Hình học phẳng

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

HÌNH HỌC

PHƯƠNG TÍCH VÀ CÁC MÔ HÌNH


I) Phương tích:
Bài toán mở đầu. Cho một điểm 𝑀 bất kì và đường tròn (𝑂) có bán
kính 𝑅 > 0. Một đường thằng 𝑑 thay đổi qua 𝑀 cắt (𝑂) tại hai điểm
phân biệt là 𝐴, 𝐵. Chứng minh rằng 𝑀𝐴. 𝑀𝐵 không đổi khi 𝑑 thay đổi.
Chứng minh.
 Trường hợp điểm 𝑀 nằm trên đường tròn (𝑂) thì 𝐴 hoặc 𝐵 sẽ
trùng với 𝑀 nên 𝑀𝐴 = 0 hoặc 𝑀𝐵 = 0 nên 𝑀𝐴. 𝑀𝐵 = 0 (không
đổi khi 𝑑 thay đổi).
 Ta chứng minh trường hợp 𝑀 nằm ngoài hình tròn tâm 𝑂, bán
kính 𝑅 (trường hợp nằm trong chứng minh tương tự):

Qua 𝑀, kẻ một đường thẳng cố định và cắt (𝑂) lần lượt tại hai
điểm 𝐴′ , 𝐵′ phân biệt (như trên hình vẽ). Khi đó, bốn điểm
𝐴, 𝐴′ , 𝐵, 𝐵′ cùng nằm trên đường tròn (𝑂) nên tứ giác 𝐴𝐵𝐵′𝐴′
̂′ = 𝑀𝐵′𝐴
nội tiếp, suy ra 𝑀𝐵𝐴 ̂ , mà hai tam giác 𝑀𝐴′𝐵 và 𝑀𝐴𝐵′
có chung góc 𝑀 nên chúng đồng dạng. Do đó:
𝑀𝐴 𝑀𝐵′
=
𝑀𝐴′ 𝑀𝐵
⇒ 𝑀𝐴. 𝑀𝐵 = 𝑀𝐴′ . 𝑀𝐵′
Mà do 𝐴′ , 𝐵′ , 𝑀 là các điểm cố định nên 𝑀𝐴′ . 𝑀𝐵′ là hằng số cố
định. Do đó 𝑀𝐴. 𝑀𝐵 không đổi khi 𝑑 thay đổi.

Như vậy, với mỗi điểm 𝑀 cố đinh thì ta có tích 𝑀𝐴. 𝑀𝐵 không đổi. Ta
“tạm thời” gọi tích này là phương tích của điểm 𝑀 đối với đường tròn
(𝑂). Ký hiệu là 𝑃𝑀|(𝑂) .
Chứng minh các tính chất sau:
1) Cho đường tròn (𝑂) và một điểm 𝐴 nằm ngoài đường tròn (𝑂). Kẻ
một tiếp tuyến 𝐴𝐾 đến (𝑂) với 𝐾 là tiếp điểm. Chứng minh rằng
𝐴𝐾 2 = 𝑃𝐴|(𝑂) .
2) Cho đường tròn (𝑂) có bán kình 𝑅 và một điểm 𝐵. Chứng minh
rằng 𝑃𝐵|(𝑂) = |𝑂𝐵2 − 𝑅2 |
3) Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 có hai đường chéo cắt nhau ở 𝐸 và 𝐴𝐵 cắt 𝐶𝐷 ở
𝐹.
a) Chứng minh rằng 𝐸𝐴. 𝐸𝐶 = 𝐸𝐵. 𝐸𝐷 thì 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp và ngược
lại.
b) Chứng minh rằng 𝐹𝐴. 𝐹𝐵 = 𝐹𝐶. 𝐹𝐷 thì 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp và ngược
lại.
4) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 (𝐴𝐵 < 𝐴𝐶). Một điểm 𝐷 trên tia đối tia 𝐵𝐶.
a) Chứng minh rằng 𝐷𝐴2 = 𝐷𝐵. 𝐷𝐶 thì 𝐴𝐷 là tiếp tuyến của
đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 và ngược lại.
b) Giả sử 𝐷𝐴2 = 𝐷𝐵. 𝐷𝐶, chứng minh rằng:
𝐷𝐵 𝐴𝐵2
=
𝐷𝐶 𝐴𝐶 2
5) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 cân nội tiếp (𝑂). Một đường thẳng bất kì qua 𝐴
cắt (𝑂) tại 𝐷 khác 𝐴 và cắt 𝐵𝐶 ở 𝐸. Chứng minh 𝐴𝐷. 𝐴𝐸 = 𝐴𝐵2 =
𝐴𝐶 2 .
6) Cho hai đường tròn (𝑂) và (𝑂′ ) cắt nhau ở hai điểm 𝐴, 𝐵 phân biệt.
Điểm 𝑀 thuộc (𝑂) và điểm 𝑁 thuộc (𝑂′ ) sao cho 𝑀𝑁 là tiếp tuyến
chung của (𝑂) và (𝑂′ ). Chứng minh 𝐴𝐵 đi qua trung điểm 𝑀𝑁.
7) Cho hai đường tròn (𝑂1 ), (𝑂2 ) cắt nhau ở hai điểm phân biệt là
𝐴, 𝐵. Một điểm 𝑀 bất kì thuộc 𝐴𝐵. Một đường thẳng qua 𝑀 cắt
(𝑂1 ) tại hai điểm 𝑋, 𝑌 phân biệt và một đường thẳng khác qua 𝑀
cắt (𝑂2 ) tại hai điểm 𝑍, 𝑇 phân biệt. Chứng minh 𝑋, 𝑌, 𝑍, 𝑇 cùng
nằm trên một đường tròn.
8) Cho ba đường tròn (𝑂1 ), (𝑂2 ), (𝑂3 ). (𝑂1 ) cắt (𝑂2 ) tại hai điểm phân

biệt là 𝑂12 và 𝑂12 ′. Tương tự, xác định các điểm 𝑂23 , 𝑂23 , 𝑂31 , 𝑂31 ′.

