Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

BỘ ĐỀ MÔN LUẬT SƯ 1 – LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ

Đạo đức nghề luật sư – Đề số 1

ĐỀ ĐẠO ĐỨC SỐ 01
(Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN TRẮC NGHIỆM (15 câu X 0, 2 đ = 3 đ)
Câu 1. Chức năng xã hội luật sư là:
a. Bảo vệ quyền con người, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực của xã hội.
b. Góp phần bảo vệ công lý, tự do, dân chủ công dân, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan
tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội.
c. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
d. Cả ba phương án trên. (Điều 3 LLS –VBHN 2015).
Câu 2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây
a. Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
b. Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.
c. Thực hiện trợ giúp pháp lý.
d. Cả 3 phương án trên. (Khoản 2, điều 21 LLS-VBHN 2015).
Câu 3. Luật sư được sửa đổi bổ sung năm nào?
a. 2010
b. 2011
c. 2012
d. cả 3 phương án trên đều sai.
4. Trong Luật luật sư, các hành vi luật sư bị nghiêm cấm được quy định tại điều
a. 7
b. 12
c. 9 (Điều 9 LLS-VBHN 2015)
d. Cả 3 phương án đều sai.
Câu 5. Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư bao gồm:
a. Tự quản của tổ chức hành nghề luật sư, đoàn luật sư.
b. Tự quản của đoàn luật sư theo sự quản lý thống nhất của Liên đoàn luật sư.
c. Quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
d. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp nghề
nghiệpluật sư, tổ chức hành nghề luật sư (Khoản 1, điều 6 LLS-VBHN 2015).
Câu 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư:
a. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
b. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và
hành nghề luật sư.
c. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
d. Cả 3 phương án trên đều đúng (Điều 83 LLS).
7. Nghề của luật sư để thực hiện bằng hình thức:
a. Thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư, làm việc theo hợp đồng lao
động của tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân (Khoản 1, điều 23
LLS-VBHN 2015).
1
b. Liên doanh thành lập tổ chức hành nghề luật sư.
c. Đăng ký với đoàn luật sư và nhận vụ việc từ luật sư.
d. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 8. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể đăng ký hoạt động với:
a. Liên đoàn luật sư hoặc đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên.
b. Sở tư pháp địa phương nơi có đoàn luật sư mà luật sư là thành viên. (Khoản 1, điều 50
LLS-VBHN 2015)
c. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phố nơi luật sư có bộ khẩu thường trú.
d. Cả 3 phương án trên đều sai.
Câu 9. Khi hành nghề, luật sư không được:
a. Tiết lộ thông tin vụ việc về khách hàng mà mình biết được trừ trường hợp khách hàng
đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
b. Sử dụng thông tin vụ việc của khách hàng mà mình biết được trong .khi hành nghề nhằm
mục đích xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân
c. Cả a, b đều đúng. (Khoản 1, 2 điều 25 LLS-VBHN 2015).
d. Cả a, b đều sai.
10. Tổ chức có trách nhiệm giám sát luật sư và tổ chức hành nghề luật sư gồm có
a. Sở tư pháp thành phố.
b. Tổ chức hành nghề luật sư và Đoàn luật sư. (Khoản 2, 3, Điều 61 LLS-VBHN 2015).
c. Cục bổ trợ tư pháp – Bộ tư pháp.
d. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 11. Tổ chức hành nghề luật sư có quyền:
a. Thuê luật sư nước ngoài làm nhân viên của tổ chức mình.
b. Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
c. Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
d. Cả ba phương án trên đều đúng. (Khoảng 3, 6, 7; Điều 39 LLS-VNHN 2015)
Câu 12. Người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc
dân sự, vụ án hành chính khi đủ điều kiện
a. Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư.
b. Được luật sư hướng dẫn bảo lãnh.
c. Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của
khách hàng. (Khoản 2, Điều 27 LLS –VBHN 2015)
d. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 13. Thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam gồm
a. Đoàn Luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b. Đoàn luật sư, luật sư. (Khoản 1, điều 64 LLS-VBHN 2015)
c. Đoàn luật sư, luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư.
d. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 14. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư được ban hành do
a. Liên đoàn luật sư Việt Nam a.Liên đoàn luật sư Việt Nam (Khoản 3, điều 65 LLS-VBHN
2015).
b. Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo và sự đồng ý của Cục bổ trợ Bộ tư pháp.
c. Liên đoàn luật sư Việt Nam đề xuất và sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ tư pháp.
2
d. Cả ba trường hợp trên đều đúng.
Câu 15. Hình thức xử lý vi phạm của luật sư bao gồm:
a. Xử lý kỷ luật theo luật luật sư.
b. Xử lý hành chính.
c. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
d. Cả ba trường hợp trên đều đúng. (Khoản 1, điều 89 LLS-VBHN 2015).

PHẦN TỰ LUẬN (4đ)


Quy tắc 7 trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư có nội dung gì?
Câu 1: Nêu nội dung quy tắc.

Gợi ý đáp án:


Quy tắc 7. Giữ bí mật thông tin
7.1. Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và
sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của
pháp luật.
7.2. Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức
hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có
trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu 2: Ý nghĩa quy tắc trong thể hiện đạo đức nghề nghề luật sư.

Gợi ý đáp án:


- Quy tắc 7.1: Luật sư luôn giữ bí mật các thông tin mà mình biết về khách hàng để đảm bảo
không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện vụ án và đồng thời giữ uy tín, danh dự cho khách
hàng.
- Quy tắc 7.2: Luật sư có trách nhiệm phải cam kết với các luật sư đồng nghiệp và nhân viên
trong tổ chức hành nghề của mình không tiết lộ thông tin bí mật mà họ biết và chịu trách
nhiệm trước pháp luật nếu họ bị tiết lộ, mục đích nhằm bảo mật thông tin trong quá trình hoạt
động của tổ chức hành nghề luật sư của mình và đồng thời nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp
tốt nhất cho khách hàng của mình.

PHẦN TÌNH HUỐNG (3đ)


Luật sư X nhận làm luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Y trong vụ án đầu tư cơ sở hạ tầng do bà Y
đứng đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn đòi bồi thường số tiền là 180 triệu đồng. Trong hợp đồng
dịch vụ, bà Y đồng ý khoản tiền thù lao trọn gói là 20 triệu đồng. Trong tòa sơ thẩm được biết
bạn mình là V có quan hệ thân thiết với thẩm phán H – người được phân công thụ lý hồ sơ vụ án
này. Luật sư X ngỏ ý nhờ V tìm hiểu để xem quan điểm của thẩm phán H về việc giải quyết vụ
án như thế nào? V gặp thẩm phán H tìm hiểu và thông báo cho luật sư X biết thẩm phán H nói có
căn cứ để chấp nhận yêu cầu của bà Y. Biết được thông tin đó, X mời bà Y đến VP nói rằng biết
bà Y chắc chắn được bồi thường 180 triệu đồng, đề nghị bà Y ký phụ lục hợp đồng trong đó nêu
bà Y sẽ được bồi thường 180 triệu đồng và điều chỉnh mức độ thù lao là 30% giá trị số tiền mà Y
được bồi thường là 24 triệu đồng. Bà Y có nghĩa vụ trả thêm số tiền 34 triệu đồng sau khi kết
thúc phiên tòa. Bà Y tin và đồng ý ký phụ lục hợp đồng này. Kết quả phiên tòa đúng thông tin
ông V thông báo. Sau phiên tòa, bà Y trả thêm 34 triệu đồng cho luật sư. Vụ việc chìm đi không
có khiếu nại, tố cáo gì
3
Hỏi hành vi của Luật sư X có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư hay không? Nếu có, vi phạm
quy định nào?
Gợi ý đáp án:
Hành vi của Luật sư X đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp:
- Luật sư X đã thông tin trực tiếp cho khách hàng biết về có người bạn V có quan hệ quen biết
với thẩm phán H (QT 9.6: Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám
chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của Luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích
gây niềm tin với khách hàng về hậu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác)
- Luật sư X đã hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả
năng, điều kiện thực hiện của Luật sư (QT9.8: Hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc về
những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư)

Đạo đức nghề luật sư – Đề số 2

ĐỀ ĐẠO ĐỨC SỐ 02
(Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (15 câu X 0, 2 đ = 3 đ)
Câu 1: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể đăng ký hoạt động với:
a. Liên đoàn luật sư hoặc đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên.
b. Sở tư pháp địa phương nơi có đoàn luật sư mà luật sư là thành viên. (Khoản 1 Điều 50
LLS 2012-VBHN 2015)
c. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phố nơi luật sư có bộ khẩu thường trú.
d. Cả 3 phương án trên đều sai.
Câu 2: Mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn:
a. Không quá ba người. (Khoản 1 Điều 14 LLS-VBHN 2015)
b. Không quá năm người.
c. Không quá hai người.
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 3: Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty
luật nước ngoài?
a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b. Liên đoàn luật sư Việt Nam.
c. Bộ Tư pháp.
d. Sở Tư pháp.(Khoản 3 Điều 40 NĐ 123)
Câu 4: Người muốn tập sự hành nghề luật sư cần làm gì để tập sự hành nghề luật sư?
a. Lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.
(Khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTP)
b. Lựa chọn và thỏa thuận với một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.
c. Làm việc cho một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.
d. Giúp việc cho một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.
Câu 5: Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự bao gồm:
a. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật.
b. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

