BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả
- Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ông là
nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông là nhà thơ chiến sĩ
tham gia quân đội hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Ông viết nhiều về
người lính lái xe và cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn thời kì kháng
chiến chống Mĩ. Thơ ông sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch và sâu sắc.
2. Văn bản
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mĩ ở giai đoạn ác
liệt nhất.
- Xuất xứ: trích trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa.”
- Thể thơ: tự do.
- Chủ đề: Phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn,
tình cảm, ý chí của người lính lái xe lạc quan yêu đời, thắm tình đồng đội, sẵn
sàng chiến đấu, hi sinh vì miền Nam, vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Về cấu tạo: nhan đề dài, tưởng chừng như thừa hai chữ“bài thơ” nhưng đó
là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đặt nhan đề như vậy, tác giả muốn gây sự chú
ý ở người đọc về sự mới lạ, độc đáo về cả hình thức lẫn nội dung.
+ Về nội dung: Nhan đề nêu lên hình ảnh trung tâm của toàn bài là tiểu đội xe
không kính – hình ảnh phổ biến trên đường Trường Sơn thời chống Mĩ nhưng
hiếm trong thơ ca kháng chiến. Nhan đề thể hiện cảm hứng lãng mạn cách mạng
của thơ ca kháng chiến đồng thời định hướng cho người đọc cách khai thác hiện
thực của của tác giả: không chỉ khai thác sự thực khốc liệt của chiến tranh mà
ông còn khai thác chất thơ, chất lãng mạn bay bổng toát lên từ hình ảnh đó. Chất
thơ đó chính là tâm hồn lạc quan, trẻ trung, yêu đời, tình đồng đội thắm thiết, ý
chí sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì miền Nam của người lính lái xe Trường Sơn.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh tiểu đội xe không kính
* Hai câu đầu khổ 1: lí giải nguyên nhân xe không có kính:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
- Tác giả sử dụng điệp từ “không có”, “không phải”, “bom” kết hợp với
động từ mạnh “giật”, “rung” để khẳng định xe không kính không phải do thiết
kế ban đầu mà do bom đạn tàn phá. Đặc biệt, điệp từ ấy và từ “giật”, “rung”
còn nhấn mạnh hiện thực khốc liệt đầy mưa bom bão đạn trên tuyến đường
Trường Sơn. Câu thơ có giọng điệu ngang tàng như lời phân bua, giải thích , thể
hiện thái độ coi thường hiểm nguy gian khó của người lính lái xe thời chống Mĩ.
* Hai câu thơ đầu khổ 5: lí giải vì sao có cả một tiểu đội xe không kính:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội”
- Hình ảnh “Những chiếc xe từ trong bom rơi” đã gợi tả những đoạn đường
Trường Sơn bão lửa, bom Mĩ như mưa, có những chiếc xe người lính vĩnh viễn
nằm lại nơi chiến trường, và cũng có những chiếc xe thoát khỏi làn mưa bom
bão đạn ấy họp thành “tiểu đội xe không kính”. Hình ảnh thơ đậm chất hiện
thực, là phông nền thể hiện tình cảm thiêng liêng của những ngừời lính lái xe là
tình cảm của những người cùng vào sinh ra tử, sống chết có nhau.
* Ba câu thơ đầu khổ cuối: giọng điệu nhanh dồn dập miêu tả chi tiết hình
ảnh những chiếc xe đang băng băng vượt qua mưa bom bão đạn để Nam tiến:
“Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”
- Điệp từ “không” kết hợp phép liệt kê đã nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến
trường, bom đạn làm cho xe biến dạng, méo mó : không kính, không đèn không
mui…..Phương tiện vật chất thiếu an toàn, nguy hiểm cho người lính lái xe
- Câu thơ thứ ba của khổ cuối đã đem đến chi người đọc một bất ngờ: sự thiếu
thốn về phương tiện, động cơ, vật chất cũng không ngăn cản được đoàn xe ra trận
bởi “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Sức mạnh của đoàn xe không chỉ
nằm ở phương tiện mà nằm ở ý chí tinh thần, lòng yêu nước của người lính lái xe.
Những chiếc xe không kính trở thành phông nền làm nổi bật lòng dũng cảm yêu
nước của tuổi trẻ Trường Sơn.
