Tìm hiểu chiến lược Marketing mix 4P áp dụng tại nhà thuốc đạt GPP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Trường Cao Đẳng Công nghệ Y Dược Việt Nam


Năm học: 2023 - 2024

MARKETING DƯỢC
Chủ đề: Tìm hiểu chiến lược Marketing mix 4P áp
dụng tại nhà thuốc đạt GPP

GV: Nguyễn Thị Thanh Quyền


Lớp: K17D12.3
Nhóm 4: Lưu Thị Mai
Trần Thị Kiều Ny
Lê Thị Hồng Thắm
Nguyễn Thị Thiện Tâm
Nguyễn Hoàng Thu Thảo
Trần Thị Thúy Tiên
Nguyễn Thùy Trang
Tô Đặng Như Ý
Nguyễn Hà Lâm Như

0
MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................................1
NỘI DUNG 1: GIỚI THIỆU CÁC KHÁI NIỆM.....................................................................2
Chương I. Tiêu chuẩn GPP là gì? Một nhà thuốc như thế nào được xem là nhà thuốc đạt
tiêu chuẩn GPP?....................................................................................................................2
1. Tiêu chuẩn GPP là gì?...................................................................................................2
2. Các tiêu chuẩn một nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP...........................................2
Chương II. Marketing mix là gì? Chiến lược 4P trong Marketing mix?...............................3
1. Marketing mix là gì?.....................................................................................................3
2. Chiến lược 4P trong Marketing mix:............................................................................3
NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 4P ÁP DỤNG TẠI CÁC
NHÀ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN GPP.................................................................................5
Chương I. Đặt vấn đề............................................................................................................5
1. Marketing mix có phù hợp với ngành Dược hay không?..............................................5
2. Tầm quan trọng của chiến lược marketing cho nhà thuốc?...........................................5
Chương II. Chiến lược Marketing mix 4P tại các nhà thuốc đạt GPP..................................6
1. Chiến lược sản phẩm (Product).....................................................................................6
2. Chiến lược giá (Price)...................................................................................................6
3. Chiến lược phân phối (Place)........................................................................................7
4. Chiến lược xúc tiến (Promotion)...................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................9

1
NỘI DUNG 1: GIỚI THIỆU CÁC KHÁI NIỆM

Chương I. Tiêu chuẩn GPP là gì? Một nhà thuốc như thế nào được xem là
nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP?
1. Tiêu chuẩn GPP là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Thông tư 02/2018/TT-BYT giải thích như sau:
GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices”, được dịch sang
tiếng Việt là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”.
GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp
tại nhà thuốc (nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật) để bảo đảm việc sử dụng thuốc
được chất lượng, hiệu quả và an toàn.
Mỗi quầy thuốc đều bắt buộc phải có giấy chứng nhận GPP hay còn gọi là giấy phép
GPP.
2. Các tiêu chuẩn một nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-BYT Khi xây dựng một nhà thuốc đạt chứng
nhận “Thực hành tốt nhà thuốc-GPP” thì phải đạt được các tiêu chuẩn về:
2.1. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Cơ sở kinh doanh phải có diện tích tối thiểu là 10 m2.
- Không gian bố trí, trưng bày và sắp xếp sản phẩm phải đầy đủ theo quy định pháp luật.
- Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị và các phương tiện để bảo quản thuốc.
2.2. Tiêu chuẩn về hoạt động của nhà thuốc
- Thời gian tối thiểu tính từ một năm kể từ thời điểm thuốc hết hạn sử dụng phải được ghi
chép và lưu trữ đầy đủ thông tin vào sổ sách.
- Mọi hành vi lôi kéo khách hàng, quảng cáo thuốc trái phép đều bị nghiêm cấm.
- Tất cả các hoạt động mua bán thuốc, kiểm soát chất lượng, bán thuốc không kê đơn, chất
lượng và bảo quản thuốc phải được giám sát chặt chẽ. Ngoài ra các trường hợp khiếu nại về
thuốc phải được giải quyết kịp thời.
2.3. Tiêu chuẩn về nguồn lực, nhân sự
- Chủ nhà thuốc quầy thuốc phải có bằng dược sĩ trình độ đại học chính quy.
- Phải được bộ Y Tế cấp chứng chỉ hành nghề Y dược hợp pháp.
- Nhân viên làm việc tại quầy thuốc phải mặc trang phục là áo Blouse trắng, gọn gàng, sạch
sẽ và luôn luôn đeo bảng tên có đầy đủ họ tên, tuổi và chức vụ làm việc. Nhân viên bán
thuốc phải có trình độ chuyên môn chuyên ngành và có bằng dược sĩ trình độ cao đẳng chính
quy trở lên.

