NNTV1114 - Tiếng Viá T Cæ¡ Sá - 3TC - Tá NG Quã¡t

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN TỔNG QUÁT


(Ban hành kèm theo quyết định số QĐ/ĐHKTQD, ngày tháng năm 2021)
1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT (GENERAL INFORMATION)
- Tên học phần (tiếng Việt): Tiếng Việt cơ sở
- Tên học phần (tiếng Anh): Foundation of Vietnamese language
- Mã số học phần: NNTV1114
- Thuộc khối kiến thức: Bắt buộc của cơ sở ngành
- Số tín chỉ: 3TC (45 giờ tín chỉ; 50 phút/giờ)
+ Số tiết lý thuyết 30
+ Số tiết thảo luận/thực hành 15
+ Số tiết tự học 90
- Các học phần tiên quyết Không
2. THÔNG TIN BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
Bộ môn quản lý: Tiếng Việt và Lý thuyết ngôn ngữ
Địa chỉ: Phòng 708 Nhà A1, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
Giảng viên
TS. Trần Thị Thùy Linh Sđt: 0986371278 Email: tranthuylinh@neu.edu.vn

3. MÔ TẢ HỌC PHẦN (COURSE DESCRIPTIONS)


Học phần Tiếng Việt cơ sở là học phần bắt buộc của sinh viên chuyên ngành Tiếng
Anh thương mại. Học phần cung cấp những kiến thức tương đối toàn diện về ngôn ngữ tiếng
Việt, từ đó giúp sinh viên, qua sự so sánh, đối chiếu với tiếng Anh có thể hiểu sâu hơn về
tiếng Việt, làm nền tảng trong quá trình học ngoại ngữ.
Học phần được thiết kế gồm 5 chương, lần lượt trình bày các nội dung về ngữ âm
(đơn vị ngữ âm tiếng Việt và hệ thống bài tập thực hành ngữ âm); từ vựng – ngữ nghĩa (yêu
cầu của việc dùng từ, các lớp từ ngữ, thao tác sử dụng từ, các biện pháp tu từ và hệ thống bài
tập thực hành cho phần kĩ năng dùng từ; ngữ pháp (từ loại, đoản ngữ, câu; các kĩ năng dùng
chính xác, hay dấu câu, phát hiện và chữa lỗi, một số phép biến đổi câu trong văn bản và hệ
thống bài tập thực hành; Đoạn văn (khái niệm đoạn văn, tính liên kết trong đoạn văn, một số
phép liên kết, kĩ năng phát hiện và sửa lỗi đoạn văn và hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng tạo
lập và biến đổi đoạn văn; văn bản (tóm tắt – tổng thuật văn bản, lập đề cương nghiên cứu, kĩ
năng viết báo cáo nghiên cứu, tiểu luận).
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO (LEARNING RESOURCES: COURSE BOOKS, REFERENCE
BOOKS, AND SOFTWARES)
Giáo trình
Mai Ngọc Chừ (Chủ biên). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB Giáo dục, 2015
Tài liệu tham khảo
[1]. Diệp Quang Ban. Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản. NXB Giáo dục, 2009

1
[2]. Nguyễn Đức Dân. Thực hành tiếng Việt. NNB TP Hồ Chí Minh, 2003
[3]. Lã Thị Bắc Lý. Giáo trình Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành. NXB ĐHSP, 2018
[4]. Trần Ngọc Thêm. Hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt. NXB Giáo dục, 1999
[5]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên). Tiếng Việt thực hành. NXB ĐHQG Hà Nội, 1999

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (COURSE GOALS)


Bảng 5.1. Mục tiêu học phần
Mô tả CĐR (PLO) Trình độ
TT
mục tiêu học phần của CTĐT năng lực
[1] [2] [3] [4]
G1 Cung cấp cho người học những kiến thức từ cơ bản đến PLO1.3.1 III
nâng cao về các bình diện của tiếng Việt bao gồm ngữ âm, PLO2.3.5
từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp. PLO3.1

G2 Cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản về đoạn văn, PLO1.3.1 III
văn bản; các đặc trưng của đoạn văn, văn bản; các phương PLO2.3.5
thức liên kết nội dung và liên kết hình thức trong văn bản PLO3.1