4
c. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt
Nam.
d. Cả ba phương án đều đúng. (Khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTP)
Câu 6: Theo quy định của Luật Luật sư, nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư
được thực hiện như sau:
a. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư,
tổ chức hành nghề luật sư. (Khoản 1 Điều 6 LLS-VBHN 2015)
b. Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư.
c. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư thực hiện việc tự quản đối với luật sư.
d. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 7: Theo quy định của Luật Luật sư, tiêu chuẩn đầy đủ để trở thành luật sư là:
a. Công dân Việt Nam có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian
tập sự hành nghề luật sư.
b. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có bẳng cử
nhân luật, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.
c. Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm
chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập
sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
d. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, đã được đào tạo nghề Luật sư, đã qua thời
gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư. (Điều 10 LLS-
VBHN 2015)
Câu 8: Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của khách
hàng được tính như thế nào?
a. Tính theo số ngày tham gia tố tụng.
b. Tính theo số ngày tham gia vụ án.
c. Tính theo tính chất phức tạp của vụ án.
d. Tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc nhưng mức cao nhất cho một giờ làm việc
của luật sư không được vượt quá 0.3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. (Khoản
1 Điều 18 Nghị định 123)
Câu 9: Theo Luật luật sư, thời gian tập sự hành nghề luật sư là:
a. 12 tháng.(Khoản 1 Điều 14 LLS-VBHN 2015; Điều 10 TT10/2021/TT-BTP)
b. 18 tháng.
c. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn luật sư thì còn 12 tháng.
d. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn luật sư và được Liên đoàn luật sư Việt
Nam đồng ý thì còn 12 tháng.
Câu 10: Theo quy định của Luật Luật sư, Luật sư được hiểu là:
a. Luật sư là người thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức
(được gọi chung là khách hàng).
b. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư.
c. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư,
thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là
khách hàng).(Điều 2 LLS-VBHN 2015)
d. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 11: Khi hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư, người tập sự có trách nhiệm
gì?

5
a. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho
người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
b. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho
người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
c. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho
đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
d. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho
đoàn luật sư và sở tư pháp nơi đăng ký tập sự.(Khoản 2, Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-
BTP)
Câu 12: Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư của người tập sự phải có:
a. Nhận xét, chữ ký của luật sư hướng dẫn.
b. Xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
c. Đánh giá của đoàn luật sư về tư cách đạo đức, ý thức tuân thủ pháo luật của người tập sự.
d. Phải có đủ ba nội dung trên.(Khoản 2, Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BTP)
Câu 13: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc:
a. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức là tổ chức hành nghề luật sư.
b. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
(Khoản 1 Điều 49 Luật Luật sư)
c. Không ký hợp đồng hoặc không thành lập, tham gia thành lập bất kỳ tổ chức hành nghề
luật sư nào.
d. Tại nhà riêng, không làm cho bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Câu 14: Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao
được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là:
a. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng.
b. 0, 4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. (Khoản 1 Điều 19 Nghị định
123/2013/NĐ-CP)
c. 0, 8 lần mức lương cơ sở và các khoản phụ cấp khác do Chính phủ quy định.
d. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng và phụ cấp tàu xe, lưu trú (nếu có).
Câu 15: Luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện nào sau
đây?
a. Đang hành nghề trong một tổ chức hành nghề luật sư.
b. Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư, có uy tín, trách nhiệm trong việc hướng
dẫn tập sự hành nghề luật sư.
c. Không trong thời gian bị áp dụng các hình thúc xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ của
Liên đoàn luật sư Việt Nam.
d. Cả 3 phương án trên đều đúng (Khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2021/TT-BTP)

PHẦN II. TỰ LUẬN (4, 0đ)


Anh/chị hãy:
Câu 1: Nêu tên Quy tắc 11 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư
Gợi ý đáp án: “Những trường hợp Luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng”.
Câu 2: Nêu tên Quy tắc 17 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư
Gợi ý đáp án: “Tính đồng nghiệp của luật sư”.
Câu 3:
a. Trình bày nội dung Quy tắc 14 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư
6
Gợi ý đáp án:
Quy tắc 9. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng
9.1. Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và
khách hàng.
9.2. Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha,
mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư.
9.3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện
công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
9.4. Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất
lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác
từ khách hàng.
9.5. Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính
đáng.
9.6. Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về
mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá
nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu
quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác.
9.7. Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên
môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng.
9.8. Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều
kiện thực hiện của luật sư.
9.9. Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.
9.10. Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xung luật sư trong hoạt động hành nghề để mưu
cầu lợi ích trái pháp luật.
b. Phân tích nội dung quy tắc 14.11

PHẦN III: TÌNH HUỐNG (4 điểm)


Bà Nguyễn A đến Văn phòng luật sư yêu cầu Văn phòng cử đích danh Luật sư Y là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bà trong vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế” mà bà là nguyên đơn.
Sau khi trao đổi thỏa thuận, hai bên đồng ý mức thù lao trọn gói là 80 triệu đồng chưa bao gồm
thuế VAT.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Ông Trần B (người đồng thừa kế với bà Nguyễn A) đã
chủ động gặp Luật sư Y bày tỏ ý định tặng Luật sư Y 50 triệu nếu Luật sư Y đồng ý không can
thiệp sâu vào vụ tranh chấp này mà hãy để Luật sư của Ông Trần B chủ động xử lý mọi việc. Sau
đó, Luật sư Y đã ngầm thực hiện đúng thỏa thuận với ông Trần B và không kể lại sự việc cho Bà
Nguyễn A biết.
Hỏi: Anh/Chị cho biết, hành vi của Luật sư Y có vi phạm Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề
nghiệp luật sư không? Nếu có thì vi phạm quy tắc nào? Tại sao?

Đạo đức nghề luật sư – Đề số 3

ĐỀ ĐẠO ĐỨC SỐ 03
(Thời gian làm bài 90 phút)
Ôn tập về lý thuyết:
 Luật luật sư 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung

7
 Nghị định 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 và Nghị định sửa đổi, bổ sung số
137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ
 Thồng tư số 10/2021/TT-BTP ngày 10/12/2021 của Bộ trưởng Bộ tư pháp
 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Lưu ý: chỉ ôn tập các nội dung nào liên quan trực tiếp đến đề ôn tập.
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (15 câu tương ứng với 30 điểm)
Lựa chọn một phương án bạn cho là đúng nhất và khoanh tròn chữ a, b, c hoặc d đứng trước
phương án đúng.
Câu 1. Nguyên tắc hành nghề luật sư là:
1. Tuân thủ hiến pháp và pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật
sư, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
2. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách
hàng.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
4. Cả ba phương án trên.
Câu 2. Theo quy định của Luật Luật sư, nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư
được thực hiện như sau:
1. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư,
tổ chức hành nghề luật sư.
2. Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư.
3. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư thực hiện việc tự quản đối với luật sư.
4. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 3. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư gồm:
1. Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
2. Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Liên doàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn Luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và tổ chức hành nghề luật sư.
4. Cả ba phương án trên điều sai.
Câu 4. Luật sư không được thực hiện hành vi nào dưới đây:
1. Sách nhiễu, lừa dối khách hàng.
2. Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù
lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
3. Móc nối, quan hệ với người tiến hàng tố tụng, người tham gia tố tụng cán bộ công chức,
viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc.
4. Cả ba phương án trên.
Câu 5. Theo quy định của Luật Luật sư, tiêu chuẩn đầy đủ để trở thành luật sư là:
1. Công dân Việt Nam có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian
tập sự hành nghề luật sư.
2. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có bẳng cử
nhân luật, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.
3. Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm
chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập
sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
8
4. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, đã được đào tạo nghề Luật sư, đã qua thời
gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư.
Câu 6: Theo quy định của Luật Luật sư và văn bản hướng dẫn thi hành, cơ sở đào tạo nghề
luật sư là:
1. Học viện Tư pháp.
2. Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn Luật
sư Việt Nam.
3. Cơ sở đào tạo nghề luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
4. Cơ sở đào tạo nghề luật sư theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu 7: Theo Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của chính phủ, luật sư có nghĩa
vụ:
1. Không được từ chối các hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với người nghèo và phải tham gia
các khóa học do Đoàn Luật sư tổ chức.
2. Cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người nghèo và tham gia các hội thảo, hội nghị góp ý
các dự án luật.
3. Hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo và học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ
năng hành nghề theo quy định của Luật Luật sư.
4. Trợ giúp pháp lý và tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định
của Luật Luật sư.
Câu 8: Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi sang
hình thức nào sau đây?
1. Văn phòng luật sư.
2. Công ty luật hợp danh.
3. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
4. Phương án b và c đều đúng.
Câu 9: Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao
được trả cho một ngày làm việc của luật sư là:
1. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng.
2. 0,4 lần mức lương cơ sở do chính phủ quy định.
3. 8 lần mức lương cơ sở và các khoản phụ cấp khác do chính phủ quy định.
4. 01 ngày lương thưo mức lương tối thiểu vùng và phụ cấp tàu xe, lưu trú (nếu có).
Câu 10: Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng yêu cầu
được tính như thế nào?
1. Tính theo số ngày tham gia tố tụng.
2. Tính theo số ngày tham gia vụ án.
3. Tính theo tính chất phức tạp của vụ án.
4. Tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc nhưng mức cao nhất cho một giờ làm việc
của luật sư không được vượt quá 0.3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Câu 11. Luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện nào sau
đây:
1. Đang hành nghề trong 1 tổ chức hành nghề luật sư.
2. Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư, có uy tín, trách nhiệm trong việc hướng
dẫn tập sự hành nghề luật sư.

