ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÔN NGỮ MC DẪN CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÔN NGỮ MC DẪN CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ

1. Đặc điểm về ngữ âm:


1.1. Đặc điểm về chất giọng:
Đặc điểm để trở thành một người dẫn chương trình nói chung và dẫn chương trình thời sự
nói riêng đó chính là chất giọng. Theo trang Lý luận chính trị và truyền thông, “hiểu
theo nghĩa hẹp thì chất giọng là kết quả của sự điều hợp dây thanh của các cơ trong quá
trình sản sinh lời nói mà chúng ta không thể quan sát được bằng mắt nhìn thông thường.
Nghiên cứu bằng các phương tiện kỹ thuật đã cho phép quan sát được kích cỡ, hình dáng
của sóng tạo ra khi luồng không khí đi qua thanh hầu đang mở để tạo âm. Nhờ đó, chúng
ta có thể biết sự điều hợp dây thanh của các cơ ở thanh hầu vốn quy định kích cỡ, dáng
vẻ của sóng đó”.
Chất giọng là “thứ trời sinh”, nhưng với các người dẫn chương trình thời sự, họ có một số
đặc điểm chung về chất giọng. Đầu tiên, chất giọng của người dẫn chương trình thời sự
thường dễ nghe và truyền cảm. Bởi vì truyền tải thông tin đến đại chúng, nên tiêu chí đầu
tiên để trở thành người dẫn chương trình thời sự chính là chất giọng dễ nghe, rõ ràng,
truyền cảm. Không những vậy, chất giọng của người dẫn chương trình thời sự khác với
một số người dẫn chương trình khác chính là chất giọng thiên hướng nghiêm túc, không
quá trầm cũng không quá bổng, nhưng vẫn tạo sự nghiêm túc và truyền cảm nhất định.
Các người dẫn chương trình thời sự có chất giọng tốt là điều kiện “cần”, nhưng để có
“đủ” thì cần phải trau dồi và có một số đặc điểm khác.
1.2. Đặc điểm về phát âm:
Người dẫn chương trình thời sự là người truyền tải những tin tức, sự kiện, thông tin từ xã
hội đến với công chúng. Vì vậy, người dẫn chương trình thời sự cần phải phát âm chuẩn
để đại đa số công chúng có thể hiểu, nắm bắt được và truyền tải đúng thông điệp, thông
tin.
Về mặt phát âm, trước tiên, người dẫn chương trình có đặc điểm là phát âm đúng ngữ
điệu và âm điệu của từng từ và câu. Điều này đảm bảo rằng thông điệp được truyền tải
một cách rõ ràng và dễ hiểu. Họ phải chú ý đến các âm tố như ngữ điệu, trọng âm, độ dài
ngắn của âm và chất giọng.
Kế đó, người dẫn chương trình thời sự cần phân biệt và phát âm đúng các âm tiết. Âm
tiết là đơn vị phát âm cơ bản của tiếng Việt, âm tiếng Việt thường bao gồm một âm đầu,
một âm lõm và một âm cuối. Người dẫn chương trình thời sự cần phải phát âm đúng các
nguyên âm và phụ âm, đảm bảo âm tiết được phát âm một cách mạch lạc và rõ ràng. Điều
này giúp cho công chúng xem thời sự dễ hiểu và nắm bắt được thông tin.
Tiếp theo, người dẫn chương trình thời sự cần đảm bảo đúng ngữ pháp. Người dẫn
chương trình thời sự cần tuân thủ đúng ngữ pháp của tiếng Việt, nên sử dụng ngữ pháp
đơn giản, hạn chế sử dụng những ngữ pháp phức tạp.
Ngoài ra, người dẫn chương trình thời sự cần phát âm đúng thuật ngữ. Người dẫn
chương trình thời sự cần phát âm đúng thuật ngữ chuyên ngành, tên riêng, địa danh và
các từ ngữ đặc biệt liên quan đến lĩnh vực thời sự và chính luận. Để tránh gây sự tranh cãi
không đáng có, người dẫn chương trình thời sự cần tìm hiểu kỹ, học cách phát âm đúng
những thuật ngữ trên.
Cuối cùng, người dẫn chương trình thời sự cần phát âm sao cho rõ ràng và dễ hiểu. Họ
nên tránh nhầm lẫn, lắp âm hay mất âm trong quá trình phát âm. Điều này đảm bảo rằng
thông điệp được truyền đạt một cách chính xác và không gây hiểu lầm cho khán giả.
Mặc dù, phát âm đúng và chính xác là đặc thù của người dẫn chương trình thời sự. Song,
việc phát âm của từng vùng miền lại có sự khác nhau, chính vì vậy, trong các lớp đào tạo
MC dẫn thời sự nói riêng và các lớp đào tạo MC nói chung, người ta thường chia thành
các giọng: giọng chuẩn miền Bắc, giọng chuẩn miền Trung, giọng chuẩn miền Nam.
Với giọng chuẩn miền Bắc, các phụ âm đầu như S, Tr, R thường được phát âm thành X,
Ch, Gi/D. Các vần như “ưu” lại phát âm thành “iu” (nghiên cứu – nghiên kíu). Các vần
như “ươu” phát âm thành “iêu” (con hươu – con hiêu, rượu – riệu), âm “e” thành “ie”
(mẹ - mịe), “o” thành “oa” (có – cóa).
Với giọng chuẩn miền Trung, họ thường phát âm rất chuẩn âm đầu, song lại sai dấu. Dấu
ngã hầu hết đều chuyển thành dấu nặng, dấu hỏi. Một số địa phương như Quảng Trị, Huế
còn không phân biệt được phụ âm cuối C/T, N/NG (con - coong, ăn – ăng, mứt – mức...).
Bên cạnh đó là nhiều âm, vần bị biến đổi lạ.
Với giọng chuẩn miền Nam thì không có dấu ngã (ngã đều bị biến đổi thành hỏi). Đa số
các phụ âm cuối đều bị biến mất “t” thành “c”(mứt – mức), biến đổi vần (an – ang), phụ
âm đầu bị phát âm lệch “v” thành “d” (về - dề), “q” thành “g” (qua – goa).
Để phù hợp cho từng đài truyền hình, mỗi người dẫn chương trình thời sự sẽ có một
giọng chuẩn theo từng miền để phù hợp với đa số phát âm của vùng miền đó. Tuy nhiên,
người dẫn chương trình thời sự vẫn cần đảm bảo được những đặc điểm chung về mặt
phát âm.
1.3. Đặc điểm về giọng điệu và nhịp điệu:
Bản chất của báo chí, thời sự chứa đựng thông tin, nên giọng điệu của người dẫn chương
trình cần có sự truyền cảm và nghiêm túc. Người dẫn chương trình thời sự thường sử
dụng giọng điệu nghiêm túc để truyền tải thông tin của sự kiện có trong bản tin. Ngoài
ra, họ thường sử dụng tông giọng thấp và chắc để tạo sự nghiêm túc, truyền cảm, đúng
với phong cách ngôn ngữ báo chí.
Ngoài ra, người dẫn chương trình thời sự còn biết điều chỉnh tốc độ và nhịp điệu trong
lời nói của mình để tạo sự linh hoạt và phù hợp với ngữ cảnh. Tùy vào nội dung tin,
người dẫn chương trình thời sự sẽ điều chỉnh tốc độ và nhịp điệp phù hợp. Mặc khác, họ
sẽ điều chỉnh giọng điệu và nhịp điệu để phù hợp với các phần diễn đạt như câu hỏi, phê
phán, diễn giải hay tóm tắt. Chẳng hạn, với những tin lễ hội, ngày chào mừng… nhịp
điệu và tốc độ nói của người dẫn chương trình sẽ nhanh hơn để tạo sự phấn khích, hân
hoan. Còn với những tin về đau thương như tai nạn, số ca mắc bệnh… người dẫn chương
