Câu Hỏi Ôn Tập - LDS2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

CÂU HỎI ÔN TẬP – LUẬT DÂN SỰ 2

PHẦN 1:
Câu 1: Anh A và anh B có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho
chị C 1 tỷ đồng. Trong đó phần nghĩa vụ của anh A là 700 triệu đồng,
anh B là 300 triệu đồng.
a. Nếu anh B không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì chị C có quyền
yêu cầu anh A thực hiện toàn bộ nghĩa vụ này hay không? Vì sao?
b. Trong trường hợp chị C miễn phần nghĩa vụ cho anh B thì phần nghĩa
vụ của anh A có được miễn không? Vì sao?
c. Trong trường hợp chị C đã chỉ định anh A thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
nhưng sau đó lại miễn nghĩa vụ cho anh A thì anh B có phải thực hiện
phần nghĩa vụ của mình hay không? Vì sao?

Câu 2: Anh (chị) hãy so sánh quy định chuyển giao quyền với
chuyển giao nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật dân sự 2015

Câu 3: A cho C vay 2 tỷ đồng. Sau đó A chuyển nhượng quyền đòi nợ


này cho B với giá 1,5 tỷ đồng. Trong hợp đồng chuyển nhượng, A cam
kết bảo đảm về khả năng thanh toán của C. A đã chuyển giao giấy nhận
nợ của C đối với mình cho B. Đến hạn trả nợ, B đã đòi C số tiền 2 tỷ
đồng nhưng C không có khả năng thanh toán cho B.
a. Hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ giữa A và B có hợp pháp không?
Nêu các căn cứ pháp lý?
b. Nếu C không có khả năng thanh toán cho B nên B muốn khởi kiện A
để được thanh toán số tiền 2 tỷ đồng có được không? Nêu căn cứ pháp lý
giải quyết vụ việc trên?

Câu 4: Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm không
được chuyển giao cho người khác.
Câu 5: Mọi tài sản đều có thể trở thành đối tượng của quan hệ nghĩa vụ
nếu được các bên trong quan hệ nghĩa vụ thỏa thuận.

Câu 6: Tài sản dùng để ký cược phải có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị
tài sản thuê trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
khác.

Câu 7: A, B, C mỗi người vay của D năm triệu đồng, đây là nghĩa vụ liên
đới.

Chương 3: Các hợp đồng dân sự thông dụng


Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“Thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán là
thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật”.

Câu 5. Anh chị hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“Anh A ký hợp đồng mua của anh B hai cái máy khâu. Nếu trong hợp
đồng không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng sẽ là
tại nhà của anh A”.
Câu 6: Ngày 2/5/2017, Ông A cho ông B vay số tiền là 150.000.000
đồng và thỏa thuận lãi suất là 5% tháng.. Thời hạn vay trong hợp đồng là
1 năm. Hết hạn hợp đồng ông B mới trả được 50.000.000 đồng. Từ đó
đến ngày 2/10/2020, ông B vẫn chưa thanh toán tiền vay cho ông A. Vì
vậy ông A muốn khởi kiện ông B ra Tòa

a. Xác định thời hiệu khởi kiện trong vụ án trên? Nêu căn cứ pháp lý?
b. Hãy tư vấn cho ông A về các khoản tiền mà ông B có nghĩa vụ
thanh toán theo BLDS 2015
c. Nếu việc ông B chậm thanh toán đã gây nên thiệt hại cho ông A thì
ông A có quyền yêu cầu ông B phải chịu phạt và bồi thường thiệt
hại không? Nêu và phân tích căn cứ pháp lý?

Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị
nghĩa vụ được bảo đảm”.

Câu 8: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“ Người được ủy quyền không được ủy quyền cho người thứ ba trong bất
kỳ điều kiện nào”.

Câu 9: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“ Trong hợp đồng vay không kỳ hạn thì bên cho vay có quyền yêu cầu
bên vay trả tiền bất kỳ lúc nào và phải báo trước trong một thời gian hợp
lý”

Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“ Một tài sản chỉ có thể được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ
dân sự”.
Chương 5: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Câu 11: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ áp dụng trực tiếp
với người có hành vi gây thiệt hại”.

Câu 12: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“ Người được bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm về tính mạng, sức
khỏe phải là người trực tiếp bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra”.

Câu 13: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?

“ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt ra nếu bên bị
thiệt hại chứng minh được lỗi của bên gây thiệt hại”

Câu 14: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“ Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”

Câu 15: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“ Bên có quyền yêu cầu cấp dưỡng có quyền chuyển giao quyền yêu cầu
này cho người khác”

Câu 16: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?

“ Bên bị thiệt hại không cần chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại khi yêu
cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chỉ cần chứng minh có hành
vi vi phạm và có thiệt hại”

Câu 17: Anh An lái xe máy chở theo anh Ba đi đám cưới. Do uống nhiều
rượu nên anh An đã phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn nghiêm trọng cho
chị Huệ làm chị mất 61% sức khỏe.
a. Ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị Huệ? Nêu và phân
tích căn cứ pháp lý?
b. Hãy tư vấn cho chị Huệ về các khoản bồi thường mà chị được hưởng.
c. Giả sử anh An bị chết trong vụ tai nạn trên thì chị Huệ có quyền yêu
cầu gia đình anh An bồi thường cho mình không? Tại sao?

Câu 18: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“ Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản
lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra”

Câu 19: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“ Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải
bồi thường thiệt hại chỉ khi họ có lỗi”

Câu 20: Anh (chị) hãy cho biết khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
“ Anh A (làm việc trong cơ quan Y). Trong khi thi hành công vụ, anh A
đã gây thiệt hại cho chị X thì cơ quan Y phải bồi thường thiệt hại cho chị
X”

PHẦN 2:
Câu NỘI DUNG TRÌNH BÀY

Chương 1: Nghĩa vụ dân sự

Câu 1: Tài sản dùng để ký cược phải có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản
thuê trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Câu 2: A, B, C mỗi người vay của D năm triệu đồng, đây là nghĩa vụ liên đới.

Câu 3: Người xử lý tài sản cầm cố, thế chấp phải là bên nhận bảo đảm hoặc
người do bên nhận bảo đảm ủy quyền.

Câu 4: Khi nghĩa vụ được thực hiện thông qua người thứ ba thì bên có nghĩa vụ
ban đầu được miễn trách nhiệm với bên có quyền.

Câu 5: Khi nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ sẽ làm phát sinh nghĩa
vụ liên đới giữa những người bảo lãnh đó.

Câu 6: Phần 2: Câu hỏi lý thuyết (3,0 điểm) - CLO3

Nêu đối tượng của nghĩa vụ. Cho ví dụ minh họa từng loại.

Câu 7: Trình bày phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Nêu ý nghĩa của
phương thức bán đấu giá.

Câu 8: Một tài sản thì chỉ được dùng để đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa
vụ.

Câu 9: Trình bày nội dung và ý nghĩa của việc đăng ký biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ.

Chương 2: Hợp đồng

Câu 10: Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận chỉ phát sinh giữa các bên khi hợp
đồng vô hiệu.

Câu 11. Hợp đồng giữa các bên phải được lập thành văn bản, có công chứng
chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.

Câu 12. A đến cửa hàng của B để yêu cầu sơn lại chiếc xe máy của mình. Đây là
hợp đồng gia công.

Câu 13 Ông A thỏa thuận cho bà B vay 200 triệu đồng trong thời hạn 12 tháng
với lãi suất vay 20%/12 tháng và không thỏa thuận gì thêm. Tuy nhiên
khi vay được 6 tháng thì bà B yêu cầu trả lại toàn bộ tiền vay trước kỳ
hạn và trả lãi trong 6 tháng đã vay. Ông A không đồng ý mà yêu cầu B
phải trả tiền vay đúng kỳ hạn như đã thỏa thuận, còn nếu trả trước thì
phải trả lãi đủ 12 tháng như cam kết chứ không phải là trả lãi 6 tháng.
Đồng thời nếu bà B trả tiền vay trước hạn thì còn phải chịu phạt thêm
5% trên số tiền 200 triệu mà ông đã cho vay.
Bà B có quyền trả tiền vay trước kỳ hạn không?

Yêu cầu của A khi B trả tiền vay trước hạn có đúng với quy định pháp
luật hiện hành không?

Câu 14 Các bên phải thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu không thì
hợp đồng vô hiệu vì không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ.

