Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

IV) Ảnh hưởng văn hóa đến sức khỏe đồng

bào-dân tộc Chăm

1) Tập tục sinh đẻ của người Chăm Ninh Thuận.

Đồng bào- dân tộc Chăm Ninh Thuận nói riêng và người Chăm nói chung quan niệm
rằng vòng đời của một người từ khi sinh ra cho đến khi về trở lại với đất trời bao gồm 3
giai đoạn. Bắt đầu từ khi đứa bé còn là phôi thai, và hình thành trong bụng mẹ là giai
đoạn thứ nhất. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn từ khi được sinh ra cho đến lúc đứa trẻ đó
cưới hỏi, và đến lúc đoàn tụ với tổ tiên ông bà là giai đoạn cuối cùng.

Tập tục sinh đẻ của người Chăm có nét tương đồng với tập tục sinh đẻ của người Việt
(Kinh) khi được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của bà mụ. Lễ cúng bà mụ và
ông bà tổ tiên được tổ chức để cầu mong cho sản phụ có một quá trình sinh đẻ thuận lợi.

Và đây là quá trình sinh nở của một người mẹ dân tộc Chăm sẽ diễn ra bao gồm 4 giai
đoạn:

 Giai đoạn trước khi sinh đẻ ( giai đoạn 1)

Trong quá trình sản phụ sinh con, trong nhà sẽ treo các nhánh xương rồng ngoài cổng để
thể hiện việc có một linh hồn mới ra đời. Sau khi sinh, sản phụ sẽ tuân thủ các quy tắc
kiêng kỵ và nghi lễ, nằm lửa để giữ gìn sức khỏe.

Một điểm khác biệt là khi đứa trẻ trưởng thành, họ sẽ chính thức theo đạo và chuẩn bị
cho việc lập gia đình. Trong tập tục sinh đẻ của người Chăm Ninh Thuận, trước khi thai
phụ sinh con, gia đình sẽ yêu cầu sự giúp đỡ từ bà mụ và tiến hành lễ cúng (Mâlieng
muk buai). Lễ này được tổ chức nhằm mục đích cầu nguyện cho bà mụ được đỡ đẻ suôn
sẻ, để người mẹ sinh con dễ dàng hơn và để thần tổ phù hộ cho bà mụ trong việc đỡ đẻ.

Sau lễ cúng bà mụ, lễ Ikak tamrak – cột chì và Tathauh drei jan – tẩy uế thân thể
được tiến hành để giải trừ những rủi ro trong năm. Trong buổi lễ này, không ai được phép
chồng của thai phụ tham gia vào quá trình sinh con, và nói các lời nói tiêu cực vì họ tin
rằng việc đó sẽ mang lại điều xấu cho đứa trẻ.

 Giai đoạn sinh (giai đoạn 2)

Khi bước vào giai đoạn sinh, thai phụ sẽ được chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Trước khi
sinh tại nhà, việc đẻ của sản phụ thường được tiến hành trong tư thế ngồi, với đầu và lưng
được tựa vào hướng Bắc và mặt hướng về phía Nam để chú bé khi ra đời cũng sẽ quay về
hướng Nam.

Trong quá trình này, hai tay của sản phụ sẽ được vịn vào cột chòi hoặc tay người thân,
và sau lưng là bà mụ (muk grang) để hỗ trợ. Khi em bé chào đời, bà mụ sẽ cầm hai chân
và nghiêng ngược để dễ dàng thoát nước ối, lau sạch nước ối từ mũi và miệng của em bé
rồi lau khô bằng nước chanh để thực hiện việc vệ sinh.

 Giai đoạn sau sinh ( giai đoạn 3)

Sau khi sinh, nhau thai bé trai được chôn về phía mặt trời mọc, nhau thai bé gái được
chôn ở phía đối diện. Nhìn chung, nếu trong nhà có mẹ vừa mới sinh con, người Chăm
thường sẽ treo 2 chiếc nồi nhỏ có ba vạch vôi hoặc 2 nhánh xương rồng trên cổng (7 ngày
đối với con trai, 9 ngày đối với con gái) rồi đốt giữa sân nhà để báo hiệu nhà vừa có sản
phụ vừa mới sinh. Ngoài ra, người Chăm còn đốt lửa giữa sân để xua đuổi tà ma và giữ
gìn vệ sinh.

