4 Bài T NG H P Final

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

KHÁI QUÁT KINH TẾ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TRONG

HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vương quốc Campuchia, từ sau khi ổn định chính trị, đã trở thành một trong
những địa điểm du lịch mới và hấp dẫn nhất trên thế giới. Từ khi quốc gia này
mở cửa đón khách du lịch vào những năm đầu thập niên 90, lượng khách du
lịch đã tăng lên qua từng năm, điều này khiến du lịch trở thành thế mạnh để
quốc gia để phát triển kinh tế. Bởi sự phát triển của du lịch cũng như tận dụng
sự đa văn hóa trong bản sắc dân tộc cùng những thuận lợi mà thiên nhiên ban
tặng đã khiến cho Campuchia trở thành quốc gia đầy tiềm năng để phát triển
nền kinh tế. Ngoài ra, Campuchia còn có nhiều chính sách đối ngoại trong quan
hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới cùng các chính sách kinh tế,
các cải cách kinh tế, mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ viện trợ
quốc tế. Từ đó, nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu phát triển. Song, trong hai
thập niên đầu của thế kỷ XXI, Campuchia vẫn thuộc top những quốc gia có nền
kinh tế kém phát triển nhất Đông Nam Á. Có thể thấy, bên cạnh những tiềm
năng và thành tựu đã đạt được, Campuchia vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong phát
triển kinh tế. Vì vậy, đây chính là lý do để nhóm tiến hành chọn quốc gia này
làm đề tài tìm hiểu.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài “Khái quát kinh tế Vương quốc Campuchia trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI” mang đến những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
Về ý nghĩa khoa học: Hiện nay, các quốc gia Đông Nam Á đang có nền kinh
tế đang trên đà phát triển trong xu thế hội nhập thế giới với nền kinh tế mở.
Đông Nam Á cũng là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để thế giới hợp tác
cùng phát triển. Vì vậy, nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có
Campuchia luôn được thế giới theo dõi và quan tâm. Đề tài cung cấp thêm kiến
thức, nguồn tài liệu khái quát được nền kinh tế của Vương quốc Campuchia

1
trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, góp phần mở rộng nhiều góc
nhìn, đánh giá về tương lai của nền kinh tế Campuchia trước đây, trong hiện tại
và tương lai.
Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp những người quan tâm
đến nền kinh tế Campuchia trong 2 thập niên đầu thế kỷ XXI có cái nhìn khái
quát, tổng hợp, rộng mở, đa diện về nền kinh tế quốc gia này. Từ đó có thể suy
xét các cơ hội phát triển kinh tế, hoặc sinh sống làm ăn tại đây.
II. NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát kinh tế Campuchia hai thập niên đầu thế kỷ XXI
(2001-2020)
1.1. Khái quát đất nước Campuchia
​Vương quốc Campuchia (tên quốc tế: Cambodia), hay còn gọi là Cao Miên
hoặc Cam Bốt, là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông
Nam Á. Campuchia giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, với nước Thái Lan
ở phía tây bắc, với Lào ở phía đông bắc và Việt Nam ở phía đông.
Quốc gia Campuchia có dân số hơn 15 triệu người. Phật giáo là quốc giáo
chính thức và được hơn 97% dân số thực hành. Các nhóm dân tộc thiểu số của
Campuchia bao gồm người Việt, người Hoa, người Chăm và 30 bộ tộc khác
sống gần các vùng núi . Thủ đô và thành phố lớn nhất là Phnom Penh - trung
tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Campuchia. Vương quốc Campuchia đi
theo chế độ quân chủ lập hiến tự chọn với một quốc vương, hiện là Norodom
Sihamoni, được Hội đồng Vương quyền chọn làm Nguyên thủ quốc gia.
Campuchia là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1955, ASEAN từ năm
1999 và WTO từ năm 2003. ​Theo một số tổ chức nước ngoài, đất nước này có
tình trạng nghèo đói phổ biến, ​tham nhũng tràn lan, thiếu

tự do chính trị, ​chỉ số
phát triển con người (HDI) ở mức thấp ​và tỷ lệ đói nghèo cao. Giám đốc Đông
Nam Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, David Roberts, mô tả Campuchia là
một "liên minh tương đối độc tài thông qua một nền dân chủ bề ngoài". Về mặt
hiến pháp là một nền dân chủ tự do đa đảng, nhưng trên thực tế quốc gia này
được quản lý theo chế độ độc đảng kể từ năm 2018​. Liên Hợp Quốc xem
Campuchia là quốc gia kém phát triển nhất. Chỉ số Nhà nước về Pháp quyền

2
năm 2015 của ​Dự án Tư pháp Thế giới Hoa Kỳ xếp Campuchia thứ 125 trên
126 quốc gia, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực.

Quốc kỳ Campuchia (Nguồn: Internet)


1.2. Tình hình kinh tế Campuchia trong hai thập niên đầu thế kỷ
XXI
​Nền kinh tế Campuchia dù gần đây có những bước tiến, nhưng nhìn chung
vẫn tiếp tục gánh chịu nhiều ảnh hưởng bởi chiến tranh và nội chiến kéo dài từ
nhiều thập kỷ trước. Thu nhập bình quân đầu người, dù đang tăng nhanh, thì
vẫn thấp so với phần lớn các quốc gia láng giềng. Ngành chế tạo đa dạng
nhưng không có quy mô lớn, đa số được tiến hành trên quy mô nhỏ và không
chính thức. Lĩnh vực dịch vụ tập trung nặng vào các hoạt động thương mại và
các dịch vụ liên quan đến cung ứng.
Trong năm 1995, chính phủ đã thi hành các chính sách bình ổn chắc chắn
trong các điều kiện khó khăn. Nhìn chung, thành quả kinh tế vĩ mô đạt được là
tốt. Tăng trưởng năm 1995 dự tính là 7% do sản xuất nông nghiệp được cải
thiện. Ngành xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Kim ngạch xuất
khẩu cũng tăng nhờ sự gia tăng xuất khẩu gỗ xẻ. Về ngân sách, thâm thủng
ngân sách toàn bộ và hiện tại đều thấp hơn mục tiêu đặt ra ban đầu.
Sau 4 năm đạt được thành tựu kinh tế vĩ mô chắc chắn, kinh tế Campuchia
chậm lại đột ngột trong giai đoạn 1997-1998 do khủng hoảng kinh tế châu Á,
bạo loạn dân sự và sự ẩu đả chính trị. Đầu tư nước ngoài và ngành du lịch đã
giảm sút. Cũng trong năm 1998, mùa màng thất bát do hạn hán. Dân cư thiếu
giáo dục và các kỹ năng sản xuất, đặc biệt ở vùng thôn quê chịu cảnh nghèo,
nơi hầu như phải chịu sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng cơ bản. Sự bất ổn chính trị và