trình thời sự sẽ sử dụng nhịp điệu và tốc độ chậm hơn, nghiêm túc hơn để nhấn mạnh đến
tính chất nghiêm trọng của thông tin. Sự điều chỉnh tốc độ và nhịp điệu này giúp người
dẫn chương trình thời sự có thể nhấn mạnh đến yếu tố thông tin, làm đa dạng, phong phú
lời nói cũng như tạo sự sống động và chân thực trong quá trình truyền tải thông điệp.
1.4. Sự phân tiết:
Trong một chuỗi âm thanh liên tục của lời nói, thao tác đầu tiên của quá trình làm nổi bật
có thể nhận thấy là sự đối lập giữa các đoạn âm thanh và các đoạn không có âm thanh.
Đoạn không có âm thanh gọi chung là sự phân tiết. Trong các ngôn ngữ phân tiết tính như
tiếng Việt, chúng ta có thể thấy có các bậc cấu trúc của sự đối lập đó về trường độ và thời
gian từ nhỏ đến lớn như sau: 1/ Chỗ ngắt, 2/ Chỗ ngừng và 3/ Chỗ nghỉ. Thực tế giao
tiếp, bằng trực cảm, ta cũng có thể quan sát được các loại đơn vị phân tiết này. Mỗi đơn
vị phân tiết được thể hiện ở ranh giới kết thúc của một loại đơn vị có phạm vi tương ứng
trong ngữ lưu.
Chỗ ngắt là sự phân tách các âm tiết, có trường độ và thời gian ngắn nhất. Chỗ ngắt là
ranh giới của các âm tiết khi đọc hay nói (trên chữ viết là những khoảng trống ước định
một cách cách cơ giới); là chỗ kết thúc của âm tiết trước và bắt đầu của âm tiết tiếp theo.
Có thể sơ đồ hoá vị trí của chỗ ngắt trong ngữ đoạn như sau: Âm tiết / chỗ ngắt / âm tiết.
Ví dụ:
Đất / nước / đẹp / vô / cùng / nhưng / Bác / phải / ra / đi. (Chế Lan Viên)
Việc ngắt âm tiết mang tính cố định và hằng tại, xuất phát từ bản chất phân tiết của tiếng
Việt.
Trong khi chỗ ngừng được quan niệm là khoảng dừng (không có âm thanh) giữa các ngữ
đoạn (gồm nhiều tiết) trong phát ngôn. Như vậy, về thời gian và trường độ, chỗ ngừng sẽ
lớn hơn chỗ ngắt. Ta có thể hình dung vị trí của chỗ ngắt trong ngữ đoạn như sau: Ngữ
đoạn / chỗ ngắt / ngữ đoạn. Ví dụ:
Thời trang / là niềm đam mê của rất nhiều người. // Nhưng đã bao giờ quý vị nghĩ đến
thời trang tuần hoàn / và thời trang có trách nhiệm với môi trường hay chưa?//
(Phóng viên Tùng Thư VTV, 20.8.2022, thời sự vtv@vtv.vn).
Chúng tôi cũng muốn nói đến một sự tiếp nối khác là chỗ nghỉ. Đây là dấu hiệu sau khi
kết thúc một câu hay một chuỗi câu (tức một đoạn văn), trước khi bắt đầu nói hay đọc câu
tiếp theo. Cơ cấu của sự thực hiện động thái này như sau: câu, (đoạn) / chỗ nghỉ / câu
(đoạn). Ví dụ đoạn nói (dẫn) của phóng viên Nguyễn Ngân trong phóng sự “Đưa na
xuống núi”, nói về việc thu hoạch na của bà con huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn:
Âm thanh báo hiệu na chuẩn bị được chuyển xuống núi.// Hai vành xe máy cũ đóng cố
định ở hai điểm đỉnh núi và chân núi.// Đường dây một nghìn mét.// Tám gia đình chung
nhau một đường dây.// Một lượt vận chuyển tối đa bẩy mươi cân.// Bà con gọi là “tời
na”.// Thay vì gánh na mất hơn một tiếng,/ từ trên núi,//giờ chỉ cần vài phút.//
Na xuống núi liên tục.// Để tránh phía dưới na chưa kịp tháo,/ người phía trên đã thả
tiếp.// hai thúng na có thể văng vào nhau,// văng xuống núi //…
… Cây na theo chân những đồng bào dân tộc Tày, Nùng, lên những ngọn núi có độ cao
800 mét rồi vào thung lũng.// Nơi nào bước chân người dân đến được, nơi đó có na.//
(Nguyễn Ngân VTV, 21.8.2022, thời sự vtv@vtv.vn)
Một phóng sự ngắn với giọng đọc rõ ràng, rành mạch, biểu cảm với những chỗ ngắt, chỗ
ngừng hợp lý của phóng viên Nguyễn Ngân làm cho khán/thính giả rất dễ nghe, thậm chí
còn thấy được niềm vui trong lao động sản xuất của bà con vùng cao.
Sự ngưng lời phân tiết (chứ không phải là sự dừng lời, chấm dứt sự nói năng) còn có ý
nghĩa căn bản là sự phân đoạn thực tại câu theo hình tuyến và ứng với sự phân biệt nghĩa.
Thực tế là sự ngừng nghỉ thường ứng với sự phân tách các đơn vị ngữ pháp mà rõ nhất là
trên văn bản viết, những chỗ ngừng, nghỉ đó được đánh dấu bằng hệ thống dấu câu tương
ứng với chức năng cụ thể của từng dấu.
Sự ngưng lời (phân tiết) có vai trò, ý nghĩa nhất định, là phương tiện thể hiện nhịp điệu,
chỗ ngừng (ngắt quãng), chỗ nghỉ, là những yếu tố tham gia lời nói. Ở đây, chúng tôi đặc
biệt quan tâm tới chỗ ngừng vì nó là sự biểu hiện rõ nhất khả năng làm mạch lạc diễn
ngôn về mặt ngữ âm, tạo ra âm hưởng hay bản sắc cho lời nói. Đó là cái dùng để đối lập
với chuỗi âm tiết hoặc âm tiết (có vai trò tương đương với chuỗi âm tiết). Lúc này, chỗ
ngừng được coi là có đặc trưng nhất định nào đó trong chuỗi âm thanh của lời nói, hay
đấy cũng là nét khu biệt trong âm thanh lời nói, được đánh dấu bằng sự vắng mặt của yếu
tố âm thanh. Trong chuỗi âm thanh hiện thực (khi nói, đọc, thể hiện văn bản...), việc
ngừng, nghỉ là tất yếu và mang tính bắt buộc. Ngừng, nghỉ sau mỗi phát ngôn có tác dụng
về mặt cơ học và sinh lý mà trước hết là tác dụng âm học của ngôn ngữ học.
Khi nói hay đọc trực tiếp trên đài truyền hình, các yếu tố ngữ âm có vai trò hết sức quan
trọng. Tiếng nói trước hết là âm thanh. Âm thanh là một yếu tố của ngôn ngữ, là hình
thức vật chất trong cái biểu đạt của ngôn ngữ. Cùng một nội dung, một hoàn cảnh giao
tiếp nhưng người “lợi khẩu” (có tài ăn nói) thì đạt hiệu quả cao hơn người không "lợi
khẩu". Khi nói, dấu ấn cá nhân bộc lộ rõ ràng. Như vậy, muốn nói tốt, phải biết khai thác
tối đa các yếu tố ngữ âm trong từng tiếng, từng đoạn, từng câu.
Trong chuỗi lời nói hiện thực (khi nói, thể hiện văn bản) thì người nói ngừng, nghỉ là điều
tất yếu. Đó là cách để lấy hơi, để tách biệt các đoạn phát ngôn. Tuy nhiên, ở nhiều trường
hợp, người nói ngừng nghỉ không do nhu cầu thuần sinh lý mà có chủ định, có ý tứ rõ
ràng. Cùng với các yếu tố khác của nhịp điệu, chỗ ngừng phục vụ cho chiến lược giao
tiếp của người nói, nhằm tác động có ý thức đến đối tượng tiếp nhận. Ngừng đúng lúc,
đúng chỗ, đủ thời lượng là lợi thế của người bản ngữ khi nói. Đối với người nói trên
truyền hình, đây không chỉ là yêu cầu đầu tiên về kỹ thuật nói chuẩn mà còn phải được
nâng lên thành nghệ thuật.
Sự rời rạc, cẩu thả trong nói năng, diễn đạt là tước đi cái âm hưởng của ngôn từ. Do vậy,