Chứng minh rằng các đường thẳng 𝑂12 𝑂12 , 𝑂23 𝑂23 ′ và 𝑂31 𝑂31 ′
đồng quy.
Một số bài toán:
1) Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp và 𝐸 là điểm chính giữa cung 𝐵𝐶 không
chứa 𝐴, 𝐷 của đường tròn ngoại tiếp tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷. 𝐸𝐴, 𝐸𝐷 lần lượt
cắt 𝐵𝐶 ở 𝑀, 𝑁. Chứng minh 𝑀, 𝑁, 𝐴, 𝐷 cùng thuộc một đường tròn.
2) Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp có hai đường chéo cắt nhau ở 𝐸. Lấy
điểm 𝐹 bất kỳ không trùng với các điểm đã cho. Đường tròn ngoại
tiếp hai tam giác 𝐵𝐷𝐹 và 𝐴𝐶𝐹 cắt nhau tại điểm 𝐺 khác 𝐹. Chứng
minh 𝐸, 𝐹, 𝐺 thẳng hàng.
3) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có trực tâm 𝐻 và 𝑀, 𝑁, 𝑃 lần lượt là trung điểm
ba cạnh 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵. Chứng minh rằng:
4𝐻𝑀2 − 𝐵𝐶 2 = 4𝐻𝑁 2 − 𝐶𝐴2 = 4𝐻𝑃 2 − 𝐴𝐵2
4) Cho hai điểm 𝐵, 𝐶 phân biệt nằm trên đường tròn (𝑂). 𝐴 là điểm
nằm ngoài (𝑂) sao cho 𝐴𝐵, 𝐴𝐶 là tiếp tuyến của (𝑂). Gọi 𝑀 là trung
điểm 𝐴𝐵 và 𝐶𝑀 cắt lại (𝑂) ở 𝑁. Tính tỉ số giữa 𝐶𝑁. 𝐶𝑀 và 𝐶𝐵2 .
5) Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp đường tròn đường kính 𝐴𝐷 có hai
đường chéo giao nhau ở 𝐸. Kẻ 𝐸𝐹 vuông góc với 𝐴𝐷 ở 𝐹. Gọi 𝐺 là
trung điểm 𝐴𝐸. 𝐹𝐺 cắt 𝐵𝐶 ở 𝑃. 𝑃𝐴 cắt lại đường tròn đường kính
𝐴𝐷 ở 𝑄. Gọi 𝑁 là trung điểm 𝐴𝐷. Chứng minh 𝐴𝑄𝐹 ̂ = 𝐶𝑁𝐷 ̂.
6) Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp có hai đường chéo cắt nhau ở 𝐸 và 𝐴𝐷
cắt 𝐵𝐶 ở 𝐹. Dựng hình bình hành 𝐴𝐸𝐵𝐺. 𝐹𝐺 cắt 𝐸𝐴, 𝐸𝐷 theo thứ tự
ở 𝑋, 𝑌. Chứng minh 𝐹𝐸 2 = 𝐹𝑋. 𝐹𝑌.
7) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có đường cao 𝐴𝐻, trung tuyến 𝐴𝑀 với 𝑀, 𝐻
thuộc 𝐵𝐶.Kẻ 𝑀𝐾 vuông góc với 𝐴𝐶 tại 𝐾. Chứng minh đường tròn
ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐾 đi qua trung điểm đoạn 𝐶𝐻.
8) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝐷 là một điểm bất kỳ trên đường thẳng 𝐵𝐶
sao cho 𝐴𝐷 không vuông góc với 𝐵𝐶, gọi 𝑑 là đường thẳng qua 𝐴
vuông góc với 𝐴𝐷. Đường thẳng qua 𝐵 song song với 𝐴𝐶 cắt 𝑑 ở 𝐸
và đường thẳng qua 𝐶 song song với 𝐴𝐵 cắt 𝑑 ở 𝐹. Chứng minh
đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐷𝐸𝐹 đi qua chân đường cao kẻ từ
đỉnh 𝐴 của tam giác 𝐴𝐵𝐶.
9) Cho điểm 𝑃 nằm ngoại đường tròn (𝑂) và kẻ hai tiếp tuyến 𝑃𝐴, 𝑃𝐵
phân biệt đến (𝑂) với 𝐴, 𝐵 là hai tiếp điểm. 𝑂𝑃 cắt 𝐴𝐵 tại 𝐻 và 𝐼 là
trung điểm 𝑃𝐻. 𝐴𝐼 cắt lại (𝑂) ở 𝐶. Chứng minh 𝐶𝑃 vuông góc với
𝐶𝐵.
10) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶. Một đường tròn bất kì đi qua 𝐵, 𝐶 cắt
𝐴𝐶, 𝐴𝐵 lần lượt ở 𝐸, 𝐹 không trùng với 𝐵, 𝐶. 𝑃 là điểm nằm trong
tam giác 𝐴𝐵𝐶. Kẻ hai tiếp tuyến 𝐴𝐵1 , 𝐴𝐵2 phân biệt đến đường
tròn ngoại tiếp tam giác 𝑃𝐵𝐹 sao cho 𝐵1 , 𝐵2 là các tiếp điểm.
Tương tự xác định 𝐶1 , 𝐶2 . Chứng minh 𝐵1 , 𝐵2 , 𝐶1 , 𝐶2 cùng nằm trên
một đường tròn.
11) Cho đường tròn (𝑂) có dây cung 𝐴𝐵 khác đường kính. Tiếp
tuyến tại 𝐴, 𝐵 của (𝑂) cắt nhau ở 𝐶. Gọi 𝑀 là giao điểm của 𝑂𝐶 và
𝐴𝐵. Vẽ dây cung 𝐻𝐾 của (𝑂) đi qua 𝑀 và không trùng với 𝐴𝐵.
Chứng minh 𝐶𝑂 là phân giác góc 𝐻𝐶𝐾.
II) Mô hình trực tâm:
Các bài toán quen thuộc trong mô hình trực tâm: Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶
có các đường cao 𝐴𝐷, 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 đồng quy tại trực tâm 𝐻 (𝐷, 𝐸, 𝐹 lần
lượt thuộc ba cạnh tam giác 𝐴𝐵𝐶). Chứng minh:
a) 𝐻 là tâm đường tròn nội tiếp tam giác 𝐷𝐸𝐹.
b) 𝐴𝐸. 𝐴𝐶 = 𝐴𝐹. 𝐴𝐵 và 𝐷𝐻. 𝐷𝐴 = 𝐷𝐵. 𝐷𝐶.
c) Chứng minh rằng điểm đối xứng với 𝐻 qua ba cạnh của tam giác
𝐴𝐵𝐶 cũng nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶.
d) Kẻ đường kính 𝐴𝐾 của đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶.
Chứng minh 𝐻𝐾 chia đôi đoạn 𝐵𝐶.
e) Gọi 𝐺, 𝑂 lần lượt là trọng tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp tam
giác 𝐴𝐵𝐶. Chứng minh rằng 𝐻, 𝐺, 𝑂 thẳng hàng (đường thẳng
𝐸𝑢𝑙𝑒𝑟).
f) Chứng minh rằng 𝐷, 𝐸, 𝐹 và trung điểm các đoạn thẳng
𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵, 𝐻𝐴, 𝐻𝐵, 𝐻𝐶 cùng nằm trên một đường tròn (đường
tròn 𝐸𝑢𝑙𝑒𝑟) và tâm đường tròn này nằm trên đường thẳng 𝐸𝑢𝑙𝑒𝑟.
g) Gọi 𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶, 𝐸𝐹 cắt 𝐵𝐶 tại 𝑁 và 𝑁𝐻. Chứng minh hai
tam giác 𝐴𝑀𝑁 và 𝐴𝐵𝐶 có cùng trực tâm 𝐻.
h) 𝐸𝐹 cắt 𝐴𝐷 ở 𝑃 và 𝑄 là trung điểm 𝐴𝐻. Chứng minh 𝑃 là trực tâm
tam giác 𝑄𝐵𝐶.
i) 𝐴𝐷 cắt lại đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 ở 𝐾. 𝐾𝐸, 𝐾𝐹 lần
lượt cắt lại đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 ở 𝑋, 𝑌. Chứng
minh 𝐵𝑋, 𝐶𝑌, 𝐸𝐹 đồng quy.
Một số tính chất trong mô hình trực tâm: Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp
(𝑂) có ba đường cao 𝐴𝐷, 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 đồng quy tại 𝐻 (𝐷, 𝐸, 𝐹 lần lượt
thuộc ba cạnh tam giác 𝐴𝐵𝐶). Chứng minh:
a) 𝐾 là một điểm nằm trên tia 𝐴𝐷. Nếu 𝐷𝐾. 𝐷𝐴 = 𝐷𝐵. 𝐷𝐶 thì 𝐾 là trực
tâm tam giác 𝐴𝐵𝐶.
b) 𝑂𝐴 vuông góc với 𝐸𝐹 và 𝑂𝐴𝐶 ̂ = 𝐻𝐴𝐵 ̂.
c) Nếu góc 𝐵𝐴𝐶 nhọn thì 𝐴𝐻 = 𝐵𝐶𝑐𝑜𝑡𝐴.
d) Gọi 𝑂𝑎 , 𝑂𝑏 , 𝑂𝑐 lần lượt là các điểm đối xứng của 𝑂 qua 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵.
Chứng minh rằng 𝑂𝑎 là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐵𝐻𝐶
và tam giác 𝑂𝑎 𝑂𝑏 𝑂𝑐 bằng tam giác 𝐴𝐵𝐶.

Tam giác đồng dạng và cụm đồng dạng:


Ví dụ. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 và hai điểm 𝐷, 𝐸 lần lượt nằm trên hai cạnh
𝐴𝐵, 𝐴𝐶 sao cho 𝐷𝐸 song song với 𝐵𝐶. 𝐵𝐸 cắt 𝐶𝐷 ở 𝑃, gọi 𝐴′ là điểm
đối xứng với 𝐴 qua 𝐵𝐶. 𝐴′𝑃 cắt 𝐵𝐶 ở 𝐿. Chứng minh 𝐿𝐷 = 𝐿𝐸.
Giải.
Nhận thấy theo bổ đề hình thang thì 𝐴𝑃 đi qua trung điểm 𝐷𝐸 và 𝐵𝐶
nên gọi hai điểm này lần lượt là 𝐹, 𝐺 thì ta có 𝐴, 𝑃, 𝐹, 𝐺 thẳng hàng.
Khi đó, yêu cầu bài toán tương đương chứng minh 𝐿𝐹 song song với
𝐴′𝐴. Gọi 𝐾 là điểm đối xứng với 𝐴 qua 𝐺. Khi đó dễ chứng minh
𝐵𝐶𝐾𝐴′ là hình thang cân nên:
𝑃𝐺 𝑃𝐿
=
𝑃𝐾 𝑃𝐴′
Đồng thời, để ý cụm 𝐴𝐷𝑃𝐸 đồng dạng với cụm 𝐾𝐶𝑃𝐵 nên ta có:
𝑃𝐹 𝑃𝐺
=
𝑃𝐴 𝑃𝐾
Do đó ta có:
𝑃𝐹 𝑃𝐿
=
𝑃𝐴 𝑃𝐴′
Suy ra 𝐿𝐹 song song với 𝐴′𝐴.