3
tham nhũng trở lại bên trong chính quyền đã làm nản lòng đầu tư nước ngoài
và làm chậm trễ viện trợ nước ngoài. Nhìn về phía tích cực hơn, chính phủ
đang chú tâm đến những vấn đề này với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ song
phương và đa phương. Cũng trong một thời gian dài như sự ổn định chính trị đã
giữ được, nền kinh tế Campuchia cũng có thể tăng trưởng với một nhịp độ đáng
kể.
Nhìn chung, trong hai thập kỷ vừa qua, Campuchia đã trải qua một sự
chuyển mình đáng kể khi là quốc gia đạt được mức thu nhập trung bình thấp
trong năm 2015 và tham vọng sẽ được mức thu nhập trung bình cao trong năm
2030. Nền kinh tế Campuchia với tốc độ tăng trưởng hàng năm 8% từ năm
1998 đến năm 2018 đã biến mình thành một trong những nền kinh tế phát triển
nhanh nhất thế giới. Với ngành xuất khẩu mặt hàng may mặc và ngành dịch vụ
du lịch, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại một chút khi tốc độ tăng trưởng
kinh tế trong năm 2019 được dự đoán sẽ là 7%, so với năm 2018. Tuy nhiên
với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7% trong năm thì nền kinh tế Campuchia vẫn
đang phát triển nhanh và mạnh mẽ trong hiện tại và thời gian sắp tới.

4
Chương 2: Phân tích tình hình kinh tế Campuchia trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI
2.1. Tăng trưởng kinh tế
​ 2.1.1 Về thu nhập bình quân đầu người
​Nền kinh tế Campuchia hiện tại đang theo định hướng nền kinh tế mở
(Kinh tế thị trường) và đã có những bước phát triển vượt bậc trong vòng 10
năm vừa qua. Chỉ số thu nhập bình quân đầu người (income per capita) hay còn
được biết là PCI, tuy vẫn tăng trưởng nhanh, so với các nước lân cận thì vẫn
còn khá thấp.
Hai ngành công nghiệp lớn nhất của Campuchia là may mặc và du lịch,
trong khi các hoạt động nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của các hộ
dân nông thôn. Lĩnh vực dịch vụ tập trung nhiều vào các hoạt động giao dịch
và dịch vụ liên quan đến ăn uống. Gần đây, Campuchia đã báo cáo rằng trữ
lượng dầu và khí tự nhiên đã được tìm thấy ngoài khơi.
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), GDP của
Campuchia sẽ tăng khoảng 7% trong năm 2019, và 6,8% trong năm 2020, trong
khi lạm phát sẽ là 2,5% trong năm 2019 và 2020. Ngoài ra, GDP bình quân đầu
người của Campuchia cũng dự kiến sẽ tăng 4,4% trong năm 2019 và 4,2% vào
năm 2020.
Trước đó, GDP của Campuchia tăng 6,9% trong năm 2016; 7,0% vào năm
2017 và 7,3% vào năm 2018. Với mức dự báo tăng trưởng GDP vào năm 2019
là 7,0%, Campuchia sẽ là nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong khu
vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) cũng dự báo nền kinh tế của Campuchia sẽ tăng trưởng gần 7%
trong năm 2019.
Trong thời gian từ năm 2013 - 2017, số vốn đầu tư được cấp phép của
Campuchia đạt khoảng 23.300 triệu USD và riêng năm 2018 đạt hơn 6.751
triệu USD. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia đạt
28.039 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 12.123 triệu USD. Cơ cấu kinh tế
tiếp tục dịch chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp là chủ đạo sang lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ công.

5
2.1.2 Về tốc độ phát triển kinh tế
GDP của Campuchia năm 2019 là 27,089 tỷ USD. Mức tăng trưởng kinh tế
GDP năm 2000 là 10,7% đạt mức cao nhất vào năm 2005 với 13,25%và giảm
dần đến mức thấp nhất 0,087% năm 2009 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng
kinh tế năm 2008. Năm 2010 mức tăng trưởng tăng mạnh đến 5,9% rồi ổn định
ở mức 7% từ năm 2011 đến năm 2019.

Tốc độ phát triển kinh tế của Campuchia trong 2 thập niên đầu thế kỷ XXI
(Nguồn: Ngân hàng Thế Giới - World Bank)
2​ .1.3 Về quy mô sản lượng các năm
Tổng sản lượng nông nghiệp tăng khoảng 8,7% từ năm 2004 đến năm
2012, sản xuất cây trồng chủ yếu là lúa nước (tăng trưởng hàng năm 9%), ngô
(20%), sắn (51%), mía (22%) và rau (10%). Các năm còn lại có tốc độ tăng
trưởng không đáng kể.

6
Nguồn: Knoema.com
2.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế Campuchia được chia ra thành ba thành phần chính: nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Qua bản số liệu trên, có thể thấy trong khoảng
thập niên đầu thế kỷ XXI, nông nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế Campuchia.
Trong đó nông nghiệp có vai trò không nhỏ, đây là nguồn thu nhập chính
của lao động nông thôn. Campuchia đã áp dụng ba chiến lược mũi nhọn đó là
nâng cao năng suất, đa dạng hóa và chuyển đổi nền nông nghiệp tự cung tự cấp
sang nông nghiệp thương mại. Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo mang lại nhiều
tiềm năng tăng trưởng cho Campuchia. Tháng 11 năm 2020, lúa gạo xuất khẩu
là 64,740 tấn trị giá 48,65 triệu USD.

