Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Hóa lý – Made by Vân Anh chan

CHƯƠNG 2: ĐỘNG HỌC CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC


I. CÁC KHÁI NIỆM:
Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho tính nhanh chậm phản ứng, bằng biến thiên nồng
độ của một chất trong một đơn vị thời gian.
𝐶2 − 𝐶1 ∆𝐶
𝑣̅ = =
𝑡2 − 𝑡1 ∆𝑡
Đơn vị v: nồng độ/thời gian (mol.L-1.s-1)
Tốc độ tức thời: là vận tốc tại 1 thời điểm xác định
1 𝑑 [𝐴 ] 1 𝑑 [𝐵 ] 1 𝑑 [𝑋 ] 1 𝑑 [𝑌 ]
𝑣𝑡𝑡 = − =− = =
𝑎 𝑑𝑡 𝑏 𝑑𝑡 𝑥 𝑑𝑡 𝑦 𝑑𝑡
Nếu tính tốc độ mất đi/hình thành của 1 chất nào đó thì không cần chia hệ số.
Định luật tác dụng khối lượng:
𝑣 = 𝑘[𝐴]𝑛1 [𝐵]𝑛2
* Trong đó: [A], [B] là nồng độ A, B tại thời điểm đo (nồng độ tức thời của A, B)
𝑛1 : là bậc phản ứng của A
𝑛2 : là bậc phản ứng của B
𝑛 = 𝑛1 + 𝑛2 : là bậc toàn phần của phản ứng
𝑘 là hằng số tốc độ phản ứng, chỉ được xác định bằng thực nghiệm
+ 𝑘 phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất tham gia phản ứng.
+ Đơn vị của 𝑘: theo bậc toàn phần của phản ứng
VD: bậc 1 (ℎ−1 ); bậc 2 (𝑀−1 𝑠 −1 )
Phân tử số Bậc phản ứng
Khái niệm Số phân tử tưởng tương tác đồng Là số mũ nồng độ của 1 chất trong
thời với nhau để trực tiếp gây ra 1 phương trình động học của phản ứng
phản ứng cơ bản (là phản ứng chỉ đó.
diễn ra 1 giai đoạn duy nhất)

Phân loại phản ứng theo phân tử số


+) Phản ứng đơn phân tử
+) Phản ứng lưỡng phân tử
+) Phản ứng tam phân tử
Hóa lý – Made by Vân Anh chan

(không có phản ứng tứ, ngũ, lục phân tử)


Phân loại dựa theo số bậc phản ứng
+) Phản ứng bậc 0
+) Phản ứng bậc 1
+) Phản ứng bậc 2
+) Phản ứng bậc 3
Bậc phản ứng có thể là số âm, số dương, số thập phân
Phân tử số Bậc phản ứng
Giá trị Số nguyên dương Có thể là số âm, số nguyên, phân số
Giá trị max 3 3
Áp dụng Chỉ áp dụng cho phản ứng cơ bản 1 Bậc riêng phần/toàn phần chỉ được
giai đoạn, không áp dụng cho phản xác định bằng thực nghiệm
ứng phức tạp

- Bậc giả của phản ứng:


aA + bB + cC → Sản phẩm
𝑣𝑡𝑡 = 𝑘[𝐴]𝑛1 [𝐵]𝑛2 [𝐶]𝑛3
Với các phản ứng phức tạp, tốc độ phản ứng là 1 hàm số nhiều chất tham gia phản ứng khác
nhau, người ta sẽ thường cho nồng độ của B và C lớn hơn rất nhiều so với nồng độ chất A còn
lại, nên sự thay đổi nồng độ B và C là không đáng kể → coi nồng độ của B và C là 1 hằng số.
VD: 𝑣𝑡𝑡 = 𝑘[𝐴]𝑛1 [𝐵]𝑛2 [𝐶]𝑛3 = 𝑘 ′ [𝐴]𝑛1
Khi này, n1 là bậc giả của A.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng:
+ Nồng độ: nồng độ làm tăng tần suất va chạm của các phân tử chất phản ứng
+ Bề mặt phản ứng (với phản ứng có sự tham gia của chất rắn): bề mặt càng rộng thì tốc độ pứ
càng nhanh (do diện tích tiếp xúc càng lớn)
+ Áp suất (với phản ứng có sự tham gia/hình thành chất khí)
+ Nhiệt độ
+ Ảnh hưởng của xúc tác
+ Môi trường
+ Ánh sáng
Hóa lý – Made by Vân Anh chan

