Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 64

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 01 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Anh/chị hãy trình bày các cơ chế phòng vệ trong
thuyết Phân tâm học của nhà tâm lý học S. Freud. Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích các kiến thức, kỹ năng cần có
để biện hộ trong thực hành công tác xã hội với cá nhân. Liên hệ bản thân với
vai trò người biện hộ cho thân chủ trong tương lai.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

1
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 01 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Các cơ chế phòng vệ trong thuyết Phân 4 điểm Nhận biết
tâm học của nhà tâm lý học S. Freud:
- Dồn nén: Là hành động gạt bỏ ra ngoài ý 0.5 điểm
thức những cảm xúc, kinh nghiệm, suy nghĩ
không vui của chúng ta, dồn nén chúng
bằng cách tảng lờ đi, tránh đề cập đến vấn
đề đó, cho rằng nó không có, cao nhất của
cơ chế dồn nén là hiện tượng quên.
- Huyễn tưởng: Là rút lui vào thế giới mơ 0.5 điểm
mộng để những ước muốn được tạm thời
được thoả mãn.
- Thoái bộ: Là quay trở lại với những hành 0.5 điểm
vi ban sơ không phù hợp với lứa tuổi hiện
tại (khóc lóc, nhõng nhẽo, đái dầm…) khi
gặp những trắc trở trong cuộc sống.
- Thăng hoa: Là làm một việc được xã hội 0.5 điểm
chấp nhận để thay thế cho một khuynh
hướng của mình không được xã hội chấp
thuận.
- Phóng chiếu: Cá nhân có một ý tưởng hay 0.5 điểm
tình cảm nào đó và tin một cách vô thức
rằng người khác cũng có ý nghĩ và tình cảm
như mình. Thông thường cơ chế này hoàn
toàn mang tính vô thức. Con người có xu
2
hướng phóng chiếu những nét cá tính khó
ưa của mình lên người khác.
- Bù trừ (đền bù): Là khuynh hướng che
đậy một lỗi lầm, một khuyết điểm hoặc 0.5 điểm
khắc phục sự yếu kém của mình bằng cách
phát triển 1 nét tính cách hay làm một cái gì
đó để bù trừ cái đang thiếu hụt.
- Nguỵ biện (viện lý lẽ): Đưa ra những lý lẽ
không đúng sự thật nhưng hợp logic, được 0.5 điểm
xã hội chấp nhận để thanh minh, giải thích
cho hành động không tốt của mình.
- Đồng nhất hóa: Đồng nhất mình với một
cá nhân hay nhóm mà họ ngưỡng mộ hoặc 0.5 điểm
có sức mạnh, tạo cảm giác sợ hãi, không an
toàn cho chúng ta.
Ý2 * Ví dụ minh họa: Sinh viên lấy được đúng 1 điểm Thông hiểu
ví dụ về tình huống thực tiễn áp dụng các
cơ chế phòng vệ.
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Kiến thức, kỹ năng cần có để biện hộ 3 điểm Thông hiểu
trong thực hành công tác xã hội với cá
nhân:
- Thông tin: Nhân viên công tác xã hội phải 1 điểm
nắm được tài nguyên mà họ cần. Khi ta
giúp thân chủ biện hộ cho chính họ thì họ
cần có thông tin và cách sử dụng thông tin
đó
- Kỹ năng thuyết phục hay kỹ năng thương 0.5 điểm
lượng.
- Làm việc theo nấc thang: 1.5 điểm
+ Bắt đầu từ cấp thấp nhất để thân chủ tự
giải quyết vấn đề của họ.
+ Kế tiếp là nhân viên xã hội và thân chủ
cùng giải quyết vấn đề.
3
+ Bước cuối cùng là nhân viên xã hội đại
diện thân chủ để thực hiện khi cần phải đi
gặp người có chức vụ cao nếu cấp dưới
không giải quyết được. Dù nhân viên công
tác xã hội là đại diện cho thân chủ, nhưng
trong quan hệ giữa với thân chủ là quan hệ
đối tác cho nên phải để họ tham gia quyết
định, tham gia vào những bước mà họ có
thể làm được.
Ý2 * Sinh viên liên hệ được bản thân với các 2 điểm Vận dụng
yêu cầu cần có trong vai trò người biện hộ
theo các hướng sau:
- Xác định những điều bản thân đã có và 1 điểm
chưa có
- Đặt ra hướng phấn đấu đạt các yêu cầu 1 điểm
cần có của người biện hộ cho thân chủ sau
khi tốt nghiệp ra trường

4
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 02 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Vấn đàm là gì? Anh/chị hãy phân tích giai đoạn
chính và giai đoạn kết thúc trong tiến trình vấn đàm.
Câu 2 (5 điểm): Cho trường hợp thân chủ sau:
Trường hợp: Thân chủ tên P.Đ.A, 7 tuổi, là một trẻ trai bị mắc chứng
bại não được phát hiện khi hơn 1 tuổi. Nguyên nhân được bệnh viện chẩn
đoán là do tổn thương não trong lúc sinh dẫn đến khó khăn trong vận động
và giao tiếp. Thân chủ hiện đang sống cùng với mẹ và bà ngoại, bố bỏ đi
cách đây hai năm khi em lên 5 tuổi. Hoàn cảnh gia đình của thân chủ rất khó
khăn do công việc của mẹ không ổn định. Mặc dù được phát hiện sớm nhưng
đến nay thân chủ vẫn chưa được tiếp cận với bất kỳ dịch vụ can thiệp nào.
Thân chủ có khả năng nhận thức song chưa được đi học nên hiện chỉ nhận
biết được một số màu sắc, con vật, hoa quả, có khả năng hiểu được câu nói
dài từ 5-7 tiếng nhưng rất ít nói, nói khó, không thích nói chuyện, nhất là với
người lạ. Khả năng tự phục vụ kém, hầu hết các công việc đều cần có mẹ và
bà ngoại giúp đỡ do vận động khó khăn.
Yêu cầu: Dựa vào các thông tin về trường hợp trên, anh/chị hãy:
1. Xác định các vấn đề thân chủ đang gặp phải
2. Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề đã xác định cho thân chủ

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

5
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


Ngành học: Công tác xã hội
ĐỀ SỐ: 02
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Khái niệm vấn đàm: 1 điểm Nhận biết
Vấn đàm là một hình thức tác động giữa
nhân viên công tác xã hội và thân chủ
trong một cuộc nói chuyện trực tiếp, mặt
đối mặt. Đó không phải là một cuộc nói
chuyện tình cờ ngẫu nhiên mà là một hoạt
động nghề nghiệp của của nhân viên công
tác xã hội với mục đích và kế hoạch cụ
thể. Trong cuộc nói chuyện không chỉ
dừng lại ở việc hỏi đáp mà còn có sự bàn
bạc trao đổi nhằm hướng tới giúp đỡ thân
chủ giải quyết vấn đề.
Ý2 * Nội dung giai đoạn chính của cuộc vấn 1 điểm Thông hiểu
đàm:
- Định hướng và theo sát mục tiêu của 0.25 điểm
buổi tiếp cận vấn đàm.
- Khai thác các lĩnh vực cần thiết qua các 0.25 điểm
câu hỏi mở và khuyến khích đối tượng
chia sẻ thông tin.
- Thảo luận về tính chất và nguyên nhân 0.25 điểm
của vấn đề với thân chủ.
- Tỏ sự đồng cảm với thân chủ. 0.25 điểm

6
Ý3 * Nội dung giai đoạn kết thúc vấn đàm: 3 điểm Thông hiểu
- Dành thời gian cho thân chủ đặt câu hỏi 0.5 điểm
hoặc bổ sung những điều cần thiết trước
khi kết thúc buổi vấn đàm
- Thảo luận với thân chủ về những bước 0.5 điểm
tiếp theo trong tiến trình giúp đỡ.
- Giải thích cho thân chủ biết về mục đích 0.5 điểm
sử dụng những thông tin thu thập được
trong buổi tiếp cận
- Nếu có thể phải chia sẻ một số thông tin 0.5 điểm
về thân chủ với người khác thì nhân viên
công tác xã hội nên thảo luận và xin sự
đồng ý của thân chủ.
- Nếu cảm thấy cần phải gặp những người 0.5 điểm
có liên hệ với thân chủ để thu thập thêm
thông tin trong việc nhận định vấn đề thì
bàn với thân chủ để thu xếp hoặc bố trí
cuộc tiếp cận.
- Bố trí cuộc gặp mặt sắp tới với thân chủ 0.5 điểm
(nếu cần thiết).
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Sinh viên xác định được đúng các vấn 2 điểm Vận dụng
đề thân chủ đang gặp phải trong tình
huống
Ý2 * Lập được kế hoạch trợ giúp phù hợp với 3 điểm Vận dụng
thân chủ trong tình huống, trong đó thể
hiện được các khía cạnh sau:
- Xác định được các mục tiêu hướng đến 1 điểm
của kế hoạch trợ giúp thân chủ
- Mỗi mục tiêu cần phải:
+ Mô tả khái quát các hoạt động sẽ thực 0.4 điểm
hiện để đạt được mục tiêu
+ Người tham gia thực hiện 0.4 điểm
+ Thời gian thực hiện 0.4 điểm
7
+ Nguồn lực cần thiết để thực hiện 0.4 điểm
+ Kết quả dự kiến 0.4 điểm

