Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 160

SỞ Y TẾ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH


CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

Hà Nội, năm 2021


Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 2
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài Tên bài Trang


Chương I. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU- HỒI SỨC TÍCH CỰC
Bài 1 Chăm sóc người bệnh sau cấp cứu ngừng tuần hoàn 6-8
Bài 2 Chăm sóc người bệnh thở máy 9-11
Bài 3 Chăm sóc người bệnh sau đặt catherter TMTT 12-13
Bài 4 Chăm sóc người bệnh sau đặt dẫn lưu màng tim 14-16
Bài 5 Chăm sóc người bệnh sau đặt dẫn lưu dịch/ khí màng phổi 17-18
Bài 6 Chăm sóc người bệnh suy hô hấp cấp 19-21
Bài 7 Chăm sóc người bệnh trụy mạch 22-24
Bài 8 Chăm sóc người bệnh mở khí quàn 25-27
Bài 9 Chăm sóc người bệnh cai thở máy 28-29
Bài 10 Chăm sóc người bệnh đặt ống nội khí quản 30-31
Bài 11 Chăm sóc người bệnh dị ứng thuốc 32-33
Bài 12 Chăm sóc người bệnh co giật 34-36
Bài 13 Chăm sóc người bệnh ngộ độc thuốc trừ sâu 37-38
Bài 14 Chăm sóc người bệnh rắn cạp nia cắn 39-41
Bài 15 Chăm sóc người bệnh ong đốt 41-43
Bài 16 Chăm sóc người bệnh ngộ độc paraquat 43-45
Chương II. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NGOẠI KHOA
Bài 17 Chăm sóc người bệnh mổ viêm phúc mạc 46-49
Bài 18 Chăm sóc người bệnh mổ viêm ruột thừa 49-51
Bài 19 Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não 52-54
Bài 20 Chăm sóc người bệnh sau mổ chấn thương sọ não 55-57
Bài 21 Chăm sóc người bệnh gãy cột sống 58-60
Bài 22 Chăm sóc người bệnh gẫy xương đòn 60-63
Bài 23 Chăm sóc người bệnh gãy xương đùi 64-67
Bài 24 Chăm sóc người bệnh bỏng 67-69
Bài 25 Chăm sóc người bệnh tăng sinh tiền liệt tuyến 70-73
Bài 26 Chăm sóc người bệnh sỏi bàng quang 73-76
Bài 27 Chăm sóc người bệnh sỏi niệu quản 77-80

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 3
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Chương III. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SẢN KHOA


Bài 28 Chăm sóc người bệnh dọa đẻ non 80-81
Bài 29 Chăm sóc người bệnh sau đẻ 82-84
Bài 30 Chăm sóc người bệnh sau mổ lấy thai 85-87
Bài 31 Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u xơ tử cung 88-89
Bài 32 Chăm sóc người bệnh sau cắt u nang buồng trứng 90-91
Bài 33 Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật chửa ngoài tử cung 92-93
Chương IV. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHI KHOA
Bài 34 Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu 94-95
Bài 35 Chăm sóc trẻ co giật 96-97
Bài 36 Chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp 98-100
Bài 37 Chăm sóc trẻ viêm phế quản 101-102
Chương V. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÁC BỆNH NHIỆT ĐỚI
Bài 38 Chăm sóc người bệnh Dengue xuất huyết 103-105
Bài 39 Chăm sóc người bệnh viêm gan B virus 105-107
Bài 40 Chăm sóc người bệnh sởi 108-110
Bài 41 Chăm sóc người bệnh quai bị 111-112
Bài 42 Chăm sóc người bệnh tay chân miệng 113-114
Bài 43 Chăm sóc người bệnh sốt mò 115-116
Bài 44 Chăm sóc người bệnh thủy đậu 117-118
CHƯƠNG VI. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA 119-120
Bài 45 Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp 121-123
Bài 46 Chăm sóc người bệnh suy tim 124-125
Bài 47 Chăm sóc người bệnh tim thiếu máu cục bộ 126-127
Bài 48 Chăm sóc người bệnh hen phế quản 128-130
Bài 49 Chăm sóc người bệnh suy thận mạn 130-132
Bài 50 Chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 132-134
Bài 51 Chăm sóc người bệnh đái tháo đường tuýp 1 135-137
Bài 52 Chăm sóc người bệnh đái tháo đường tuýp 2 137-140
Bài 53 Chăm sóc người bệnh nhồi máu não 140-142
Bài 54 Chăm sóc người bệnh xuất huyết não 143-144
Bài 55 Chăm sóc người bệnh rối loạn chức năng tiền đình 144-146
Bài 56 Chăm sóc người bệnh liệt dây VII ngoại biên 146-148
Bài 57 Chăm sóc người bệnh viêm quanh khớp vai 148-149
Bài 58 Chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống 150-152
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 4
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 59 Chăm sóc người bệnh ung thư phổi 153-154


Bài 60 Chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp 155-157
Bài 61 Chăm sóc người bệnh xơ gan 157-158
Bài 62 Chăm sóc người bệnh xuất huyết tiêu hóa 158-159

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 5
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

CHƯƠNG I: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU- HỒI SỨC TÍCH CỰC

Bài 1. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU


CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN
I. Đại cương
Cấp cứu ngừng tuần hoàn là một kỹ thuật đặc biệt quan trọng giúp
phục hồi chức năng hô hấp tuần hoàn của người bệnh khi bị ngừng đột
ngột do bất kì nguyên nhân nào.
II. Nhận định

1. Hỏi bệnh: Vì người bệnh sau cấp cứu ngừng tuần hoàn đa phần người bệnh
giao tiếp hạn chế hoặc không giao tiếp dược. Toàn bộ chăm sóc của NB do NVYT
thực hiện. Vì vậy việc theo dõi và đánh giá nhận định do các NVYT bàn giao nhau
những nội dung sau đây:
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại đang sử dụng các thuốc hỗ trợ vận mạch nào? Liều thuốc vận mạch theo
chỉ định?
- NB có phải hỗ trợ thở máy? Chế độ thở? Mức độ bão hòa oxy máu ?
- Tình trạng đờm rãi?
- Hiện tại các dấu hiệu sinh tồn ra sao? Có những cơn dao động cao thấp bất
thường hay không? Được xử trí như thế nào ?
- Tri giác NB tiến triển ra sao?
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Chế độ dinh dưỡng ? Hiệu quả việc thực hiện chế độ ăn uống?
- Lượng dịch vào ra trong ngày?
- Có dấu hiệu loét mảng mục hay không? Chế độ vệ sinh cá nhân?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
- Có các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn , hô hấp, tiêu hóa nào trên NB
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức.
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 6
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.


- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Đảm bảo duy trì chức năng sống cho người bệnh
2. Chống loét do nằm và vệ sinh cá nhân
3. Chống nhiễm trùng thứ phát
4. Đảm bảo dinh dưỡng , cân bằng nước và điện giải
5. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh
6. Theo dõi ý thức của NB dựa vào thang điểm Glasgow
1. Đảm bảo duy trì chức năng sống cho người bệnh
* Chức năng hô hấp
- Người bệnh sau ngừng tim phải thở máy ít nhất 24 giờ. Nếu không có máy thở
phải bóp bóng Ambu
- Hút đờm ở 3 tư thế, tránh để tắc NKQ. Xẹp phổi. Khi hút đớm phải để oxy 100%
trong 2 phút sau khi hút xong phải vặn về ngay vị trí cũ
- Theo dõi độ bão hòa oxy Sa02 luôn > 95 %, nếu <90% phải báo cáo bác sĩ sau
khi đã hút đờm
- Nếu mạch (M), huyết áp (HA), nhịp thở trở lại bình thường, có thể cho NB thở
oxy mũi (4-6l/p)
* Chức năng tuần hoàn
- Đảm bảo duy trì đường truyền tĩnh mạch trung tâm (TMTT) được liên tục,
không để tắc, truyền gián đoạn, nhất là khi đang dùng thuốc vận mạch
- Theo dõi M-HA liên tục, nếu thấy bất thường phải báo bác sĩ
- Theo dõi sát lượng dịch vào và lượng dịch ra
- Liên tục đặt monitor theo dõi điện tim ít nhất 48 giờ đến khi hoàn toàn ổn định
2. Chống loét do nằm và vệ sinh cá nhân
- NB nằm đệm nước
- Thay đổi tư thế 3 giờ/ lần để tránh tì đè lâu một vị trí cố định
- Khi có loét vệ sinh vết loét hàng ngày, thay quần áo
- Vệ sinh mắt chống loét giác mạc bằng nhỏ cloroxit 0,4 % và băng mắt
3. Chống nhiễm trùng thứ phát
- Hút đờm phải đảm bảo đúng quy tắc, tốt nhất là ống thông hút đờm kín, vô khuẩn
- Thay băng hàng ngày vết thương ( nếu có), chân ống thông TMTT, dây cố định
NKQ
- Đảm bảo dẫn lưu nước tiểu và các dẫn lưu khác ( nêu có) vô khuẩn
4. Đảm bảo dinh dưỡng , cân bằng nước và điện giải

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 7
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Đảm bảo đủ năng lượng cho NB bằng chế độ ăn qua ống thông dạ dày ( 30-
40Kcal/ kg/ ngày)
- Theo dõi lượng nước đưa vào và lượng nước thải ra
5. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
6. Theo dõi ý thức của NB dựa vào thang điểm Glasgow
- Hỗ trợ khi vận động, thay đổi tư thế từ từ
- Theo dõi tri giác, tình trạng đau đầu, tê yếu chi.
V. Đánh giá
- Toàn trạng NB nhất là ý thức theo bảng điểm Glasgow
- Ghi chép đầy đủ lượng nước vào, ra , nhịp tim, HA, nhiệt độ hàng giờ đầy đủ,
liều lượng thuốc đang dùng lúc đó. Tình trạng người bệnh…
- Khi có các biểu hiện bất thường như tụt HA, người bệnh tím tái…. Báo bác sĩ
ngay
- Ghi chép những diễn biến bất thương và báo ngay bác sĩ
- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế ( 2003), Hướng dẫn quy trình chăm sóc NB ( tập 1)
2. Bộ Y Tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Chuyên nghành HSCC

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 8
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 2: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY


I. Đại cương
Thở máy là một phương pháp thông khí nhân tạo nhằm đảm bảo cho người
bệnh được thông khí tốt với các thông số đã được cài đặt sẵn. Việc chăm sóc NB
thở máy sẽ giúp hiệu quả thở được đảm bảo đúng theo phác đồ điều trị của Bác sỹ
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
Người bệnh thở máy giao tiếp hạn chế hoặc không giao tiếp được. Toàn bộ chăm
sóc của NB do NVYT thực hiện. Vì vậy việc theo dõi và đánh giá nhận định do các
NVYT bàn giao nhau những nội dung sau đây:
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại đang sử dụng các thuốc hỗ trợ vận mạch nào? Liều thuốc vận mạch theo
chỉ định?
- NB hỗ trợ thở máy? Chế độ thở? Mức độ bão hòa oxy máu ?
- Tình trạng đờm rãi?
- Hiện tại các dấu hiệu sinh tồn ra sao? Có những cơn dao động cao thấp bất
thường hay không? Được xử trí như thế nào ?
- Tri giác NB tiến triển ra sao?
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Chế độ dinh dưỡng ? Hiệu quả việc thực hiện chế độ ăn uống?
- Lượng dịch vào ra trong ngày?
- Có dấu hiệu loét mảng mục hay không? Chế độ vệ sinh cá nhân?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
- Có các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn , hô hấp, tiêu hóa nào trên NB
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức.
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Đảm bảo duy trì chức năng sống cho người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 9
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2. Chống loét do nằm và vệ sinh cá nhân


3. Chống nhiễm trùng thứ phát
4. Đảm bảo dinh dưỡng , cân bằng nước và điện giải
5. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh
6. Giúp NB có khả năng cai thở máy