Câu 15 A vay của B một khoản tiền trị giá 500 triệu đồng với thời hạn 01 năm từ
ngày 01/01/2016 đến 01/01/2017. Trong hợp đồng, các bên có thỏa
thuận trả lãi nhưng không nêu rõ về lãi suất. Để đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ hoàn trả khoản vay, B yêu cầu A thế chấp căn nhà của A trị giá 1 tỷ
đồng. Đến hạn nhưng không thấy A trả tiền gốc và lãi, vì vậy B yêu cầu
A thực hiện nghĩa vụ.

a) Tính lãi suất trong hợp đồng vay trên?

b) Do A không trả nợ vay nên B đề nghị A là B sẽ nhận chính căn


nhà mà A thế chấp để thay thế cho việc trả nợ, tuy nhiên A không đồng
ý. Đề nghị của B có đúng quy định pháp luật không?

Câu 16 Công ty ABC có trụ sở tại số 2 đường Y, thành phố X quảng cáo trên
truyền hình sẽ bán máy mát-xa cầm tay xuất xứ từ Nhật với giá 5 triệu
đồng/1 chiếc với nhiều loại màu khác nhau, bảo hành 2 năm, giao hàng
ngay trong vòng 5 ngày sau khi khách hàng đặt mua từ 5 máy trở lên.
Ông Hùng vì muốn làm quà tặng cho khách quý nên đã gởi thư đến ABC
đặt mua 10 máy vào ngày 15/5/2016. Công ty ABC xác nhận đã nhận
thư của Hùng. Tuy nhiên, đến ngày 26/5/2016 Hùng vẫn chưa nhận được
máy.

Công ty ABC quảng cáo sản phẩm trên truyền hình có được xem là đề
nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Luật không?

Công ty ABC xác nhận đã nhận thư của Hùng có được xem là chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng không?

Chương 3: Hợp đồng dân sự thông dụng


Câu 17: Tất cả các loại hợp đồng thông dụng dược quy định trong BLDS đều là
hợp đồng song vụ.

Câu 18: A nhận bán bia do cơ sở B sản xuất. Để phục vụ cho hoạt động bán bia,
B đã giao cho A hai bồn chứa bia. Theo nội dung của hợp đồng, A sẽ
hoàn trả cho B hai bồn chứa bia này khi chấm dứt hợp đồng và hai bên
đã tiến hành lập văn bản về việc A giao cho B 20 triệu đồng “thế chân”
để bảo đảm việc hoàn trả. Nay các bên có tranh chấp về khoản tiền “thế
chân” trên: một bên cho rằng quan hệ giữa các bên về khoản tiền này là
ký cược, còn bên kia cho rằng quan hệ này là đặt cọc. Anh (chị) hãy cho
biết:

a) Biện pháp mà các bên áp dụng trong tình huống trên đối với số tiền 20
triệu đồng là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nào?

b) Đặt giả thiết là trong hợp đồng mua bán bia, A và B thỏa thuận là để
bảo đảm cho A trả lại hai bồn chứa bia thì A phải chuyển 20 triệu đồng
vào một tài khoản ngân hàng được phong tỏa thì số tiền chuyển giao đó
được gọi là tiền gì?

Câu 19. Ông B ký hợp đồng thuê ông A 100 bộ bàn ghế hạng sang để tổ chức
mừng thọ Mẹ vào ngày 01/12/2016, tổng giá trị tiền thuê là 100 triệu.
Theo đó A cam kết sẽ giao đủ số bàn ghế nói trên cho B tại nhà riêng
của B trước ngày 01/12/2016. Tuy nhiên, đến ngày 01/12 thì A chỉ giao
được 80 bộ bàn ghế, khiến B vất vả để đi tìm thuê 20 bộ bàn ghế sang
trọng tương ứng với giá thuê là 30 triệu đồng để thay thế trong ngày
mừng thọ. Giữa A và B có tranh chấp.

a) Giả sử thỏa thuận thuê giữa B và A đươc xác lập bằng lời nói thì thỏa
thuận này có hiệu lực pháp luật không?

b) A thông báo lý do giao thiếu tài sản thuê bởi kho hàng của A bị kẻ
trộm đột nhập lấy cắp 50 bộ bàn ghế, được cơ quan công an xác nhận.
Việc bị trộm vào lấy cắp tài sản thuê có được hiểu là sự kiện bất khả
kháng không?

Chương 5: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Câu 20: Người người chưa đủ 15 tuổi có hành vi gây thiệt hại nếu đã có tài sản
riêng thì phải bồi thường toàn bộ cho người bị thiệt hại.