7
Cơ cấu kinh tế Campuchia 2009-2019 (Nguồn: worldbank)

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tầm quan trọng của ngành sản xuất
ngày càng tăng do việc thành lập các nhà máy dệt may và giày dép hướng tới
xuất khẩu, do đó các sản phẩm mang lại lợi nhuận cho Campuchia rất đa dạng
ví dụ như hàng may mặc len hoặc dệt kim chiếm 35% tổng sản lượng xuất khẩu
(2019) thu về 8.8 tỷ USD, hàng may mặc thông thường chiếm 16,3% lợi nhuận
4,1 tỷ USD và các mặt hàng khác như đá quý, kim loại, điện tử, nội thất, v.v.
Campuchia cũng đang tận dụng lợi thế của ngành du lịch để phát triển nhanh.
Cụ thể là:
2.2.1 Ngành công nghiệp may mặc
Ngành may mặc chiếm phần lớn nhất trong ngành sản xuất của Campuchia,
chiếm 80% xuất khẩu của đất nước. Nền công nghiệp dệt may của Campuchia
hoạt động chủ yếu ở giai đoạn cuối của sản xuất hàng may mặc, đó là biến sợi
và vải thành hàng may mặc. Ngành may mặc của Campuchia hiện nay tiếp tục
phát triển nhanh chóng. Điều này có thể được quy cho chính sách kinh tế mở
của đất nước đã thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này của
nền kinh tế. Một đặc điểm khác của ngành và cũng là lợi thế cạnh tranh của đất
nước, Campuchia là quốc gia duy nhất có nhà máy may được theo dõi và báo
cáo theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Điều này đã cho phép Campuchia bảo
đảm tỷ lệ hạn ngạch xuất khẩu sang Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Hoa

8
Kỳ về Dệt may. Tuy nhiên, ngành may mặc Campuchia vẫn dễ bị cạnh tranh
toàn cầu do thiếu cơ sở hạ tầng đầy đủ, tình trạng bất ổn lao động, thiếu ngành
dệt may trong nước và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguyên liệu dệt nhập
khẩu.
2​ .2.2 Nông nghiệp
Nông nghiệp là nền tảng truyền thống của nền kinh tế Campuchia. Nông
nghiệp chiếm 90 phần trăm GDP vào năm 1985 và sử dụng khoảng 80 phần
trăm lực lượng lao động. Gạo là mặt hàng xuất khẩu bắt buộc của nền nông
nghiệp Campuchia.
Các loại cây trồng chính bao gồm ngô, sắn, khoai lang, lạc, đậu nành, hạt
vừng, đậu khô và cao su. Cây trồng thương mại chính là cao su. Trong những
năm 1980, đây là mặt hàng chính quan trọng, chỉ đứng sau gạo và là một trong
số ít nguồn ngoại hối của đất nước.
​ 2.2.3 Ngành dịch vụ du lịch
​Kể từ cuối những năm 1990, du lịch nhanh chóng trở thành ngành công
nghiệp lớn thứ hai của Campuchia, chỉ sau ngành sản xuất hàng may mặc. Năm
2006, ngành du lịch của Campuchia đã tạo ra doanh thu 1,594 tỷ USD, chiếm
khoảng 16% GDP của đất nước.
Ngành công nghiệp du lịch ở Campuchia đã được duy trì nhờ sự phát triển
của cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng; đặc biệt là hai sân bay quốc tế của
Campuchia tại Phnom Penh và Siem Reap tương ứng. Đối với nền kinh tế
Campuchia, du lịch là phương tiện để tích lũy thu nhập ngoại tệ và việc làm
cho lực lượng lao động Campuchia, với khoảng 250.000 việc làm được tạo ra
trong năm 2006. Trong khi đó, những thách thức đối với ngành này bao gồm
việc rò rỉ doanh thu ra thị trường nước ngoài do phụ thuộc vào hàng hóa nước
ngoài cũng như sự phổ biến của ngành du lịch tình dục trẻ em.
Trong vài thập kỷ qua, ngành du lịch ở Campuchia đã phát triển nhanh
chóng nhờ có sự gia tăng đáng kể của khách du lịch. Năm 2018 có 6,2 triệu
lượt khách đến Campuchia. Từ năm 1999 đến năm 2018 số lượng khách đến
Campuchia đã tăng đáng kể từ 368.000 lên 6,2 triệu người, tăng với tốc độ tăng
nhanh nhất là 50,50% vào năm 2004, sau đó giảm xuống 10,69% vào năm

9
2018. Chi tiêu cho du lịch cũng là một loại hình kinh tế kích thích các hoạt
động kinh tế khác.

Nguồn: Knoema.com

Nguồn: Knoema.com

Thu hút ngoại tệ từ khách du lịch nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong
việc giải quyết các vấn đề kinh tế. Du lịch đóng góp đáng kể vào tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), tạo việc làm trong nhiều lĩnh vực, mang lại thu nhập
cho nhiều người dân. Mức chi tiêu cho du lịch tăng cao nhất vào năm 2011 với
344 triệu USD (162,6%). Từ những năm sau đó, tổng chi tiêu tăng từ 10-20%,
năm 2018 con số này đạt mức 1079 triệu USD.

10
2.2.4 Các ngành công nghiệp khác
​Ngành công nghiệp cờ bạc của Campuchia hỗ trợ ngành công nghiệp du
lịch của mình, chủ yếu tập trung quanh tỉnh Xiêm Riệp. Sự ra đời của sòng bạc
trên các thành phố và thị trấn biên giới đã tạo ra một ngành công nghiệp phát
triển mạnh và đóng góp vào việc tạo ra việc làm và một nguồn thu ổn định cho
chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề tham nhũng liên quan đến quá trình quan liêu của
chính phủ liên quan đến lĩnh vực đánh bạc đã nảy sinh. Nó cũng đã thúc đẩy
tăng trưởng ở các khu vực khác nhau của đất nước tại các thị trấn xuyên biên
giới như Poipet, Bavet và Koh Kong. Sự phát triển của ngành công nghiệp cờ
bạc ở Campuchia là do sự gần gũi với Thái Lan nơi cấm đánh bạc.
​Như vậy, có thể thấy, nền kinh tế Campuchia từ nền kinh tế chỉ huy (hay
còn được biết là nền kinh tế độc tài) sang nền kinh tế thị trường đã mang lại
những chuyển biến khởi sắc. Cơ cấu nền kinh tế của Campuchia đang chuyển
biến từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang kinh tế dịch vụ và công nghiệp dệt
may.
2.3. Đặc điểm kinh tế nông nghiệp
​ ới mức tăng trưởng GDP trung bình khoảng 7% trong thập kỷ qua,
V
Campuchia là một trong những nước đang phát triển ở châu Á. Nhờ vào những
đặc điểm địa lý, chúng ta có thể hình dung được vai trò của nông nghiệp đối
với nền kinh tế Campuchia. Nông nghiệp là một trong những ngành xương
sống của Campuchia.
​ 2.3.1 Lúa gạo
Lúa gạo là cây trồng chính của Campuchia, với tổng sản lượng 9,95 triệu
tấn năm 2016. Campuchia xuất khẩu 635.679 tấn gạo trong năm 2017. Các loại
gạo xuất khẩu thường có giá trị cao và chất lượng, được minh chứng bằng giải
thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” vào năm 2012, 2013 và 2014. Tăng trưởng
xuất khẩu gạo được ưu tiên bởi chính phủ, bằng chứng là việc thỏa thuận với
các nước khác đã cho phép Campuchia đa dạng hóa các đối tác thương mại
xuất khẩu đến 63 nơi trong năm 2017. Hầu hết sản lượng của đất nước được
xuất khẩu sang các nước láng giềng.