2. Tư thế hiên ngang, đường hoàng, tâm hồn lạc quan, yêu nước của người
lính lái xe
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
- Đảo ngữ kết hợp nhịp thơ 2/2/2 đã nhấn mạnh một tư thế bình thản ung dung,
đường hoàng của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn bão lửa. Dường
như “bom giật bom rung” không có ý nghĩa gì với họ, không thể ngăn cản đoàn
xe, họ vẫn “nhìn thẳng” về phía trước. Đại từ “ta” thể hiện vẻ đẹp kiêu hãnh, tư
thế hiên ngang của con người coi thường bom đạn. Xe không kính không ngăn
cảm được tầm nhìn của người lính lái xe, họ vẫn có cái nhìn nghề nghiệp ở tầng
thấp, tầm cao và tầm xa. Điệp từ “nhìn” theo phép liệt kê nhấn mạnh tư thế bình
thản, hiên ngang của người lính lái xe dũng cảm.
- Xe không kính tuy không ngăn cản được tầm nhìn của họ nhưng rõ ràng đem
lại nhiều khó khăn cho họ:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”.
- Tác giả sử dụng phép nhân hoá kết hợp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “gió xoa
mắt đắng” để tả thực những khó khăn thử thách mà người lính lái xe phải đối
mặt: chạy nhanh, gió lớn làm cho mắt nhức buốt, cay xè, thấy con đường chạy
thẳng vào buồng lái, những vật lạ có thể bay vào buồng lái.
- Gian khổ là thế nhưng người lính vẫn có cái nhìn lạc rất lãng mạn, bay bổng:
mắt cay vì gió mà người lính lại thấy gió dịu dàng xoa mắt, vật lạ có thể bay vào
buồng lái rất nguy hiểm vậy mà người lính lại biến cái thiếu thốn ấy thành điều
kiện thuận lợi để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên. Xe chạy nhanh, người lính có cảm
giác như đang bay vào vũ trụ hay thiên nhiên đất trời thu vào buồng lái.
- Điệp từ “nhìn”, “thấy” kết hợp với đảo ngữ và so sánh đã tả thực cảm giác của
người lính lái xe không kính, đồng thời, những biện pháp tu từ ấy còn thể hiện
một tâm hồn thơ phơi phới lạc quan, yêu đời, trẻ trung tinh nghịch của những
chiến sĩ. Chính tâm hồn lạc quan ấy đã khiến cho họ cảm thấy con đường ra trận
nở hoa, đầy ắp niềm vui và tiếng cười, đó là cảm hứng ãng mạn cách mạng của
thơ ca kháng chiến.
3. Thái độ bất chấp, coi thường gian khổ, tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, tinh
nghịch của ngừoi lính lái xe
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo


Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”
- Ba động từ mạnh “phun”, “tuôn” và “xối” kết hợp phép so sánh và điệp cấu
trúc câu đã nhấn mạnh gian khổ thử thách hiểm nguy của người lính khi phải lái
xe không kính. Đường Trường Sơn bụi mù trời, bụi đến mức tóc đen phủ bụi
trắng như người già; mùa mưa thì trắng trời trắng đất, ngồi trong ca-bin mưa tuôn
mư xối rát mặt, ướt sũng, còn đường thì lồi lõm hố bom, một bên núi cao một bên
vực sâu, máy bay Mĩ gầm rú trên đầu. Cách nói khẩu ngữ giản dị “ừ thì”, “chưa
cần” kết hợp với điệp cấu trúc câu đã thể hiện rõ nét thái độ coi thường gian khổ,
sẵn sàng chấp nhận và vượt qua nó một cách bình thản, đó là thái độ của những
con người quả cảm, yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc
- Hình ảnh thơ đậm chất hiện thực đã góp phần thể hiện tâm hồn sôi nổi, trẻ
trung, lạc quan của người lính lái xe Trường Sơn. Gian khổ là thế mà họ chẳng
quan tâm, vẫn “Phì phèo châm điếu thuốc” tận hưởng sảng khoái phút nghỉ ngơi,
vượt qua gian khó. Họ còn thích thú trêu đùa nhau khi phát hiện ra hình ảnh mới
lạ của đồng đội lấm lem, nhem nhuốc: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
4. Tình đồng đội thắm thiết như anh em một nhà của những người lính lái xe
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời


Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
- Tình đồng đội của họ thiêng liêng sâu nặng bởi đó là tình cảm của những
người vào sinh ra tử, sống chết có nhau, thương nhau hơn cả ruột thịt. Tình cảm
của họ là tình cảm của những người chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu vì miền
Nam phía trước, chẳng cần biết tên hay mặt nhau, chỉ gặp nhau trên con đường
Nam tiến mà họ đã coi nhau là bạn bè thân thiết “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi
tới”.