Khi trẻ được một tháng tuổi, gia đình sẽ tổ chức lễ Akhan prauk (đầy tháng Palau
Yang) để cúng lễ tổ tiên, xác nhận sự sống mới trong gia đình, dòng họ. Lúc này, đứa trẻ
phải có tên ở nhà, đôi khi khác với tên trong giấy khai sinh.

Khi đặt tên, mọi người không nên đặt tên trùng với Thần Yang và tên các thành viên
khác trong gia đình. Nếu trẻ em thường xuyên đau ốm, người Chăm còn thực hiện lễ Buh
kaung – mang vòng tay linh hồn đến cho thầy cúng. Sau này (khoảng 18 tuổi), khi lớn
lên khỏe mạnh, họ thực hiện nghi lễ Tauh kaung - tháo vòng tay. nếu không thì “Thraiy
kađaung kaung tawak” – nợ mắc vòng mang.

 Giai đoạn trưởng thành ( giai đoạn 4)

Khi đứa trẻ trưởng thành (15 tuổi), gia đình làm lễ trưởng thành cho đứa trẻ. Đối với nghi
lễ này, mỗi cộng đồng sẽ có những nghi lễ khác nhau tùy theo tín ngưỡng, tôn giáo của
mình. Đặc biệt hơn, lễ trưởng thành của người Chăm Bà La Môn là cột mốc quan trọng
đối với những đứa trẻ để bước vào đạo Bà La Môn.

Đối với những em đã làm lễ còng tay và bán cho thầy giáo thì khi đủ 18 tuổi phải làm lễ
tháo còng tay (Taoh kaong). Nếu không làm lễ này, đứa trẻ sẽ mang nợ (người Chăm
gọi là Thraiy kandaong tawak) có nghĩa là “nợ mắc vòng mang”. Khi một gia đình sắp
được hình thành, cha mẹ phải đến gặp tộc trưởng để thực hiện lễ cúng Auen Praok.

Đối với cộng đồng người Chăm Bani, lễ trưởng thành là thời điểm đánh dấu sự trưởng
thành, được kết hôn và lập gia đình. Giống như lễ nhập môn, đó cũng là lúc đánh dấu
việc trở thành tín đồ của người Bani và đặt cho một cái tên thánh.
Khi đến tuổi trưởng thành, Thầy Acar thực hiện nghi lễ “cắt bao quy đầu” (tượng trưng)
đối với con trai (lễ Katat), thầy Cả (Ong Gru) tiến hành lễ “cắt tóc và cấm phòng” cho
con gái khi cô tròn 15 tuổi. Ngày nay, ở một số vùng Chăm, lễ cúng gà vẫn còn được tổ
chức khi đứa trẻ chào đời. Năm 15 tuổi, vị thần được tôn thờ với tên gọi Po Auluah (tiếng
Chăm gọi ngài là 15 thun ngap bal huak mânuk ka Po Auluah).

 Ảnh hưởng đến sức khỏe: có thể nói rằng một quy trình sinh đẻ của một người
phụ nữ Chăm là một quá trình rất dài, trải qua rất nhiều giai đoạn từ khi mang thai
cho đến khi sinh ra đứa trẻ. Nhưng vấn đề đáng nói ở đây là, đa phần quá trình này
hoàn toàn không được kiểm soát và theo dõi bởi y học mà được thực hiện tại nhà
thông qua tôn giáo văn hóa và niềm tin tùy thuộc của gia đình đó. Cách sinh hoạt
của người phụ nữ mang thai kèm theo những kiêng cử phải tuân theo, phần nào
gây khó khăn không ít đến cả mẹ và bé. Và đến khi đứa bé được sinh ra đời, phần
nào không ít trường hợp, người phụ nữ mang thai sinh đẻ tại nhà với sự hỗ trợ của
bà đẻ tại thôn/ tỉnh đó thay vì đến bệnh viện. Và việc sinh đẻ tại nhà này mang lại
một rủi ro tiềm ẩn, biến chứng sau sinh của người mẹ khi mà không có thiết bị y tế
can thiệp hỗ trợ khi cần. Một số nguy cơ sinh đẻ tại nhà cần phải lưu ý như là:

Xuất huyết sau sinh/ băng huyết: một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
cao cho sản phụ. Nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời, phụ sản sẽ bị mất máu dẫn đến
sốc và tử vong ngay sau đó.

