GIỚI THIỆU

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI:

1. Giới thiệu về cây sầu riêng:


- Sầu riêng có tên khoa học là là Duriozibethinus Murray, thuộc họ Bombacaceae. Có nguồn
gốc từ vùng nhiệt đới ẩm cho nên được trồng và nhân giống ở các nước Đông Nam Á được nhiều
người xem như ‘vua của các loại trái cây’. Do sầu riêng có hiệu quả về kính tế cao đem lại lợi
nhuận cho bà con nông dân, được trồng rộng rãi ở khu vực trọng điểm thích hợp điều kiện cho cây
sầu riêng như Tây Nguyên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ,…
- Cây sầu riêng có thể cao tới 27-40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài
10–18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay
6) cánh hoa.
- Trái sầu riêng có nhiều gai màu từ xanh lục đến nâu bao quanh khi chính có màu vàng, kích
thước lớn khoảng 30cm về chiều dài, và khoảng 15cm về đường kính, có mùi nồng và mạnh ngay
cả khi còn nguyên vỏ.
- Về hàm lượng dinh dưỡng: Quả sầu riêng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, chất
xơ, đạm cứ bình quân 100g thịt sầu riêng có tỉ lệ dinh dưỡng như sau: 144 Kcal., Vitamin A (20-
30 IU), Axit ascobic (23,9- 25,0 mg), Phốt pho (37,8- 44,0 mg), Laki (436 mg), Thiamin (0,20
mg), Riboflavin (0,20 mg), Canxi (7.6-9,0 mg), Nacin (83- 0,70 mg), Chất béo ( 5,33 g), Chất xơ
(3,8 g), Sắt (0,73- 1,0 mg), Đường (12 g), Protein ( 2,5–2,8 g), Carbonhydrate toàn phần (30,4-
34,1 g).
- Trước những lợi ích trên cho thấy sầu riêng là một loại trái cây rất hữu ích không những có giá
trị dinh dưỡng cao mà còn cả về giá trị kinh tế. Quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của
Việt Nam đã tăng tới hơn 8,3 lần (733,2%) so với cùng kỳ năm ngoái lên 153,5 triệu USD. Trong
đó, Trung Quốc chiếm đến 87% thị phần với 133,6 triệu USD.Qua đó cho thấy xuất khẩu sầu
riêng là một trong những những ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư và phát triển hơn nữa.

2. Tính cấp thiết của đề tài:


- Diện tích trồng sầu riêng của tỉnh Đồng Tháp tăng nhanh trong 3 năm gần đây, với 2.458ha
chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Tháp Mười và Lấp Vò. Trồng nhiều nhất là huyện
Châu Thành 986ha, Cao Lãnh 531ha, Tháp Mười 620ha. Ước tính sản lượng bình quân 12.000
tấn/năm. Nông dân trồng sầu riêng có nhiều kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng thành công kỹ thuật
xử lý ra hoa vì thế mùa vụ thu hoạch sầu riêng bội thu năng suất. Tuy nhiên, về việc phân loại sầu
riêng tốn rất nhiều chi phí trả cho công nhân, cũng như năng suất công việc không ổn định, bên
cạnh đó việc ảnh hướng đến sức khỏe con người là không tránh khỏi.
- Quá trình khảo sát và tiếp cận một số hệ thống phân loại nông sản thì hệ thống phân loại sầu
riêng trên thị trường là chưa có tại Việt Nam. Khảo sát một số loại hệ thống phân loại nông sản tự
động hay bán tự động đang sử dụng hiện nay có thể thiết kế và chế tạo thành hệ thống phân loại
sầu riêng.
- Do yêu cầu của thị trường và người sử dụng nên mô hình hệ thống phân loại sầu riêng được
nghiên cứu thiết kế và chế tạo.

