ngày. Thuốc olanzapine có
tác dụng gì trong điều trị bệnh nhân này?
A) Cải thiện giấc ngủ
B) Ăn, uống tốt hơn
C) Giảm lo âu, căng thẳng
D) Chống hoang tưởng, ảo giác
Đáp án D
Câu 70 Một bệnh nhân nữ 35 tuổi, được chẩn đoán là trầm cảm từ năm 33 tuổi. Bệnh nhân luôn
có ý nghĩ muốn chết và đã nhiều lần tự sát bằng cách uống thuốc quá liều, nhưng đều
được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân đã điều trị nhiều lần nhưng ý nghĩ muốn
chết chưa bao giờ hết. Chỉ định điều trị tuyệt đối của bệnh nhân này là gì? Hãy chọn
phương án đúng nhất:
A) Thuốc chống trầm cảm
B) Thuốc an thần
C) Sốc điện
D) Thuốc chỉnh khí sắc
Đáp án C
Câu 71 Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra tự sát. Khoảng 15% số bệnh nhân trầm cảm
sẽ chết do tự sát và khoảng 50% số bệnh nhân có hành vi tự sát. Tại sao bệnh nhân trầm
cảm lại hay tự sát? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A) Do hoang tưởng
B) Do ảo thanh
C) Do bi quan
D) Do trí nhớ kém
Đáp án C
Câu 72 Bệnh nhân trầm cảm có thể có một hoặc nhiều hành vi tự sát. Tại sao bệnh nhân trầm
cảm lại hay tự sát? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A) Do chán ăn
B) Do mất ngủ
C) Do chú ý kém
D) Do chán nản
Đáp án D
Câu 73 Bệnh nhân trầm cảm có thể có một hoặc nhiều hành vi tự sát. Tại sao bệnh nhân trầm
cảm lại hay tự sát? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A) Do khí sắc giảm
B) Do quá bồn chồn
C) Do mất sở thích
D) Do quá chậm chạp
Đáp án B
Câu 74 Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra tự sát. Khoảng 15% số bệnh nhân trầm cảm
sẽ chết do tự sát và khoảng 50% số bệnh nhân có hành vi tự sát. Tại sao bệnh nhân trầm
cảm lại hay tự sát? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A) Cho mình là gánh nặng
B) Mất hết các sở thích
C) Mất hết các hứng thú
D) Mệt mỏi mất năng lượng
Đáp án A
Câu 75 Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến. Khoảng 15% số bệnh nhân trầm cảm có hoang
tưởng đi kèm. Trầm cảm mức độ nào thì có hoang tưởng? Hãy chọn câu trả lời đúng
nhất.
A) Trầm cảm mức độ nhẹ
B) Trầm cảm mức độ vừa
C) Trầm cảm mức độ nặng
D) Nặng có loạn thần
Đáp án D
Câu 76 Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến. Khoảng 15% số bệnh nhân trầm cảm có hoang
tưởng đi kèm. Hoang tưởng điển hình ở trầm cảm là loại hoang tưởng gì? Hãy chọn câu
trả lời đúng nhất.
A) Hoang tưởng bị hại
B) Hoang tưởng nghi bệnh
C) Hoang tưởng tự cao
D) Hoang tưởng liên hệ
Đáp án B
Câu 77 Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến. Khoảng 15% số bệnh nhân trầm cảm có hoang
tưởng đi kèm. Hoang tưởng điển hình ở trầm cảm là loại hoang tưởng gì? Hãy chọn câu
trả lời đúng nhất.
A) Hoang tưởng bị chi phối
B) Hoang tưởng bị theo dõi
C) Hoang tưởng tự buộc tội
D) Hoang tưởng giàu sang
Đáp án C
Câu 78 Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến. Khoảng 15% số bệnh nhân trầm cảm sẽ chết vì
tự sát. Để chẩn đoán trầm cảm, giai đoạn bệnh phải kéo dài tối thiểu bao nhiêu lâu? Hãy
chọn câu trả lời đúng nhất.
A) 3 ngày
B) 1 tuần
C) 2 tuần
D) 1 tháng
Đáp án C
Câu 79 Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến. Khoảng 50% số bệnh nhân trầm cảm có hành
vi tự sát và 15% sẽ chết do tự sát. Nếu không được điều trị, giai đoạn trầm cảm thường
kéo dài bao nhiêu lâu rồi tự hết? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A) 2 tuần
B) 1 tháng
C) 6-9 tháng
D) 1 năm
Đáp án C
Câu 80 Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến. Khoảng 15% số bệnh nhân trầm cảm là trầm
cảm mạn tính (giai đoạn trầm cảm kéo dài suốt đời). Để chẩn đoán trầm cảm mạn tính,
giai đoạn trầm cảm phải kéo dài bao nhiêu lâu rồi tự hết? Hãy chọn câu trả lời đúng
nhất.
