Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

3..2.7.

THÍ NGHIỆM PHẢN ỨNG TÌM GLUCOSE TRONG NƯỚC TIỂU

- Nguyên tắc:

Glucose có nhóm aldehyde sẽ khử Cu2+ thành Cu+ trong môi trường kiềm đun nóng, tạo kết tủa Cu(I)
oxide (Cu2O) có màu đỏ gạch.

Thuốc thử benedict:

Dung dịch A: Natri citrat 173g

Natri carbonat (Na2CO3) 200g

Nước cất đun nóng 700mL

Dung dịch B: CuSO4.5H2O 17,3g

Nước cất 100mL

Đổ dung dịch B từ từ vào dung dịch A, lắc đều, thêm nước cất vào vừa đủ 1000mL. Đun sôi cách thủy.
Thuốc thử phải không có tủa đỏ.

- Cách tiến hành:

Cho vào 1 ống nghiệm 1mL thuốc thử benedict ( hoặc thuốc thử Fehling ). Thêm tiếp vào 0,5mL nước
tiểu. Đun sôi cách thủy. Quan sát và nhận xét sự chuyển màu.

Hoặc:

Ống 1: 0,5 glucose 5/1000

Ống 2: 0,5ml nước tiểu(1)

Ống 3: 0,5ml nước tiểu(2)

Cho 1ml Fehling vào 3 ống, lắc đều, ủ 95°C trong 5 phút. . Quan sát và nhận xét sự chuyển màu.

- Kết quả:

+ Ống 1: đun sôi, tủa đỏ gạch nhiểu => Lượng glucose trong nước tiểu 10-20 g/l
+ Ống 2: thuốc thử có màu xanh lá,có ít tủa => Lượng glucose trong nước tiểu < 5 g/l

+ Ống 3: thuốc thử màu xanh lam => Không có glucose trong nước tiểu.

- Giải thích:

+ Dưới sự có mặt của đường khử ion Cu2+ có trong thuốc thử Benedict sẽ bị khử thành ion Cu+. Các ion
Cu+ sẽ tạo thành tủa đồng oxide (Cu2O) màu đỏ gạch.

+ Glucose có nhóm andehyde -CHO có tính khử nên sẽ tủa khi phản ứng với Benedict và tùy thuộc vào
lượng glucose và phụ thuộc vào lượng glucose trong nước tiểu mà chuyển màu khác nhau.
+ Phản ứng Benedict và phản ứng Fehling đều tạo tủa Cu2O màu đỏ gạch. Tuy nhiên thuốc thử Fehling
chỉ có thể định tính glucose trong nước tiểu còn phản ứng Benedict là phản ứng bán định lượng vì thông
quá phản ứng này người ta có thể ước chừng lượng glucose trong nước tiểu.

You might also like