Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Liên hệ mở rộng

VIỆT BẮC
By: _studyw.athles_

Đôi nét sáng tạo về nhà văn:

Trong Hồi ký “Nhớ lại một thời”, năm 1938, nhà thơ lớn của dân tộc từng có cơ
hội gặp một cụ đồ nho người Quảng Bình ở Huế và đặt cho chàng thi sĩ trẻ năm
ấy bút danh “Tố Hữu” cùng lời giải thích: “Tố Hữu là sẵn có. Hai chữ ấy để chỉ khí
phách tiềm ẩn trong người cậu”. Sau cùng, thi nhân đã chọn khiêm nhường hiểu
cái tên “Tố Hữu” mình nhận được là “người bạn trong trăng” – minh chứng cho
tấm lòng chân thành, mộc mạc nhất mà ông đã luôn dành cho trường đời rộng
lớn mênh mông; trở thành một “người bạn” của nhân dân với những lời hát ru
tha thiết trữ tình qua “Việt Bắc”.

Nhận định hay mình chọn lọc về Tố Hữu:

“Thơ Tố Hữu Luôn là “bó hoa lửa lộng lẫy” (chữ của Đặng Thai Mai) cộng hưởng
và cổ vũ mọi vẻ đẹp của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
động viên, thúc giục đồng bào, chiến sĩ cả nước vượt mọi gian khổ, hy sinh tiến
lên giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác”. (PGS TS Phùng Ngọc Kiếm)

“Hồn thơ ông như đôi cánh đại bàng hơn 60 năm sải cùng đồng bào, chiến sĩ
trên hầu khắp các miền quê, các mặt trận, các hoạt động cách mạng, các phương
diện cuộc sống...” (PGS TS Phùng Ngọc Kiếm)

“Trong số các nhà thơ tính từ phong trào thơ mới đến nay, Tố Hữu là nhà thơ
duy nhất trả lời trọn vẹn được hai câu hỏi: Anh là ai và thời đại anh sống là thời
đại nào? Ông cũng là nhà thơ duy nhất có một giọng điệu thơ nhất quán: Thơ chỉ
là chỗ cho cái chung, hay nơi gặp nhau của cái riêng và cái chung”. (Nguyên Điệp
Hoa).

“Xét về ngôn từ thơ Tố Hữu là cả một thế giới bùng cháy, tỏa sáng, nẩy nở tột
cùng, đâng hiến tột độ (...). Hệ thống hình ảnh ngôn từ ấy làm cho thơ Tố Hữu
thực sự là tiếng thơ nóng bỏng, sáng ngời, bay bổng, nhiệt huyết” (GS Trần Đình
Sử)

Đại từ xưng hô “mình” – “ta”:

“Một đàn cò trắng bay quanh


Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta.
Mình nhớ ta như cà nhớ muối.
Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng.”

“Mười lăm năm”:

Lời người ở lại khơi gợi lại thời gian gắn bó trong suốt 15 năm. Câu thơ phảng
phất âm hưởng của một câu Kiều về 15 năm tình nghĩa sâu nặng, thủy chung của
Thúy Kiều và Kim Trọng:

“Những là dày ước mai ao


Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”

Mười lăm năm ấy là mười lăm năm gắn bó giữa những người cách mạng miền
xuôi với nhân dân Việt Bắc trên chiến khu cách mạng. Mười lăm năm ấy được
tính từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, từ khi Hồ Chí Minh về nước bắt tay vào
xây dựng khu căn cứ địa cách mạng tại chiến khu Việt Bắc để làm thủ đô kháng
chiến của dân tộc:

“Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt


Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”
“Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”:

Câu thơ “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” trong “Việt Bắc” đã trở thành
một lời nhác, một thông điệp ý nghĩa về lối sống ân nghĩa thủy chung của nhân
dân ta: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Cây sống được, lớn
lên từ nguồn mạch nuôi dưỡng của núi non hùng vĩ; sông chảy xuôi ngược về
bốn bể non nước nhờ sự dào dạt, đầy ắp nơi thượng nguồn. Bởi chỉ có sự son
sắt, đồng tâm, chung dạ chung lòng mới đưa bao cơn mưa bom bão đạn khép
lại, trả về ngày tháng bình yên cho non sông:

“Ôi! Đất nước bao năm bom đạn


Từng chia cơm, chia lửa, chia hầm
Cao đẹp vậy, lòng người thanh thân
Ta cùng ta, đồng chí, đồng tâm”.

(Chân trời mới, Tố Hữu)

“Áo chàm”:

“Nơi quê tôi miên man là đá


Âm ào là gió
Sóng sánh đổ về
Muôn hình vạn trạng hang động
Dạt dào những dòng sông
Và những bóng áo chàm.”

(Nhà thơ Y Phương)

Hay Ngàn Phố lột tả trong thơ:

Chăn này chăn thổ cẩm


Áo này em nhuộm màu chàm
Mẹ cha cả một đời vất vả
Trồng bông, dệt vải, nuôi con...
Vẫn sắt son màu chàm chung thủy.”
“Còn Hoàng Triều Ân thì viết:

Anh về em tặng áo chàm


Gửi lời thương nhớ muôn vàn dịu êm;
Em xinh em mặc áo chàm
Mùa xuân đi hội lồng tồng thêm xuân. “

Hữu Huyền cũng tham góp đưa áo chàm vào các vần thơ như sau:

“Áo chàm hát ngọt lời then


Để anh thương nhớ mênh mang thế này!;
Áo chàm thấp thoáng đầu nương
Mà lòng rạo rực, xốn xang lạ kỳ!”

“Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”:

Từng có những “mối thù nặng vai” hằn sâu vào tâm trí khi đất nước vẫn còn
trong những ngày tháng mịt mù bom đạn, trong những đau nhói triền miên mà
dân tộc Việt Nam phải vượt qua từng ngày. Những “mối thù” đủ để đè nén tâm
can mỗi người ở lại với bao niềm chua xót, đắng cay, để rồi dù khi bóng dáng
quân thù đã lùi vào dĩ vãng, ta vẫn bắt gặp muôn nỗi buồn xót xa, nuối tiếc.
Không chỉ riêng cuộc chiến tranh chống Pháp, chính trong chuyến đi thăm nước
Mỹ của đoàn nhà văn Việt Nam để gặp gỡ các nhà thơ cựu binh của hai nước sau
cuộc chiến tranh chống Mỹ, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã không kìm được nỗi
lòng:

“Chợt tôi nhớ đêm Trường Sơn mùa mưa


Từng mảng đêm ướt nhoà hốc mắt

Những tâm tình bao năm chiến tranh


Như hoà lẫn trong cốc bia sủi bọt

Tôi rót cho anh một cốc đầy mùa hạ


Mây trắng tràn miệng cốc, uống đi anh

Anh rót cho tôi một cốc buồn dĩ vãng


Một mảng chiều trong đáy cốc trời xanh”
(Với một nhà thơ Mỹ, Nguyễn Đức Mậu)

“Măng mai”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang


Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

(Tức cảnh Pác Bó, Hồ Chí Minh)

“Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”:

"Ta – mình", "mình – ta" được lặp đi lặp lại, quấn quýt, quyện hòa làm một. Câu
thơ đầu của đoạn thơ là sự vận dụng sáng tạo câu ca dao về tình cảm lứa đôi:

“Ta với mình tuy hai mà một


Mình với ta tuy một mà hai”

"Đinh ninh" là sự khẳng định chắc chắn, mãi mãi gắn bó, thuỷ chung. Như vậy,
người ra đi ở đây đã khẳng định tình cảm của mình với Việt Bắc và người Việt
Bắc trước sau như một, lúc nào cũng mặn mà đinh nình, dù có thế nào cũng
không thay lòng đổi dạ.

“Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”:

“Qua đình ngả nón trông đình


Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu...”

“Nhớ người yêu”:


“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Hoặc:

“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ


Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai”

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng thể hiện một nỗi nhớ mãnh liệt:

“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh


Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi”

Nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ lại được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh miêu tả:

“Lòng em nhớ đến anh


Cả trong mơ còn thức”

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng”:

Hình ảnh những người mẹ tuyệt vời, kì diệu trong những cuộc kháng chiến còn
được gặp lại trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của
Nguyễn Khoa Điềm:

“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội


Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng.”

Hay

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi


Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”

“Bát cơm sẻ nửa”:


“Chẳng có những bữa tiệc xa hoa
Cũng không có những món ngon, vật lạ
Lúc ngồi ăn chẳng cần bàn, cần chiếu
Cơm hộp gửi về lúc cũng thiếu, nhường nhau.”

(Bữa cơm vội, Anh Thư)

“Đêm khuya đuốc sáng”:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”

(“Tây Tiến” - Quang Dũng)

“Giặc đến, giặc lùng”:

Cảnh giặc đến gây bao tang thương đã được nhà thơ Hoàng Cầm khắc họa:

“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp


Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”

Hiện thực của những ngày đầu ta yếu, địch mạnh ấy cũng giống như khi Lê Lợi
mới gây dựng khởi nghĩa Lam Sơn được Nguyễn Trãi viết trong "Bình Ngô đại
cáo" :

“Ta đây!
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình.”
“Những đường Việt Bắc của ta”:

“Mây trời của ta, trời thắm của ta


Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”

(“Ta đi tới” - Tố Hữu)

Hoặc:

“Trời xanh đây là của chúng ta


Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

(“Đất nước” - Nguyễn Đình Thi)

Nét dũng mãnh, hùng hổ khi hành quân “điệp điệp”


“trùng trùng” “rầm rập như là đất rung”:

Các tráng sĩ thời Trần mang tinh thần Sát Thát:

“Đánh một trận sạch không kình ngạc


Đánh hai trận tan tác chim muông”

“Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan”:

“ Đầu súng trăng treo”

“Ngọn cờ đỏ thắm” “rực rỡ sao vàng:

Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa I, ngày 31/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, khẳng định tầm vóc của cờ đỏ sao vàng: "Lá
cờ đỏ sao vàng đã nhuộm bao nhiêu máu chiến sĩ Việt Nam ở Nam Bộ và Nam
Trung Bộ, đã đi từ Á sang Âu, lại từ Âu sang Á, tới đâu cũng được chào kính cẩn,
bây giờ trừ khi cả 25 triệu đồng bào còn ra không ai có quyền gì mà đòi thay đổi
nó".

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã chọn cờ đỏ
sao vàng làm cờ Tổ quốc. Báo Việt Nam Độc Lập (do Bác Hồ thành lập) số 107
ngày 01/10/1941 trong bài thơ: “Cờ đỏ sao vàng” viết:

"Đỏ là máu nhiệt huyết đồng bào


Dần lại làm nên phong trào giải phóng
… Năm cánh là hình dung đoàn kết
Cả sĩ, nông công thương, binh
Toàn dân đều nhất trí đồng tình
Đoàn kết chặt như ngôi sao năm cánh".

Trong tập thơ "Nhật ký trong tù" (1941-1943) khi nằm trong nhà tù Tưởng Giới
Thạch, Bác Hồ viết: “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Hy vọng những kiến thức mình gom nhặt, tích lũy và tìm
kiếm được sẽ góp phần làm nên chất văn chương và sự
độc đáo trong bạn. Cảm ơn vì đã theo dõi mình suốt thời
gian qua. Bạn và mình, chúng ta hãy cùng nhau đỗ
nguyện vọng 1 nhé !

You might also like