8
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 03 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Tham vấn là gì? Anh/chị hãy trình bày nội dung bước
tiếp xúc ban đầu trong tiến trình tham vấn với cá nhân.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích nội dung nguyên tắc giữ bí
mật trong thực hành công tác xã hội với cá nhân. Từ đó áp dụng để giải
quyết yêu cầu đối với tình huống thực tiễn sau:
Tình huống: Trong buổi đầu tiên làm việc với thân chủ, để khuyến
khích thân chủ chia sẻ thông tin, nhân viên công tác xã hội nói với thân chủ
rằng: “Tôi đảm bảo sẽ giữ bí mật tuyệt đối những thông tin mà anh/chị/em…
chia sẻ với tôi”.
Yêu cầu:
1. Nhận định câu nói của nhân viên công tác xã hội trong tình huống
này là đúng hay sai?
2. Đưa ra những lý lẽ để giải thích cho nhận định của mình.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

9
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 03 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Khái niệm tham vấn: 1 điểm Nhận biết
Tham vấn là một quá trình tác động qua
lại giữa nhà tham vấn và các đối tượng
phục vụ (bao gồm các cá nhân, gia đình,
nhóm....) nhằm giúp đỡ họ giải quyết,
ngăn chặn những vấn đề gây ảnh hưởng
xấu tới cuộc sống của họ.
Ý2 * Nội dung bước tiếp xúc ban đầu trong 4 điểm Nhận biết
tiến trình tham vấn cá nhân:
- Đây là buổi gặp mặt đầu tiên giữa nhân 1 điểm
viên công tác xã hội và thân chủ, là giai
đoạn quan trọng để thiết lập mối quan hệ
tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, vì buổi
tiếp xúc đầu tiên thường có tính chất
quyết định để có buổi tham vấn tiếp theo
hay không.
- Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với 0.3 điểm
đối tượng trong buổi tiếp xúc ban đầu cần
chú ý:
+ Bối cảnh tiến hành tham vấn phải tạo 0.3 điểm
cảm giác ấm cúng, tin tưởng
+ Giới thiệu bản thân với đối tượng như 0.3 điểm
một người chuyên môn, có hiểu biết, có
10
học thức và có khả năng giúp đỡ người
khác
+ Tôn trọng đối tượng 0.3 điểm
+ Nhận thức được những giới hạn cá nhân 0.3 điểm
(trí tuệ và tình cảm)
+ Giữ bình tĩnh, kiên trì, đặc biệt là với 0.3 điểm
những đối tượng kiêu ngạo và không hợp
tác
+ Chú ý âm giọng, những biểu hiện phi 0.3 điểm
ngôn ngữ, cách dùng từ...
+ Lắng nghe một cách tích cực 0.3 điểm
+ Cho phép thân chủ nói về những vấn đề 0.3 điểm
của họ để họ cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Hiểu biết và đánh giá đúng những cảm 0.3 điểm
xúc của thân chủ
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Nội dung nguyên tắc giữ bí mật trong 3 điểm Thông hiểu
thực hành công tác xã hội với cá nhân:
- Mỗi cá nhân có quyền sở hữu những vấn 0.75 điểm
đề thuộc về bản thân họ, vì vậy thông tin
thân chủ nói ra với nhân viên công tác xã
hội phải được bảo đảm giữ bí mật và thân
chủ có quyền trông đợi một mối quan hệ
tin tưởng giữa thân chủ và nhân viên công
tác xã hội dựa trên các chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp.
- Việc giữ bí mật cho thân chủ thể hiện sự 0.75 điểm
tôn trọng tính riêng tư, sự bảo vệ và ủng
hộ thân chủ. Sự bảo mật khuyến khích
thân chủ tin tưởng, chia sẻ vấn đề của
mình và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
giữa với nhân viên công tác xã hội.
- Để giữ bí mật thì nhân viên công tác xã 0.75 điểm
hội phải thực hiện như sau:
11
+ Chia sẻ thông tin với thân chủ ở nơi kín
đáo, không bị người khác nghe thấy và
quấy rầy.
+ Lưu giữ hồ sơ an toàn, tránh để bị lộ
hoặc mất dữ liệu, thông tin không liên
quan tới quá trình trợ giúp thì không lưu.
+ Nói trước cho thân chủ biết nguyên tắc
bảo mật và những ngoại lệ.
- Nhân viên công tác xã hội chỉ được tiết 0.75 điểm
lộ thông tin khi:
+ Được thân chủ cho phép
+ Vấn đề thân chủ chia sẻ đe dọa đến thân
chủ và người khác.
+ Khi bị gọi ra tòa chất vấn về chính vấn
đề này.
Ý2 * Sinh viên tự đưa ra nhận định của mình 2 điểm Vận dụng
cùng những dẫn chứng giải thích cho
nhận định đó phù hợp theo các hướng
sau:
- Khẳng định nhân viên công tác xã hội 0.5 điểm
nói như vậy là đúng nhưng chưa đủ.
- Giải thích:
+ Đúng: Thông báo cho thân chủ biết việc 0.75 điểm
giữ bí mật là nguyên tắc nghề nghiệp của
nhân viên công tác xã hội
+ Chưa đủ: Không nói cho thân chủ về 0.75 điểm
giới hạn của việc giữ bí mật (có những
ngoại lệ trong việc đảm bảo giữ bí mật).

12
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 04 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Anh/chị hãy liệt kê các bước trong tiến trình tham
vấn với cá nhân. Trình bày nội dung bước đánh giá vấn đề trong tiến trình
tham vấn đó.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân biệt giữa nghe và lắng nghe. Phân
tích tác dụng của lắng nghe, từ đó liên hệ vào quá trình thực hành công tác
xã hội với cá nhân.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

13
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 04 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Liệt kê các bước trong tiến trình tham 1 điểm Nhận biết
vấn với cá nhân:
- Tiếp xúc ban đầu 0.2 điểm
- Đánh giá vấn đề 0.2 điểm
- Xác định các giải pháp và lựa chọn các 0.2 điểm
chương trình hành động
- Thực hiện chương trình hành động 0.2 điểm
- Đánh giá và tổng kết 0.2 điểm
Ý2 * Nội dung bước đánh giá vấn đề trong 4 điểm Nhận biết
tiến trình tham vấn với cá nhân:
- Thu thập thông tin để tìm ra thực chất 0.4 điểm
của vấn đề và giúp thân chủ hiểu tình
huống và vấn đề của họ:
+ Vấn đề chính của thân chủ là gì? Mức 0.4 điểm
độ nghiêm trọng của vấn đề?
+ Vấn đề xảy ra như thế nào? Những ai 0.4 điểm
liên quan tới vấn đề đó?
+ Nguyên nhân của vấn đề đã được thân 0.4 điểm
chủ giải quyết như thế nào?
+ Thân chủ tích cực hay thụ động trong 0.4 điểm
đối phó với vấn đề...
- Để đánh giá được vấn đề của thân chủ 0.4 điểm
cần:

14
+ Lắng nghe thận trọng khi thân chủ trình 0.4 điểm
bày vấn đề, chú ý hành vi ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ của thân chủ
+ Thỉnh thoảng phản ánh lại cảm xúc và ý 0.4 điểm
kiến quan trọng trong các vấn đề của thân
chủ, hướng đối tượng tập trung đi vào chủ
đề nếu họ đi lạc đề
+ Đôi lúc im lặng thể hiện sự kiên trì và 0.4 điểm
cho phép thân chủ thể hiện được cảm xúc
của họ
+ Thỉnh thoảng tóm tắt ý kiến thân chủ 0.4 điểm
trình bày...
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe: 2 điểm Thông hiểu
Nghe:
- Nghe là một hoạt động sinh lý xảy ra 0.25 điểm
khi các sóng âm thanh chạm vào màng tai
của chúng ta.
- Nghe là hoạt động mang tính thụ động. 0.25 điểm
Người nghe không phải đầu tư, tiêu hao
năng lượng để nghe.
Lắng nghe:
- Lắng nghe là sự tập trung cao độ để 0.5 điểm
nghe và hiểu người đối thoại với mình.
Lắng nghe chính là sự đi theo những suy
nghĩ, cảm xúc của đối tác và hiểu cái mà
họ nói và họ nghĩ, họ cảm nhận theo quan
điểm, giá trị của họ, theo khung quy
chiếu của họ.
- Lắng nghe là một tiến trình phức tạp và 1 điểm
chủ động liên quan đến các khía cạnh
sinh lý, tâm lý và nhận thức bao gồm:
+ Sự chú ý, tiếp nhận thông điệp của
người nghe
15
+ Hiểu những thông điệp
+ Chọn lọc, giải thích những thông điệp
+ Ghi nhớ các thông điệp đó
+ Phản hồi các thông điệp đó…
Ý2 * Tác dụng của lắng nghe: 1.5 điểm Thông hiểu
- Lắng nghe nhằm thu thập thông tin từ 0.3 điểm
người nói
- Nhằm hỗ trợ, ủng hộ người nói 0.3 điểm
- Nhằm hài lòng người nói 0.3 điểm
- Nhằm chia sẻ cảm xúc với người nói 0.3 điểm
- Nhằm hợp tác cùng nhau để phát triển 0.3 điểm
và để giải quyết mâu thuẫn nảy sinh.
Ý3 * Liên hệ được tác dụng của lắng nghe 1.5 điểm Vận dụng
trong thực hành công tác xã hội với cá
nhân theo các định hướng sau:
- Lắng nghe sẽ phát triển mối quan hệ 0.5 điểm
giữa nhân viên công tác xã hội và thân
chủ
- Lắng nghe cũng là cách tạo lập sự tin 0.5 điểm
tưởng của thân chủ với nhân viên công
tác xã hội
- Lắng nghe là cách thu thập thông tin 0.5 điểm
nhiều nhất.