1. Đảm bảo duy trì chức năng sống cho người bệnh
* Chức năng hô hấp
- Kiểm tra sự hoạt động của máy thở: Đối chiếu các thông số đã cài đặt, đặc biệt là
khi có báo động hoặc đèn cảnh báo. Bóp bóng Ambu qua ống NKQ để kiểm tra
tình trạng xẹp phổi
- Theo dõi sự thích ứng của NB đối với máy thở, chú ý các dấu hiệu : xanh tím, vã
mồ hôi, huyết áp tăng hoặc tụt, mạch nhanh, thở chống máy
- Hút đờm ở 3 tư thế, tránh để tắc NKQ. Xẹp phổi. Khi hút đớm phải để oxy 100%
trong 2 phút sau khi hút xong phải vặn về ngay vị trí cũ
- Theo dõi độ bão hòa oxy Sa02 luôn > 95 %, nếu <90% phải báo cáo bác sĩ sau
khi đã hút đờm
* Chức năng tuần hoàn
- Đảm bảo duy trì đường truyền tĩnh mạch trung tâm (TMTT) được liên tục,
không để tắc, truyền gián đoạn, nhất là khi đang dùng thuốc vận mạch
- Theo dõi M-HA liên tục, nếu thấy bất thường phải báo bác sĩ
- Theo dõi sát lượng dịch vào và lượng dịch ra
- Liên tục đặt monitor theo dõi điện tim
2. Chống loét , tắc mạch do nằm và vệ sinh cá nhân
- NB nằm đệm nước
- Thay đổi tư thế 3 giờ/ lần để tránh tì đè lâu một vị trí cố định
- Khi có loét vệ sinh vết loét hàng ngày, thay quần áo
- Vệ sinh mắt chống loét giác mạc bằng nhỏ cloroxit 0,4 % và băng mắt
- Phòng chống tắc mạch bằng thuốc theo chỉ định ( heparin, Fraxiparin) , nhắc bác
sĩ khi BS quên
3. Chống nhiễm trùng thứ phát
- Hút đờm phải đảm bảo đúng quy tắc, tốt nhất là ống thông hút đờm kín, vô khuẩn
- Thay băng hàng ngày vết thương ( nếu có), chân ống thông TMTT, dây cố định
NKQ
- Đảm bảo dẫn lưu nước tiểu và các dẫn lưu khác ( nêu có) vô khuẩn
4. Đảm bảo dinh dưỡng , cân bằng nước và điện giải

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 10
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Đảm bảo đủ năng lượng cho NB bằng chế độ ăn qua ống thông dạ dày: Liệt hô
hấp k có nhiễm khuẩn 30Kcal/kg. Suy hô hấp có nhiễm khuaarnr 35Kcal/ kg tăng
dần lên 50Kcal/ kg
- Theo dõi lượng nước đưa vào và lượng nước thải ra. Bảo đảm người bệnh đi tiểu
1,5l/ 24 h
- Bảo đảm K và Na máu bình thường : mỗi ngày thêm 4- 8 Kcal.
5. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
6. Giúp Nb có khả năng cai thở máy bằng cách
- Nuôi dưỡng tốt, đúng quy cách
- Đỡ ngồi dậy khi bắt đầu khỏe
- Hỗ trợ khi vận động xoa bóp , thay đổi tư thế từ từ. Động viên
- Dùng các phương thức cai thở máy : SIMV, CPAP, T-tube
V. Đánh giá
- Toàn trạng NB nhất là ý thức theo bảng điểm Glasgow. Các dấu hiệu xanh tím,
hồng hào
- Ghi chép đầy đủ lượng nước vào, ra , nhịp tim, HA, nhiệt độ hàng giờ đầy đủ,
liều lượng thuốc đang dùng lúc đó. Tình trạng người bệnh…
- Khi có các biểu hiện bất thường như tụt HA, người bệnh tím tái…. Báo bác sĩ
ngay.
- Ghi chép những diễn biến bất thương và báo ngay bác sĩ
- Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế ( 2003), Hướng dẫn quy trình chăm sóc NB ( tập 1)
2. Bộ Y Tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Chuyên nghành HSCC

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 11
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 3 : CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU


ĐẶT CATHERTER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM ( TMTT)
I. Đại cương
Đặt catherter TMTT là kỹ thuật đưa một catherter bằng silicon hoặc
polyurethane có đường kính rất nhỏ, dài từ tĩnh mạch ngoại vi vào đến TMTT với
mục đích tạo một đường truyền ổn định duy trì lâu dài để nuôi dưỡng tĩnh mạch,
hoặc duy trì dịch với nồng độ thẩm thấu cao, thuốc vận mạch và có thể cho phép
đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP).
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh( trong TH người bệnh tỉnh táo, vận động được)
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không? Có cảm giác vướng
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Tình trạng ngủ của NB thế nào?
- Có đau ở vị trí đặt catherter TMTT hay không, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức.
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng vị trí chân catherter TMTT
2. NB có nguy cơ tuột cố định catherter TMTT
3. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh
4.Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 12
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc


1. Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng vị trí chân catherter TMTT
- Thay băng vị trí chân catherter theo chỉ định và đúng QTKT. Theo dõi phát hiện
nếu chân catherter sưng tấy đỏ , có mủ
- Theo dõi DHST hàng ngày, có sốt báo bác sĩ ngay
- Theo dõi , báo cáo khi có kết quả kháng sinh đồ ( nếu có)
2. NB có nguy cơ tuột cố định catherter TMTT
- Cố định chân catherter chắc chẳn đảm bảo
- Hướng dẫn giải thích gia đinh người bệnh( nếu NB hôn mê, an thần)/ NB nếu
tỉnh là không được tự ý giật hay thay đổi vị trí của catherter
- Hàng ngày thay băng , theo dõi chân catherter, nếu có dấu hiệu tuột cần báo bác
sĩ cố định lại cho an toàn
- Vệ sinh da NB sạch sẽ vì nhiều mồ hôi cũng khiến chân chỉ dễ bị tung, đứt
3. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
4. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh
V. Đánh giá
- NB được bù đủ dịch . Không xảy ra tai biến gì trong khi sử dụng đường
truyền catherter TMTT
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế ( 2003), Hướng dẫn quy trình chăm sóc NB ( tập 1)
2. Bộ Y Tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Chuyên nghành HSCC