G3 Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản và tiếp nhận văn bản PLO1.3.1 III
PLO2.3.5
PLO3.1
G4 Tạo cơ hội làm việc nhóm cho người học; phân tích những PLO2.3.4 III
hoạt động của tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông PLO2.3.5
(báo chí, truyền hình.) PLO3.1
G5 Giúp hình thành thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn PLO2.3.4 III
mực về phát âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách. PLO2.3.5
PLO3.1

6. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (COURSE LEARNING OUTCOMES)


Bảng 6.1. Chuẩn đầu ra học phần (CLO)
Mục Mức độ
CLOs Mô tả CLOs*
tiêu đạt được
[1] [2] [3] [4]
CLO1. Hiểu và vận dụng kiến thức ngôn ngữ để phân tích được các hiện III
1 tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt
CLO1. Nắm vững được các yêu cầu của việc dùng từ, cách dùng các lớp III
G1 2 từ ngữ, thao tác sử dụng từ, một số biện pháp tu từ.
CLO1. Thực hành phân tích các bài tập về âm tiết, âm vị, ngữ nghĩa, III
3 ngữ pháp và ngữ dụng
CLO2. Hiểu và phân tích được các khái niệm đoạn văn, các đặc trưng III
1 hình thức và nội dung của đoạn văn, các kiểu đoạn văn và các
G2 cách liên kết trong đoạn văn
CLO2. Hiểu và phân tích được khái niệm văn bản, các đặc trưng của III
1 văn bản, hệ thống liên kết trong văn bản

2
Mục Mức độ
CLOs Mô tả CLOs*
tiêu đạt được
CLO3. Thực hành tạo lập văn bản III
1
G3
CLO3. Thực hành tiếp nhận văn bản III
2
CLO4. Thực hành khả năng làm việc nhóm III
1
G4
CLO4. Thể hiện kỹ năng thu thập thông tin và phân tích các hoạt động III
2 của tiếng Việt trong đời sống xã hội
CLO5. Có nhận thức giữ gìn và phát huy ngôn ngữ quốc gia III
1
G5
CLO5. Có ý thức sử dụng tiếng Việt theo đúng chuẩn mực III
2
7. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN (COURSE ASSESSMENT)
Bảng 7.1. Đánh giá học phần
Hình thức đánh giá CLOs Tỷ lệ (%)

[1] [2] [3]


Chuyên cần CLO1-CLO5 10%

Đánh giá quá trình CLO1- CLO3


- Bài 1 (20%) 40%
- Bài 2 (20%) CLO1-CLO3

Đánh giá cuối kỳ CLO1-CLO4 50%

3
8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (LESSON PLAN)

Bảng 8.1. Kế hoạch giảng dạy


Tuần Nội dung giảng dạy CLOs Công cụ và tiêu chí đánh giá
[1] [2] [3] [4]

Làm quen, giới thiệu học phần, logic của


1 học phần và vai trò, vị trí của học phần
trong CTĐT

Chương 1. Vấn đề ngữ âm và chính tả Mức độ tham gia


1.1. Âm tiết tiếng Việt Mức độ tương tác
1.2. Âm vị tiếng Việt CLO1.1 Chất lượng câu trả lời trên lớp và bài thi
1.3. Chữ viết tiếng Việt CLO1.2
2-3
CLO2.1
1.4. Chữa các lỗi thông thường về chính tả
CLO6.1
1.5. Quy tắc viết hoa CLO6.2
1.6. Quy tắc phiên âm
1.7. Bài tập
4-5 Chương 2. Từ vựng – Ngữ nghĩa CLO3.1 Mức độ tham gia
2.1. Các yêu cầu của việc dùng từ CLO5.2 Mức độ tương tác
2.1.1. Dùng từ phải đúng âm thanh CLO6.1 Chất lượng câu trả lời trên lớp và bài thi
2.1.2. Dùng từ phải đúng ý nghĩa
2.1.3. Dùng từ phải hợp phong cách
2.1.4. Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp
về ngữ pháp và ngữ nghĩa
2.2. Cách dùng các lớp từ ngữ
2.2.1. Từ Hán Việt
2.2.2. Thuật ngữ khoa học
2.2.3. Từ địa phương
2.2.4. Tiếng lóng