16
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 05 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Anh/chị hãy trình bày một số vai trò của nhân viên
công tác xã hội trong thực hành công tác xã hội với cá nhân. Lấy ví dụ minh
họa cho các vai trò đó.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích nội dung bước nhận diện vấn
đề trong tiến trình công tác xã hội với cá nhân. Từ đó áp dụng vào nhận diện
vấn đề mà thân chủ trong tình huống sau đang gặp phải:
Tình huống : Thân chủ tên N.T.T, 13 tuổi, đang học lớp 7. Mẹ thân
chủ mất cách đây gần 2 năm, bố bỏ đi khi em mới được 3 tháng tuổi. Ông bà
ngoại đã mất. Hiện thân chủ đang ở cùng với gia đình bác gái ruột. Bác gái
và hai anh chị con bác đều đối xử với T khá tốt, thậm chí bác gái còn rất
thương T vì nghĩ T bị thiệt thòi. Ngược lại bác rể lại rất ghét T do bất đắc dĩ
phải nhận nuôi em. Tuy nhiên cách đây 2 tuần người bác rể này lại có hành
động khá thân mật với T như đứng gần, vuốt má, chạm tay vào eo của em
những lúc không có ai ở nhà. Dạo gần đây tâm lý của em có vẻ bất ổn. Em
thường xuyên mất tập trung, học hành sa sút và bị cô giáo nhắc nhở. Thân
chủ cũng thường xuyên bị bạn bè trêu chọc vì hoàn cảnh gia đình khiến em
mặc cảm, tự ti nên rất ít giao tiếp, tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung
quanh.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

17
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 05 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Vai trò giáo dục: Vai trò giáo dục của 1 điểm Nhận biết
nhân viên công tác xã hội là rất quan
trọng. Trong vai trò này, nhân viên công
tác xã hội sẽ đứng ở vị trí là người giáo
viên với nhiệm vụ chính là truyền đạt và
phổ biến thông tin, tri thức và phát triển
các kỹ năng cho đối tượng trợ giúp của
mình, chuyển các thông tin một cách tốt
nhất đến đối tượng hoặc thực hiện các vai
trò giáo dục khác nhau trong quá trình
giúp đối tượng giải quyết vấn đề.
Ý2 * Vai trò nối kết nguồn lực (môi giới): 1 điểm Nhận biết
Vai trò kết nối nguồn lực là nối kết đối
tượng với các nguồn lực bên ngoài. Để
thực hiện vai trò này, nhân viên xã hội
phải biết nguồn lực của xã hội, đánh giá
nhu cầu của đối tượng đối với các nguồn
lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.
Nhân viên xã hội phải hết sức năng động,
sáng tạo trong việc tìm nguồn tài nguyên
và tạo nên mối liên kết giữa đối tượng với
nguồn tài nguyên đó.

18
Ý3 * Vai trò người tạo thuận lợi: Bằng những 1 điểm Nhận biết
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên
môn của bản thân, nhân viên công tác xã
hội sẽ tạo điều kiện cho đối tượng tham
gia vào quá trình tự giải quyết vấn đề của
chính họ từ khâu: bàn bạc ra quyết định,
lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và lượng
giá. Qua đó giúp thân chủ nâng cao được
năng lực và kỹ năng ứng phó của bản
thân.
Ý4 * Vai trò biện hộ: Nhân viên công tác xã 1 điểm Nhận biết
hội thực hiện vai trò này với quyền thân
chủ trao. Khi đảm nhiệm vai trò này,
nhân viên Công tác xã hội sẽ đại diện cho
nhu cầu của đối tượng, biện hộ cho đối
tượng trong những trường hợp liên quan
đến bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng
mà các quyền và lợi ích này đã được pháp
luật ghi nhận hoặc được xã hội thừa nhận
Ý5 * Ví dụ minh họa: Mỗi vai trò, sinh viên 1 điểm Thông hiểu
lấy được 01 ví dụ minh họa đúng với vai
trò đó
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Nội dung bước nhận diện vấn đề trong 3 điểm Thông hiểu
tiến trình công tác xã hội với cá nhân:
- Đây là giai đoạn đóng vai trò quan trọng 0.75 điểm
trong cả quá trình và kết quả của nó là sự
định hướng cho tất cả các bước tiếp theo,
bởi nếu nhận diện đúng sẽ dẫn tới chẩn
đoán và cách trợ giúp đúng. Giai đoạn
này bao gồm:
- Thu thập các dữ liệu, thông tin liên quan 0.75 điểm
để tìm hiểu hoàn cảnh và vấn đề (thông
qua tiếp xúc ban đầu: quan sát tính cách,
19
hành động, cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc,
cách xử sự với nhân viên công tác xã hội;
vấn đàm thân chủ và những người xung
quanh; vãng gia…).
- Phân tích các thông tin, dữ liệu để xác 0.75 điểm
định tính chất, đặc điểm của vấn đề,
nguyên nhân, yếu tố tác động, mức độ
trầm trọng của vấn đề…).
- Kết hợp ghi chép, lưu giữ những thông 0.75 điểm
tin cần thiết về thân chủ và vấn đề. Qua
đó, nhân viên công tác xã hội tổng kết và
đưa ra những nhận diện ban đầu về vấn đề
thân chủ đang gặp phải.
Ý2 * Sinh viên nhận diện được đúng các vấn 2 điểm Vận dụng
đề thân chủ đang gặp phải dựa vào những
dữ kiện trong tình huống đã cho.

20
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 06 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Thế nào là công tác xã hội với cá nhân? Anh/chị hãy
liệt kê các bước trong tiến trình công tác xã hội với cá nhân. Phân tích nội
dung bước thu thập thông tin/ dữ liệu trong tiến trình đó.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích thành tố Tổ chức xã hội nơi
nhân viên xã hội công tác. Liên hệ bản thân với tư cách là nhân viên xã hội
trong tương lai.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

21
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 06 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Khái niệm công tác xã hội với cá nhân: 1 điểm Nhận biết
Công tác xã hội với cá nhân là một
phương pháp can thiệp của công tác xã
hội, được nhân viên công tác xã hội sử
dụng để trợ giúp những cá nhân có vấn đề
khó khăn thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy bằng
nguồn lực của chính họ.
Ý2 * Liệt kê các bước trong tiến trình công 1 điểm Nhận biết
tác xã hội với cá nhân:
- Tiếp cận thân chủ 0.1 điểm
- Nhận diện vấn đề 0.1 điểm
- Thu thập thông tin/dữ liệu 0.2 điểm
- Chẩn đoán 0.1 điểm
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề 0.2 điểm
- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề 0.2 điểm
- Lượng giá 0.1 điểm
Ý3 * Nội dung bước thu thập thông tin/ dữ 3 điểm Thông hiểu
liệu trong tiến trình công tác xã hội với cá
nhân:
- Các nguồn thu thập thông tin:
+ Nguồn thông tin trực tiếp từ chính thân 0.5 điểm
chủ (lời kể, hành vi, cử chỉ, điệu bộ…).
+ Những người có quan hệ thân thiết với
22
thân chủ như: gia đình, bạn bè thân, đồng 0.5 điểm
nghiệp, hàng xóm…
+ Tài liệu, hồ sơ về thân chủ có liên quan
đến vấn đề. 0.5 điểm
+ Các trắc nghiệm tâm lý để xác định
chức năng xã hội, nguyên nhân thông tin 0.5 điểm
tiềm ẩn mà quan sát bình thường không
có được của thân chủ.
- Mục đích của việc thu thập dữ liệu này
là giúp cho nhân viên công tác xã hội 1 điểm
hiểu được hoàn cảnh gia đình, nguyên
nhân của vấn đề, môi trường sống của
thân chủ,…, từ đó đi đến đánh giá và
chẩn đoán về vấn đề của thân chủ
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Thành tố Tổ chức xã hội nơi nhân viên 2 điểm Thông hiểu
xã hội công tác trong công tác xã hội cá
nhân:
- Đây là nơi cung cấp các dịch vụ và tài 0.5 điểm
nguyên bên ngoài mà cá nhân, hoặc gia
đình không có.
- Tổ chức xã hội nơi nhân viên xã hội 0.75 điểm
công tác có thể là:
+ Cơ quan thuộc chính phủ, ngoài chính
phủ
+ Cơ quan nhà nước hoặc cơ quan tư
nhân
+ Cơ quan đa chức năng với nhiều bộ
phận hay cơ quan chỉ có 1 chức năng duy
nhất.
- Mỗi tổ chức xã hội đều có triết lý hoạt 0.75 điểm
động và chức năng riêng biệt phục vụ cho
một hay nhiều loại đối tượng thân chủ,
các dịch vụ cung cấp hỗ trợ đều nằm
23
trong phạm vi chức năng và tài nguyên
giới hạn của mình.
Ý2 * Liên hệ bản thân: Sinh viên trình bày 3 điểm Vận dụng
suy nghĩ của bản thân theo các hướng
sau:
- Xác định loại hình cơ quan/tổ chức bản 0.5 điểm
thân dự định sẽ làm việc trong tương lai
- Đưa ra lý do lựa chọn làm việc trong cơ 1.25 điểm
quan/tổ chức đó
- Đặt ra mục tiêu phấn đấu để đạt được 1.25 điểm
dự định của mình