9
3. Không trong thời gian bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ của
Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
4. Phải có đủ ba điều kiện trên.
Câu 12. Thời gian phải tập sự hành nghề luật sư của những người tập sự hành nghề luật sư
tham gia khóa đào tạo nghề luật sư theo Chương trình khung đào tạo nghề luật sư 12 tháng
là:
1. 12 tháng.
2. 18 tháng.
3. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn Luật sư thì còn 12 tháng.
4. 18 tháng, trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn Luật sư và được Liên đoàn Luật sư
Việt Nam đồng ý thì còn 12 tháng.
Câu 13: Người tập sự hành nghề luật sư khi không đạt yêu cầu tập sự theo đánh giá của luật sư
hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, được gia hạn tập sự tối đa bao nhiêu lần:
1. 01 lần.
2. 02 lần.
3. 03 lần.
4. 04 lần.
Câu 14: Người muốn tập sự hành nghề luật sư cần làm gì để tập sự hành nghề luật sư?
1. Lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.
2. Lựa chọn và thỏa thuận với một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.
3. Làm việc cho một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.
4. Giúp việc cho một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.
Câu 15: Người muốn tập sự hành nghề luật sư có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư
giới thiệu tổ chức hành nghề luật sư để tập sự trong trường hợp nào?
1. Không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về thu nhập, thù lao trong quá trình
tập sự hành nghề luật sư.
2. Không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự.
3. Không thỏa thuận được với một luật sư chính thức về việc nhận tập sự.
4. Không có khả năng tài chính để đóng góp cho tổ chức hành nghề luật sư.
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1: Câu hỏi tự luận (30 điểm)
1. Khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp, Anh/chị cần phải làm gì theo Quy tắc Đạo
đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư?
2. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư phải làm gì khi nhận được thông báo của luật sư về việc
tranh chấp đó? Vì sao?
Câu 2: Tình huống tự luận (40 điểm)
Luật sư X bảo vệ quyền lợi cho khách hàng A và Luật sư Y bảo vệ quyền lợi cho khách hàng B
trong một vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế tài sản:. Khi thấy yêu cầu khởi kiện của khách hàng
A yếu thế hơn bên kia nên Luật sư X bàn với khách hàng của mình chi thêm tiền đưa cho Luật sư
Y để Luật sư Y thuyết phục thân chủ của mình đồng ý hòa giải theo hướng có lợi cho khách hàng
A. Luật sư X nói với khách hàng A rắng LS Y cũng đồng ý với gợi ý đó rồi. Khách hàng A chấp
nhận chi thêm tiền để làm việc đó. Vì vậy, sau khi hai luật sư thực hiện xong sự thỏa thuận, vụ
án đã được hai bên hòa giải thành và Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự.

10
Sau đó, trong một buổi gặp nhau nói chuyện tình cảm, khách hàng A cho khách hàng B biết
mình đã chi thêm tiền cho Luật sư X đưa cho Luật sư Y nên vụ án mới hòa giải thành được.
Khách hàng B thấy vậy, tức giận cho rằng Luật sư Y đã phản bội lại quyền lợi của mình nên đòi
lại tiền thù lao và cả số tiền nhận thêm để đưa cho khách hàng A. Luật sư Y thừa nhận điều đó
nhưng không trả lại tiền theo yêu cầu của khách hàng B, vì lý do Luật sư Y làm như vậy là để
bảo vệ tình đoàn kết giữa anh em với nhau, có lợi cho cả hai bên.
Hỏi:
1. Việc hai luật sư thỏa thuận lấy tiền thêm của khách hàng để hòa giải như thế có vi phạm Quy
tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư không? Nếu có vi phạm thì nêu nội dung Quy tắc.
2. Luật sư Y có vi phạm quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với
khách hàng không?
3. Nếu là Luật sư Y, Anh/chị sẽ xử xự thế nào trong trường hợp này?

Đạo đức nghề luật sư – Đề số 4

ĐỀ ĐẠO ĐỨC SỐ 4
(Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Lựa chọn một phương án bạn cho là đúng nhất và khoanh tròn chữ a, b, c hoặc d đứng trước
phương án đúng.
Câu 1. Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi khi:
1. Không còn thường trú tại Việt Nam.
2. Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Được tuyển dụng, bổ nhiệm là cán bộ, công chức, viên chức.
4. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 2. Theo quy định của Luật Luật sư, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra kết quả
tập sự hành nghề Luật sư là:
1. Học viện Tư pháp.
2. Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
3. Bộ giáo dục và Đào tạo.
4. Cả 3 phương án a, b, c đều sai.
Câu 3. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ.
2. Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý.
4. Tất cả các nghĩa vụ trên.
Câu 4. Mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn:
1. Không quá ba người.
2. Không quá năm người.
3. Không quá hai người.
4. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 5. Khi hành nghề, luật sư không được:

11
1. Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ
trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào
mục dích xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Cả phương án a, b đều đúng.
4. Cả phương án a, b đều sai
Câu 6: Tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp nào
sau đây?
1. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt
động.
2. Không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được
cấp Giấy đăng ký hoạt động.
3. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 06 tháng hoặc không hoạt động tại trụ sở đã
đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
4. Phương án a và b đều đúng
Câu 7: Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư Việt Nam làm việc
cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, không được thực hiện những hành
vi hành nghề nào sau đây :
1. a. Chứng thực bản sao, bản dịch giấy tờ do cơ quan nhà nước, tổ chức của Việt Nam cấp.
2. b. Thực hiện các thủ tục về nuôi con nuôi, kết hôn, hộ tịch, quốc tịch Việt Nam.
3. c. Thực hiện dịch vụ công chứng, thừa phát lại và các dịch vụ pháp lý khác mà theo quy
định của pháp luật Việt Nam chỉ có tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành
nghề công chứng Việt Nam, tổ chức hành nghề thừa phát lại Việt Nam mới được thực
hiện.
4. Tất cả a, b, c đều đúng.
Câu 8: Thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt
Nam thực hiện tại :
1. Bộ Tư pháp.
2. Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở Chi nhánh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở Chi nhánh.
4. Cả 3 câu a, b, c đều sai.
Câu 9: Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty
luật nước ngoài?
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam.
3. Bộ Tư pháp.
4. Sở Tư pháp.
Câu 10: Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công
ty luật nước ngoài?
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam.
3. Bộ Tư pháp.
4. Sở Tư pháp.
12
Câu 11: Thời gian tập sự hành nghề luật sư là:
1. 12 tháng kể từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
2. 12 tháng kể từ ngày đăng ký tập sự tại Tổ chức hành nghề luật sư.
3. 12 tháng kể từ ngày Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư ra quyết định về việc đăng ký tập sự
hành nghề luật sư.
4. 12 tháng kể từ ngày Tổ chức hành nghề luật sư ra quyết định nhận người tập sự hành nghề
luật sư.
Câu 12: Khi hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư, người tập sự có trách nhiệm
gì?
1. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho
người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
2. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho
người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
3. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho
Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
4. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho
Đoàn luật sư và Sở tư pháp nơi đăng ký tập sự.
Câu 13: Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư của người tập sự phải có:
1. Nhận xét, chữ ký của luật sư hướng dẫn.
2. Xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
3. Đánh giá của Đoàn luật sư về tư cách đạo đức, ý thức tuân thủ pháo luật của người tập sự.
4. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 14: Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự bao gồm:
1. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật.
2. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
3. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt
Nam.
4. Cả ba phương án đều đúng.
Câu 15 : Người tập sự hành nghề luật sư phải đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là :
1. 15 giờ trong 01 tuần.
2. 20 giờ trong 01 tuần.
3. 25 giờ trong 01 tuần.
4. 30 giờ trong 01 tuần.
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1: Câu hỏi tự luận (40 điểm)
Quy tắc 2 Bộ quy tắc nghề nghiệp và ứng xử nghề Luật sư Việt Nam quy định “Luật sư phải độc
lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan ….”.
Anh/Chị hãy phân tích các yêu cầu này, cho thí dụ minh họa và liên hệ bản thân khi thực hiện
quy tắc này
Câu 2: Tình huống tự luận (30 điểm)
Luật sư Đ là thành viên Đoàn luật sư tỉnh H thuộc Văn phòng luật sư Nguyễn Văn A
Giữa năm 2019 bà K đến gặp Luật sư Đ. Hai bên thỏa thuận miệng Luật sư Đ sẽ tư vấn pháp luật
và bảo vệ quyền lợi cho bà K (bà K là nguyên đơn, có đơn kháng cáo) tại phiên tòa phúc thẩm
13
trong vụ tranh chấp tài sản. Thù lao thỏa thuận là 200 triệu, không lập hợp đồng. Năm ngày sau
khi gặp Luật sư Đ, bà K đã chuyển vào tài khoản của Luật sư Đ 200 triệu. Đầu năm 2020, Tòa án
cấp phúc thẩm ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do người kháng cáo là bà K vắng mặt
nhiều lần mặc dù Tòa án đã tống đạt giấy triệu tập hợp lệ.
Bà K cho rằng Luật sư Đ đã nhận thù lao nhưng không làm thủ tục để bảo vệ quyền lợi cho bà tại
tòa, không tư vấn, không làm bất cứ việc gì để bảo vệ quyền lợi cho bà, vụ án bị đình chỉ mà bà
không biết. Luật sư Đ nhiều lần hứa trả lại tiền nhưng sau đó không thực hiện.
Giữa năm 2020 bà K có đơn khiếu nại đến Đoàn luật sư tỉnh H với yêu cầu:
1/ Buộc Luật sư Đ phải trả lại toàn bộ số tiền trên.
2/ Kỷ luật Luật sư Đ vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Câu hỏi 1 : Vụ tranh chấp giữa bà K và Luật sư Đ có thuộc thẩm quyền giải quyết của Đoàn luật
sư tỉnh H hay ko? Tại sao? (10 đ)
Câu hỏi 2 : Luật sư Đ có vi phạm Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề luật sư không? Nếu vi phạm thì
vi phạm Quy tắc nào? (20 đ)