không những không lột tả được mà còn làm mất đi cái thần của những ý tưởng, sự sống
động của những sự kiện, vẻ đẹp của những sự tình và con người.
Sự ngắt nghỉ, dừng, ngừng cũng cần hết sức chú ý khi nói năng. Sự tùy tiện trong việc
"thả" trọng âm, nhấn mạnh không trúng là phản đích diễn ngôn, ngắt câu lung tung, dứt
đoạn vô cớ, thiếu cơ sở... tất cả đều làm tổn hại đến hiệu lực của lời nói, của diễn ngôn.
Chỉ sơ suất nhỏ một lần cũng đủ xóa sạch mọi cố gắng của người nói, giống như thể nốt
nhạc lạc lõng trong một bản hoà tấu hoàn mỹ.
Phát thanh viên/biên tập viên truyền hình nói năng không đạt được những yêu cầu tối
thiểu, không tuân thủ đúng nguyên tắc ngừng, nghỉ nghiêm túc, đúng chỗ sẽ phá vỡ kết
cấu nghĩa của ngữ lưu, dẫn đến chỗ khó hiểu, gây khó khăn cho sự tiếp nhận, thậm chí
thông tin còn bị hiểu sai lệch đi theo hướng tiêu cực. Chẳng hạn, sự ngắt giọng không
đúng chỗ do sự ngập ngừng ở mức độ nhẹ cũng gây nên hiệu quả là sự không bình
thường của diễn ngôn. Ví dụ:
“Chương trình Thời sự của chúng tôi hôm nay đến đây là hết. Xin cảm ơn quý vị và các
bạn đã... dành… thời gian theo dõi”.
1.5. Trọng âm và điểm nhấn:
“Trọng âm là một biện pháp âm thanh làm nổi bật một đơn vị ngôn ngữ học lớn hơn âm
tố (âm tiết, từ, ngữ hoặc câu) để phân biệt với các đơn vị khác cùng cấp độ”(3).
Trọng âm logic còn gọi là điểm nhấn. Điểm nhấn (focus) là biện pháp sử dụng từ ngữ của
người nói nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn khi giao tiếp. Cùng một phát ngôn nhưng đặt
điểm nhấn vào từ nào, cụm từ nào thì nội dung ý nghĩa của phát ngôn đó được nhấn mạnh
ở đó. Người ta gọi những điểm nhấn như vậy là trọng âm logic. J.Lions cho rằng: “Trọng
âm logic là một kiểu trọng âm đặc biệt. Thông thường một từ nào đó trong câu quan trọng
về mặt logic, về mặt ngữ nghĩa mà sự chú ý cần tập trung vào đó, thì được nhấn mạnh
bằng một trọng âm logic”(4). Ví dụ như điểm nhấn trong lời nói của Lại Văn Sâm trong
các chương trình trò chơi truyền hình đã tạo được ấn tượng với khán giả.
1.6. Tốc độ
Tốc độ lời nói là sự rải âm tiết khi nói trên một đơn vị thời gian. Do đó, ta thường có
nhận xét: nói nhanh, nói chậm, nói bình thường.
Dòng âm thanh được phát ra khi nói là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Nó khác với đọc
văn bản vì khi đọc, hiện thực chỉ còn là một phần trực tiếp của tư tưởng mà thôi. Người
bản ngữ bao giờ cũng biết chủ động điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp với hoàn cảnh, nội
dung, tính chất, mục đích của văn bản và phù hợp với tình cảm khi giao tiếp. Chẳng hạn,
nói về những vấn đề chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội... phải khác với khi nói về
những vấn đề thuộc lĩnh vực tình cảm, tâm hồn; chuyện vui khác với chuyện buồn; nói
với người già (Câu lạc bộ người cao tuổi), nói với đồng bào dân tộc ít người (chương
trình Dân tộc và miền núi) bao giờ tốc độ nói cũng phải chậm rãi, từ tốn, khiêm nhường.
Nói với học sinh, sinh viên có thể nói nhanh, sôi nổi, hào hứng, lôi cuốn (chương trình
Đường lên đỉnh Olympia, những chương trình dành cho thanh thiếu niên...). Đặc biệt, các
chương trình tường thuật các sự kiện, hành động diễn ra nhanh chóng, gấp gáp, sôi động
thì tốc độ nói phải theo kịp sự vận động của đối tượng, sự vật, các diễn biến của sự kiện,
sự tình như tường thuật bóng đá, thi đấu thể thao, diễu binh, diễu hành...
Dù nói nhanh hay chậm, song tất cả đều phải đảm bảo yêu cầu chung là rành rọt, rõ ràng,
khúc chiết.
Phát thanh viên/phóng viên/ biên tập viên truyền hình có thể căn cứ vào số lượng âm tiết
trong một phát ngôn (câu) và sự phân bố chúng trong tiết nhịp để có thể điều chỉnh nói
nhanh hay nói chậm.
Số lượng âm tiết trong một tiết nhịp là yếu tố tạo nên nhịp điệu cho lời nói. Trong dòng
ngữ lưu, chúng có sự giãn cách hay liên kết với nhau. Sự phân bố âm tiết trong tiết nhịp
do kết cấu tầng bậc của âm tiết, do ý thức của người nói.
Sự thất thường về tốc độ biểu hiện sự sai lạc về âm vực trong giọng nói có thể gây ra sự
thiếu ăn nhập của lời và hình ảnh trên màn hình. Lên giọng (lên gân) vô cớ hoặc xuống
giọng vô tình, nói quá to hoặc quá nhỏ, nói quá nhanh hoặc quá chậm, dằn từng tiếng
hoặc quá gấp gáp, liến thoắng trong nhịp điệu..., tất cả đều trực tiếp phương hại đến hiệu
quả của diễn ngôn, của chương trình. Muốn tránh được những khiếm khuyết ấy, không
còn cách nào khác là phải rèn luyện để có được sự đĩnh đạc của giọng nói, cho rành rọt,
dõng dạc, "tròn vành rõ chữ" của văn bản; rèn cho được sự nhuần nhuyễn, uyển chuyển,
thích hợp với từng ngữ cảnh của chủ đề: cần thì lời nói "có gang có thép", cần thì lời "có
cánh", có hồn. Nhịp điệu, tiết tấu được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng, ấy là nghệ thuật
của "thợ nói" - người làm truyền hình.
Các biên tập viên/phát thanh viên/phóng viên truyền hình cần phải ý thức phân biệt rõ
giữa tốc độ nói (đọc) chuyên nghiệp với tốc độ nói (đọc) của các phong cách nói tiếng
Việt khác. Giữa nói/phát tiếng Việt trên truyền hình và nói tiếng Việt trong đời thường,
chẳng hạn, là khác nhau. Nói tiếng Việt trong đời thường có thể có một tốc độ nói riêng.
Nói tiếng Việt trên truyền hình mang tính chuyên nghiệp, với một tốc độ riêng. Nói (sự
nói) trên truyền hình là giao tiếp đại chúng, do đó, cần phải được ý thức ngay từ đầu.
Trong khi đó, tiếng Việt nói trong đời thường mang nhiều đặc trưng cá nhân và phương
ngữ nhiều hơn. Vì vậy, nên coi đây là một mục huấn luyện và đào tạo bắt buộc đối với
sinh viên chuyên ngành truyền hình. Với đội ngũ biên tập viên/phát thanh viên các đài
truyền hình thì đưa nội dung trên vào chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ.
Để có thể đạt tới trình độ nghệ thuật trong diễn đạt khi xuất hiện trên truyền hình, lời
khuyên chân thành của các biên tập viên lên hình thành công là: Bạn hãy luyện tập nói
khi nào có thể, đừng bỏ qua bất cứ cơ hội nào; hãy tin ở những gì mình nói; hãy tập trung
vào bản ghi tóm tắt, đừng phân tích tình cảm và cảm xúc của mình, hãy nghĩ đến người