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 13
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 4 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU


ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG NGOÀI TIM
I. Đại cương
Đặt dẫn lưu màng ngoài tim là kỹ thuật đưa một kim chọc dò vào trong
khoang màng ngoài tim và luồn qua kim đó một ống thông (còn gọi là catheter) để
hút và dẫn lưu dịch trong màng tim. Thủ thuật này nhằm mục đích nhanh chóng
làm giảm áp lực trong khoang màng ngoài tim ép cấp tính lên tim làm tim không
giãn ra được trong thì tâm trương hoặc với mục đích để xác định nguyên nhân gây
viêm màng ngoài tim có dịch thông qua màu sắc dịch cũng như các xét nghiệm
huyết học, sinh hóa, vi khuẩn dịch màng ngoài tim.

II. Nhận định


1. Hỏi bệnh
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Tình trạng ngủ của NB thế nào?
- Có đau ở đâu, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
- Theo dõi lượng dịch dẫn lưu ra 24h
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh khó thở, do ứ đọng dịch trong màng ngoài tim
2. Người bệnh đau ngực do giảm chức năng tim
3. Người bệnh mệt mỏi do giảm tưới máu tổ chức
4. NB phù, đái ít do ứ trệ tuần hoàn ngoại biên
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 14
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

5. Người bệnh có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Mores)


6. Người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát
7. Người bệnh có nguy cơ loét do nằm tại chỗ
8. Người bệnh có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do mất khối lượng tuần hoàn, chế
độ dinh dưỡng k đảm bảo

III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc


1. Giúp người bệnh đỡ khó thở
- Đảm bảo dẫn luu dịch chạy ra tốt. NB dễ chịu mà k thấy dịch dẫn lưu ra có thể
dịch đã hết báo Bs xử trí tiếp. Nếu tắc ống dẫn lưu NB sẽ nổi tĩnh mạch cổ, HA kẹt
- Theo dõi màu sắc dịch chảy ra xem có giống màu sắc dịch ngày hôm trước hoặc
dịch lúc mới chọc không nếu có thay đổi phải báo bác sĩ kịp thời.
- Theo dõi ống thông có bị tụt ra ngoài không
2. Giúp người bệnh ngủ tốt hơn
- Cho người bệnh đi ngủ đúng giờ, không ngủ ngày nhiều.
- Chế độ ăn uống kiêng chất kích thích như cà phê, chè
- Hạn chế người nhà vào thăm người bệnh và đúng giờ quy định.
3. Giảm mệt mỏi lo lắng cho người bệnh
- Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị.
- Cho người bệnh nghỉ, tránh gắng sức.
- Tăng hoạt động thể lực 30 - 40 phút/ngày.
- Duy trì chế độ ăn hoa qủa giàu kali chuối, cam, bưởi....
- Ăn nhạt, giảm muối hơn bình thường, nên sử dụng dưới 6g/ngày.
- Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ.
- Nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn.
- Khuyên người bệnh thay đổi lối sống.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá.
- Giảm cân nếu NB quá béo.
4. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 15
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Chống nhiễm khuẩn thứ phát: Thay băng chân dẫn lưu đảm bảo kĩ thuật vô
khuẩn. Đánh giá tình trạng dẫn lưu có tấy đỏ, có mủ chảy ra chân dẫn lưu không.
Nếu có phải báo bác sỹ đồng thời lấy dịch chân dẫn lưu đem cấy hoặc nếu có chỉ
định rút ống thông dẫn lưu thì phải cấy đầu ống thông dẫn lưu
- Phòng chống loét cho NB. Thay đổi tư thế , nằm đệm nước nếu NB phải nằm dài
ngày
V. Đánh giá :
- Tình trạng khó thở, tức ngực, phù, tím môi có cải thiện nhiều hay ít
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế ( 2003), Hướng dẫn quy trình chăm sóc NB

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 16
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 5 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU


ĐẶT DẪN LƯU DỊCH/ KHÍ MÀNG PHỔI
I. Đại cương
Đặt ống dẫn lưu màng phổi là thủ thuật đưa ống dẫn lưu qua thành ngực đi
vào khoang màng phổi. Kỹ thuật này được thực hiện cho những bệnh nhân bị tràn
khí màng phổi, tràn dịch máu hoặc mủ màng phổi.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không
- Tình trạng ngủ của NB thế nào?
- Có đau ở đâu vị trí dẫn lưu hay đau chỗ nào khác, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù hay không ?
- Dấu hiệu sinh tồn
- Số lượng dịch dẫn lưu được trong 24h
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh có nguy cơ tắc , tuột ống sonde màng phổi
2. Người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát
3. Người bệnh có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Mores)
4. Người bệnh có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng
III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Đảm bảo dẫn lưu dịch/ khí tốt cho người bệnh
- Cho người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, dễ thở nhất thường là nằm đầu cao 30-40
độ,( nằm nghiêng phía tràn dịch ở dưới đối với tràn dịch màng phổi)

