Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Contents

Câu 1: Ngân hàng thương mại: trình bày khái niệm và các hoạt động của NHTM. Trong các hoạt động đó,
hoạt động nào có ý nghĩa nhất đối với nền kinh tế - xã hội. Hãy liệt kê các loại hình NHTM đang tồn tại và
hoạt động hiện nay ở Việt Nam? .................................................................................................................. 1
Câu 2: Trình bày các điều kiện cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong những
điều kiện đó, điều kiện nào quan trọng hơn? Giả định trường hợp cụ thể để lý giải? ..................................... 2
Câu 3: Phân tích quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại? Ý nghĩa của việc xây dựng quy trình tín
dụng này? ................................................................................................................................................... 2
Câu 4: Cầm cố tài sản là gì? Nêu ngắn gọn các phương pháp chuyển giao và quản lý tài sản cầm cố? .......... 3
Câu 5: Trình bày các loại vốn trong NHTM. Các NHTM cần phải làm gì để gia tăng nguồn vốn huy động
trong nền kinh tế xã hội? ............................................................................................................................. 3
Câu 6: Trình bày quy trình cho vay đồng tài trợ, qua đó, nêu ý nghĩa của cho vay đồng tài trợ trong mở rộng
tín dụng đầu tư tại Việt Nam hiện nay? ........................................................................................................ 4
Câu 7: Trình bày các nguyên tắc tín dụng. Phân tích tác dụng của việc thực hiện các nguyên tắc đó? ........... 5
Câu 8: Phân biệt cho vay theo hạn mức và cho vay từng lần trong hoạt dộng cho vay ngắn hạn của NHTM. 6
Câu 9: Nêu quy trình thanh toán ủy nhiệm thu? Ủy nhiệm chi trong ngân hàng? .......................................... 7
Câu 10: Khái niệm về thẻ và quy trình thanh toán thẻ ngân hàng? ................................................................ 8

Câu 1: Ngân hàng thương mại: trình bày khái niệm và các hoạt động của
NHTM. Trong các hoạt động đó, hoạt động nào có ý nghĩa nhất đối với nền kinh
tế - xã hội. Hãy liệt kê các loại hình NHTM đang tồn tại và hoạt động hiện nay ở
Việt Nam?
- Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
- Hoạt động của NHTM:
Huy động vốn: Ngân hàng thương mại huy động vốn từ khách hàng bằng cách cung
cấp các sản phẩm tiết kiệm, chứng khoán, trái phiếu và các khoản tín dụng khác.
Cấp tín dụng: Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách cung
cấp các sản phẩm vay, bao gồm vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay mua ô tô, vay kinh
doanh, và các sản phẩm tài chính khác.
Thanh toán: Ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng,
bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, chuyển khoản và các dịch vụ thanh toán điện tử
khác.
Quản lý rủi ro: Ngân hàng thương mại quản lý rủi ro bằng cách đánh giá rủi ro của
các khoản tín dụng và đầu tư, đảm bảo rằng ngân hàng có đủ vốn để đối phó với các
rủi ro tiềm ẩn.
Đầu tư: Ngân hàng thương mại đầu tư tiền vào các công ty và các khoản đầu tư khác
để tăng thu nhập và đảm bảo tính ổn định của ngân hàng.
Dịch vụ khác: Ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ tư vấn
1
tài chính, dịch vụ định giá tài sản và các dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
Hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế - xã hội là
cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và tổ chức để phát triển kinh doanh. Những
khoản vay này giúp các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các kế hoạch mở rộng,
tăng sản xuất và tạo ra thêm việc làm.
- Các loại hình NHTM đang tồn tại và hoạt động hiện nay ở Việt Nam:
+ Căn cứ tính chất sở hữu:
Ngân hàng thương mại nhà nước.
Ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngân hàng thương mại liên doanh
Ngân hàng thương mại nước ngoài
+ Căn cứ tính chất nghiệp vụ:
Ngân hàng thương mại bán buôn
Ngân hàng thương mại bán lẻ
Ngân hàng thương mại đa năng
+ Căn cứ hệ thống tổ chức
Ngân hàng thương mại hội sở
Ngân hàng thương mại chi nhánh
Các công ty trực thuộc
Câu 2: Trình bày các điều kiện cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
thương mại. Trong những điều kiện đó, điều kiện nào quan trọng hơn? Giả
định trường hợp cụ thể để lý giải?