nghe; hãy nghỉ ngơi và thư giãn trước mỗi lần lên hình; hãy tin ở thành công và phải chấp
nhận mình như mình có; và cuối cùng, hãy hiểu là mọi người đều phải trải qua những khó
khăn, lúng túng, có lúc sợ hãi... như mình./.
2. Đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm ngữ dụng:
2.1. Đặc điểm ngữ pháp:
Để đảm bảo truyền tải được được thông tin một cách chính xác và hiệu quả, người dẫn
chương trình thời sự thường sử dụng ngữ pháp với câu trúc đơn giản. Họ thường sử dụng
câu ngắn để khán giả có thể dễ hiểu và tiếp thu thông tin nhanh hơn. Ngoài ra, họ còn sử
dụng các từ nối và liên từ để kết nối ý kiến giữa các câu, các đoạn với nhau. Điều này
giúp tạo sự liên kết, mạch lạc trong diễn đạt, giúp khán giả dễ hiểu và theo dõi nội dung.
Người dẫn chương trình thời sự còn sử dụng một số các kiểu câu phân chia theo mục đích
phát ngôn:
 Câu trần thuật: Đây là kiểu câu được sử dụng để truyền tải thông tin cơ bản mà
không đưa ra ý kiến hay đánh giá. Người dẫn chương trình thời sự thường sử dụng
câu tường thuật để trình bày các sự kiện, thông tin, số liệu, hoặc các thông tin
khách quan.
 Câu nghi vấn: Câu nghi vấn thường được sử dụng để khơi dậy sự tò mò, quan tâm
của độc giả.
 Câu cảm thán: Người dẫn chương trình thời sự dùng để bộc lộ cảm xúc (không
quá chủ quan), đồng thời cũng đưa ra các quan điểm của đài truyền hình và đánh
giá về sự kiện.
 Câu cầu khiến: Được sử dụng để kêu gọi, khuyến khí hoặc đề xuất hành động
Về mặt ngữ pháp, người dẫn chương trình thời sự còn sử dụng một số kiểu câu phân chia
theo câu trúc:
 Câu đơn: Đây là câu có một nhóm từ xác định (subject) và một nhóm từ biểu thị
hành động (predicate). Câu đơn thường được sử dụng để truyền tải thông tin cơ
bản một cách ngắn gọn và rõ ràng.
 Câu phức: Đây là câu có ít nhất hai mệnh đề (clause) được kết hợp bởi các từ nối
(conjunction) như "vì", "mặc dù", "trong khi",... Câu phức được sử dụng để trình
bày mối quan hệ giữa các sự việc, ý kiến hoặc điều kiện.
 Câu ghép: Sử dụng một số cấu trúc câu ghép như: câu ghép bình đẳng, câu ghép
liệt kê, câu ghép nối tiếp, câu ghép đối chiếu, câu ghép lựa chọn, câu ghép chính
phụ.
2.2. Đặc điểm ngữ dụng:
Người dẫn chương trình thời sự thường ít sử dụng câu chứa hàm ý, họ thường sử dụng
câu rõ ràng để thể hiện hành vi ở lời. Theo Searle (nhà ngôn ngữ học), ngữ dụng được
chia thành 5 lớp hành vi ở lời, bao gồm: lớp tái hiện, lớp điều khiển, lớp cam kết, lớp
biểu cảm và lớp tuyên bố.
 Lớp tái hiện (Reproductions): Đây là lớp hành vi sử dụng ngữ dụng để tái hiện lại,
mô phỏng hoặc sao chép một sự kiện, một tình huống hoặc một thông tin. Trong
chương trình thời sự, người dẫn chương trình có thể sử dụng lớp tái hiện khi họ
phát ngôn để diễn tả một sự việc đã xảy ra hoặc đưa ra thông tin đã được công bố
trước đó.
 Lớp điều khiển (Directives): Lớp này liên quan đến việc sử dụng ngữ dụng để yêu
cầu, ra lệnh, hoặc chỉ đạo người khác thực hiện một hành động cụ thể. Trong
chương trình thời sự, người dẫn chương trình có thể sử dụng lớp điều khiển để yêu
cầu khán giả làm một việc gì đó hoặc tham gia vào một hoạt động cụ thể.
 Lớp cam kết (Commissives): Lớp này liên quan đến việc sử dụng ngữ dụng để
cam kết, hứa hẹn hoặc đưa ra lời tuyên bố về một hành động trong tương lai.
Trong chương trình thời sự, người dẫn chương trình có thể sử dụng lớp cam kết để
đưa ra những cam kết về việc cung cấp thông tin, tiếp tục theo dõi một sự kiện
hoặc tiếp tục phân tích vấn đề.
 Lớp biểu cảm (Expressives): Lớp này liên quan đến việc sử dụng ngữ dụng để
diễn đạt cảm xúc, suy nghĩ cá nhân hoặc đánh giá về sự việc. Trong chương trình
thời sự, người dẫn chương trình có thể sử dụng lớp biểu cảm để thể hiện quan
điểm cá nhân, tình cảm hoặc sự phê phán về một vấn đề.
 Lớp tuyên bố (Declarations): Lớp này liên quan đến việc sử dụng ngữ dụng để
tuyên bố, thông báo hoặc khẳng định một sự thật, một hiện tượng hoặc một quyết
định. Trong chương trình thời sự, người dẫn chương trình có thể sử dụng lớp tuyên
bố để thông báo về các sự kiện quan trọng, kết quả nghiên cứu hoặc các quyết
định chính trị.
3. Đặc điểm về ngôn ngữ hình thể:
Ngôn ngữ hình thể đóng vai trò quan trọng không kém đối với ngôn ngữ lời nói của
người dẫn chương trình thời sự. Chính vì vậy, để tạo ra sự chuyên nghiệp, chỉn chu,
nghiêm túc của một bản tin thời sự, người dẫn chương trình thời sự cũng cần có một số
đặc điểm.
3.1. Về dáng đứng dẫn:
Với người dẫn là nam, nên tạo dáng chân đứng góc 45 độ, tay đặt trước ngực
Còn với người dẫn là nữ, nên lấy chân trái hoặc phải làm trụ, vắt chéo chân. Cách này
giúp người dẫn không bị quá mỏi khi đứng lâu, ngoài ra còn tạo sự duyên dáng, nữ tính
hơn.
3.2. Về dáng ngồi dẫn:
Khi ngồi dẫn, người dẫn chương trình thời sự thường ngồi thẳng, có thể đặt tay lên bàn
hoặc trên đùi. Vị trí ngồi thường thoải mái và tự nhiên, nhưng vẫn giữ được sự nghiêm
túc và tập trung.
Người dẫn nữ có thể gác chân để tránh bị sơ hở
3.3. Cách đưa tay:
Người dẫn chương trình thời sự thường sử dụng cử chỉ tay để tạo điểm nhấn và nhấn
mạnh các ý chính. Việc sử dụng tay để chỉ tay vào dữ liệu trên màn hình, hoặc để đặt tay
lên ngực để tạo sự nghiêm túc và tập trung.
3.4. Biểu cảm khuôn mặt:
Biểu cảm khuôn mặt của người dẫn chương trình thời sự rất quan trọng để truyền đạt
thông điệp và tạo sự kết nối với khán giả. Họ có thể sử dụng biểu cảm khuôn mặt để diễn
đạt sự quan ngại, sự ngạc nhiên, sự tò mò hoặc sự chấp nhận. Biểu cảm khuôn mặt cần
phải phù hợp với nội dung và tạo sự tương thích với ngữ điệu và giọng điệu của người
dẫn chương trình.
Tuy các yếu tố ngôn ngữ hình thể có thể thay đổi tuỳ thuộc vào phong cách và cá
nhân của người dẫn chương trình, tuy nhiên, sự tự tin, chuyên nghiệp và tập trung
là những yếu tố chung mà họ thường cố gắng truyền tải qua ngôn ngữ hình thể của
mình trong chương trình thời sự.
4. Tầm quan trọng của người dẫn chương trình thời sự:
Vai trò của người dẫn chương trình tin tức được thể hiện như sau:

4.1. Giới thiệu và kết nối các tin bài, phần mục của chương trình

Hoạt động dẫn chương trình giúp cho chương trình rõ ràng, mạch lạc, sinh động, giúp cho
công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin. Khâu dẫn phải làm thông suốt, sáng rõ chương
trình ở những tin bài cụ thể, từng mảng thông tin và từng thông tin. Bên cạnh đó, các tin
bài và các phần mục trong chương trình lại có mối liên kết với nhau trong chương trình.
Chúng tương hỗ nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên sức ảnh hưởng tổng thể tới công chúng.
Người dẫn phải thể hiện sự gắn kết đó. Nhờ vậy, lời dẫn tạo ra sự mạch lạc trong kết cấu
chương trình với từng phần tin bài phản ánh các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Lời
dẫn cũng liên hệ tin bài trong chương trình này với chương trình trước hoặc sau nhằm thể
hiện tính liên tục, đầy đủ, đa chiều của thông tin.

Lời dẫn còn gắn kết các thành phần tham gia vào chương trình như: Người dẫn chương
trình, phóng viên, biên tập viên, nhân vật của sự kiện. Lời dẫn kết nối với phóng viên có
mặt tại hiện trường hay nhân vật để phối hợp đưa tin trong sản xuất các chương trình phát
thanh, truyền hình trực tiếp.

4.2. Làm rõ bối cảnh, không gian xuất hiện của từng tác phẩm

Giọng nói của người dẫn đi theo suốt chương trình, tham gia vào từng thông tin và tác
động vào sự tiếp nhận của người nghe đối với từng tin bài. Mỗi tin bài lại có một không
gian và sức tác động riêng. Bên cạnh đó, mỗi tác phẩm báo chí lại phản ánh một lát cắt,
một góc độ của thông tin. Có những thông tin chỉ khi được đặt trong bối cảnh nảy sinh thì
chúng mới bộc lộ hết ý nghĩa. Khâu dẫn có vai trò làm sáng tỏ điều này. Qua đó, khâu
dẫn góp phần định hướng tâm lý tiếp nhận cho công chúng.

Ví dụ lời dẫn cho tin: Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan tiếp tục ấm lên. Nhà lãnh đạo Đài
Loan đã đề nghị Đài Loan và Trung Quốc cùng mở văn phòng đại diện tại mỗi bên.
Phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam thường trú tại Trung Quốc đưa tin:...

Tin....
Lời dẫn cho bài phỏng vấn:

Dẫn: Chỉ còn một ngày nữa là cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở sẽ đồng loạt diễn ra trên
phạm vi cả nước. Đây là cuộc tổng điều tra lần thứ tư được tổ chức 10 năm 1 lần.

Để đảm bảo hiệu quả cho cuộc điều tra quan trọng này, những ngày qua, Ban chỉ đạo
tổng điều tra thành phố, cơ quan chuyên ngành và chính quyền các cấp đã tích cực chuẩn
bị các bước sẵn sàng cho ngày tổng điều tra.

Cuộc phỏng vấn trực tiếp của phóng viên chương trình với ông Nguyễn Hữu Vượt, Phó
Cục trưởng Cục Thống kê, ủy viên thường trực tổng điều tra dân số và nhà ở thành phố
ngay sau đây sẽ giúp quý vị và các bạn thấy rõ hơn công tác này. Xin mời phóng viên
Mai Lan bắt đầu cuộc phỏng vấn.

Bài phỏng vấn:...

Ở các ví dụ trên, lời dẫn chỉ ra bối cảnh thông tin của tác phẩm. Đối với tin, đó là những
tiến triển trong quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và Trung Quốc mà biểu hiện cụ thể là
việc mở văn phòng đại diện tại mỗi bên. Đối với phỏng vấn, đó là thời gian diễn ra cuộc
tổng điều tra dân số và nhà ở đang đến gần, cuộc phỏng vấn xuất hiện để làm rõ không
khí chuẩn bị như thế nào.

4.3. Làm nổi bật ý nghĩa, sức hấp dẫn của từng tin bài

Có những phóng sự mà phóng viên phải kỳ công, vất vả mới thực hiện được nhưng khi
đưa lên sóng lại không gây được chú ý vì không tạo được ấn tượng ban đầu đối với công
chúng. Lời dẫn có vai trò chỉ ra tác phẩm sắp được phát sóng đáng chú ý như thế nào, cần
được tiếp nhận ra sao, điểm đặc biệt cũng như thông tin trong tác phẩm sẽ giúp ích gì cho
công chúng. Vì vậy, nó tạo ra mối liên hệ gần gũi cũng như ấn tượng về tác phẩm để
công chúng hiểu được ý nghĩa, giá trị của thông tin trong đó, từ đó họ có tâm lý tích cực
đón nhận tác phẩm.
Ví dụ: Thưa quý vị và các bạn! Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường, trong đợt tăng
giá xăng dầu ngày 28.8 vừa qua, có tới 136 cửa hàng viện lý do hết xăng vì đầu mối
không cung cấp. Điều này đã tạo ra nhiều nghi vấn và bất bình cho người dân. Bài viết
sau đây của chúng tôi vạch rõ lý do hết xăng của các đại lý xăng dầu này.

Bài...

4.4. Bổ sung thông tin cho tác phẩm thông qua lời dẫn

Mỗi tác phẩm xuất hiện trên sóng để phản ánh một sự kiện, vấn đề ở một góc độ trong
một tổng thể diễn biến nào đó. Tùy theo tình huống, người dẫn cung cấp thông tin để làm
rõ thêm chủ đề tác phẩm. Với những thông tin đó, câu chuyện trong tác phẩm được nhìn
nhận trong các mối liên hệ và trở nên rõ ràng, dễ hiểu.

Ví dụ:Thưa quý vị và các bạn! Một thực tế đã và đang xảy ra ở các vùng nông thôn là
nhiều người dân luôn coi việc đi xuất khẩu lao động là để thực hiện giấc mơ đổi đời. Sự
kì vọng thái quá cùng với thiếu hiểu biết, thiếu thông tin đã vô tình biến nhiều nông dân
thành con mồi của các đường dây lừa đảo. Họ đã lâm vào tình cảnh nợ nần chồng chất.
Điều đáng nói là trong khi những người dân trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo thì
chính quyền địa phương – nơi gần gũi nhất với người dân lại chỉ vào cuộc một cách hời
hợt, thậm chí còn thờ ơ, vô trách nhiệm. Phóng sự sau đây sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu
thêm về vấn đề này.

Bài phóng sự:...

Đặc biệt, trong các chương trình tin tức, thông tin được chuyển tải liên tục trong các
chương trình; chương trình sau bổ sung thêm, làm rõ thêm sự kiện đã được phản ánh
trong chương trình trước. Dòng tin liên tục và gấp gáp đó vẫn tiếp tục vận hành khi
chương trình đang phát sóng. Trong nhiều trường hợp, người dẫn cung cấp thêm thông
tin mới nhận được về sự kiện vừa phản ánh, họ bổ sung thêm sau tác phẩm để việc phản
ánh đầy đủ và mới mẻ hơn. Ví dụ, lời dẫn sau tin:

Tin:...
Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Chúng tôi cũng xin thông tin thêm rằng, lúc này, Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải đang có mặt tại tỉnh Phú Yên để trực tiếp chỉ đạo việc cứu hộ và
khắc phục hậu quả bão lũ. Quân khu 5 cũng đã điều động trực thăng đến các vùng bị cô
lập để cứu dân.

4.5. Góp phần định hướng tiếp nhận cho công chúng

Người nghe nắm bắt được những thông tin quan trọng. Thông qua việc làm rõ ý nghĩa
của sự kiện, người dẫn thuyết phục sự tiếp nhận của thính giả, khiến cho họ có cách hiểu,
cách nghĩ, cách cảm theo một hướng nào đó. Điều mà người dẫn phải làm là tạo tâm lý
lắng nghe tích cực ở công chúng.

Lời dẫn thường chỉ ra nội dung quan trọng và điểm cần chú ý trong tin, giúp người nghe
định hình được trọng tâm để lắng nghe. Ví dụ:

Dẫn:

Chính phủ Pháp và nhiều nước ở Châu Âu vừa bày tỏ sự lo ngại về tình hình bạo lực leo
thang ở dải Gaza, đồng thời tiếp tục kêu gọi các bên ngừng bắn.

Phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam thường trú tại Pháp đưa tin:

Tin: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hôm qua có cuộc trao đổi qua điện thoại với Tổng
thống Ai Cập Hosni Mubarak để bàn khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng ở dải Gaza...