A) 6-9 tháng
B) 1 năm
C) 1-2 năm
D) Trên 2 năm
Đáp án D
Câu 81 Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến với nhiều triệu chứng đa dạng như mất ngủ,
mệt mỏi, chán nản, bi quan… Tỷ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu trong nhân dân là bao
nhiêu %? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
A) 1%-2%
B) 3%-5%
C) 5%-7%
D) 10%-15%
Đáp án C
Câu 82 Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến với nhiều triệu chứng đa dạng như mất ngủ,
mệt mỏi, chán nản, bi quan… Trầm cảm gặp ở tất cả mọi nhóm người (nam và nữ, trẻ
và già). Tỷ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu cao nhất ở nhóm người nào? Hãy chọn câu trả
lời đúng nhất!
A) Nam thanh niên
B) Nữ thanh niên
C) Nam trung niên
D) Nữ trung niên
Đáp án D
Câu 83 Có một số giả thuyết về bệnh sinh của trầm cảm, trong đó giả thuyết về chất dẫn truyền
thân kinh trung ương được thừa nhận nhiều nhất. Chất dẫn truyền thần kinh nào đóng
vai trò quan trọng nhất trong bệnh sinh của trầm cảm? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
A) Serotonin
B) Adrenalin
C) Nor-adrenalin
D) Dopamin
Đáp án A
Câu 84 Nhiều bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt nồng độ serotonin ở khe xinap thần kinh ở não
là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Sự thiếu hụt này là bao nhiêu so với nồng độ serotonin
ở khe xinap của người bình thường? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
A) 1%-10%
B) 10%-30%
C) 30%-50%
D) 50%-70%
Đáp án C
Câu 85 Trầm cảm là một rối loạn tâm thần do rối loạn về gien di truyền gây ra. Nhóm người
nào có tỷ lệ phù hợp (cũng bị trầm cảm) cao nhất? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
A) Bố và mẹ của bệnh nhân
B) Anh, chị, em của bệnh nhân
C) Anh, em sinh đôi khác trứng
D) Anh, em sinh đôi cùng trứng
Đáp án D
Câu 86 Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh trung ương ở não đóng vai trò rất quan trọng trong
bệnh sinh của tâm thần phân liệt. Hiện tượng rối loạn nào của các chất dẫn truyền thần
kinh nào đóng vai trò bệnh sinh củacác triệu chứng dương tính? Hãy chọn câu trả lời
đúng nhất!
A) Tăng nồng độ dopamine tại khe xi nap
B) Giảm nồng độ dopamine tại khe xi nap
C) Tăng nồng độ serotonin tại khe xi nap
D) Giảm nồng độ serotonin tại khe xi nap
Đáp án A
Câu 87 Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh trung ương ở não đóng vai trò rất quan trọng trong
bệnh sinh của tâm thần phân liệt. Hiện tượng rối loạn nào của các chất dẫn truyền thần
kinh nào đóng vai trò bệnh sinh của các triệu chứng âm tính? Hãy chọn câu trả lời đúng
nhất!
