Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 59

Chương 1.

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - ĐỊNH


LUẬT TUẦN HOÀN

BỘ MÔN HÓA
GV: ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH

1
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1/ Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử để giải thích
cơ chế điều trị ung thư bằng đồng vị phóng xạ.
2/ Vận dụng 3 đặc điểm của sóng điện từ (bước sóng, tần
số và năng lượng) vào trong chẩn đoán hình ảnh và điều
trị.
3/ Vận dụng sự biến thiên của một số tính chất trong bảng
hệ thống tuần hoàn để giải thích tính chọn lọc của các
kênh ion và phân tích vai trò quan trọng của các nguyên
tố Na, K, Mg, Ca trong cơ thể sống.
2
1897: Thomson phát hiện electron mang điện tích âm
(thí nghiệm tia âm cực)

Nguyên tử phải trung hoà điện nên trong nguyên tử phải


có các hạt mang điện dương.
3
Mô hình nguyên tử Thomson
• - Nguyên tử như một khối cầu đặc điện tích dương
- Các electron mang điện tích âm nằm rải rác
trong khối cầu đó

4
SỰ TÁCH CÁC TIA PHÓNG XẠ

5
1911: Rutherford dùng tia α bắn qua lá vàng dát
mỏng  sự có mặt của hạt nhân mang điện dương

Mô hình nguyên tử Thomson không đúng


6
Mô hình cấu tạo nguyên tử Rutherford

7 7
ĐỘ BỀN CỦA HẠT NHÂN
- Các đồng vị bền:
1 ≤ N/P ≤ 1,52
- Hạt nhân nguyên tử có Z > 82 có tính phóng xạ
- Do tỷ lệ giữa P và N thay đổi, nhân trở nên không
bền tự phân huỷ dần thành hạt nhân của nguyên
tố khác, đồng thời phát ra các bức xạ: alpha,
beta, gamma.

8
KHẢ NĂNG XUYÊN THẤU CỦA CÁC TIA

9
Các bức xạ có thể ảnh hưởng đến tất cả tế bào,
nhưng tác động nhiều nhất ở các tế bào phân chia
nhanh chóng
10
Ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong chẩn
đoán và điều trị bệnh:
• Iodine-131 : Kiểm tra chức năng tuyến giáp.
• Chromium-51:Phân tích tế bào hồng cầu.
• Phosphorus-32 : Phát hiện tế bào ung thư trong
xương.
• Ferrum-59: Đánh giá nồng độ sắt trong cơ thể.

11
• Trong xạ trị chuyển hoá, đồng vị phóng xạ sử
dụng lý tưởng nhất là đồng vị chỉ phát bức xạ beta
đơn thuần, mà không có tia gamma kèm theo. Tia
beta đi được trong mô khoảng 1-2 mm, nó truyền
hầu hết năng lượng (gần 95%) cho các tế bào trên
quãng đường đi, cho nên nó chỉ tác động chủ yếu
ở mô đích mà hầu như không tác động đến mô
lành lân cận vì thế nó rất thích hợp cho điều trị.

12
Đồng vị phóng xạ Eβ(keV) Eγ(keV) T1/2(giờ)

32P 1710 0 342

64Cu 570 - 660 511 12,4

67Cu 570 92 -185 62

90Y 2270 0 64

131I 610 364 193

13 13
131Icó thời gian bán huỷ 8 ngày, phát ra 2 loại bức
xạ:
-Tia β có quãng chạy trong mô mềm một vài mm
được dùng trong điều trị bệnh.
- Tia γ có quãng đường đi dài (khả năng đâm
xuyên lớn) nên phải có biện pháp bảo đảm an
toàn trong điều trị. Do có quãng chạy trong tổ
chức lớn thường dùng để ghi đo chẩn đoán.

14
Cấu tạo vỏ electron theo Rutherford
* Electron chuyển động quanh hạt nhân sẽ phát
ra bức xạ điện từ => e sẽ mất dần năng lượng
và sẽ bị rơi vào nhân nguyên tử
=> Nguyên tử bị phá vỡ

15
Cấu tạo vỏ electron theo Niels Bohr
• Electron chuyển động quanh hạt nhân theo một số quỹ
đạo tròn đồng tâm có bán kính xác định.
• Năng lượng của electron được bão toàn khi chuyển
động trên 1 quỹ đạo ổn định.
• Năng lượng chỉ thay đổi khi electron nhảy từ quỹ đạo
này sang quỹ đạo khác.
E = Ecuối – Eđầu