4.6. Thể hiện sắc thái phù hợp theo từng sự kiện

Trong sự truyền đạt của người dẫn, ngoài lượng thông tin nằm trong vỏ ngôn từ thì còn
một lượng thông tin nằm trong tiết tấu, ngữ điệu, sắc thái thể hiện. Người dẫn chương
trình tin tức phải chuyển tải được sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung của tin bài. Đó
là sự xót thương, đau đớn khi có một tai nạn thương tâm xảy ra, sự vui mừng khi có một
tín hiệu vui từ một hoạt động thực tiễn, sự nghiêm túc phê bình trước những ứng xử thiếu
trách nhiệm...
Ví dụ: Lời dẫn cho chùm tin về hậu quả bão lũ:

Dẫn: Thưa quý vị và các bạn, mỗi giờ trôi qua, chúng tôi lại nhận thêm những tin dữ về
hậu quả của cơn bão số 9 và những trận mưa lũ gây ra.

Tin: Số người chết và mất tích vì mưa bão ở tỉnh Kon Tum đã lên tới 21 người...

Tin: Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, tính
đến sáng nay, bão số 9 đã làm 38 người chết, 10 người mất tích, 81 người bị thương...

Diễn biến nhanh và hậu quả nghiêm trọng của cơn bão được cập nhật liên tục trong tin và
cũng được thể hiện trong lời dẫn cho chùm tin. Người dẫn thể hiện lời dẫn với sự xót xa,
đau đớn đặc biệt ở các cụm từ "mỗi giờ trôi qua" và "tin dữ", cho thấy tính chất, sắc thái
của thông tin.

Nhiệm vụ của người dẫn là nắm được từng tác phẩm để có được sự nhập cuộc với chúng
khi dẫn dắt, thể hiện. Sự nhập cuộc ở đây chính là sự nhiệt tâm, thể hiện với tất cả sự
quan tâm của mình và thính giả nghe có thể cảm nhận như thể người dẫn đang nói chính
câu chuyện của họ hoặc họ biết tường tận, từ đó thuyết phục sự quan tâm của người nghe.

Một chương trình là một tập hợp tin bài. Do đó, người dẫn phải linh hoạt trong dẫn dắt và
thể hiện các sắc thái biểu cảm khác nhau. Trang trọng khi đưa tin về các cuộc họp quan
trọng của Đảng và Nhà nước, hóm hỉnh, thích thú khi dẫn một tin bài về một lễ hội độc
đáo... Mỗi tác phẩm có một sắc thái riêng và người dẫn phải nhập được không gian của
từng tác phẩm. Lời nói của người dẫn cho thính giả biết tính chất của từng thông tin. Khi
dẫn dắt nhiệt tâm với từng tin bài, người dẫn tạo được bao quát, làm chủ dòng thông tin
của một chương trình.

4.7. Tạo tiết tấu, nhịp điệu cho chương trình

Người dẫn thông qua công việc dẫn dắt, kết nối mà thể hiện tính chất, nhịp độ của cả
chương trình. Người dẫn như dẫn đầu một đoàn người mà những người đi sau sẽ bước
theo nhịp chân của người dẫn. Đó là sự gấp gáp, khẩn trương hay cùng lắng lại một chút
để suy ngẫm. Chỉ với việc nêu bật chi tiết và sử dụng ngôn từ, người dẫn thể hiện được
sức nóng dồn dập của thông tin.

Ví dụ:Dẫn: Mời quý vị và các bạn lắng nghe bản tin 15 giờ chiều của Đài Truyền hình
Việt Nam với những tin chính sau đây:

Hà Nội đang triển khai các giải pháp nhằm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông.

Dịch sốt xuất huyết đã bùng phát tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Đà Nẵng lắp đặt trạm tra cứu thông tin phục vụ khách du lịch.

Tính chất nóng hổi, gấp gáp của thông tin và diễn biến nhanh chóng của các mặt đời sống
đã được thể hiện qua lời dẫn trên.

4.8. Người dẫn là người dẫn dắt, đồng thời tham gia thể hiện tin bài

Do nhịp độ gấp gáp, các chương trình tin tức thường đòi hỏi sự kiệm lời. Lời dẫn trong
nhiều trường hợp cũng bao gồm phần mở đầu của tin. Người dẫn còn trực tiếp tham gia
thể hiện tin bài, hỗ trợ phóng viên chuyển tải thông tin nhanh chóng. Người dẫn cũng
thực hiện phỏng vấn khách mời tại phòng thu hoặc qua điện thoại về một vấn đề, sự kiện
thời sự đang được dư luận quan tâm. Người dẫn cũng có thể kết nối với phóng viên tại
hiện trường để đưa tin trực tiếp. Sự tham gia của người dẫn với tư cách là người dẫn dắt
đồng thời là người thể hiện tạo nên sự nhất quán trong chương trình, góp phần tạo phong
cách, bản sắc của chương trình trong lòng công chúng.

5. Các phẩm chất cần có của người dẫn chương trình thời sự:
Bình tĩnh, tự tin
Rất nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội đòi hỏi nhân viên phải có được phẩm chất
này. Thế nhưng khi bạn đã là một người dẫn chương trình truyền hình thì yêu cầu này
được đặt ra cao hơn gấp bội. Chúng ta hãy hình dung, một chương trình tin tức được phát
sóng trực tiếp với những tin tức cập nhật hàng giờ, những rủi ro trong quá trình lên sóng
là rất lớn. Nếu như một người dẫn chương trình không đảm bảo sự tự tin và khả năng xử
lý các tỉnh huống phát sinh một cách hoàn hảo thì rất có thể sẽ khiến cho chương trình trở
nên thật tham hại.
Sự bình tĩnh, tự tin của người dẫn có được, ngoài những khả năng thiên phú, thì phải trải
qua sự nỗ lực tự rèn luyện không mệt mỏi. Bạn chỉ có thể tự tin khi mình có đầy đủ các
phẩm chất và kỹ năng của một người dẫn chương trình giỏi, và bạn sẽ bình tĩnh khi biết
rõ ràng tất cả mọi yếu tố trong quy trình làm việc, những rủi ro có thể xảy ra và tính toán
được khả năng xử lý nó như thể nào.
Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta nhận thấy những người dẫn chương trình tỏ ra lúng
túng khi giới thiệu tin tức, đặc biệt là những bản tin được phát từ lúc sáng sớm. Có nhiều
lý do biện hộ cho điều này, nhưng việc không chuẩn bị chu đáo kịch bản dẫn, hoặc chưa
hiểu hết nội dung tin tức là những lý do chính lý giải cho sự lúng túng đó.
Rõ ràng, phẩm chất bình tĩnh, tự tin luôn được đánh giá cao bởi chính những người đang
hàng ngày trực tiếp làm công việc dẫn các chương trình truyền hình. Khi không đủ tự tin
thì người dẫn không thể làm chủ không gian trên sóng của mình và có nguy cơ, nhẹ nhất,
thì khiến cho câu chuyện mà anh ta đang giới thiệu trở nên nhạt nhẽo, còn nặng hơn, có
thể khiến cho chương trình bị vỡ vì những phỏng vấn mơ hồ, lan man hoặc thậm chí bị
khách vun mới phản ứng. Những yếu tố để tạo nên sự bình tĩnh tự tin của người dẫn chỉ
có thể được hình thành bởi thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, sự hiểu biết của cá
nhân mỗi người. Một khi có đủ sự bình tĩnh, tự tin, thì một người dẫn chương trình truyền
hình hoa, toàn có thể làm chủ chương trình của mình theo một kết cấu đã được định hình
với nội dung xuyên suốt. Người dẫn hoàn toàn có thể thoát ly khỏi kịch bản để câu
chuyện trở nên logic, mạch lạc và cuốn hút khán giả hơn, nhưng vẫn có thể đảm bảo rằng
điều đó không đi chệch nội dung định hướng của chương trình.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự bình tĩnh, tự tin của một người dẫn chương trình
truyền hình, ngoài yếu tố thuộc về cá nhân, chẳng hạn các vấn đề về kỹ thuật âm thanh,
ánh sang, mức độ chuyên nghiệp của ê kíp, sự hứng thú của khách mời, thậm chí cả trang
phục và cách trang điểm.v.v...Chính vì vậy, việc quán xuyến hầu như toàn bộ các công
đoạn trong một quy trình sản xuất chương trình sẽ khiến cho người dẫn có thể chủ động
nắm bắt các rủi ro và đề ra các giải pháp cho phù hợp. Tất nhiên phải hiểu quán xuyến ở
đây không phải là làm thay việc, làm hộ, mà chỉ sự hiểu biết của người dẫn đối với các
công việc có liên quan để kiểm soát chúng.
Trên thực tế, từ kết quả khảo sát mà tác giả luận văn tiến hành, thông qua công cụ phân tích kết
quả khảo sát TV technique investigation system (Công cụ phân tích kết quả khảo sát do Nguyễn
Tiến Hưng-APTECH Bách Khoa phát triển dựa trên bộ mã nguồn mở thuộc quản lý của
WAMPSERVER ) cho thấy, tỷ lệ số người lựa chọn thang điểm cao nhất cho phẩm chất bình
tĩnh, tự tin là cao nhất trong số 6 phẩm chất được khảo sát, chứng tỏ, yếu tố này rất được đề cao
đối với mỗi người dẫn. Các phẩm chất khác có tỷ lệ lựa chọn thang điểm cao nhất(5 điểm) thấp
hơn rất nhiều, chẳng hạn, chỉ có 56% số người được hỏi chọn phẩm chất sáng tạo; 34% chọn
phẩm chất nhanh nhẹn; 65% chọn hiểu biết, kiến thức nền; 25% chọn duyên dáng; và 34% chọn
đạo đức nghề nghiệp.