Điều kiện :
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp
luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính để trả nợ.
5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy
định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh
giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.
Trong đó điều kiện 1 là quan trọng nhất, vì nó là điều kiện cơ bản để cho vay tín
dụng
VD: Khách hàng có nhu cầu hợp pháp, phương án sử dụng vốn khả thi, có khả năng
tài chính trả nợ nhưng là cá nhân 14 tuổi sẽ không được hỗ trợ cấp tín dụng.
Câu 3: Phân tích quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại? Ý nghĩa của
việc xây dựng quy trình tín dụng này?
Quy trình :
Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng
2
Thẩm định tín dụng
Xét duyệt cho vay
Giải ngân
Theo dõi nợ vay và thực hiện thu nợ
Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ
Ý nghĩa:
Việc xây dựng quy trình tín dụng là rất quan trọng đối với NHTM để đảm bảo tính
khả thi của khoản vay, tăng tính chính xác của thông tin, tăng tính minh bạch và
công bằng, tăng hiệu quả và giảm chi phí, và đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Về mặt hiệu quả, giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu
rủi ro tín dụng.
Về mặt quản lí:
- Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động
tín dụng.
- Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn
Câu 4: Cầm cố tài sản là gì? Nêu ngắn gọn các phương pháp chuyển giao
và quản lý tài sản cầm cố?
- Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó bên có nghĩa vụ
giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền và các giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Phương pháp chuyển giao và quản lý tài sản cầm cố:
Bán đấu giá: Tài sản cầm cố được bán đấu giá để thu hồi số tiền nợ còn lại.
Thanh lý: Tài sản cầm cố được bán ra trên thị trường, để thu hồi số tiền nợ còn lại.
Chuyển nhượng: Chuyển nhượng tài sản cầm cố cho bên thứ ba để thu hồi số tiền nợ
còn lại.
Tái cấp: Khôi phục tài sản cầm cố và trả lại cho người đăng ký sở hữu ban đầu.
Quản lý tài sản: Tài sản cầm cố được quản lý và vận hành để tối đa hóa giá trị và thu
hồi số tiền nợ còn lại
Câu 5: Trình bày các loại vốn trong NHTM. Các NHTM cần phải làm gì để gia
tăng nguồn vốn huy động trong nền kinh tế xã hội?
Các loại vốn trong NHTM :
+ VCSH
+ Vốn tự có: Vốn tự có cơ bản ( vốn điều lệ - vốn pháp định), Vốn tự có bổ sung
trong quá trình hoạt động của ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương
thức khác nhau, các quỹ ( Quỹ dự trữ bổ sung điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt, các quỹ
khác)
+ Vốn huy động: Vốn tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ
tiền gửi
+ Vốn đi vay: Vay kỳ hạn, vay qua đêm, vay từ ngân hàng trung ương
+ Vốn khác: nguồn ủy thác, nguồn thanh toán và các nguồn khác
3
Cách gia tăng nguồn vốn huy động trong nền kinh tế xã hội:
+ Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của cá nhân và người nước ngoài bằng ngoại tệ, tiền
gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi kho bạc nhà nước và các loại tiền gửi khác
+ Huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá: Trái phiếu, kỳ phiếu,
chứng chỉ tiền gửi
+ Huy động bằng hình thức đi vay: Vay ngân hàng trung ương, vay các tổ chức tín
dụng khác,…
+ Lãi suất huy động hấp dẫn, tổ chức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi lớn,
gửi nhiều, khách hàng truyền thống thông qua cơ chế huy động
+ Tăng tiện ích phục vụ khách hàng và những giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ
của nhân viên, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào công tác huy động vốn
+ Luôn không ngừng hoàn thiện và nâng cao uy tín trên thị trường để thu hút khách
hàng
+ Quảng bá uy tín, tên tuổi của ngân hàng trên các phương tiện quảng cáo, truyền
thông cũng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp của ngân hàng
Câu 6: Trình bày quy trình cho vay đồng tài trợ, qua đó, nêu ý nghĩa của cho
vay đồng tài trợ trong mở rộng tín dụng đầu tư tại Việt Nam hiện nay?