II. QUY LUẬT ĐỘNG HỌC CỦA CÁC PHẢN ỨNG ĐƠN GIẢN
Các phản ứng đơn giản là phản ứng 1 chiều, ko thuận nghịch
Mục tiêu:
- Thiết lập các quy luật động học
- Trình bày đặc điểm phản ứng: đồ thị v - t, Ct – t, thứ nguyên của k, t1/2
- Bài tập vận dụng
1. Động học phản ứng bậc 1: A → SP
𝑣 = 𝑘[𝐴]
- Đặc điểm phản ứng
+ Đơn vị của k: [thời gian]-1
+ Đồ thị lnC - t là đường thẳng
+ Động học bậc 1 thường là quá trình thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể hoặc là quá trình phân hủy
thuốc trong thời gian bảo quản
[𝐴0 ]
𝑘𝑡 = 𝑙𝑛
[𝐴 ]
+ Thời gian bán hủy t1/2: không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của chất.
𝑙𝑛2 0,693
𝑡1/2 = =
𝑘 𝑘
t0,1: thời gian cần thiết để chất ban đầu phản ứng hết 10% = hạn sử dụng thuốc
1 100
𝑡0,1 = 𝑙𝑛
𝑘 90
t0,9: Thời gian để chất phản ứng hết 90%
1 100
𝑡0,9 = 𝑙𝑛
𝑘 10
t0,999: Thời gian để chất phản ứng hết 99,9%, được coi như là thời gian để chất phản ứng hoàn
toàn.
1 100
𝑡0,999 = 𝑙𝑛
𝑘 0,1
Hóa lý – Made by Vân Anh chan

VD1: Một dd thuốc có hàm lượng 500mg/mL. Sau 40 ngày, lượng thuốc còn lại là 300mg/mL.
Biết quá trình phân hủy thuốc tuân theo quy luật động học bậc 1, tính thời gian bán hủy của dd
trên.
VD2: Thuốc A phân hủy theo động học bậc 1. Hàm lượng thuốc A còn lại theo thời gian bảo
quản được cho như sau:
Thời gian (giờ) 0 3 6 15
Hàm lượng 0,510 0,46 0,415 0,305
(mg/mL)
Tính thời gian để thuốc A còn lại 90% so với ban đầu?
2. Động học phản ứng bậc 2
Đặc điểm của phản ứng: A + B → SP
2.1. Khi CA = CB → 𝒗 = 𝒌[𝑨]𝟐
+ Đồ thị 1/C – t là đường thẳng
+ Đơn vị của k là mol-1.l.s-1 (𝑀−1 𝑠 −1 )
+ t1/2 phụ thuộc tỉ lệ nghịch với nồng độ đầu
1 1
𝑘𝑡 = −
𝐶 𝐶0
1
𝑡1/2 =
𝐶0 . 𝑘
➔ Phản ứng bậc càng cao thì diễn ra càng chậm
2.2. Khi CA ≠ CB → 𝒗 = 𝒌[𝑨][𝑩]
𝐶𝐴
+ Đồ thị 𝑙𝑛 − 𝑡 là đường thẳng
𝐶𝐵

+ Đơn vị của k là mol-1.l.s-1 (𝑀−1 𝑠 −1 )


+ t1/2 phụ thuộc vào nồng độ của cả 2 chất
1 𝑏
𝑡1/2 = 𝑙𝑛
𝑘(𝑎 − 𝑏) 2𝑏 − 𝑎
1 (𝑎 − 𝑥)𝑏
𝑘𝑡 = 𝑙𝑛
𝑎 − 𝑏 (𝑏 − 𝑥)𝑎
2.3. Khi CA >> CB → 𝒗 = 𝒌′[𝑨] → Phản ứng giả bậc 1 với A
𝐶0
➔ 𝑘 ′ 𝑡 = 𝑙𝑛
𝐶
Hóa lý – Made by Vân Anh chan

VD: Cho phản ứng bậc 2 như sau:


CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
Hằng số tốc độ của phản ứng trên ở 283K là k=2,38 mol-1.l.ph-1. Tính thời gian cần thiết để
nồng độ của ester còn lại 50% nếu ta trộn 1 lít dd ester 0,05M với
a) 1 lít dd NaOH 0,05M
b) 1 lít dd NaOH 0,1M
3. Động học phản ứng bậc 0
Đặc điểm của phản ứng: A → SP
+ 𝑣 = 𝑘 là hằng số, không phụ thuộc vào nồng độ của chất, không đổi theo thời gian
+ Đồ thị A – t là đường thẳng
+ Đơn vị của k: mol-1.l.s-1 (𝑀−1 𝑠 −1 )
Phản ứng bậc 0 thường là các phản ứng hòa tan thuốc, thải trừ thuốc ra
khỏi cơ thể, phản ứng có xúc tác là dị thể.
𝐶0
𝑡1/2 =
2𝑘
𝑘𝑡 = 𝐶0 − 𝐶
Phản ứng bậc 0 thường là hệ phản ứng dị thể (hỗn dịch, nhũ tương, ...), quá trình phân hủy
thuốc dạng hỗn dịch.
Hóa lý – Made by Vân Anh chan