Hiểu biết, kiến thức nền tảng

Không có hiểu biết và một phong kiến thức nền tảng tốt thì bất kỳ ai cũng khó có thể hoàn thành
một công việc cho dù nó đơn giản nhất. Phẩm chất hiểu biết, kiến thức nền tảng được đánh giá
cao thứ hai chỉ sau phẩm chất bình tĩnh, tự tin trong kết quả khảo sát của tác giả luận văn.

Sự hiểu biết và kiến thức nền tảng chỉ có thể được trang bị bằng nỗ lực cá nhân của mỗi người.
Đó là cách anh ta đọc sách báo mỗi ngày, đó là cách anh ta nhìn các sự vật hiện tượng trong tự
nhiên, trong xã hội bằng con mắt biện chúng. Sự hiểu biết là nền tảng của sự tự tin, và nó cũng là
bệ phóng cho sự sáng tạo ở mỗi con người. Một người ít hiểu biết và không có phông kiến thức
tốt thì khó có thể đạt được sự sáng tạo trong nghề nghiệp. Điều đó đặc biệt đúng với người chịu
trách nhiệm dẫn dắt, điều hành một chương trình truyền hình.

Bạn hãy tưởng tượng, nếu bạn đang tiến hành một cuộc tọa dàm với Bộ trưởng Ngoại giao hay
một chuyên gia về đối ngoại, nội dung của cuộc tọa đàm đó là một chủ đề về thế giới trong thế
kỷ 21. Bạn sẽ làm gì, nói gì khi mà bạn không có được sự hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực tử vi mô
đến vĩ mô, tử văn hoa nghệ thuật đến quân sự, từ kinh tế đến ngoại giao và thậm chí í cả địa lý...?
Đó là lý do vì sao nhiều người dẫn chương trình tin tức hay tọa đàm ở các chương trình truyền
hình nước ngoài, thường được chọn là những người trung niên trở lên, với một phong kiến thức
dồi dao, một khả năng phân tích thấu đáo.

Sự hiểu biết chỉ có thể đến khi anh ta đạt được sự trải nghiệm, có thể là trai nghiệm trực tiếp
hoặc gián tiếp, thông qua sách vở, báo chí, bằng những khi tư liệu khổng lồ trong các thư viện.
Sự hiểu biết sẽ không đến với những người chấp nhận (hoặc bằng lỏng) với nấc thang nghề
nghiệp.

Vẫn có hơn 6% số người được hỏi chấm điểm 3, tức là điểm trung bình, cho phẩm chất hiểu biết
của một người dẫn chương trình truyền hình, số còn lại chấm điểm 4 và 5. Nghĩa là vẫn còn một
bộ phận nhỏ những người dẫn chương trình truyền hình chưa coi trọng yếu tố này. Nhưng may
mắn thay đó lại là những người hầu như mới vào nghề và chưa được đào tạo báo chí một cách
bài bản.

Sáng tạo

Công việc của một người dẫn chương trình truyền hình có thể coi là công việc sáng tạo. Điều đó
thể hiện ở chỗ, anh ta phải xây dựng kịch bản, ít ra là kịch bản lời dẫn. Nó còn thể hiện ở chỗ anh
ta phải là người có khả năng tái tạo và hình thành một câu chuyện có sức cuốn hút khán giả. Nếu
không có khả năng sáng tạo, thì chương trình của anh ta sẽ vô cùng nhợt nhạt và khó có thể lôi
kéo khán giả ngồi trước máy thu hình.

Sáng tạo của người dẫn chương trình truyền hình thể hiện ở nội dung kịch bản, câu hỏi mà họ
đưa ra, trong cách hành ngôn, trong trang phục, trong. Đỉnh cao nhất, sự sáng tạo phải được toát
ra từ mọi cử chỉ, hành vi, thái độ, phản ứng, diện mạo của người dẫn. Điều này rất quan trọng. Vì
chỉ có một người đầy sáng tạo mới có thể khiến cho khách mời, khán giả cùng hòa nhịp và bị lôi
cuốn vào những suy nghĩ tâm tư, với những đam mê của mình.

Trong khảo sát của tác giả luận văn, yếu tố sáng tạo được đánh giá cao thứ ba chỉ sau phẩm chất
bình tĩnh tự tin và hiểu biết. Có 56% số người được hỏi, tương đương 126 người chấm điểm 5 và
37% tương đương 84 người chấm điểm 4 cho yếu tố này.

Trong khảo sát của tác giả luận văn, yếu tố sáng tạo được đánh giá cao thứ ba chỉ sau phẩm chất
bình tĩnh tự tin và hiểu biết. Có 56% số người được hỏi, tương đương 126 người chấm điểm 5 và
37% tương đương 84 người chấm điểm 4 cho yếu tố này.

Để có được phẩm chất sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, người dẫn chương trình phải đạt
được một trình độ cao. Nghĩa là anh ta đã phải trải qua và trả giá cho những sai lầm(có thể chấp
nhận được) để rồi hoan thiện mình và rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho hoạt động
dẫn chương trình. Chính những bài học đó tạo nên phẩm chất sáng tạo trong một người dẫn. Thật
khó khi một người dẫn chương trình mới vào nghề, cho dù anh ta có tư chất sáng tạo, đạt được
sự sáng tạo trong công việc. Tử điển tiếng Việt định nghĩa: sáng tạo nghĩa là tìm thấy và làm nên
cái mới. Tử đó suy ra, một người chưa từng biết đến cái cũ thì khó mà tạo nên cái mới.

“Sự sáng tạo riêng của mỗi người dẫn chương trình khi được công chúng chấp nhận và yêu
mến, đó chính là cá tính riêng, rõ ràng, mới mẻ của người dẫn chương trình. "[42] Sự sáng tạo
đạt đến trình độ cao đã tạo nên cả tỉnh của người dẫn.

Một tư duy hẹp hỏi, bảo thủ, một nền tảng tri thức it oi là những kẻ thù của sáng tạo. Một người
dẫn tốt nhất không bao giờ để cho những điều đó làm hạn chế đi khả năng sáng tạo”.

Nhanh nhẹn

Yếu tố Nhanh nhẹn, và đạo đức nghề nghiệp cung được 34% số người được hỏi cho thang điểm
5.

Trong một chương trình truyền hình, đặc biệt khi đó là khi thực hiện truyền hình trực tiếp, sự
nhanh nhạy của người dẫn đôi khi có thể cứu cả một chương trình khỏi sự đổ vỡ khó tránh. Luận
văn Thạc sĩ của Lê Thị Phong Lan, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2006 ghi
nhận một vị dụ về việc xử lý tình huống rất nhanh chóng của người dẫn chương trình Người xây
tổ ấm Kim Ngân.

Đó là chương trình giao lưu(đoạt giải Vàng Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2004), lúc
giao lưu, người khách mà Kim Ngân định đưa lên đầu, hứng chí đã trót uống rượu và say mèm.
Kim Ngân đã nhanh chóng đảo kịch bản, đưa anh ta xuống cuối cùng. Trong lúc Kim Ngân trò
chuyện với 2 nhân vật khác thì các trợ lý lo đi giải rượu cho anh ta.

