Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Bài 1.

Đổ nước
Bạn có hai bình đựng nước. Bình thứ nhất chứa 𝑎 lít nước, bình thứ 2 chứa 𝑏 lít nước.
Cả hai bình đều rất lớn và có thể chứa bất kỳ lượng nước nào.
Bạn cũng có một chiếc cốc rỗng có thể chứa được 𝑐 lít nước.
Trong một thao tác, bạn có thể sử dụng cốc 𝑐 lít nước để múc từ một bình và đổ vào
bình kia. Lưu ý rằng bạn có thể không cần múc đầy cốc nước thể tích c lít để đổ vào bình.
Cần phải thực hiện ít nhất bao nhiêu lần để thể tích nước trong hai bình bằng nhau? Lưu
ý rằng bạn không thể thực hiện bất kỳ thao tác nào khác ngoài các thao tác được mô tả ở trên.
Dữ liệu vào:
• Dòng đầu tiên chứa số 𝑡 (1 ≤ 𝑡 ≤ 100) là số lượng test.
• 𝑡 dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa ba số nguyên 𝑎, 𝑏 và 𝑐 (1 < 𝑎, 𝑏, 𝑐 < 100) - tương
ứng là khối lượng nước trong bình và dung tích của cốc.
Kết quả ra:
• Gồm 𝑡 dòng, mỗi dòng chứa số nguyên dương là số lần thao tác đổ nước ít nhất để
2 bình bằng nhau.
Ví dụ:
INPUT OUTPUT
6 1
3 7 2 3
17 4 3 0
17 17 1 1
17 21 100 50
1 100 1 16
97 4 3

Bài 2. Chia kẹo


An và Bình là hai anh em. Ba của họ sau chuyến đi công tác xa nhà trở về, mua cho An
và Bình 𝑁 gói kẹo, gói thứ 𝑖 có 𝐴𝑖 viên kẹo.
Để tránh việc tranh giành lẫn nhau, hai anh em đã thống nhất việc chia kẹo theo cách
sau:

• Trước hết, người cha sẽ chọn ra một số nguyên 𝑘 (1 ≤ 𝑘 ≤ 𝑁).


• An sẽ được chia các gói kẹo từ 1 đến 𝑘. Phần còn lại (các gói kẹo từ 𝑘 + 1 đến 𝑁)
sẽ được chia cho Bình.
Để tránh sự phân bua giữa hai anh em, người cha muốn lựa chọn chỉ số 𝑘 sao cho chênh
lệch giữa tổng số lượng viên kẹo của hai anh em là nhỏ nhất có thể. Hãy giúp ông thực hiện
điều này.
Dữ liệu vào:
• Dòng đầu tiên gồm số nguyên 𝑁 (2 ≤ 𝑁 ≤ 2 ∗ 105 ) - số gói kẹo.
1/4
• Dòng thứ hai gồm 𝑁 số nguyên 𝐴1 , 𝐴2 , . . . , 𝐴𝑁 (1 ≤ 𝐴𝑖 ≤ 109 ) - số viên kẹo trong
từng gói kẹo.
Kết quả ra:
• In ra chênh lệch lượng kẹo nhỏ nhất có thể.
Ví dụ:
INPUT OUTPUT
5 1
5 1 3 2 6
6 3
4 5 3 6 1 2
2 0
100 100
Giải thích: Trong ví dụ thứ nhất, nếu chọn 𝑘 = 3 thì tổng số kẹo An được chia là 5 + 1
+ 3 = 9, tổng số kẹo Bình được chia là 2 + 6 = 8, chênh lệch lượng kẹo là |9 − 8| = 1.
Ràng buộc:
• Subtask 1: 50% số test đầu tiên 𝑁 ≤ 2000;
• Subtask 2: 50% số test cuối cùng không có ràng buộc gì thêm.
Bài 3. Đếm bi
Bờm sắp xếp 𝑁 (1 ≤ 𝑁 ≤ 105 ) viên bi tại nhiều điểm khác nhau dọc theo trục số Ox.
Để đảm bảo chúng được đặt cách nhau một cách hợp lý, vui lòng giúp anh ấy trả lời 𝑄 (1 ≤
𝑄 ≤ 105 ) câu hỏi, mỗi câu hỏi về số lượng viên bi trong một khoảng cụ thể dọc trên trục số.
Dữ liệu vào:
• Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên 𝑁 và 𝑄;
• Dòng thứ hai chứa các giá trị 𝑥1 , 𝑥2 , . . , 𝑥𝑛 (0 ≤ 𝑥𝑖 ≤ 109 ) là tọa độ của các viên bi;
• 𝑄 dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa hai số nguyên 𝑙, 𝑟 (0 ≤ 𝑙 ≤ 𝑟 ≤ 109 ) thể hiện 1
truy vấn – đếm số lượng bi tại tọa độ 𝑙 đến 𝑟.
Kết quả ra:
• Gồm Q dòng, mỗi dòng là kết quả của 1 truy vấn.
Ví dụ:
INPUT OUTPUT
4 6 2
3 2 7 5 2
2 3 3
2 4 4
2 5 1
2 7 0
4 6
8 10
Giải thích ví dụ:

2/4
Truy vấn 1: số bi trong đoạn tọa độ [2, 3] là 2
Truy vấn 2: số bi trong đoạn tạo độ [2, 4] là 2
Truy vấn 3: số bi trong đoạn tọa độ [2, 5] là 3
Truy vấn 4: số bi trong đoạn tọa độ [2, 7] là 4
Truy vấn 5: số bi trong đoạn tọa độ [4, 6] là 1
Truy vấn 6: số bi trong đoạn tọa độ [8, 10] là 0
Ràng buộc:

• Subtask 1: 60% số test đầu tiên: 𝑁, 𝑄 ≤ 103 ;


• Subtask 2: 40% số test cuối cùng không có ràng buộc gì thêm.
Bài 4. Giờ học thể dục
Trong giờ học thể dục các bạn học sinh lớp 9A xếp thành một hàng dọc. Do mải mê trò
chuyện nên các bạn đã xếp hàng một cách nhốn nháo và không theo một trình tự nào.
Lớp có 𝑁 bạn học sinh, các bạn xếp thành hàng dọc với chiều cao lần lượt là
𝑎1 , 𝑎2 , … , 𝑎𝑁 nanomet. Thầy Nam dạy thể dục không thể hài lòng với cách xếp hàng này, thầy
cần một hàng với thứ tự được sắp xếp không giảm từ trên xuống dưới, để làm việc đó thầy đã
yêu cầu mỗi bạn học sinh sẽ tìm và đổi chỗ cho một học sinh khác ở phía trước, gần nhất và
chiều cao lớn hơn chiều cao của học sinh đó.
Bạn hãy giúp các bạn học sinh của thầy Nam.
Dữ liệu vào:
• Dòng đầu tiên chứa 𝑁 (1 ≤ 𝑁 ≤ 106 );
• Dòng thứ hai chứa 𝑁 số nguyên dương 𝑎1 , 𝑎2 , … , 𝑎𝑁 (𝑎𝑖 ≤ 109 );
Kết quả ra:
• In ra một dãy gồm 𝑁 số, trong đó số thứ 𝑖 ghi giá trị 𝑗 là chỉ số của người phía
trước gần nhất mà có chiều cao lớn hơn người thứ 𝑖.
Ví du:

INPUT OUTPUT
5 0 1 0 3 3
4 1 7 2 3
Giải thích:
- Người thứ 1: không có ai phía trước gần nhất cao hơn 𝑎[1] = 4
- Người thứ 2: có người thứ 1 gần nhất cao hơn 𝑎[2] = 1
3/4
- Người thứ 3: không có ai phía trước gần nhất cao hơn 𝑎[3] = 7

- Người thứ 4: có người thứ 3 gần nhất cao hơn 𝑎[4] = 2


- Người thứ 5: có người thứ 3 gần nhất cao hơn 𝑎[5] = 3
Ràng buộc:

• Subtask 1: 60% số test đầu tiên ứng với 𝑁 ≤ 5000;


• Subtask 2: 40% số test còn lại không có ràng buộc gì.
---------- Hết ----------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thi coi thi không giải thích lằng nhằng)

4/4

You might also like