A) Tăng nồng độ dopamine tại khe xi nap
B) Giảm nồng độ dopamine tại khe xi nap
C) Tăng nồng độ serotonin tại khe xi nap
D) Giảm nồng độ serotonin tại khe xi nap
Đáp án D
Câu 88 Tâm thần phân liệt có rất nhiều triệu chứng âm tính. Các triệu chứng này xuất hiện sau
nhiều năm bệnh nhân bị bệnh. Triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau thuộc về
triệu chứng âm tính? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
A) Mất ngủ
B) Hoang tưởng
C) Trí nhớ kém
D) Cơ thể bẩn
Đáp án D
Câu 89 Tâm thần phân liệt có rất nhiều triệu chứng âm tính. Các triệu chứng này xuất hiện sau
nhiều năm bệnh nhân bị bệnh. Triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau thuộc về
triệu chứng âm tính? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
A) Mất ngủ
B) Nói lẩm bẩm
C) Lo lắng
D) Trí nhớ kém
Đáp án B
Câu 90 Tâm thần phân liệt có rất nhiều triệu chứng âm tính. Các triệu chứng này xuất hiện sau
nhiều năm bệnh nhân bị bệnh. Triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau thuộc về
triệu chứng âm tính? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
A) Ảo thanh
B) Chú ý kém
C) Mất ý trí
D) Trí nhớ kém
Đáp án C
Câu 91 Tâm thần phân liệt có rất nhiều triệu chứng âm tính. Các triệu chứng này xuất hiện sau
nhiều năm bệnh nhân bị bệnh. Triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau thuộc về
triệu chứng âm tính? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
A) Ảo thanh bình phẩm
B) Ngôn ngữ nghèo nàn
C) Mất ngủ đầu giấc
D) Trí nhớ gần kém
Đáp án B
Câu 92 Tâm thần phân liệt có rất nhiều triệu chứng âm tính. Các triệu chứng này xuất hiện sau
nhiều năm bệnh nhân bị bệnh. Triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau thuộc về
triệu chứng âm tính? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
A) Ảo thanh bình phẩm
B) Nét mặt đơn điệu
C) Mất ngủ đầu giấc
D) Nhặt rác, ăn bẩn
Đáp án D
Câu 93 Tâm thần phân liệt có rất nhiều triệu chứng âm tính. Các triệu chứng này xuất hiện sau
nhiều năm bệnh nhân bị bệnh. Triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau thuộc về
triệu chứng âm tính? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất!
A) Hay cười một mình
B) Nét mặt đơn điệu
C) Mất ngủ đầu giấc
D) Chú ý rất kém
Đáp án A
Câu 94 Căn cứ vào sự có mặt của các triệu chứng loạn thần và triệu chứng âm tính, tâm thần
phân liệt được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Triệu chứng nào đặc trưng cho thể
paranoid? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất?
A) Hoang tưởng bị theo dõi
B) Hành vi thanh xuân
C) Ngôn ngữ thanh xuân
D) Cảm xúc cùn mòn
Đáp án A
Câu 95 Căn cứ vào sự có mặt của các triệu chứng loạn thần và triệu chứng âm tính, tâm thần
phân liệt được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Triệu chứng nào đặc trưng cho thể
paranoid? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất?
A) Căng trương lực cơ
B) Ảo thanh bình phẩm
C) Ngôn ngữ thanh xuân
D) Cảm xúc cùn mòn
Đáp án B
Câu 96 Căn cứ vào sự có mặt của các triệu chứng loạn thần và triệu chứng âm tính, tâm thần
phân liệt được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Triệu chứng nào đặc trưng cho thể
căng trương lực? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất?
A) Căng trương lực cơ
B) Ảo thanh bình phẩm
C) Ngôn ngữ thanh xuân
D) Cảm xúc cùn mòn
Đáp án A
Câu 97 Căn cứ vào sự có mặt của các triệu chứng loạn thần và triệu chứng âm tính, tâm thần
phân liệt được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Triệu chứng nào đặc trưng cho thể
thanh xuân? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất?
A) Căng trương lực cơ
B) Ảo thanh bình phẩm
C) Ngôn ngữ thanh xuân
D) Cảm xúc cùn mòn
Đáp án C
Câu 98 Căn cứ vào sự có mặt của các triệu chứng loạn thần và triệu chứng âm tính, tâm thần
phân liệt được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Triệu chứng nào đặc trưng cho thể
paranoid? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất?
A) Căng trương lực cơ
B) Ảo thanh bình phẩm
C) Mất ý trí
D) Hành vi thanh xuân
Đáp án D
Câu 99 Căn cứ vào sự có mặt của các triệu chứng loạn thần và triệu chứng âm tính, tâm thần
phân liệt được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Triệu chứng nào đặc trưng cho thể
không biệt định? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất?
A) Căng trương lực cơ chiếm ưu thế
B) Ảo thanh bình phẩm chiếm ưu thế
C) Ngôn ngữ thanh xuân chiếm ưu thế
D) Căng trương lực + ngôn ngữ thanh xuân + ảo thanh
Đáp án D
Câu Căn cứ vào sự có mặt của các triệu chứng loạn thần và triệu chứng âm tính, tâm thần
100 phân liệt được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Nhóm triệu chứng nào đặc trưng
cho thể giản đơn? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất?