Nhiễm trùng nước ối/vỡ ối: như đã đề cập ở trên, vỡ ối cùng là một trong những nguyên
nhân cần được lưu ý khi sản phụ đang trong giai đoạn mang thai. Tình trạng nhiễm khuẩn
nước ối sẽ làm ảnh hưởng đến đứa bé, khi mà vi khuẩn đường ruột/ hậu môn gây ra tình
trạng nhiễm khuẩn ngược dòng đến mẹ và bé.

Kẹt vai/ khung chậu hẹp: biến chứng sau sinh không thể tránh khỏi, nếu trong quá trình
mang thai phụ sản không được theo dõi kỹ lưỡng. Việc thiếu đi các chuyên gia y tế và
thiết bị, dụng cụ y tế có thể sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

2) Tập tục ăn uống của người Chăm theo đạo Hồi.

Người Chăm An Giang có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú, không chỉ nhờ sự
sáng tạo ẩm thực và những điều cấm kỵ về tôn giáo mà còn nhờ bàn tay khéo léo của
người phụ nữ. Theo lời nhiều vị Giáo cả (Hakim - người đứng đầu trong hàng chức sắc
Islam, là người am hiểu nhiều về giáo luật, có phẩm chất tốt), ăn bốc là nghi thức tuân thủ
giáo luật của người Chăm đạo Hồi. Theo giáo luật, vạn vật đều do Thánh ALLAH tạo
ra, vì thế việc ăn bốc là biểu thị cho sự biết ơn, trân trọng cây cỏ, con vật đã nuôi sống
mình.

Họ đã quen ăn uống bằng ba ngón tay của bàn tay phải nên thường ăn thức ăn khô và chỉ
dùng thìa để xúc thức ăn có chứa nước. Từ khi còn nhỏ, trẻ con Chăm đã được cha mẹ
đút thức ăn bằng tay và dạy chúng lấy thức ăn bằng nghi thức truyền thống. Ăn bốc cũng
phải học. Không phải bốc thế nào cũng được mà luôn tuân theo một cách thức nhất định
đã được truyền dạy lâu đời. Khi ăn, bắt buộc phải bốc bằng tay phải, bởi tay trái có thể đã
làm điều sai trái nên không được bốc thức ăn. Và, người Chăm chỉ dùng 3 ngón tay gồm
ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa bốc thức ăn. Riêng đồ ăn nước như canh, lẩu... chúng tôi
dùng muỗng để xúc chứ tuyệt đối không dùng đũa hoặc thìa.

Người Chăm theo đạo Hồi không ăn thịt lợn mà chỉ ăn trâu, bò, dê, gà, cá… được giết
mổ theo quy định như: phải do người Hồi giáo giết mổ, phải đặt con vật quay đầu về
hướng Tây (hướng của thánh địa La Mecque), đọc lời cầu nguyện Tak-bir 3 đến 7 lần:
“Bismil-lahil Allahu Akbar” để xin thượng đế cho phép cắt cổ những con vật dùng làm
thức ăn cho con người; phải dùng lưỡi dao thật sắc; phải cắt hai đường gân ở bên cổ, và
ngay chính giữa cổ; Khi sắp cắt cổ , đọc kinh cầu xin ALLAH ban cho con vật Halal này
dùng được tốt đẹp và có phúc đức.

Đạo Hồi còn chi phối văn hóa ẩm thực của người Chăm khi yêu cầu họ phải nhịn ăn
trong tháng Ramadan và cấm uống rượu, bia.

