Nguyen Thi Hong Xanh

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM- 80 NĂM LÃNH ĐẠO,

TRƯỞNG THÀNH VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐẢNG BỘ AN GIANG”

VÌ SAO ĐẢNG TA LẠI ĐỔI MỚI TƯ DUY LÍ LUẬN


VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
Nguyễn Thị Hồng Xanh
Giảng viên Bộ môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN,
Khoa Lí luận chính trị, Trường Đại học An Giang

1. Vài nét về đổi mới tư duy lí luận của Đảng ta.


Gần tám mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm nên những
chiến thắng oai hùng, những thắng lợi vĩ đại, đưa nước ta trở thành một quốc gia độc lập tự
do; phát triển theo con đường XHCN. Để lãnh đạo nhân dân ta có được những thành công
đó, Đảng ta luôn có con đường đúng đắn, bản lĩnh vững vàng..., không ngừng tự hoàn thiện,
đổi mới để vào những thời điểm khó khăn, đầy thử thách đã đưa ra những quyết sách sáng
suốt đúng đắn, những bước đi thích hợp. Đặc biệt là từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta, đã đề ra
đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đề ra từ Đại hội
VI được bổ sung, hoàn thiện, phát triển qua các Đại hội VII, VIII, IX, X trên đất nước ta đã có
rất nhiều đổi thay, chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt cả về vật
chất lẫn tinh thần; kinh tế phát triển và tăng trưởng khá; An ninh quốc phòng được giữ vững
và tăng cường; quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta
không ngừng được nâng cao...
Đường lối đổi mới bắt nguồn từ sự đổi mới về tư duy lí luận của Đảng. Có thể
khẳng định, trong những thành tựu của đổi mới có phần đóng góp quan trọng của việc đổi
mới tư duy lí luận của Đảng về CNXH. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã có bước trưởng
thành vượt bậc về tư duy lí luận, về năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn. Song bên cạnh
những thành tựu và khởi sắc, Đảng ta cũng đang đứng trước những khó khăn thử thách những
nguy cơ, đe dọa, trong xã hội ta vẫn tồn tại những thiếu sót, bất cập so với yêu cầu đổi mới.
Thực tế đó đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục đổi mới, nâng cao tư duy lí luận năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của mình để đủ sức nắm bắt và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, để lãnh
đạo thành công sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo định hướng hiện đại, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Vì sao Đảng ta lại đổi mới tư duy lí luận về CNXH
Đổi mới tư duy lí luận đó là việc thay đổi cách suy nghĩ và phương pháp tiếp cận trong
việc nghiên cứu đối tượng. Đây là quá trình làm cho tư duy bắt kịp và có phần dự đoán trước
được sự phát triển của sự vật, nâng cao tính khoa học, tính cách mạng và khả năng cải tạo
thực tiễn của nó. Sự đổi mới này có ý nghĩa, định hướng, chỉ đạo để tạo ra một sự phát triển
có tính bước ngoặt
Đổi mới tư duy lí luận về CNXH là đổi mới phương pháp tư duy, khắc phục lối tư duy
kinh nghiệm, giáo điều chủ quan, siêu hình về CNXH; là loại bỏ những quan điểm, nhận thức
sai trái, khắc phục những quan niệm, nhận thức không đúng, lạc hậu, lỗi thời đó còn là sự đổi
mới những kiến thức, tri thức của chúng ta về CNXH và hình thành những quan niệm, nhận
thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta. Đổi mới tư duy lí luận về CNXH

