Nhà văn và bạn đọc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Trong bài thơ Nghệ nhân Bát Tràng, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:

“Tạo hóa trong tay anh


Nhưng lòng tốt lại ở ngoài thiên hạ”
Là một người ngoài thiên hạ, anh/chị có đồng tình với ý kiến của nhà thơ
Hữu Thỉnh? Bằng trải nghiệm văn học, hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về
vấn đề trên.
I. MỞ BÀI
Truy cầu theo những vì tinh tú rực sáng, thổi hồn mình vào những áng
văn chương vốn là mục tiêu của bao người cầm bút. Để đem cái lòng
yêu hướng thiện ấy vào đời, nhà văn phải là người sở hữu một tâm hồn
thanh sạch như đã được rửa tội. Anh tuy không phải là kẻ có thể đoạt
quyền Tạo hoá, nhưng lại có thể được ví von như một thánh thể kết
tinh. Song, ta không thể phủ nhận quyền năng của độc giả trong việc
quyết định sự sống của tác phẩm. Giống như váy vóc lụa là, đàn ca sáo
nhị, mỗi sáng tác lại phục vụ một lớp độc giả riêng biệt. Nói như nhà
thơ Hữu Thỉnh trong bài thơ “Nghệ nhân Bát Tràng” :
“Tạo hóa trong tay anh
Nhưng lòng tốt lại ở ngoài thiên hạ”
II. THÂN BÀI

(1) Giải thích ý kiến.


- Tạo hóa: một đấng nhào nặn tuyệt diệu.
→ Tạo hóa trong tay anh: Sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Thiên hạ: tất cả mọi người trên nhân gian, ở đây là bạn đọc.
- Lòng tốt: là tôn giáo vĩ đại nhất, được cộng hưởng bởi sự đồng cảm, tri
âm và sự tử tế. Nó mở khoảng rộng của trái tim, lãng quên bản năng nhỏ
nhoi, để nhường thênh thang cho lòng người, từ đó, cảm hóa được đối
phương, xây dựng một xã hội văn minh, một thế giới tuyệt mĩ. ( sự thấu
hiểu của độc giả)
=> Những vần thơ của Hữu Thỉnh quả là xác đáng khi bàn về vấn đề tiếp
nhận văn học. Nhận định ấy đã khẳng định mối quan hệ bền chặt giữa
nhà văn và bạn đọc, đề cao tầm quan trọng của độc giả đối với tác phẩm
và từ đó mở ra yêu cầu về cách tiếp nhận của người đọc muôn đời và hơi
hướng sáng tác của người nghệ sĩ.
(2)Bàn luận.
– Vì sao nói “Tạo hóa trong tay anh”?
- Nếu tất thảy nhà văn trên thế gian này đều có chung một gương mặt thì
gương mặt ấy sẽ thế nào? Sẽ không ngừng cất khúc hoan ca hay sẽ đầm
đìa châu lệ? Sẽ căm giận phừng phừng hay lo âu khủng hoảng? Dù mang
gương mặt nào thì có lẽ họ sẽ đều chung một điểm, đó là đôi bàn chân
luôn đi từng bước rất chặt trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Bởi, “tự tử
đối với đời người nghệ sĩ không phải là phát súng hay sợi dây thừng mà
chính là khi ngồi vào bàn viết không đem đến một cái gì mới mẻ”.
(Evtusenko).
- Một người nghệ sĩ cần một hệ thần kinh nhạy bén và tài quan sát. Một
vốn kiến thức bao quát từ văn hoá, nghệ thuật đến triết học, tôn giáo, lịch
sử, kinh tế, xã hội, con người,... để có khả năng dựng lên được những bức
tranh đời sống mang giá trị hiện thực và tư tưởng cao là những thứ tất yếu
với một nhà văn, nhà thơ để tạo nên chất lượng tác phẩm. Nó là kết quả
cuộc dấn thân tích cực vào đời sống của nghệ sĩ và là chất lượng của nội
dung tác phẩm.
- Người đọc tìm đến văn chương nói chung và thơ ca nói riêng để đắm
mình trong vẻ đẹp của sự sáng tạo. Cái mới, cái lạ sẽ có những vẻ đẹp của
nó. Qua việc thưởng thức vẻ đẹp ấy, người đọc có những khoái cảm thẩm
mĩ. Có ai yêu những áng thơ mòn cũ, có ai yêu những giai điệu nhạt nhẽo
không? Không đi theo con đường sáng tạo, nhà thơ sẽ rơi vào thơ ca và
quên lãng người đọc mà thôi. Như thế, cuộc đời cầm bút của người nghệ
sĩ sẽ trở nên vô nghĩa. Yêu cầu về sự sáng tạo lúc ấy gợi nhắc trong lòng
người đọc nỗi nhớ khôn nguôi về những gì nhà thơ đã dành trọn cho văn
chương, nghệ thuật.