Trong mô hình trực tâm cũng xuất hiện nhiều cụm đồng dạng:
Ví dụ với tam giác 𝐴𝐵𝐶 có ba chân đường cao 𝐷, 𝐸, 𝐹 lần lượt hạ từ
𝐴, 𝐵, 𝐶 và trực tâm 𝐻, tâm ngoại tiếp là 𝑂. 𝑀, 𝑁 lần lượt là trung điểm
𝐸𝐹, 𝐵𝐶 và đường kính 𝐴′𝐴 của (𝑂). Từ hai tam giác 𝐴𝐸𝐹 và 𝐴𝐵𝐶 đồng
dạng, suy ra các cụm đồng dạng 𝐴𝐸𝐻𝐹~𝐴𝐵𝐴′ 𝐶, 𝐴𝐸𝐹𝑁~𝐴𝐶𝐵𝑀, …
Áp dụng: Chứng minh rằng với 𝑆𝐴𝐵𝐶 là diện tích tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝑅 là
bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 thì:
𝐴𝐵. 𝐵𝐶. 𝐶𝐴
𝑆𝐴𝐵𝐶 =
4𝑅
Một số bài toán:
1) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nhọn có các đường cao 𝐴𝐷, 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 cắt nhau tại
𝐻 (𝐷, 𝐸, 𝐹 lần lượt thuộc ba cạnh tam giác). Gọi 𝑂, 𝐼 lần lượt là
trung điểm các cạnh 𝐵𝐶 và 𝐴𝐻. 𝐾 là trung điểm 𝐸𝐹.
a) Chứng minh 𝑂𝐸, 𝑂𝐹 là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp
tam giác 𝐴𝐸𝐹.
b) Chứng minh 𝑂𝐼 vuông góc với 𝐸𝐹.
c) Chứng minh 𝐴𝐻2 = 4𝐼𝐾. 𝐼𝑂.
d) Chứng minh 𝑆𝐴𝐸𝐹 = 𝑆𝐴𝐵𝐶 . cos 2 𝐴.
e) Chứng minh 𝑆𝐷𝐸𝐹 = 𝑆𝐴𝐵𝐶 (1 − ∑ cos 2 𝐴)
f) Chứng minh 𝐴𝐻 = 𝑎𝑐𝑜𝑡𝐴, 𝐵𝐻 = 𝑏𝑐𝑜𝑡𝐵, 𝐶𝐻 = 𝑐𝑐𝑜𝑡𝐶 với 𝐵𝐶 =
𝑎, 𝐶𝐴 = 𝑏, 𝐴𝐵 = 𝑐.
g) Chứng minh:
𝐷𝐴
= tan 𝐵 . tan 𝐶
𝐷𝐻
h) Gọi 𝑀 là điểm trên đoạn 𝐴𝐷 sao cho góc 𝐵𝑀𝐶 là góc vuông.
Chứng minh 𝑆𝐵𝑀𝐶 = √𝑆𝐵𝐴𝐶 . 𝑆𝐵𝐻𝐶 .
2) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có hai đường cao 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 với 𝐸, 𝐹 lần lượt nằm
trên 𝐴𝐶, 𝐴𝐵. 𝑀, 𝑁 theo thứ tự nằm trên các đoạn 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 sao cho 𝑀
nằm trên đường tròn đường kính 𝐴𝐶 và 𝑁 nằm trên đường tròn
đường kính 𝐴𝐵. Chứng minh 𝐴𝑀 = 𝐴𝑁.
3) Cho hình bình hành 𝐴𝐵𝐶𝐷, trên 𝐴𝐵, 𝐴𝐷 lằn lượt lấy các điểm 𝐸, 𝐹
không trùng với 𝐴 sao cho 𝐷𝐴 = 𝐷𝐸 và 𝐵𝐴 = 𝐵𝐹. Chứng minh
đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐶𝐸𝐹 đi qua trực tâm tam giác ABD.
4) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶, đường cao 𝐴𝐷 (𝐷 thuộc 𝐵𝐶) và 𝑀, 𝑁 lần lượt là
các điểm đối xứng với điểm 𝐷 qua 𝐴𝐵, 𝐴𝐶. 𝑀𝑁 cắt 𝐴𝐶, 𝐴𝐵 theo thứ
tự tại 𝐸, 𝐹. Chứng minh 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 cắt nhau tại trực tâm tam giác 𝐴𝐵𝐶.
5) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐸, 𝐹 lần lượt là chân các đường cao hạ từ 𝐵
và 𝐶. Giả sử đường tròn ngoại tiếp hai tam giác 𝐴𝐸𝐹 và 𝐴𝐵𝐶 cắt
nhau ở điểm 𝐺 không trùng với 𝐴. Chứng minh rằng 𝐴𝐺, 𝐸𝐹, 𝐵𝐶
đồng quy.
6) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có hai đường cao 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 với 𝐸, 𝐹 lần lượt nằm
trên hai cạnh của tam giác. 𝐸𝐹 cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác
𝐴𝐵𝐶 tại hai điểm phân biệt là 𝑃, 𝑄. Chứng minh 𝐴𝑃 = 𝐴𝑄.
Mở rộng: Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 và trên hai cạnh 𝐴𝐶, 𝐴𝐵 lấy các điểm
𝐸, 𝐹 sao cho 𝐵, 𝐶, 𝐸, 𝐹 cùng nằm trên một đường tròn. 𝐸𝐹 cắt
đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 tại hai điểm 𝑃, 𝑄. Chứng minh
𝐴𝑃 = 𝐴𝑄.
7) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có đường cao 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 (𝐸, 𝐹 lần lượt nằm trên hai
cạnh của tam giác) cắt nhau tại 𝐻. Gọi 𝑀 là trung điểm 𝐸𝐹, dựng
hình bình hành 𝐴𝐸𝐼𝐻. Chứng minh 𝐵𝑀 vuông góc 𝐼𝐹.
8) Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp sao cho 𝐷𝐵 = 𝐷𝐶. Gọi 𝑀, 𝑁 là hình
chiếu của 𝐷 lên các đường cao 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 (𝐸, 𝐹 là chân các đường cao)
của tam giác 𝐴𝐵𝐶. Gọi 𝑃 là trung điểm 𝑀𝑁. Chứng minh 𝑃𝐵 = 𝑃𝐶.
9) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 (𝐵𝐴𝐶̂ = 60°) nội tiếp (𝑂) và có trực tâm 𝐻.
Chứng minh 𝐴𝑂 = 𝐴𝐻.
10) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có trực tâm 𝐻 và 𝑀, 𝑁, 𝑃 là trung điểm
𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵. Gọi 𝑋 là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝑀𝑁𝑃, 𝑌 là
tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐻𝐵𝐶. Chứng minh 𝐴, 𝑋, 𝑌
thẳng hàng.
11) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp (𝑂) có các đường cao 𝐵𝐸, 𝐶𝐹
(𝐸, 𝐹 là chân các đường cao) cắt nhau tại 𝐻. Các điểm 𝐾, 𝐿 lần lượt
nằm trên các đường thẳng 𝐶𝐹, 𝐵𝐸 sao cho 𝐵𝐾, 𝐶𝐿 cắt nhau trên
(𝑂). Chứng minh 𝐸𝐹 chia đôi đoạn 𝐾𝐿.
12) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐸, 𝐹 là chân đường cao hạ từ đỉnh 𝐵 và
𝐶 theo thứ tự. 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 cắt nhau tại 𝐻 và 𝐾 là trực tâm tam giác
𝐴𝐸𝐹. Gọi 𝑀, 𝑁 là trung điểm 𝐵𝐸, 𝐶𝐹. Chứng minh 𝑀𝑁 vuông góc
với 𝐻𝐾.
13) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có trung tuyến 𝐴𝑀 và hai đường cao
𝐵𝐸, 𝐶𝐹 cắt nhau tại 𝐻. Gọi 𝑑 là tiếp tuyến tại 𝐻 của đường tròn
ngoại tiếp tam giác 𝐻𝐶𝐵. Chứng minh đường thẳng qua 𝑀 và
vuông góc với 𝑑 thì đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
𝐴𝐸𝐹.
14) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐷, 𝐸, 𝐹 lần lượt là chân các đường cao
hạ từ 𝐴, 𝐵, 𝐶 và 𝐻 là trực tâm tam giác. 𝐴𝐻 cắt 𝐸𝐹 ở 𝑋. Gọi 𝐴′ là
điểm đối xứng với 𝐴 qua 𝐵𝐶 và 𝐼 là trung điểm 𝐴𝐻.
a) Chứng minh 𝑋𝐼. 𝑋𝐷 = 𝑋𝐻. 𝑋𝐴.
b) Chứng minh 𝐻𝑋. 𝐻𝐴′ = 𝐻𝐷. 𝐻𝐴.
c) 𝑌 là giao điểm của 𝐵𝐻 và 𝐷𝐹, 𝑍 là giao điểm của 𝐶𝐻 và 𝐷𝐸.
𝐵′ , 𝐶′ theo thứ tự là các điểm đối xứng với 𝐵, 𝐶 lần lượt qua
đường thẳng 𝐴𝐶, 𝐴𝐵. Chứng minh 𝐵′ , 𝐶 ′ , 𝑌, 𝑍 cùng nằm trên
một đường tròn.
d) Gọi 𝑈𝑉 là dây cung thay đổi của đường tròn ngoại tiếp tam giác
𝐴𝐵𝐶 sao cho 𝑈𝑉 xoay quanh 𝐻 và không trùng với 𝐴𝐷. Chứng
minh đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝑈𝑉 luôn đi qua một
điểm cố định.
15) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp (𝑂). Gọi 𝐻 là trực tâm của tam
giác 𝐴𝐵𝐶. Lấy điểm 𝐾 bất kỳ không trùng với 𝐻 trên đường tròn
ngoại tiếp tam giác 𝐻𝐵𝐶. Gọi 𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶. Đường thẳng
𝐾𝑀 cắt đường tròn (𝑂) tại điểm 𝐿 sao cho 𝐾, 𝐿 nằm khác phía
nhau qua đường thẳng 𝐵𝐶. Chứng minh rằng 𝐴𝐿 vuông góc với
𝐻𝐾.
16) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp (𝑂) có trực tâm 𝐻. Đường thẳng
𝐵𝐻 cắt 𝐴𝐶 ở 𝐸 và đường thẳng 𝐶𝐻 cắt 𝐴𝐵 ở 𝐹, 𝐸𝐹 và 𝐴𝐻 giao nhau
ở 𝑃. Đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝐴𝐸𝐹 cắt nhau tại điểm
thứ hai là 𝑇, 𝐴𝑂 giao 𝐵𝐶 ở 𝐿. Chứng minh rằng 𝐿𝑃 vuông góc với
𝐴𝑇.
17) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp (𝑂) có ba đường cao 𝐴𝐷, 𝐵𝐸, 𝐶𝐹.
𝐴𝑂 cắt 𝐸𝐹 tại 𝐾. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐾𝐷𝐹
đi qua trung điểm đoạn 𝐶𝐹.
18) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 (𝐴̂ = 45°) có trực tâm 𝐻 và tâm ngoại tiếp
𝑂. 𝐵𝐻 cắt 𝐶𝐴 tại 𝐷. 𝑃 là điểm chính giữa cung 𝐴𝐻 chứa điểm 𝐷 của
đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐷𝐻. Chứng minh tam giác 𝑂𝐷𝑃
cân.
19) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp (𝑂; 𝑅) có 𝐵𝐶 = 𝑅√2. Kẻ hai
đường cao 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 của tam giác 𝐴𝐵𝐶 ao cho 𝐸, 𝐹 lần lượt nằm trên
𝐴𝐶, 𝐶𝐵.
a) Chứng minh rằng 𝑂 là trực tâm tam giác 𝐴𝐸𝐹.
b) Gọi 𝐾 là hình chiếu của 𝐻 lên trung tuyến từ đỉnh 𝐴 của tam
giác 𝐴𝐵𝐶. 𝐿 là điểm đối xứng với 𝐾 qua 𝐸𝐹. Chứng minh 𝐴𝐿 đi
qua trung điểm 𝐸𝐹.
20) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂) có ba đường cao
𝐴𝐷, 𝐵𝐸. 𝐶𝐹 đồng quy tại 𝐻. 𝑀, 𝑁, 𝑃 lần lượt là trung điểm 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 và 𝐺 là
trọng tâm tam giác 𝐴𝐵𝐶.
a) Chứng minh 𝑀, 𝑁, 𝑃, 𝐷, 𝐸, 𝐹 cùng nằm trên một đường tròn và đường
tròn này đi qua trung điểm 𝐻𝐴, 𝐻𝐵, 𝐻𝐶.
b) Chứng minh 𝐻𝑀 cắt 𝐴𝑂 trên (𝑂) và 𝐻, 𝐺, 𝑂 thẳng hàng.
c) 𝐸𝐹 và 𝐵𝐶 cắt nhau ở 𝑆, 𝑆𝐻 cắt lại đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐸𝐹 ở
𝐼. Chứng minh 𝐵, 𝐻, 𝐼, 𝐶 cùng thuộc một đường tròn và 𝑀𝐻 vuông góc với
𝐴𝑆.
d) Gọi 𝑂′ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐵𝐻𝐶. Chứng minh 𝐴𝑂′ đi
qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝑀𝑁𝑃.
21) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐻 là chân đường cao hạ từ 𝐴. 𝐷, 𝐸 lần
lượt là trung điểm 𝐴𝐵, 𝐴𝐶. 𝐹 đối xứng với 𝐻 qua 𝐷𝐸. Chứng minh
rằng 𝐵𝐹 đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶.
22) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐷 là chân đường cao hạ từ 𝐴. 𝑀 là
trung điểm 𝐴𝐶 và 𝑋 là giao điểm khác 𝐷 của đường tròn đường
kính 𝐴𝐵 và đường tròn đường kính 𝐷𝑀 (giả sử 𝑋 và 𝐶 nằm khác
phía nhau qua đường thẳng 𝐵𝑀). Chứng minh rằng 𝑋𝑀𝐵 ̂ =
̂.
2𝑀𝐵𝐶
III) Mô hình đường tròn nội tiếp:
Kiến thức mở đầu: Đối với một tam giác, tồn tại đúng bốn đường tròn
tiếp xúc với cả ba cạnh của tam giác được gọi là đường tròn nội tiếp
tam giác và ba đường tròn bàng tiếp ba góc của tam giác
Phương pháp diện tích:
Với tam giác 𝐴𝐵𝐶, gọi 𝛼 là góc giữa hai đường thẳng 𝐴𝐵 và 𝐴𝐶. Chứng
minh rằng 2𝑆𝐴𝐵𝐶 = 𝐴𝐵. 𝐴𝐶. 𝑠𝑖𝑛𝛼.
Từ công thức này ta sẽ có các bổ đề sau:
1) (Định lý sin) Trong tam giác 𝐴𝐵𝐶, đặt 𝐵𝐶 = 𝑎, 𝐶𝐴 = 𝑏, 𝐴𝐵 = 𝑐 và
𝑅 là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶. Chứng minh
rằng:
𝑎 𝑏 𝑐
= = = 2𝑅
𝑠𝑖𝑛𝐴 𝑠𝑖𝑛𝐵 𝑠𝑖𝑛𝐶
2) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 và điểm 𝐷 nằm bất kỳ trên đường thẳng 𝐵𝐶 sao
cho 𝐷 không trùng với hai điểm 𝐵, 𝐶. Gọi 𝛼, 𝛽 lần lượt là góc giữa
các cặp đường thẳng (𝐴𝐷, 𝐴𝐵) và (𝐴𝐷, 𝐴𝐶). Chứng minh:
𝐷𝐵 𝐴𝐵 𝑠𝑖𝑛𝛼
= .
𝐷𝐶 𝐴𝐶 𝑠𝑖𝑛𝛽
3) Cho đường tròn (𝑂) và một điểm 𝑃 không nằm trên đường tròn
(𝑂). Vẽ hai dây cung 𝐴𝐵 và 𝐶𝐷 (không trùng nhau) của (𝑂) sao
cho chúng cắt nhau ở 𝑃. Chứng minh:
𝑃𝐴 𝐶𝐴 𝐷𝐴
= .
𝑃𝐵 𝐶𝐵 𝐷𝐵
4) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 nhọn và điểm 𝑀 nằm trên đoạn 𝐵𝐶. Chứng
minh rằng 𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶 khi và chỉ khi:
𝐴𝐵 𝑠𝑖𝑛𝑀𝐴𝐶
=
𝐴𝐶 𝑠𝑖𝑛𝑀𝐴𝐵