2
- Luôn luôn tuân thủ các đạo đức nghề nghiệp và thực hành bán thuốc theo quy định, đảm
bảo lợi ích, an toàn cho người bệnh.

Trong một quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm thuốc thì việc thực hiện
tiêu chuẩn GPP cho nhà thuốc là công đoạn cuối cùng và đảm bảo chất lượng.
Trong điều kiện các nhà máy có sự tuân thủ tốt các nguyên tắc mà lại không thực hiện
tốt GPP thì rất khó để kiểm soát được chất lượng sản phẩm đến tay người dùng thuốc.
Tất cả đều vì mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị và an toàn cho nhân dân.
Đây là những thông tin tóm tắt, để hiểu hơn rõ hơn về các quy định, và các tiêu chuẩn GPP,
mời bạn xem Thông tư 02/2018/TT-BYT, Quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
Chương II. Marketing mix là gì? Chiến lược 4P trong Marketing mix?
1. Marketing mix là gì?
Marketing mix là các chiến lược, giải pháp, chiến thuật tổng hợp từ sự nghiên cứu, tìm
tòi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách của chiến lược marketing trong hoàn
cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả bốn chính sách.
Nếu công ty biết cách phối hợp tốt các thành phần của marketing hỗn hợp sẽ mang lại
lợi ích rất lớn cho công ty:
- Hạn chế rủi ro
- Kinh doanh thuận lợi, có nhiều cơ hội phát triển
- Thu được lợi nhuận tối đa và ổn định
2. Chiến lược 4P trong Marketing mix:
4P trong Marketing là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm 4 yếu tố cơ bản:
2.1. Produce – Sản phẩm
3
Produce hay chính là sản phẩm. Sản phẩm là nền tảng đầu tiên trong chiến lược
marketing của mọi hoạt động kinh doanh, là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của người tiêu dùng. Nếu sản phẩm không tốt thì mọi nỗ lực của doanh nghiệp
đều sẽ thất bại.
Sản phẩm trong Marketing là đối tượng hữu hình (như công nghiệp sản xuất máy móc, thiết
bị) hoặc dịch vụ vô hình (như khách sạn du lịch, dịch vụ viễn thông).
→ Chiến lược sản phẩm
2.2. Price – Giá
Trong chiến lược 4P, Price là giá bán của sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Khi xác
định giá bán, chủ doanh nghiệp xác định kỹ các khoản chi phí để hoàn thiện sản phẩm: chi
phí nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển, thiết kế… để sao cho có lãi là được.
→ Chiến lược giá
2.3. Place – Phân phối
Place trong chiến lược 4P là các địa điểm mà khách hàng có thể mua được sản phẩm,
được gọi là kênh phân phối. Có hai loại kênh phân phối phổ biến là:
- Phân phối trực tiếp: nhà sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng không thông qua
trung gian nào, doanh nghiệp có cửa hàng, tổ chức đội ngũ bán hàng, website bán hàng.
- Phân phối gián tiếp: nhà sản xuất phân phối sản phẩm của mình thông qua các kênh trung
gian như siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, …
→ Chiến lược phân phối
2.4. Promotions – Quảng cáo
Chữ P thứ 4 trong chiến lược 4P là Promotion có thể hiểu là truyền thông, tiếp thị.
Đây là cách để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Các công cụ của Promotion như:
quảng cáo (quảng cáo trên truyền hình, báo đài, Internet), tiếp thị (giới thiệu sản phẩm tận
nhà, gửi catalog cho khách hàng), quan hệ công chúng (họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện),
tổ chức bán hàng, …
→ Chiến lược chiêu thị

4
NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 4P ÁP
DỤNG TẠI CÁC NHÀ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN GPP

