Những Dạng Bài Thường Gặp Trong Bài Thi Vào Lớp 10

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Những dạng bài thường gặp, cách làm, lỗi thường mắc và cách xử lí

I/ Phần I: 6,5-7đ ngữ liệu trong nhà trường


Câu 1: tái hiện kiến thức thường hỏi kiến thức chung: HCST, xuất xứ, nhan đề, ngôi kể, tình
huống truyện, mạch cảm xúc, đặc sắc nghệ thuật, chủ đề (học thuộc)
Gợi ý: dạng ý nghĩa nhan đề: nhận xét cấu tạo có gì đặc biệt; nhận xét về ý nghĩa (nghĩa tả
thực….nghĩa ẩn dụ, biểu tượng); nhan đề góp phần thể hiện rõ chủ đề tác phẩm (nêu chủ đề)
( chú ý, nếu đề hỏi tại sao tác giả chọn nhan đề này mà không chọn nhan đề kia, thì giải thích
2 nhan đề, lí giải nhan đề tác giả chọn đặc biệt về cấu tạo và ý nghĩa, nó thể hiện rõ hơn chủ
đề tác phẩm).
Dạng mạch cảm xúc: nêu cảm xúc bao trùm cả bài và trình tự cảm xúc thay đổi thế nào
(trình tự thời gian…trình tự quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm, từ cảm xúc trước
thiên nhiên đến cảm xúc trước đất nước, từ đó ước nguyện…..trình tự hành trình chuyến
đi…).
Câu 2: đọc hiểu nghệ thuật theo đặc trưng thể loại.
a. Truyện:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật (xây dựng nhân vật qua cử chỉ, hành động, ngôn
ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng nhân vật
chính qua cách nhìn của nhiều nhân vật khác, xây dựng nhân vật gián tiếp, đặt nhân vật
vào tình huống….để nhân vật bộc lộ tâm trạng tính cách.)( chú ý: chỉ ra kiểu ngôn ngữ
nhân vật, nêu tác dụng: làm nổi bật tâm lí…..tính cách….phẩm chất gì của nhân vật,
từ đó góp phần bộc lộ chủ đề gì của tác phẩm)
+ Hỏi chi tiết đặc sắc và ý nghĩa chi tiết đó (chiếc lược ngà, vết thẹo, cái bóng, ông
Hai nói chuyện với con….) Các chi tiết ấy đều thường mang ý nghĩa: thắt nút…mở nút
câu chuyện, làm cho cốt truyện phát triển…thể hiện tâm lí….phẩm chất gì của nhân vật
vật, góp phẩn thể hiện chủ đề gì của tác phẩm.
+ Phép tu từ trong câu văn, tác dụng (làm nổi bật nội dung ngữ liệu, thể hiện thái độ
gì của tác giả).
+ Chỉ ra các yếu tố tiếng Việt trong ngữ liệu (phép nối, thế, lặp, …các thành phần
biệt lập, hàm ý và nội dung hàm ý, sự phát triển từ vựng: phát triển về số lượng –
mượn từ nước ngoài và ghép từ có sẵn; phát triển về nghĩa – phương thức ẩn dụ, hoán
dụ; từ loại – danh từ, động từ….và loại từ xét theo cấu tạo – từ đơn, từ phức.. )
b. Thơ:
+ Hình ảnh thơ, ý nghĩa (ý nghĩa tả thực trong bài => ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng; qua
hình ảnh đó, tác giả thể hiện thái độ tình cảm gì).
+ Biện pháp tu từ (giống như truyện).
+ Ngôn ngữ thơ ( mang tính khấu ngữ, hàm sức cô đọng, tâm tình như lời kể chuyện,
cách nói cụ thể, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi, trang trọng thiêng
liêng, ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình).
+ Kết cấu bài thơ (đầu cuối tương ứng, điệp cấu trúc câu, hình ảnh thơ lặp lại nhưng
mang ý mới phát triển nâng cao; lấy cái “không có” về vật chất làm nổi bật cái “có” về
tinh thần….).
+ Giải nghĩa từ ngữ đặc sắc, thành ngữ: “ngỡ”, “đồng chí”….(luôn đặt trong ngữ
cảnh để giải nghĩa).
Câu 3: Viết đoạn nghị luận văn học.
+ Dạng 1: làm sáng tỏ nhận định, kiểu bài văn chứng minh ( cách làm: mở đoạn
nêu nhận định, thân đoạn giải thích nhận định nếu cần, sau đó lấy dẫn chứng trong tác
phẩm làm sáng tỏ từng khía cạnh của nhận định, chú ý không lạc sang phân tích thơ