Các công thức độ dài liên quan đến mô hình đường tròn nội tiếp, bàng
tiếp:
Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có (𝐼; 𝑟), (𝐼𝑎 ; 𝑟𝑎 ) lần lượt là đường tròn nội tiếp và
đường tròn bàng tiếp góc 𝐴 của tam giác 𝐴𝐵𝐶. (𝐼) tiếp xúc với
𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 lần lượt tại 𝐷, 𝐸, 𝐹 và (𝐼𝑎 ) tiếp xúc với 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 lần lượt
tại 𝐷′ , 𝐸 ′ , 𝐹′. Đặt 𝐵𝐶 = 𝑎, 𝐶𝐴 = 𝑏, 𝐴𝐵 = 𝑐, 𝑝 là nửa chu vi của tam giác.
Giả sử 𝑆𝑋𝑌𝑍 là diện tích tam giác 𝑋𝑌𝑍. Chứng minh:
a) 𝐴𝐸 = 𝐴𝐹 = 𝑝 − 𝑎, 𝐵𝐹 = 𝐵𝐷 = 𝑝 − 𝑏, 𝐶𝐷 = 𝐶𝐸 = 𝑝 − 𝑐.
b) 𝐴𝐸 ′ = 𝐴𝐹 ′ = 𝑝 và trung điểm 𝐷𝐷′ trùng với trung điểm 𝐵𝐶.
c) Giả sử 𝐵𝐴𝐶 ̂ = 60°, tính 𝐴𝐼 theo 𝑎, 𝑏, 𝑐.
d) Chứng minh 𝑆𝐴𝐵𝐶 = 𝑝𝑟.
Ở mô hình đường tròn nội tiếp và bàng tiếp cũng có sự xuất hiện của
cụm đồng dạng thông qua ∆𝐷𝐸𝐹 và ∆𝐼𝑎 𝐵𝐶. Hai bài toán ví dụ áp dụng
sự đồng dạng này:
1) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 và đường tròn nội tiếp tam giác là (𝐼) tiếp xúc
với 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 tại 𝐷, 𝐸, 𝐹. (𝐼𝑎 ) là đường tròn bàng tiếp góc 𝐵𝐴𝐶
của tam giác 𝐴𝐵𝐶. 𝐽 là điểm chính giữa cung 𝐵𝐶 có chứa 𝐴 của
đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶.
a) Kẻ 𝐷𝐻 vuông góc với 𝐸𝐹 tại 𝐻. (𝐼𝑎 ) tiếp xúc với 𝐵𝐶 ở 𝐷′. Chứng
minh 𝐻𝐸. 𝐷′ 𝐵 = 𝐻𝐹. 𝐷′𝐶 và 𝐻𝐷 là phân giác góc 𝐵𝐻𝐶.
b) 𝐷𝐻 cắt lại (𝐼) ở 𝐾. Chứng minh rằng 𝐴𝐾 và 𝐽𝐼 cắt nhau trên
đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶.
c) Kẻ đường kính 𝐷𝐿 của (𝐼). 𝐴𝐿 cắt đường trung trực 𝐵𝐶 tại 𝑅.
Chứng minh rằng 𝐼𝑅 song song với 𝐵𝐶.
d) Chứng minh 𝐴𝐿 đi qua tiếp điểm của đường tròn bàng tiếp góc
𝐴 của tam giác 𝐴𝐵𝐶 với cạnh 𝐵𝐶.
e) 𝐷𝐿 cắt 𝐸𝐹 ở 𝑇. Chứng minh 𝐴𝑇 đi qua trung điểm đoạn 𝐵𝐶.
2) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có đường tròn nội tiếp (𝐼) tiếp xúc với
𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 ở 𝐷, 𝐸, 𝐹. Kẻ 𝐷𝐻 vuông góc với 𝐸𝐹 ở 𝐻. Đường tròn
ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐸𝐹 và 𝐴𝐵𝐶 cắt nhau ở điểm 𝑃 khác với 𝐴.
a) Chứng minh 𝐻𝐷 là phân giác góc 𝐵𝐻𝐶.
b) Chứng minh 𝑃, 𝐻, 𝐼 thẳng hàng.
c) Kẻ 𝑃𝑅 song song với 𝐵𝐶 và 𝑅 nằm trên đường tròn ngoại tiếp
tam giác 𝐴𝐵𝐶. 𝑀 là điểm đối xứng với 𝐷 qua trung điểm 𝐵𝐶.
Chứng minh rằng khi 𝐴 thay đổi trên cung lớn 𝐵𝐶 của đường
tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 thì đường thẳng 𝑅𝑀 vẫn đi qua
một điểm cố định không đổi.

Các bài toán quen thuộc trong mô hình đường tròn nội tiếp, bàng tiếp:
Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 ngoại tiếp (𝐼) và nội tiếp (𝑂). Đường tròn (𝐼) tiếp
xúc với ba cạnh 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 lần lượt tại 𝐷, 𝐸, 𝐹.
a) Chứng minh 𝐴𝐷, 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 đồng quy.
b) 𝐴𝐼 cắt lại đường tròn (𝑂) ở 𝑀. Chứng minh 𝑀 là tâm đường tròn
ngoại tiếp tam giác 𝐵𝐼𝐶.
c) 𝐴𝐼 cắt 𝐵𝐶 ở 𝐷. Chứng minh 𝑀𝐼 là tiếp tuyến của đường tròn ngoại
tiếp tam giác 𝐼𝐴𝐷.
d) Kẻ 𝐷𝐻 vuông góc với 𝐸𝐹 tại 𝐻. Chứng minh 𝐻𝐼 cắt 𝐴𝑂 trên (𝑂).
e) 𝐴𝐻 cắt lại đường tròn (𝑂) ở 𝑇. Chứng minh 𝑇𝐷 là phân giác góc
𝐵𝑇𝐶.
f) Gọi 𝑀, 𝑁 là trung điểm 𝐶𝐵, 𝐶𝐴. Chứng minh 𝐸𝐹, 𝐵𝐼, 𝑀𝑁 đồng quy.
g) Đường trung bình song song với cạnh 𝐵𝐶 của tam giác 𝐴𝐵𝐶 lần
lượt cắt 𝐷𝐸, 𝐷𝐹 ở 𝑋, 𝑌. Chứng minh 𝐴𝐷 đi qua trung điểm 𝑋𝑌.
̂ = 𝑀𝐷𝐹
h) 𝐴𝐼 cắt 𝐸𝐹 ở 𝑀. Chứng minh 𝐴𝐷𝐸 ̂.
i) 𝐷𝐼 theo thứ tự cắt 𝐸𝐹 ở 𝑈 và cắt đường tròn (𝐼) ở điểm 𝑉 khác 𝐷.
Chứng minh 𝐴𝑉 đi qua tiếp điểm bàng tiếp góc 𝐵𝐴𝐶 của tam giác
𝐴𝐵𝐶 và 𝐴𝑈 đi qua trung điểm đoạn 𝐵𝐶.