3. Mục tiêu nghiên cứu :


- Nghiên cứu về sầu riêng và thị trường xuất khẩu, tìm hiểu về loài cây sầu riêng, các loại sầu
riêng phổ biến, và điểm đặc biệt của từng loại. Phân tích thị trường xuất khẩu sầu riêng, bao gồm
tiềm năng và các thách thức hiện tại.
- Đề tài nghiên cứu phát triển hệ thống phân loại nhằm giám sát và đánh giá chất lượng trái sầu
riêng (theo tiêu chuẩn GAP) : dựa trên các yếu tố quan trọng như kích thước, màu sắc, hình dáng,
độ chín, khối lượng và chất lượng,… loại bỏ các quả bị hư, bị sâu, còn xanh, không đáp ứng được
khối lượng cũng như là các yếu tố liên quan đến tiêu chuẩn GAP, … trước khi đưa vào đóng gói
và xuất khẩu ra thị trường. Nói rõ hơn là sử dụng công nghệ xử lý ảnh, thị giác máy tính và mô
hình máy học kết hợp với hệ thống cân định lượng để nhận dạng mẫu đưa vào từ đó đánh giá chất
lượng của trái sầu riêng có đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không. Tất cả những mục tiêu nghiên
cứu về hệ thống phân loại trên đều nhằm mục đích tăng cường tự động hóa trong quá trình sản
xuất nông nghiệp ở nước ta, từ đó giúp tác động đến kinh tế của hệ thống phân loại trong việc
nâng cao chất lượng và giá trị của sầu riêng xuất khẩu. Hệ thống giúp tăng hiệu suất làm việc cũng
như giảm sức lao động của con người so với phương pháp phân loại truyền thống.
- Nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ảnh, thu thập cơ sở dữ liệu ảnh một số loại trái sầu riêng để
hình thành mô hình máy học. Tối ưu hóa hệ
thống để nâng cao độ chính xác và tốc độ
phân loại. Nghiên cứu các cách tiếp cận và
kỹ thuật đánh giá chất lượng quả sầu riêng,
kiểm tra bề mặt trái sầu riêng có bị sâu, bị
xanh chưa chín, trái sầu riêng có bị biến
dạng, độ chín trên trái sầu riêng.
- Về phần kiểm tra và đánh
giá, thực hiện thử nghiệm hệ thống trên một
tập dữ liệu đại diện của các loại sầu riêng
xuất khẩu. Đánh giá hiệu suất của hệ thống
trong việc phân loại sầu riêng theo các tiêu
chí đã đề ra.
- Và mục tiêu quan trọng
nhất của nhóm là thiết kế, chế tạo hệ thống phân loại tự động sầu riêng đạt chuẩn đem đi xuất
khẩu ra thị trường ứng dụng xử lý ảnh, mô hình máy học và tích hợp hệ thống cân định lượng với
hiệu suất làm việc cao, giảm sức lao động chân tay cho con người. Ứng dụng kết quả nghiên cứu
đề tài vào quá trình sản xuất và đánh giá chất lượng trái sầu riêng ở các giai đoạn phân loại và
đóng gói sản phẩm.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài :


4.1 Đối tượng nghiên cứu:
o Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân loại được các đặc điểm cũng như
chất lượng của trái sầu riêng đạt hay không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu dựa vào các tiêu
chuẩn chất lượng (tiêu chuẩn GAP).

Hình 1.1. Sầu riêng bị méo trái.

Hình 2: Hình ảnh sầu riêng bị sâu.


Hình 3: hình ảnh sầu riêng đạt chuẩn.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:


o Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, nhóm đã tiến hành khảo sát một số nội dung
nghiên cứu trên thị trường hiện nay : khảo sát thực trạng hoạt động phân loại sầu riêng trên
địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, khảo nghiệm để xác định một số thông số cơ bản của sầu
riêng, thống kê kích thước cân nặng phổ biến của trái sầu riêng đạt chuẩn, khảo nghiệm
nguyên lý phương pháp phân loại sầu riêng khả thi nhất… Qua thực trạng khảo sát thực tế
nhóm đề xuất mô hình hệ thống phân loại sầu riêng gồm có các giai đoạn như: Xử lý màu
sắc để phân loại sầu riêng hư tổn, xử lý sâu bệnh, hình dạng trên trái sầu riêng theo tiêu
chuẩn và cân khối lượng để xác định tỉ trọng nhằm phân loại sầu riêng theo chất lượng tiêu
chuẩn. Nhóm thiết kế mô hình đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả, làm cơ sở để phát triển, ứng
dụng thực tế thành quy mô sản xuất, phân loại lớn hơn.