Đạo đức nghề luật sư – Đề số 5

ĐỀ ĐẠO ĐỨC SỐ 05
(Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Lựa chọn một phương án bạn cho là đúng nhất và khoanh tròn chứ a, b, c hoặc d đứng trước
phương án đúng.
Câu 1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a. Thành lập tổ chức hành nghề luật sư.
b. Làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.
c. Tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư.
d. Cả ba phương án trên đều đúng. (Khoản 1, điều 23 LLS VBHN 2015)
Câu 2. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư là điều kiện nào dưới đây:
a. Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai
năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.
(điểm a, khoản 3, Điều 32 LLS VBNH 2015)
b. Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải được cấp chứng
chỉ hành nghề luật sư ít nhất 2 năm.
c. Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải gia nhập Đoàn
luật sư ít nhất 2 năm.
d. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 3. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi sang
hình thức nào sau đây?
a. Văn phòng luật sư.
b. Công ty luật hợp danh.
c. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
d. Phương án b và c đều đúng. (Khoản 1, điều 14 NĐ 123/2013/NĐ-CP, Điều 45 LLS)
Câu 4. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể sáp nhập với loại hình công ty luật nào
dưới đây?
14
a. Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn. (Khoản 1, điều 13 NĐ 123/2013/NĐ-
CP)
b. Một hoặc nhiều công ty luật hợp danh.
c. Cả hai phương án trên đều đúng.
d. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 5. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc:
a. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức là tổ chức hành nghề luật sư.
b. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
(Khoản 1, điều 49 VBHN LLS 2015)
c. Không ký hợp đồng hoặc không thành lập, tham gia thành lập bất kỳ tổ chức hành nghề
luật sư nào.
d. Tại nhà riêng, không làm cho bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Câu 6. Người nào dưới đây được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư:
a. Thẩm tra viên chính ngành Tòa án.
b. Kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên.
c. Giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
d. Điều tra viên trung cấp. (Khoản 1, điều 16 VBHN LLS 2015)
Câu 7. Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi khi:
a. Không còn thường trú tại Việt Nam.
b. Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
c. Được tuyển dụng, bổ nhiệm là cán bộ, công chức, viên chức.
d. Tất cả các trường hợp trên. (Khoản 1, điều 18 VBHN LLS 2015)
Câu 8. Mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn:
a. Không quá ba người. (Khoản 1, điều 14 VBHN LLS 2015)
b. Không quá năm người.
c. Không quá hai người.
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 9. Tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp nào
sau đây?
a. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt
động.
b. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt
động.
c. Không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động quá
06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
d. Phương án b và c đều đúng. (Khoảng 1, Điều 40 NĐ 123/2013/NĐ-CP)
Câu 10. Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư của người tập sự phải có:
a. Nhận xét, chữ ký của luật sư hướng dẫn..
b. Xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
c. Đánh giá của đoàn luật sư về tư cách đạo đức, ý thức tuân thủ pháo luật của người tập sự.
d. Phải có đủ ba nội dung trên. (Khoản 2, Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BTP)
Câu 11. Luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện nào sau
đây:
a. Đang hành nghề trong 1 tổ chức hành nghề luật sư.
15
b. Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư, có uy tín, trách nhiệm trong việc hướng
dẫn tập sự hành nghề luật sư.
c. Không trong thời gian bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ của
Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
d. Phải có đủ ba điều kiện trên. (Khoản 2, Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BTP)
Câu 12. Luật sư không được thực hiện hành vi nào dưới đây:
a. Sách nhiễu, lừa dối khách hàng.
b. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao
và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
c. Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức
khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc.
d. Cả ba phương án trên. (Điều 9 VBHN LLS 2015)
Câu 13. Trường hợp nào sau đây bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư?
a. Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng
chỉ hành nghề luật sư. (Điểm d, khoảng 1, điều 18 VBHN LLS 2015)
b. Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ
chức hành nghề luật sư trong thời hạn hai năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư.
c. Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn một năm, kể từ ngày được cấp Chứng
chỉ hành nghề luật sư.
d. Không đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn hai năm, kể từ ngày gia nhập
Đoàn luật sư.
Câu 14. Điều kiện hành nghề của luật sư là:
a. Có giấy chứng nhận đã đủ kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
b. Có chứng chỉ hành nghề luật sư do bộ Tư pháp cấp.
c. Có chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp và gia nhập 1 đoàn luật sư. (Điều 11
VBHN LLS 2015)
d. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 15. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự bao gồm:
a. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
b. Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
c. Hai phương án trên đều sai.
d. Hai phương án trên đều đúng. (Điều 4, TT 10/2021/TT-BTP)

PHẦN II. TỰ LUẬN


Câu 1. Câu hỏi tự luận (3 điểm)
1. Trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, những việc luật sư không được làm
trong quan hệ với đồng nghiệp được quy định tại Quy tắc nào?
Gợi ý đáp án: “Quy tắc 21: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng
nghiệp”.
2. Hãy nêu 02 việc luật sư không được làm trong Quy tắc này và đưa ra ví dụ minh họa đồng thời
phân tích ví dụ đó.
Gợi ý đáp án: *Nêu 2 việc luật sư không được làm trong Quy tắc này và ví dụ:
– Có lời nói, hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tính của đồng nghiệp hoặc
gây áp lực, đe dọa đồng nghiệp

16
Ví dụ: Trong một vụ án tranh chấp về tài sản chung vợ chồng. Luật sư A là người bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp cho Chị M (nguyên đơn). Luật sư B muốn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho
Chị M trong vụ án này, nên LS B đã hẹp gặp chị M trao đổi công việc và cho Chị M biết LS A
sau khi ký hợp đồng và nhận tiền thù lao của khách xong, thì LS A giao cho LS khác chuyên
nhận
– Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng
của mình để mưu cầu lợi ích các nhân
Câu 2. Tình huống tự luận (4 điểm)
Văn phòng luật sư A (“VPLS A”) và khách hàng B ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với nội dung
cung cấp dịch vụ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng B trong một vụ án dân sự về tranh chấp hợp
đồng kinh tế. Theo đó, tổng giá trị hợp đồng dịch vụ pháp lý là 200 triệu. Việc thanh toán như
sau:
 Thanh toán lần đầu 100 triệu khi các bên ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
 Thanh toán lần 2 sau khi có kết quả vụ án, có thể hòa giải thành, bản án sơ thẩm hoặc bản
án phúc thẩm.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư C (thành viên của VPLS A) đã làm
việc trực tiếp với luật sư D, theo đó luật sư D sẽ tư vấn thân chủ của mình đồng ý hòa giải và
thanh toán 75% tổng số tiền được yêu cầu thanh toán, đổi lại luật sư C sẽ chia % số tiền thưởng
cho luật sư D.
Sau đó luật sư C đề nghị bằng lời nói nếu khách hàng B có thể nhận được ít nhất 70% tổng số
tiền yêu cầu đối tác thanh toán thì sẽ thưởng 200 triệu và khách hàng đã đồng ý.
Sau khi kết thúc vụ án, Khách hàng B đã thanh toán đầy đủ 200 triệu tiền dịch vụ và 200 triệu
tiền thưởng.
Hỏi:
1. Luật sư C có vi phạm quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với đồng
nghiệp không? Nếu có thì vi phạm Quy tắc nào?
2. Luật sư D có vi phạm quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với
khách hàng không? Nếu có thì vi phạm Quy tắc nào?