 Ảnh hưởng đến sức khỏe: việc ăn bốc bằng tay như là một thói quen, hay có thể
xem là một nghi thức vẫn còn tồn tại ở nhiều nền văn hóa, bao gồm cả văn hóa
đồng bào dân tộc Chăm ngày nay. Dù là nền văn hóa đã có từ rất lâu đời nhưng,
việc duy trì văn hóa “ ăn bốc bằng tay” có thể sẽ ảnh hưởng phần nào không nhỏ
đến với sức khỏe người ăn, cụ thể như là:

Nguy cơ nhiễm khuẩn: Khi bàn tay không được vệ sinh trước khi sử dụng đồ ăn, sẽ
mang lại một lượng lớn vi khuẩn truyền nhiễm đến đồ ăn khi sử dụng. Những đồ vật mà
tay có thể tiếp xúc hằng ngày đều mang không nhiều, thì ít một số lượng vi khuẩn, vi rút
nhất định và khi bọn chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa sẽ gây nên nhiều bệnh nhiễm
khuẩn về đường ruột như là viêm dạ dày, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột, đặc biệt
phải kể đến là virus Viêm gan A có thể lây trực tiếp qua tay không khi ăn.

Lây lan đến những người xung quanh là điều không thể tránh khỏi khi ngồi cùng một
măm.

Có nguy cơ bị viêm da, dị ứng da, kích thích da: một số người có thể bị dị ứng một số
loại thực phẩm, khi mà họ tiếp xúc trong một thời gian dài với loại thực phẩm đó có thể
sẽ xảy ra các phản ứng của cơ thể như là: nổi mẫn, phát ban, ngứa hoặc sưng…

3) Tập tục đám tang và niềm tin vào mê tín dị đoan của đồng bào-dân tộc Chăm.

Lễ tang của người Chăm đơn giản và hợp vệ sinh. Họ được chôn cất cùng một ngày
(được gọi là địa táng), không cho ăn uống và không khóc khi để tang. Người Chăm tin
rằng sau khi một người chết đi, linh hồn của họ sẽ ra khỏi mộ mỗi khi ALLAH ra lệnh
phán xét, linh hồn sẽ đến nghe phán xét. Ai sống theo giáo lý đạo Hồi, làm nhiều việc
thiện, tuân theo luật Atach Cham..., theo người Chăm, khi chết linh hồn sẽ lên thiên
đường (suor Roka). Khi một người mắc nhiều tội lỗi, linh hồn của họ sẽ bị đày xuống
địa ngục ("Nua Roka") và sau đó tái sinh trở lại. Luật Atach Cham nghiêm cấm việc thờ
Phật, tin vào ma quỷ, bói toán, yêu thuật, tâm linh...

Nhưng đặc biệt, một số người Chăm vẫn tin vào những câu chuyện kể trên, đặc biệt là
niềm tin rằng “Ma Lai” (Kăm lai) mổ bỏ đầu và ruột vào ban đêm để tìm kiếm thức ăn.
Tương truyền, phụ nữ Chăm nếu lỡ thời muốn tìm chồng hoặc chồng thường xuyên đi xa
muốn chồng chung thủy thì phải nhờ vào sức mạnh của “ma lai”. Muốn luyện ma lai thì
phải học phép thuật từ một bậc thầy cao tay truyền dạy phép thuật. Đầu tiên hãy chọn một
nơi xa làng, vắng vẻ, có nhiều lăng mộ, ít người dám đến thăm. Sau đó, cắt cổ con gà
trống trắng khỏe mạnh, mổ bụng, bỏ nội tạng, dùng que xòe cánh, treo đầu gà vào sợi dây
buộc vào gốc cây như cần câu, rồi cắm tại nơi thực hiện nghi lễ. Mỗi tối, vào lúc chín,
mười giờ, gười phụ nữ luyện "ma lai" bí mật đến địa điểm, cởi quần áo và niệm chú. Thời
gian luyện" Ma Lai" từ năm đến mười đêm, cho đến khi gà trên cây cất tiếng gáy thì coi
như thành công. Truyền thuyết này đã bị ánh sáng khoa học bác bỏ và giờ đây chẳng qua
chỉ là dư âm bên chén trà thơm.