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

24
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 07 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Công tác xã hội cá nhân là gì? Anh/chị hãy phân tích
nội dung bước lượng giá trong tiến trình công tác xã hội với cá nhân.
Câu 2 (5 điểm): Cho trường hợp thân chủ sau:
Trường hợp : Thân chủ tên L.V.Đ, 12 tuổi, đang học lớp 6 bị tật khèo
bẩm sinh mức độ nhẹ mặc dù đi lại vận động được nhưng không làm được
các việc nặng nhọc, đòi hỏi sự khéo léo. Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó
khăn, bố mẹ đều làm nông nghiệp, các anh chị trên Đ đều phải bỏ học sớm
để đi làm thuê hoặc đi làm nương cùng bố mẹ nên cũng ít quan tâm đến em.
Em cảm thấy buồn và cô đơn khi thường xuyên phải ở nhà một mình vì
không có người trò chuyện. Đ nhiều năm liền là học sinh giỏi, rất thích được
đi học nhưng lại đang có ý định bỏ học vì lo bố mẹ vất vả. Đ rất ít giao tiếp,
tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung quanh, không dám tham gia các hoạt
động vì sợ các bạn chê cười. Em luôn có cảm giác bị bạn bè xa lánh, cảm
giác mình là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Yêu cầu: Dựa vào các thông tin về trường hợp trên, anh/chị hãy:
1. Xác định các vấn đề thân chủ đang gặp phải
2. Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề đã xác định cho thân chủ

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
25
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 07 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Khái niệm công tác xã hội với cá nhân: 1 điểm Nhận biết
Công tác xã hội với cá nhân là một
phương pháp can thiệp của công tác xã
hội, được nhân viên công tác xã hội sử
dụng để trợ giúp những cá nhân có vấn
đề khó khăn thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy
bằng nguồn lực của chính họ.
Ý2 * Nội dung bước lượng giá trong tiến 4 điểm Thông hiểu
trình công tác xã hội với cá nhân:
- Mục đích lượng giá: 1 điểm
+ Lượng giá là xem xét, nhìn nhận lại
toàn bộ những hoạt động đã thực hiện
trong tiến trình công tác xã hội với cá
nhân.
+ Lượng giá giúp cho nhân viên công tác
xã hội và thân chủ xác định được kết quả
của tiến trình thực hiện hoạt động trợ
giúp.
- Những vấn đề cần lượng giá: 1 điểm
+ Các mục đích, mục tiêu đặt ra có đạt
được hay không? Mức độ đạt được như
thế nào?
+ Hoạt động nào đưa tới kết quả mong
muốn và hoạt động nào không? Tại sao?

26
+ Ai đã tham gia vào hoạt động? Mức độ
tham gia như thế nào?
+ Phương pháp nào đã được sử dụng?
Kết quả của mỗi phương pháp như thế
nào?
+ Các nguồn hỗ trợ đã được sử dụng? Sử
dụng như thế nào?...
- Cách thức và thời điểm lượng giá: 1 điểm
+ Lượng giá là một hoạt động liên tục và
thường xuyên trong quá trình thực hiện
kế hoạch, dù nó là một bộ phận của tiến
trình công tác xã hội với cá nhân. Khi các
cuộc lượng giá định kỳ cho thấy có sự
tiến bộ thì tiếp tục thực hiện và ngược lại
nếu không tiến triển thì phải thay đổi
phương pháp trợ giúp.
+ Kết thúc quá trình trợ giúp là khi vấn
đề của thân chủ đã được giải quyết hoặc
sự hiện diện của nhân viên công tác xã
hội không còn cần thiết hoặc không thay
đổi được vấn đề.
- Một số lưu ý khi kết thúc quá trình trợ 1 điểm
giúp:
+ Nới lỏng mối quan hệ đã có giữa thân
chủ và nhân viên công tác xã hội
+ Nhấn mạnh những thành tích mà thân
chủ đã đạt được để động viên, khuyến
khích họ, giúp họ có thêm sức mạnh để
đối phó với những khó khăn có thể có về
sau.
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Sinh viên xác định được đúng các vấn 2 điểm Vận dụng
đề thân chủ trong tình huống đang gặp
phải
27
Ý2 * Lập được kế hoạch trợ giúp phù hợp 3 điểm Vận dụng
với thân chủ trong tình huống, trong đó
thể hiện được các khía cạnh sau:
- Xác định được các mục tiêu hướng đến 1 điểm
của kế hoạch trợ giúp thân chủ
- Mỗi mục tiêu cần phải:
+ Mô tả khái quát các hoạt động sẽ thực 0.4 điểm
hiện để đạt được mục tiêu
+ Người tham gia thực hiện 0.4 điểm
+ Thời gian thực hiện 0.4 điểm
+ Nguồn lực cần thiết để thực hiện 0.4 điểm
+ Kết quả dự kiến 0.4 điểm

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

28
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 08 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Công tác xã hội cá nhân là gì? Anh/chị hãy liệt kê
các bước trong tiến trình công tác xã hội với cá nhân. Phân tích nội dung
bước chẩn đoán trong tiến trình đó.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy vận dụng kiến thức về các nguyên tắc
hành động trong thực hành công tác xã hội với cá nhân để giải quyết yêu cầu
đối với tình huống sau:
Tình huống: Một nhân viên công tác xã hội đã trợ giúp thân chủ được
3 tháng, khách hàng là người khác giới. Trong quá trình trợ giúp, nhân viên
công tác xã hội này cảm thấy rất vui về những giờ làm việc cùng thân chủ.
Thờ gian gần đây, nhân viên công tác xã hội này cảm giác rằng thời gian
làm việc cùng thân chủ trôi đi rất nhanh. Khi thân chủ chia sẻ, đôi lúc nhân
viên xã hội này cảm thấy đầu óc lâng lâng và không theo kịp điều thân chủ
chia sẻ.
Yêu cầu: Xác định nhân viên công tác xã hội trong tình huống này có
vi phạm nguyên tắc hành động trong thực hành công tác xã hội cá nhân
không? Nếu có thì vi phạm nguyên tắc nào? Giải thích vì sao?

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

29
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 08 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Khái niệm công tác xã hội với cá nhân: 1 điểm Nhận biết
Công tác xã hội với cá nhân là một
phương pháp can thiệp của công tác xã
hội, được nhân viên công tác xã hội sử
dụng để trợ giúp những cá nhân có vấn đề
khó khăn thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy bằng
nguồn lực của chính họ.
Ý2 * Liệt kê các bước trong tiến trình CTXH 1.5 điểm Nhận biết
với cá nhân:
- Tiếp cận thân chủ 0.2 điểm
- Nhận diện vấn đề 0.2 điểm
- Thu thập thông tin/dữ liệu 0.2 điểm
- Chẩn đoán 0.2 điểm
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề 0.3 điểm
- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề 0.2 điểm
- Lượng giá 0.2 điểm
Ý3 * Nội dung bước chẩn đoán trong tiến 2.5 điểm Thông hiểu
trình công tác xã hội với cá nhân:
- Trong bước này, nhân viên công tác xã
hội cần phải:
+ Xem xét tính chất của vấn đề và những 0.5 điểm
trục trặc của nó trên cơ sở các dữ liệu thu
nhận được

30
+ Chỉ ra nguyên nhân hay nhân tố dẫn 0.5 điểm
đến khó khăn
+ Xem xét có thể giảm bớt những khó 0.5 điểm
khăn này thông qua những nguồn lực nào
(nguồn lực bên trong hay những nguồn
lực bên ngoài của thân chủ).
- Khi hoàn thành cuộc thẩm định tình 1 điểm
huống có vấn đề và cá nhân liên quan
trong đó, nhân viên xã hội làm ngay một
kế hoạch trị liệu cho dù đây mới chỉ là kế
hoạch tạm thời.
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Sinh viên khẳng định nhân viên công 0.5 điểm Vận dụng
tác xã hội trong tình huống này có vi
phạm các nguyên tắc hành động trong
thực hành công tác xã hội với cá nhân
Ý2 * Vi phạm nguyên tắc xây dựng mối quan 2.25 điểm Vận dụng
hệ nghề nghiệp với thân chủ:
- Đưa ra được tên nguyên tắc 0.75 điểm
- Giải thích đúng được lý do vi phạm 1.5 điểm
Ý3 * Vi phạm nguyên tắc nhân viên công tác 2.25 điểm Vận dụng
xã hội ý thức về mình:
- Đưa ra được tên nguyên tắc 0.75 điểm
- Giải thích được đúng lý do vi phạm 1.5 điểm

31
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 09 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Trong thực hành công tác xã hội với cá nhân cần tuân
thủ những nguyên tắc hành động cơ bản nào? Anh/chị hãy phân tích nguyên
tắc tôn trọng quyền tự quyết định của thân chủ.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích nội dung lý thuyết hành vi. Từ
đó chỉ ra tính ứng dụng của lý thuyết này trong thực hành công tác xã hội
với cá nhân.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

32
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 09 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Liệt kê những nguyên tắc hành động cơ 1 điểm Nhận biết
bản cần tuân thủ trong thực hành công tác
xã hội cá nhân:
- Cá nhân hóa 0.1 điểm
- Chấp nhận thân chủ 0.1 điểm
- Tôn trọng quyền tự quyết định của thân 0.2 điểm
chủ
- Thân chủ tham gia giải quyết vấn đề 0.2 điểm
- Giữ bí mật 0.1 điểm
- Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa 0.2 điểm
nhân viên xã hội và thân chủ
- Nhân viên xã hội ý thức về mình. 0.1 điểm
Ý2 * Nội dung nguyên tắc Tôn trọng quyền tự 4 điểm Thông hiểu
quyết định của thân chủ:
- Mỗi cá nhân có quyền tự quyết định 1 điểm
những vấn đề thuộc về cuộc đời của họ
- Sự tự quyết cùng sự tự do trong những 1 điểm
quyết định của thân chủ cũng có những
giới hạn riêng của nó. Đó không phải là
một quyền tuyệt đối. Quyết định mà thân
chủ đưa ra phải ở trong những chuẩn mực
hành vi mà xã hội có thể chấp nhận được,
không làm ảnh hưởng, thậm chí gây tổn hại