Đạo đức nghề luật sư – Đề số 6

ĐỀ ĐẠO ĐỨC SỐ 06
(Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN TRẮC NGHIỆM (15 câu x 0, 2 đ = 3 đ)
Lựa chọn 1 phương án bạn cho là đúng nhất và khoanh tròn chữ a, b, c hoặc d đứng trước
phương án đúng.
Câu 1. Theo quy định của Luật Luật sư, nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư
được thực hiện như sau:
a. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư,
tổ chức hành nghề luật sư. (Khoản 1, điều 6 LLS-VBHN 2015)
b. Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư.
c. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư thực hiện việc tự quản đối với luật sư.
d. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 2. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư gồm:
a. Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
17
b. Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
(Điều 7 LLS-VBHN 2015)
c. Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn Luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và tổ chức hành nghề luật sư.
d. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 3. Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi khi:
a. Người được cấp không còn thường trú tại Việt Nam.
b. Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
c. Được tuyển dụng, bổ nhiệm là cán bộ, công chức, viên chức.
d. Tất cả các trường hợp trên. (Khoản 1, Điều 7 LLS-VBHN 2015)
Câu 4. Mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn:
a. Không quá ba người. (Khoản 1, Điều 14 LLS-VBHN 2015)
b. Không quá năm người.
c. Không quá hai người.
d. Tất cả phương án trên đều sai.
Câu 5. Luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện:
a. Đang hành nghề trong một tổ chức hành nghề luật sư.
b. Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư, có uy tín, trách nhiệm trong việc hướng
dẫn tập sự hành nghề luật sư.
c. Không trong thời gian bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo quy định và điều lệ của Liên
đoàn Luật sư.
d. Phải có đủ 3 điều kiện trên. (Khoản 1, TT 10/2021/TT-BTP)
Câu 6. Theo quy định của Luật Luật sư, Luật sư được hiểu là:
a. Luật sư là người thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức
(được gọi chung là khách hàng).
b. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư.
c. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư,
thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là
khách hàng).
(Điều 2 LLS-VBHN 2015)
d. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 7. Một trong những nghĩa vụ của luật sư là
a. Không được từ chối các hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với người nghèo và phải tham gia
các khóa học do Đoàn luật sư tổ chức.
b. Cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người nghèo và tham gia các hội thảo, hội nghị góp ý
các dự án luật.
c. Hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo và học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ
năng hành nghề theo quy định của Luật Luật sư.
d. Trợ giúp pháp lý và tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định
của Luật Luật sư. (Khoản 2, Điều 21 LLS-VBHN 2015)
Câu 8. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ
giúp pháp lý, luật sư có được nhận tiền và lợi ích vật chất khác không?
a. Nghiêm cấm. (điểm h, khoản 1, Điều 9 LLS-VBHN 2015
b. Được nhận khi có thỏa thuận với khách hàng.
18
c. Được nhận thù lao theo quy định của pháp luật về chế độ công tác phí của cán bộ công
chức.
d. Phương án b và c đúng.
Câu 9. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc:
a. Theo hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
b. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
(Khoản 1 Điều 49 LLS-VBHN 2015)
c. Không ký hợp đồng hoặc không thành lập, tham gia thành lập bất kỳ tổ chức hành nghề
luật sư nào.
d. Tại nhà riêng, không làm cho bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Câu 10. Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi sang hình thức nào
sau đây:
a. Văn phòng luật sư.
b. Công ty luật hợp danh.
c. Công ty luật TNHH một thành viên.
d. Phương án b và c đều đúng.
Câu 11. Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam được nhận người tập sự hành
nghề luật sư khi nào?
a. Khi có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp nơi Chi nhánh của công ty luật nước ngoài
tại Việt Nam đặt trụ sở.
b. Khi có sự đồng ý bằng văn bản của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
c. Khi có sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn luật sư nơi Chi nhánh của công ty luật nước
ngoài tại Việt Nam đặt trụ sở.
d. Khi có ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
(Khoản 2, Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BTP)
Câu 12. Khi hành nghề, luật sư không được:
a. Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ
trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
b. Sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào
mục dích xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
c. Cả phương án a, b đều đúng.
(K1, 2 Điều 25 LLS-VBHN 2015)
d. Cả phương án a, b đều sai
Câu 13. Luật sư từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng trong trường hợp nào?
a. Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách
hàng không có cơ sở, trái đạo đức, trái pháp luật. (Quy tắc 11.3)
b. Khách hàng có thái độ không tôn trọng luật sư và nghề luật sư và không thay đổi thái độ
này.
c. Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 14. Tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp
nào sau đây?
a. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt
động.
19
b. Không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được
cấp Giấy đăng ký hoạt động.
c. Chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Luật sư.
d. Tất cả phương án trên. (Điều 17 NĐ 123/2013/NĐ-CP)
Câu 15. Người muốn tập sự hành nghề luật sư cần làm gì để tập sự hành nghề luật sư
a. Lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.
(Khoản 2 Điều 4 TT 10/2021/TT-BTP)
b. Lựa chọn và thỏa thuận với một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.
c. Làm việc cho một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.
d. Giúp việc cho một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.
PHẦN II. TỰ LUẬN LÝ THUYẾT (3 điểm)
Anh/Chị hãy trình bày Quy tắc những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng
nghiệp. Hãy đưa ra ví dụ minh họa và phân tích ví dụ
Gợi ý đáp án:
Quy tắc 21. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp
21.1. Có lời nói, hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của đồng nghiệp hoặc
gây áp lực, đe dọa đồng nghiệp.
21.2. Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng
của mình để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân.
21.3. Tiếp xúc, trao đổi riêng với khách hàng đối lập về quyền lợi với khách hàng của mình để
giải quyết vụ việc khi biết khách hàng đó có luật sư mà không thông báo cho luật sư đồng nghiệp
bảo vệ quyền lợi hoặc luật sư đại diện cho khách hàng đó biết.
21.4. Thuê, trả tiền môi giới khách hàng hoặc môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để nhận tiền
hoa hồng.
21.5. Thực hiện các hành vi nhằm mục đích giành giật khách hàng như:
21.5.1. So sánh năng lực nghề nghiệp, phân biệt vùng, miền hoạt động hành nghề của luật sư
hoặc tổ chức hành nghề luật sư này với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư khác;
21.5.2. Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình hoặc xúi giục
khách hàng khiếu nại, tố cáo luật sư đồng nghiệp;
21.5.3. Trực tiếp hoặc sử dụng các nhân viên của mình hoặc người khác làm người lôi kéo, dụ dỗ
khách hàng, trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ
chức khác.
21.6. Áp đặt hoặc cố tình chi phối làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong hành nghề
của đồng nghiệp có quan hệ phụ thuộc với luật sư như quan hệ thầy – trò, cấp trên – cấp dưới,
huyết thống, thân thuộc.
21.7. Có hành vi tạo thành phe, nhóm giữa các luật sư để cô lập đồng nghiệp trong quá trình
hành nghề.
21.8. Thực hiện việc liên kết, liên danh, thành lập nhóm luật sư hoạt động trái với quy định của
pháp luật về luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo đức và Ứng xử
nghề nghiệp luật sư.
PHẦN III. TỰ LUẬN TÌNH HUỐNG (4 điểm)
Chị B mời luật sư X bào chữa cho chồng là A vừa bị Công an Quận N khởi tố và tạm giam về tội
cướp tài sản. Hơn 1 tháng sau kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong giai
đoạn điều tra thì luật sư X mới vào trại tạm giam tham gia hỏi cung. Khi vụ án chuyển qua Toà
20
án nhân dân Quận N chờ xét xử thì chị B có mời thêm luật sư Y tham gia bào chữa cho A. Sau
khi được Tòa án cấp giấy chứng nhận bào chữa thì hôm sau luật sư Y vào trại giam gặp A, luật
sư Y nói với chị B: “Luật sư X là người không có tâm, không đủ tầm để làm vụ án này, luật sư gì
mà nhận rồi cả tháng không vào gặp chồng chị hay là bị Công an ghét cho nên không cho gặp.
Tôi là người có danh tiếng, uy tín nhất ở đây nên chỉ cần mời hôm trước, hôm sau tôi vào gặp
chồng chị ngay, chị nên làm thủ tục từ chối luật sư X, chỉ cần mình tôi bào chữa cho chồng chị là
đủ rồi và đỡ rắc rối.”
1. Anh Chị hãy nhận xét gì về xử sự của luật sư Y? Tại sao?
2. Nếu là luật sư Y, anh chị phải ứng xử như thế nào?
Gợi ý đáp án:
1. Anh Chị hãy nhận xét gì về xử sự của luật sư Y? Tại sao?
Xử sự của Luật sư Y đã vi phạm Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư.
Bởi vì, Luật sư Y đã vi phạm các Quy tắc trong quan hệ với đồng nghiệp như sau:
- Xúc phạm danh dự, uy tín của đồng nghiệp… (QT 21.1)
- So sánh năng lực nghề nghiệp… (QT 21.5.1)
- Có sự cạnh tranh không lành mạnh (Qt 19)
2. Nếu là luật sư Y, anh chị phải ứng xử như thế nào?
- Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp (với Luật sư X);
- Góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp (Luật sư X) làm điều sai về việc Luật sư X vào trại
giam chậm tiếp để tiếp xúc, trao đổi với chồng là A (Quy tắc 18)

21
Hệ thống tình huống
Tình huống 1:
Luật sư A là người duy nhất chứng kiến vụ tai nạn giao thông đường bộ, gây chết người, lỗi
thuộc về chủ phương tiện B. Sau một khoảng thời gian vụ án được khởi tố, Luật sư A được chính
chủ phương tiện B nhờ bảo vệ từ giai đoạn điều tra. Là luật sư A bạn sẽ xử sự như thế nào?
+ Nhận lời và tiết lộ việc mình là nhân chứng duy nhất;
+ Không nhận lời, giới thiệu đến TCHNLS khác;
+ Không nhận lời B, làm nhân chứng của vụ án;
+ Phương án riêng của bạn?

Tình huống 2:
Luật sư A trao đổi với Luật sư B (Giám đốc Công ty Luật TNHH B) về phương án bào chữa và
đề xuất mức án trong phiên xử sắp tới đối với Khách hàng C có nêu: “Ông C và Gia đình cần
một mức án treo, qua trao đổi chuyên môn với Tòa án,Thẩm phán - Chánh án X, chủ tọa đã đồng
ý rồi, hôm tới nếu không có gì mới trong diễn biến của phiên tòa sẽ tuyên. Tuy nhiên trong Hồ sơ
và các chứng cứ khác tôi thu được thấy Ông C không phạm tội, chỉ vi phạm hành chính, cùng
lắm hình sự hóa chỉ là cảnh cáo thôi. Tuy nhiên nếu chứng minh theo hướng này sẽ phải thu thập
thêm nhiều chứng cứ khác nữa, mẳng a, mảng b. Quá trình tiến trình tố tụng sẽ kéo dài thêm, chi
phí trên mức thù lao mình đã ký sẽ tăng, hiệu quả giảm thậm chí còn âm, phải đàm phán lại với
khách hàng”. Luật sư B nói: “Ông đề xuất phương án sau đó mình cùng bàn!” Nếu là luật sư A
trong tình huống nói trên bạn sẽ đưa ra phương án gì? Tại sao? Nếu là Giám đốc Công ty luật B
bạn sẽ quyết định theo phương án nào trong tình huống nói trên?