Chương I. Đặt vấn đề


1. Marketing mix có phù hợp với ngành Dược hay không?
Marketing mix là nhân tố không thể thiếu trong Marketing Dược cũng như Marketing
nhà thuốc. Bởi lẽ mục đích của Marketing Dược cũng tương tự như những chiến lược tiếp thị
khác, đó là mang sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Không những
vậy, Marketing Dược còn được đánh giá cao hơn về mức độ phức tạp với sự kết hợp của
nhiều yếu tố từ giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển, ... cho đến việc đấu thầu thuốc
tại cơ sở y tế công, phân phối thuốc vào trong các kênh bán lẻ và thuyết phục người tiêu
dùng sử dụng thuốc. Vì vậy, nếu thiếu đi Marketing mix, các chiến lược tiếp thị sẽ khó đạt
được mục tiêu tiếp thị chung.
Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường Dược bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt với
hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước gia nhập thị trường. Bên cạnh đó, các kênh
truyền thông trong ngành Dược cũng đang ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn, đòi hỏi
các nhà thuốc cần có chiến lược phối hợp hiệu quả giữa các kênh này.
2. Tầm quan trọng của chiến lược marketing cho nhà thuốc?
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc áp dụng chiến lược marketing
đúng đắn là rất cần thiết để nhà thuốc có thể tồn tại và phát triển. Chiến lược marketing giúp
cho nhà thuốc xây dựng được hình ảnh thương hiệu, thu hút khách hàng, tăng doanh số bán
hàng, thúc đẩy sự phát triển và định vị trên thị trường.
Chiến lược marketing giúp nhà thuốc tăng cường mối quan hệ với khách hàng thông
qua việc tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chăm sóc khách hàng, tư vấn và giải
đáp thắc mắc cho khách hàng một cách chuyên nghiệp.
Điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng và đồng hành cùng nhà thuốc trong thời gian
dài. Ngoài ra, chiến lược marketing còn giúp cho nhà thuốc nắm bắt được nhu cầu của khách
hàng và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Điều này sẽ giúp nhà thuốc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự hài
lòng của khách hàng với nhà thuốc. Cuối cùng, chiến lược marketing còn giúp cho nhà thuốc
tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.
Nhà thuốc sẽ có được một hình ảnh thương hiệu rõ ràng, giá cả cạnh tranh và sự phục
vụ chuyên nghiệp, từ đó thu hút được nhiều khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng.
Tóm lại, chiến lược marketing là yếu tố quan trọng trong việc phát triển và định vị thương
hiệu của nhà thuốc trên thị trường.
Nhà thuốc nên xây dựng và thực hiện chiến lược marketing đúng đắn để tăng cường
mối quan hệ với khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng cường sự cạnh tranh
trên thị trường.

5
Chương II. Chiến lược Marketing mix 4P tại các nhà thuốc đạt GPP

1. Chiến lược sản phẩm (Product)


Chiến lược marketing mix 4P sẽ tập trung vào sản phẩm – yếu tố hàng đầu trong quá
trình tiếp thị, truyền thông. Nhất là khi thuốc là sản phẩm vô cùng đặc biệt, tác động trực tiếp
đến sức khỏe và kết quả điều trị bệnh.
- Định hình các sản phẩm dược phẩm và dịch vụ mà nhà thuốc cung cấp nhằm tạo sự
khác biệt với đối thủ. Đối với nhà thuốc gần bệnh viện, nguồn khách hàng chủ yếu đến từ
người bệnh trong viện. Vì vậy, tùy thuộc vào chuyên khoa của bệnh viện để lên danh mục
thuốc cho phù hợp. Bên cạnh danh mục hàng thiết yếu dành cho nhà thuốc, các mặt hàng
thuốc kê đơn cho các bệnh mạn tính phổ biến như đái tháo đường, tăng huyết áp, … cũng
không thể thiếu.
- Tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, được chứng nhận và tuân thủ
các quy định pháp luật. Chất lượng thuốc cần được đảm bảo từ việc lựa chọn nhà cung cấp
và các nhà sản xuất uy tín có thương hiệu. Ngoài ra, việc đánh giá và kiểm tra chất lượng sản
phẩm thường xuyên cũng là cách quan trọng để phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời.
- Tạo ra sự độc đáo và khác biệt cho sản phẩm của nhà thuốc, chẳng hạn như các dòng sản
phẩm chăm sóc sức khỏe tự nhiên, sản phẩm chất lượng cao, hoặc dịch vụ tư vấn chuyên
môn
2. Chiến lược giá (Price)
Chính sách giá cả trong ngành Dược tương đối phức tạp do chịu sự kiểm soát chặt chẽ
của các cơ quan nhà nước. Đặc biệt với nhóm thuốc kê đơn và thực phẩm chức năng. Đối với
nhóm thuốc OTC, việc kiểm soát giá sẽ tương đối thuận lợi hơn.