33
đến người khác và bản thân họ.
- Thân chủ với tư cách là người ra quyết 1 điểm
định phải tự chịu trách nhiệm thực hiện và
gánh lấy những hậu quả (nếu xảy ra) từ
những quyết định của chính mình.
- Nhân viên công tác xã hội không được 1 điểm
đưa ra những quyết định, lựa chọn hay
vạch kế hoạch giúp thân chủ, mà chỉ có thể
giúp thân chủ đưa ra những hướng giải
pháp để thân chủ tự quyết định mà thôi.
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Nội dung lý thuyết hành vi: 4 điểm Thông hiểu
- Các nhà tâm lý học hành vi không đi mô 0,5 điểm
tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ
đi nghiên cứu hành vi của cá thể. Các nhà
tâm lý học hành vi quan niệm rằng: “Bất
kỳ cái gì một người làm là hành vi, còn cái
gì một người có là nét tính cách”. Họ cũng
cho rằng: hành vi của con người là có thể
thay đổi và điều chỉnh được thông qua tập
luyện, học hỏi và tiếp thu những khuôn
mẫu hành vi mới.
- Theo các nhà tâm lý học hành vi cổ điển, 1.75 điểm
đại diện tiêu biểu là J.Watson đã đưa ra
công thức cho lý thuyết này như sau:
S - R
(Kích thích) (Phản ứng)
Với công thức trên, các nhà tâm lý học
thuộc trường phái hành vi cổ điển khẳng
định rằng: cứ có kích thích là sẽ có phản
ứng đáp lại. Hành vi con người là do ngoại
cảnh quyết định, có thể quan sát và nghiên
cứu một cách khách quan từ đó có thể điều
chỉnh hành vi theo phương pháp “thử -
34
Sai”. Tuy nhiên chủ nghĩa hành vi cổ điển
đã bộc lộ những hạn chế như: quan niệm
một cách cơ học, máy móc về hành vi con
người, đánh đồng hành vi của con người
với hành vi của con vật, coi hành vi chỉ là
những phản ứng máy móc nhằm đáp ứng
kích thích, giúp cơ thể thích nghi với môi
trường xung quanh, đồng nhất phản ứng
với nội dung tâm lý bên trong làm mất tính
xã hội.
- Về Sau các đại biểu của chủ nghĩ hành vi 1.75 điểm
mới như: Skinner, Miler, Huler...có đưa
thêm vào công thức S – R những biến số
trung gian để khắc phục những hạn chế của
thuyết hành vi cổ điển như: nhu cầu, trạng
thái chờ đón, kinh nghiệm sống của con
người... Vì thế công thức của chủ nghĩa
hành vi mới được cải biến như sau:
S - R
(Kích thích)(Biến số trung gian)(Phản ứng)
Với công thức trên thì:
+ Cùng một kích thích tác động lên những
cá thể khác nhau sẽ cho ra phản ứng khác
nhau
+ Cùng một kích thích tác động lên cùng
một người ở những thời điểm khác nhau sẽ
cho ra những phản ứng khác nhau
Tuy nhiên về cơ bản chủ nghĩa hành vi mới
vẫn mang tính máy móc và thực dụng của
chủ nghĩa hành vi cổ điển J.Watson.
Ý2 * Chỉ ra được ứng dụng lý thuyết hành vi 1 điểm Vận dụng
trong thực hành công tác xã hội với cá
nhân: Cách tiếp cận hành vi sẽ hướng nhân
viên công tác xã hội trợ giúp thân chủ thay
35
đổi được hành vi hiện tại không thích ứng
bằng cách tác động trực tiếp lên ứng xử
lệch lạc của thân chủ và giúp thân chủ học
hỏi được những khuôn mẫu hành vi mới
hiệu quả hơn.

36
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 10 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Quan sát là gì? Anh/chị hãy trình bày các nội dung
cần quan sát trong thực hành công tác xã hội với cá nhân.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích cấu trúc nhân cách theo thuyết
Phân tâm học của nhà tâm lý học S. Freud. Từ đó vận dụng vào phân tích
cấu trúc nhân cách của chàng trai trong tình huống dưới đây:
Tình huống: Một đôi nam nữ đang ngồi ăn tối với nhau trong một
quán thơ mộng bên hồ. Chàng trai vừa ăn vừa ngắm nhìn cô gái và không
ngớt lời thì thầm khen cô gái đẹp. Anh ta lúc này rất muốn được cầm tay,
ôm hôn cô gái … Nhưng lý trí của anh ta lại mách bảo anh ta rằng không
được làm như vậy, hãy là một người lịch sự. Sau đó, khi cô gái than thở rằng
người bạn gái cùng phòng mấy hôm nay về quê làm cô thấy trống trải trong
lòng thì chàng trai đã đưa cô gái về nhà và ở lại qua đêm vì không nỡ để cô
ấy một mình.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

37
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 10 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Khái niệm quan sát: 1 điểm Nhận biết
Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của
người, vật hay tình huống. Trong bối cảnh
của công tác xã hội cá nhân, mục đích là
sử dụng những dữ kiện quan sát được để
hiểu thân chủ và hoàn cảnh của anh ta.
Ý2 * Nội dung cần quan sát trong thực hành 4 điểm Nhận biết
công tác xã hội với cá nhân:
- Dáng vẻ bên ngoài của thân chủ: Quần 1 điểm
áo thân chủ mặc và mức độ sạch sẽ, dáng
người, đầu tóc, trang điểm, trang sức ...
- Những biểu hiện qua nét mặt: Những 1 điểm
cảm nghĩ như buồn, giận và thù địch
không cần sự diễn đạt thành lời để biểu
thị chúng; sẽ có những dấu hiệu mách bảo
hiện lên khuôn mặt cho biết những cảm
nghĩ che dấu.
- Điệu bộ, cử chỉ, tư thế ngồi, giọng nói 1 điểm
cùng các cử động cơ thể khác của thân
chủ để có thể nắm bắt được những tâm tư,
cảm xúc và những dấu hiệu của sự lo
lắng, bất an... Nhờ đó nhân viên công tác
xã hội có thể tự mình biết được cách đáp

38
ứng thích hợp.
- Quan sát những gì ngoài những cái đã 1 điểm
rõ: Những phạm vi quan sát của nhân viên
công tác xã hội mở rộng ra ngoài những
gì đã nhìn/nghe thấy thấy ở thân chủ như:
ứng xử của thân chủ với mọi người, môi
trường sống của thân chủ thông qua vãng
gia...
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Cấu trúc nhân cách theo thuyết Phân 3 điểm Thông hiểu
tâm học của nhà tâm lý học S. Freud:
- Bản năng xung động (Id) là bẩm sinh, 0.75 điểm
không bị kiềm chế và thuộc về vô thức.
Theo S.Freud khi mới sinh ra, tâm trí con
người chỉ là một bình chứa đựng các xung
năng và bản năng nguyên thủy thúc đẩy
con người hoạt động nhằm thỏa mãn
những ham muốn vô thức, được gọi là
“cái ấy” hay “cái nó”. Bản năng hướng cơ
thể tới việc đáp ứng nhu cầu mà không để
ý đến những nguyên tắc và chuẩn mực
của xã hội.
- Bản ngã (Ego) còn gọi là “cái tôi”. Cái 0.75 điểm
tôi biểu hiện thực tế về thế giới mà con
người phải đương đầu. Cái tôi bị điều
khiển bởi nguyên tắc hiện thực. Cái tôi
xuất hiện với vai trò là tìm kiếm những
cách suy nghĩ, ứng xử thích hợp và an
toàn để tạo nên sự cân bằng giữa các nhu
cầu của bản năng và lương tâm của siêu
ngã nhằm đáp ứng các đòi hỏi của xã hội,
từ đó hình thành sự tự chủ. Như vậy cái
tôi luôn vừa cố gắng liên hệ với thế giới
một cách hợp lý và có lí trí, lại vừa nỗ lực
39
kiềm chế “cái nó”.
- Siêu ngã (Super Ego) hay “siêu tôi” bao 0.75 điểm
gồm ý thức và nguyên tắc đạo đức của cá
nhân. Nó kiềm chế cái nó và cố gắng thay
thế hành vi có lí trí của cái tôi bằng hành
vi mang tính đạo đức. Cái siêu tôi được
hình thành vào những năm cuối của giai
đoạn trước tuổi đi học. Tại thời điểm này,
trẻ đã biết các quy tắc và các giá trị của
cha mẹ, của xã hội thành một phần trong
cái bản ngã của mình. Trẻ học hỏi để
hoàn thiện nhân cách của mình theo các
vai trò xã hội.
=> Cái ấy thúc đẩy con người hoạt động 0.75 điểm
thỏa mãn nhu cầu. Cái siêu tôi phát triển
những nguyên tắc đạo đức để chỉ dẫn cái
tôi. Cách thức cái tôi điều khiển những
xung đột giữa nhu cầu của bản năng phù
hợp với cái siêu tôi đã tạo ra nhiều xung
đột khác nhau. Cái tôi giải tỏa sự lo lắng
bằng cách áp dụng cơ chế phòng vệ.
Ý2 * Phân tích cấu trúc nhân cách của chàng 2 điểm Vận dụng
trai trong tình huống:
+ Chàng trai là hiện thân của cái tôi ở 0.5 điểm
hiện thực: Đang ngồi ăn tối với một cô
gái xinh đẹp bên hồ, ngắm nhìn cô gái và
không ngớt thì thầm khen cô đẹp.
+ Trước một cô gái đẹp, cái bản năng của 0.5 điểm
chàng trai đang gây áp lực lên cái tôi
bằng cách thì thầm xúi giục anh ta cầm
tay cô gái, ôm hôn cô và muốn nhiều hơn
nữa…
+ Cái siêu tôi của chàng trai lại luôn nhắc 0.5 điểm
nhở anh ta rằng: không được làm như
40
vậy, vì làm điều đó thể hiện mình không
lịch sự.
+ Nhưng khi nghe thấy cô gái nói trống 0.5 điểm
trải vì bạn cùng phòng về quê, cái tôi là
chàng trai ở hiện thực đã điều hoà nhu
cầu của cái bản năng (được thỏa mãn) và
lương tâm của siêu ngã (anh ta không bị
áp lực) bằng cách áp dụng cơ chế phòng
vệ: Ngụy biện (viện lý lẽ): Vì cô gái thấy
trống trải nên không nỡ để cô một mình
do vậy mới ở lại qua đêm nhà cô gái ấy.