Tình huống 3:
Luật sư A bảo vệ cho bị cáo B, người chưa thành niên bị truy tố theo tội cưỡng đoạt tài sản tại
Điều 135 BLHS. TAND huyện H đã xử phạt B 1 năm tù cho hưởng án treo. Gia đình bị cáo B đã
chấp nhận, không muốn tiếp tục vì nhiều lý do. Qua nghiên cứu HS, luật sư thấy mức án trên là
quá nghiêm khắc, bị cáo B có đủ căn cứ để được chuyển tội danh và áp dụng hình phạt nhẹ hơn
là cải tạo không giam giữ. Nếu bạn là luật sư A sẽ xử sự như thế nào?
Tình huống: Do vội đến Tòa án để kịp phiên xét xử, Luật sư A đã vượt đèn vàng sang đỏ, vi
phạm luật giao thông đường bộ. Khi bị cảnh sát yêu cầu xuất trình giấy tờ, lập biên bản và ký
biên bản xử lý vi phạm quy tắc an toàn giao thông đối với luật sư. Luật sư A đã xuất trình Thẻ
luật sư và Giấy chứng nhận người bào chữa và đưa cho cảnh sát giao thông 1 cái ví, nói “trong
đó có tất cả giấy tờ, CMT ND, Thẻ tín dụng, tài liệu là những thứ rất quan trọng của tôi, muốn
thu giữ hoặc lấy cái gì thuộc quyền của các chú, trừ giữ phương tiện và giữ tôi lại, tôi đang rất
vội phải đến Tòa để bảo vệ thân chủ. Trên đường rất nhiều người tham gia giao thông đã dừng
lại chứng kiến vụ việc. Bạn hãy nhận xét về xử sự của luật sư A? Nếu bạn là luật sư A sẽ xử sự
như thế
nào trong tình huống nói trên?

Tình huống 4:
Khi cùng đến với Văn phòng luật sư A một thời điểm có 4 người, người thứ nhất nhờ tư vấn về
chính sách xã hội về người khuyết tật đối với mình, người thứ hai là người nghèo đến nhờ tư vấn
và khiếu kiện vì đang bị thu hồi đất, người thứ ba là người khó khăn (không có đủ tiền chi trả
cho dịch vụ của luật sư) nhờ khởi kiện chia di sản thừa kế, người thứ tư là doanh nhân đến nhờ tư
vấn hợp đồng ngoại.
Trong khi Văn phòng luật sư A chỉ có 2 luật sư. Là luật sư A Trưởng Văn phòng luật sư A, bạn
sẽ xử sự như thế nào?

22
Tình huống 5:

Luật sư N.T.Q Trưởng Văn phòng luật sư Q và Cộng sự đang tham gia tố tụng trong vụ án theo
hợp đồng dịch vụ pháp lý để bảo vệ khách hàng X tại Tòa án nhân dân thành phố Y. Đúng vào
đầu buổi sáng ngày phiên tòa diễn ra, luật sư Q nhận được điện thoại của gia đình thông báo “bố
đang hấp hối cần gặp mặt, con về gấp”. Sau khi kiểm tra thông tin, thấy bố mình trong tình trạng
nguy kịch, luật sư N.T.Q đã thông báo cho khách hàng X biết và để xuất xin hoãn phiên tòa và
nếu Tòa án tiếp tục xét xử thì đã có luật sư Z của Văn phòng luật sư Q cùng tham gia tố tụng bảo
vệ khách hàng X tại Tòa án. Tuy nhiên, khách hàng X đã không đồng ý với lý do luật sư N.T.Q
bảo vệ mới đảm bảo chất lượng và tương ứng với mức trả thù lao đã trả cho cả hai luật sư. Luật
sư N.T.Q vẫn quyết định chuyển vụ việc cho luật sư Z và về quê. Hãy đánh giá về xử sự của
Luật sư Q dưới góc độ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp? Là luật sư trong trường hợp này, bạn
sẽ xử sự như thế nào?

Tình huống 6:
Công ty luật TNHH K đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách
hàng H. A là bị đơn trong vụ án chia thừa kế tại phiên tòa phúc thẩm dân sự tại TAND TP. Hà
Nội sau đó cử Luật sư X tham gia tố tụng. Công ty luật TNHH K đang giữ Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà quyền sử dụng đất là di sản thừa kế mang tên bố của khách hàng H.A làm tài
liệu nghiên cứu và tác nghiệp nhưng chưa ghi biên nhận cho khách hàng. Theo Thông báo của
Tòa án đúng ngày phiên tòa xử vụ án thừa kế của khách hàng H.A thì luật sư X cũng phải tham
dự phiên tòa dài ngày tại TP. Hồ Chí Minh, đồng thời luật sư X nhận được thông báo của gia
đình: “bố bị tai nạn nặng đang nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy, con về gấp để giải quyết”. Giám đốc
công ty luật TNHH K đã cử luật sư Y tham gia tố tụng bảo vệ bị đơn H.A Tuy nhiên, khách hàng
Hoàng Anh không chấp nhận, yêu cầu luật sư X bảo vệ cho mình với lý do thời gian rất ít chỉ
còn vài ngày, Luật sư Y chưa nghiên cứu hồ sơ, chưa hiểu về vụ việc, có thể gây thiệt hại cho
quyền lợi của mình. Giám đốc
Công ty luật TNHH K sau khi trao đổi với khách hàng không đạt được kết quả vẫn
thực hiện theo quyết định của mình.
Do không đạt được nguyện vọng của mình, sau phiên tòa sơ thẩm, khách hàng H.A đã khiếu nại
về chất lượng bảo vệ của luật sư Y tại phiên tòa với lý do nếu luật sư X tham dự phiên tòa, bảo
vệ mình sẽ được chia phần tài sản thừa kế nhiều hơn, yêu cầu Công ty luật TNHH K trả lại các
giấy tờ chủ quyền nhà đất thừa kế đồng thời không thanh toán phần thù lao còn lại cho Công ty
luật TNHH K. Giám đốc Công ty luật TNHH K đã mời bà H.A đến làm việc để thanh lý hợp
đồng dịch vụ pháp lý nhưng không đạt kết quả. Giám đốc Công ty luật TNHH K đã báo cho bà
H.A và nói rằng nếu không đến ký thanh lý hợp đồng và trả phần thù lao còn lại thì Công ty luật
TNHH K sẽ không trả lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà quyền sử dụng đất là di sản thừa
kế.
Bạn hãy đánh giá về xử sự của Giám đốc Công ty luật TNHH K trong tình huống nói trên? Xác
định thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng H.A theo quy định hiện hành? Hãy tư vấn cho
Giám đốc Công ty luật TNHH K để giải quyết vụ việc nói trên theo đúng quy định của pháp luật
và phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư?

Tình huống 7:
Năm 2003 ông Nguyễn Trần T đã được ông nội là Nguyễn Trần Chiền tặng cho khối tài sản là
300 m2 đất và 1 ngôi nhà ngang có giá 1 tỷ đồng. Hợp đồng tặng cho đã được UBND xã sở tại
xác nhận, nhưng chưa sang tên trước bạ. Ông T vẫn ở cùng ông Chiền trong khuôn viên thửa đất
23
900 m2 và luôn hiếu thảo với ông nội của mình. Sau khi sát nhập vào Thủ Đô, năm 2010 giá nhà
đất nói trên đã tăng gấp 15 lần, theo đề nghị của các con cháu ông Nguyễn Văn Chiền đã thay
đổi ý kiến, lấy lại ½ tổng số tài sản theo hợp đồng tặng cho để cho người cháu nội thứ hai và
thứ ba chưa có chỗ ở và đang rất khó khăn về kinh tế. Không đồng ý với ông nội mình ông
Nguyễn Trần T đã thuê luật sư để khởi kiện ông Nguyễn Trần Chiền ra Tòa án. Là luật sư được
mời trong tình huống nói trên, bạn sẽ chọn phương án nào trong số phương án dưới đây:
1.Không nhận lời mời của ông T? Tại sao?
2.Không nhận lời và hướng dẫn ông T đến tổ chức hành nghề luật sư khác? Tại sao?
3.Nhận lời nhưng chỉ tư vấn cho ông T? Tại sao?
4.Nhận lời và cung cấp dịch vụ pháp lý như các vụ việc bình thường?
5.Cách xử sự riêng của bạn?

Tình huống 8:
Ông Nguyễn Văn B là Phó giám đốc Công ty cổ phần X sở hữu số lượng cổ phần cao nhất trong
Công ty cổ phần của Công ty X. Do mâu thuẫn trong điều hành công ty với Giám đốc Công ty X
với lượng sở hữu cổ phần thấp hơn đã mời luật sư M tư vấn lật đổ giám đốc đương chức đang
điều hành Công ty rất có hiệu quả để ông B được làm giám đốc công ty X. Ông B cam kết trong
Dự thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý: “nếu dịch vụ thành công, Bên A (ông B) sẽ tặng cho luật sư
M số lượng lớn số cổ phần của Công ty thuộc quyền sở hữu của bên A và ưu đãi mua cổ phần
phát hành trong thời gian tới.
- Là luật sư M bạn có nhận lời mời và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý không? Tại sao?
- Bạn sẽ xử sự như thế nào trong tình huống nói trên? Giải thích rõ lý do và đưa ra lập luận của
mình?