5. Phương pháp tiếp cận đề tài:


- Hiện nay, các đề tài về nghiên cứu phân loại sầu riêng cho xuất khẩu còn ít hoặc thậm chí là
chưa có. Vì thế để có thể tiếp cận và nghiên cứu đề tài, chúng em phải tham khảo một số bài báo,
một số trang wed về nghiên cứu sầu riêng và yêu cầu về chất lượng trái để xuất khẩu trong và
ngoài nước. Đồng thời cũng đọc một số bài viết về so sánh sự khác biệt giữa các loại sầu theo kích
thước và hình dạng. Từ đó chúng em có thể tổng hợp dữ liệu và đưa ra được cái tiêu chuẩn cho
việc phân loại sầu riêng cho đề tài.
- Đồng thời, để lên được phương án thiết kế phần khung máy cho đề tài, chúng em cũng có
tham khảo một số đề tài liên quan về việc phân loại như phân loại cà chua, phân loại xoài. Và từ
đó có thể đưa ra được các phương án thiết kế tối ưu nhất cho đề tài.

6. Nghiên cứu về các đặc tính về hình dạng kích thước:


- Theo nghiên cứu về các bài báo hiện nay, nước ta hiện có 2 loại sầu riêng được xuất khẩu trên
thị trường nước ngoài ( Trung Quốc chiếm 90%) nhiều nhất là sầu riêng Dona ( sầu riêng thái),
sầu riêng Ri6. Vì thế ở đề tài này chúng em sẽ tập trung chủ yếu vào việc phân loại hai giống sầu
riêng này. Về khối lượng, trung bình 1 trái sầu riêng có khối lượng từ 2.5-3kg, đối với những trái
to hơn khối lượng có thể lên tới 5 hoặc 6kg. Về kích thước, sầu riêng có thể đạt được chiều dài
khoảng 30cm, đường kính 15cm. Về hình dạng, vì đề tài sẽ tập trung vào 2 giống sầu riêng đó là
sầu riêng thái và sầu riêng Ri6 nên hình dạng sẽ được nghiên cứu theo 2 giống này. Đầu tiên là sầu
riêng Dona( sầu riêng thái), hình dạng của nó thuôn dài, một đầu to, một đầu nhỏ như xoài. Đầu
sầu riêng thon gọn, gai lớn và thưa, và đặc biệt màu vỏ của sầu riêng thái có màu xanh hơi ngả
vàng, trơn bóng hoặc có màu ghi. Đối với sầu riêng Ri6, có hình dạng thon dài hình bầu dục, phần
đáy hẹp, vỏ cũng co màu vàng xanh. Từ những nghiên cứu trên, chúng em có thể đưa ra những
tiêu chuẩn cho việc phân loại của đề tài.

7. Tiêu chuẩn phân loại sầu riêng:


Theo tiêu chuẩn:
- Hạng “đặc biệt”( loại đặc biệt):
Sầu riêng quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất theo
đặc trưng của mỗi giống. Mỗi quả phải có tối thiểu 4 ngăn múi. Đối với
các giống Kanyao và Pradumtong, mỗi quả phải có tối thiểu 5 ngăn
múi. Các gai phải phát triển đầy đủ và không bị nứt ở chân gai. Quả
không có khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhỏ trên vỏ quả không ảnh
hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng của sản phẩm.
- Hạng I(loại 1):
Sầu riêng quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt với những đặc
trưng của giống. Mỗi quả phải có tối thiểu 3 ngăn múi, nhưng không ảnh
hưởng đến hình dáng quả. Đối với các giống Kanyao và Pradumtong,
mỗi quả phải có tối thiểu 4 ngăn múi. Các gai phải phát triển đầy đủ và
không bị nứt ở chân gai. Cho phép có các khuyết tật nhỏ trên vỏ quả,
miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng

- Hạng II (loại 2)
Sầu riêng quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu
trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu
quy định trong 3.1 tùy theo đặc trưng của từng giống. Mỗi quả phải có
tối thiểu 2 ngăn múi. Đối với các giống Kanyao và Pradumtong, mỗi
quả phải có tối thiểu 3 ngăn múi. Cho phép có những khuyết tật rất nhỏ
trên vỏ quả nhưng không làm ảnh hưởng đến thịt quả.
Mỗi loại sầu riêng có kích thước và màu sắc khác nhau:

Đạt Không đạt


- Khối lượng 1,8kg-5,5kg <1,8kg, >5,5kg
- Hình dạng Méo, sâu Đạt
bệnh,
(loại)

- Màu sắc Vàng nhạt Xanh


s

You might also like