11
​2​.​3.2 Lâm nghiệp
​Theo số liệu của FAO, rừng bao phủ khoảng 59% tổng diện tích đất của
Campuchia, tương ứng với khoảng 10,7 triệu ha. Tài nguyên rừng phong phú
của Campuchia đóng vai trò quan trọng trong sinh kế nông thôn cũng như cung
cấp các nguồn tài nguyên sinh thái và kinh tế mang lại sự phát triển kinh tế của
đất nước. Chính phủ Campuchia đã thực hiện một số biện pháp để giải quyết
các vấn đề về rừng trong những năm gần đây, bao gồm các chính sách và luật
để quản lý rừng bền vững lâu dài ví dụ như thiết lập vai trò và quyền lực của
các cơ quan chính phủ trong quản lý và thực thi lâm nghiệp, phân loại đất rừng,
gồm cả việc thiết lập lâm sản lâu dài, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia khai
thác rừng, quản lý nguồn lợi nhuận thu được từ rừng, quản lý lâm nghiệp tư
nhân, bảo tồn và bảo vệ rừng và động vật hoang dã, v.v
​ ​ 2.3.3 Chăn nuôi và thủy sản
Mức sống tăng cùng với việc tiêu dùng thực phẩm của các hộ gia đình đa
dạng hơn đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ gia súc và thịt gia tăng (280.000 tấn năm
2016). Con số này cao hơn nhiều so với nguồn cung trong nước, dẫn đến kim
ngạch nhập khẩu trị giá 100 triệu đô la trong năm 2016. Các công ty từ Hà Lan
có thể góp phần khắc phục những thiếu sót của ngành công nghiệp chế biến thịt
Campuchia bằng cách cải thiện chất lượng tiêu chuẩn nhờ kinh nghiệm chăm
sóc và dinh dưỡng vật nuôi. ​Ngành thủy sản bao gồm đánh bắt nước ngọt, đánh
bắt cá biển và nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản nói riêng đang có xu
hướng triển vọng (tăng trưởng 139% so với năm 2010). Sau sự phát triển này,
các công ty có thể nhắm đến các trang trại thủy sản Campuchia như một thị
trường tiềm năng cho cá giống và thức ăn chăn nuôi.
Chăn nuôi đóng góp 16% vào giá trị gia tăng nông nghiệp và khoảng 4,3%
vào GDP nền kinh tế của Campuchia, chăn nuôi chủ yếu ở các hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ và các hoạt động chăn nuôi thâm. Các hộ gia đình nghèo thường nuôi gà
và có thể nuôi một hoặc hai con lợn, trong khi những hộ giàu hơn thường nuôi
nhiều loại gia súc và gia cầm. Những hạn chế đối với phát triển chăn nuôi là
dịch bệnh trong khi các cơ sở dịch vụ thú y chưa phát triển và nhiều yếu tố
khác như thức ăn và nguồn vốn gây bất lợi cho các hộ chăn nuôi nhỏ.

12
Ngành thủy sản bao gồm đánh bắt nước ngọt, đánh bắt cá biển và nuôi
trồng thủy sản. Campuchia có nguồn thủy sản dồi dào, trong đó cá là thực
phẩm truyền thống chủ yếu các bữa cơm của người Campuchia và là nguồn
dinh dưỡng quan trọng. Ngành thủy sản nội địa nước này nằm trong khu vực hệ
thống sông Mekong (hệ thống sông ngòi cung cấp sản lượng cá nhiều nhất thế
giới 2,1 triệu tấn mỗi năm), từ đó đã mang lại nguồn lợi thuỷ sản cho
Campuchia. Đất nước này giữ hai kỷ lục thế giới: sản lượng đánh bắt thủy sản
nội địa trên đầu người cao nhất và mức tiêu thụ cá nước ngọt trên đầu người
cao nhất. Theo báo cáo của WorldFish năm 2015, người Campuchia là một
trong những người tiêu thụ cá nước ngọt cao nhất trên thế giới, với bình quân
đầu người hàng năm tiêu thụ cá ước tính khoảng 52,4kg.
Ngành đánh bắt cá sử dụng khoảng 2 triệu người trong các hoạt động đánh
bắt, nuôi trồng, chế biến, buôn bán và vận chuyển. Cơ quan quản lý ngành đánh
bắt cá Campuchia ước tính tổng sản lượng cá đánh bắt được vào năm 2012 là
khoảng 500.000 tấn.
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF) báo cáo rằng sản lượng
khai thác thủy sản nước ngọt dao động từ năm 2012 đến năm 2014. Sản lượng
khai thác cá nước ngọt đạt đỉnh là 505.005 tấn vào năm 2013, sau đó giảm
khoảng 4% vào năm 2014. Ngược lại, đánh bắt cá biển và nuôi trồng thủy sản
có tăng trưởng mạnh hơn. Thủy sản biển đã tăng từ 99.000 tấn năm 2012 lên
120.250 tấn năm 2014, tăng 17%. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 74.000
tấn năm 2012 lên 120.055 tấn năm 2014, tăng 38 %.
2.4. Đặc điểm kinh tế công nghiệp
​Campuchia đã có những sự tăng trưởng vô cùng nhanh chóng vào giữa
những năm 2000 đến năm 2008 và tốc độ tăng trưởng đã lên đến 2 con số. Mặc
dù chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2009. Tuy nhiên, với
quy mô nhỏ của nền kinh tế Campuchia nên sự ảnh hưởng không lớn và có khả
năng phục hồi lại vô cùng nhanh chóng. So sánh với với các giai đoạn trước.
Cơ cấu của công nghiệp trong tổng quan nền kinh tế Campuchia phát triển cao
nhất vào 9% trong khoảng từ năm 2011 đến 2013.

