Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT.

I. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của xã hội học pháp luật
1. Điều kiện xuất hiện
- Bối cảnh: cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật
 Khoa học tự nhiên đạt được những thành tựu lớn trong
việc khám phá ra cấu trúc, thành phần của thế giới vật
chất, đồng thời phát triển các phương pháp nghiên cứu
thế giới vật chất một cách hệ thống. điều đó đã tác động
đến các nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội
 Các điều kiện kinh tế - xã hội.
 Nền sản xuất công nghiệp với quy mô lớn đòi hỏi mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và hàng hóa công
nghiệp. Quá trình đô thị hóa đẩy mạnh cùng với sự tích tụ
dân cư. Những biến đổi về kinh tế kéo theo những thay
đổi sâu sắc trong đời sống xã hội.
 Chủ nghĩa tư bản dựa trên cạnh tranh tự do chuyển sang chủ
nghĩa tư bản độc quyền.
 Sự khủng hoảng trong cách tiếp cận của luật học khi nghiên cứu
pháp luật thời kì chủ nghĩa tư bản độc quyền. Sụ khủng hoảng
trong khuôn khổ của một chế độ xã hội dẫn đến các quy định
pháp luật phản ánh các quan hệ giai cấp trước đây trở nên không
còn phù hợp trong giải quyết các vấn đề xã hội mới nảy sinh
 Luật học kêu gọi sự vào cuộc của các ngành khoa học xã hội
khác
 Xã hội học đã nhanh chóng vào cuộc cùng luật học tìm hiểu
thực trạng các quan hệ nảy sinh trong chủ nghĩa tư bản độc
quyền.
 Hình thành lĩnh vực nghiên cứu giáp ranh giữa xã hội học và
luật học => xã hội học pháp luật xuất hiện.
2. Quan điểm của một số trường phái xã hội học pháp luật tiêu biểu
a. Trường phái xã hội học pháp luật châu âu
- De la brede – Montesquieu (1968 – 1755) là nhà tư tưởng người
pháp. Tác phẩm "tinh thần pháp luật" của ông xuất bản năm 1748
là cơ sở cho các nghiên cứu xã hội học pháp luật. học thuyết của
công về tinh thần pháp luật là khuynh hướng xã hội học pháp luật
đầu tiên trong tiếp cận nghiên cứu pháp luật, được hình thành về
mặt lí luận dựa trên một khối lượng đồ sộ các tài liệu kinh nghiệm
- Jean jacques rousseau (1712 – 1778) sinh tại Gevena là nhà nghiên
cứu thuộc trào lưu khai sáng. Tác phẩm "bàn về khế ước xã hội" ra
đời năm 1762 lý giải về quá trình hình thành xã hội và nhà nước
trên quan điểm của thuyết quyền tự nhiên và thỏa thuận xã hội.
- Karl mark (1818-1883) cho rằng pháp luật ra đời gắn liền với sự ra
đời của nhà nước => tính giai cấp và tính xã hội.
- Emile durkhiem (1858 – 1917) => người khởi xướng xây dựng lý
thuyết chức năng luận trong xã hội học, các công trình nghiên cứu
của ông có ý nghĩa rất lớn về lý thuyết và phương pháp đối với sự
phát triển của xã hội học nói chung và xã hội pháp luật nói riêng.
- Max weber (1864-1920) nhà xã hội học người đức: nhiệm vụ của
xã hội học là nghiên cứu các thiết chế xã hội như nhà nước, pháp
luật, tổ chức, cộng đồng với tư cách là hành động của cá nhân đang
tương tác với nhau
3. Trường phái xã hội học pháp luật hoa kì
- Roscoe pound (1870-1964) nhà cải cách hàng đầu về tư tưởng pháp
luật của thế kỉ XX. Tư tưởng: chuyển từ pháp luật trên giấy tifw
thành pháp luật trong hành động
 Nhà xã hội học pháp luật cần đóng vai trò là người kĩ sư xã hội,
còn nhà luật học cần nhìn xã hơn dòng chữ trong đạo luật.
- Talcott parsons (1902-1979) nhà nghiên cứu thuộc trường pháp
chức năng luận – lý thuyết hành vi
4. Tình hình nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Việt Nam
II. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
a. Quan điểm về đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
- Trong xã hội học pháp luật phương tây truyền thống, một trong
những vấn đề quan trọng đối với xã hội học pháp luật là tính quy
định xã hội của pháp luật
- Đối với trào lưu pháp luật tự do ở châu âu, xã hội học pháp luật
phải bắt đầu từ việc nghiên cứu pháp luật linh hoạt.
- Trào lưu hiện thực trong luật học mỹ thì cho rằng, đối tượng nghiên
cứu của xã hội học pháp luật là hành vi pháp luật.
2. Các nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
- Nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dụng pháp luật
thực hiện và áp dụng pháp luật
- Nghiên cứu ý thức
III. Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và các khoa học pháp lý
IV. Phương pháp nghiên cứu xã hội học pháp luật
V. Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật.