Một số bài toán:


1) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có (𝐼), (𝐼𝑏 ), (𝐼𝑐 ), (𝐼𝑎 ) lần lượt là đường tròn nội
tiếp và đường tròn bàng tiếp các góc 𝐵, 𝐶, 𝐴.
a) 𝐴𝐼 cắt 𝐵𝐶 ở 𝐷. Chứng minh:
𝐴𝐼 𝐷𝐼
=
𝐴𝐼𝑎 𝐷𝐼𝑎
b) Giả sử (𝐼𝑏 ) và (𝐼𝑐 ) lần lượt tiếp xúc với 𝐵𝐶 ở 𝑋, 𝑌. Gọi 𝑀 là
trung điểm 𝐼𝑏 𝐼𝑐 . Chứng minh 𝐵𝑋 = 𝐶𝑌 và 𝑀𝐵 = 𝑀𝐶.
2) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 ngoại tiếp (𝐼) và (𝐼) tiếp xúc với 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 lần
lượt tại 𝐷, 𝐸, 𝐹. 𝐷𝐼 cắt 𝐸𝐹 ở 𝐾. Chứng minh:
𝐾𝐸 𝐴𝐵
=
𝐾𝐹 𝐴𝐶
3) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 ngoại tiếp (𝐼). (𝐼) tiếp xúc với 𝐵𝐶, 𝐴𝐶, 𝐴𝐵 lần
lượt tại 𝐷, 𝐸, 𝐹. 𝐵𝐼, 𝐶𝐼 lần lượt cắt 𝐸𝐹 ở 𝑋, 𝑌. Chứng minh 𝑋, 𝑌, 𝐵, 𝐶
cùng nằm trên đường tròn 𝐵𝐶 và đường tròn ngoại tiếp tam giác
𝐷𝑋𝑌 đi qua trung điểm đoạn 𝐵𝐶.
4) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 (𝐴𝐵 < 𝐴𝐶) ngoại tiếp (𝐼) có trực tâm 𝐻. Giả sử
𝐵, 𝐻, 𝐼, 𝐶 cùng thuộc một đường tròn.
a) Tính số đo góc 𝐵𝐴𝐶.
b) Chứng minh 2𝐴𝐻𝐼 ̂ = 3𝐴𝐵𝐶 ̂
5) Trên hai đoạn 𝐴𝐵, 𝐴𝐶 của tam giác 𝐴𝐵𝐶, lấy điểm 𝐸, 𝐹 theo thứ tự
sao cho 𝐵𝐸 = 𝐶𝐹. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác
𝐴𝐵𝐶 đi qua điểm chính giữa cung 𝐵𝐶 chứa 𝐴 của đường tròn ngoại
tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶.
6) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐸, 𝐹 lần lượt là hai chân của đường phân giác
trong kẻ từ 𝐵 và 𝐶. 𝐸𝐹 và 𝐵𝐶 cắt nhau ở 𝐷. Chứng minh 𝐴𝐷 là
phân giác ngoài góc 𝐵𝐴𝐶.
7) Cho đường tròn (𝑂) có dây cung 𝐵𝐶 cố định và điểm 𝐴 di chuyển
trên (𝑂). Gọi 𝐸, 𝐹 là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp tam giác
𝐴𝐵𝐶 với 𝐴𝐶 và 𝐴𝐵. Chứng minh rằng khoảng cách từ trung điểm
𝐵𝐶 đến 𝐸𝐹 không đổi khi 𝐴 di chuyển trên cung lớn 𝐵𝐶 của (𝑂).
8) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 vuông tại 𝐴 có 𝑁 là trung điểm 𝐴𝐶 và 𝑟 là bán
kính đường tròn nội tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶. Trên đoạn 𝐴𝐵 lấy 𝑀 sao
cho 𝐵𝑀 = 𝑟. Chứng minh 𝑀𝑁 đi qua tâm đường tròn nội tiếp tam
giác 𝐴𝐵𝐶.
9) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 vuông tại 𝐴 có đường cao 𝐴𝐻. Đường tròn nội
tiếp của tam giác 𝐴𝐵𝐶 tiếp xúc với 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 tại 𝐷, 𝐸, 𝐹. 𝐴𝐻 cắt
𝐷𝐹 tại 𝑄. Chứng minh 𝐴𝑄 = 𝐵𝐷.
10) Tam giác 𝐴𝐵𝐶 có tâm nội tiếp 𝐼 và trung tuyến 𝐴𝑀. Kẻ 𝐼𝐷
vuông góc 𝐵𝐶 tại 𝐷. Chứng minh 𝑀𝐼 đi qua trung điểm đoạn 𝐴𝐷.
11) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐵𝐴𝐶̂ = 60° ngoại tiếp (𝐼). (𝐼) tiếp xúc
với 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 tại 𝐷, 𝐸, 𝐹 lần lượt. 𝐵𝐼 cắt 𝐸𝐹 ở 𝑋, 𝐶𝐼 cắt 𝐸𝐹 ở 𝑌. Gọi
𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶. Chứng minh tam giác 𝑀𝑋𝑌 là tam giác đều.
12) Giả sử đường tròn nội tiếp (𝐼) của tam giác 𝐴𝐵𝐶 tiếp xúc với
𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 lần lượt tại 𝐷, 𝐸, 𝐹 và 𝐻 là giao điểm của 𝐴𝐼 với 𝐷𝐸, 𝐾
là giao điểm của 𝐴𝐼 với 𝐷𝐹. Gọi 𝑈, 𝑉 lần lượt là trung điểm của
𝐴𝐶, 𝐴𝐵.
a) Chứng minh 𝐻𝑉, 𝑈𝐾, 𝐵𝐶 đồng quy.
b) Gọi 𝐷’ là tiếp điểm của đường tròn bàng tiếp góc 𝐴 với 𝐵𝐶.
Chứng minh 𝐻, 𝐾, 𝐷’, 𝐷 cùng nằm trên một đường tròn.
c) 𝐷𝐸 cắt đường thẳng qua 𝐷’ vuông góc với 𝐵𝐶 tại 𝑃. 𝑍 là trung
điểm 𝐷’𝑃. Chứng minh 𝐴𝐷’ vuông góc với 𝐵𝑍.
13) Cho tứ giác nội tiếp 𝐴𝐵𝐶𝐷. 𝐼, 𝐽 lần lượt là tâm đường tròn
nội tiếp các tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝐷𝐵𝐶. Chứng minh tứ giác 𝐵𝐶𝐽𝐼 nội
tiếp .
14) Gọi 𝐼 là tâm đường tròn nội tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝐶𝐼 cắt 𝐴𝐵
ở 𝐷. 𝑇 là điểm chính giữa cung 𝐵𝐶 có chứa 𝐴 của đường tròn ngoại
tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝐵𝐼 cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶
tại điểm 𝑀 khác với 𝐵. 𝑁 là giao điểm của 𝑀𝐷 và 𝐴𝑇. Chứng minh
rằng 𝐵𝑀 song song với 𝐶𝑁 (chuyển về mô hình trực tâm và sử
dụng định lý Menelaus, Ceva)
15) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐷, 𝐸, 𝐹 lần lượt là hình chiếu của 𝐴, 𝐵, 𝐶
lên 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵. Gọi 𝐵′ , 𝐶′ lần lượt là hình chiếu của 𝐵, 𝐶 lên 𝐸𝐹.
Chứng minh 𝐷𝐸 + 𝐷𝐹 = 𝐵′𝐶′.
16) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có tâm đường tròn nội tiếp là 𝐼. 𝐵𝐼, 𝐶𝐼 lần
lượt cắt lại đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 ở 𝐵′ , 𝐶′.
a) Chứng minh 𝐵′𝐶′ là đường trung trực của 𝐴𝐼.
b) Gọi 𝑀 là trung điểm 𝐵′𝐶′. Chứng minh 𝐼𝑀 đi qua điểm chính
giữa cung 𝐵𝐶 chứa 𝐴 của đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶.
c) Gọi 𝐴′ là giao điểm khác 𝐴 của 𝐴𝐼 với đường tròn ngoại tiếp tam
giác 𝐴𝐵𝐶. Chứng minh 𝐼𝑂 đi qua trọng tâm tam giác 𝐴′𝐵′𝐶′.
d) 𝐴′𝐵′ cắt 𝐵𝐶 ở 𝐾. Gọi 𝑃, 𝑄 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp
các tam giác 𝐵′𝐾𝐵 và 𝐵′𝐾𝐶. Chứng minh 𝐼𝑀 và đường trung
tuyến kẻ từ đỉnh 𝐾 của tam giác 𝐾𝑃𝑄 cắt nhau trên đường tròn
ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶.
17) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐴𝐼 là phân giác trong góc 𝐴. 𝐵𝐼, 𝐶𝐼 lần
lượt cắt lại đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐵𝐶 ở 𝑀, 𝑁. Đường
thẳng qua 𝐼 và song song với 𝐵𝐶 cắt 𝐴𝐵, 𝐴𝐶 lần lượt ở 𝐾, 𝐿. Chứng
minh 𝑀, 𝑁, 𝐾, 𝐿 cùng nằm trên một đường tròn.
IV) Mô hình tứ giác điều hòa:
Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp đường tròn (𝑂). Khi đó, ta có tính chất:
nếu tiếp tuyến tại 𝐴 và 𝐶 của (𝑂) cắt nhau trên 𝐵𝐷 thì tiếp tuyến tại 𝐵
và 𝐷 của (𝑂) cắt nhau trên 𝐴𝐶 và ngược lại. Nếu tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 thỏa
mãn điều đó thì 𝐴𝐵𝐶𝐷 là tứ giác điều hòa.

Các tính chất của tứ giác điều hòa thông qua các bổ đề: Cho điểm 𝑆
nằm ngoài đường tròn (𝑂) và dây cung 𝐴𝐵 của (𝑂) sao cho 𝑆𝐴, 𝑆𝐵 là
tiếp tuyến của (𝑂). Một đường thẳng qua 𝑆 nhưng không đi qua 𝑂 cắt
đường tròn (𝑂) ở hai điểm phân biệt là 𝐶 và 𝐷 sao cho 𝐶 nằm trong
đoạn 𝑆𝐷.