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 17
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Hết sức nhẹ nhàng khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế NB. Chú ý để không làm
tuột ống dẫn lưu màng phổi
- Theo dõi xem ống dẫn lưu thông hay tắc khoảng 30p-1h/ lần. Kiểm tra tình hình
dẫn lưu. Nếu tắc , kẹp đầu xa của ống thông, tuốt ống dẫn lưu từ trong ra ngoài rồi
mở kẹp. Đảm bảo áp lực hút liên tục, đường dẫn lưu kín, ống dẫn lưu thông. Cần
chụp X- quang phổi kiểm tra
- Theo dõi số lượng dịch chảy ra , màu sắc 24h/ lần
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc hạ áp: phù, ho khan
2. Giúp người bệnh ngủ tốt hơn
- Cho người bệnh đi ngủ đúng giờ, không ngủ ngày nhiều.
- Chế độ ăn uống kiêng chất kích thích như cà phê, chè
- Hạn chế người nhà vào thăm người bệnh và đúng giờ quy định.
3. Giảm mệt mỏi lo lắng cho người bệnh
- Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị.
- Cho người bệnh nghỉ, tránh gắng sức.
- Tăng hoạt động thể lực 30 - 40 phút/ngày.
- Duy trì chế độ ăn nhiều protein ( 1-1.5g/kg/24h) vitamin , đảm bảo calo : 2000-
3000 Kcal/ ngày
- Mỗi ngày đảm bảo NB uống một lượng nước để có 1.5 lít nước tiểu. Số lượng
nước uống bằng lượng nước tiểu + lượng dịch mất đi qua ống thông màng phổi +
0.5- 1l( mất qua da và hơi thở)
4. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh
- Nguy cơ bị loét : nằm đệm nước nếu cần thiết. Xoa bóp vật lý trị liệu
- Nguy có tràn khí màng phổi sau làm thủ thuật chọc dịch màng phổi : Đảm bảo
thao tác đúng, chuẩn kĩ thuật
V. Đánh giá
- Người bệnh đỡ khó thở , đỡ tràn dịch tràn khí, vận động tốt hơn không?
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2003), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 18
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 6 : CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY HÔ HẤP CẤP


I. Đại cương
Suy hô hấp cấp là tình trạng bộ máy hô hấp không đảm bảo được chức
năng trao đổi khí, không cung cấp đủ oxy hoặc kèm theo không thải trừ đủ khí
cacbonic cho cơ thể khi nghỉ ngơi hay khi làm việc, thể hiện bằng PaO 2 < 40
mmHg và có thể kèm theo PaCO 2 > 49 mmHg.. Chăm sóc NB suy hô hấp với
mục đích đảm bảo thông thoáng đường thở, bảo đảm việc oxy hóa máu và đào thải
CO2 bình thường. Người điều dưỡng theo dõi sát các diễn biến của bệnh, phát hiện
và xử trí kịp thời cá diễn biến xấu

II. Nhận định


1. Hỏi bệnh: nếu NB tỉnh táo và tùy tình trạng lâm sàng của NB
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Có đau ở đâu, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc,
- Dấu hiệu sinh tồn : đặc biệt là nhịp thở, kiểu thở Sp02
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi, khí máu động mạch
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh khó thở do rối loạn chức năng hô hấp
2. Người bệnh có nguy cơ ngừng hô hấp ngừng tuần hoàn
3. Người bệnh có nguy cơ ngã
4. Phát hiện sớm và xử trí tai biến
III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Đảm bảo duy trì chức năng hô hấp
- Nằm đầu cao( trừ trường hợp tụt huyết áp)
- Hút đờm dãi ở họng, miệng, mũi nếu có

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 19
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Giúp Nb ho khạc đờm


- Cho người bệnh thở oxy theo chỉ định: nồng độ oxy đạt 40% đối với ống thông
mũi ( liều 6l/ phút), 60% qua mặt nạ ( với lượng 8l/ phút) và 80% qua mặt nạ có
bóng dự trữ. Nhưng ở người bệnh bị bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tĩnh chỉ
cần thở 1-2l/ phút
- Thực hiện thuốc hỗ trợ hô hấp : tiêm, uống, khí dung
* Khi thấy NB có một trong các dấu hiệu sau :
+ Rối loạn ý thức
+ Nhịp tim nhanh > 120 l/ phút hoặc < 50 l/ phút hoặc tụt huyết áp
+ Cơn ngừng thở hoặc thở chậm < 10 lần/ phút
+ Thở nhanh > 35 lần/ phút. Da xanh tím,vã mồ hôi, Spo2 dưới 90% , co kéo các
cơ hô hấp phụ
=>>>> để ngửa đầu , bóp bóng, báo bác sỹ biết và chuẩn bị đặt nội khí quản
ngay
- Luôn đảm bảo người bệnh được theo dõi tốt nhất, duy trì các chỉ số theo giới hạn
sau
+ Spo2 > 92 % đối với suy hô hấp cấp
>= 90 % đối với đợt cấp bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính
+ Mạch < 120 lần/ phút ( lúc không dùng salbutamol hay thuốc kích thíc beta)
+ Huyết áp ổn định
+ Nhịp thở < 35 lần/ phứt, không co kéo cơ hô hấp
*Ở Người bệnh đã đặt nội khí quản và thở máy cần theo dõi liên tục
- Tình trạng hoạt động của máy thở
- Sp02, ETCO2
- Mạch, Phản xạ ho
- Tình trạng đờm rãi ( số lượng, màu sắc)
*Khẩn trương xử trí khi đột ngột thấy
+ Áp lực đường thở tăng cao
+ Sp02 giảm nhanh
+ NB có biểu hiện chống máy: nghi ngờ tắc đờm hoặc tràn khí màng phổi. Nếu sau
hút đờm đúng kỹ thuật mà áp lực đường thở vẫn cao, người bệnh chống máy thì có
khả năng tràn khí màng phổi phải báo bác sỹ ngay
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn liên tục
2. Giúp người bệnh ngủ tốt hơn
- Cho người bệnh đi ngủ đúng giờ, không ngủ ngày nhiều.
- Hạn chế người nhà vào thăm người bệnh và đúng giờ quy định.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 20
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

3. Giảm mệt mỏi lo lắng cho người bệnh


- Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị.
4. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh
V. Đánh giá
- Tình trạng nhịp thở, kiểu thở, mạch, Sp02 có cải thiện hay không
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế (2003), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 21
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 7 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRỤY MẠCH


I. Đại cương
Trụy tim mạch là một thuật ngữ chỉ tình trạng lưu lượng máu não không đủ
duy trì trạng thái thức tỉnh của não bộ do tim và/hoặc mạch máu ngoại biên bị rối
loạn chức năng cấp tính. Việc chắm có Nb trụy mạc bảo đảm tình trạng huyết động
của NB được theo dõi liên tục qua các chỉ số DHST, thể tích nước tiểu. Kịp thời
phát hiện, xử lý và báo cáo các rối loạn gây nguy hiểm đến tính mạng NB.