 Ảnh hưởng đến sức khỏe: tập túc cúng bái là một phần không thể thiếu trong văn
hóa dân tộc nói chung. Từ việc thờ cúng thần linh cho đến niềm tin tín ngưỡng về
ma quỷ, cộng với phong tục truyền thống mang lại cho họ sức khỏe vững chãi về
mặt tinh thần nhưng cũng không kém phần tác hại đến góc nhìn và nhận thức của
họ. Nhận thức sẽ tạo ra niềm tin, từ niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh dẫn đến hành
động, và có hành động thì mới có kết quả. Môt số ảnh hưởng về mặt tinh thần có
thể kể đến như là:

Tạo nên sự hoang mang về mặt tâm lý trong cộng đồng dân tộc văn hóa mà người đó sinh
sống, mà còn ảnh hưởng phần nào đến những giá trị truyền thống tốt đẹp mà bản thân dân
tộc đó gầy dựng và mang lại. Tuy chưa ảnh hưởng quá nhiều đến một tập thể văn hóa
nhìn chung, nhưng những gì nó để lại sau này sẽ là nguồn nguy cơ tiềm tàng khó thể
tránh khỏi ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, đạo đức, đời sống cộng đồng dân tộc Chăm. Vì
nhẹ dạ cả tin mà có rất nhiều gia đình phải lâm vào cảnh ly tán, suy kiệt về mặt tinh thần
vì cả tin vào mê tín dị đoán và thầy cúng.

4) Niềm tin vào việc chữa trị từ thầy cúng của đồng bào-dân tộc Chăm.

Đối với mảnh đất Ninh Thuận- thành phố Phan Rang Tháp Chàm nơi sinh sống của đông
đảo đồng bào dân tộc Chăm trải dài rộng khắp nơi, mỗi khi “cái thân không khỏe” đồng
bào lại mời thầy mo về đuổi con ma. Chính vì lẽ đó, trong quá khứ và cho đến hiên tại
vẫn còn một số gia đình mời thầy mo/ thầy cúng về phù phép cho người bệnh thay vì đi
đến các cơ sở y tế theo dõi sức khỏe, có lẽ sản phụ cũng không phải là ngoại lệ trong vấn
đề này.

Số người mắc bệnh sốt rét, thương hàn, đậu mùa khá phổ biến; trẻ em tử vong vì tiêu
chảy và những bệnh thông thường... gặp ở nhiều địa phương trong tỉnh. Thế nhưng, do
đồng bào Chăm riêng và dân tộc thiểu số khác nói chung nặng về mê tín dị đoan nên mỗi
khi trong nhà có người ốm đau, bệnh tật, thầy mo là người được nhớ tới đầu tiên, được
đồng bào mời, đưa rước về đuổi, bắt “con ma bệnh”.

Bên cạnh những giá trị tích cực, có những phong tục, tập quán, thói quen đã tồn tại trong
đời sống của đồng bào từ rất lâu, được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ cho đến ngày hôm
nay nên một bộ phận đồng bào không nhận thức rõ, không phân biệt được đâu là những
phong tục tập quán tốt đẹp cần phải lưu giữ, phát huy; đâu là những yếu tố đã lỗi thời, lạc
hậu, có hại cần phải được bài trừ.

Nghề làm thuốc của người Chăm đã có từ lâu đời, nhưng nếu hỏi do đâu mà ra, thì
không một ai trong làng nhớ nổi nguồn gốc xuất xứ. Hình như từ khi lập làng đã có nghề
làm thuốc, cứ thế mẹ truyền con nối, hết đời này sang đời khác. Với sự hiểu biết về tâm
sinh lí, đồng thời do bí quyết từ cha mẹ truyền lại, kết hợp với sự mát tay của từng cá
nhân mà mỗi thầy thuốc chế biến thang thuốc theo kiểu riêng của mình.

Cây thuốc nam như một món quà của thiên nhiên ban tặng người dân Chăm nơi đây. Con
cháu trong làng đều được học làm thuốc từ ông bà, cha mẹ. Ban đầu đứa con theo cha mẹ
lên rừng hái thuốc, học cách phân biệt các cây thuốc, nghe giảng giải về dược tính của
chúng. Sau đó, họ sẽ được ba mẹ, người lớn tuổi dạy lại kinh nghiệm bắt mạch, bốc
thuốc. Lớn lên thì họ lại nối gót cha mẹ đi bán thuốc để mưu sinh và để chữa bệnh cho
mọi người. Cứ thế, nghề thuốc trở thành nghề truyền thống.”