4
2.3. Thao tác sử dụng từ theo quan hệ ngữ
nghĩa
2.3.1. Ý nghĩa của việc lựa chọn từ ngữ
2.3.2. Cách thức lựa chọn từ ngữ
2.4. Một số biện pháp tu từ
2.4.1. So sánh
2.4.2. Ẩn dụ
2.4.3. Hoán dụ
2.5. Bài tập
Chương 3. Ngữ pháp Mức độ tham gia
3.1. Câu theo đặc điểm cấu tạo Mức độ tương tác
3.2. Câu theo mục đích phát ngôn Chất lượng câu trả lời trên lớp và bài thi
3.3. Quan hệ ý nghĩa của câu
3.4. Dấu câu
3.5. Chữa các lỗi câu CLO3.2
6-7
CLO6.1
3.6. Câu mơ hồ và vấn đề diễn đạt chính
xác rõ ràng
3.5. Một số phép biến đổi câu trong văn
bản
3.6. Bài tập

5
CLO4.1, Phiếu đánh giá với các tiêu chí : (i) Nội
CLO4.2, dung; (ii) Hình thức đẹp; (iii) Trình bày
8-9 Trình bày bài tập nhóm CLO5.1, hấp dẫn, thuyết phục; (iv) Mức độ hợp
CLO5.2 tác trong trả lời câu hỏi; (v) Thời gian
trình bày
Chương 4. Kĩ năng tạo dựng đoạn văn CLO4.2 Mức độ tham gia
4.1. Khái niệm đoạn văn Mức độ tương tác
4.2. Tính liên kết trong đoạn văn Chất lượng câu trả lời trên lớp và bài thi
4.3. Một số phép liên kết
10-12
4.4. Một số cấu trúc trong đoạn văn
4.5. Kĩ năng phát hiện và sửa lỗi đoạn văn
4.6. Bài tập
Chương 5. Kĩ năng tiếp nhận văn bản CLO5.1 Mức độ tham gia
5.1.1. Tóm tắt văn bản Mức độ tương tác
5.1.2. Tổng thuật văn bản Chất lượng câu trả lời trên lớp và bài thi
5.1.3. Bài tập thực hành
13-15 5.2. Kĩ năng tạo lập văn bản
5.2.1. Lập đề cương nghiên cứu
5.2.2. Kĩ năng viết tiểu luận khoa học, khóa luận
5.2.3. Bài tập thực hành

- Bài thi cuối kỳ CLO1-CLO4 Theo yêu cầu bài thi

6
9. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (COURSE REQUIREMENTS AND EXPECTATION)
9.1. Quy định về điều kiện thi kết thúc học phần
- Sinh viên được tham dự thi cuối kỳ/thi kết thúc học phần (50%) nếu có điểm chuyên cần (10%)
đạt mức 5 điểm trở lên (thang 10).
9.2. Quy định về tham dự lớp học
- Sinh viên/học viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi học. Trong trường hợp nghỉ học do
lý do bất khả kháng thì phải có giấy tờ chứng minh đầy đủ và hợp lý. Mỗi buổi vắng mặt sẽ bị
trừ 1 điểm đánh giá quá trình. Sinh viên vắng quá 3 buổi học dù có lý do hay không có lý do đều
bị coi như không hoàn thành khóa học và phải đăng ký học lại.
- Sinh viên sẽ được cộng điểm cho mỗi lần phát biểu xây dựng bài, có thể bù đắp cho điểm quá
trình, điểm kiểm tra và điểm bài tập nhóm.
- Sinh viên không nộp bài tập nhóm sẽ nhận điểm 0 (không) cho bài tập sau cùng. Nhóm sinh viên
nộp bài trễ sẽ bị trừ 1 điểm cho mỗi ngày nộp muộn.
9.3. Quy định về hành vi lớp học

- Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi hành vi làm
ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm.
- Sinh viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên đi trễ quá 10 phút sau khi giờ học bắt đầu sẽ
không được tham dự buổi học.
- Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học; không được ăn
uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện thoại, máy nghe nhạc trong giờ học.
- Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài giảng, tính toán
phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác.

Hà Nội, ngày .. tháng .. năm ..


TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS. PHẠM THỊ THANH PGS.TS. PHẠM THỊ PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG
THÙY THANH THÙY

You might also like