16
Năng lượng electron khi chuyển động trên
quỹ đạo 2 2 mz 2 e 4
E
n2h2

h: Hằng số Planck = 6,626.10-34 J.s = 6,62 .10-27 ec.s


m: Khối lượng electron = 9,1.10-28g = 9,1.10-31kg
n: số lớp electron
Z2
E .4,35981.10 18 J
2n 2

17
Mô hình nguyên tử của Bohr giải thích bản chất
vật lý của quang phổ vạch nguyên tử và tính được
vị trí các vạch quang phổ hydro
Thấu kính
buồng tối
Khí hidro

Đỏ
lục
tím

Điện áp cao
Khe sáng Lăng kính
Kính ảnh
Thấu kính
chuẩn trực

18
 Mỗi vạch quang phổ ứng với một sóng.
 Đại lượng đặc trưng cho sóng là tần số sóng (υ) và độ
dài sóng (λ)
 Tốc độ truyền sóng: c = λ. υ
 Electron tồn tại ở mức năng lượng thấp (n = 1), khi bị
kích thích electron sẽ hấp thu năng lượng và chuyển lên
quỹ đạo xa nhân có năng lượng cao nhưng nhanh
chóng quay về quỹ đạo gần nhân và phát ra bức xạ có
tần số υ
Z2 1 1
Ec – Ed = hν = - ( - ).4,359.10-18
2 nc2 nđ2

19
 Quang phổ vạch của nguyên tử hydro có 3 vùng:
- Vùng tử ngoại được gọi là dãy Lyman. Có sự chuyển
electron từ quỹ đạo n = 2, 3, 4,… về n = 1.
- Vùng khả kiến được gọi là dãy Balmer. Có sự chuyển
electron từ quỹ đạo n = 3, 4, 5,… về n = 2.
- Vùng hồng ngoại được gọi là dãy Paschen. Có sự
chuyển electron từ quỹ đạo n = 4, 5, 6,… về n = 3.

20
Những tiên đề của cơ học lượng tử
Thuyết lượng tử ánh sáng (Max Planck)

Thuyết lưỡng cực của ánh sáng (Maxwell & Einstein)

Thuyết sóng kết hợp (Louis de Broglie)

Nguyên lý bất định Heisenberg


Phương trình sóng Schrodinger

21
Thuyết lượng tử ánh sáng
 Ánh sáng là sóng điện từ
 Tốc độ sóng điện từ : c = 3.108 m/s.
 Bước sóng λ ; tần số sóng  c = . λ
E1 > E2
E = h.= h.c/ λ

h = 6.6310-34 Js

λ ngắn,  cao λ dài,  thấp


22 22
Thuyết lưỡng cực của ánh sáng
*Ánh sáng hay bức xạ điện từ không chỉ có tính
sóng mà còn có tính hạt.
• Bức xạ điện từ là dòng hạt photon có NL
ΔE = h
• Vì photon có tính hạt nên cũng có khối lượng
ΔE = mc2
c h
E  h  h  mc 2

 mc
23 23
Thuyết sóng kết hợp
• Vật chất khi di chuyển cũng phát ra sóng điện từ,
gọi là sóng kết hợp
h

m V

• VD 1. Một quả bóng nặng 0,1 kg di chuyển vận tốc


35 m/s sẽ phát ra sóng kết hợp λ = 1,9.10-34 m

24 24
• VD 2. Một electron có khối lượng 9,1.10-31 kg di
chuyển vận tốc 107 m/s sẽ có sóng kết hợp λ =
7,3.10-11 m

• Vật thể lớn như quả bóng có độ dài sóng kết hợp
quá bé nên chưa quan sát được  tính trội là tính
hạt.
• Vật thể quá bé như photon thì tính trội là tính
sóng.
• Electron thể hiện cả tính sóng lẫn tính hạt.
25 25
SÓNG ĐIỆN TỪ

Giá trị bước sóng (λ) càng nhỏ tương ứng với tần số
(ν) càng lớn cho kết quả giá trị năng lượng của tia
càng lớn. 26 26
Bức xạ ion hóa (bao gồm các chùm hạt vi mô và sóng điện từ có
bước sóng ngắn hơn 100 nm) có khả năng ion hóa khi đi qua vật
chất. 27 27
• Tia xạ dùng trong điều trị ung thư được gọi là bức
xạ ion hóa do nó tạo ra ion bên trong các tế bào mà
nó đi qua khi giải phóng các electron ra khỏi nguyên
tử. Hiện tượng này có thể tiêu diệt các tế bào hoặc
làm thay đổi gen.
•Bức xạ ion hóa mang năng lượng nhiều hơn những
loại khác. Năng lượng càng cao, tia xạ càng có thể
xuyên sâu hơn vào bên trong mô.

