chủ đề 7 nhóm 3 file tổng hợp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Chủ đề 8: Tìm hiểu cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, Cuộc chiến tranh

biên giới phía Bắc và cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo, từ đó phát huy lòng
yêu nước và tinh thần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc như thế nào?
I. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam
- Xuất phát từ việc quân KHƠ-ME đỏ tấn công quân sự vào lãnh thổ
Việt Nam giết chóc người dân đặc biệt là vụ thảm sát Ba Chúc khiến
3.000 dân thường thiệt mạng

- Thời gian: diễn ra từ năm 1977 đến năm 1989 giữa Việt Nam và
chính phủ Khmer Đỏ tại Campuchia
- Diễn biến: Đêm 30/4/1977 quân Pol Pot đồng loạt tấn công Việt Nam
trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang (14 xã); từ tháng 8/1977,
chúng tấn công khu vực biên giới các tỉnh Long An, Đồng Tháp;
tháng 9/1977 chúng tấn công tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh (3 huyện)
… Chúng đòi đất ở tất cả những nơi có cây thốt nốt và vu cáo Việt
Nam muốn xoá đất nước Campuchia để lập liên bang; chúng ra “Sách
đen” kích động “hận thù dân tộc”, bôi nhọ sự thật lịch sử và truyền
thống láng giềng tốt đẹp Việt Nam – Campuchia; chúng gây ra nhiều
cuộc thảm sát dã man theo lối diệt chủng trên nhiều địa phương hai
bên biên giới (thảm sát Ba Chúc ở An Giang từ ngày 18/4 đến
30/4/1978 giết hại 3.157 người). Chúng nhận viện trợ quân sự của
nước lớn để xây dựng lực lượng quân đội có bộ binh, pháo binh, thiết
giáp mạnh hòng đánh bại Việt Nam…

- Từ ngày 22/12/1978 đến ngày 7/1/1979, Quân đội nhân dân Việt Nam
tiến hành cuộc tổng công kích giải phóng Campuchia: tấn công chớp
nhoáng và đánh bất ngờ vào thế trận tấn công-phòng thủ của địch,
đẩy lui toàn bộ các cánh quân Pol Pot xâm lấn về bên kia biên giới,
giải phóng toàn bộ các địa phương biên giới Tây Nam bị xâm chiếm;
đồng thời quân đội nhân dân Việt Nam cùng lực lượng cách mạng
Campuchia tiến công vào các sào huyệt địch, giải phóng thủ đô
Phnom Penh, giải phóng hàng triệu dân Campuchia; đập tan bộ máy
thống trị của chế độ “Campuchia Dân chủ” từ Trung ương đến cơ sở.

- Kết quả:
+ Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: Giữ
vững biên cương và chủ quyền quốc gia lãnh thổ, bảo vệ vững chắc
đất đai và cuộc sống hòa bình cho nhân dân vùng biên giới Tây Nam,
lập lại sự ổn định và trật tự vùng biên giới;
+ cứu thoát nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, giúp bạn
gây dựng lại lực lượng cách mạng, khép lại trang sử đen tối, đau
thương của dân tộc Campuchia, mở ra quá trình giúp bạn làm lại cuộc
cách mạng, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc và phát triển đất
nước Campuchia
II. Cuộc chiến tranh biên giới Phía Bắc
- Nguyên nhân: Mâu thuẫn về biên giới, chủ quyền giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Trung Quốc muốn trừng phạt Việt Nam vì đã giúp
Campuchia.
- Diễn biến: Ngay từ cuối năm 1978, với luận điệu "dạy cho Việt Nam
một bài học" Trung Quốc đã âm thầm lựa chọn, điều động lực lượng
binh lực cùng số lượng lớn trang thiết bị vũ khí áp sát trên toàn tuyến
biên giới với Việt Nam.

- Từ tháng 1/1979, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động trinh
sát vũ trang để chuẩn bị cho chiến dịch xâm chiếm dọc biên giới với
Việt Nam. Đến trung tuần tháng 2/1979, Trung Quốc đã điều động
tổng cộng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập với
tổng số 32 sư đoàn, 6 trung đoàn xe tăng với hơn 500 xe tăng, 4 sư
đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không với khoảng 2.000
khẩu pháo... Bên cạnh đó, hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và
hơn 900 máy bay được đặt trong tình trạng báo động cao độ.

- Do tập trung quân đông, phía Trung Quốc đã cùng một lúc tấn công
nhiều hướng, ồ ạt đánh liên tiếp đợt này đến đợt khác, với phương
châm "lấy thịt đè người" không ngại thương vong. Vào 3 giờ 30 phút
rạng sáng 17/2/1979, quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá
một số mục tiêu trong lãnh thổ của nước ta, sau đó huy động 600.000
quân, hơn 500 xe tăng, xe bọc thép, hàng nghìn khẩu pháo các loại
tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam dài hơn 1.400km. Hướng tấn
công chủ yếu của quân Trung Quốc là Lạng Sơn và Cao Bằng; hướng
quan trọng là Lào Cai (Hoàng Liên Sơn); hướng phối hợp là Phong
Thổ (Lai Châu); hướng nghi binh, thu hút lực lượng ta là Quảng Ninh
và Hà Tuyên.