13
Giá trị gia tăng GDP của các hoạt động kinh tế công nghiệp (chia theo
đơn vị %) (Nguồn: Chính phủ hoàng gia Campuchia (2012))
​ 2.4.1 Chính sách công nghiệp của Campuchia
Chính sách công nghiệp của Campuchia được phát triển theo phương pháp
từ trên xuống. Với việc ban lãnh đạo Campuchia sẽ xây dựng chính sách của
mình từ cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền. Vào năm 2004, 73 điểm của
cương lĩnh chính trị được xây dựng từ đảng cầm quyền Campuchia (lúc bấy giờ
là đảng cầm quyền CPP). Trong 73 điểm ấy, chính sách công nghiệp được chỉ
rõ từ điểm thứ 40 đến điểm thứ 44. Chỉ trong 4 điểm ngắn gọn nhưng đã nhấn
mạnh vào những mục tiêu chủ yếu như. Phát triển công nghiệp trên sự liên kết
và tương tác giữa các ngành nông nghiệp. Đồng thời thúc đẩy ngành nông
nghiệp trở thành cốt lõi, chủ yếu trong chiến lược phát triển công nghiệp của
Campuchia. Ngoài ra, không để ngành công nghiệp Campuchia phụ thuộc quá
nhiều vào ngành công nghiệp dệt may, thay vào đó là chính phủ Campuchia
thúc đẩy sự phát triển từ ngành công nghiệp chế biến. Nhằm tạo sự phát triển
cho các mặt hàng mang lợi thế so sánh cho Campuchia với thị trường trong khu
vực và quốc tế. Kèm theo đó, chính phủ hoàng gia sẽ tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư, thu hút và mời gọi các nhà đầu tư. Song song với việc tăng
cường chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có
thể tạo điều kiện tốt nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất
lớn của Campuchia trong tương lai. Về mặt pháp lí, chính phủ xem xét lại luật
đầu tư và doanh nghiệp để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nước
ngoài đến với Campuchia.
Chính phủ Campuchia tiếp tục khuyến khích khai thác các quặng phi kim
loại như đá vôi, đất sét, cao lanh là những nguyên liệu thô phục vụ cho việc sản
xuất gạch, gốm. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm gỗ. Lắp ráp điện

14
tử. Ngành công nghiệp đánh bắt và chế biến cá. Nâng cao chất lượng sản xuất
từ ngành công nghiệp chế biến đến từ các sản phẩm nông nghiệp như thuốc lá,
hạt điều, cà phê, dầu cọ, cao su, mía, đường, khoai tây, các loại trái cây khác
nhau. v..v…
Tại điểm số 43 Chính phủ cũng đã nêu rõ, để đạt được được những thành
công như trên thì chính phủ sẽ tiếp tục cố gắng tiếp tục khuyến khích đầu tư,
giảm các hàng rào thuế quan, và chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao từ các nhà trường và học viện.
Tại điểm số 44 Chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu và phát triển
ngành công nghiệp dầu mỏ và khí tự nhiên đáp ứng với nhu cầu và tiềm năng
phát triển của Campuchia. Đồng thời chính phủ sẽ cố gắng xử lý các vấn đề tồn
động với ô nhiễm tài nguyên biển nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đi
đôi với việc bảo vệ tài nguyên quốc gia

Sơ đồ xây dựng chính sách phát triển công nghiệp Campuchia trong
2 thập niên đầu thế kỷ XXI

15
2.4.2 Mục tiêu phát triển công nghiệp của Campuchia đã đạt được
(1998-2003)
​Campuchia đã phát triển được các mặt hàng xuất khẩu và phát triển sản xuất
thay thế nhập khẩu. Bằng cách tập trung đẩy mạnh các ngành sử dụng lao động,
các ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động
chuyển giao công nghệ, nâng cấp chất lượng sản phẩm công nghiệp. Thành lập
các khu công nghiệp. Với những gì đạt được thì cơ cấu ngành công nghiệp đã
có những sự chuyển mình như theo biểu đồ bên dưới.

Chuyển dịch kinh tế từ năm 1993 đến năm 2008. (Nguồn: Chap 2011)

2.4.3 Chiến lược phát triển công nghiệp của Campuchia trong giai
đoạn (2010 -2015) và tầm nhìn cho 5 năm tiếp theo
​ ộ Công Nghiệp Campuchia nhấn mạnh vào giai đoạn từ năm 2010 đến
B
năm 2015 sẽ là giai đoạn mang tính then chốt với tầm nhìn xa và những khó
khăn thách thức. Với sự dẫn dắt của Bộ năng lượng và khai khoáng sẽ là nhân
tố quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp của Campuchia vào thời gian
này. Dưới tầm nhìn chiến lược này Bộ công nghiệp Campuchia hoàn thành các
mục tiêu theo 2 kim chỉ nam chính đó là: (1) Phát huy lợi thế của con người đối
với sự phát triển công nghiệp Campuchia, (2) Phát triển công nghiệp đi đôi với
thân thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

16
Nhìn chung, nền công nghiệp Campuchia vẫn còn gặp nhiều hạn chế và quy
mô khá nhỏ. Nhưng với tầm nhìn chiến lược của Đảng cầm quyền campuchia
thì chúng ta có quyền hy vọng vào sự phát triển thần kì của nền công nghiệp
Campuchia trong tương lai gần.
2.5. Đặc điểm kinh tế dịch vụ
Campuchia là quốc gia có nền kinh tế trẻ và vô cùng năng động. Nhưng bên
cạnh đó sự phát triển của các ngành cũng gặp phải rất nhiều thách thức. Trong
đó có cả những thách thức đối với ngành dịch vụ. Dịch vụ là nhân tố cốt lõi của
công nghiệp, với sự tăng trưởng nhanh chóng trong cơ cấu ngành 8.2 % từ năm
1997 đến năm 2014 đã đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Đặc
biệt đối với những ngành dịch vụ đặc biệt. Tuy nhiên sự phát triển của ngành
dịch vụ vẫn còn gặp nhiều hạn chế bởi công nghệ, sự liên kết từ khâu sản xuất
tới dịch vụ bản thân còn yếu kém.
Để hiểu rõ hơn về mảng dịch vụ trong trong kinh tế thì ta chia thành các
phần như sau:
2.5.1 Giao thương
Giao thương chiếm đến 9.3 % của GDP với tăng trưởng đều đặn 7.0% từ
năm 2010 đến 2014. Xuất khẩu tăng trưởng nhanh chóng từ 2.9 tỷ Dollar Mỹ
vào năm 2005 đến 7.4 tỷ Dollar Mỹ vào năm 2014. Nhập khẩu cũng đã tăng từ
3.9 tỷ Dollar Mỹ đến 10.6 tỷ Dollar Mỹ trong xuyên suốt thời gian đó. Mặt
hàng xuất khẩu chính của Campuchia là hàng may mặc, chiếm tận 80% lượng
hàng xuất khẩu ngày nay. Kết quả này có được là nhờ sự ưu đãi thương mại
của Hoa Kỳ (General System of Preferences) và trong lúc đó nhập khẩu cũng
gặp những thuận lợi nhất định. Những sản phẩm nhập khẩu chính là nguyên
liệu cho ngành may mặc như nhiên liệu, máy móc, thực phẩm và những thứ
khác. Và những quốc gia được Campuchia chọn làm bạn hàng nhập khẩu chủ
yếu là Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam và sản lượng nhập khẩu thường niên
từ 2010 đến 2014 đều đặn là 27, 16 và 13 %. Tóm lại, với sự ổn định của giao
thương. Campuchia xuất khẩu hàng may mặc đến các nước MỸ và EU đồng
thời nhập khẩu nguyên liệu, máy móc từ Trung Quốc và các quốc gia lân cận.