28 28
Sóng điện từ Ứng dụng trong y học
Bức xạ gamma Chẩn đoán kỹ thuật hình ảnh ( PET), dao mổ gamma

Tia X Chẩn đoán kỹ thuật hình ảnh (X-quang, CT)


Bức xạ tử ngoại UVA (320nm-380nm) : gây giãn mạch đỏ da
UVB (280nm-320nm): tác dụng quá trình chuyển hoá sinh
học của cơ thể tạo vitamin D
UVC (200nm-280nm): phân huỷ protein, diệt khuẩn, virus

Ánh sáng khả kiến Tuỳ màu sắc kích thích thần kinh trung ương, tia laser, chiếu
đèn trị vàng da trẻ sơ sinh.
Bức xạ hồng ngoại Mô cơ thể hấp thu tia hồng ngoại sẽ tăng nhiệt độ gây giãn
mạch tại chổ, tăng lưu thông máu, tái tạo mô..
• .
Sóng viba Kỹ thuật đốt u (trị ung thư gan)
Sóng vô tuyến Chẩn đoán kỹ thuật hình ảnh (MRI)
29
Sóng âm Siêu âm truyền thống, siêu âm Doppler
 Nguyên lý bất định Heisenberg.
Không thể xác định chính xác vị trí electron trên
quỹ đạo mà chỉ xác định được vùng không gian
quanh nhân tại đó xác suất tập trung electron là
lớn nhất. Vùng này gọi là orbital nguyên tử hay
vân đạo nguyên tử (AO)

30
 Phương trình sóng Schrodinger
* Giải phương trình sóng Schroedinger để tìm một
số đại lượng đặc trưng cho một AO
* Số đại lượng đặc trưng cho một AO còn được gọi
là các số lượng tử

Bộ 4 số lượng tử (n, l, ml, ms ) miêu tả trạng thái một


electron được gọi là một orbital nguyên tử AO.

31
Số lượng tử chính n
=
Z2
E - 4,3598 x 10-18 J
2n2

n = 1, 2, 3, ... Tương ứng với lớp K, L, M, ... Và mức


năng lượng E1, E2, E3, ...Vậy điện tử càng xa nhân
thì E càng lớn

Số lượng tử moment góc orbital l: nhận giá trị


nguyên từ 0 đến (n – 1), l xác định hình dạng và tên
của orbital.
l = 0, 1, 2, 3 …. Tương ứng với orbital s, p, d, f ….. 32
33
Số lượng tử từ ml: có giá trị từ – l đến + l, kể cả số
0, đặc trưng cho sự định hướng của orbital nguyên
tử trong từ trường, và quyết định số orbital trong một
phân lớp.

- Khi l = 0 có 1 giá trị của ml = 0.


- Khi l = 1 có 3 giá trị của ml = -1, 0, +1
- Khi l = 2 có 5 giá trị của ml = -2, -1, 0, 1, 2
- Khi l = 3 có 7 giá trị của ml : m = -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3

34
Số lượng tử spin electron ms:nhận giá trị +1/2 và -1/2,
xác định moment động lượng riêng của electron.

 Mỗi orbital đặc trưng bởi 3


số lượng tử: n, l, ml

 Mỗi điện tử đặc trưng bởi 4


số lượng tử: n, l, ml, ms.

35 35
- Ví dụ: 4 số lượng tử của vân đạo 3p5:
n = 3, l = 1, ml = 0, ms = -1/2

- Ví dụ: 4 số lượng tử của vân đạo 3d7:


n = 3, l = 2, ml = -1, ms = -1/2

36
Các quy luật phân bố electron trong nguyên tử
a. Nguyên lý bền vững
Electron sẽ xếp lần lượt vào các vân đạo nguyên tử có
năng lượng từ thấp đến cao
1s < 2s < 2p < 3s < 3p < 4s < 3d < 4p < 5s < 4d < 5p < 6s < 4f
 5d < 6p < 7s < 5f  6d < 7p …
- Trường hợp đặc biệt:
ns2(n-1)d4  ns1(n-1)d5
ns2(n-1)d9  ns1(n-1)d10
- Cr(24): 1s22s22p63s23p64s13d5
Cu (29): 1s22s22p63s23p64s13d10 37
b. Nguyên lý ngoại trừ Pauli
Trong một nguyên tử nhiều electron, không có
cặp electron nào có 4 số lượng tử giống nhau
Electron thứ nhất: n=1, l=0, ml=0,ms= +1/2
Electron thứ hai: n=1, l=0, ml=0, ms = -1/2