1
không phải là phủ định CN Mác- Lênin, thay đổi những nguyên lí cơ bản về CNXH; mà là
nhận thức lại sâu sắc hơn, đúng đắn hơn, để trở về tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác-
Lênin, và do đó , đổi mới tư duy lí luận về CNXH không phải là thay đổi mục tiêu XHCN,
không phải là hoài nghi tính ưu việt của CNXH, mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện
hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn, bằng những bước đi thích hợp, quá trình đổi mới
này còn là sự phát triển bổ sung chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những thành
tựu lí luận của Đảng ta trong điều kiện mới. Từ cuối những năm 1970, nền kinh tế nước ta
đứng trước những mất cân đối đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài. Biểu
hiện rõ nhất là sản xuất trì trệ, lạm phát tăng nhanh, công ăn việc làm thiếu gay gắt đời sống
nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lòng tin của nhân dân, đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự
điều hành quản lí của nhà nước giảm sút cuộc khủng hoảng này thật sự là một thách thức lớn
đối với cả dân tộc
Nguyên nhân sâu xa, cơ bản dẫn đến khủng hoảng là do chúng ta đã nhận thức sai, vận
dụng không đúng chủ nghĩa Mác- Lênin nhất là lí luận về CNXH, về thời kì quá độ, về con
đường đi lên CNXH cũng như tình hình, thực trạng, quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin như về đấu tranh giai cấp, về những quy luật
của thời kì quá độ... bị hiểu và giải thích sai lệch. Những sai lầm này đã dẫn đến sai lầm lớn
nhất trong việc xác lập, xây dựng mô hình CNXH đó là mô hình CNXH nhà nước.
Trong nhiều thập kỉ, quan niệm của chúng ta về CNXH còn đơn giản và chưa rõ ràng,
chúng ta chưa hình dung được một xã hội xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta.
Chúng ta đã chủ quan duy ý chí, nóng vội muốn tiến nhanh, tiến tiến mạnh lên CNXH. Vi
phạm quá trình lịch sử tự nhiên. Chúng ta đề ra quan điểm về thời kì quá độ nhưng chưa hình
dung rõ nội dung phong phú, đa dạng của nó, chưa phân biệt rõ kiểu quá độ trực tiếp và kiểu
quá độ gián tiếp... Do đó, đã dẫn đến nhiều sai lầm trong cải tạo XHCN đối với nông nghiệp,
công thương nghiệp tư bản tư doanh...
Về cơ chế quản lí, để kéo dài quá lâu cơ chế quản lí tập trung quan liêu, bao cấp, điều
đáng tiếc là những quan niệm, nhận thức không đúng trên đây lại chậm được đổi mới, Đại hội
lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội
bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của
Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Những khuyết điểm trong lĩnh vực tư
tưởng chính là sự lạc hậu về tư duy, sự bất cập về nhận thức và đó là lí do phải đặt ra yêu cầu
đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy thực chất là xây dựng cơ sở lí luận về con đường đi lên
CNXH và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Cuộc khủng hoảng về kinh tế- xã hội trầm trọng và kéo dài, đó là những thách thức lớn
đối với cả dân tộc ta và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất đòi hỏi Đảng ta phải nhận thức,
đổi mới tư duy lí luận trong xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trong tổ chức thực
hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH ở nước ta.
Mặt khác, từ cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, xu thế đổi mới, cải cách đã
diễn ra khá mạnh mẽ trên thế giới. Đó cũng là nhân tố tác động đến quá trình đổi mới tư duy
lí luận ở nước ta và đòi hỏi chúng ta phải đổi mới kịp thời.
Từ nhận thức các vấn đề của CNXH thế giới và ở nước ta trước thời kì đổi mới đã cho
chúng ta nhận rõ tính tất yếu khách quan của việc đổi mới tư duy lí luận của Đảng ta có một
tầm quan trọng như thế nào.
Đại hội lần thứ VI đã đánh dấu sự đổi mới quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng về
CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta sự đổi mới này do những đòi hỏi của chính
bản thân cuộc sống, của thực tiễn, là sự gặp nhau giữa những nguyện vọng và hoạt động sáng
tạo từ cơ sở với sự tổng kết này nâng lên thành chủ trương, đường lối của Đảng. Đây thực sự
là cuộc giải phóng sức sản xuất, giải phóng con người, tư tưởng, tự do.Giá trị mở đường và ý
nghĩa sâu xa của đổi mới tư duy lí luận, nhất là tư duy lí luận về kinh tế, không chỉ cho phép

2
chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vấn đề phát triển sản xuất hàng hóa, thừa nhận tính
đa dạng của các hình thức sở hửu, từng bước xác định rõ cơ chế thị trường có sự quản lí của
nhà nước theo định hướng XHCN vv... Mà còn cho phép chúng ta quan niệm ngày càng rõ
nét hơn, nhận thức sâu sắc hơn về mô hình XHCN, về quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
Nhờ đổi mới tư duy lí luận mà Đảng ta được trang bị những lí luận tiên phong để nhận thức
ngày càng thấu đáo không chỉ các vấn đề cụ thể, mà quan trọng hơn là cho phép Đảng ta hiểu
rõ hơn những nét chung nhất, cơ bản nhất của con đường đi lên CNXH ở nước ta .
Đổi mới tư duy lí luận chính là sự trở về và phát triển những lí luận đúng đắn của chủ
nghĩa Mác-Lênin về CNXH một cách tự giác, có chủ đích, có sự lãnh đạo của Đảng để đi tới
định hướng khoa học về XHCN. Đổi mới tư duy lí luận nhằm đạt tới quan niệm đúng đắn của
CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Nhờ vậy, nó trang bị cho chúng ta nền tảng
tư tưởng vững chắc, những điểm tựa lí luận, phương pháp luận vô cùng phong phú và sâu sắc,
giúp chúng ta phát triển tư duy biện chứng và suy nghĩ một cách độc lập, sáng tạo, tìm ra con
đường, hình thức và giải pháp đúng để giải quyết tốt các vấn đề do công cuộc đổi mới đất
nước đặt ra. Nó không phải là những thay đổi nhất thời, giới hạn ở đường nét này, chi tiết nọ
mà thực sự nó là những đổi mới, những bước chuyển về chất trên nhiều lĩnh vực và đó là sự
đổi mới một cách đồng bộ trong tư duy lí luận của Đảng ta.
Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại. Với bản chất cách mạng và
khoa học, Đảng ta đã xác định điểm khởi đầu của đổi mới là đổi mới tư duy, tư duy lí luận.
Những thành tựu trong tư duy lí luận đạt được trong hơn 20 năm qua đã làm cho quan niệm
của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác
định rõ hơn. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của đổi
mới tư duy lí luận và cũng làm sáng tỏ hơn mối quan hệ biện chứng giữa công cuộc đổi mới.
Với những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được trong hơn 20 năm qua đã chứng minh
rằng, Đảng ta đi theo con đường đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và càng khẳng định: Không có đổi mới thì không có tất cả, không có đổi mới thì không có
phát triển.
Long xuyên, tháng 01 năm 2010
Nguyễn Thị Hồng Xanh

You might also like