Bổ đề 1. Chứng minh tiếp tuyến tại 𝐶 và 𝐷 của (𝑂) cắt nhau trên 𝐴𝐵.

Gọi 𝐹 là trung điểm 𝐶𝐷 thì dễ dàng có 𝑆, 𝑂, 𝐹, 𝐴, 𝐵 cùng nằm trên


đường tròn đường kính 𝑆𝑂. 𝑂𝐹 cắt 𝐴𝐵 ở 𝐸. Áp dụng tính chất 5 phần
phương tích cho tam giác 𝑂𝐴𝐵 cân tại 𝑂, ta có 𝑂𝐹. 𝑂𝐴 = 𝑂𝐴2 =
𝑂𝐶 2 = 𝑂𝐷2 . Mà 𝐶𝐹, 𝐷𝐹 vuông góc với 𝑂𝐸 tại 𝐹 nên theo hệ thức
lượng trong tam giác vuông đảo thì ta có hai tam giác 𝐸𝐶𝑂 và 𝐷𝐶𝑂
lần lượt vuông tại 𝐶 và 𝐷. Do đó, 𝐸𝐶, 𝐸𝐷 là tiếp tuyến của (𝑂).

Bổ đề 2. Chứng minh:
𝐴𝐶 𝐵𝐶
=
𝐴𝐷 𝐵𝐷
Ta có: ∆𝑆𝐴𝐶~∆𝑆𝐷𝐴 nên:
𝐴𝐶 𝑆𝐶 𝑆𝐴
= =
𝐴𝐷 𝑆𝐴 𝑆𝐷
Suy ra:
𝐴𝐶 2 𝐴𝐶 𝐴𝐶 𝑆𝐶 𝑆𝐴 𝑆𝐶
= ( ) . ( ) = ( ) . ( ) =
𝐴𝐷2 𝐴𝐷 𝐴𝐷 𝑆𝐴 𝑆𝐷 𝑆𝐷
Chứng minh tương tự, ta cũng có:
𝐵𝐶 2 𝑆𝐶
=
𝐵𝐷2 𝑆𝐷
Do đó:
𝐴𝐶 𝐵𝐶 𝑆𝐶
= (= √ )
𝐴𝐷 𝐵𝐷 𝑆𝐷
Từ bổ đề 2, ta cũng suy ra được rằng phân giác trong và ngoài của hai
góc 𝐶𝐴𝐷 và 𝐶𝐵𝐷 cắt nhau trên 𝐶𝐷.

̂ = 𝑆𝐷𝐴
Bổ đề 3. Gọi 𝑀 là trung điểm 𝐴𝐵. Chứng minh rằng 𝑀𝐷𝐵 ̂.
Cách 1. Để ý rằng ở mô hình trực tâm, ta đã biết nếu hạ đường cao
̂ = 𝑂𝐷𝐵
𝐷𝐻 vuông góc với 𝐴𝐵 tại 𝐻 thì 𝐻𝐷𝐴 ̂ . Do đó, ta chỉ cần chứng
̂ = 𝑀𝐷𝑂
minh 𝐻𝐷𝑆 ̂.
Ta có: 𝑂𝐴2 = 𝑂𝑀. 𝑂𝑆 nên 𝑂𝐷2 = 𝑂𝑀. 𝑂𝑆, mà hai tam giác 𝑀𝑂𝐷 và
𝐷𝑂𝑆 có chung góc 𝑂 nên chúng đồng dạng.
̂ = 𝑂𝑆𝐷
Do đó: 𝑀𝐷𝑂 ̂ = 𝐻𝐷𝑆 ̂.

Cách 2. Nhớ lại bài toán ở mô hình trực tâm: “Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có
𝐸, 𝐹 là chân đường cao hạ từ 𝐵, 𝐶. Gọi 𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶. Chứng
minh 𝑀𝐸, 𝑀𝐹 là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐴𝐸𝐹.”
Ta thấy bổ đề 3 có sự tương đồng với bài toán này ở tam giác 𝐴𝐸𝐹 và
tam giác 𝐷𝐴𝐵. Thế nên ta sẽ nghĩ cách để chuyển bổ đề 3 về bài toán
trên.
Gọi 𝐸, 𝐹 lần lượt thuộc 𝐷𝐴, 𝐷𝐵 sao cho 𝐵𝐸 vuông góc 𝐵𝐷 và 𝐴𝐹 vuông
góc 𝐴𝐷. Mục đích bây giờ là chứng minh 𝑆 là trung điểm 𝐸𝐹. Gọi 𝐵′
đối xứng với 𝐵 qua 𝑆.
̂ = 90° − 𝐴𝐷𝐵
Ta có: 𝐵𝐸𝐴 ̂ = 90° − 𝑆𝐴𝐵̂ = 𝐴𝑆𝑂 ̂ nên 𝐵𝐵′𝐸𝐴 là
̂ = 𝐵𝐵′𝐴
tứ giác nội tiếp. Chứng minh tương tự, ta có 𝐵𝐴𝐵′𝐹 cũng là tứ giác nội
tiếp. Suy ra 𝐸, 𝐹 cùng nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝐵𝐵′𝐴
̂ = 90° nên 𝐸𝐹 là đường kính, do đó trung điểm
có tâm là 𝑆. Mà 𝐸𝐵𝐹
𝐸𝐹 là tâm đường tròn này, cũng là điểm 𝑆.
Đến đây, nhận thấy hai tam giác 𝐷𝐴𝐵 và 𝐷𝐹𝐸 đồng dạng mà 𝑀, 𝑆 lần
lượt là trung điểm 𝐴𝐵, 𝐹𝐸 nên cũng dễ chứng minh hai tam giác 𝑀𝐷𝐵
và 𝑆𝐷𝐸 đồng dạng. Do đó 𝑀𝐷𝐶̂ = 𝑆𝐷𝐴 ̂.

Cách 3. Vì 𝑆𝐴, 𝑆𝐵 là hai tiếp tuyến, nếu kẻ thêm tiếp tuyến tại 𝐷, ta sẽ
được một tam giác ngoại tiếp đường tròn (𝑂), vậy thì sẽ chuyển về
được mô hình tâm nội tiếp.
Kẻ tiếp tuyến tại 𝐷 của (𝑂) lần lượt cắt 𝑆𝐴, 𝑆𝐵 ở 𝐸, 𝐹. 𝑂𝐸, 𝑂𝐹 lần lượt
cắt 𝐷𝐵, 𝐷𝐴 ở 𝐺, 𝐻. Theo tính chất quen thuộc trong phần mô hình tâm
̂ = 𝑆𝐻𝐹
nội tiếp, ta có𝑆𝐺𝐸 ̂ = 90°. Do đó, dễ có 𝑆𝐺𝐷𝐻 là hình bình
hành nên 𝑆𝐷 cắt 𝐺𝐻 ở 𝐼 thì 𝐼 là trung điểm 𝐺𝐻. Ta có 𝐵𝐺𝐴𝐻 nội tiếp
đường tròn đường kính 𝑆𝑂 nên ∆𝐷𝐴𝐵~∆𝐷𝐺𝐻, từ đó cũng suy ra
được điều phải chứng minh.
Ví dụ. Cho điểm 𝑆 nằm ngoài đường tròn (𝑂). Kẻ hai tiếp tuyến 𝑆𝐴, 𝑆𝐵
đến (𝑂) (𝐴, 𝐵 là tiếp điểm). Một đường thẳng qua 𝑆 và cắt đường tròn
(𝑂) tại hai điểm phân biệt là 𝐶 và 𝐷 (𝐶 nằm giữa 𝑆 và 𝐷). Gọi 𝐽 là
trung điểm 𝐶𝐷 và 𝐸 là giao điểm của 𝐶𝐷 và 𝐴𝐵.
a) 𝐾, 𝐿 là hai điểm phân biệt nằm trên (𝑂) sao cho 𝐾, 𝐿, 𝐸, 𝐽 cùng nằm
trên một đường tròn. Chứng minh 𝐾, 𝐿, 𝑆 thẳng hàng.
b) Lấy điểm 𝐼 trên 𝐵𝐶 sao cho 𝐸𝐼 song song với 𝐵𝐷. Chứng minh 𝑆𝐼
chia đôi đoạn 𝐵𝐷.
Giải.
a) 𝑆𝐿 cắt đường tròn (𝑂) tại điểm 𝐾′ khác 𝐿. Dễ thấy 𝐽 thuộc đường
tròn đường kính 𝑆𝑂, theo tính chất 5 phần phương tích cho tam
giác 𝑆𝐴𝐵 cân tại 𝑆 thì 𝑆𝐸. 𝑆𝐽 = 𝑆𝐴2 , theo tính chất 4a phần phương
tích thì 𝑆𝐴2 = 𝑆𝐿. 𝑆𝐾′. Do đó, 𝑆𝐸. 𝑆𝐽 = 𝑆𝐿. 𝑆𝐾′, suy ra 𝐸, 𝐽, 𝐾 ′ , 𝐿 nội
tiếp. Do đó 𝐾′ là giao điểm khác 𝐿 của (𝑂) và đường tròn ngoại
tiếp tam giác 𝐸𝐿𝐽 nên 𝐾′ trùng với điểm 𝐾. Vậy 𝐾, 𝐿, 𝑆 thẳng hàng.
b) 𝐸𝐼 cắt 𝑆𝐵 ở 𝑇 thì theo bổ đề hình thang, ta chỉ cần chứng minh 𝐼 là
trung điểm 𝐸𝑇.
Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác 𝐸𝑇𝑆 có 𝐵, 𝐼, 𝐶 thẳng hàng.
Ta có:
𝐼𝑇 𝐶𝐸 𝐵𝑆
. . =1
𝐼𝐸 𝐶𝑆 𝐵𝑇
𝐼𝑇 𝐶𝐸 𝐷𝑆
⇒ . . =1
𝐼𝐸 𝐶𝑆 𝐷𝐸
𝐼𝑇 𝑆𝐶 𝐸𝐷
⇒ = .
𝐼𝐸 𝑆𝐷 𝐸𝐶
Nhận thấy 𝐵𝐶𝐴𝐷 là tứ giác điều hòa nên có thể chứng minh rằng
tiếp tuyến tại 𝐶, 𝐷 của (𝑂) cắt nhau trên 𝐴𝐵, gọi điểm đó là điểm
𝐹. 𝑆𝑂 cắt 𝐴𝐵 ở 𝐺. Dễ thấy 𝐶, 𝐷, 𝐹, 𝐺 cùng nằm trên đường tròn
đường kính 𝐹𝑂 nên dễ dàng chứng minh 𝐺𝐹, 𝐺𝑆 là phân giác ngoài
và phân giác trong góc 𝐶𝐺𝐷. Do đó:
𝑆𝐶 𝐸𝐶 𝐺𝐶
= (= )
𝑆𝐷 𝐸𝐷 𝐺𝐷
𝑆𝐶 𝐸𝐷
⇒ . =1
𝑆𝐷 𝐸𝐶
Do đó:
𝐼𝑇 𝑆𝐶 𝐸𝐷
= . =1
𝐼𝐸 𝑆𝐷 𝐸𝐶
Suy ra 𝐼 là trung điểm 𝐸𝑇.
Một số bài toán:
1) Cho điểm 𝑆 nằm ngoài đường tròn (𝑂) và hai điểm 𝐴, 𝐵 phân
biệt nằm trên đường tròn sao cho 𝑆𝐴, 𝑆𝐵 tiếp xúc với (𝑂). Một
đường thẳng qua 𝑆 và cắt (𝑂) tại hai điểm 𝐶, 𝐷 phân biệt và 𝐼 là
trung điểm 𝐶𝐷.
a) Chứng minh rằng tiếp tuyến tại 𝐶 và 𝐷 của (𝑂) cắt nhau trên
𝐴𝐵.
b) Chứng minh 𝐸𝐼. 𝐸𝑆 = 𝐸𝐵. 𝐸𝐴 và 𝐼𝐶 2 = 𝐼𝐸. 𝐼𝑆.
c) Chứng minh:
𝑆𝐶 𝐸𝐶 𝐵𝐶 2 𝐴𝐶 2
= = =
𝑆𝐷 𝐸𝐷 𝐵𝐷2 𝐴𝐷2
̂ = 𝐼𝐵𝐷
d) Chứng minh 𝐴𝐵𝐶 ̂ .
e) Chứng minh 𝐷𝐴 là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam
giác 𝐷𝐼𝐵 còn 𝐷𝐵 là tiếp tuyến của đường tòn ngoại tiếp tam
giác 𝐷𝐼𝐴.
Khái quát về hàng điểm điều hòa: Cho đường thẳng 𝐴𝐵 và một số 𝑘 > 0
và 𝑘 ≠ 1. Khi đó trên 𝐴𝐵, tồn tại hai điểm 𝐶 và 𝐷 phân biệt sao cho:
𝐶𝐴 𝐷𝐴
= =𝑘
𝐶𝐵 𝐷𝐵
Trong hai điểm 𝐶, 𝐷 thì một điểm nằm trong đoạn 𝐴𝐵, điểm còn lại
nằm ngoài đoạn 𝐴𝐵 như hình vẽ:

Ta nói bốn điểm 𝐷, 𝐵, 𝐶, 𝐷 tạo thành một hàng điểm điều hòa.
Các tính chất của hàng điểm điều hòa: Nếu ta có bốn điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷
tạo thành một hàng điều hòa (𝐶𝐴/𝐶𝐵 = 𝐷𝐴/𝐷𝐵) và 𝑀 là trung điểm
𝐴𝐵 thì ta có các tính chất sau:
a) 𝐷𝐶. 𝐷𝑀 = 𝐷𝐴. 𝐷𝐵
b) 𝐶𝑀. 𝐶𝐷 = 𝐶𝐴. 𝐶𝐵
c) 𝑀𝐴2 = 𝑀𝐵2 = 𝑀𝐶. 𝑀𝐷

Để chứng minh các tính chất này, đặt 𝐷𝐴 = 𝑎, 𝐷𝐵 = 𝑏, 𝐷𝐶 = 𝑐. Khi đó


𝐴𝐶 = 𝐷𝐶 − 𝐷𝐴 = 𝑐 − 𝑎, 𝐵𝐶 = 𝐷𝐵 − 𝐷𝐶 = 𝑏 − 𝑐. Khi đó tỉ số điều hòa
được chuyển thành:
𝐶𝐴 𝐷𝐴 𝑐−𝑎 𝑎
= ⇔ = ⇔ 𝑏𝑐 + 𝑎𝑐 = 2𝑎𝑏(∗)
𝐶𝐵 𝐷𝐵 𝑏−𝑐 𝑏
a) Ta cần chứng minh 𝐷𝐶. 𝐷𝑀 = 𝐷𝐴. 𝐷𝐵:
1 1
𝐷𝑀 = 𝐷𝐴 + 𝐴𝑀 = 𝐷𝐴 + 𝐴𝐵 = 𝐷𝐴 + (𝐷𝐵 − 𝐷𝐴)
2 2
1 𝑎+𝑏
= 𝑎 + (𝑏 − 𝑎) =
2 2
Khi đó, điều cần chứng minh là:
𝑎+𝑏
𝐷𝐶. 𝐷𝑀 = 𝐷𝐴. 𝐷𝐵 ⇔ 𝑐. = 𝑎𝑏 ⇔ 𝑐𝑎 + 𝑐𝑏 = 2𝑎𝑏
2
Hiển nhiên đúng do (∗).
b) Ta cần chứng minh 𝐶𝑀. 𝐶𝐷 = 𝐶𝐴. 𝐶𝐵:
𝑎+𝑏
𝐶𝑀 = 𝐷𝑀 − 𝐷𝐶 = −𝑐
2
𝐶𝐴 = 𝐷𝐶 − 𝐷𝐴 = 𝑐 − 𝑎, 𝐶𝐵 = 𝐷𝐵 − 𝐷𝐶 = 𝑏 − 𝑐
Khi đó, điều cần chứng minh là:
𝑎+𝑏
𝐶𝑀. 𝐶𝐷 = 𝐶𝐴. 𝐶𝐵 ⇔ ( − 𝑐) . 𝑐 = (𝑐 − 𝑎)(𝑏 − 𝑐)
2
𝑐𝑎 + 𝑐𝑏
⇔ − 𝑐 2 = 𝑐𝑏 + 𝑐𝑎 − 𝑎𝑏 − 𝑐 2
2
⇔ 𝑐𝑏 + 𝑐𝑎 = 2𝑎𝑏
Hiển nhiên đúng do (∗).
c) Ta cần chứng minh 𝑀𝐴2 = 𝑀𝐵2 = 𝑀𝐶. 𝑀𝐷:
1 𝑏−𝑎 𝑎+𝑏 𝑎+𝑏
𝑀𝐴 = 𝑀𝐵 = 𝐴𝐵 = , 𝑀𝐶 = − 𝑐, 𝑀𝐷 =
2 2 2 2
Khi đó, điều cần chứng minh là:
𝑎+𝑏
(𝑏 − 𝑎) 2 ( 2 − 𝑐) (𝑎 + 𝑏)
𝑀𝐴2 = 𝑀𝐶. 𝑀𝐷 ⇔ =
4 2
𝑎2 − 2𝑎𝑏 + 𝑏 2 𝑎2 + 2𝑎𝑏 + 𝑏 2 𝑐𝑎 + 𝑐𝑏
⇔ = −
4 4 2
⇔ 𝑐𝑎 + 𝑐𝑏 = 2𝑎𝑏
Hiển nhiên đúng do (∗).
Ngoài ra, nếu có một trong ba ý 𝑎), 𝑏), 𝑐) thì ta cũng có thể chứng
minh ngược lại là 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 tạo thành một hàng điều hòa.

Một lưu ý khác là nếu 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 tạo thành một hàng điều hòa thỏa
mãn:
𝐶𝐴 𝐷𝐴
=
𝐶𝐵 𝐷𝐵
Thì 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 cũng tạo thành một hàng điều hòa khác thỏa mãn:
𝐴𝐶 𝐵𝐶
=
𝐴𝐷 𝐵𝐷
(hãy chứng minh tính chất này)
Khi đó, nếu gọi 𝑁 là trung điểm 𝐶𝐷, thì ta cũng có các tính chất tương
tự: 𝐵𝐴. 𝐵𝑁 = 𝐵𝐶. 𝐵𝐷, 𝐴𝐵. 𝐴𝑁 = 𝐴𝐶. 𝐴𝐷, 𝑁𝐶 2 = 𝑁𝐷2 = 𝑁𝐴. 𝑁𝐵.

Một số hàng điều hòa cơ bản:


a) Hàng điều hòa phân giác: Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có chân đường
phân giác trong và phân giác ngoài góc 𝐴 lần lượt là 𝐷, 𝐸. Khi đó
𝐷, 𝐸, 𝐴, 𝐵 tạo thành một hàng điều hòa (tính chất này hiển
nhiên do định lý đường phân giác).
b) Hàng điều hòa Menelaus-Ceva: Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 ba điểm
𝐷, 𝐸, 𝐹 lần lượt thuộc 𝐵𝐶, 𝐶𝐴, 𝐴𝐵 sao cho 𝐴𝐷, 𝐵𝐸, 𝐶𝐹 đồng quy
và 𝐸𝐹 cắt 𝐵𝐶 ở 𝐾 thì 𝐾, 𝐷, 𝐵, 𝐶 tạo thành một hàng điều hòa
thỏa mãn:
𝐾𝐵 𝐷𝐵
=
𝐾𝐶 𝐷𝐶
Có thể dễ dàng chứng minh bằng cách kết hợp định lý Ceva
và Menelaus.