41
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 11 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Lắng nghe là gì? Anh/chị hãy trình bày một số kỹ
thuật để việc lắng nghe trong quá trình thực hành công tác xã hội với cá
nhân có hiệu quả.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích thành tố Vấn đề xã hội trong
công tác xã hội với cá nhân. Liên hệ thực tiễn tại địa phương nơi anh/chị
đang sinh sống.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

42
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 11 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Khái niệm lắng nghe: 1 điểm Nhận biết
Lắng nghe là sự tập trung cao độ để nghe
và hiểu người đối thoại với mình. Lắng
nghe chính là sự đi theo những suy nghĩ,
cảm xúc của đối tác và hiểu cái mà họ nói
và họ nghĩ, họ cảm nhận theo quan điểm,
giá trị của họ, theo khung quy chiếu của
họ.
Ý2 * Những lưu ý cho việc lắng nghe hiệu quả 4 điểm Nhận biết
trong thực hành công tác xã hội cá nhân
- Điều quan trọng là nên mắt nhìn mắt với 0.5 điểm
thân chủ trong khi nói chuyện. Mắt nhìn
mắt giúp nhân viên công tác xã hội hướng
sự chú ý về thể chất và tinh thần của mình
về phía thân chủ.
- Trong quá trình lắng nghe cũng nên đáp 0.5 điểm
lại hoặc phản ánh bằng những từ ngữ thích
hợp hoặc tóm tắt ý thân chủ nói.
- Sử dụng ánh mắt, cử chỉ để chứng tỏ 0.5 điểm
mình đang theo dõi câu chuyện, không nên
nhìn đi nơi khác.
- Sử dụng các câu hỏi đúng lúc, hợp lý. 0.5 điểm
Điều này không những giúp khai thác

43
thông tin một cách chính xác mà còn làm
cho thân chủ cảm thấy được lắng nghe,
được tôn trọng.
- Nhân viên công tác xã hội phải đảm bảo 0.5 điểm
rằng, địa điểm tổ chức cuộc vấn đàm với
thân chủ là nơi yên tĩnh, tránh bị phân tán
từ những tác động bên ngoài.
- Để chuẩn bị cho cuộc vấn đàm với thân 0.5 điểm
chủ, nhân viên công tác xã hội phải xóa bỏ
những định kiến và thành kiến bên trong
của mình về thân chủ, tránh dán nhãn cho
thân chủ. Nhân viên công tác xã hộ phải có
sự đồng cảm, đặt mình vào vị trí của thân
chủ để có thể hiểu họ hơn.
- Sự e sợ, lo sợ về cuộc vấn đàm phải được 0.5 điểm
nhận thức và hóa giải. Nếu chúng không
được hóa giải ngay tức thời được thì chúng
phải được dẹp bỏ sang một bên một cách
có ý thức.
- Nhân viên công tác xã hội phải có khả 0.5 điểm
năng suy nghĩ có tính kỷ luật
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Nội dung thành tố Vấn đề của thân chủ 3 điểm Thông hiểu
trong công tác xã hội cá nhân:
- Vấn đề của thân chủ gặp phải thường là 1 điểm
những vấn đề xảy ra hàng ngày trong đời
sống nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến
cuộc sống của họ mà bản thân họ không
tìm được lối thoát.
- Đó là những vấn đề thuộc về tâm sinh lý, 1 điểm
về môi trường sống hoặc cũng có thể là cả
hai vấn đề trên, chảng hạn như: Sức khỏe
thể chất, tâm lý, việc làm, mâu thuẫn các
mối quan hệ xã hội, thiếu kiến thức, kỹ
44
năng...
- Những vấn đề này cho dù bắt nguồn từ 1 điểm
nguyên nhân nào đi nữa thì nó cũng khiến .
cho thân chủ gặp khó khăn trong việc thực
hiện các chức năng của mình. Chính vì thế
buộc thân chủ phải nhờ tới sự can thiệp,
giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội
Ý2 * Sinh viên liên hệ được các vấn đề xã hội 2 điểm Vận dụng
với thực tiễn địa phương theo các hướng
sau:
- Xác định được những vấn đề xã hội tồn 0.5 điểm
tại phổ biến ở địa phương
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó ở 0.5 điểm
địa phương
- Mô tả cách thức địa phương đã thực hiện 0.5 điểm
để giải quyết vấn đề đó
- Đề xuất một số biện pháp giải quyết của 0.5 điểm
bản thân

45
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 12 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Trong công tác xã hội với cá nhân cần tuân thủ
những nguyên tắc hành động cơ bản nào? Anh/chị hãy phân tích nguyên tắc
nhân viên công tác xã hội ý thức về mình khi thực hành công tác xã hội với
cá nhân.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích nội dung lý thuyết nhu cầu của
nhà tâm lý học A. Maslow. Từ đó chỉ ra tính ứng dụng của lý thuyết này
trong thực hành công tác xã hội với cá nhân.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

46
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 12 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Liệt kê những nguyên tắc hành động cơ 1 điểm Nhận biết
bản cần tuân thủ trong thực hành công tác
xã hội với cá nhân:
- Cá nhân hóa 0.1 điểm
- Chấp nhận thân chủ 0.1 điểm
- Tôn trọng quyền tự quyết định của thân 0.2 điểm
chủ
- Thân chủ tham gia giải quyết vấn đề 0.2 điểm
- Giữ bí mật 0.1 điểm
- Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa 0.2 điểm
nhân viên xã hội và thân chủ
- Nhân viên công tác xã hội ý thức về mình 0.1 điểm
Ý2 * Nội dung nguyên tắc Nhân viên công tác 4 điểm Thông hiểu
xã hội ý thức về mình:
- Nhân viên công tác xã hội phải luôn 1 điểm
chứng tỏ năng lực, sự hiểu biết, tính
chuyên nghiệp của nghề mình theo đuổi.
- Cần biết rõ vai trò, nhiệm vụ của mình 1 điểm
trong từng lúc, từng nơi và trong từng
trường hợp cụ thể.
- Họ luôn phải giữ gìn nhân cách và phẩm 1 điểm
chất đạo đức của người làm công tác xã
hội. Bởi mỗi lời họ nói, mỗi việc họ làm

47
đều có tác động trực tiếp đến nhận thức và
hành vi của thân chủ.
- Tự ý thức được chính mình là nguyên tắc 1 điểm
căn bản của nghề. Như một tất yếu muốn
giúp đỡ và cảm hóa được người khác thì
trước hết phải hoàn hiện chính mình.
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Nội dung lý thuyết nhu cầu của nhà tâm 4 điểm Thông hiểu
lý học A.Maslow:
- Nhu cầu sinh lý, sinh tồn: là nhu cầu cơ 0.8 điểm
bản đầu tiên cho sự tồn tại của cá nhân,
bao gồm các nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại,
lao động… Đây là nhu cầu đầu tiên và bức
thiết nhất để cho con người có thể tồn tại
và phát triển. Nếu nhu cầu cơ bản này chưa
được đáp ứng đủ thì các nhu cầu khác ít có
động cơ thúc đẩy.
- Nhu cầu an toàn: là nhu cầu không bị đe 0.8 điểm
dọa và không bị mất nhu cầu vật chất. Khi
đã được đáp ứng nhu cầu sinh lý, sinh tồn,
con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự
sống của mình khỏi các nguy hiểm. Đây là
nhu cầu tự duy trì và chuẩn bị cho tương
lai vững chắc hơn. Nhu cầu an toàn thể
hiện trong việc tìm kiếm sự bảo vệ và ổn
định từ tiền bạc, sức khỏe, công việc và thu
nhập ổn định, sự tin tưởng ở tương lai. Nhu
cầu an toàn này dễ quan sát thấy ở trẻ em
nhiều hơn, đối với trẻ, những gì đột ngột
và có tích cách đe dọa đều khiến cho chúng
cảm thấy bất an.
- Nhu cầu xã hội (tham gia hoạt động xã 0.8 điểm
hội): Trong cuộc sống con người thuờng
mong muốn mình thuộc về những nhóm
48
khác nhau, và luôn cố gắng có mối quan hệ
giao tiếp tốt đẹp với những người khác.
Con người thèm khát những mối quan hệ
thân ái với người khác nói chung và một
chỗ đứng trong lòng người khác nói riêng.
Cảm tưởng không được yêu thương, bị bỏ
rơi, không được gắn bó với người khác,…
là cội rễ của hầu hết những trường hợp
không hội nhập.
- Nhu cầu được tôn trọng: Khi đã được hoà 0.8 điểm
nhập vào xã hội thì con người lại muốn
được đánh giá cao. Một mặt, con người
muốn tự do và độc lập, mặt khác cũng
muốn có sức mạnh, năng lực khi đối phó
với cuộc đời. Việc thoả mãn nhu cầu được
tôn trọng này giúp con người tự tin, có uy
tín và quyền lực. Con người cảm thấy có
ích và có ảnh hưởng tới môi trường xung
quanh, nhận được sự kính nể của người
khác. Sự tự nhìn nhận của bản thân và sự
nhìn nhận của người xung quanh giúp cho
con người nỗ lực nhiều hơn nữa, nguợc lại
có thể dẫn tới hành vi phá hoại.
- Nhu cầu tự khẳng định: Khi nhu cầu được 0.8 điểm
tôn trọng được thoả mãn thì nhu cầu tự
khẳng định lại trở lên mạnh mẽ hơn vì con
người cảm thấy chưa được hài lòng với
những gì mình đã có. Tự khẳng định mình
chính là nhu cầu để tăng đến mức tối đa
các tiềm năng của một người. Nhu cầu này
bao gồm những khát vọng và những nỗ lực
để trở thành cái mà một người có thể trở
thành.