 Ảnh hưởng đến sức khỏe: Ngày này tình trạng này đã giảm đi một cách đáng kể,
khi mà khoa học, kĩ thuật và y học ngày càng một phát triển. Các hoạt động chăm
sóc y tế được tổ chức thường xuyên hơn, bệnh viện và các tuyến y tế cơ sở được
xây dựng ở nhiều nơi để nhằm mục đích phục vụ chăm sóc sức khỏe cho các đồng
bào- dân tộc nói chung. Các bộ y tế được bố trí đi thăm các hộ dân cư không có
điều kiện khám chữa bệnh hoặc ở vùng xâu vùng xa, trên cách vách núi, và ven
sông. Tuy nhiên, việc bố trí này vẫn chưa phải là biện pháp triệt để, khi mà cuộc
chiến của bác sĩ và thầy mo/ thầy cúng trong bản làng vẫn còn đang tiếp diễn hiện
tại. Việc mời một người thầy cúng/ thầy mo không có kiến thức y học về đẻ chữa
bệnh một cách tâm linh là một việc làm nên được cân nhắc kĩ lưỡng, vì nếu cứ tiếp
tục tình trạng như vậy không sớm thì muộn sẽ gây ảnh hưởng tổn hại đến sức khỏe
cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân.

Trì hoãn điều trị: Thay vì đến các tuyến cơ sở y tế khám chữa bệnh, thì việc trì hoãn
điều trị bệnh nhân có thể sẽ làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn nhiều lần, khó đièut
trị hoặc thậm chí gây tử vong.

Chẩn đoán sai lệch: Thầy cúng thường không có kiến thức y học và kỹ năng chuyên
môn được rèn luyện qua trường lớp. Họ có thể chữa bệnh bằng phương pháp nhân gian,
niềm tin được truyền từ đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác, nhưng việc đó
chỉ dựa trên yếu tố khách quan của người dân, không có một chứng cứ hay bằng chứng
cụ thể nào có thể chứng mình được việc làm đó mang lại sự an toàn và hiệu quả cho bệnh
nhân.

Không an toàn cho người bệnh: các bài thuốc cổ truyền nhân gian, lá cây, thuốc không
rõ nguồn gốc sản xuất được chế tác đưa cho người bệnh sử dụng thật sự là một phương
pháp khó có thể chấp nhận.

Tuyên truyền thông tin sai lệch: Trong một vùng/ thôn xóm nhỏ mọi người thường
sống chung, tối lửa tắt đèn có nhau, cho nên một người nói vạn người nghe. Truyền
miệng vẫn là phương pháp được mọi người sử dụng để trao đổi thông tin nếu người nói
cảm thấy việc đó hữu ich. Niềm tin vào thầy cúng và các phương pháp chưa bênh không
có khoa học có thể sẽ lan truyền ra cộng đồng, khiến mọi người sẽ nghe theo và không
tìm sự giúp đỡ y tế khi cần thiêt.

Ảnh hưởng tâm lý về dài: niềm tin vào văn hóa tín ngưỡng là một đức tín rất đẹp đẽ,
đồng bào dân tộc cần phải có trong văn hóa nước nhà. Nhưng nếu đặt niềm tin sai lệch
vào những thứ dị đoan, phi khoa học sẽ tạo nên một văn hóa sai lệch cho thế hệ sau này.

5) Tập tục cưới hỏi/ tảo hôn một số nơi của đồng bào- dân tộc Chăm.

Người Chăm Ba-ni cũng như bao dân tộc khác trên thế giới, trai gái lớn lên đều phải lập
gia đình, đây là quy luật sinh tồn của chủng tộc, nhưng mỗi dân tộc lại có những phong
tục cưới xin khác nhau. Ở đây chúng tôi đề cập đến phong tục cưới xin của người Chăm
Ba-ni ở làng Chăm Ba-ni, xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Theo tín ngưỡng của người dân tộc Chăm Ba - ni, kết hôn là bắt buộc, độc thân là một tội
lỗi lớn. Nhưng theo luật tôn giáo của họ, người Chăm Ba-ni không quan hệ hôn nhân với
người ngoài tộc - akaphier và với những người có quan hệ họ hàng. Nếu chẳng may vợ
chết, người chồng có thể cưới em gái vợ. Phong tục cũng cho phép kết hôn giữa con trai
và con gái, gọi là mik wa tada kamuen, nghĩa là con chú con bác.