- Trong thời điểm đó, đất nước của chúng ta mới vừa ra khỏi chiến
tranh, đang trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và giúp
đỡ nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng. Trước tình cảnh
Tổ quốc lâm nguy, thêm một lần nữa, quân và dân Việt Nam buộc
phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ của mình.
- Chiến tranh biên giới phía Bắc của Việt Nam đã phát huy lòng yêu
nước và tinh thần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc bằng cách gắn
kết người dân và quân đội, đồng lòng chống lại sự xâm lược từ phía
Trung Quốc. Qua sự đoàn kết này, người dân Việt Nam đã thể hiện sự
sẵn sàng hy sinh và quyết tâm bảo vệ đất nước, làm tăng thêm niềm
tự hào dân tộc.
- Kết quả: Việt Nam bảo vệ thành công biên giới phía Bắc. Trung Quốc
rút quân về nước.
III. Cuộc đấu tranh bảo vệ Biển Đảo
Cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo là một vấn đề nóng bỏng trong chính trị và an
ninh quốc gia của nhiều quốc gia. Đây thường là cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa
các quốc gia hoặc nhóm quốc gia về quyền kiểm soát hoặc chủ quyền đối với
các đảo hoặc vùng biển cụ thể. Các cuộc đấu tranh này có thể bao gồm tranh
luận chính trị, các biện pháp pháp lý quốc tế, và thậm chí là sự đối đầu quân sự
trong một số trường hợp. Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các tranh
chấp liên quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông là những ví dụ phổ biến về
cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo.
Tàu HQ-604, con tàu bị địch bắn chìm trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ
quyền biển đảo Tổ quốc ở Gạc Ma, ngày 14/03/1988. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
phát.
- Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với sự xâm lược
của nhiều quốc gia khác nhau, từ người Trung Hoa đến người Pháp và
người Mỹ. Trong mỗi cuộc chiến, việc bảo vệ biển đảo luôn là một
phần quan trọng, là nơi mà dân tộc phải chiến đấu để bảo vệ chủ
quyền và độc lập của mình.
- Với vị trí địa lý đặc biệt, biển Đông đã trở thành một khu vực đối đầu
giữa các quốc gia. Việt Nam đã phải đối mặt với các tranh chấp lãnh
thổ với các nước láng giềng và cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình
thông qua các biện pháp ngoại giao, pháp lý và đôi khi là các biện
pháp quân sự. Các cuộc chiến tranh bảo vệ biển đảo của Việt Nam
thường liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi lịch sử trên
các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các cuộc xâm lược từ các
nước láng giềng đã khiến cho Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách
thức an ninh và chủ quyền. Trong quá trình này, Việt Nam đã sử dụng
các biện pháp quân sự, như xây dựng căn cứ quân sự và triển khai lực
lượng hải quân để bảo vệ biển đảo. Tuy nhiên, cùng với việc sử dụng
sức mạnh quân sự, Việt Nam cũng đã tìm kiếm hỗ trợ từ cộng đồng
quốc tế và thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp
một cách hòa bình và công bằng. Đồng thời, Việt Nam cũng đã thúc
đẩy việc hợp tác kinh tế và phát triển bền vững trên các quần đảo này,
nhấn mạnh vai trò của chúng trong việc bảo vệ môi trường và tài
nguyên biển.
IV. Vận dụng, phát huy lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ Tổ Quốc
1. Nhận thức về sự quý trọng của chủ quyền lãnh thổ: Đây là nền tảng để
phát triển lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ
2. Hiểu biết về lịch sử và văn hoá dân tộc
3. Tinh thần đoàn kết và sẵn sàng hi sinh: những cuộc chiến tranh và cuộc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền thường yêu cầu sự đoàn kết và sẵn sàng hy
sinh từ cả cộng đồng. việc hiểu biết về những cuộc chiến này có thể kích
thích tinh thần đoàn kết và sẵn sàng hy sinh trong cộng đồng.
4. Tư duy chiến lược và quốc phòng: việc tìm hiểu về các chiến lược quốc
phòng và bảo vệ lãnh thổ có thể giúp phát triển tư duy chiến lược và nhận
thức về an ninh quốc gia
5. Thầu hiểu tầm quan trọng của hoà bình và hợp tác quốc tế: cuộc chiến
tranh và đấu tranh bảo vệ chủ quyền thường dẫn đến những hậu quả nặng
nề. Việc thấu hiểu tầm quan trọng của hoà bình và hợp tác quốc tế cũng
là một phần quan trọng của việc bảo vệ lãnh thổ và sự an toàn của Tổ
Quốc
6. Học tập lịch sử: Tìm hiểu về các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, biển
đảo để hiểu rõ giá trị của độc lập, tự do và ý nghĩa của việc bảo vệ chủ
quyền Tổ quốc.
7. Nâng cao ý thức trách nhiệm: Mỗi người dân cần ý thức được trách
nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
8. Tham gia các hoạt động: Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
về biển đảo; các hoạt động hướng về biển đảo như: hiến máu, quyên góp
ủng hộ,...
9. Rèn luyện bản thân: Rèn luyện về thể chất, trí tuệ, học tập khoa học, kỹ
thuật để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.Lòng yêu
nước và tinh thần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc là truyền thống tốt đẹp của
dân tộc ta. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức được trách nhiệm của bản
thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống này

You might also like