Quy trình
Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng
Bước 2: Tổ chức thẩm định cho các thành viên tham gia cho vay hợp vốn phải thỏa
thuận thống nhất
Bước 3: Xét duyệt cho vay
Để ra quyết định cho vay tổ chức tín dụng đầu mối xe xét duyệt cho vay, ra quyết
định cho vay
Sau đó gửi thông báo cho khách hàng, để nghị khách hàng hoàn thiện đầy đủ các
điều kiện cần thiết trước khi kí hợp đồng tín dụng
Bước 4: Giải ngân
Căn cứ vào nội dung hợp đồng tín dụng đã được kí kết, các thành viên tham gia tài
trợ thực hiện chuyển vốn hoặc thành viên được chỉ định giải ngân nếu có thực hiện
giải ngân cho khách hàng
Bước 5: Thu hồi nợ gốc lãi và xử lí các vấn đề phát sinh
Trên cơ sở đã thỏa thuận trước khi đến hạn trả nợ, tổ chức đầu mối thông báo bằng
văn bản cho bên nhận tài trợ về số tiền phải trả gồm : nợ, gốc, lãi phí. Khi đến hạn
bên vay phải chuyển tiền thanh toán cho bên tài trợ như đã thỏa thuận
Bước 6: Thanh lí hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ
Được thực hiện hoàn toàn tương tự các hình thức tín dụng thông thường khác
Ý nghĩa:
- Phù hợp với Luật tín dụng về tỷ lệ cho vay tối đa theo Vốn tự có: Hiện quy
định là 1 ngân hàng chỉ cho vay được tối đa 15% Vốn tự có cho 1 KH –> Nếu Dự án
4
lớn thì tất nhiên NH không đủ vốn tự có để làm, cần kêu gọi thêm nhiều ngân hàng
khác
- Tăng khả năng thẩm định
- Chia sẻ rủi ro với NH khác
- Mở rộng đối tượng khách hàng và nâng cao uy tín cho ngân hàng
Câu 7: Trình bày các nguyên tắc tín dụng. Phân tích tác dụng của việc thực
hiện các nguyên tắc đó?
Nguyên tắc tín dụng: là cơ sở để cán bộ tín dụng đưa ra các quyết định trong hoạt
động tác nghiệp, là căn cứ để ban quản lí tiến hành các hoạt động giám sát và kiểm
tra
*Các nguyên tắc tín dụng:
 Vốn vay phải đc sử dụng đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
+ Vốn vay phải đc sd đúng mục đích
+ Khi thay đổi mục đích sd vốn các chỉ tiêu đó có thể hợp, ảnh hưởng tới quyền lợi
của ngân hàng và khách hàng
 Vốn vay phải đc hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã cam kết trong
hợp đồng tín dụng
+ Do vốn NH chủ yếu là vốn đi vay từ bên ngoài, do đó ngân hàng cũng phải trả
đúng gốc và lãi cho người gửi tiền đúng hạn
+ NH ngăn ngừa các loại rủi ro p/sinh do việc KH ko thực hiện đúng cam kết hoàn
trả gốc và lãi đúng thời hạn
Phân tích tín dụng là quá trình tu thập, xử lí thông tin một cách khoa học nhằm hiểu
rõ thêm về khả năng trả nợ của KH và phương án SXKD để phục vụ cho việc ra
quyết định tín dụng ngắn hạn
- Nội dung phân tích tín dụng:
+ Thu thập và xử lí thông tin
• Đây là công việc thường xuyên của NH, kể từ khi KH chưa nhận tín dụng, xin cấp
tín dụng, ngân hàng giải ngân ... đến lúc NH thu đủ gốc và lãi
• Các thông tin này KH có thể thu thập từ các nguồn sau: hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
của KH, thông tin lưu trữ tại ngân hàng
• Thu thập và xử lý thông tin đc coi là quan trọng nhất, quyết định tính chính xác
của các hoạt động phan tích
+ Phân tích KH
• Phân tích tài chính theo các báo cáo tài chính
• Pt doanh thu, CP: cho thấy các khoản mục doanh thu bán hàng, hoạt động tài chính,
thanh lý tài sản...) và CP (CP NVL, tiền công, chấu hao), các loại thuế. Qua các báo
cáo nhiều năm, NH đánh giá ình trạng tăng giảm DT, CP, và các yếu tố cấu thành,
khả năng kiếm soát CP của DN và CP khác
+ Thẩm định phương án – dự án vay vốn
5
+ Phân tích tài sản đảm bảo
Các tác dụng chính của việc thực hiện các nguyên tắc tín dụng bao gồm:
-Giảm thiểu rủi ro: Việc thực hiện các nguyên tắc tín dụng giúp giảm thiểu rủi ro
cho các tổ chức tài chính bằng cách đánh giá và đa dạng hóa danh mục cho vay, đảm
bảo rằng khoản vay có mức độ rủi ro thấp hơn mức vốn tự có của ngân hàng và đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng trước khi cấp vay.