Luật tục về vấn đề hôn nhân, gia đình của đồng bào Chăm Ninh Thuận quy định rất rõ.
Độ tuổi kết hôn với con gái là 16 tuổi, con trai 18 tuổi. Nếu chưa đạt đủ độ tuổi trên thì
không được kết hôn. Quan trọng hơn, trước khi kết hôn thì cả trai và gái phải làm lễ
trưởng thành (hay còn gọi là lễ nhập đạo, lễ cho gái là Kareh và lễ cho con trai gọi Katat).
Không những vậy, Luật tục Chăm không chấp nhận việc tảo hôn, đặc biệt là đối với
người Chăm Hồi giáo Bàni và muốn làm lễ cưới phải có ngày do các tu sĩ cho.
Nhưng vấn đề cần bàn đến ở đây là, tại một số vùng nơi mà các tuyến cơ sở khó có thể
tiếp cận được, người dân tộc trong khu vực đó cũng không được tiếp cận nhiều đến nền
giáo dục cơ sở. Đa phần văn hóa của họ được truyền lại từ đời này sang đời khác, từ mẹ
truyền sang con rồi đó sang cháu. Tục “Tảo hôn” cũng không ngoại lệ.

Việc tảo hôn diễn ra không ít ở các dân tộc thiểu số, tập trung chủ yếu một số nơi ở các
làng quê, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh
sống.

Sự tồn tại của các tập quán lạc hậu xuất phát từ chức năng xã hội của tập tục này và trình
độ ý thức của cộng đồng. Mỗi phong tục đều có chức năng xã hội riêng, chẳng hạn, tục
tảo hôn ngoài chức năng duy trì nòi giống của gia đình còn có chức năng kinh tế, giải
quyết vấn đề thiếu lao động, đồng thời tái tạo nguồn nhân lực sớm. . . Tục hôn nhân cận
huyết thống có chức năng duy trì, tăng cường quan hệ giữa anh em họ hàng và giữ gìn
kinh tế gia đình (tránh để người và của cải cho gia đình khác); Tục cúng khi người bệnh
có tác dụng chữa bệnh; Tục cúng dường,cầu sức khỏe, bình an… Vì vậy, sự tồn tại của
bất kỳ phong tục nào đều có giá trị nhất định đối với cộng đồng này. Phong tục chỉ thay
đổi và biến mất khi nó không còn giá trị và người dân nhận thức rõ ràng những ảnh
hưởng tiêu cực của nó đối với cộng đồng và mong muốn xóa bỏ nó.

 Ảnh hưởng đến sức khỏe: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả
hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Phụ nữ và trẻ em gái kết
hôn sớm, thường xuyên bỏ học, phải đi làm sớm để trang trải chi phí sinh hoạt cho
gia đình nên khó đảm bảo quyền trẻ em. Đây cũng là những người dễ bị kẻ xấu lợi
dụng, dụ dỗ lừa đảo việc làm, hay là nạn nhân của tội phạm buôn người. Các cháu
gái chưa sẵn sàng về mặt tâm sinh lý để mang thai và sinh con, điều này dễ xảy ra
tình trạng người mẹ tử vong sau khi sinh hoặc rối loạn tâm lý hậu sinh.

Đối với người tảo hôn: Sinh con sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển
đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con, cản trở sự tiến bộ của bản
thân, mất cơ hội học hành, tham gia hoạt động xã hội…

Tinh thần: Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, không được
tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt
văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi….

Sức khỏe: Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt là trẻ em gái
dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao hơn so với phụ
nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết
non cao hơn những đứa trẻ khác. Đây chính là sự cảnh báo thầm lặng về sức khỏe, bởi
các nguyên nhân cốt lõi của tử vong và bệnh tật của người mẹ không được quan tâm
đúng mức.
Môi trường giáo dục: Trẻ em buộc phải kết hôn sớm ít khi được tiếp tục việc học hành,
cản trở họ có hy vọng về sự độc lập, cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên
tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể
chất của trẻ em.