6
- Đặt giá cả cạnh tranh và phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu. Tuỳ vào đặc
điểm của khu dân cư như thu nhập, mức chi tiêu, lối sống và thói quen sinh hoạt, nhà thuốc
sẽ có mức giá hợp lý cho danh mục thuốc.
Ví dụ, khi mở nhà thuốc mở trong các khu đô thị cao cấp với dân cư có mức thu nhập cao và
chi tiêu nhiều cho mặt hàng chăm sóc sức khoẻ, việc lựa chọn nhãn hiệu chất lượng thuốc
cần được quan tâm hàng đầu và có thể thiết lập mức giá đảm bảo lợi nhuận với giá thuê mặt
bằng cao, cũng các chi phí quản lý khác.
Mật độ nhà thuốc mở gần bệnh viện thường cao hơn so với các khu vực khác. Để cạnh tranh,
giá cả đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cần cân đối để đảm bảo lợi nhuận
cho nhà thuốc. Có thể giảm lợi nhuận của các mặt hàng phổ biến để thu hút khách hàng và sẽ
dùng khoản lợi nhuận của các mặt hàng khác để bù lại. Nguồn cung ứng thuốc cũng là yếu tố
quan trọng quyết định giá cạnh tranh và lợi nhuận cho nhà thuốc.
- Xem xét các chiến lược giá cả như giảm giá đặc biệt cho khách hàng thân thiết, chương
trình khuyến mãi, hay chiết khấu cho khách hàng mua số lượng lớn.
Xây dựng chương trình khuyến mãi và ưu đãi là một trong những phương pháp giúp các nhà
thuốc thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Nếu chương trình kéo dài quá lâu hoặc
quá ngắn, hoặc không đưa ra đầy đủ thông tin về chương trình, có thể dẫn đến sự bất hài lòng
của khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của nhà thuốc.
Cuối cùng, các nhà thuốc sẽ đánh giá kết quả của chương trình khuyến mãi và ưu đãi để có
những điều chỉnh và cải tiến cho những lần sau. Việc đánh giá này giúp các nhà thuốc hiểu
rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng và từ đó đưa ra những chương trình khuyến
mãi và ưu đãi phù hợp hơn trong tương lai.
- Đảm bảo rằng giá cả phản ánh giá trị, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của nhà
thuốc. Cần tránh khuynh hướng hoặc thổi phồng giá trị sản phẩm dẫn đến định giá quá cao
hoặc quá thấp trong đánh giá dẫn đến định giá thấp hơn mức giá đáng ra có thể tính.
3. Chiến lược phân phối (Place)
- Xác định vị trí và cơ sở vật chất của nhà thuốc. Đánh giá lưu lượng đi lại ở vị trí nhà
thuốc và các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực để lựa chọn mặt bằng phù hợp đảm bảo
được chi phí thuê hợp lý và lưu lượng khách qua lại cao.
Khi mở nhà thuốc gần bệnh viện, có ưu thế về tệp khách hàng lớn và ổn định nhưng đối mặt
với sự cạnh tranh cũng cao. Việc tạo bộ nhận diện thương hiệu riêng cho nhà thuốc từ màu
sắc đến thương hiệu và thái độ tư vấn chuyên nghiệp và niềm nở của nhân viên bán hàng
giúp nhà thuốc dễ nhận diện và khác biệt.
- Nhà thuốc cần đảm bảo có vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận và có mặt trong khu vực gần
khách hàng mục tiêu. Một số địa điểm dễ dàng cho dự án mở nhà thuốc gồm:
 Gần ngã giao đường.
 Gần các khu vực đông dân cư.
 Gần chợ, trung tâm thương mại.
 Trên các tuyến đường lớn.
7
 Gần bệnh viện, gần phòng khám, trạm y tế…
Tuy nhiên, cần quan tâm đến chi phí khi tìm kiếm mặt bằng. Nên thuê những mặt bằng
