Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Ý nghĩa của phương pháp luận:

 Để nhận thức được sự vật, hiện tượng, phải tìm ra nguyên nhân của chúng;
muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân sinh ra

 Khi tìm nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng, cần tìm ở các sự vật, hiện
tượng, mối liên hệ xảy ra trước khi sự vật hiện tượng đó xuất hiện
 Phải nhận thức sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ cụ thể của nó để thấy
được vai trò của nó là nguyên nhân hay kết quả
 Cần phải phân loại nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn,
trong đó cần chú ý nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong
Sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong thực tiễn
 Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trong tự nhiên: Các tác động của các sự vật
hiện tượng này lên sự vật hiện tượng khác gây ra những biến đổi ngoài ý muốn
chủ quan của con người và tuân theo những quy luật vốn có của thế giới vật
chất. Mối quan hệ này diễn ra ở rất nhiều phạm vi, trong tất cả các phương thức
tồn tại của thế giới vật chất và thường đem lại cho ta những hiểu biết về sự tác
động qua lại và chuyển hoa giữa các bộ phận của thế giới khách quan. Ví dụ:
sự tăng trưởng phản ứng nhiệt hạch trên trời, lực hút của mặt trăng lên trái đất
gây nên hiện tượng thủy triều, các thiên thạch bay tự do trong vũ trụ thi thoảng
sẽ rơi vào bầu khí quyển trái đất,… Từ đó lợi dụng nguồn năng lượng lớn để
phục vụ nhu cầu con người: thủy triều – nguồn điện năng,…
 Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả ở trong lĩnh vực xã hội: Mối liên hệ nhân –
quả ở trong lĩnh vực xã hội, tức là lĩnh vực hoạt động của con người phức tạp
hơn rất nhiều. Mối quan hệ nhân – quả này có đặc điểm trước hết là nó chỉ xuất
hiện khi có hoạt động của con người (có ý thức). Đặc điểm này có thể đúng,
không đúng ở trong những lĩnh vực khác nhau. Có những hoạt động được coi là
hoạt động có ý thức của cá nhân, nhưng lại là hoạt động vô ý thức đối với cộng
đồng. Chủ thể hoạt động bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của chính bản thân
mình, nhưng tác động của nó tới đời sống xã hội còn tùy thuộc vào những mối
liên hệ và những hậu quả xã hội mà nó gây ra. Ví dụ: lợi nhuận buôn ma túy là
rất cao, cho nên bọn buôn bán ma túy không từ bỏ một hành vi nào thúc giục
việc buôn bán ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành động rất
có hại, hành động có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác
động đó người ta không thể ngăn chặn một sớm một chiều, nếu không nghiên
cứu những quan hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu MQH
giữa NN – KQ trong đời sống xh cũng chính là nghiên cứu mối qhe tác động về
mặt lợi ích. Những lợi ích nào được sinh ra từ những tác động nào, nó đưa lại
những hậu quả nào, đó chính là mục tiêu để nghiên cứu mối quan hệ NN – KQ
trong đời sống cộng đồng. VD: Cho xin miếng ảnh HIV – AIDS.

You might also like