- Tình đồng đội của họ thể hiện đẹp nhất qua cái bắt tay đậm chất lính: “Bắt tay
nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Họ biến cái thiếu thốn về phương tiện thành điều kiện
thuận lợi để bày tỏ tình đồng chí. Đó là cái bắt tay hẹn ngày chiến thắng trở về
gặp lại, cái bắt tay phơi phới niềm vui lạc quan của tuổi trẻ.
- Tình đồng chí thiêng liêng còn thể hiện qua cách định nghĩa về gia đình giản dị
mà sâu sắc: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời/ Chung bát đũa nghĩa là gia đình
đấy”. Thật đáng quý biết bao khi họ không cùng đơn vị, chỉ gặp nhau giữa chiến
trường, ăn chung với nhau một bữa cơm dã chiến thiếu thốn ấy vậy mà họ thương
nhau như anh em một nhà, tình đồng đội thắm thiết như ruột thịt.
5. Tinh thần lạc quan, ý chí sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì miền Nam phía
trước:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,


Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
- Từ láy “chông chênh” gợi tả hình ảnh cánh võng mắc vội vàng không chắc
chắn trên ca-bin hay bên gốc cây ngang đường xe chạy cho thấy giấc ngủ của
người lính chập chờn, không sâu, nó còn gợi ra bao gian khổ, vất vả mà người
lính phải trải qua. Nhưng điều quan trọng nhất là trong khó khăn, người lính ấy
vẫn lạc quan, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì miền Nam: “Lại đi, lại đi trời xanh
thêm”. Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” chỉ màu xanh của bầu trời hoà bình,
màu xanh hi vọng vào niềm tin ngày mai chiến thắng, thống nhất đất nước. Ẩn dụ
ấy kết hợp với điệp từ “lại đi” và nhịp thơ 2/2/3 có ý nghĩa nhấn mạnh ý chí
quyết chiến quyết thắng của những người lính đang phơi phới một tinh thần lạc
quan, một niềm tin thắng trận. Nhịp thơ nhanh, dồn dập đã gợi ra hình ảnh đoàn
xe giữa chiến trường bão lửa vẫn băng băng ra trận với một sức mạnh không gì
ngăn cản nổi.
- Khổ thơ cuối, tác giả sử dụng kết cấu đối lập để làm nổi bật vẻ đẹp của người
lính lái xe: tất cả những cái “không có” về phương tiện, vật chất đã làm nổi bật
cái “có” duy nhất – “có một trái tim”. Kết cấu ấy đã đem đến cho người đọc một
bất ngờ thú vị: thì ra, điều kiện cần và đủ không chỉ nằm ở phương tiện động cơ
mà nằm ở ý chí, tinh thần, “trái tim” người lính lái xe.
- Hình ảnh “trái tim” toả sáng cả bài thơ, nâng vẻ đẹp người lính lên một tầm
cao mới vừa lãng mạn vừa hiện thực. “Trái tim” vừa là hoán dụ chỉ người lái xe,
vừa là ẩn dụ chỉ trái tim yêu nước gan góc, kiên cường, sôi sục bầu nhiệt huyết
của tuổi trẻ, trái tim thắm tình đồng đội, trái tim ngùn ngụt ý chí sẵn sàng hi sinh
vì miền Nam phía trước. Hình ảnh “trái tim” cầm lái đã tạo nên vẻ đẹp lãng mạn
bay bổng toát lên từ hiện thực tiểu đội xe không kính. Đó cũng là hình ảnh thơ
đẹp nhất thể hiện cảm hứng lãng mạn cách mạng của thơ ca kháng chiến chống
Mĩ.

You might also like