49
Ý2 * Chỉ ra được ứng dụng lý thuyết nhu cầu 1 điểm Vận dụng
của nhà tâm lý học A. Maslow trong thực
hành công tác xã hội cá nhân:
- Khi xác định nhu cầu của thân chủ cần 0.5 điểm
chú ý rằng các nhu cầu thường đan xen
nhau, không tách rời nhau
- Đối chiếu nhu cầu của thân chủ trong 0.5 điểm
từng nấc thang nhu cầu để xác định xem
nhu cầu nào thân chủ đã được đáp ứng, nhu
cầu nào chưa được đáp ứng, nhu cầu nào
bức thiết nhất. Từ đó, xem xét các nguồn
lực hỗ trợ hiện có để quyết định sẽ đáp ứng
nhu cầu nào cho thân chủ, phù hợp với
nguồn lực hiện có trong đó ưu tiên những
nhu cầu bức thiết trước

50
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 13 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Anh/chị hãy trình bày nguyên tắc chấp nhận thân
chủ và nguyên tắc xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp với thân chủ trong
thực hành công tác xã hội với cá nhân.
Câu 2 (5 điểm): Anh/ chị hãy phân tích công cụ sơ đồ phả hệ trong
thực hành công tác xã hội với cá nhân. Từ đó ứng dụng vào vẽ sơ đồ phả hệ
đối với trường hợp thân chủ sau:
Trường hợp : Thân chủ tên N.V B, 42 tuổi bị hội chứng viêm thị thần
kinh cấp, do điều trị muộn nên không có khả năng phục hồi. Thân chủ có vợ
và 2 con gái. Bố mẹ của thân chủ đều đã mất chỉ còn gia đình anh trai (gia
đình anh trai cũng có 02 cháu: 01 trai, 01 gái) nhưng do bất hòa, lại ở xa nên
ít liên lạc. Tuy thân chủ vẫn có khả năng tự phục vụ bản thân nhưng do
khuyết tật nên không đi làm kiến tiền được, gánh nặng kinh tế đè lên vai
người vợ khiến vợ chồng thân chủ thường xuyên cãi vã. Từ ngày bị khuyết
tật mắt, thân chủ luôn có cảm giác mặc cảm tự ti, ít giao tiếp tiếp xúc với
bạn bè và những người xung quanh.
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT -----------

51
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 13 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Nội dung nguyên tắc Chấp nhận thân 2 điểm Nhận biết
chủ:
- Nhân viên công tác xã hội phải nhìn 1 điểm
nhận thân chủ như những gì thân chủ vốn
có với mọi phẩm chất tốt, xấu, điểm
mạnh, điểm yếu. Điều đó có nghĩa là thân
chủ được chấp nhận như là một con người
bình thường cho dù tội lỗi của họ là
không thể chấp nhận được.
- Chấp nhận không có nghĩa là tha thứ, 1 điểm
bao che, biện hộ hay chạy tội cho những
hành vi, hành động của thân chủ mà xã
hội không thể chấp nhận mà chấp nhận
thể hiện sự quan tâm và thiện chí hướng
về bản chất thật của con người ẩn sau
hành vi.
Ý2 * Nội dung nguyên tắc Xây dựng mối 3 điểm Nhận biết
quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên xã
hội và thân chủ:
- Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa 0.75 điểm
nhân viên công tác xã hội và thân chủ là
nguyên tắc hành động quan trọng trong
thực hành công tác xã hội với cá nhân, bắt

52
buộc các nhân viên xã hội phải tuân thủ.
- Trong quá trình trợ giúp thân chủ, mối 0.75 điểm
quan hệ giữa nhân viên công tác xã hội và
thân chủ là mối quan hệ nghề nghiệp...
- Nhân viên công tác xã hội cần tránh mọi 0.75 điểm
quan hệ ngoài công việc với thân chủ,
tránh đưa các mối quan hệ xã hội (quan
hệ anh em, nghề nghiệp, bạn bè, tình cảm
nam nữ…) vào trong quá trình trợ giúp...
- Bởi khi có mối quan hệ khác với thân 0.75 điểm
chủ: quan hệ trên dưới (hành chính – 1
chiều), quan hệ hai chiều (bạn bè, họ
hàng, tình cảm nam - nữ) với thân chủ có
thể làm ảnh hưởng đến tính khách quan
của nhân viên công tác xã hội khi thực
hiện các hoạt động trợ giúp...
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Công cụ sơ đồ phả hệ: 3 điểm Thông hiểu
- Sơ đồ phả hệ (hay sơ đồ gia tộc) là sơ 0.5 điểm
đồ khái quát các mối quan hệ trong gia
đình được thể hiện dưới dạng cây thế hệ,
thường bao gồm ít nhất 3 thế hệ.
- Sơ đồ phả hệ được thiết kế thông qua hệ 0.75 điểm
thống các ký hiệu quy ước về các khía
cạnh như sau:
+ Giới tính: Nam, nữ
+ Các mối quan hệ: Hôn nhân, huyết
thống, nhận con nuôi
+ Tình trạng của các mối quan hệ: Đứt
quan hệ hôm nhân (li hôn), quan hệ xa
cách, quan hệ tích cực, quan hệ mẫu
thuẫn
+ Các vấn đề khác: Đã mất
- Sơ đồ phả hệ cung cấp một cái nhìn khái 0.5 điểm
53
quát về các mối quan hệ trong gia đình và
các mô hình có thể ảnh hưởng đến gia
đình trong thời điểm đó.
- Sơ đồ phả hệ cũng giúp họ kiểm tra 0.25 điểm
được mạch cảm xúc của gia đình trong
bối cảnh liên thế hệ.
- Sơ đồ phả hệ còn chuyển tải được các 0.5 điểm
thông tin về tôn giáo, nghề nghiệp, dân
tộc, hoặc các vấn đề văn hóa và các vấn
đề quan trọng khác trong cuộc sống nếu
những vấn đề này có liên quan. Nó cũng
mô tả được các loại vấn đề trong mỗi gia
đình nguồn, gốc của vợ hoặc chồng…
- Sơ đồ phả hệ giúp nhân viên công tác xã 0.5 điểm
hội nhận ra được những sự kiện tái diễn
hoặc những rắc rối liên quan đến mối
quan hệ giữa các thế hệ. Từ đó có thể
nhận ra những yếu tố nào ảnh hưởng tới
thân chủ cũng như vấn đề thân chủ gặp
phải và có thể giải quyết các rắc rối theo
nhiều cách khác nhau trong tương lai.
Ý2 * Vẽ được đúng sơ đồ phả hệ của trường 2 điểm Vận dụng
hợp thân chủ trong tình huống thông qua
việc sử dụng hệ thống các ký hiệu quy
ước (có chú giải các ký hiệu) thể hiện
được các khía cạnh sau đây:
+ Giới tính (nam, nữ) của các thành viên 0.5 điểm
gia đình
+ Các mối quan hệ: Hôn nhân, huyết 0.5 điểm
thống, nhận con nuôi (nếu có)
+ Tình trạng của các mối quan hệ: Đứt 0.5 điểm
quan hệ hôm nhân (li hôn), quan hệ xa
cách, quan hệ tích cực, quan hệ mẫu
thuẫn và các vấn đề khác: đã mất, tôn
54
giáo, nghề nghiệp, dân tộc... (nếu có).
+ Đưa ra nhận xét phù hợp về sơ đồ phả 0.5 điểm
hệ của thân chủ đã xây dựng

55
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 14 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Anh/chị hãy trình bày nội dung bước lập kế hoạch
trong thực hành công tác xã hội với cá nhân.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích công cụ sơ đồ sinh thái trong
công tác xã hội với cá nhân. Từ đó ứng dụng vào việc vẽ sơ đồ sinh thái cho
trường hợp thân chủ sau:
Trường hợp: Chị T.T.B, 30 tuổi, có ngoại hình xinh đẹp, đã lập gia
đình và có 2 người con. Theo đánh giá của mọi người, chị B là người phụ nữ
hết lòng vì chồng con. Biết chồng hay ghen, chị B cũng hạn chế tối đa việc
tiếp xúc với bạn bè và những người xung quanh. Tuy nhiên do bản tính ghen
tuông mù quáng nên chồng chị B thường xuyên gây chuyện khiến vợ chồng
cãi vã, thậm chí chị còn bị chồng bạo hành nhiều lần. Do lấy chồng xa nên
thân chủ ít về thăm nhà ngoại, thi thoảng có gọi điện về cho mẹ nhưng chỉ
hỏi thăm sức khỏe và tình hình gia đình ở nhà. Cho nên gia đình bên ngoại
cũng không biết thông tin về việc chị thường xuyên bị chồng bạo hành. Còn
gia đình chồng thì không ưa chị nên rất ít khi gặp gỡ. Chị B rất mệt mỏi với
cuộc sống hiện tại nhưng không báo cáo chính quyền địa phương can thiệp
mà cố gắng một mình chịu đựng vì mong muốn các con có gia đình đầy đủ
cả bố lẫn mẹ.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