 Mỗi orbital chứa tối đa 2 electron có spin đối


nhau

38
c. Quy tắc Kleckopxki
Trong một nguyên tử, thứ tự điền các electron vào
các phân lớp sao cho tổng số (n + l) tăng dần.
Khi 2 phân lớp có cùng giá trị (n + l) thì electron điền
trước tiên vào phân lớp có giá trị n nhỏ hơn
3d có n+l=5;
4s có n+l=4 hay 4p có n+l=5.
 Thứ tự điền các electron vào các phân lớp như
sau:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f
6d 39
d. Quy tắc Hund
Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ sắp
xếp sao cho tổng spin của chúng là cực đại tức
là số điện tử độc thân là lớn nhất.
 Mỗi vân đạo trong phân lớp trước hết phải chứa
1 electron độc thân rồi mới có sự ghép cặp
electron

40
Ưu điểm
Rutherfor
Nhược điểm
Ưu điểm
Borh
Nhược điểm

Cấu tạo Cơ học Thuyết lượng tử Planck


lượng tử
vỏ Thuyết sóng hạt của ánh sáng
electron Thuyết sóng hạt của hạt vi mô
Nguyên lý bất định Heisenberg
Tiên đề về phương trình sóng Schrodinger

Bốn số lượng tử n, l, ml , ms Các quy luật phân bố electron


41
• Hiệu ứng màn chắn
• Gọi điện tử đang khảo sát là j
• Các điện tử còn lại i. Ta có i
• Điện tử j bị các điện tử i tạo hiệu ứng
màng chắn làm giảm sức hút của nhân lên
điện tử j
• Zeff= Z -  Zeff : Điện tích hữu hiệu
 : hiệu ứng màn chắn
42

Nhóm Các điện tử Các điện tử nằm Các điện tử Các điện tử
khác, nằm trong nhóm có số nằm trong nằm trong
trong cùng lượng tử chính n nhóm có số nhóm có số
nhóm và số lượng tử lượng tử lượng tử
phụ nhỏ hơn ℓ chính (n – 1) chính nhỏ
hơn (n – 1)

[1s] 0,3 Không có Không có Không có

[ns, np] 0,35 Không có 0,85 1


[nd] hoặc 0,35 1 1 1
[nf]

43
• Ví dụ : Tính điện tích hạt nhân hữu hiệu và hiệu
ứng màn chắn của các điện tử trong nguyên
tử Fe (26) có cấu hình điện tử là
1s22s22p63s23p63d64s2
• 4s :  = 0,35x1 + 0,85x14 + 1x10 = 22,25
•  Zeff (4s) = 3,75

• 3d :  = 0,35x5 + 1x18 = 19,75


•  Zeff (3d) = 6,25
44
• 3s, 3p :  = 0,35x7 + 0,85x8 + 1x2 = 11,25
•  Zeff (3s, 3p) = 14,75

• 2s, 2p :  = 0,35x7 + 0,85x2 = 4,15


•  Zeff (2s, 2p) = 21,85

• 1s :  = 0,3x1 = 0,3
•  Zeff (1s) = 25,7
45
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
IA II A III B IV B VB VI B VII B VIII B IB II B III A IV A VA VI A VII A VIII A
1 1 2
1 H H He
1.008 1.008 4.0026
3 4 5 6 7 8 9 10
2 Li Be B C N O F Ne
6.939 9.0122 10.811 12.011 14.007 15.999 18.998 20.183
11 12 13 14 15 16 17 18
3 Na Mg Al Si P S Cl Ar
22.99 24.312 26.982 28.086 30.974 32.064 35.453 39.948
19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
4 K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr
39.102 40.08 44.956 47.89 50.942 51.996 54.938 55.847 58.932 58.71 63.54 65.37 69.72 72.59 74.922 78.96 79.909 83.8
37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
5 Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe
85.468 87.62 88.906 91.224 92.906 95.94 * 98 101.07 102.91 106.42 107.9 112.41 114.82 118.71 121.75 127.61 126.9 131.29
55 56 57 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86
6 Cs Ba **La Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn
132.91 137.33 138.91 178.49 180.95 183.85 186.21 190.2 192.22 195.08 196.97 200.29 204.38 207.2 208.98 * 209 * 210 * 222
87 88 89 104 105 106 107 108 109 110 111 112 114 116 118
7 Fr Ra ***Ac Rf Ha Sg Ns Hs Mt Uun Uuu Unb Uuq Uuh Uuo
* 223 226.03 227.03 * 261 * 262 * 263 * 262 * 265 * 268 * 269 * 272 * 277 *285 *289 *293
Based on symbols used by ACS S.M.Condren 1999
58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71
* Designates that **Lanthanum Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu
all isotopes are Series 140.12 140.91 144.24 * 145 150.36 151.96 157.25 158.93 162.51 164.93 167.26 168.93 173.04 174.97
radioactive 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103
*** Actinium Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr
Series 232.04 231.04 238.03 237.05 * 244 * 243 * 247 * 247 * 251 * 252 * 257 * 258 * 259 * 260
Thành phần các nguyên tố trong cơ thể
1. Oxygen (65%)
2. Carbon (18,6%)
3. Hydrogen (9,7%)
4. Nitrogen (3,2%)
5. Calcium (1,8%)
6. Phosphorus (1.0%)
7. Kalium (0,4%)
8. Sodium (0,2%)
9. Chlorine (0,2%)
10. Magnesium (0,06%)
11. Sulfur (0,04%)
12. Cuprum, Zinc, Selenium,
Molybdenum, Flourine, Iodine,
Manganese, Cobalt, Ferrum
(0,70%)
13. Lithium, Strontium, Aluminum,
Silicon, Plumbum, Vanadium,
Arsenic, Bromine (rất ít) 48
Vai trò quan trọng của Na, K, Mg, Ca trong cơ thể sống.