-Tăng cường niềm tin của khách hàng: Việc thực hiện các nguyên tắc tín dụng
giúp khách hàng tin tưởng vào tính minh bạch và độ tin cậy của các tổ chức tài
chính. Điều này giúp tăng cường niềm tin của khách hàng và thu hút họ đến với tổ
chức tài chính.
-Đưa ra quyết định cho vay đúng đắn hơn: Việc thực hiện các nguyên tắc tín dụng
giúp các tổ chức tài chính đưa ra quyết định cho vay đúng đắn hơn bằng cách đánh
giá khả năng trả nợ và đa dạng hóa danh mục cho vay. Điều này giúp giảm thiểu các
khoản nợ trở thành nợ xấu và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính.
-Đáp ứng các quy định của cơ quan quản lý tài chính: Việc thực hiện các nguyên
tắc tín dụng giúp các tổ chức tài chính đáp ứng các quy định của cơ quan quản lý tài
chính, giảm thiểu các rủi ro pháp lý và tăng cường uy tín của tổ chức tài chính trong
cộng đồng.
Tóm lại, việc thực hiện các nguyên tắc tín dụng có tác dụng quan trọng trong việc
giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính bền vững của hoạt động cho vay của các tổ chức
tài chính, tăng cường niềm tin của khách hàng, đưa ra quyết định cho vay đúng đắn
hơn và đáp ứng các quy định của cơ quan quản lý tài chính.
Câu 8: Phân biệt cho vay theo hạn mức và cho vay từng lần trong hoạt dộng cho
vay ngắn hạn của NHTM.
Nội Vay theo hạn mức Vay từng lần
dung
Khái Hình thức cấp tín dụng của NHTM mà Hình thức cấp TD của NHTM
niệm theo đó, KH chỉ việc làm 1 bộ hồ sơ để mà theo đó làm 1 bộ hồ sơ vay
vay trong 1 kì nhất định với mức tín 1 lần nhất định với mức TD
dụng mà KH và NH đã thoả thuận NH và KH thoả thuận.
Cách lập Người vay chỉ lập hồ sơ 1 lần cho nhiều Người vay sẽ phải làm hồ sơ
hồ sơ khoản vay, ngân hàng cấp cho khách 1 vay vốn cho từng lần vay với
hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới lãi suất, thời hạn trả tiền và số
hạn doanh số. tiền vay xác định.

Phạm vi Khách hàng vay có nhu cầu vay vốn Khách hàng có nhu cầu vốn
sử dụng thường xuyên,mục đích sử dụng vốn rõ không thường xuyên, hoặc vay
ràng và có tín nhiệm với Ngân hàng có tính chất thời vụ.
Kỳ hạn Không định kỳ hạn nợ cụ thể cho từng Định kỳ hạn nợ cụ thể cho
lần giải ngân nhưng kiểm soát chặt chẽ khoản cho vay; Người vay trả
6
hạn mức tín dụng còn thực hiện. nợ một lần khi đáo hạn.
Lãi suất Thông thường lãi suất vay HM cao hơn Lãi suất thấp hơn so với cho
vay từng món do NH lúc nào cũng phải vay theo HMTD.
chuẩn bị tiền cho KH.
Cách Có thể giải ngân làm nhiều lần trong Giải ngân một lần toàn bộ hạn
giải ngân hạn mức cho phép. mức tín dụng.