17
Bảng giá trị các ngành trong khối dịch vụ chia của GDP (chia theo %)

(Nguồn: Viện nghiên cứu quốc gia Campuchia)

2.5.2 Nhà hàng và khách sạn


Nhà hàng khách sạn chiếm 5.1 % của GDP 2014 . Các ngành liên quan như
lữ hành, khách sạn và nhà hàng đạt được những sự tăng trưởng nhanh chóng
10.4% từ năm 2010 đến năm 2014. Vào năm 2013, với sự chia sẻ của ngành lữ
hành chiếm đến 16% trong GDP, góp phần lớn trong sự tăng trưởng của kinh tế
đất nước. Với việc UNESCO công nhận quần thể kiến trúc Angkor Wat là di
sản văn hóa thế giới. Số lượng khách du lịch thế giới đến với Campuchia đã đạt
đến 1 triệu vào năm 2004 và đặt 4.7 triệu vào năm 2015 (số liệu của Bộ du lịch,
2015). Lúc bấy giờ, 5 đất nước dẫn đầu về thu hút khách du lịch gồm. Việt
Nam (20.7 %), Trung Quốc (14.5%), Lào (8.5%), Hàn Quốc (8.3%), và Thái
Lan (7.3%). Và sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng không
làm ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Campuchia.
2.5.3 Vận tải và viễn thông
Giao thông và viễn thông chiếm 7.9 % trong GDP vào năm 2014. Đây là
ngành xương sống trong sự phát triển kinh tế và cơ sở vật chất tốt là điều kiện
tốt để phát triển việc kinh doanh. Những cơ sở vật chất chính ở đây là đường
xá, cầu cống, đường sắt, cảng biển, đường biển, sân bay và hệ thống điện đàm.
Đối với Campuchia thì tốc độ phát triển của vận tải và viễn thông vẫn là chậm
so với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế. Tam giác kinh tế phía nam liên
kết giữa Bangkok, Phnom Penh, Ho Chi Minh sẽ được liên kết hoàn thiện bởi

18
cầu Tsubasa vào năm 2015 thì dòng vận chuyển nguyên liệu thô sẽ được vận
chuyển qua ba quốc gia này dễ dàng hơn. Đồng thời, tăng năng suất của ba
quốc gia này trong tương lai.
2.5.4 Tài chính
Mặc dù chiếm khá khiêm tốn trong GDP (1.9%), nhưng tài chính tăng
trưởng nhanh nhất trong kinh tế. Tăng trưởng thường niên từ năm 2010 đến
2014 là đều đặn 13%. Đến tháng 12 năm 2014, Campuchia đã có 36 ngân hàng
thương mại, 11 ngân hàng chuyên ngành và 39 viện nghiên cứu kinh tế vi mô
đã đăng ký với ngân hàng quốc gia Campuchia. Lãi của ngân hàng đạt đến
13.800 tỉ Riels (xấp xỉ 3.45 tỷ Dollar Mỹ) trong năm 2009 và đạt đến 46.300 tỉ
Riels (xấp xỉ 11.57 tỷ Dollar Mỹ ) vào năm 2015 và xấp xỉ tăng 24 % trong
vòng 1 năm.
2.5.5 Kinh doanh bất động sản
Bất động sản chiếm 6.5 % GDP vào năm 2014. Mảng bất động sản chia
thành 3 giai đoạn chính:
+ Sự bùng nổ bất động sản (2000 – 2008): Sự bùng nổ bởi hoạt động đầu
tư của các nhà đầu tư địa phương vào việc phát triển các khu phức hợp
nhà và các dự án nhà ở thương mại dành cho giới thượng lưu. Cùng lúc
đó với việc giá đất tương đối thấp dẫn đến làn sóng các nhà đầu tư nước
ngoài vào Campuchia đã dẫn đến sự bùng nổ bất động sản trong nước
+ Sự chững lại của bất động sản (2008 -2011): Bởi sự khủng hoảng kinh tế
đã ảnh hưởng đến bất động sản Campuchia. Rất nhiều dự án mà đa phần
là thuộc các nhà đầu tư nước ngoài: như Camko City và Gold Tower 42
đã buộc phải dừng.
+ Sự phục hồi của bất động sản (2012 – hiện nay): Cùng với sự khôi phục
của nền kinh tế toàn cầu, thì bất động sản cũng theo đà khôi phục. Đầu
tư vào các công trình xây dựng vào năm 2015 đạt được 3.3 tỷ Dollar
(Phnom Penh Post, jan. 14 2016); đã vượt qua sự bùng nổ của năm 2008
3.19 tỷ Dollar Mỹ (Phnom Penh Post, jan. 12 2012) và mức thấp nhất là
840 triệu Dollar Mỹ vào năm 2010 (ibid).

19
Nhìn chung, mảng kinh tế dịch vụ của Campuchia đã có mức tăng trưởng
đáng kinh ngạc. Tuy nhiên vẫn dựa vào các ngành dịch vụ truyền thống như
nhà hàng, khách sạn, bán lẻ, bất động sản v…v… Các ngành dịch vụ hiện đại
như tài chính chỉ đạt 1.9 GDP trong năm 2014. Dữ liệu trên truyền thông, các
ngành dịch vụ chuyên nghiệp ( luật sư, kế toán, v.v) cũng không đạt được như
kỳ vọng chỉ chiếm 5-8 % của GDP. Nền kinh tế cao cần những những sự phát
triển mạnh hơn ngành dịch vụ trong tương lai.
2.6. Ngoại thương
​Campuchia đã có những tín hiệu khả quan khi hòa nhập với nền kinh tế thế
giới thông qua ngoại thương và đầu tư. Đặc biệt từ giữa những năm thế kỉ 21.
Nhưng những thách thức với Campuchia là không ngừng và đặc biệt buộc khâu
xuất khẩu phải phản ứng trước sự cạnh tranh đến từ các quốc gia láng giềng.
Phần ngoại thương ta sẽ chia thành 2 phần chính là xuất khẩu và nhập khẩu:
​ 2.6.1 Xuất khẩu
Như đã đề cập ở trên mảng xuất khẩu của Campuchia phụ thuộc rất lớn vào
xuất khẩu may mặc và dịch vụ du lịch. Vai trò của ngành may mặc càng được
củng cố khi hàng may mặc của Campuchia được xuất khẩu vào thị trường Mỹ
từ những năm 1990.
Tuy nhiên sự đang dạng về các mặt hàng xuất khẩu và các nước bạn hàng
xuất khẩu bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu thế kỉ XXI.