Ví dụ. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶, 𝑀 là trung điểm 𝐵𝐶 và 𝐸, 𝐹 là chân các


đường cao hạ từ 𝐵, 𝐶 theo thứ tự 𝐸𝐹 cắt 𝐵𝐶 ở 𝑃. Chứng minh hai tam
giác 𝐴𝐵𝐶 và 𝐴𝑃𝑀 có cùng trực tâm.
Giải. Kẻ đường cao 𝐴𝐷 (𝐷 nằm trên 𝐵𝐶) của tam giác 𝐴𝐵𝐶, gọi 𝐻 là
trực tâm tam giác 𝐴𝐵𝐶. Khi đó, theo tính chất trên, ta có 𝐾, 𝐷, 𝐵, 𝐶 tạo
thành một hàng điều hòa nên áp dụng tính chất của hàng điều hòa, ta
có 𝐷𝑀. 𝐷𝑃 = 𝐷𝐵. 𝐷𝐶 = 𝐷𝐻. 𝐷𝐴, khi đó đồng dạng hai tam giác 𝐷𝐻𝑃
và 𝐷𝐴𝑀, thì ta có 𝐻 cũng là trực tâm tam giác 𝐴𝑃𝑀.

Ví dụ. Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 có 𝐷, 𝐸, 𝐹 là chân ba đường cao lần lượt hạ
từ 𝐴, 𝐵, 𝐶. Đường thẳng qua 𝐷 và song song với 𝐸𝐹 theo thứ tự cắt
𝐴𝐵, 𝐴𝐶 ở 𝑃, 𝑄. 𝐸𝐹 cắt 𝐵𝐶 ở 𝑅. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam
giác 𝑃𝑄𝑅 đi qua trung điểm đoạn 𝐵𝐶.

c) Hàng tứ giác điều hòa: Cho điểm 𝑆 nằm ngoài đường tròn (𝑂)
và kẻ hai tiếp tuyến 𝑆𝐴, 𝑆𝐵 phân biệt đến (𝑂) sao cho 𝐴, 𝐵 là hai
tiếp điểm. Một đường thẳng qua 𝑆 cắt 𝐴𝐵 ở 𝐸 và cắt (𝑂) ở hai
điểm phân biệt là 𝐶, 𝐷. Khi đó, 𝑆, 𝐸, 𝐶, 𝐷 tạo thành một hàng
điều hòa thỏa mãn:
𝐸𝐶 𝑆𝐶
=
𝐸𝐷 𝑆𝐷
Tính chất này đã chứng minh ở bài 1.

2) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 vuông tại 𝐴 có 𝐻 là chân đường cao hạ từ 𝐴.


Kẻ 𝐻𝐸, 𝐻𝐹 lần lượt vuông góc với 𝐴𝐶, 𝐴𝐵 tại 𝐸, 𝐹. 𝐸𝐹 cắt (𝑂) tại
hai điểm 𝑃, 𝑄 phân biệt.
a) Chứng minh 𝐴𝑃 = 𝐴𝑄.
b) Kẻ đường kính 𝐴′𝐴 của đường tròn (𝑂). 𝐴′𝐻 cắt lại (𝑂) ở 𝐾.
Chứng minh 𝐴𝐾, 𝐸𝐹, 𝐵𝐶 đồng quy.
c) 𝐾𝐹 cắt 𝐵𝐶 ở 𝐼. Chứng minh 𝐼𝐻2 = 𝐼𝐵. 𝐼𝐷.
3) Cho điểm 𝑀 nằm ngoài đường tròn (𝑂) và 𝑀𝑂 cắt đường tròn
(𝑂) tại 𝐸, 𝐹(𝑀𝐸 < 𝑀𝐹) phân biệt. Kẻ một đường thẳng qua 𝑀
cắt (𝑂) ở 𝐴, 𝐵 phân biệt (𝑀𝐴 < 𝑀𝐵).
a) Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác 𝑂𝐴𝐵 đi qua
hình chiếu của 𝐶 lên 𝑀𝑂.
b) Tiếp tuyến tại 𝐸 của (𝑂) cắt đường tròn đường kính 𝑀𝐹 ở 𝐾
sao cho 𝐾 và 𝐴 nằm cùng phía qua bở 𝑀𝑂. 𝑂𝐶 cắt 𝐾𝐹 ở 𝑆.
Chứng minh 𝑀𝑆 vuông góc với 𝐾𝐶.
c) Gọi 𝑃, 𝑄 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác
𝐸𝐹𝑆 và 𝐴𝐵𝑆. Chứng minh 𝑃𝑄 đi qua trung điểm đoạn 𝐾𝑆.
4) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 không có góc tù (𝐴𝐵 < 𝐴𝐶) nội tiếp đường
tròn (𝑂) và 𝑀 là giao điểm hai tiếp tuyến tại 𝐵 và 𝐶 của (𝑂).
Đường thẳng qua 𝑀 và song song với 𝐴𝐵 cắt (𝑂) ở hai điểm
𝐷, 𝐸 phân biệt (𝐷 thuộc cung nhỏ 𝐵𝐶) và cắt 𝐶𝐵, 𝐶𝐴 lần lượt ở
𝐹 và 𝐼.
a) Chứng minh 𝐹𝐼. 𝐹𝑀 = 𝐹𝐷. 𝐹𝐸.
b) Đường thẳng 𝑂𝐼 cắt đường tròn (𝑂) ở hai điểm 𝑃, 𝑄 phân
biệt sao cho 𝑃 thuộc cung nhỏ 𝐴𝐵. Lấy trên (𝑂) điểm 𝑇 sao
cho 𝑃𝑇 song song với 𝐵𝐶. Đường thẳng 𝑄𝐹 cắt (𝑂) ở 𝑁, 𝑁
khác 𝑄. Chứng minh 𝑁𝑇 đi qua trung điểm đoạn 𝐵𝐶.
5) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 và đường tròn tâm 𝑂 đường kính 𝐵𝐶 cắt lại
𝐴𝐶, 𝐴𝐵 ở hai điểm là 𝐸, 𝐹 𝐵𝐸 cắt 𝐶𝐹 ở 𝐻 và 𝐴𝐻 cắt 𝐵𝐶 ở 𝐷. 𝐹𝐸
cắt 𝐵𝐶 ở 𝐾 và 𝑀 là trung điểm 𝐴𝐻.
a) Chứng minh 𝑀𝐴2 = 𝑀𝐾. 𝑀𝐷.
b) Chứng minh 𝐾 là trực tâm tam giác 𝑀𝐵𝐶.
c) 𝐵𝐾, 𝐶𝐾 lần lượt cắt 𝑀𝐶, 𝑁𝐶 tại 𝑃, 𝑄. Chứng minh bốn điểm
𝐸, 𝐹, 𝑃, 𝑄 cùng nằm trên một đường tròn.
6) Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 vuông tại 𝐴. Đường tròn tâm 𝑂 đường kính
𝐴𝐵 cắt đoạn 𝐵𝐶 và 𝑂𝐶 lần lượt ở 𝐷 và 𝐼. Gọi 𝐻 là hình chiếu của
𝐴 lên 𝑂𝐶. 𝐴𝐻 cắt 𝐵𝐶 tại 𝑀.
a) Chứng minh 𝐻𝑀 là tia phân giác góc 𝐵𝐻𝐷.
b) Gọi 𝐾 là trung điểm 𝐵𝐷. Chứng minh 𝑀𝐵. 𝑀𝐷 = 𝑀𝐾. 𝑀𝐶.
c) Gọi 𝐸 là giao điểm của 𝐴𝑀 và 𝑂𝐾. 𝐼𝑀 cắt đường tròn (𝑂) ở
điểm 𝐽 khác 𝐼. Chứng minh 𝐸𝐽 cắt 𝐴𝑂 tại một điểm trên
đường tròn đường kính 𝐴𝐵.
7) Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷 nội tiếp đường tròn (𝑂) đường kính 𝐴𝐵, bán
kính 𝑅 sao cho 𝐶𝐴 = 𝐶𝐵.
a) Lấy 𝑀 trên đoạn 𝐵𝐷 sao cho 𝐴𝐷 = 𝐵𝑀. Tính 𝐶𝑀𝐵 ̂.
b) Lấy điểm 𝐸 nằm cùng phía với 𝐶 qua bờ 𝐴𝐵 sao cho 𝐸𝐴
vuông góc với 𝐴𝐵 và:
𝐷𝐴
𝐸𝐴 = .𝑅
𝐷𝐵
Gọi 𝐻 là hình chiếu của 𝐷 lên 𝐴𝐵. Chứng minh 𝐵𝐸 đi qua
trung điểm đoạn 𝐷𝐻.
8) Cho đường tròn (𝑂) và điểm 𝐴 nằm ngoài (𝑂). Kẻ hai tiếp tuyến
𝐴𝑀, 𝐴𝑁 đến (𝑂) với 𝑀, 𝑁 là tiếp điểm. Một đường thẳng 𝑑 thay
đổi đi qua 𝐴 và cắt (𝑂) tại hai điểm 𝐵, 𝐶 phân biệt.
a) Gọi 𝐼 là trung điểm 𝐵𝐶, 𝑁𝐼 cắt lại đường tròn (𝑂) ở 𝑇. Chứng
minh rằng 𝑀𝑇 song song với 𝐴𝐶.
b) Hai tiếp tuyến tại 𝐵 và 𝐶 của đường tròn (𝑂) cắt nhau ở 𝐾.
Chứng minh rằng khi 𝑑 thay đổi thì 𝐾 vẫn nằm trên một
đường thẳng cố định.
9) Cho đường tròn (𝑂) và điểm 𝐴 nằm ngoài đường tròn có tiếp
tuyến 𝐴𝐵 với (𝑂) sao cho 𝐵 là tiếp điểm. Kẻ đường kính 𝐵𝐶 của
(𝑂). Điểm 𝐼 thuộc đoạn 𝐶𝑂 và 𝐴𝐼 cắt đường tròn (𝑂) tại 𝐷, 𝐸
phân biệt (𝐷 nằm giữa 𝐴 và 𝐸). Gọi 𝐻 là trung điểm 𝐷𝐸.
a) Chứng minh:
𝐴𝐷 𝐵𝐷2
=
𝐴𝐸 𝐵𝐸 2
b) Lấy điểm 𝐹 trên 𝐵𝐶 sao cho 𝐸𝐹 song song với 𝐴𝑂. Chứng
minh 𝐻𝐹 song song với 𝐶𝐷.

You might also like