II. Nhận định


1. Hỏi bệnh: nếu NB ( tỉnh)
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không
- Tình trạng ngủ của NB thế nào?
- Có đau ở đâu, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức.
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh có nguy cơ ngừng tuần hoàn- hô hấp do sốc trụy mạch
2. Người bệnh có nguy cơ rối loạn điện giải
3. Người bệnh có nguy cơ thiếu dinh dưỡng
4. Người bệnh có nguy cơ loét mục do n ằm lâu hoặc thiếu vệ sinh
5. Người bệnh có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Mores)

III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc


1. Đảm bảo theo dõi tình trạng huyết động và thông khí tốt cho Nb
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 22
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Nếu có chảy máu sơ cứu , cho NB nằm đầu thấp


- Đặt đường truyền ngoại vi khi chưa có đường truyền TMTT. Truyền máu hoặc
dịch theo chỉ định của BS nếu nguyên nhân do giảm thể tích tuần hoàn
- Chuẩn bị bơm truyền dịch, máy truyền dịch , catherter TMTT và một số thuốc
vận mạch( vd : dobutamin, dopamin, noradrenalin, adrenalin….) , sẵn sàng truyền
cho NB khi BS yêu cầu
- Nếu NB trụy mạch do sốc phản vệ thì dùng adrenalin theo chỉ địnhc ủa BS
- HA tối đa <90 mmHg hoặc > 130 mm Hg phải báo bác sĩ để điều chỉnh các
thuốc khác như: thuốc trợ tim, corticoid, dung dịch cao phân tử bicarbonat… luôn
chuẩn bị sẵn sàng để dùng nếu có chỉ định của BS
- Theo dõi mạch, huyết áp , ALTMTT 15 phút/ lần nếu dùng thuốc vận mạch
2. Duy trì cân bằng nước và điện giải, kiềm toan, nuôi dưỡng NB đầy đủ
- Theo dõi lượng dich vào và lượng nước tiểu để tính bilan nước- dịch
- Theo dõi các dấu hiệu thừa thể tích nước ( ALTMTT > 15CM H20)
+ Phù kết mạc
+ Phù toàn thân
+ Phù phổi cấp
- Theo dõi các dấu hiệu thiếu nước ( ALTMTT < 5 cm H20) :
+ Da khô, nhăn nheo
+ Môi, miệng khô
+ Lưỡi khô
- Theo dõi thể tích nước tiểu theo giờ < 50 ml/ giờ là thấp phải báo bác sĩ để xử lý
kip thời tránh suy thận chức năng
- Đảm bảo chế độ ăn phù hợp
3. Đảm bảo phòng chống loét cho NB
- Đảm bảo da NB luôn được vệ sinh sạch sẽ
- Nằm đệm hơi khi có chỉ định
- Thay đổi tư thế ít nhất 2h/ lần. Nếu k có suy hô hấp, phù phổi cấp phải cho NB
nằm đầu dốc
4. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 23
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

V. Đánh giá
- Các dầu hiệu màu sắc da. Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nước tiểu
- Điện tim. Nhịp thở tự nhiên. Spo2
- Theo dõi kết quả xét nghiệm : khí máu, điện giải đồ kịp thời báo BS nếu kết
quả xn bất thường như K + máu tăng > 5 mmol/ l hoặc giảm < 3,5 mmol/ l
- Lập KHCS tiếp theo
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ y Tế (2003), Hướng dẫn qui trình chăm sóc NB

BÀI 8 CHĂM SÓC NB MỞ KHÍ QUẢN

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 24
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

I. Đại cương
Mở khí quản là thủ thuật mở da, cơ cổ để tiếp cận trực tiếp vào khí quản và
sau đó đặt ống mở khí quản để duy trì đường thở..

Mở khí quản được dùng trong 2 tình huống sau:

 Cấp tính: thường trong trường hợp cấp cứu để duy trì đường thở, hoặc ở những
bệnh nhân thở máy nhưng khó cai máy thở.

 Mạn tính: thường sử dụng ở bệnh nhân thở máy trong thời gian dài

II. Nhận định


1. Hỏi bệnh. Nb tỉnh tiếp xúc được, hỏi những câu hỏi ngắn, dễ trả lời bằng gật
hoặc lắc. Hạn chế hỏi nhiều lần, nhiều người hỏi
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Tình trạng ngủ của NB thế nào?
- Có đau ở đâu, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức.
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn vị trí mở khí quản
2. Người bệnh có nguy cơ tuột / tắc canuyl MKQ
3. Người bệnh có nguy cơ tổn thương niêm mạc vùng mở khí quản
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 25
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