Thành phần và giá trị xuất khẩu của Campuchia trong 2 năm 2007 và
2011. (Nguồn: Ngân hàng quốc gia Campuchia và Bộ Du Lịch
Campuchia)

20
Trong năm 2007, hàng may mặc và du lịch cùng nhau chiếm 90% trong
tổng giá trị hàng xuất khẩu chất lượng cao của Campuchia. Vào năm 2011 con
số này giảm xuống còn 80% nhưng vẫn ở mức cao, nhưng đó là tín hiệu đáng
mừng khi bắt đầu có sự đang dạng trong mặt hàng xuất khẩu như các loại nông
sản đặc sản của Campuchia. Và Mĩ vẫn là bạn hàng chủ yếu của hàng xuất
khẩu chất lượng cao Campuchia. Mặc dù, có sự suy giảm từ 45% năm 2007
xuống 30% năm 2011 bởi sự thay đổi nhẹ trong cơ cấu hàng xuất khẩu của
Campuchia.

Theo báo cáo cho thấy xuất khẩu trực tiếp đến thị trường Mỹ vẫn là điểm
sáng trong những năm 2007 đến năm 2011 đạt gần 40%. Bên cạnh đó cũng có
sự tăng trưởng xuất khẩu đến các thị trường khác như thị trường EU đạt gần
500 triệu Dollar Mĩ giữa những năm 2010 và 2011. EU cùng với Canada cùng
chia sẻ thị phần xuất khẩu hoa hồng của Campuchia từ 23% vào năm 2007 đến
30% vào năm 2011. Các thị trường khác cũng có tín hiệu khả quan khi giá trị
và thị phần ở các thị trường Canada, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng
tăng. Bên cạnh đó các nơi có thị phần nhỏ bé của Campuchia như Mexico hay
Nga cũng tăng khá nhanh. Cần phải nhấn mạnh đến thị trường Asean khi thành
viên ngày càng tăng và mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam, Thái Lan và
Campuchia ngày càng được siết chặt. Các nước khác trong thành viên của
Asean cũng chiếm mỗi nước 2% trong tổng giá trị xuất khẩu Campuchia.

21
Các quốc gia xuất khẩu hàng chất lượng cao của Campuchia trong 2 năm 2007
và 2011 (đơn vị %). (Nguồn: Tổng cục Hải quan Campuchia)

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Campuchia

2.6.2 Nhập khẩu


Theo số liệu báo cáo mới nhất từ thương vụ Việt Nam tại Campuchia, 6
tháng đầu năm 2020 Campuchia nhập khẩu đạt 9,115 tỷ Dollar Mỹ giảm 7.1%

22
so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân do nhập khẩu tháng 3 giảm 2,6%;
tháng 4 giảm 16,9%, tháng 5 giảm 33% và tháng 6 giảm 21,4% so với cùng kỳ
năm 2019. (vật liệu xây dựng giảm 19,1%, nguyên phụ liệu dệt may giảm
19,2%, phương tiện giảm 25,2%, xăng dầu giảm 19,6% và hàng hóa khác tăng
6,6%.v.v…Năm 2019 vừa rồi kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia đạt
35,252 tỷ Dollar Mỹ tăng 11,4%, trong đó xuất khẩu đạt 14, 532 tỷ Dollar Mỹ
tăng 11,4% và nhập khẩu đạt 20,721 tỷ Dollar Mỹ tăng 11,5% so với năm 2018
và cần nhấn mạnh là nhập siêu 6,189 tỷ Dollar Mỹ.
Nhìn chung, qua phân tích ở trên ta thấy được rằng ngoại thương của
Campuchia vẫn là ở mức nhập siêu. Tuy vậy, vẫn thấy có những tín hiệu sáng
về sự mở rộng thị phần ở các thị trường mới. Đa dạng hơn về những mặt hàng
xuất khẩu. Đồng thời, Campuchia đã và đang dần tự chủ việc tự sản xuất các
mặt hàng tiêu dùng trong nước và giảm nhập siêu trong tương lai.

23
Chương 3: Nhận xét, đánh giá và triển vọng tương lai của kinh tế
Campuchia
3.1. Nhận xét, đánh giá
Thông qua chiến dịch Một vành đai, Một con đường, ảnh hưởng của Trung
Quốc tại Campuchia sẽ tiếp tục phát triển khi tài trợ cho các dự án cơ sở hạ
tầng lớn mà không đưa ra yêu cầu kiểu phương Tây cho cải cách chính sách
trong nước. Ngành may mặc kinh tế quan trọng đang dần mất khả năng cạnh
tranh chi phí khu vực và mất quyền truy cập miễn thuế vào Liên minh châu Âu
vì chính phủ của bạn tiếp tục đàn áp đối lập chính trị. Quyền tài sản yếu và
tham nhũng tràn lan tiếp tục kìm hãm tự do kinh tế, và thể chế hóa một nền tư
pháp độc lập hơn vẫn là một lĩnh vực quan trọng để cải cách. Nền kinh tế vẫn
phụ thuộc nhiều vào du lịch và ngành may mặc. Hơn một nửa lực lượng lao
động tham gia vào hoạt động nông nghiệp, và Campuchia vẫn là một trong
những nước nghèo nhất châu Á.
Campuchia là một nước có tiềm năng về đất đai cho sản xuất nông nghiệp,
nhưng rất yếu kém về kỹ thuật canh tác, hệ thống thủy lợi, giống cây trồng, cơ
sở hạ tầng ở khu vực nông thôn và vấn đề quản lý đất đai. Campuchia cũng là
nước có trữ lượng lớn cá nước ngọt ở Biển Hồ và trữ lượng lớn về hải sản ,
nhưng chưa đủ sức khai thác hết.
Với GDP bình quân đầu người hiện ở mức trên 1.000 đô la Mỹ, Campuchia
đang trên đường tiến vào nhóm quốc gia có thu nhập GDP ở mức trung bình
thấp trong vài năm tới. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu cho Campuchia trở thành
một quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Nằm trong nhóm quốc
gia có thu nhập trung bình thấp là một cột mốc quan trọng đối với đất nước
này. Tuy nhiên, nó cũng đại diện cho một thách thức đối với triển vọng phát
triển trong tương lai. Sẽ mất một số đặc quyền và ưu đãi về Hỗ trợ Phát triển
Chính thức (ODA) mà nước này đang được hưởng cho đến thời điểm hiện tại
khi là một quốc gia kém phát triển nhất. ODA dự kiến giảm, buộc Campuchia
phải tăng thu nhập quốc gia và tài trợ cho các dịch vụ công cộng bằng cách
hướng tới một nền kinh tế tự chủ.