Câu 21: Người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết.

Câu 22: Trong mọi trường hợp, nếu người lái xe ô tô gây tai nạn thì chủ sở hữu
xe ô tô phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.

Câu 23 Nếu gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt thì người
gây thiệt hại có thể được xem xét để giảm mức bồi thường.

Câu 24 Trình bày năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nêu ý nghĩa
của quy định?

Câu 25 B là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, đến công ty đòi gặp giám
đốc. Vì giám đốc đang tiếp khách, mặt khác, thấy B đang trong tình
trạng say rượu nên A – bảo vệ công ty đã ngăn chặn không cho vào. B
chửi bới, dùng những lời lẽ xúc phạm và cố tình xông vào công ty.
Không kiềm chế nổi, A dùng dùi cui đánh túi bụi vào lưng B cho đến khi
B ngã quy. Kết quả B bị trấn thương nặng.

Câu hỏi:

Hành vi của A có phải là phòng vệ chính đáng không?

B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ không?

Câu 26 Biết cả nhà anh K về quê, A, B, C bàn bạc với nhau chờ đêm đến sẽ phá
khóa nhà K để vào trộm cắp tài sản. Đêm đó, chỉ có A, B phá khóa vào
lấy xe máy, tiền, vàng và một số tài sản khác, trị giá khoảng 100 triệu
đồng. C nhận trách nhiệm tìm chỗ tiêu thụ số tài sản trộm cắp trên. D
thuê nhà gần đó, khi đi chơi đêm về thấy nhà K cửa mở toang, liền lẻn
vào, bê nốt ti vi và một số đồ đạc khác (do A, B bỏ lại vì không mang đi
được) trị giá khoảng 10 triệu. Sau thời gian điều tra, công an tìm ra A, C,
D; còn B hiện vẫn đang bỏ trốn. Số tài sản trộm cắp chúng đều đã bán và
tiêu dùng hết.

Câu hỏi:

a. K có quyền kiện ai để yêu cầu bồi thường?


b. Trách nhiệm bồi thường của A, B, C, D được xác định như thế
nào?

PHẦN 3:
Câu NỘI DUNG TRÌNH BÀY

Chương 1: Nghĩa vụ

Câu 1:

Mọi tài sản đều có thể trở thành đối tượng của quan hệ nghĩa vụ nếu
được các bên trong quan hệ nghĩa vụ thỏa thuận.

Câu 2:

Tất cả hợp đồng đều là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.

Câu 3

Trong mọi trường hợp, khi nghĩa vụ được chuyển giao thì biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đó chấm dứt.

Câu 4

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm không
được chuyển giao cho người khác. (Khó)
Câu 5

Nghĩa vụ chấm dứt khi thời hiệu khởi kiện về nghĩa vụ đã hết.

Câu 6

Nêu các loại đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ? Phân tích các điều
kiện đối với đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ?

Câu 7

Nêu các căn cứ phát sinh nghĩa vụ và cho ví dụ minh hoạ từng căn
cứ.

Câu 8

A đang đi trên đường thì thấy B bị thương nặng nằm trên lề đường,
xung quanh không người qua lại. A vội vàng chở B đi cấp cứu ở bệnh
viện X. Theo quy định của bệnh viện, phải đóng tiền tạm ứng viện phí
thì mới bắt đầu chữa trị. A đã đóng tạm ứng viện phí cho B số tiền là 10
triệu đồng.
Sau khi B xuất viện, A đến yêu cầu B thanh toán lại phần tạm ứng
viện phí mà A đã đóng hộ là 10 triệu đồng và thù lao A đã chở B đi bệnh
viện là 2 triệu đồng.
Theo anh/chị, B có nghĩa vụ thanh toán lại cho A số tiền tạm ứng
viện phí và thù lao A chở B đi bệnh viện không? Vì sao? (Trung bình)
Chương 2: Hợp đồng

Câu 9

Thời hạn chờ trả lời đề nghị giao kết hợp đồng có thể do các bên
cùng ấn định.

Câu 10

Hình thức của hợp đồng dân sự là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng dân sự nếu các bên có thỏa thuận. (khó)
Câu 11

Hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ vẫn có thể phát sinh hiệu
lực. (trung bình)

Câu 12

Bên có quyền bị xâm phạm không được đòi bồi thường thiệt hại khi
đã có thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự. (dễ)

Câu 13

Tài sản hình thành trong tương lai cũng có thể là đối tượng của thế
chấp.

