Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 – 2 –3

Ngô Thái Hưng

Khoa Kinh Tế Luật


Trường Đại học Tài Chính – Marketing

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 1 / 12


BÀI TẬP

1. Một phân xưởng có 3 máy. Xác suất để mỗi máy


sản xuất ra một sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
lần lượt là 0.7; 0.8 ; 0.9. Trong một giờ mỗi máy
sản xuất được 5 sản phẩm. Tính xác suất để trong
một giờ 3 máy sản suất được:
a. 15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
b. 14 sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
c. Nhiều nhất là 13 sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ
thuật

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 2 / 12


BÀI TẬP

2. Một lô hàng có 10 sản phẩm, trong đó có 3 phế


phẩm. Lấy ngẫu nhiên từng sản phẩm ra kiểm tra
cho đến khi lấy đủ 3 phế phẩm thì dừng lại. Tính
xác suất để:
a. Dừng lại ở lần kiểm tra ở lần thứ 4
b. Lần kiểm tra thứ nhất lấy được phế phẩm, biết
rằng kiểm tra tới lần thứ tư thì lấy ra đủ 3 phế
phẩm

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 3 / 12


BÀI TẬP

3. Cho X là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối xác


suất như sau:
X −1 0 1 2
P λ 2λ 3λ 4λ
a. Hãy xác định giá trị của λ
b. Hãy lập bảng phân phối xác suất của các biến
ngẫu nhiên sau:
Y = X 2 , Z = |X|, U = 2X − 3, V = X 2 − X + 1

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 4 / 12


BÀI TẬP

4. Cho X ∼ B(2; 0.95) và Y ∼ H(10; 3; 2) là hai đại


lượng ngẫu nhiên độc lập. Đặt Z = X − Y
a. Hãy lập bảng phân phối của X và Y
b. Hãy lập bảng phân phối của Z
c. Tính
E(X), V ar(X), E(Y ), V ar(Y ), E(Z), V ar(Z)
d. Tính P (X = Y )

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 5 / 12


BÀI TẬP

5. Tại một trạm kiểm soát giao thông, trung bình mỗi
phút có hai ôtô đi qua. Tính xác suất để:
a. Có đúng 6 ôtô đi qua trong 3 phút
b. Có ít nhất 1 ôtô đi qua trong t. Tìm t để xác
suất này bằng 0.99

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 6 / 12


BÀI TẬP

6. Sản phẩm của một nhà máy được đóng thành từng
hộp, mỗi hộp gồm 10 sản phẩm. Số sản phẩm loại I
trong mỗi hộp là X có phân phân phối xác suất như
sau:
X 6 7
P 0.7 0.3
Khách hàng chọn cách kiểm tra để mua hàng như
sau: Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên ra 3 sản phẩm để
kiểm tra, nếu thấy có hơn 1 sản phẩm loại I thì
nhận, ngược lại loại hộp đó.
a. Lấy ngẫu nhiên 3 hộp để kiểm tra. Tính xác suất để có hai hộp
được nhận
b. Khách hàng phải kiểm tra ít nhất bao nhiêu hộp để xác suất có ít
nhất 1 hộp được nhận không nhỏ hơn 90 % ?
NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 7 / 12
BÀI TẬP

7. Cho X là biến ngẫu nhiên có hàm mật độ như sau:


x ∈ [− π2 ; π2 ]

λ cos x
f (x) =
0 x∈/ [− π2 ; π2 ]
a. Xác định giá trị của λ
b. Lập hàm phân phối xác suất của X
c. Tìm kỳ vọng và phương sai của X
d. Tính P (0 < X < π4 )

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 8 / 12


BÀI TẬP

8. Cho X ∼ N (100, σ 2 ) và P (94 < X < 106) = 0.9544


a. Xác định giá trị của σ
b. Tính P (97 < X < 102), P (|X − 100| > 6),
P(|X-90|<10)

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 9 / 12


BÀI TẬP

9. Thời gian (tính bằng tháng) từ lúc vay đến lúc trả
tiền của một khách hàng tại một ngân hàng là biến
ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn trung bình 18
tháng, độ lệch chuẩn 4 tháng. Tính tỷ lệ khách
hàng trả tiền cho ngân hàng:
a. Trong khoảng thời gian từ 10 đến 19 tháng
b. Trong khoảng thời gian không ít hơn một năm
c. Khoảng thời gian tối thiểu là bao nhiêu để tỷ lệ
khách hàng trả tiền cho ngân hàng vượt thời
gian đó không quá 1%

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 10 / 12


BÀI TẬP

10. Chiều dài (mm) của chi tiết máy được gia công trên
máy tự động là một đại lượng ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn. Một chi tiết máy được coi là đạt tiêu
chuẩn nếu chiều dài thực tế của nó sai lệch so với
chiều dài trung bình không vượt quá 0.02 mm
a. Giả sử độ lệch chuẩn của chiều dài chi tiết máy
là 0.01 mm. Tìm tỷ lệ chi tiết máy không đạt
tiêu chuẩn
b. Hãy xác định độ đồng đều của chiều dài chi tiết
máy để tỷ lệ chi tiết máy không đạt tiêu chuẩn
là 1 %

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 11 / 12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Lộc Hùng, Lí thuyết xác suất và thống kê toán học, Nhà xuất
bản giáo dục, (1998).
Nguyễn Thành Cả, Lí thuyết xác suất và thống kê toán học, Nhà
xuất bản lao động, (2010).
Tô Anh Dũng, Lí thuyết xác suất và thống kê toán học, Nhà xuất
bản đại học quốc gia TP HCM, (2007).
Rick Durrett, Elementary Probability for Applications , Cambridge
University , (2009).
Shaledon Ross, A first course in Probability , Pearson , (2010).
Sharpe–De Veaux–Velleman, Business Statistics , Pearson , (2012).

NGÔ THÁI HƯNG (UFM) XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TOÁN 12 / 12

You might also like