24
3.2. Triển vọng tương lai
Là một đất nước nằm trên lưu vực sông Mekong, Campuchia có đủ điều
kiện để phát triển kinh tế, đặc biệt về mặt nông nghiệp. Nguồn đất phù sa màu
mỡ và đất bazan thích hợp cho trồng cây công nghiệp, sông hồ nhiều cung cấp
nguồn nước ngọt, nguồn cá phong phú. Cùng với đó là khí hậu không có mưa
phùn, lạnh giá nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Nông
nghiệp đã tạo việc làm cho 70% lực lượng lao động Campuchia (1998). Lúa là
cây lương thực quan trọng nhất trong nền nông nghiệp Campuchia. Lúa được
trồng chủ yếu ở đồng bằng trung tâm, hai bên bờ sông Mekong. Các cao
nguyên ở phía đông cũng là nơi thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp,
cây cao su. Là một nước giáp biển nên đánh bắt cá cũng là hoạt động kinh tế
nổi trội. Biển Hồ là một trong những ngư trường cá nước ngọt lớn nhất ở Đông
Nam Á.
Campuchia với những nét văn hoá dân tộc, những di sản văn hoá được cả
thế giới biết đến và khao khát chiêm ngưỡng kỳ quan cổ , khiến du lịch và phát
triển kinh tế dựa vào du lịch trở thành thế mạnh của quốc gia này, là điểm nổi
trội khi nhắc đến Vương quốc Campuchia. Cụ thể từ đầu năm 1999 , ngành du
lịch đã tăng trưởng mạnh.Doanh thu từ du lịch đã tăng 35% trong 9 tháng đầu
năm 1999 so với cùng kỳ năm 1998. Trong 5 tháng đầu năm 2000, du khách đã
tăng 42% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 143.064 người. Ngành du lịch
được phục hồi trở lại bởi sự ổn định chính trị và sự phục hồi của nền kinh tế
trong khu vực. Mặt khác chính phủ cũng đã đưa ra một số chính sách nhằm
khuyến khích phát triển ngành du lịch như cho phép máy bay nước ngoài bay
thẳng tới Siem Reap - nơi được coi là cửa ngõ của quần thể đền Angkor nổi
tiếng của Campuchia.
Nghệ thuật và văn hoá dân tộc của quốc gia mang nét đặc trưng thu hút
khách du lịch. Di sản văn hoá của các triều đại Khmer rất quan trọng trong
nghệ thuật và kiến trúc ở Đông Nam Á, và được phản ánh trên nhiều mặt của
Campuchia hiện nay, như các công trình xây dựng (cung điện Hoàng gia ở
Phnom Penh), các cổ vật, mặt hàng thủ công nghiệp được mạ vàng hay bạc, các
điệu nhảy múa cổ điển của Campuchia. Sự đổ nát của cố đô Angkor nằm trong

25
tỉnh Siem Reap, cách Phnom Penh 300km về phía Tây Bắc cũng là một trong
những nơi đáng chú ý không chỉ thu hút khách du lịch mà còn là điểm thu hút
của ngành khảo cổ học thế giới.
Cuộc sống xã hội của quốc gia này rất đa dạng, ngoài ngôn ngữ chính là
Khmer còn sử dụng rất nhiều ngôn ngữ khác như Pháp,Thái, Việt… để tiện
giao thương buôn bán. Nhiều nghệ thuật kiến trúc nổi tiếng được thế giới nhắc
tên, trở thành địa điểm lịch sử văn hoá đặc sắc như Angkor Wat, Angkor
Thom, Đền Bayon, Đền Preah Vihear…
Campuchia cũng tận dụng vị trí địa lý giáp biển, có hệ thống sông Mê Kông
chảy từ Bắc vào Nam của đất nước, cùng khí hậu thuận lợi cùng sinh vật đa
dạng phát triển kinh tế quốc gia. Cùng với đó là truyền thống đậm bản sắc thu
hút cư dân thế giới, thúc đẩy bất cứ du khách nào cũng khao khát một lần đặt
chân lên mảnh đất này, từ đó tạo thành cơ sở để Campuchia đầu tư và phát triển
nhanh nền kinh tế.
Chính sách đối ngoại trung lập khôn khéo trong quan hệ hữu nghị với các
nước cũng là thế mạnh để quốc gia này duy trì hòa bình và phát triển đất nước.
Quan hệ hữu nghị giữa Campuchia với các nước trên thế giới và với Việt Nam
được quan tâm và thúc đẩy tốt với chính sách ngoại giao trung lập, hợp tác hoà
bình, các hợp tác song phương, các chính sách giữ gìn quan hệ quốc tế. Quốc
gia này với chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược,
duy trì hòa bình với láng giềng, không can thiệp nội bộ nước khác, giải quyết
vấn đề bằng chủ trương hoà bình,tham gia vào các tổ chức quốc tế để cùng hợp
tác phát triển (thành viên của ASEAN,WTO..) là chính sách đối ngoại thông
minh trong quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực cũng như toàn thế
giới để cùng học hỏi và phát triển về nhiều mặt, đồng thời bảo đảm quyền lợi
của quốc gia.
III. KẾT LUẬN
Những thành tựu của Campuchia về phát triển kinh tế trong hai thập kỷ qua
đã giúp tỷ lệ nghèo giảm đáng kể, đứng ở mức 13,5% trong năm 2014 [MOP]
so với 50% vào năm 1992. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đối với
Campuchia. Một trong số đó là sự bất bình đẳng ngày càng tăng - chênh lệch

26
thu nhập, chênh lệch khu vực giữa dân thành thị và người nghèo ở nông thôn
và bất bình đẳng giới. Phụ nữ phải đối mặt với những bất lợi trong việc học lên
trung học và đại học, không có nhiều cơ hội việc làm hay nắm vai trò ra quyết
định trong các tổ chức chính phủ. Bạo lực giới tính vẫn là một vấn đề nghiêm
trọng.
Như đa số những quốc gia đang phát triển khác, Vương quốc Campuchia
mang trong mình những lợi thế nổi bật để phát triển kinh tế cũng như những
mặt hạn chế, những thách thức cần phải đối mặt để đưa kinh tế xã hội của đất
nước phát triển đi lên.

27

You might also like