Công Nhu cầu vay vốn lớn nhất = ( Chi phí Nhu cầu vay vốn = NC vay
thức tính SX / Vòng quay VLĐ ) – Vốn CSH – VLĐ – Vốn CSH & Vốn HĐ
VHĐ khác khác
Ưu điểm Hình thức vay tiên tiến có nhiều ưu -Ưu điểm của hình thức này là
điểm, lợi ích cho doanh nghiệp như chủ thủ tục rõ ràng, ngân hàng chủ
động vốn, thủ tục đơn giản động trong việc cho vay
-Phổ biến ở vn vì doanh nghiệp
hoạt động kh hiểu quả, kh cần
vốn thường xuyên, trong khi
ngân hàng với nghiệp vụ chưa
cao nên cho vay theo hình thức
này ít rủi ro hơn

Nhược Không phổ biến ở vn do các doanh Thủ tục rườm rà, doanh nghiệp
điểm nghiệp kh có nhu cầu vốn thường kh linh động trong việc sd vốn
xuyên, hành lang pháp lí chưa chặt chẽ do phải lập hồ sơ cho từng lần
dẫn đến việc ngân hàng khó xử lí trong vay, chỉ thích hợp với doanh
việc phạt nợ quá hạn… Vì vậy ngân nghiệp có nhu cầu vốn kh ổn
hàng ít cung cấp dịch vụ này định

Câu 9: Nêu quy trình thanh toán ủy nhiệm thu? Ủy nhiệm chi trong ngân hàng?
Quy trình ủy nhiệm thu: Ủy nhiệm thu là việc mà ngân hàng thực hiện theo một đề
nghị từ bên thụ hưởng để thu hộ một số tiền nhất định tại tài khoản thanh toán bên trả
tiền với mục đích chuyển tiền tới bên thụ hưởng dựa trên cơ sở thỏa thuận của bên
trả tiền cùng với bên thụ hưởng bằng văn bản về ủy nhiệm thu.
B1: Ng bán giao HH&DV cho ng mua
B2: Ng bán nộp UNT cho NHTM
B3: NHTM báo nợ vào TK ng mua
B4: NHTM báo có vào tk ng bán
Hoặc:
B1: Ng bán giao HH&DV cho ng mua
B2: Ng bán nộp UNT cho NHTM phục vụ người bán
B3: NHTM phục vụ người bán chuyển UNT ghi Nợ cho NHTM phục vụ người mua
7
B4: NHTM phục vụ người mua báo Nợ cho người mua
B5: NHTM phục vụ người mua đi lệnh chuyển Có cho nHTM phục vụ người bán
B6: NHTM phục vụ người bán báo có cho người bán
Quy trình ủy nhiệm chi: Ủy nhiệm chi chính là một phương tiện thanh toán mà người
trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
(thường là ngân hàng) quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản, yêu cầu
ngân hàng đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ
hưởng.
Quy trình thanh toán UNC ( mở tài khoản cùng mô ̣t chi nhánh )
Bước 1: Ng thụ hưởng giao HH&DV cho ng chi trả
Bước 2: Ng chi trả nộp UNC cho NHTM
Bước 3: NHTM báo nợ TK ng chi trả
Bước 4: NHTM báo có TK ng thụ hưởng
Quy triǹ h thanh toán UNC( mở tài khoản khác chi nhánh )
B1: Người bán giao HH& DV cho người mua
B2: Nguwoif mua nộp UNC cho NHTM phục vụ người mua
B3: NHTM phục vụ người mua Báo nợ cho người mua
B4: NHTM phục vụ người mua lập và gửi Lệnh chuyển Có cho NHTM phục vụ
người bán
B5: NHTM phục vụ người bán báo có cho người Bán.
Câu 10: Khái niệm về thẻ và quy trình thanh toán thẻ ngân hàng?
Khái niệm thẻ: Thẻ thanh toán hay còn gọi thẻ chi trả là một loại thẻ có khả năng
thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm chấp nhận tiêu dùng bằng
thẻ đó, hoặc có thể dùng nó để rút tiền mặt trực tiếp từ các Ngân hàng hay các máy
rút tiền tự động.
Quy trình:
B1: NH phá hành phát hành thẻ cho chủ sở hữu thẻ
B2: Chủ sở hữu thẻ nộp thẻ cho đơn vị chấp nhận thẻ
B3:Đvi chấp nhận thẻ giao hh, dvu và trả lại thẻ
B4: Đvi chấp nhận thẻ nộp chứng từ cho ngân hàng thanh toán
B5: NH thanh toán tạm ứng, báo có cho đơn vị chấp nhận thẻ
B6: NH thanh toán gửi lệnh chuyển nợ cho NH phát hành
B7: NH phát hành báo nợ cho chủ sở hữu thẻ

You might also like