Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ SINH LÝ THỰC VẬT

……………………………………………
CẢM ỨNG Ở SINH VẬT- CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Câu 1:
1. Nêu khái niệm cảm ứng ở sinh vật? Cảm ứng có vai trò gì đối với sinh vật?
2. Cơ chế cảm ứng ở sinh vật?
Câu 2:
1. Những bộ phận nào của cơ thể thực vật và động vật tham gia vào quá trình cảm ứng?
2. Hãy mô tả cơ chế cảm ứng của con người khi vô tình chạm tay vào vật nóng?
3. Hiện tượng dưới đây có phải là cảm ứng không? Giải thích?
(1) Hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ phía sau.
(2) Khi gặp kẻ thù, bạch tuộc có hành động phun mực làm cho vùng nước xung quanh bị nhuộm đen, nhờ
đó có thể trốn thoát.
Câu 3: Khái niệm cảm ứng? Nêu sự khác nhau giữa cảm ứng ở TV và ĐV.
Câu 4:
1. Nêu khái niệm cảm ứng ở thực vật? Biểu hiện của cảm ứng?
2. Phân tích vai trò cảm ứng đối với thực vật? Cho ví dụ về cảm ứng ở thực vật thể hiện vai trò tận dụng
nguồn sống trong điều kiện môi trường bất lợi?
3. Cảm ứng ở thực vật có đặc điểm gì?
Câu 5:
1. Nêu khái niệm hướng động? Cơ chế gây hướng động?
2. Dựa vào sự phản ứng trả lời kích thích hướng động có những hình thức nào?
3. Quan sát hình 1 đến 5 dưới đây:

Hình 1 Hình 2

Hình 3 Hình 4

Hình 6
Hình 5
Hãy cho biết:
a. Cho biết chúng thuộc kiểu hướng động nào?
b. Phân biệt các kiểu hướng động bằng cách hoàn thành bảng sau:
Các kiểu hướng động Khái niệm Tác nhân Đặc điểm
Hướng sáng
Hướng trọng lực
Hương hoá
Hướng nước
Hướng tiếp xúc
Cơ chế chung
Câu 6:
1. Khái niệm ứng động? Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng?
2. Quan sát hình 15.7, hãy cho biết đó là hình thức cảm ứng nào? Giải thích cơ chế?

Câu 7: So sánh sự giống và khác nhau giữa ứng động và hướng động ở TV.
Câu 8:
1. Dựa trên cơ chế hướng động, giải thích về phản ứng hướng trọng lực dương của rễ cây trong hình 15.5
dưới tác động của auxin?

2. Cho các hiện tượng sau: đóng mở của khí khổng, nở hoa của cây mười giờ, leo giàn của cây thiên lí.
Các hiện tượng trên thuộc hình thức cảm ứng nào? Giải thích?

Câu 9:
1. Ứng dụng tính cảm ứng của TV trong trồng trọt?
2. Ghép đúng hình với ứng dụng của từng kiểu cảm ứng ở thực vật
Câu 10:
1. Một số loại cây trồng thường được chăm sóc bằng một trong những biện pháp sau: vun gốc, làm giàn, bón
phân ở gốc, làm rãnh tưới nước, tỉa thưa cây để có năng suất cao. Dựa vào hiểu biết về cảm ứng, giải thích cơ
sở khoa học của những biện pháp trên?
2. Tại sao trong quy trình làm rau mầm, người ta thường che tối khoảng 2 – 3 ngày đầu khi hạt mới nảy
mầm?
Câu 11:
1. Nêu vai trò của các kiểu hướng động trong đời sống TV?
2. Vì sao khi gieo hạt xuống đất, lấp kín đất cây vẫn mọc được?
Câu 12: Giải thích các hiện tượng sau:
1. Khi chạm vào cây xấu hổ--> lá cụp lại
2. Cây bắt ruồi khi có sâu bọ đậu vào--> lá cụp lại, giữ chặt con mồi
3. Hoa mười giờ chỉ nở vào khoảng 10 giờ.
4. Đặc tính "thức - ngủ" của cây đậu, cây lạc...
Câu 13:
1. Phân biệt cử động ở lá cây trinh nữ về bản chất, tác nhân kích thích, cơ chế, tính chất biểu hiện, ý nghĩa
trong 2 trường hợp sau:
- Khi va chạm cơ học.
- Buổi sáng - buổi tối.
2. Hãy so sánh hiện tượng hướng sáng của thân và hiện tượng hoa nở vào buổi sáng của cây.
Câu 14:
1. Phân biệt vận động của các tua cuốn ở cây bầu bí với sự quấn vòng của rau muống (loại phản ứng, bộ
phận phản ứng, tính chất tác nhân, thời gian phản ứng)
2. Vì sao quá trình vận động hướng động và vận động cảm ứng lại có sự khác nhau về thời gian phản ứng
với các yếu tố tác động của môi trường ? Cho ví dụ?
Câu 15:
1. Nếu loại bỏ mũ rễ ra khỏi rễ thì rễ cây sẽ mọc như thế nào?
2. Nêu nguyên nhân dẫn đến việc rễ cây hướng dất dương và hướng sáng âm?
Câu 16: Ở thực vật, hãy cho biết:
1. Ánh sáng nào có hiệu quả nhất đối với hướng sáng? Giải thích.
2. Hướng động hay ứng động xảy ra nhanh hơn? Giải thích.
3. Dạng cảm ứng nào là thuận nghịch? Giải thích.
4. Tại sao ngắt ngọn cây sẽ được cây nhiều nhánh.
Câu 17:
1. Nêu vai trò của các kiểu hướng động trong đời sống thực vật?
2. Hãy bố trí thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa đến sự nảy mầm của
hạt?
Câu 18: Về vận động sinh trưởng
a. Vì sao có hướng sáng, cảm ánh sáng mà không có cảm trọng lực, chỉ có hướng trọng lực?
b. Vì sao vận động hướng động xảy ra chậm, vận động cảm ứng xảy ra nhanh?

You might also like