Câu 14

Phân tích hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng. (Trung
bình)
Câu 15

A nhận bán bia do cơ sở B sản xuất. Để phục vụ cho hoạt động bán
bia, B đã giao cho A 02 bồn chứa bia. Theo nội dung của hợp đồng, A sẽ
hoàn trả cho B 02 bồn chứa bia này khi chấm dứt hợp đồng và A giao
cho B 20 triệu đồng (thế chân) để bảo đảm việc hoàn trả. Nay các bên có
tranh chấp về khoản tiền thế chân trên: Một bên cho rằng quan hệ giữa
các bên về khoản tiền này là ký cược, một bên cho rằng quan hệ giữa các
bên về khoản tiền này là đặt cọc.
Anh (chị) hãy cho biết:

1. Quan hệ giữa A và B về tiền thế chân trên có phải là quan hệ ký


cược không? Vì sao?
2. Quan hệ giữa A và B về tiền thế chân trên có phải quan hệ đặt cọc
không? Vì sao?
3. Phân biệt hậu quả pháp lý của 2 trường hợp trên và cho biết quan
điểm cá nhân của anh (chị) về việc áp dụng trường hợp nào sẽ
hợp lý hơn? Vì sao?
Chương 3: Hợp đồng dân sự thông dụng

Câu 16:

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng mua bán chính là thời
điểm chuyển quyền sở hữu tài sản đó từ bên bán sang bên mua.

Câu 17:

Bên thuê tài sản có quyền sở hữu đối với tài sản thuê trong thời gian
có hiệu lực của hợp đồng thuê tài sản.

Câu 18

Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách là hành khách.

Câu 19

Hợp đồng trao đổi tài sản là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán
tài sản.

Câu 20

Bên cho mượn tài sản có thể đòi lại tài sản trước thời hạn mà các
bên đã thỏa thuận.

Câu 21:

Công ty X và ông A ký hợp đồng vận chuyển 20 tấn gạo đi từ cảng


Cần Thơ đến cảng Hải Phòng. Trong hợp đồng vận chuyển hai bên có
thỏa thuận “nếu bên vận chuyển (công ty X) để gạo bị ẩm ướt thì phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Trên đường vận
chuyển, khi tàu đến vùng biển Quảng Nam thì bão bất ngờ ập đến. Khó
khăn lắm, thuyền trưởng mới có thể đưa tàu đến nơi an toàn nhưng toàn
bộ hàng hóa trên tàu đều bị ngấm nước biển. Sau khi xảy ra sự việc, căn
cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng, ông A yêu cầu Công ty X bồi thường
toàn bộ thiệt hại, nhưng Công ty X căn cứ vào Khoản 3 Điều 541 đã từ
chối trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hỏi:
a. Sự kiện bão này có phải là sự kiện bất khả kháng hay không? Vì
sao?

b. Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của ông A có được chấp nhận
không? Vì sao?

Chương 5: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Câu 22

Người gây thiệt hại mà không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. (trung bình)

Câu 23

Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại là ba năm kể từ khi xảy ra
tranh chấp giữ các bên gây thiệt hại với bên bị thiệt hại.

Câu 24

Bên gây thiệt hại được giảm mức bồi thường nếu là người có nhược
điểm về thể chất, tinh thần hoặc mất năng lực hành vi dân sự gây
thiệt hại.

Câu 25

Khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thiệt hại, người
gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.

Câu 26

Khi súc vật gây thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người thứ ba thì chủ
sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại.

Câu 27

Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Câu 28

A đang lái ô tô trên đường quốc lộ, đúng làn đường, đúng tốc độ thì B (8
tuổi) đột ngột chạy băng qua đường. Để tránh B, A đánh lái xe và tông
vào dải phân cách. Thiệt hại ước tính là 30 triệu đồng. Hỏi ai phải chịu
trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này?

Câu NỘI DUNG TRÌNH BÀY


Chương 1: Nghĩa vụ dân sự
Câu 1: Chỉ có chủ sở hữu tài sản mới có quyền bán tài sản của mình.

Câu 2: Con cháu phải thờ cúng ông bà tổ tiên được hiểu là nghĩa vụ theo quy định
của Luật dân sự hiện hành.

