Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

GV.

Nguyễn Thị Linh Chi

ÔN LUYỆN CUỐI KÌ II
ĐỀ SỐ 1
Phần I: Đọc – hiểu (7.0đ)
Đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam (SGK trang 46 – 51) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Phương án nào sau đây chỉ ra chính xác hiệu quả của việc sử dụng ngôi kể trong tác phẩm?
A. Ngôi kể thứ nhất, người kể là một nhân vật trong truyện, nhưng người kể toàn tri, am hiểu tường tận
diễn biến sự việc và tâm tư nhân vật.
B. Ngôi kể thứ ba nhưng không hoàn toàn là người kể toàn tri, vẫn để lại những khoảng trống không biết
hết cho người đọc phán đoán.
C. Ngôi kể thứ nhất, người kế chuyện hạn tri, chỉ kể được những điều anh ta chứng kiến, nhưng mang lại
tính chân thực cho câu chuyện.
D. Ngôi kể thứ ba, người kể chuyện toàn tri, tạo nên tính khách quan cho câu chuyện, dẫn dắt mạch truyện
một cách tự nhiên.
Câu 2: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt trong tác phẩm Dưới bóng hoàng lan được
tái hiện từ điểm nhìn nào?
A. Điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật Thanh.
B. Điểm nhìn của Thanh và Nga.
C. Điểm nhìn của bà và Thanh.
D. Điểm nhìn của tác giả và nhân vật Thanh
Câu 3: Phương án nào sau đây chỉ ra chính xác đặc điểm không gian nghệ thuật trong tác phẩm?
A. Không gian tù túng, chật hẹp, tối tăm, trong ngôi nhà gỗ xập xệ của bà Thanh.
B. Không gian huyền ảo, lung linh, lãng mạn, thoát tục như một cõi tiên.
C. Không gian nhà và khu vườn của bà trong lành, mát mẻ, tươi sáng, bình yên.
D. Không gian khu vườn đơn sơ, giản dị, chim muông vui ca, cây cỏ tươi tốt.
Câu 4: Trong văn bản, chi tiết “Nga sợ, vén áo ngồi bên cạnh bà cụ, nhưng nàng chỉ ăn nhỏ nhẻ, cầm
chừng và buông đũa luôn để xới cơm cho Thanh” thể hiện điều gì của nhân vật Nga?
A. Chi tiết thể hiện tâm trạng lo lắng, sợ hãi, không dám ăn cơm khi ngồi chung với một người xa lạ như
Thanh.
B. Chi tiết thể hiện sự e thẹn, ngại ngùng mà ý tứ của Nga khi ngồi ăn cơm cùng với chàng trai lâu ngày
không gặp.
C. Chi tiết thể hiện xúc động, bối rối, e ngại trước sự xuất hiện của Thanh – một chàng trai cô thầm yêu
mến.
D. Chi tiết thể hiện sự xót xa, thương cảm cho sự vất vả, lo toan của Thanh trong những năm tháng xa nhà.
Câu 5: Tình cảm giữa bà và cháu được thể hiện như thế nào trong câu chuyện trên?
A. Bà quan tâm, săn sóc từng li từng tí, sửa soạn chiếu gối, buông màn, xua đuổi muỗi cho đứa cháu ở xa
lâu ngày mới trở về; còn cháu thì cảm động đến ứa nước mắt, giả vờ nằm yên để cảm nhận được sự săn
sóc của bà như ngày bé.
B. Bà quan tâm, yêu thương và chở che cho cháu, luôn động viên cháu vượt lên những khó khăn, vất vả,
lo toan trong cuộc sống, dặn dò hết mực trước lúc cháu trở lại thành phố; còn cháu thì vâng lời, ghi nhớ
hết tất thảy lời khuyên bảo.
C. Bà quan tâm, yêu chiều cháu, nhưng không thể hiện ra những hành động trực tiếp khi cháu còn thức,
mà chỉ dám săn sóc khi cháu đã ngủ say; cháu cũng cảm thông với những vất vả của đời bà, nhưng không
dám lên tiếng, chỉ biết khóc thương.
D. Bà trân trọng từng khoảnh khắc bên cháu, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ cháu, đến lúc cháu lên xe
quay lại thành phố cũng lưu luyến không rời; nhưng cháu lại chỉ đắm chìm trong những ngọt ngào của tình
yêu mới chớm mà vô tình với bà.
Câu 6: Những kỉ niệm thời thơ ấu xuất hiện trong tác phẩm này có ý nghĩa gì?
GV. Nguyễn Thị Linh Chi

A. Kỉ niệm với bà và Nga xuất hiện như một dòng nước xoáy mạnh vào tâm hồn khô cằn cằn của Thanh,
giúp anh xua đi những ngọc nhằn, muộn phiền của thành phố.
B. Kỉ niệm tuổi thơ nhiều bất hạnh, gian khổ của Thanh tạo nên một không khí đối lập với không gian hiện
tại tươi mát, bình yên, tạo nên sự đa dạng trong không gian nghệ thuật.
C. Kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, trong trẻo với bà và Nga dưới bóng cây hoàng lan làm cho Thanh nuối tiếc khi
phải rời xa chốn thân quen này.
D. Kỉ niệm tuổi thơ với bà, với Nga xuất hiện rõ ràng trong tâm trí Thanh, khơi dậy những cảm xúc trong
lành, đồng thời, tạo nên không khí trữ tình, nên thơ cho thiên truyện.
Câu 7: Câu chuyện “Dưới bóng hoàng lan” thể hiện đặc điểm nào trên phương diện cốt truyện trong
các tác phẩm của Thạch Lam?
A. Cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng, êm đềm, giàu tính trữ tình như một bài thơ.
B. Cốt truyện gay cấn, kịch tính, nhiều diễn biến bất ngờ, khiến người đọc ngạc nhiên.
C. Cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn, khó đoán biết nhưng vẫn giàu tính lãng mạn.
D. Cốt truyện đơn giản nhưng đầy bất ngờ, vì sự thay đổi nhanh chóng của nhân vật.
Câu 8 (1.0đ): Theo anh/ chị, nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” có ý nghĩa gì?
Câu 9 (1.0đ): Trình bày nghệ thuật xây dựng nhân vật Thanh trong văn bản trên.
Câu 10 (1.5đ): Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận: Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm “nhân từ như một bức tranh
yên ủi1”. (Thạch Lam – Về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục Hà Nội, 2003, tr.147). Từ gợi ý đó, anh/
chị hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống
được thể hiện qua tác phẩm trên.
Phần II: Viết (3,0đ)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Hạnh phúc là khi con tim biết rung động.

1
Yên ủi: an ủi

You might also like