"Mỗi công dân có một dạng vân tay"


Mỗi nhà thơ có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn"
- Lê Đạt -
Bởi vì không một ai cảm thấy hứng thú hay mong muốn đọc lại, xem lại những
gì mình đã biết, vậy nên sáng tạo là tất yếu. Nhà văn có thể vẫn viết về đối
tượng ấy, nhưng phải khai thác ở một khía cạnh khác, mới lạ, chưa từng có.
– Vì sao “Lòng tốt lại ở ngoài thiên hạ”?

- Bạn đọc khi đi vào đọc một tác phẩm sẽ bị ảnh hưởng bởi những
yếu tố chủ quan như tâm trạng, cảm xúc và tầm tiếp nhận. Khi ta
buồn, đọc những dòng thơ này, sẽ có người phải nấc nghẹn, phải
xuyến xao và bồi hồi cho một nỗi buồn không tên kẹt lại. Nhưng
khi ta vui, rất có thể ta sẽ phớt lờ và mặc nhiên khép lại bài thơ một
cách hờ hững và trách sao bài này chẳng phù hợp với tâm trạng gì
cả. Đấy chính là tâm trạng, cảm xúc sẽ tác động đến quá trình tiếp
nhận của độc giả.
- Cái quan trọng thứ hai là tầm tiếp nhận, mỗi bạn đọc có một tầm
tiếp nhận riêng. Điều này dựa vào tuổi tác, giới tính, trình độ văn
hoá, vốn sống, tôn giáo,... Những yếu tố này có khả năng tác động
vô cùng lớn tới thành quả tiếp nhận.
→ Bạn đọc khi đi vào kiến giải tác phẩm sẽ cung cấp thêm những ý nghĩa mới
cho tác phẩm, giúp tác phẩm có sức sống lâu bền hơn. Còn tác phẩm sẽ thực
hiện các chức năng văn học của nó như thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm;
mở rộng hiểu biết và tầm đón nhận của bạn đọc. Chính nhờ quá trình tiếp nhận
mà bạn đọc mới có thể thanh lọc tâm hồn để tạo nên một tinh thần vững chắc
dám dấn thân và thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn.
=> Điều đó làm nên tính đặc thù cho quá trình tiếp nhận, đó là đa thanh. Đa
thanh nghĩa là nhiều giọng nói, nhiều sự đóng góp, bổ sung. Mỗi bạn đọc tiến
đến văn đàn đều sẽ có một sự kiến giải riêng dựa trên tầm tiếp nhận của mình.
Cũng chính vì có đặc tính đa thanh, mà quá trình tiếp nhận là quá trình không
hồi kết. Chừng nào còn bạn đọc tiếp nhận những mã nghệ thuật đó, thì vẫn sẽ có
những nét nghĩa mới ra đời, vẫn sẽ có những câu hỏi và những câu trả lời dần
được hé mở.

(3) Chứng minh.


- Trong quá khứ

+ Các vĩ nhân: Plato cho rằng thơ chỉ khơi gợi cảm tính thay vì lý tính, hay
Mặc Tử nhận định văn chương chỉ là thú tiêu khiển phù phiếm.
=> Điều đáng sợ, không phải là vai trò của văn học trong lịch sử đã bị thay thế
và đẩy ra ngoài lề, mà nhà văn biết rõ điều đó nhưng lại vỗ tay cho sự yếu đuối
và cô độc, lớn tiếng khen hay cho những sáng tác yếu đuối và cô độc ấy, và lột
nốt cái giày cuối cùng của văn học ra, để nó đi chân trần trên gai góc, nhìn văn
học gục xuống chết, mà cho rằng mình là nhà văn, là tấm gương đã cứu vớt văn
học.
- Văn học thời kỳ 1975, nếu độc giả là những người bảo thủ hay những
người mang tư tưởng Nho giáo sâu sắc thì chỉ thấy chúng toàn những
đồi truỵ, vượt ra khỏi mực thước. Nhưng dưới cách tiếp cận mới mẻ,
cởi mở thì ta sẽ thấy, những câu chuyện ấy mang đậm tính nhân bản
với những khát khao mãnh liệt.

- Đọc “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, bạn đọc mới vỡ lẽ ra,
đôi khi thảm họa sau những cuộc chiến không phải là mất mát về
vật chất, mà là những chấn thương về mặt tinh thần. Bởi những vết
sẹo da thịt thì có thể liền lại được, nhưng những vết cứa từ tận con
tim sẽ khiến con người ám ảnh từng ngày mà chẳng thể nào thoát
được ra.
- Còn với Nguyễn Huy Thiệp, cuộc chiến đẫm máu nhất là cuộc
chiến với tiền tài, địa vị khi “Tướng về hưu” đã kể một góc khuất
khác sau cuộc chiến. Vén tấm màn hội ngộ và đoàn tụ gia đình
giữa người lính từng chiến đấu hết mình trên chiến trường và con
cái của mình - chính là sự thất đức của những con người ông coi là
“máu mủ ruột rà”.
(→ Chính vì cái lối viết rất bạo ấy, cái nhìn rất mới ấy, mà đến với thứ
văn của Nguyễn Huy Thiệp, độc giả không thể đem con mắt cũ của văn
học thời chiến, nơi con người được chạm khắc quá đỗi hoàn hảo. Ta cần
một cách đọc khác: đi sâu vào con người cá nhân, con người đời thường,
thế sự. Ta cần thành thật với nhau để nhìn thẳng vào cái tăm tối, tàn nhẫn,
đớn hèn, độc địa của con người. Chỉ có thế mới hòng đem đến sự sống
cho văn học. )