5. Người bệnh có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Mores)


III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Chăm sóc lỗ MKQ, bóng chèn , vị trí canuyl MKQ
- Chăm sóc lỗ MKQ thay băng theo chỉ định , đảm bảo theo đúng QTKT. Lưu ý
tránh khô niêm mạc có thể thấm nước muối sinh lý phủ ngoài canuyl MKQ của
NB. Khi thay dây buộc canuyl MKQ phải nhớ dùng một tay giữ canuyl, dặn Nb
nhịn ho để tránh bật canuyl), thay từng bên, lót gạc . Thao tác nhẹ nhàng , k thô
bạo tránh tổn thương niêm mạc vùng MKQ
- Chăm sóc bóng chèn canuyl MKQ: hút đờm rãi trước khi tháo hơi ở bóng chèn,
bơm lại theo một trong 2 phương pháp.
+ Phương pháp dùng áp lực kế. Bơm bóng chèn khi áp lực kế chỉ 20-25 cm H20
+ Phương pháp dùng ống nghe đặt ở khí quản : Bơm dần bóng lên đến khi mất
tiếng rít, hạ dần áp lực bóng xuống để nghe thấy 1 tiếng rít nhỏ
- Kiểm tra vị trí của canuy sau khi thay băng
+ Bóp bóng ambu hoặc nối với máy thở, nghe phổi để kiểm tra xem khí có vào đều
2 bên không
*Kiểm tra tắc nếu nghi ngờ
+ Dùng ống thông hút đờm nhiều cỡ: nếu dùng ống nhỏ dễ luồn nhưng ống to
vướng có thể đờm bám quanh canuyl MKQ. Xử trí: nhỏ giọt nước muối sinh lý 5-
10 ml; qua ống rồi hút bằng một áp lực hút lớn hơn bình thường ở đoạn nghi tắc,
không được đưa ống vào quá sâu nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc
+ Nếu không có kết quả báo BS thay canuyl MKQ
2. Giúp người bệnh ngủ tốt hơn
- Cho người bệnh đi ngủ đúng giờ, không ngủ ngày nhiều.
- Chế độ ăn uống kiêng chất kích thích như cà phê, chè
- Hạn chế người nhà vào thăm người bệnh và đúng giờ quy định.
3. Giảm mệt mỏi lo lắng cho người bệnh
- Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị.
- Cho người bệnh nghỉ, tránh gắng sức.
- Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ.
- Nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá.
- Giảm cân nếu NB quá béo.
4. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 26
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết


- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh
V. Đánh giá
- Tình trạng hô hấp của NB. Số lượng tính chất đờm rãi được hút? Kết quả khí
trong máu?
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế (2003). Hướng dẫn QT chăm sóc người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 27
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 9 CHĂM SOC NB CAI THỞ MÁY


I. Đại cương
Cai thở máy là quá trình tách bỏ dần dần sự phụ thuộc máy thỏ ở một
người bệnh đã quen thỏ máy, cho người bệnh trở lại thở tự nhiên một cách an
toàn. Cai thở máy nên thực hiện ngay sau khi tình trạng hô hấp đã Ổn định . Việc
chăm sóc NB cai thở máy giúp NB mau chóng thoát khỏi phụ thuộc vào máy thở,
khi tình trạng hô hấp đã ổn định. Phòng ngừa , phát hiện NB suy hô hấp trở lại
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh. Nếu NB tỉnh táo, tiếp xúc tốt , hỏi những câu hỏi ngắn, dễ trả lời
bằng gật hoặc lắc. Hạn chế hỏi nhiều lần, nhiều người hỏi
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không
- Tình trạng thở với máy như thế nào?
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Tình trạng ngủ của NB thế nào?
- Có đau ở đâu, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức.
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. NB có nguy cơ thở lại máy
2. NB có nguy cơ ngừng tuần hoàn, hô hấp do không đáp ứng được cai thở máy
3. Người bệnh có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Mores)
III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Đảm bảo hô hấp tuần hoàn cho NB ổn định
- Trước khi tiến hành cai thở máy , cần giải thích động viên NB phối hợp
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 28
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- 15-30 phút ban đầu khi thực hiện cai thở máy NVYT phải có mặt tại giường hỗ
trợ NB
- Cho NB tự thở ngắt quáng : 15 phút, 30 phút, 60 phút, 3h. 12h tùy theo sức chịu
đựng của NB
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau cai thở máy
- Thường xuyên hút đờm và dịch theo nhiều tư thế
- NB được thở máy lại ban đêm. Chỉ cho cai thở khi NB đã tự thở lại bình thường
NÌ> 25 cmH20, Sp02 luôn trên 90 %
*Theo dõi sát nếu có suy hô hấp trở lại
+ Mạch > 110l/ phút, HA tăng hoặc hạ, thở >30l/ phút, trên điện tim có loạn
nhịp cho NB thở máy lại rồi báo BS
2. Giúp người bệnh ngủ tốt hơn
- Cho người bệnh đi ngủ đúng giờ, không ngủ ngày nhiều.
- Chế độ ăn uống kiêng chất kích thích như cà phê, chè
- Hạn chế người nhà vào thăm người bệnh và đúng giờ quy định.
3. Giảm mệt mỏi lo lắng cho người bệnh
- Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị.
- Cho người bệnh nghỉ, tránh gắng sức.
4. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh
V. Đánh giá
- Dấu hiệu sinh tồn : M, HA, NT, điện tim trên monitor đấu tiên 15p/ lần sau đó
36-60p/ lần tùy theo mức độ ổn định. M có <100l/p , HA bình thường, NT <30 l/
p.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế ( 2003), Hướng dẫn quy trình chăm sóc NB

BÀI 10 CHĂM SÓC NB ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUÀN

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 29
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

I. Đại cương
Đặt nội khí quản là thủ thuật đưa một ống thông qua mũi hay qua miệng,
qua thanh quản để một đầu của ống thông nằm trong khí quản của người bệnh.
Mục đích của đặt nội khí quản là đảm bảo việc thông khí và kiểm soát đường
thở. Việc chăm sóc NB đặt ống nội khí quản giúp cho việc duy trì khai thông
đường dẫn khí, bảo đảm ống NKQ ở đúng vị trí, NB được thở không khí sạch và
tránh các biến chứng nhiễm khuẩn như : viêm xoang, viêm thanh môn

II. Nhận định


1. Hỏi bệnh. (Trong th NB tỉnh, hỏi những câu hỏi ngắn, dễ trả lời bằng gật
hoặc lắc. Hạn chế hỏi nhiều lần, nhiều người hỏi )
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Tình trạng ngủ của NB thế nào?
- Có đau ở đâu, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức.
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh có nguy cơ tuột ống đặt nội khí quản
2. Người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn đường dẫn khí
3. Người bệnh có nguy cơ phụ thuộc thở máy
4. Người bệnh có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Mores)
III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 30
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