A) Chỉ có triệu chứng âm tính xuất hiện ngay từ đầu
B) Triệu chứng âm tính +Ảo thanh bình phẩm trong tiền sử
C) Triệu chứng âm tính + Hoang tưởng trong tiền sử
D) Triệu chứng âm tính + Căng trương lực trong tiền sử
Đáp án A
Câu Ý định tự sát là triệu chứng hay gặp trong nhiều rối loạn tâm thần như tâm thần phân
101 liệt, trầm cảm, nghiện chất… Bệnh nhân luôn mong muốn mình chết đi. Dấu hiệu nào
đặc trưng cho ý định tự sát? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A) Chưa tự sát lần nào
B) Đã 1 lần tự sát
C) Đã 2 lần tự sát
D) Đã nhiều lần tự sát
Đáp án A
Câu Hành vi tự sát là triệu chứng hay gặp trong nhiều rối loạn tâm thần như tâm thần phân
102 liệt, trầm cảm, nghiện chất… Bệnh nhân có hành vi tự giết mình. Dấu hiệu nào đặc
trưng cho hành vi tự sát? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A) Luôn muốn mình chết đi
B) Chẩn bị dụng cụ để tự sát
C) Đã viết thư tuyệt mệnh
D) Đã uống thuốc quá liều
Đáp án D
Câu Hành vi tự sát là triệu chứng hay gặp trong nhiều rối loạn tâm thần như tâm thần phân
103 liệt, trầm cảm, nghiện chất… Bệnh nhân có hành vi tự giết mình. Dấu hiệu nào đặc
trưng cho hành vi tự sát? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A) Chẩn bị dụng cụ để tự sát
B) Luôn nghĩ cách tự sát
C) Đã cắt mạch máu ở tay
D) Lên kế hoạch tự sát
Đáp án C
Câu Thuốc an thần haloperidol có vai trò rất lớn trong điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn
104 cảm xúc lưỡng cực… Cơ chế tác dụng của thuốc an thần là gì? Hãy chọn câu trả lời
đúng nhất!
A) Ức chế dopamin
B) Hoạt hóa dopamin
C) Ức chế serotonin
D) Hoạt hóa serotonin
Đáp án A
Câu Thuốc an thần haloperidol có vai trò rất lớn trong điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn
105 cảm xúc lưỡng cực… Cơ chế tác dụng của thuốc an thần là gì? Hãy chọn câu trả lời
đúng nhất!
A) Ức chế serotonin
B) Ức chế noradrenalin
C) Ức chế dopamin
D) Ức chế histamin
Đáp án C
Câu Thuốc an thần haloperidol có vai trò rất lớn trong điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn
106 cảm xúc lưỡng cực… Tuy nhiên, thuốc an thần cũng có nhiều tác dụng phụ, khó chịu
nhất là ngoại tháp. Hãy chỉ ra triệu chứng nào sau đây là ngoại tháp? Hãy chọn câu trả
lời đúng nhất!
A) Ăn nhiều
B) Ngủ nhiều
C) Táo bón
D) Bồn chồn
Đáp án D
Câu Thuốc an thần haloperidol có vai trò rất lớn trong điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn
107 cảm xúc lưỡng cực… Tuy nhiên, thuốc an thần cũng có nhiều tác dụng phụ, khó chịu
nhất là ngoại tháp. Hãy chỉ ra triệu chứng nào sau đây là ngoại tháp? Hãy chọn câu trả
lời đúng nhất!
A) Lờ đờ
B) Cứng hàm
C) Ít nói
D) Đái dắt
Đáp án B
Câu Thuốc an thần haloperidol có vai trò rất lớn trong điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn
108 cảm xúc lưỡng cực… Tuy nhiên, thuốc an thần cũng có nhiều tác dụng phụ, khó chịu
nhất là ngoại tháp. Hãy chỉ ra triệu chứng nào sau đây là ngoại tháp? Hãy chọn câu trả
lời đúng nhất!
A) Bí đái
B) Ngủ nhiều
C) Táo bón
D) Hay cáu
Đáp án A
Câu Thuốc an thần haloperidol có vai trò rất lớn trong điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn
109 cảm xúc lưỡng cực… Liều thuốc trung bình của thuốc haloperidol là bao nhiêu? Hãy
chọn câu trả lời đúng nhất!
A) 1-2mg/ngày
B) 3-5mg/ngày
C) 6-9mg/ngày
D) 10-20mg/ngày
Đáp án D
Câu Thuốc an thần haloperidol có vai trò rất lớn trong điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn
110 cảm xúc lưỡng cực… Cách sử dụng thuốc haloperidol nào không áp dụng? Hãy chọn
câu trả lời đúng nhất!
A) Tiêm bắp
B) Tiêm tĩnh mạch
C) Uống thuốc
D) Khí dung
Đáp án D

You might also like