56
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 14 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 - Các nội dung cần xác định trong kế 1 điểm Nhận biết
hoạch:
+ Mục tiêu phải đạt được của kế hoạch 0.2 điểm
+ Các hoạt động cần thực hiện 0.2 điểm
+ Đối tượng hướng đến của kế hoạch. 0.2 điểm
+ Xác định cách thức, phương sách để đi 0.2 điểm
đến mục tiêu
+ Xác định rõ vai trò người thực hiện, thời 0.2 điểm
gian, địa điểm thực hiện
Ý2 - Một số điều chú ý khi xây dựng kế hoạch: 3 điểm Nhận biết
+ Kế hoạch phải xuất phát từ việc đáp ứng 0.5 điểm
nhu cầu cho thân chủ và phải được thân
chủ bàn bạc và chấp nhận.
+ Luôn có sự đánh giá lại, xem xét lại vấn 0.5 điểm
đề trong quá trình xây dựng kế hoạch để có
những phương án thích hợp.
+ Cần chú ý tới đặc điểm môi trường cộng 0.5 điểm
đồng, nền văn hóa, phong tục tập quán nơi
nhân viên công tác xã hội thực hiện kế
hoạch.
+ Xem xét đặc điểm cấu trúc tổ chức, chức 0.5 điểm
năng cơ quan tổ chức thực hiện.
+ Ghi chép lại những kế hoạch hành động 0.5 điểm

57
để có thể lượng giá sự hữu hiệu của kế
hoạch trong quá trình thực hiện.
+ Đòi hỏi nhân viên xã hội có những hiểu 0.5 điểm
biết và kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng
xác định nội dung và mục tiêu hành động,
kỹ năng lựa chọn những phương án tối ưu,
đỡ tốn kém nhất về thời gian, tiền của, sức
lực và kỹ năng hiểu biết, dự đoán các yếu
tố ảnh hưởng, các yếu tố tiềm năng hữu
ích.
Ý3 - Sự lựa chọn cuối cùng kế hoạch trị liệu 1 điểm Nhận biết
phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Tính chất vấn đề 0.2 điểm
+ Điều thân chủ mong muốn và điều mà 0.2 điểm
nhân viên xã hội cho là cần thiết và khả
thi.
+ Các tài nguyên cần thiết và có được 0.2 điểm
+ Động cơ và năng lực của thân chủ. 0.2 điểm
+ Các nhân tố khác ảnh hưởng đến việc lựa 0.2 điểm
chọn là các giá trị của thân chủ.
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Công cụ sơ đồ sinh thái: 3 điểm Thông hiểu
- Sơ đồ sinh thái (sơ đồ bối cảnh) là sơ đồ 0.6 điểm
thể hiện các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến
cá nhân và phản hồi của cá nhân đối với
môi trường bên ngoài. Mỗi người sống
trong một hoàn cảnh khác nhau cho nên có
thể xây dựng được các sơ đồ sinh thái khác
nhau ứng với hoàn cảnh sống của người
đó.
- Sơ đồ sinh thái bao gồm hệ thống các ký 0.6 điểm
hiệu quy ước thể hiện mức độ tương tác
giữa thân chủ với các hệ thống xã hội trong
môi trường sống bao gồm:
58
+ Tương tác 2 chiều lỏng lẻo
+ Tương tác 1 chiều lỏng lẻo
+ Tương tác 1 chiều chặt chẽ
+ Tương tác 2 chiều chặt chẽ
+ Tương tác mâu thuẫn
- Sơ đồ sinh thái của một cá nhân, mô tả cá 0.6 điểm
nhân trong môi trường sống của họ. Sơ đồ
sinh thái còn xác định và nêu rõ đặc điểm
nổi bật của tình hình cộng đồng nơi cá
nhân sinh sống.
- Sơ đồ sinh thái giúp nhân viên công tác 0.6 điểm
xã hội thu thập được thông tin về các mối
quan hệ của thân chủ với các hệ thống
trong gia đình và ngoài xã hội.
- Sơ đồ giúp nhân viên công tác xã hội hiểu 0.6 điểm
rõ được cá nhân thân chủ tương tác như thế
nào với các hệ thống xung quanh trong môi
trường sống của thân chủ. Song điều cần
chú ý là nhân viên công tác xã hội phải thật
khách quan và chính xác trong việc xây
dựng sơ đồ bối cảnh, có như vậy mới đánh
giá đúng tình hình cũng như đánh giá đúng
hiệu quả can thiệp.
Ý2 * Vẽ được đúng sơ đồ sinh thái của trường 2 điểm Vận dụng
hợp thân chủ trong tình huống thông qua
việc sử dụng hệ thống các ký hiệu quy ước
(có chú giải các ký hiệu) thể hiện được các
khía cạnh sau đây:
+ Thân chủ và các hệ thống tác động đến 1 điểm
thân chủ
+ Tình trạng tương tác giữa các hệ thống 0.5 điểm
với thân chủ và ngược lại (lỏng lẻo một/hai
chiều, chặt chẽ một/hai chiều, mâu
thuẫn...)
59
+ Đưa ra nhận xét phù hợp về sơ đồ sinh 0.5 điểm
thái của thân chủ đã xây dựng

60
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 15 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

Câu 1 (5 điểm): Trong công tác xã hội với cá nhân cần tuân thủ
những nguyên tắc hành động cơ bản nào? Anh/chị hãy phân tích nguyên tắc
thân chủ tham gia giải quyết vấn đề trong thực hành công tác xã hội với cá
nhân.
Câu 2 (5 điểm): Anh/chị hãy phân tích thành tố Nhân viên xã hội
trong công tác xã hội với cá nhân. Liên hệ bản thân với tư cách là nhân viên
xã hội trong tương lai.

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT ----------

61
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC
HỌC KỲ…, NĂM HỌC 20… – 20…

Môn thi: Công tác xã hội cá nhân


ĐỀ SỐ: 15 Ngành học: Công tác xã hội
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: Không được sử dụng tài liệu

MỨC ĐỘ
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
NHẬN THỨC
Câu 1 5 điểm
Ý1 * Liệt kê những nguyên tắc hành động cơ 1.5 điểm Nhận biết
bản cần tuân thủ trong thực hành công tác
xã hội với cá nhân:
- Cá nhân hóa 0.2 điểm
- Chấp nhận thân chủ 0.2 điểm
- Tôn trọng quyền tự quyết định của thân 0.2 điểm
chủ
- Thân chủ tham gia giải quyết vấn đề 0.2 điểm
- Giữ bí mật 0.2 điểm
- Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa 0.3 điểm
nhân viên xã hội và thân chủ
- Nhân viên xã hội ý thức về mình 0.2 điểm
Ý2 * Nội dung nguyên tắc Thân chủ tham gia 3.5 điểm Thông hiểu
giải quyết vấn đề trong thực hành công
tác xã hội với cá nhân:
- Nguyên tắc thân chủ tham gia giải quyết 0.5 điểm
vấn đề kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc
tôn trọng quyền tự quyết định của thân
chủ
- Trên một phương diện nào đó, sự tự 1 điểm
quyết là một hình thức của sự tham gia vì
nó đòi hỏi sự ra quyết định của thân chủ.
- Tiến trình giúp đỡ và được giúp đỡ 1 điểm

62
không chỉ dừng lại ở thời điểm thân chủ
ra quyết định mà nó tiến xa hơn nữa nhờ
những kế hoạch được theo đuổi và những
hành động được thực hiện.
- Theo nguyên tắc tham gia, thân chủ trở 1 điểm
thành đối tượng chính trong việc theo
đuổi kế hoạch và thực hiện kế hoạch hành
động và nhân viên Công tác xã hội đóng
vai trò là người tạo cơ hội cho thân chủ
tham gia.
Câu 2 5 điểm
Ý1 * Thành tố Nhân viên xã hội trong công 3.5 điểm Thông hiểu
tác xã hội với cá nhân:
- Để làm việc có hiệu quả trong các quan 0.5 điểm
hệ tâm lý xã hội giữa người làm công tác
xã hội với thân chủ và đồng thời cũng
hiểu được những vấn đề mà thân chủ cần
trợ giúp, điều không thể thiếu đòi hỏi ở
người làm công tác xã hội là phải đáp ứng
các yêu cầu nhất đinh về kiến thức, kỹ
năng, thái độ.
- Yêu cầu về kiến thức: Có kiến thức cơ 1 điểm
bản về Tâm lý học, Xã hội học, Công tác
xã hội; Có kiến thức về tổ chức, lãnh đạo;
Có đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội,
biết được các chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước; Có hiểu biết về các
vấn đề đang diễn ra trong xã hội…
- Yêu cầu về kỹ năng: Người làm công 1 điểm
tác xã hội phải có các kỹ năng như: Kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu cảm, kỹ
năng nhận diện đánh giá vấn đề, kỹ năng
hỏi, kỹ năng quan sát, kỹ năng thuyết
63
trình, kỹ năng điều phối…
- Yêu cầu về thái độ: Có tinh thần trách 1 điểm
nhiệm với nghề nghiệp, tuân thủ đúng các
nguyên tắc và quy điều đạo đức của công
tác xã hội nói chung và công tác xã hội cá
nhân nói riêng.
Ý2 * Sinh viên liên hệ được bản thân với các 1.5 điểm Vận dụng
yêu cầu của nhân viên xã hội theo các
hướng sau:
- Xác định những điều bản thân đã có 0.5 điểm
- Chỉ ra những điều bản thân chưa có 0.5 điểm
- Đặt ra hướng phấn đấu để đạt được các 0.5 điểm
yêu cầu của một nhân viên xã hội sau khi
tốt nghiệp ra trường

64

You might also like