Câu 3 Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận một tài sản bảo đảm sẽ do
bên có nghĩa vụ quyết định.

Câu 4 Chỉ có tiền Việt Nam mới là đối tượng của nghĩa vụ.

Câu 5 Trong trường hợp bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn công việc, tài sản để
thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền thì khi cần thiết, bên có nghĩa vụ
được quyền chậm thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thông báo ngay bằng văn
bản cho bên có quyền.

Câu 6 Hãy phân biệt nghĩa vụ dân sự liên đới và nghĩa vụ dân sự riêng rẽ.

Câu 7 Trình bày phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Nêu ý nghĩa của
phương thức bán đấu giá.

Câu 8 Anh A muốn mua căn nhà tại Thành phố H trị giá 1 tỷ đồng nhưng không
có đủ tiền để thanh toán. B, C, D là bạn bè quen biết của A và họ có một
khoản tiền tiết kiệm chung là 500 triệu đồng. Trong đó anh B có 200 triệu,
anh C có 100 triệu, chị D có 200 triệu. Biết A đang cần tiền nên B, C, D
thống nhất với nhau sẽ cho A vay số tiền tiết kiệm chung để mua nhà. Ngày
3/9/2016, B, C, D giao kết với A một hợp đồng vay tiền, trong đó thỏa thuận
rõ đến ngày 3/9/2017, anh A có nghĩa vụ phải trả đủ số tiền 500 triệu cho B,
C, D và B sẽ thay mặt cho C, D để nhận khoản tiền này từ A.

Tuy nhiên, đến ngày 1/10/2017, D thấy tình cảnh anh A vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn nên chị đã quyết định miễn cho anh A việc thực hiện nghĩa
vụ đối với quyền của mình. Sau đó, hết thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng mà anh A vẫn chưa trả lại tiền, trong khi anh B lại đang cần tiền gấp để
đầu tư kinh doanh riêng nên anh B đến yêu cầu anh A phải thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ.

a) Nghĩa vụ của A đối với B, C, D là loại nghĩa vụ gì ?

b) Việc chị D miễn cho anh A việc thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền
của mình thì có dẫn đến chấm dứt nghĩa vụ của A đối với B, C không?

Câu 9 So sánh việc chuyển giao quyền yêu cầu và việc chuyển giao nghĩa vụ.
Câu 10 Anh A muốn mua căn nhà tại Thành phố H trị giá 1 tỷ đồng nhưng không có
đủ tiền để thanh toán. B, C, D là bạn bè quen biết của A và họ có một khoản
tiền tiết kiệm chung là 500 triệu đồng. Trong đó anh B có 200 triệu, anh C
có 100 triệu, chị D có 200 triệu. Biết A đang cần tiền nên B, C, D thống nhất
với nhau sẽ cho A vay số tiền tiết kiệm chung để mua nhà. Ngày 3/9/2016,
B, C, D giao kết với A một hợp đồng vay tiền, trong đó thỏa thuận rõ đến
ngày 3/9/2017, anh A có nghĩa vụ phải trả đủ số tiền 500 triệu cho B, C, D
và B sẽ thay mặt cho C, D để nhận khoản tiền này từ A.

Tuy nhiên, đến ngày 1/10/2017, D thấy tình cảnh anh A vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn nên chị đã quyết định miễn cho anh A việc thực hiện nghĩa
vụ đối với quyền của mình. Sau đó, hết thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng mà anh A vẫn chưa trả lại tiền, trong khi anh B lại đang cần tiền gấp để
đầu tư kinh doanh riêng nên anh B đến yêu cầu anh A phải thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ.

a) Nghĩa vụ của A đối với B, C, D là loại nghĩa vụ gì ?

b) A muốn chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho em trai mình thì cần phải thỏa
những điều kiện nào?
Chương 2: Hợp đồng
Câu 11: Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận một tài sản bảo đảm sẽ do
bên có nghĩa vụ quyết định.

Câu 12: Nếu các bên có thỏa thuận trước về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản thì áp dụng Điều 420 BLDS 2015 để giải quyết.

Câu 13 Các bên phải thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu không thì hợp
đồng vô hiệu vì không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ.

Câu 14 Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận chỉ phát sinh giữa các bên khi hợp đồng
vô hiệu.

