2.2.2 - Chương 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.2.2.

Phương pháp xác định mức trọng yếu


Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên thường có đánh giá sơ bộ về mức trọng
yếu, tùy từng trường hợp cụ thể kiểm toán viên có thể thay đổi mức trọng yếu. Cụ thể
cùng một mức sai sót nhưng mức sai sót đó lại là trọng yếu đối với công ty nhỏ trong khi
cùng mức sai sót đó lại là không đáng kể đối với công ty lớn.
Điều quan trọng cho việc đánh giá mức trọng yếu bằng việc xác định ra một con số
chỉ mang tính chất tương đối. Lợi nhuận ròng trước thuế thường là tiêu chuẩn chính để
đánh giá mức trọng yếu bởi vì nó là khoản mục uan trọng đối với người sử dụng thông
tin. Tuy nhiên thu nhập ròng thường dao động qua các năm do đó trên thực tế người ta có
thể sử dụng các tiêu chuẩn khác như doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, tổng tài sản, tổng
chi phí, tổng vốn chủ sở hữu…
Kiểm toán viên cần phải xác định mức trọng yếu cho việc thực hiện mục đích đánh
giá các rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ
tục kiểm toán tiếp theo trong quá trình kiểm toán.
2.2.2.1. Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng là phương pháp xác định mức trọng yếu bằng một con số
cụ thể.
Xác định mức trọng yếu tổng thể: Mức trọng yếu tổng thể thường được xác định
bằng tỷ lệ phần tram dựa trên một số tiêu chí nhất định.
Các tiêu chí thường được sử dụng là các yếu tố hoặc các khoản mục của báo cáo
tài chính như tài sản, doanh thu, lợi nhuận, tổng chi phí, tổng vốn chủ sở hữu. việc chọn
tiêu chí phụ thuộc vào nhiều vấn dề như sự uan tâm của người sử dụng, tính chất của các
yếu tố. Lợi nhuân trước thuế và lợi nhuận gộp thường xác định mức 5% đến 10%. Tổng
tài sản và vốn chủ sở hữu thường mức 2%. Tổng doanh thu và chi phí mức 0.5% đến 3%.
Tỷ lệ phần tram được xác định trên sự xét đoán của kiểm toán viên và nó phụ
thuộc vào đặc điểm của tiêu chí được chọn.
Xác định mức trọng yếu thực hiện: là một số tiền được xác định thấp hơn mức
trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính, được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá
kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm cụ thể. Việc xác lập mức trọng yếu thực hiện dựa
trên xét đoán cụ thể của kiểm toán viên. Mức trọng yếu thực hiện được xác định bằng
50% đến 75% mức trọng yếu tổng thể.
Xác định ngưỡng trọng yếu: Việc xác định ngưỡng này giúp kiểm toán viên loại
bỏ những sai sót úa nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng trọng
yếu đến báo cáo tài chính. Các sai sót dưới ngưỡng sai sót không đáng kể sẽ không cần
tổng hợp lại khi trao đổi với đơn vị và quyết định ý kiến kiểm toán viên. Ngưỡng trọng
yếu thường tính tối đa 4% mức trọng yếu thực hiện.

Bảng 2.1.Tóm tắt các bước xác định mức trọng yếu

Bước 1: xác định mức trọng yếu tổng thể ( mức trọng yếu kế hoạch)
Công thức:
1. MTYKH = Tiêu chí (Benchmark) x Tỷ lệ (*)
2. MTYKH = (Sum(Các tiêu chí x Tỷ lệ%))/Số tiêu chí
3. MTYKH = hỆ SỐ X (Max(Tổng tài sản;Doanh thu))n
(*) Thông dụng nhất
Các tiêu chí có thể chọn: Tỷ lệ tương ứng
- Lợi nhuận trước thuế;
- Lợi nhuận gộp;
} 5% đến 10%
- Tổng doanh thu;
- Tổng chi phí;
} 0.5% đến 3%
- Tổng vốn chủ sở hữu;
- Tổng giá trị tài sản ròng;
} 2%

Bước 2: xác định mức trọng yếu thực hiện


MTYTH = MTYKH X Tỷ lệ % (từ 50% đến 75%)
Bước 3: xác định ngưỡng trọng yếu
Ngưỡng trọng yếu = MTYTH X Tỷ lệ % (tối đa 4%)

2.2.2.2. Phương pháp định tính


Phương pháp định tính là việc xem xét bản chất của vấn đề, có những trường hợp
gian lận và nhầm lẫn tuy giá trị thấp nhưng do bản chất của sai ơhamj vẫn được xem xét
là trọng yếu.
Ví dụ:
- Sai phạm có tác động dây chuyền gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến báo cáo tài
chính: như các khoản chi bất hợp pháp ảnh hưởng đến công nợ, tài sản, kết quả
kinh doanh.
- Sự mô tả không chính xác về chính sách kế toán của đơn vị, làm cho người đọc
hiểu sai về bản chất của các thông tin như thay đổi tính khấu hao nhưng không
khai báo.

You might also like