Tình huống 9:
Khách hàng A là nguyên đơn trong vụ kiện chia thừa kế nhờ luật sư K bảo vệ tại phiên tòa sơ
thẩm. Để thu thập chứng cứ Luật sư K đã thông báo cho bà A về việc mình sẽ gặp gỡ ông B là
nguyên đơn và bà C là người có quyền lợi liên quan đến vụ án để xác minh về di sản và nguồn
gốc tài sản thừa kế. Một lần phát hiện Luật sư K đang ngồi uống nước và nói chuyện rất “vui vẻ”
với bà C, khách hàng A đã nghi ngờ Luật sư K có quan hệ “không tốt” với C và đã yêu cầu luật
sư K chấm dứt quan hệ với bà C. Luật sư K có giải thích việc gặp bà C vì lý do công việc và đã
thông báo trước cho khách hàng A nhưng khách hàng A vẫn bảo lưu quan điểm của mình và suy
diễn rằng việc quan hệ cá nhân quá thân mật với C có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của
mình. Bởi bà C và ông B có quan hệ rất gần gũi nhau lại cùng một phe. Quan hệ của hai bên xấu
đi và Luật sư A đã từ chối tiếp tục thực hiện công việc theo hợp đồng, đề nghị khách hàng K đến
thanh lý hợp đồng dịch vụ nhưng khách hàng K lại không đồng ý vì lý do chưa tìm được luật sư
giỏi như luật sư A!
Việc từ chối tiếp tục thực hiện dịch vụ của A trong tình huống trên đây là có căn cứ hay không?
Nếu bạn là luật sư K trong tình huống nói trên, sẽ xử sự như thế nào

Tình huống 10:


Công ty TNHH một thành viên A ký hợp đồng với Công ty luật TNHH hai thành viên B để thẩm
tra các Hợp đồng mẫu ký kết với các khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của Doanh
nghiệp A. Là doanh nghiệp độc quyền của nhà nước nên dự thảo hợp đồng đã xây dựng các điều
khoản có lợi cho doanh nghiệp A bất lợi cho các khách hàng. Luật sư đã chỉnh sửa lại các điều
khoản của hợp đồng nói đảm bảo sự bình đẳng của các bên. Doanh nghiệp A đã không đồng ý
với sự chỉnh sửa trên và vẫn sử dụng dự thảo hợp đồng của mình, đồng thời từ chối thanh toán
phần tiền còn lại theo hợp đồng đã ký kết, lấy lý do chất lượng thẩm định của công ty luật TNHH
24
B không tốt, không bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp A. Nếu muốn được thanh toán phần tiền
còn lại, Công ty luật TNHH B phải chỉnh sửa lại ý kiến tư vấn và dự thảo hợp đồng theo ý muốn
của Công ty A. Giám đốc Công ty luật TNHH hai thành viên B đã từ chối thực hiện yêu cầu trên
và đề nghị thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết đồng thời yêu cầu thanh toán phần tiền
còn lại vì cho rằng Công ty mình đã thực hiện xong nghĩa vụ.
- Việc từ chối và yêu cầu của Giám đốc Công ty luật TNHH A trong tình huống nói trên có căn
cứ hay không? Tại sao? Đặt vị trí giám đốc Công ty luật TNHH A bạn sẽ xử sự như thế nào?

Tình huống 11:


Luật sư A hành nghề với tư cách cá nhân đã nhận lời bảo vệ quyền lợi cho bị hại X trong vụ án
hình sự từ giai đoạn điều tra đến hết phiên tòa sơ thẩm. Cơ quan điều tra yêu cầu Luật sư A cung
cấp Thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của khách hàng và giấy giới thiệu của Đoàn luật sư, Hợp
đồng dịch vụ pháp lý. Luật sư A đã xuất trình các giấy tờ các Giấy tờ theo yêu cầu (trong đó có
hợp đồng dịch vụ pháp lý với bị hại X) nhưng đến hết giai đoạn điều tra mà chưa được Cơ quan
điều tra Công an tỉnh N cấp Giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị hại X. Sau
khi có Kết luận điều tra, thấy sự tham gia của luật sư chưa đưa lại hiệu quả như
mong muốn, bị hại X đã từ chối luật sư A, luật sư A đã nhất trí. Do hai bên đã thỏa thuận được
mức thù lao và chi phí của luật sư A đã thực hiện công việc nên hợp đồng dịch vụ pháp lý đã
nhanh chóng được thanh lý và trên thực tế quan hệ cung cấp dịch vụ đã thực sự chấm dứt. Tại
phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Y và đồng bọn, Tòa án nhân dân tỉnh TN đã trả hồ sơ yêu cầu
điều tra bổ sung. Trong quá trình điều tra bổ sung, khi phát hiện ra Luật sư A là người quen của
gia đình mình, Y là bị cáo trong vụ án X là bị hại đã nhờ Luật sư A bào chữa, Luật sư A đã nhận
lời và ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý bào chữa cho bị cáo Y.
- Bạn có nhận xét gì về việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư A đối với bị hại X?
Việc luật sư A nhận bào chữa cho bị cáo Y có phù hợp với pháp luật và đạo đức
nghề nghiệp hay không? Tại sao?

Tình huống 12:

Sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa Văn phòng luật sư A và Khác hàng B về tư vấn
dự án xây dựng và kinh doanh bất động sản, khách hàng B phát hiện yêu cầu dịch vụ của mình
chưa được thực hiện đầy đủ (tư vấn và làm thủ tục đề nghị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho các căn hộ đã bán cho khách
hàng) và đã có công văn yêu cầu Văn phòng luật sư A tiếp tục thực hiện công việc. Văn phòng
luật sư A đã đề nghị ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý mới để tiếp tục thực hiện công việc hoặc giới
thiệu Văn phòng luật sư A với các hộ đã mua căn hộ của khách hàng B. Khách hàng B không
đồng ý và dọa đưa Văn phòng luật sư A ra tòa án. Là luật sư Trưởng Văn phòng luật sư A bạn sẽ
xử sự như thế nào trong tình huống nói trên?

Tình huống 13:


Luật sư A tư vấn cho bị cáo B từ giai đoạn tiền tố tụng, ông Trần Văn B là doanh nhân rất giầu
có nhưng do thiếu hiểu biết pháp luật lại có máu liều nên ông B đã thành công nhiều thương vụ
kinh doanh mạo hiểm, chính vì vậy quá trình kinh doanh ông B đã để lại rất nhiều chứng cứ bất
lợi, thậm chí vi phạm pháp luật nghiêm trọng, do may mắn các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa
phát hiện ra. Khi phát hiện những tình tiết bất lợi cho bị can B có dấu hiệu phạm tội Cơ quan
điều tra đã thu thập được, luật sư A đã trao đổi với bị can B để tìm phương án giải quyết, khuyên
bị can B tự thú, khai báo và nộp khoản tiền khắc phục hậu quả để hưởng lượng khoan hồng. Bị

25
cáo A đã từ chối luật sư, bỏ trốn và không thanh toán tiền thù lao đã ký kết theo hợp đồng dịch
vụ pháp lý vì cho rằng luật sư A đã đe dọa mình và không có kỹ năng bào chữa mà còn làm xấu
đi tình trạng của mình. Sau khi nhận được Thông báo từ chối luật sư, Luật sư A đã cung cấp các
thông tin về ông Trần B cho Cơ quan điều tra, một thời gian sau B bị bắt. Người nhà ông Trần
Văn B đã tố cáo luật sư đến Đoàn luật sư, cho rằng vì luật sư A mà ông B bị bắt, luât sư A vi
phạm pháp luật và quy tắc đạo đức luật sư.
- Bạn có nhận xét gì về việc cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư A đối với ông B?
Đặt trường hợp là luật sư A bạn có xử sự giống hay có phương án khác? Tại sao?

Tình huống 14:


Luật sư A bảo vệ bị đơn B trong vụ án chia thừa kế. Hợp đồng dịch vụ pháp lý được ký kết với
mức thù lao trọn gói. Qua nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ và tìm hiểu tường tận về vụ việc luật sư A
đã cam kết với khách hàng B: “Tòa án thụ lý vụ án tranh chấp thừa kế là không có cơ sở, không
thể chia thừa kế được, đã hết thời hiệu khởi kiện”. Thấy thông tin có lợi cho mình, bị đơn B đề
nghị thưởng thêm tiền cho luật sư ngoài thù lao và chi phí theo hợp đồng nhưng luật sư không
nhận. Ông B đã treo thưởng cho luật sư, đề nghị nếu luật sư thực hiện đúng như cam kết sẽ
“biếu”
luật sư một khoản tiền lớn hoặc cắt cho luật sư một phần đất di sản” ngoài khoản thu lao đã ký
kết, luật sư đã đồng ý và làm văn bản thỏa thuận. Tòa án vẫn đưa vụ án ra xét xử và phán quyết
chia tài sản thuộc di sản thừa kế theo hình thức chia tài sản chung. Thấy kết quả ngược lại với
cam kết, bị đơn B đã không nghe theo lời giải thích của luật sư A mà đơn phương chấm dứt hợp
đồng và không những không thanh toán cho luật sư A phần thù lao đã thực hiện vụ việc mà còn
đòi lại phần tiền đã tạm ứng của luật sư.
- Xử sự của luật sư A trong tình huống nói trên có được coi là cố ý làm cho khách hàng nhầm lẫn
về khả năng và trình độ chuyên môn của mình; đưa ra những lời hứa hẹn giả tạo để lừa dối khách
hàng hay không? Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của khách hàng B trong tình huống nói
trên có căn cứ hay không? Tại sao?
Đặt vị trí luật sư A bạn sẽ xử sự như thế nào

Tình huống 15:


Luật sư K được Văn phòng luật sư CL phân công theo chỉ định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bị
cáo M, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo M là thương binh làm Giám đốc
doanh nghiệp THÀNH ĐẠT tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh N đã chấp nhận lời
bào chữa và đề nghị của Luật sư K, tuyên bị cáo M không phạm tội và trả tự do cho bị cáo M tại
phiên Tòa. Cảm kích về chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả, chủ doanh nghiệp
THÀNH ĐẠT ông M đã đề nghị Luật sư K làm luật sư riêng cho doanh nghiệp mình với mức
lương 20.000.000 đ/tháng và chỉ đạo kế toán thưởng cho luật sư 10 triệu đồng ngay sau khi phiên
tòa kết thúc.
Là luật sư K, bạn sẽ xử sự như thế nào trong tình huống nói trên?
1.Nhận lời làm việc và nhận tiền?
2.Chỉ nhận lời làm việc không nhận tiền thưởng?
3.Cách xử lý riêng của bạn?