Câu 15 Trình bày khái niệm hợp đồng. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng.
Câu 16 Ông A cho bà B thuê xe ô tô để chở hàng trong thời hạn 03 tháng. Sử
dụng xe được 01 tháng, bà B muốn cho chị C thuê lại. B và C thỏa thuận C
được sử dụng thử xe trong 24 giờ, nếu xe tốt thì C sẽ thuê. Tuy nhiên, trong
khoảng thời gian 24 giờ dùng thử, khi để xe trong nhà của C thì nhà của C bị
cháy; lý do cháy được xác định là do người giúp việc nấu ăn bất cẩn gây ra.
Xe ô tô cũng bị cháy, hư hỏng toàn bộ.

a) Việc bà B cho chị C thuê lại xe ô tô như trên có hợp pháp không?

b) Ai phải bồi thường xe ô tô cho ông A?

Câu 17 Ông A cho bà B thuê xe ô tô để chở hàng trong thời hạn 03 tháng. Sử
dụng xe được 01 tháng, bà B muốn cho chị C thuê lại. B và C thỏa thuận C
được sử dụng thử xe trong 24 giờ, nếu xe tốt thì C sẽ thuê. Tuy nhiên, trong
khoảng thời gian 24 giờ dùng thử, khi để xe trong nhà của C thì nhà của C bị
cháy; lý do cháy được xác định là do người giúp việc nấu ăn bất cẩn gây ra.
Xe ô tô cũng bị cháy, hư hỏng toàn bộ.

a) Việc bà B cho chị C thuê lại xe ô tô như trên có hợp pháp không?

b) Người giúp việc cho chị C có phải bồi thường toàn bộ giá trị chiếc xe ô
tô do sự nấu ăn bất cẩn của mình không?

Chương 3: Hợp đồng dân sự thông dụng


Câu 18: A nhận bán bia do cơ sở B sản xuất. Để phục vụ cho hoạt động bán bia, B
đã giao cho A hai bồn chứa bia. Theo nội dung của hợp đồng, A sẽ hoàn trả
cho B hai bồn chứa bia này khi chấm dứt hợp đồng và hai bên đã tiến hành
lập văn bản về việc A giao cho B 20 triệu đồng “thế chân” để bảo đảm việc
hoàn trả. Nay các bên có tranh chấp về khoản tiền “thế chân” trên: một bên
cho rằng quan hệ giữa các bên về khoản tiền này là ký cược, còn bên kia cho
rằng quan hệ này là đặt cọc. Anh (chị) hãy cho biết:

a) Biện pháp mà các bên áp dụng trong tình huống trên đối với số tiền 20
triệu đồng là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nào?

b) Đặt giả thiết là trong hợp đồng mua bán bia, A và B thỏa thuận là để
bảo đảm cho A trả lại hai bồn chứa bia thì A phải chuyển 20 triệu đồng vào
một tài khoản ngân hàng được phong tỏa thì số tiền chuyển giao đó được gọi
là tiền gì?

Câu 19: Ông B ký hợp đồng thuê ông A 100 bộ bàn ghế hạng sang để tổ chức
khánh thành nhà thờ tộc họ vào ngày 26/12/2013, tổng giá trị tiền thuê là
100 triệu. Theo đó A cam kết sẽ giao đủ số bàn ghế nói trên cho B tại nhà
thờ tộc của B trước ngày 26/12/2013. Tuy nhiên, đến ngày 26/12 thì A chỉ
giao được 40 bộ bàn ghế; bức xúc nên B tuyên bố hủy hợp đồng vớia/ Giữa
A và B có tranh chấp. Hỏi:

a/ B có quyền tuyên bố hủy hợp đồng thuê bàn ghế không? Giải thích.

b/ A thông báo lý do giao thiếu tài sản thuê bởi kho hàng của A bị kẻ
trộm đột nhập lấy cắp 60 bộ bàn ghế, được cơ quan công an xác nhận. Với
nhận thức pháp lý của mình, anh chị có hướng giải quyết tranh chấp nói trên
như thế nào?

Chương 5: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng


Câu 20: Trong mọi trường hợp, nếu người lái xe ô tô gây tai nạn thì chủ sở hữu xe ô
tô phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.

Câu 21: Người tước đoạt tính mạng của người khác đã bị xử lý về hình sự thì không
phải chịu trách nhiệm dân sự.

Câu 22: Yêu cầu khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người bị thiệt hại
có thể thực hiện bất cứ lúc nào.

You might also like