Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BẢNG CÂU HỎI

1. Cách mạng công nghiệp 4.0 có gì khác so với những cuộc cách mạng
công nghiệp trước?
A. Có sự xuất hiện của robot
B. Là môi trường cộng sinh giữa thế giới thực và thế giới ảo
C. Là xu hướng để xóa nhòa ranh giới giữa hệ thống vật lý, kỹ thuật số, hóa học và
sinh học, giúp chúng kết hợp lại với nhau.
D. Cả 3 phương án trên

2. Đâu là những yếu tố cốt lõi của CMCN 4.0 trong mảng Kỹ thuật số?
A. Cơ giới hoá, sản xuất cơ khí, lao động thủ công
B. Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data)
C. Năng lượng, dây chuyền lắp ráp, sản xuất và tiêu dùng hàng loạt
D. Tự động hoá, điện tử, robot

Một slide giải thích


● Trí tuệ nhân tạo (AI): Trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy
tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Vd. Robot Sophia
● Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT): Mạng lưới liên kết rộng lớn giữa các
thiết bị vật lý với nhau.
● Dữ liệu lớn (Big Data): tập hợp dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp, thay đổi
nhanh và đa dạng

3. Cuộc CMCN 4.0 đang ở giai đoạn nào?


A. Giai đoạn I
B. Giai đoạn II
C. Giai đoạn III
D. Giai đoạn IV

4. CMCN 4.0 tạo ra những tác động như thế nào đến Việt Nam?
A. Tạo ra những thay đổi căn bản từ phương thức sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,

B. Ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị và an ninh thế giới, tổ chức và sinh hoạt xã hội
của con người
C. Giúp Việt Nam tận dụng thời cơ “đi tắt - đón đầu” trong công nghệ
D. Tất cả phương án trên

5. Đâu là một trong những thành tựu CNH-HĐH của nước ta trong bối
cảnh CMCN 4.0 về lĩnh vực khoa học công nghệ?
A. Chưa khai thác được tiềm lực khoa học công nghệ trong các công trình NCKH
B. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ vẫn giữ nguyên để đảm bảo sự phù hợp
với nguồn lao động
C. Trình độ nhận thức và ứng dụng KHCN của nhân dân ngày càng được nâng cao
D. Việc đào tạo nguồn nhân công chất lượng cao còn nhiều vướng mắc

Một slide giải thích


- Tiềm lực khoa học công nghệ được tăng cường và phát triển: đào tạo nhân công
với trình độ và kỹ thuật cao, xây dựng mạng lưới các tổ chức KHCN với quy mô
lớn, cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học được nâng cấp, NCKH gắn liền phát triển
công nghệ và SXKD, chính sách đầu tư cho NCKH được chú trọng.
- Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới: NCKH bám sát
với nhiệm vụ phát triển KT-XH, quyền tự chủ của các tổ chức và cá nhân được
tăng cường, nguồn vốn tăng đáng kể, phân công quản lý mảng KHCN được cải
thiện
- Trình độ nhận thức và ứng dụng KHCN của nhân dân ngày càng được nâng cao:
ứng dụng KHCN trong đời sống và sản xuất, khuyến lâm-nông kết hợp các mô
hình máy móc tự động, phổ biến-tuyên truyền để tăng khả năng tiếp thu kiến thức
về CNH-HĐH trong đời sống.
6. Sự chuyển dịch sang CNH-HĐH được tiến hành trên mấy loại cơ cấu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Một slide giải thích


- Cơ cấu thành phần kinh tế: vốn đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng khai thác
nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước
ngoài.
- Cơ cấu vùng kinh tế: xây dựng được cơ cấu vùng theo hướng phát huy lợi thế
từng vùng
- Cơ cấu ngành kinh tế: có sự chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, phát triển đa
dạng và gắn liền các ngành dịch vụ với CNH-HĐH
- Cơ cấu lao động: có sự chuyển dịch tích cực - tỷ trọng lao động nông nghiệp
giảm, tỷ trọng lao động các ngành CN-XD-DV tăng, tỷ trọng lao động qua đào
tạo tăng.

7. Một trong những mặt hạn chế của quá trình CNH-HĐH ở thời đại 4.0 là
gì?
A. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động diễn ra quá nhanh
B. Chính sách sai lầm, không có mục tiêu rõ ràng
C. Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng
D. Cơ cấu vùng kinh tế còn nhiều bất cập

Một slide giải thích


- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động diễn ra chậm.
- Cơ cấu vùng kinh tế còn nhiều bất cập.
- Một số hạn chế về khoa học công nghệ.

8. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong thời đại 4.0 sẽ tạo ra
những cơ hội gì cho CNH-HĐH đất nước?
A. Hình thành lĩnh vực kỹ thuật điện tử học, hệ thống phương tiện truyền thông
nhanh chóng lan tỏa ra toàn cầu với thông tin liên lạc ứng dụng trên khắp thế
giới, cách mạng cơ hóa và tự động hóa các loại vũ khí trang bị diễn ra.
B. Tự động hóa trong khâu sản xuất, cốt lõi chính là chiếc máy tính, mang đến
sự nở rộ của ứng dụng công nghệ, được coi là cuộc cách mạng kỹ thuật số,
mở ra cho loài người kỷ nguyên công.
C. Tiếp cận công nghệ hiện đại, hệ thống kỹ thuật số toàn cầu, tối ưu hóa quá
trình sản xuất, tiết kiệm thời gian, xây dựng được các cơ sở dữ liệu khoa
học, cơ sở thương mại và cơ sử dữ liệu khách hàng.
D. Công nghệ bị hạn chế, thụt lùi, sản xuất trì trệ, chậm chạp, xã hội bị suy
thoái
Một slide giải thích (những cơ hội phát triển theo hướng CNH-HĐH
mà CMCN 4.0 mang lại)

- Tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất
- Tối ưu hóa quá trình sản xuất, tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả công
việc.
- Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá bằng cách đi tắt đón đầu, phát triển nhảy vọt
lên công nghệ cao hơn
- Tiếp cận được với các hệ thống kỹ thuật số toàn cầu nhằm nghiên cứu, phát triển,
tiếp thị, bán và phân phối hàng hóa, từ đó cải thiện chất lượng, tốc độ giao nhận,
mức giá của hàng hóa, tính minh bạch…
- Xây dựng được các cơ sở dữ liệu khoa học, cơ sở thương mại và cơ sử dữ liệu
khách hàng, để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu hiệu quả hơn so với trước.
- Cơ quan quản lý dễ dàng theo dõi và truyền đạt các thông tin hoặc các quy định tới
các thành phần trong ngành bằng các công cụ hiện đại như: vạn vật kết nối (IoT),
điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa…
CHẠY NƯỚC RÚT: CÂU HỎI ĐẶC BIỆT GIÀNH QUYỀN TRẢ LỜI
Câu 9: Hãy kể tên 3 sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0 đã đưa được vào sản xuất
thông qua các hợp đồng kinh tế trong 15s?

- Hệ thống điều khiển tích hợp dùng cho mỏ than hầm lò


- Hệ thống kiểm tra ngoại quan chất lượng sản phẩm dùng AI và thị giác máy ứng
dụng cho một số doanh nghiệp FDI
- Hệ thống điều khiển cung cấp thức ăn và thông gió làm mát tự động cho trang trại
bò sữa ứng dụng công nghệ IoT
Câu 10: Hãy nêu những tác động tiêu cực của CMCN 4.0 đến quá trình CNH-HĐH
ở VN?
- Khi tự động hóa thay thế người lao động bằng máy móc, nước ta sẽ không còn lợi
thế thu hút đầu tư dựa vào nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân công thấp.
- Thị trường việc làm trong nước ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng
thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã
hội ngày càng trầm trọng thêm
- Trình độ công nghệ trong nước nhiều nguy cơ không bắt kịp với thế giới, doanh
nghiệp trong nước vẫn chưa đủ sức tự chế tạo ra một số sản phẩm có sức cạnh
tranh quốc tế, chưa đủ sức chế tạo linh kiện, phụ tùng cho các tập đoàn đa quốc
gia, sửa chữa các trang thiết bị phức tạp…
Một slide cung cấp thêm thông tin về các số liệu
- Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (2019), trong 10 năm tới Việt Nam sẽ
phải đối mặt với sự thay thế lao động khi ứng dụng công nghệ số, dẫn đến sự thay
đổi về mô hình sản xuất, văn hóa kinh doanh, mô hình tổ chức,... Có tới 70% số
việc làm ở mức rủi ro cao (có xác suất bị thay thế trên 70%), 18% có rủi ro trung
bình (có xác suất bị thay thế từ 30-70%) và 12% có rủi ro thấp (có xác suất bị thay
thế dưới 30%).
- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đưa ra cảnh báo: 86% người lao động Việt
Nam trong ngành dệt may - da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm
cao do tự động hóa, trong khi đó 3/4 lao động làm công ăn lương trong ngành sản
phẩm điện - điện tử có thể sẽ bị robot thay thế.
- Theo bảng xếp hạng của WEF năm 2016, hạ tầng viễn thông của Việt Nam chỉ
đứng thứ 110/193 nước, tức ở mức dưới trung bình.
- Theo Nguyễn Văn Tuấn (2018), mức chi tiêu về điện toán đám mây tính trên đầu
người của Việt Nam còn rất thấp, chỉ bằng 1/100 so với Singapore và 1/50 so với
Hàn Quốc.
- Rào cản cho triển khai thương mại điện tử: 90% giá trị thanh toán sử dụng tiền
mặt.
- Báo cáo của WEF cho thấy các chỉ số về giáo dục, khoa học và công nghệ của
Việt Nam bị xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Do đó, họ xếp Việt Nam vào nhóm
chưa chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

You might also like