Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TUẦN 5: VẤN ĐỀ 7

CHƯƠNG VII: CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM


1. Khái niệm chủ thể của tội phạm
- Là người có năng lực TNHS bao gồm năng lực nhận thức, năng lực điều
khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm theo
luật định khi thực hiện hành vi phạm tội.
- 2 dấu hiệu:
+ Năng lực lỗi (năng lực nhận thức + năng lực điều khiển hành vi)
+ Độ tuổi chịu TNHS
2. Năng lực trách nhiệm hình sự
a) Khái niệm:
- Là năng lực có thể phải chịu TNHS của một người nếu thực hiện hành vi
phạm tội
- Cơ sở xác định:
+ Phải là người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi
theo đòi hỏi của xã hội => Đảm bảo chủ thể của tội phạm là người có
năng lực để có thể có lỗi khi thực hiện hành vi có tính gây hại cho xã hội
+ Phải là người có độ tuổi phù hợp với chính sách hình sự của nhà nước
=> Thể hiện chính sách hình sự của nhà nước đối với người chưa đủ 18
tuổi có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội.
- Phân tích:
+ Năng lực TNHS được coi là năng lực tự nhiên, không phụ thuộc vào
quy định của PL
+ Luật hình sự chỉ cần xác định tuổi chịu TNHS và được hiểu khi đủ tuổi
đó thì chủ thể mặc nhiên được coi là có NLNT + NL điều khiển hành vi
theo đòi hỏi của xã hội (trừ trường hợp cá biệt)
+ Điều 12 BLHS: người có năng lực TNHS là người đủ tuổi chịu TNHS
và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực nhận
thức hoặc năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội
+ Trong thực tiễn: các cơ quan có trách nhiệm chỉ cần phải xác định đã
đủ tuổi chịu TNHS hay chưa và cá biệt.
b) Tình trạng không có năng lực TNHS
- Là tình trạng mất NLNT hoặc NL điều khiển hành vi do mắc bệnh.
- Phân biệt người không có NLTNHS và tình trạng không có
NLTNHS:
+ Người không có NLTNHS: là người trong tình trạng không có
NLTNHS hoặc là người chưa đến tuổi chịu TNHS
+ Người trong tình trạng không có NLTNHS: là tình trạng của người do
mắc bệnh tâm thần, bệnh làm mất đi khả năng nhận thức và điều khiển
hvi.
- Dấu hiệu xác định tình trạng (kết hợp cả 2 dấu hiệu)
+ Về dấu hiệu y học: mắc bệnh tâm thần
+ Về dấu hiệu tâm lí: không có NLNT (đúng/sai) -> không có NL điều
khiển hvi
- Phân biệt tình trạng không có NLTNHS và tình trạng NLTNHS hạn
chế???
+ Tình trạng không có NLTNHS:
+ Tình trạng NLTNHS hạn chế: do mắc bệnh nên năng lực nhận thức
hoặc điều khiến hành vi bị hạn chế -> lỗi hạn chế -> tình tiết giảm nhẹ

c) Vấn đề NLTNHS trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi do dùng rượu, bia, chất kích thích mạnh:
- Điều 13 BLHS: vẫn phải chịu TNHS
- Vì họ vẫn đủ NL TNHS khi sử dụng rượu, bia, chất kích thích, họ tự đặt
mình vào tình trạng mất khả năng..
- Phải chịu TNHS tăng nặng so với TH bình thường
???Phân biệt điều 13 và điều 21

Điều 13 Điều 21
Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc Tình trạng không có NLTNHS
chất kích thích mạnh khác
- Giống: đều mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
- Điều kiện chủ quan: tự đặt mình vào - Điều kiện khách quan: do mắc bệnh
tình trạng này -> tự tước bỏ đi khả tâm thần + không có NLNT theo đòi
năng NT/ điều khiển hvi -> có lỗi hỏi của xã hội -> không có lỗi với
với tình trạng của mình -> vẫn có tình trạng của mình -> không có NL
NL TNHS TNHS
- Hậu quả pháp lý: vẫn phải chịu - Hậu quả pháp lý: không phải chịu
TNHS, thậm chí là TT tăng nặng TNHS
- Trong TH người phạm tội đã sử dụng chất kích thích: rượu, bia, ma túy
đến mức nghiện trong 1 thời gian dài (công văn số 522/C44/B2)

3. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự


- Ở VN:
- + Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng
+ Đủ 16 tuổi trở lên: phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội
phạm mà bộ luật quy định khác
VD: A 15 tuổi 10 tháng vô ý đá gạt tàn thuốc vào nhà ông B khiến nhà
bốc cháy gây thiệt hại trị giá 120tr đồng -> ông B khởi tố vụ án hình sự
đối với hành vi phạm tội của A. Nhưng do A chưa đủ 16 tuổi + tội vô ý
 Tội ít nghiêm trọng -> chuyển sang giải quyết vụ kiện dân sự
VD: Cháu A 15 tuổi phạm tội giết người tại khoản 1 điều 123 -> chưa đủ
tuổi nhưng vì phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nên bị truy cứu TNHS.
4. Chủ thể đặc biệt của tội phạm
- Một số CTTP đòi hỏi chủ thể phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác vì chỉ
chủ thể có dấu hiệu này mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà
CTTP phản ánh => CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT
- Đặc điểm của chủ thể đặc biệt:
+ Liên quan đến chức vụ quyền hạn. VD: tội tham ô (đ353), tội nhận hối
lộ (đ354)
+ Liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc. VD: tội vi phạm quy
định về điều khiển tàu bay (đ277)
+ Liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện. VD: tội trốn tránh nghĩa vụ
quân sự (đ332)
+ Về quan hệ gia đình, họ hàng. VD: tội loạn luân (đ184)
5. Vấn đề nhân thân người phạm tội
- Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của
người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết vấn đề TNHS của họ.
- Đặc điểm: về nghề nghiệp, lí lịch tư pháp, ý thức PL, thái độ làm việc,
thái độ trong quan hệ với những người khác, hoàn cảnh gia đình....
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội:
+ Đv việc định tội, định khung hình phạt: đó là những tội phạm mà CTTP
cơ bản hoặc CTTP tăng nặng hay giảm nhẹ của những tội này có dấu
hiệu phản ánh đặc điểm nào đó thuộc về nhân thân người phạm tội.
+ Việc quyết định hình phạt: là căn cứ mà TA phải cân nhắc khi quyết
định hình phạt. Đặc biệt là những tình tiết về nhân thân phản ánh khả
năng giáo dục đv người phạm tội, phản ánh mức độ lỗi, phản ánh mức độ
nguy hiểm trong hvi của họ, phản ánh xem họ có thuộc vào diện giảm
nhẹ TNHS

CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. NLTNHS với tuổi chịu TNHS có mối quan hệ gì?
- Tuổi là thước đo/ cách xác định gián tiếp cho NL nhận thức + NL điều
khiển hành vi. Thông qua độ tuổi ta xác định người đó đã có đủ khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội chưa -> việc xác
định này = điều kiện cần của một người để phạm lỗi.
- Tuổi pháp lí >= tuổi tự nhiên
- Ở VN, tuổi chịu TNHS là đủ 16 tuổi trở lên.
2. Nếu trong TH không xác định được chính xác độ tuổi của người phạm
tội thì giải quyết ntn?
3. Phân biệt giữa điều 13 và điều 21?
4. Về điều 124: Tội giết con mới đẻ, rơi vào trường hợp mang thai hộ ->
đâu là chủ thể của tội phạm?
- Tội giết con mới đẻ tại sao mức độ hình phạt lại thấp hơn rất nhiều so với
tội giết người -> chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, đó là người mẹ
mới sinh ra đứa trẻ (trong vòng 7 ngày), đang ở trạng thái tâm sinh lý
không ổn định do việc sinh con lại bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài
( tư tưởng lạc hậu, hoản cảnh khó khăn, người thân không quan tâm…)
mà dẫn đến có hành vi giết đứa con mình vừa sinh ra. Như vậy ở đây, chủ
thể của tội phạm là chính người mẹ sinh ra đứa trẻ chứ không phải bất cứ
ai khác. Sở dĩ hình phạt nhẹ là do mối quan hệ đặc biệt giữa người
phạm tội và nạn nhân và nguyên nhân chính là do xem xét đến yếu tố
tâm, sinh lý đặc thù của người phạm tội, kết quả nghiên cứu và thực tế đã
khẳng định phụ nữ sau sinh thường có tâm lý không ổn định, dễ bị tổn
thương nên dễ có những hành vi ngoài tầm kiểm soát.
- Xem xét ai là người giết
+ Nếu đó là người mẹ sinh học -> điều 124
+ Nếu đó là người mẹ pháp lí -> tội giết người dưới 16t
5. Tại sao lại quy định TNHS của pháp nhân?
- Thực tiễn đòi hỏi
6. Tại sao pháp nhân không phải là chủ thể của tội phạm?
- Pháp nhân chỉ là chủ thể của TNHS chứ không phải là chủ thể của tội
phạm
7. Làm rõ ý nghĩa của việc xác định nhân thân người phạm tội?

You might also like