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG, HẰNG SỐ TỐC ĐỘ VÀ
BẬC PHẢN ỨNG
a. Phương pháp tốc độ đầu
b. Phương pháp đồ thị
c. Phương pháp thế
d. Phương pháp chu kỳ bán hủy
e. Phương pháp xác định bậc toàn phần thông qua bậc riêng phần
1. PP xác định bậc phản ứng
a) PP tốc độ đầu: Khi gặp những bài cho dữ liệu về tốc độ đầu
- Viết biểu thức tốc độ đầu tại các thời điểm khác nhau
- Chia tỷ lệ 2 vtt tại 2 thời điểm khác nhau để triệt tiêu k, khi đó sẽ tính được bậc của
cấu tử.
- Nếu có n cấu tử thì phải chia các vtt tại các thời điểm có nồng độ của n-1 chất của 2
vtt bằng nhau, từ đó sẽ tìm được bậc của các chất còn lại
Hóa lý – Made by Vân Anh chan

b) Phương pháp đồ thị: Khi gặp những bài toán cho đồ thị tương quan của nhiều bậc
phản ứng khác nhau.
- Xác định đồ thị có dạng đường thẳng
- Nhìn đơn vị trục tung của đồ thị để suy ra được bậc phản ứng
- Tính toán theo bậc phản ứng vừa xác định được

c) Phương pháp thế: Khi gặp các bài tập cho dữ liệu tính toán thông thường, khi cho
nồng độ tại nhiều thời điểm khác nhau
- Giả sử bậc của phản ứng
- Từ các dữ liệu đã cho tính ra k tại các thời điểm khác nhau, nếu các k khớp nhau thì
bậc giả sử là đúng, nếu chênh quá nhiều thì ta giả sử bậc phản ứng khác và lặp lại
điều tương tự
2. PP xác định hằng số tốc độ phản ứng
a) PP đại số:
- Xác định nồng độ chất phản ứng tại các thời điểm khác nhau
- Thay vào phương trình bậc tương ứng để tính k
- Xác định k ở nhiều thời điểm và tính giá trị k trung bình
b) PP đồ thị:
- Xác định nồng độ chất phản ứng tại các thời điểm khác nhau
- Vẽ đồ thị biến thiên C – t, xác định dạng hàm số cho đồ thị là đường thẳng
- Từ đó xác định được k theo tan a.
Hóa lý – Made by Vân Anh chan
Hóa lý – Made by Vân Anh chan

Câu 1: Thời gian cần để 1 phản ứng bậc 0 xảy ra hoàn toàn?
A. a/2k
B. a/k
C. 2k/a
D. a*k
Câu 2: Phản ứng phân hủy chất C là phản ứng bậc 2 đối với C. Nồng độ C ban đầu là 0,5 mol/l.
Sau 24h định lượng lại nồng độ chất C là 0,32 mol/l. Tính điểm 10% lượng chất C ban đầu bị
phân hủy
A. 4,74 giờ
B. 0,0469 giờ
C. 384 giờ
D. 48 giờ
Câu 3: Nếu trong một phản ứng cần 2 mol chất X để tạo thành 1 mol chất Y, tốc độ mất đi của
X sẽ bằng bao nhiêu lần tốc độ tạo thành chất Y?
A. 2
B. 1
C. 0,5
D. Không xác định được
Câu 4: Phản ứng phân hủy chất A là phản ứng bậc 2. Nếu thời gian để nồng độ chất A biến
thiên từ 5 mol/l đến 2,5 mol/l là 4 giờ thì thời gian để nồng độ của A biến đổi từ 10 mol/l đến 5
mol/l là
A. 1h
B. 2h
C. 3h
D. 4h
Câu 5: Cho phản ứng giữa A và B có phương trình tốc độ của phản ứng:
v= k.[A]n1[B]n2. Giá trị bậc giả của phản ứng là:
A. n = |n1 – n2|
B. n= n1 hoặc n2 hoặc 0
C. n= (n1 + n2)/2
D.n= √n1.n2
Hóa lý – Made by Vân Anh chan

Câu 6: Thứ nguyên của hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 là:
A. [Nồng độ].[thời gian]-1
B. [Nồng độ]-1[thời gian]
C. [Nồng độ]-1[thời gian]-1
D. [Nồng độ].[thời gian]

You might also like