truyện).
+ Dạng 2: cảm nhận, phân tích nhân vật truyện, đoạn thơ ( chú ý nhớ dành 1 đến 2
câu nêu nhận xét nghệ thuật).
+ Dạng hỏi hình tượng thơ (con người lao động, hình ảnh người bà, vẻ đẹp người
đồng mình….)( cách làm: đọc cả bài thơ, đoạn thơ để khái quát thành từng vẻ đẹp hình
tượng thơ: vẻ ngoại hình, tư thế hiên ngang, ung dung làm chủ, phẩm chất như đức hi
sinh, lòng dũng cảm, ý chí….tình cảm …, sau đó mỗi vẻ đẹp ấy lấy một vài dẫn chứng
làm sáng tỏ, hết vẻ đẹp này đến vẻ đẹp khác )
Chú ý: đúng kiểu đoạn, đánh số câu, gạch chân và chú thích yếu tố tiếng Việt, chỉ
dụng gạch liền, nếu từ gach chân khó nhìn nên gạch nhiều nét.
Câu 4: câu hỏi liên hệ chú ý giới hạn kiến thức.
II/ Phần II:
Câu hỏi 1: phương thức biểu đạt :tự sự, nghị luận, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm.
( chú ý không nhầm lẫn giữa yếu tố nghị luận trong tự sự với ptbđ chính nghị luận:
ptbđ nghị luận thường có luận điểm ở đầu, cuối văn bản, câu chuyện chỉ dùng làm dẫn
chwungs sáng tỏ luận điểm; còn ptbđ tự sự có yếu tố nghị luận thì yếu tố nghị luận
thường chỉ nêu 1, 2 câu cuối văn bản).
Câu 2: Theo tác giả….(đọc 2,3 câu trong ngữ liệu ở trước hoặc sau câu dẫn được hỏi là
có đáp án). Theo em, tại sao tác giả viết……(đọc ngữ liệu, tìm đáp án ở ý tác giả+ suy
luận cá nhân).
Câu 3: Hỏi yếu tố tiếng Việt đã học trong ngữ liệu.
Câu 4: Em hiểu thế nào về …..(trả lời bằng cách đọc kĩ ngữ liệu, đặt ý hỏi trong ngữ
liệu để trả lời).
Câu nghị luận xã hội: suy nghĩ về ý kiến “….” , dạng nghị luận tư tưởng đạo lí
( đọc kĩ sổ tay nghị luận đã gửi, học 1, 2 công thức mở đoạn và kết đoạn, học vài dẫn
chứng tiêu biểu. Nếu không thuộc dẫn chứng nào thì bịa tên tờ báo nước ngoài, tên
nhân vật nước ngoài…..kể tóm tắt dẫn chứng…để làm sáng tỏ. Kết đoạn, nếu không
thuộc câu danh ngôn nào, có thể bịa một câu triết lí và khẳng định ý kiến vừa nghị
luận)
Một số thắc mắc:
1. Tiếng Việt:
- Câu có từ “khiến cho” bào giờ cũng là câu mở rộng thành phần.
- Câu hỏi tu từ bộc lộ cảm xúc: “Chẳng phải……đó sao?”.
- Câu hỏi tu từ để khẳng định: “Phải chăng + câu cảm nhận+ ?”
2. Công thức viết đoạn văn nghị luận văn học:
+ gạch chân từ khóa, xác định ysu cầu đề bài, giới hạn kiến thức
+ Viết câu chủ đề.
+ Nháp các ý triển khai:
Với thơ: Nội dung nghị luận được thể hiện ở những ý nhỏ nào. Mỗi ý nhỏ đó thể
hiện ở câu thơ nào? Mối ýCâu thơ ấy, hình ảnh thơ ấy sử dụng nghệ thuật gì? Tác
dụng? Qua đó, nhà thơ muốn nói điều gì, thể hiện tình cảm gì? Em nhận xét gì về
tài năng và tấm lòng tác giả?.
Với truyện: Nhân vật ấy là ai, làm gì, ở đâu xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
Nhân vật có số phận hoặc phẩm chất gì? Mỗi phẩm chất ấy thể hiện trong dẫn
chứng nào? Vì sao nhân vật có hành động, lời nói, suy nghĩ như vậy? Qua nhân vật
ấy , tác giả muốn ca ngợi hay phê phán tầng lớp giai cấp, thế hệ nào? Nhân vật ấy
góp phần quan trọng thể hiện chủ đề nào của tác phẩm? Về nghệ thuật, tác phẩm đã
sử dụng thành công nghệ thuật nào ( nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, lựa
chọn ngôi kể thứ mấy, xây dựng nhân vật bằng cách nào, tả tâm lí nhân vật có tinh
tế không, tả bằng cách nào, ngôn ngữ kể chuyện có gì đáng chú ý).
+ Viết câu có yếu tố Tiếng Việt
+ Viết vào giấy thi, chú ý viết hoa lùi đầu dòng, đánh số cuối mỗi câu, không viết
thò thụt các dòng…, chia số câu hợp lí cho từng ý

You might also like