Đối với gia đình: Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng,
con cái nheo nhóc, vợ chồng thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con, có thể dẫn đến gia đình bất
hòa, chất lượng cuộc sống kém….

Kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất
thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.

Đối với xã hội: gây thêm gánh nặng về mọi mặt cho xã hội: dân số tăng nhanh, gây áp
lực y tế, giáo dục, ….kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Mặt xã hội: Tảo hôn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội do
ảnh hưởng của chất lượng dân số, một xã hội mà tỷ lệ người thiểu năng về thể chất, thiểu
năng về trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, phần
lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập, thiếu
kiến thức xã hội, thường rơi vào cảnh nghèo túng, nhiều cặp đi đến phá vỡ hạnh phúc gia
đình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.

Trích tài liệu:

Khampha, N. (2023, January 13). Tập tục sinh đẻ Của Người Chăm khác gì với Người
Việt - alongwalker. KhamphaNinhThuan.com. https://vi.alongwalker.co/tap-tuc-sinh-de-
cua-nguoi-cham-khac-gi-voi-nguoi-viet-s209234.html

OPERATION, A. (2008, March 25). Luật Tục atach của Người Chăm ở an giang. VIETRAVEL.
https://vietravel.com/vn/van-hoa-phong-tuc/luat-tuc-atach-cua-nguoi-cham-o-an-giang-
v1591.aspx?gidzl=7bcWFHQ9DpyTGgKp5P0pFXv6f3S9bpyx1KQhOGgRQcrG6gir2yS-
ErT1h348dJfl1HcXPZ4vvQCx5OywDm

Phúc, M. (2023, June 22). “Xóa bỏ các tập tục văn hóa CÓ Hại Cho Sức Khỏe, Thực
Hiện nếp sống văn hóa mới.” https://dangcongsan.vn. https://dangcongsan.vn/xa-hoi/xoa-
bo-cac-tap-tuc-van-hoa-co-hai-cho-suc-khoe-thuc-hien-nep-song-van-hoa-moi-
640429.html

Hồng, N. (2023, June 23). Xóa bỏ Các Tập tục Văn Hóa Gây hại đến sức Khỏe Phụ nữ và
trẻ em Gái Các Dân Tộc Thiểu SỐ. Tạp chí mặt trận Online. https://tapchimattran.vn/dai-
doan-ket/xoa-bo-cac-tap-tuc-van-hoa-gay-hai-den-suc-khoe-phu-nu-va-tre-em-gai-cac-
dan-toc-thieu-so-53777.html

Lê, V. (2021, October 15). Hậu Quả Của VIỆC Tảo HÔN đối Với Bản Thân, Gia đình và
xã hội - xã Minh Châu - Huyện Ba Vì. Trang thông tin điện tử Xã Minh Chậu Huyện Ba
Vì. http://minhchau.bavi.hanoi.gov.vn/en/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/hau-qua-cua-viec-tao-hon-
oi-voi-ban-than-gia-inh-va-xa-hoi-1017-803.html

Lời gia huấn -panuec baranw, bản viết tay bằng chữ Chăm của ông Imum Đạo Thanh
Huệ, thôn An Nhơn, xã Xuân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận. (2008, October 24). Tục Cưới
Hỏi Của Người Chăm bà - ni (Ninh Thuận). vusta.vn. https://vusta.vn/tuc-cuoi-hoi-cua-
nguoi-cham-ba-ni-ninh-thuan-p74209.html

Ngọc Lài-Hà Nguyễn. (2013, October 14). Những Tập tục La Của Người chăm . Người
Đưa Tin. https://www.nguoiduatin.vn/nhung-tap-tuc-la-cua-nguoi-cham-ben-ho-nuoc-
troi-bung-binh-thien-a108859.html

Trần, T. T. (2024, May 10). Tổng Quan Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo Của Người chăm -
redsvn.net. RESVN. https://redsvn.net/tong-quan-ve-tin-nguong-ton-giao-cua-nguoi-
cham2/

You might also like