CHƯƠNG 3: MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CƠ CẤU XÃ HỘI


I. Khái niệm, bản chất xã hội của pháp luật.

Câu 1: phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với chuẩn mực chính trị. Cho ví
dụ cụ thể.
Câu 2: phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với chuẩn mực tôn giáo. Cho ví
dụ.
- Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của
xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định tính
ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của
cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc
phải thực heiejn trong hành vi xã hội của mỗi người nhằm củng cố,
đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự kỉ cương, an toàn xã hội.
- Chuẩn mực tôn giáo là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập
dựa trên những tín điều, giáo lí tôn giáo, nhưng quy ước về lễ nghi,
sinh hoạt tôn giáo cùng với những thiết chế tôn giáo (nhà thờ, chùa
chiền, thánh đường) được ghi chép và thể hiện trong các bộ sách
kinh điển của các dòng tôn giáo khác nhau.
- Trong quá trình hình thành và phát triển, pháp luật luôn chịu ảnh
hưởng của các yếu tố, chuẩn mực xã hội, trong đó có chuẩn mực
ton giáo. Pháp luật và chuẩn mực tôn giáo tác động qua lại lẫn nhau
và có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lí xã hội của nhà
nước đối với các tín ngưỡng, tín điều tôn giáo. Pháp luật và tôn
giáo cùng tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội, phối hợp và hỗ
trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với
các quan hệ xã hội, xây dựng cuộc sốn tốt đời, đẹp đạo.
- Giữa pháp luật và tín điều cũng có sự khác biệt, thậm chí mâu
thuẫn nhau, trong trường hợp tín điều trở thành sự cản trở việc
thực hiện pháp luật trong các cộng đồng giáo dân. Từ đó đặt ra yêu
cầu giữa pháp luật của nhà nước xây dựng và tôn giáo cần có sự
điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của đất nước và niềm tin.
- Tôn giáo tác động đến pháp luật
- 1. Tôn giáo giúp cho hoạt động xây dựng pháp luật của nhà nước
Trên thế giới, Trong điều kiện gắn liền với chính trị, nhà nước và
nhà thờ có quan hệ chặt chẽ với nhau thì sự phân biệt giữa pháp
luật với tín điều thường không rõ ràng. Trong trường hợp này, giáo
luật được coi như pháp luât, thậm chí nhà nước, pháp luật chỉ là thứ
cấp, đứng sau giáo hội và chỉ là công cụ để thực hiện các mục tiêu ,
pháp luật do nhà nước ban hành phải phù hợp với các tín điều.

- ở một số quốc gia và cũng như ở Việt Nam trong điều kiện tách
biệt khỏi chính trị, thần quyền và chính quyền đã có sự tách bạch
nhau, giữa tín điều và pháp luật vừa có sự thống nhất, vừa có sự
khác biệt, vừa có sự tác động qua lại lẫn nhau. Việt nam có sự kết
hợp hài hào giữa các tôn giáo và các chuẩn mực xã hội, đóng góp
một vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước gồm các tôn
giáo như phật giáo, thiên chúa giáo, đạo tin lành, đạo hồi, đạo cao
đài.
- Tôn giáo củng cố niềm tin của con người vào những gì mà pháp
luật cấm hoặc không được phép thực hiện. Các tôn giáo chủ yếu
đều răn dạy con người những điều tốt, việc thiện, mang nhiều giá
trị nhân văn bơi vậy nó sẽ dàng được người dân chấp nhận.
- Nhưng tôn giáo cũng mang lại những điều tiêu cực đến việc đảm
bảo khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ đất nước khi mà có những thế
lực thù địch chống phá nhà nước, tổ chức nên những tổ chức có
hành vi dụ dỗ, mua chuộc nhân dân đứng lên chống chính quyền
nhân dân, ví dụ như hội thánh đức chúa trời đã đánh vào tâm lí
người dân, bắt họ ruồng bỏ những gì gọi là phong tục tập quán như
đập vỡ bàn thờ, xúc phạm tổ quốc,... Lúc này pháp luật quy định
các hành vi này là nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và các tội
phạm này cần phải xử lí nặng trên cơ sở pháp luật.
- Pháp luật góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các tín ngưỡng
thể hiện những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Ngược lại pháp luật nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng làm phương
hại đến lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ
chức; nghiêm cấm mọi biểu hiện mê tín,dị đoan; nghiêm cấm tà
đạo, nghiêm cấm việc truyền bá đức tin và hệ thống pháp lí, giáo
luật phản tiến bộ, trái thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội.
- "về cơ bản, pháp luật không đối lập, không ngăn cấm, loại trừ tín
điều ". Pháp luật của các nhà nước đều thừa nhận và bảo hộ quyền
tự do, tín ngưỡng của con người, thừa nhận và bảo hộ đức tin , coi
đức tin là thiêng liêng.
- Pháp luật điều chỉnh tôn giáo theo hướng có lợi, những tư tưởng,
quan niệm, tin điều không phù hợp sẽ bị loại bỏ. Những giá trị tốt
sẽ được điều chỉnh theo hướng tốt hơn.

Câu 3: phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với chuẩn mực đạo đức
Câu 4: phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với chuẩn mực phong tục tập
quán
Câu 5: phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với chuẩn mực thẩm mĩ.

You might also like