Sự nhanh nhẹn luôn đi cùng với sự sáng tạo. Chỉ có sáng tạo mới có thể đưa ra những giải pháp
nhanh chóng nhất, bất ngờ nhất. Và, sự nhanh nhẹn cũng phải xuất phát từ sự hiểu biết. Nếu một
người nhanh nhẹn mà không có hiểu biết chắc chắn về những quyết định của mình, thì rất có thể
khiến cho chương trình mà anh ta dẫn dắt đi vào ngõ cụt. Những thể loại chương trình có yêu cầu
cao về sự nhanh nhẹn của người dẫn là các bản tin phát sóng trực tiếp, các chương trình tọa đàm
và trò chơi. Trong các chương trình này, người dẫn luôn phải đón đầu các diễn biến của mạch
câu chuyện hoặc các tỉnh huống của cuộc chơi để điều khiển chúng đi theo đúng mạch kịch bản.
Trong trường hợp gặp phải những sự cố như ví dụ ở trên, người dẫn không có sự lựa chọn nào
khác là phải quyền biển. Như người lính đã ra trận, anh ta có toàn quyền trong trận đánh, chỉ duy
nhất một điều, phần thắng trong cuộc chiến đó phải thuộc về anh ta. Phương châm Dĩ bất biến
ứng vạn biến tỏ ra rất có hiệu quả đối với những chương trình thuyền hình trực tiếp, lúc này, vai
trò của người dẫn cực kỳ quan trọng.

Điều gì có thể ảnh hưởng đến phẩm chất nhanh nhẹn của người dẫn ? Đó chỉ có thể là sự thụ
động. Nếu như một người dẫn lâm vào thế thụ động(không phải bị động) thì chắc đến 80%
chương trình của anh ta không thể thu hút được khán giả.

Đạo đức nghề nghiệp

Thật bất ngờ khi kết quả khảo sát của tác giả luận văn về phẩm chất nay, cho thấy, chỉ có 34% số
người dẫn chương trình được hỏi đề cao yếu tố đạo đức nghề nghiệp. Thậm chí có đến 9% số
người được hỏi đã chấm điểm 2 cho yếu tố đạo đức nghề nghiệp và 12% chấm điểm 3.

Nếu như nghĩ rằng phẩm chất đạo đức là không quan trọng thì rất có thể những chương trình
truyền hình sẽ ngày càng xa rời ý nghĩa nhân văn, vả đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ chỉ bắt gặp
các chương trình giải trí hay thông tin thuần túy, mà không con thấy bóng dáng của tỉnh định
hướng, hay tính nhân văn trong các tác phẩm truyền hình nữa.

Đạo đức nghề nghiệp của một người dẫn chương trình có những biểu hiện hoàn toàn khác với
đạo đức nhà báo nói chung. Với tư cách là người tiếp cận trực tiếp với quần chúng nhân dân, với
đời sống xã hội, một phóng viên hay một nha bao cần thể hiện đạo đức của mình thông qua sự
chân thật, khách quan, sự chia se thông tin. Đó có thể là sự kêu gọi ủng hộ một người nghèo cần
tiền để mổ tim, hay là sự thể hiện quan điểm phản đối các hành động khủng bố. Nếu như những
quan điểm đạo đức đó được thể hiện trong những tin bài của phóng viên, khi truyền về đài truyền
hình, nó không nhận được sự cảm thông tử người dẫn chương trình(với nền tảng đạo đức được
cho là không quan trọng) thì anh ta(người dẫn) sẽ không thể nào truyền tải được những nội dung
tin tức mà người phóng viên kia muốn gửi gắm. Hay nói cách khác, khả năng cam thông của
người dẫn cang kém, thì hiệu quả mà thông điệp anh ta mang đến cho khán giả cũng kém theo.

Nền tảng đạo đức còn quan trọng hơn, khi người dẫn chương trình tin tức, vốn được coi như
gương mặt đại diện cho đài truyền hình có một lối sống buông thả, không phù hợp với văn hóa
của đài truyền hình. Tại nhiều đài truyền hình nước ngoài, ngoài các yếu tố như văn bằng tốt
nghiệp báo chí, hình thức lịch thiệp, khả năng diễn đạt.v.v..., thì đạo đức cũng được coi như một
yêu cầu bắt buộc. Người ta sẽ không chấp nhận một người dẫn có quan điểm phân biệt chủng
tộc, hoặc kỳ thi những người yếm thế.

Nền tảng đạo đức còn quan trọng hơn, khi người dẫn chương trình tin tức, vốn được coi như
gương mặt đại diện cho đài truyền hình có một lối sống buông thả, không phù hợp với văn hóa
của đài truyền hình. Tại nhiều đài truyền hình nước ngoài, ngoài các yếu tố như văn bằng tốt
nghiệp báo chí, hình thức lịch thiệp, khả năng diễn đạt.v.v..., thì đạo đức cũng được coi như một
yêu cầu bắt buộc. Người ta sẽ không chấp nhận một người dẫn có điểm phân biệt chủng tộc, hoặc
kỳ thi những người yếm thế. quan

Có lẽ kết quả của khảo sát này cũng thể hiện vai trò thực tế của người dẫn chương trình truyền
hình tại Việt Nam. Hầu như tại tất cả các đài truyền hình, phần lớn người dẫn chương trình mới
chỉ đảm nhận việc dẫn cho các chương trình mà thôi. Không nhiều người trong số họ sẽ đảm
nhận việc viết kịch bản, con lại phần lớn là làm việc nói, hay đọc lại những đoạn lợi dẫn mà các
biên tập viên hay phóng viên viết ra. Với những gì mà người khác đã chịu trách nhiệm, thì
họ(người dẫn) không phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức cho các thông điệp được gửi đến
khán giả cũng là điều dễ hiểu. Về lâu dài, điều này sẽ khiến cho các bản tin trở nên khô cứng và
nhàm chán, bởi người dẫn không có nhiều cơ hội được thể hiện cam xuc cá nhân.

Duyên dáng

Phẩm chất duyên dáng có vẻ không được đánh giá cao lắm khi chỉ có 25% số người được hỏi
cho nó điểm 5. Thậm chí có 6% tương đương 14 người chỉ chấm yếu tố này 1 điểm. Phần lớn số
người được hỏi cho điểm 4(chiếm 46,8%). Như vậy, mặc dù không được đánh giá cao như các
yếu tố khác, nhưng đây cũng là phẩm chất không thể thiếu được của một người dẫn chương
trình. Trên thực tế, đôi khi yếu tố duyên dáng của người dẫn có khi còn thu hút khán giả nhiều
hơn cả các yếu tố hình thức khác.

Sự duyên dáng của người dẫn được tạo bởi những nét tinh tế trong cách sử dụng ngôn ngữ, ngữ
điệu, cách biểu lộ cảm xúc và trong cả hình thức phục trang và trang điểm. Một người dẫn
chương trình có thể không cần duyên dáng, nhưng là một người dẫn chương trình được công
chúng yêu thích thì nhất định phải là một người duyên dáng.

Những người dẫn có cá tính rõ ràng bao giờ cũng là người mà ngay cả bộ trang phục, kiểu đầy
tóc, cách đi lại, cách đứng, cách cười, ánh mắt nhìn trên sân khấu đều phải toát lên sự đẹp đẽ,
duyên dáng và lịch lãm riêng, không bị hoà lẫn vào bất cứ một người dẫn nào khác. Trước công
chúng, ánh mắt đưa qua đưa lại của người dẫn chương trình truyền hình không chỉ thể hiện biểu
cảm, tình cảm, thái độ của người dẫn với con người, sự vật, hoàn cảnh, mà còn tạo nên sự chờ
đợi hồi hộp của người xem. Nụ cười và tiếng cười của người dẫn chương trình cũng có khả năng
đem lại tình cảm thẩm mỹ riêng. Đó là những nụ cười có ý nghĩa tán đồng và có cả ý nghĩa đánh
giá khen chê. Một nụ cười của người dẫn có cá tính thường được đặt đúng vị trí, tạo được hiệu
quả thẩm mỹ, khiến người nghe, người xem bị cuốn hút.

You might also like