• Na cân bằng nước, hấp thu glucose, cân bằng toan kiềm,
tham gia các hoạt động điện tế bào.
• K cân bằng toan kiềm, tham gia các hoạt động điện tế
bào.
• Mg điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ .
• Ca tham gia các hoạt động điện tế bào, kích hoạt
enzyme.

49
Sự biến thiên các tính chất:
Kích thước ion đẳng điện tử
Z càng lớn thì bán kính ion càng nhỏ.

N -3
O -2
Ne F -1
A l +3 Na +1

Mg+2
Kênh natri
Kênh natri có kích thước lỗ khoảng 0,4 nm
vừa đủ rộng để một ion natri liên kết với một
phân tử nước đi qua, và không vừa cho một
ion kali kết hợp với một phân tử nước đi qua.

52
Kênh kali
* Ion K+ vừa khít khẩu kính lòng ống, các
liên kết đạt khoảng cách thích hợp để
hình thành, nước bị loại bỏ hoàn toàn,
thay thế bởi oxy gốc carbonyl. Năng
lượng sinh ra đủ bẻ gãy liên kết với
nước.
53
Kênh kali
• Ion Na+ có đường kính nguyên tử nhỏ hơn,
các liên kết mới không hình thành đủ để
tách rời các phân tử nước xung quanh 
dạng hidrat hoá mạnh hơn, nhiều phân tử
nước cản trở làm ion Na+ không đi qua
được đầu lọc kênh kali.

54
Nội dung chính
1/ Cấu tạo nguyên tử gồm có hạt nhân (proton và notrơn)
và các lớp vỏ (electron). Hạt nhân không bền phân rã
thành các bức xạ alpha, beta, gamma. Bức xạ beta dùng
để điều trị, bức xạ gamma dùng để chẩn đoán.
• Electron ở lớp vỏ càng xa nhân thì năng lượng càng
lớn.

55
Nội dung chính
2/ * Vân đạo nguyên tử được đặc trưng bởi 4 số lượng tử : n, l, ml,
ms.
* Sóng điện từ đặc trưng bởi tần số (υ) và độ dài sóng (λ). C = λ.
υ
Năng lượng sóng điện từ: E = h. υ
• Bước sóng ngắn thì năng lượng cao, có tính ion hoá và khả
năng xuyên thấu cao, nguy hại nhiều (tia X, tia gamma). Bước
sóng dài >100nm không có tính ion hoá, ít nguy hại (tia UV, ánh
sáng khả kiến, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến, sóng âm).
* Hiệu ứng màng chắn: electron càng xa nhân thì hiệu ứng màng
chắn càng lớn. 56
Nội dung chính
3/Trong chu kỳ theo chiều tăng điện tích hạt nhân: Bán kính nguyên
tử giảm dần; Năng lượng ion hoá, ái lực electron, độ âm điện tăng
dần.
* Trong phân nhóm theo chiều tăng điện tích hạt nhân: Bán kính
nguyên tử tăng dần; Năng lượng ion hoá, ái lực electron, độ âm điện
giảm dần.

57
Cám ơn các em đã
theo dõi bài giảng.
Địa chỉ mail :
Nguyenthituyettrinh@ump.edu.vn

58
59

You might also like