Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải (Mi và c.s.

, 2008)
Thật bất ngờ, chính một cán bộ của Công ty Vedan thừa nhận rằng hệ thống đường ống
được lắp đặt để xả chất lỏng nguy hại ra sông Thị Vải đã được vận hành…14 năm nay!

Đi vào cảng Gò Dầu A (ấp 1, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) người ta dễ dàng
bắt gặp phía bên phải cổng phụ Công ty Vedan dãy bồn chứa mật rỉ đường sừng sững. Rất khó để
nhận ra công ty này đã chứa nước bẩn trong dãy bồn được “mạo danh” chứa mật rỉ đường này để rồi
sau đó tìm cách xả ra sông Thị Vải. Theo đoàn kiểm tra Bộ Tài nguyên - môi trường, tại 12 bồn chứa
mật rỉ đường có dung tích 15.000m3, đoàn phát hiện bồn thứ hai (hàng thứ hai) có dấu hiệu bất
thường như phủ rêu xanh, bám bụi, thành bể mát lạnh trong khi các bồn khác nóng và không bám
bụi. Giải thích với đoàn bồn này chứa chất gì, đại diện công ty tỏ ra lúng túng, nói không biết nhưng
sau đó vội “đính chính” đó là bồn chứa… dung dịch sau lên men.

Ngụy trang... “kiểu Vedan”

Nghi ngờ có hành vi gian dối, đoàn kiểm tra yêu cầu Vedan vận hành đường ống từ bồn này ra
phía cầu cảng. Ông Yeh Sheau Yeh (giám đốc văn phòng tổng giám đốc) phải miễn cưỡng mời ông
Lin Mao Fu (cán bộ vận hành dung dịch sau lên men của nhà máy) bật cầu dao điện cho vận hành
máy bơm. Lúc này, đoàn kiểm tra phát hiện dịch lỏng có màu nâu đỏ và mùi hôi mật rỉ chảy ra miệng
xả được nối thông với hai trụ bơm cắm sâu xuống nước 7-8m, đặt trong một thùng sắt tại cầu cảng
số 2 thuộc khu vực cảng Gò Dầu A. Điều đáng nói là hai trụ bơm này cũng được ngụy trang như hai
máy bơm để hút nước từ sông Thị Vải vào nhà máy.

Tiếp tục kiểm tra hệ thống hai trụ bơm trên, đoàn phát hiện thêm tại khu vực bể bán âm chứa
dịch thải sau sản xuất lysin và bột ngọt (dung tích 6.000-7.000m3) có ống hút máy bơm đặt trong bể,
đầu ra chia làm ba hướng với ba đường ống khác nhau. Trong đó có một đường ống chính nối với
hai trụ bơm của cầu cảng số hai. Khi đoàn kiểm tra yêu cầu mở tất cả các van khóa đường ống ra
phía cầu cảng, đồng thời khóa các van còn lại và vận hành máy bơm tại bể bán âm chứa dịch thải thì
cũng phát hiện dịch lỏng màu nâu đỏ, có mùi hôi mật rỉ chảy ra và xả thẳng ra sông Thị Vải.

Theo lời khai của ông Lin Mao Fu, mỗi ngày hệ thống này bơm chất thải ra sông Thị Vải
khoảng hai giờ. Bất ngờ hơn khi ông Fu thừa nhận hệ thống bơm và đường ống kỹ thuật do Vedan
lắp đặt vận hành đã 14 năm nay. Ngoài ông Fu, hệ thống bí mật này chỉ có một người Đài Loan khác
được biết và vận hành là ông Wang Chin Tien.

Đoàn kiểm tra kết luận: Vedan thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm
dịch thải lỏng của nhà máy sản xuất lysin, nhà máy bột ngọt, nhà máy sản xuất PGA từ bể bán âm
dung tích 6.000-7.000m3 và bồn chứa 15.000m3 để bơm và xả trực tiếp vào sông Thị Vải. Việc lắp
đặt hệ thống xả dịch thải của Vedan trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải (nước thải, dịch thải
lỏng), không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt và vi phạm các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi vì sao các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai nhiều lần kiểm tra
hệ thống xử lý nước thải của Vedan nhưng không phát hiện sự việc gian dối này? Ông Hoàng Văn
Thống, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai, nói: “Đây là một hệ thống kỹ thuật rất
tinh vi và phức tạp, ở cấp độ địa phương Đồng Nai không đủ người, nghiệp vụ và phương tiện kỹ
thuật để phát hiện hành vi gian dối này”.

Vedan thải gì ra sông Thị Vải?

Lĩnh vực hoạt động của Công ty Vedan là sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH),
axit (HCl), phân bón… Theo các nhà chuyên môn, trong quá trình sản xuất các sản phẩm này, nước
thải (hay chất thải nói chung) của công ty có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, song đáng
ngại nhất là chất độc cyanure.

Năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - môi trường từng “hỏi thăm” đột xuất Công ty
Vedan. Vào thời điểm này, Công ty Vedan có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau: hệ thống xử lý
nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB), xử lý nước
thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất
lysin từ mật rỉ đường. Nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức
vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VN giới hạn
hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít. Mức độ nguy
hại cho môi trường chưa dừng lại ở đó. Trong nước thải sau xử lý của hệ thống hồ sinh học ở Công
ty Vedan, cơ quan chức năng còn phát hiện có mẫu nước thải mà hàm lượng chất cyanure chứa trong
đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn. Trong nước thải sau hệ
thống xử lý này, nhiều chất ô nhiễm khác như BOD (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa
học), amoniac… đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây
bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần. Ngoài ra, nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý
nước thải sản xuất lysin còn hàm lượng cyanure, BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần.

Từ thực tế này, tháng 8-2006 Bộ Tài nguyên - môi trường đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ
tình trạng ô nhiễm ở sông Thị Vải. Theo bộ này, có nhiều nguồn gây ô nhiễm sông Thị Vải được liệt
kê như khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 và 2, Gò Dầu... và cả Công ty Vedan. Tất cả các kết quả kiểm
tra, phân tích mẫu nước thải và đánh giá mức độ gây ô nhiễm ở Công ty Vedan đều được gửi đến
lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cũng như các cơ quan chức năng của tỉnh này. Cũng tại đợt kiểm tra
trong năm 2006 của Bộ Tài nguyên - môi trường, đoàn kiểm tra đã phát hiện ở Công ty Vedan có
hiện tượng xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải. Sau khi phân tích nước thải tại
cống thoát nổi thuộc bộ phận sản xuất phân vi sinh của Công ty Vedan, cơ quan chức năng đánh giá
tuy khối lượng nước thải nhỏ nhưng hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao. Như cyanure vượt tiêu
chuẩn 76 lần, trong khi nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến hàng trăm lần…

(Nguồn: https://tuoitre.vn/vu-vedan-giet-song-thi-vai-thanh-cong-suot-14-nam-278743.htm)

Câu hỏi thảo luận:

1. Hãy vận dụng hệ lý thuyết đạo đức kết quả luận và hệ lý thuyết đạo đức mục đích luận để
giải thích cho hành vi xả thải gây ô nhiễm cho sông Thị Vải.
2. Có phải Vedan đã tận dụng các kẻ hở trong hệ thống luật pháp yếu kém của nước sở tại
để thực hiện hành vi xả thải gây ô nhiễm hay không? Theo bạn, một công ty phải làm gì để đảm
bảo quá trình vận hành một cách đạo đức tại những địa phương có hệ thống pháp luật yếu kém?

You might also like