- Đại bộ phận con người ngày nay không tìm về văn chương để giải toả,
thay vào đó là phim ảnh, ca nhạc, dịch vụ... (sự “khủng hoảng văn hoá
đọc”).
+ Trong đại dịch Covid 19, MXH Tiktok nổi lên như cồn. Nội dung của nền
tảng này không có gì sâu sa (và lẽ dĩ nhiên, không thể so sánh với văn
chương) nhưng vẫn được hưởng ứng nhiệt tình từ giới trẻ.

+ Nhà Văn Phương Phương của Trung Quốc viết nên tác phẩm Nhật Ký Vũ
Hán bị phê phán là dữ dội do bà ấy làm hình ảnh Vũ Hán hiện lên quá tàn
khốc, đau đớn và như trong bài phỏng vấn triết gia Lưu Trung Hán:
chúng ta đang sống trong xã hội sợ bị làm đau, cho nên mọi hướng nghệ
thuật bây giờ rất sợ làm đau con người và vì thế nên nó hướng đến sự
trơn láng, đến sự toàn vẹn những mặt phẳng trơn láng, không muốn bị
làm đau.
=> Vậy khi Phương Phương viết lên Nhật Ký Vũ Hán đã bị phản ứng dữ
dội và Diêm Liên Khoa đã đứng về phía bà, ông nói: "Văn học cô độc-
yếu đuối- bất lực, không phải thời đại nào văn chương cũng có quyền tự
đắc về sự hiện diện của nó.
+ Văn chương, nó vẫn tồn tại đến ngày nay chứng tỏ nó phải đem
đến 1 cái nhận thức gì đó, thứ nhận thức đấy nếu không có nó thì
con người sẽ không thể sống như một con người. Nó chỉ tồn tại
thôi.
+ Rõ hơn về vấn đề này đó là các quốc gia dồn tiền cho vắc xin và nó
cho rằng điều đó sẽ giải quyết những vấn đề, vậy thì vắc xin chỉ
chữa được những căn bệnh cơ thể của con người thôi nhưng mà
con người ngày nay có vô vàn những căn bệnh về tinh thần, những
khủng hoảng tinh thần. Và đâu sẽ là liều thuốc để chữa lành căn
bệnh ấy? Chúng ta lại réo tên văn học. Chính trị nói bằng mệnh
lệnh, tôn giáo nói bằng bảo ban, đó là những cái hình thức tạo nên
sự thay đổi nhanh nhất đối với con người. Còn văn học, khác bởi
nó là tiếng nói của tình cảm nó không ra lệnh, không bảo ban mà
nó tâm tình, nhắn nhủ.
(4) Mở rộng.
- Nhận định đã đề ra bài học với người cầm bút muôn đời:
+ Anh phải để mắt tới độc giả của anh, anh phải quan tâm tới đối tượng tiếp
nhận của mình để đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của họ. Nhưng
điều ấy không có nghĩa rằng anh phải chạy theo thị hiếu tầm thường của
người đọc.
+ Thách thức, nâng tầm người đọc, hướng tới lớp độc giả mình mong
muốn.
+ Cuốn hút người đọc bằng những điều mới mẻ, cho họ những “bài học về
trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam).
- Về phía người đọc:
+ Mỗi độc giả đểu được chọn lựa những sáng tác phù hợp với mình
nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc được phép áp đặt suy nghĩ cá
nhân lên những tác phẩm khác.
+ Người đọc không nên quá cổ hủ, cực đoan trong việc tiếp nhận, có như
vậy mới khám phá ra những chân trời mới mẻ trong văn chương muôn
đời.
+ Những nhà phê bình cũng cần không ngừng nghiên cứu, sáng tạo và tìm
ra những cách tiếp cận mới mẻ cho tác phẩm.
=> Chính những điều ấy sẽ làm nên sức sống bất diệt của những sáng tác
của con người.
III. KẾT BÀI
Tôi vẫn luôn u hoài về trăn trở của Nguyễn Minh Châu về việc vì sao văn
học Việt Nam “không là văn học của cả thiên hạ, của cả loài người?”. Chúng ta
còn thiếu sót điều gì? Một “người mở đường tinh anh” hay một lối cách tân táo
bạo? Một khối óc đủ lớn hay một cộng đồng tinh hoa? Một tân giá trị mới mẻ
hay một tiếng nói đủ can đảm? Câu hỏi vẫn nằm đó và đón đợi sự giải mã của
chúng ta? Tôi có nên kỳ vọng chăng? Về một “thế hệ nhà văn những năm 2020?
Bởi lẽ trong chặng đua của những thế hệ văn học này, dường như tôi cũng thấy
phần mình trong đó!

You might also like