Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết

để làm
công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác
hoặc số phận đen đủi dồn họ đến chân tường”. Không nằm ngoài dòng chảy đó, nhà văn Tô
Hoài – nhà văn của các dân tộc miền núi đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của mình khi hướng
ngòi bút đến những người lao động nghèo khổ, khám phá và phát hiện ra sức mạnh nội sinh
của họ. Và “Vợ Chồng A Phủ” - sáng tác năm 1953 là một tác phẩm như thế, phản ánh chân
thật cuộc sống tăm tối của người lao động miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn thực
dân và chúa đất phong kiến. Từ đó trân trọng vẻ đẹp bên trong họ khát vọng tự do và ý thức
tự giải phóng của họ. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua …..

“Năm Ất Dậu, tháng 3, còn nhớ mãi. Giống Lạc Hồng cực trải những đau thương.”
Có những năm tháng đã qua đi, có những kiếp người đã ngã xuống. Nhưng có những sự kiện
buộc lòng chúng ta không được phép quên đó là nạn đói năm 1945 hệ quả từ tội ác của Pháp
và Nhật. Nhắc đến nạn đói, con người ta thường nghĩ đến những hoàn cảnh tối tăm, những
hình ảnh tang thương, chết chóc. Nhưng riêng nhà văn Kim Lân – con đẻ của làng quê Việt
Nam đã cho chúng ta thấy một góc nhìn hoàn toàn mới thông qua tác phẩm Vợ Nhặt - một
truyện ngắn cảm động, phơi bày sự rẻ rúng về thân phận, thảm cảnh của người dân Việt Nam
trước cách mạng, đồng thời cũng nói lên sức mạnh tình người trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

You might also like