chiếm khoảng 40% lợi nhuận dự tính của nhà thuốc. Ngoài ra, nhà thuốc nên nằm ở khu vực
càng ít cạnh tranh càng tốt. Chọn địa điểm trong khoảng bán kính 500m đổ lại với thành thị
và 1000m đối với nông thôn có không quá 4 – 5 nhà thuốc cùng tồn tại.
4. Chiến lược xúc tiến (Promotion)
Thay bằng việc ngồi và chờ đợi khách hàng tìm kiếm đến hiệu thuốc. Hãy chủ động
tiếp cận khách hàng thông qua việc quảng cáo.
- Xây dựng chiến dịch tiếp thị hiệu quả để tạo nhận thức về nhà thuốc và thu hút khách
hàng.
Đối với nhà thuốc mở gần bệnh viện, việc kết nối khách hàng vào hệ thống thông tin của nhà
thuốc giúp dễ dàng tiếp cận cho các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như tặng quà hoặc
giảm giá theo doanh số mua hàng, …
Quảng cáo bằng tờ rơi tại những địa điểm đông dân cư là lợi thế cho nhà thuốc. Lên kế
hoạch thiết kế và phát tờ rơi vào các khung giờ cao điểm hoặc phát tại các khu vực tập trung
đông người như chợ, trường học giúp nhiều người biết đến nhà thuốc hơn. Người mua hàng
thường có xu hướng tin vào lời khuyên, lời chia sẻ từ người thân, bạn bè hay những người có
tầm ảnh hưởng trong xã hội, vì vậy có một chiến lược chăm sóc và tư vấn khách hàng
chuyên nghiệp sẽ tạo danh tiếng cho nhà thuốc nhanh chóng qua truyền miệng.
- Sử dụng các kênh truyền thông như quảng cáo truyền thông, marketing trực tuyến,
quảng cáo địa phương và các chiến dịch tiếp thị trực tiếp để tiếp cận khách hàng mục
tiêu.
Đầu tiên, nhà thuốc thường sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như báo chí,
tạp chí hoặc quảng cáo trên truyền hình. Chỉ là, phương tiện này thường gặp khó khăn khi
tiếp cận khách hàng mục tiêu và chi phí rất cao.
Thay vào đó, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như quảng cáo trên Facebook,
Google, Instagram hoặc email marketing là một lựa chọn tốt hơn. Chúng không chỉ giúp nhà
thuốc tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng mà còn tiết kiệm chi phí hơn.
Cuối cùng, nhà thuốc cũng sử dụng các phương tiện marketing offline như đặt quảng cáo tại
các trạm xe buýt, bảng hiệu hay phát tờ rơi.
- Tạo nội dung tiếp thị hấp dẫn như bài viết chuyên gia, hướng dẫn sử dụng sản phẩm,
hay chia sẻ thông tin y tế hữu ích.
Ví dụ: Các buổi trò chuyện trực tuyến với chuyên gia về các loại bệnh mà người Việt hay
gặp như mỡ máu, tim mạch, rối loạn lượng đường cao, lối sống lành mạnh để chống ung
thư… Hoặc có thể cho khách hàng gặp trực tiếp các chuyên gia giúp họ có cơ hội được trao
đổi các thắc mắc, thông qua cơ hội đó, có thể lồng ghép các tờ quảng cáo, các bài giới thiệu
về các thương hiệu và sản phẩm thuốc mà nhà thuốc đang bán.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiến Phong, Thủ tục mở nhà thuốc GPP đạt chuẩn, Hội Dược Học TP.HCM.
2. Giáo trình Marketing – Quản trị kinh doanh dược
3. Đặng Sỹ Hùng (2015), Hoàn thiện chiến lược Marketing Mix của công ty Dược phẩm
Linh Đạt, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc
Gia Hà Nội
4. Tiến Phong, Xây dựng marketing nhà thuốc cho từng trường hợp thực tế, Hội Dược Học
TP.HCM.
5. Sàn dược phẩm (2023), Chiến lược kinh doanh nhà thuốc để tạo ra sự khác biệt

You might also like