Tình huống 16:


Trong quá trình tập sự, người tập sự hành nghề luật sư Đào Văn M có nhiều khách hàng mời
riêng nhưng ông đều từ chối. Ngay sau khi được Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư,
ông M đã ký 2 hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng V và Q nhân danh Tổ chức hành nghề
luật sư nơi ông đã tập sự để tư vấn và bảo vệ hai khách hàng này tại Tòa án nhân dân tỉnh BG và
HB. Ngoài các điều khoản khác, trong hai hợp đồng này đều có quy định: “Nếu mục đích của
26
hợp đồng đạt được (đòi được tài sản cho ông V và ông Q) ông Đào văn M (bên B) sẽ được
hưởng 50% giá trị tài sản đòi được”. Hai hợp đồng đã thực hiện xong ở giai đoạn sơ thẩm thắng
lợi. Khi phát hiện hợp đồng dịch vụ mang tên Công ty mình, Giám đốc Tổ chức hành nghề luật
sư nơi ông M tập sự đã yêu cầu ông M chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển vụ việc về Công ty ký
kết để tiếp tục thực hiện.
Nếu bạn rơi vào tình huống nói trên sẽ xử sự như thế nào? Hãy bình luận về hợp đồng và điều
khoản trong hợp đồng dịch vụ pháp lý của ông Đào Văn M với các khách hàng ông V ông Q
trong tình huống nói trên dưới góc độ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp? Hãy bình luận về yêu
cầu của Giám đốc Tổ chức hành nghề luật sư nơi ông M tập sự?

Tình huống 17:


Luật sư A và Luật sư B cùng được mời để bào chữa cho bị cáo X tại phiên tòa phúc thẩm hình
sự trong vụ án kinh tế. Trong quá trình tác nghiệp bào chữa cho bị cáo X, Luật sư A và Luật sư B
không thống nhất được định hướng bảo vệ cho bị cáo X tại phiên Tòa. Luật sư A bào chữa theo
hướng giảm nhẹ, Luật sư B bào chữa theo hướng không phạm tội. Nếu là Luật sư A hoặc Luật sư
B, bạn sẽ xử sự như thế nào? Hay phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc Luật sư A và Luật sư
B không thống nhất được định hướng bảo vệ thân chủ tại phiên tòa và đưa ra giải pháp để khác
phục?

Tình huống 18:


Sau khi có bằng cử nhân tài chính – kế toán và cử nhân luật, chị Hồ Thị Ng đã theo học khóa đào
tạo luật sư tại Học viện Tư pháp và được chấp giấy chứng chỉ đào tạo nghề luật sư, đăng ký và
trở thành người tập sư hành nghề luật sư tại Văn phòng luật sư A&B thành phố H và được luật
sư A - Trưởng Văn phòng hướng dẫn thực tập phân công làm công việc quản lý hồ sơ và sổ sách
kế toán - tài chính của Văn phòng nhưng thực tế thường xuyên phải làm những công việc hành
chính - sự vụ, thậm chí là tạp vụ cho Văn phòng. Trong thời gian tập sự, chị Ng được ông
Nguyễn V người ở cùng chung cư với mình đến nhà nhờ đích danh đại diện theo ủy quyền để
bảo vệ trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND
quận HM, thành phố HN. Ngoài ra Ông V đã giới thiệu một vụ án về tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế, chị Ng đã đưa các khách hàng – bị can trong các vụ án đến Văn phòng luật sư A&B.
Sau khi thỏa thuận, luật
sư A yêu cầu mức thù lao tính cao hơn giá trần theo quy định của Chính phủ đồng thời luật sư A
yêu cầu khách hàng ký một hợp đồng tư vấn pháp luật vụ việc cho Công ty của ông C mà chị Ng
biết chắc rằng đây chỉ là một hợp đồng để hợp lý hóa số tiền thù lao bào chữa về hình sự và có
quan hệ lâu dài về sau. Vụ vá đã được giải quyết xong Văn phòng luật sư A&B đã thanh lý hợp
đồn nhưng không trả tiền giới thiệu vụ việc cho chị Ng theo quy định của Văn phòng. Do bất
bình
với việc ông A không trích phần trăm từ việc mình đưa khách hàng đến Văn phòng (theo quy
định của Văn phòng luật sư A&B) chị Ng và ông A đã to tiếng với nhau. Ông A đã làm biên bản
về việc chị Ng không chấp hành kỷ luật tập sự tại Văn phòng luật sư A&B gửi công văn kèm
theo biên bản này đến Đoàn luật sư TP. H yêu cầu kéo dài thời gian tập sự. Muốn chuyển tập sự
hành nghề đến tổ chức hành nghề luật sư khác chị Ng xin chuyển đến tổ chức hành nghề luật sư
K. Tuy nhiên, ông A Trưởng Văn phòng luật sư A&B không đồng ý lấy lý do chị Nguyệt đang
làm việc tốt. Muốn chuyển đến tổ chức hành nghề luật sư khác chị Ng phải nộp 12 tháng x 3
triệu đồng = 36 triệu đồng phí hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư.
Bạn có nhận xét gì về xử sự trên của ông Trưởng văn phòng luật sư A&B và xử sự
của chị Ng trong tình huống nói trên? Nếu là người tập sư hành nghề luật sư bạn sẽ
xử sự như thế nào trong tình huống này?

Tình huống 19:


27
Luật sư A (giám đốc công ty luật TNHH A) có Hợp đồng dịch vụ pháp lý tư vấn pháp luật với
ông Trần Văn B để giải quyết tranh chấp giữa Khách hàng B và ông Nguyễn Văn C. Trong đó
Khách hàng B thuê nhà, đất của ông Nguyễn Văn C làm cơ sở kinh doanh, khi đang cải tạo nhà
đất thuê thì xẩy ra tranh chấp. Để có cơ sở, chứng cứ làm căn cứ tư vấn cho khách hàng, luật sư
A đã làm công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Xây dựng thuộc UBND tỉnh K sao
y bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng nhà và các tài liệu kèm
theo của ông C cung cấp cho luật sư A để giải quyết tranh chấp với ông C trong hợp đồng cho
thuê tài sản nhà đất. Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Xây dựng thuộc UBND tỉnh K không trả
lời, luật sư A đến làm việc nhiều lần nhưng hai Cơ quan này không giải quyết và không nêu lý
do. Là luật sư bạn sẽ xử sự như thế nào?

Tình huống 20:

Trong đề nghị gặp gỡ tại Trụ sở Tòa án trao đổi với Thẩm phán chủ tọa, trong vụ án bảo vệ bị
đơn, luật sư đã đưa ra các tài liệu, chứng cứ yêu cầu Thẩm phán lập Biên bản giao nhận chứng
cứ và đề xuất Thẩm phán xem xét, giải quyết. Thẩm phán đã nhận tài liệu và nói: coi như tôi đã
nhận tài liệu và đưa ra gợi ý: Lúc nào mình tìm nơi kín đáo để gặp, nói chuyện, với các tình tiết
này xuất hiện khả năng có thể vận dụng có lợi cho “Nhà Bác” đấy nhưng Bác phải “xem” thế
nào, bây giờ
tôi đang bận, nói chuyển ở đây không tiện, để khi khác gặp nhé!? Là luật sư bạn sẽ xử sự như thế
nào trong tình huống nói trên?

Tình huống 21:

Trong lần gặp gỡ, trao đổi với Thẩm phán về chứng cứ để bảo vệ bị đơn, Thẩm phán đã đưa ra
quan điểm giải quyết cứng của mình, đồng thời nói có ý chỉ đạo luật sư nên hợp tác cung cấp các
chứng cứ theo định hướng của Thẩm phán và có trách nhiệm trao đổi lại với khách hàng về cách
giải quyết của Tòa án để các bên cùng có lợi, nếu không đừng có trách Tòa! Việc quá rõ rồi. Luật
sư không cần trình bày thêm làm gì. Có gì để ra Tòa xem xét! Luật sư đã đưa ra các tài liệu,
chứng cứ và đề xuất Thẩm phán xem xét, giải quyết theo hướng khác. Thẩm phán nói: luật sư
xem lại mình khi làm việc với Tòa! Là luật sư bạn sẽ xử sự như thế nào trong tình huống nói trên

28

You might also like