1. Đảm bảo thông thoáng đường hô hấp cho người bệnh


- Việc chăm sóc Nb có nội ống khí quàn cần được thực hiện ít nhất 2 lần/ 24 giờ.
Khi thấy có các dấu hiệu xanh tím, vã mồ hôi , khó thở cần phải tiến hành chăm
sóc ngay
- Hút đờm
- Chăm sóc miệng họng, nếu đặt nội khí quản đường miệng
- Kiểm tra vị trí của ống
- Kiểm tra tắc, nghi tắc thay ống NKQ
2. Giúp người bệnh ngủ tốt hơn
- Cho người bệnh đi ngủ đúng giờ, không ngủ ngày nhiều.
- Chế độ ăn uống kiêng chất kích thích như cà phê, chè
- Hạn chế người nhà vào thăm người bệnh và đúng giờ quy định.
3. Giảm mệt mỏi lo lắng cho người bệnh
- Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị.
- Cho người bệnh nghỉ, tránh gắng sức.
4. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh
- Cố định chắc chắn ống NKQ, hút đờm thường xuyên . đúng QTKT
V. Đánh giá
- Tình trạng hô hấp, nhịp thở . Phối hợp với máy thở có tốt không
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2003), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 11 CHĂM SÓC NB DỊ ỨNG THUỐC


I. Đại cương

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 31
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Dị ứng thuốc (Drug allergy) là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho
cơ thể người khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc. Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào
liều lượng thuốc, có tính mẫn cảm chéo. Nếu dùng lại thuốc đó hoặc cùng hoạt
chất với nó thì phản ứng dị ứng sẽ xảy ra nặng hơn và có thể tử vong. Việc chăm
sóc NB dị ứng thuốc mục đích làm thuyên giảm các triệu chứng dị ứng thuốc. Đề
phòng và phát hiện xử trí kịp thời các biến chứng có thể xảy ra để kịp thời xử lý.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Tình trạng ngủ của NB thế nào?
- Có đau ở đâu, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức.
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh có nguy cơ ngừng tuần hoàn hô hấp do dị ứng thuốc
2. Người bệnh có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống kém
3. Người bệnh có nguy cơ tái dị ứng thuốc do chưa được cung cấp đủ thông tin
4. Người bệnh có nguy cơ loét nếu phải nằm lâu và hạn chế vận động
5. Người bệnh có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Mores)
III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Theo dõi tình trạng toàn thân cà các dấu hiệu sinh tồn của NB
- Đánh giá tinh thần, sắc mặt, tổn thương da và mức độ tổn thương?
- Đánh giá tình trạng tiêu hóa. Đo DHST , nước tiểu 24h/ lần
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 32
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2. Giúp người bệnh ngủ tốt hơn


- Cho người bệnh đi ngủ đúng giờ, không ngủ ngày nhiều.
- Chế độ ăn uống kiêng chất kích thích như cà phê, chè
- Hạn chế người nhà vào thăm người bệnh và đúng giờ quy định.
3. Giảm mệt mỏi lo lắng cho người bệnh
- Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị.
- Cho người bệnh nghỉ, tránh gắng sức.
- Duy trì chế độ uống nhiều nước, nước cam, chanh, đường. Nếu NB k ăn được
phải đặt sonde dạ dày cho ăn. Tránh các thức ăn có nguy cơ dị ứng
4. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh
- Phát hiện sớm các dấu hiệu lâm sàng bất thường của dị ưng thuốc như : phù
Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens- Johnson, hội chứng Lyell… và báo cáo
ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời các biến chứng xảy ra
- Cung cấp thông tin về tên thuốc, loại hoạt chất gây dị ứng cho NB. Cấp thẻ dị
ứng theo quy định cho NB. Các thông tin về dị ứng của NB phải được ghi rõ vào
bệnh án, giấy ra viện, chuyển tuyến….
V. Đánh giá
- Tình trang tiêu hóa, hô hấp, toàn trạng của NB có cải thiện hơn hay không?
VI. Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị . Bộ y tế
2. Bộ y tế, Hướng dẫn quy trình chăm sóc NB

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 33
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 12 CHĂM SÓC NB CO GIẬT


I. Đại cương
Co giật (hay cơn động kinh) là tình trạng rối loạn kịch phát, tạm thời các
chức năng hệ thần kinh trung ương (vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần) có
thể biểu hiện qua rối loạn hay mất ý thức, bất thường cử động vận động, hành vi,
cảm giác hay rối loạn thần kinh thực vật do sự phóng điện đột ngột, quá mức, đồng
thời của các neuron thần kinh. Việc chăm sóc NB co giật giúp cho NB được thông
khí tố chống thiếu oxy gây tổn thương não đồng thời tránh nôn sặc dịch vị, thức ăn,
tránh cắn vào lưỡi….
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh. Nếu NB đã qua cơn giật và tỉnh táo, có thể hỏi NNNB
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Tình trạng ngủ của NB thế nào?
- Có đau ở đâu, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức, điện não đồ
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh có nguy cơ không đảm bảo thông khí
2. Người bệnh có nguy cơ hít sặc, cắn vào lưỡi
3.Người bệnh có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống kém
4. NB có nguy cơ sự co giật trở lại
5. Người bệnh có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Mores)
6. Giúp NB và NNB hiểu biết về nguyên nhân co giật và cách phòng tránh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 34
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc


1. Phòng tránh nguy cơ hít sặc , cắn vào lưỡi
- Sử dụng thuốc chống co giật theo y lệnh: seduxen, tiêm tĩnh mạch hay truyền.
Thuốc hạ thân nhiệt phù hợp, thuốc chống phù não
- Tránh cắn lưỡi trong cơn giật nên cần có canuyl Mayo bên cạnh NB hay cố định
tốt tránh tuột
- Theo dõi DHST hàng giờ và theo y lệnh
- Khi có cơn giật tránh để NB hít phải dịch nôn cần đặt NB ở tư thế nằm nghiêng
an toàn. Nếu cần thiết có thể tách riêng đường hô hấp và ăn uống bằng cách đặt
ống nội khí quản và ống thông dạ dày. Khi bị hít phải dịch nôn cần điều trị chống
suy hô hấp và soi rửa hút dịch phế quản
2. Giúp người bệnh ngủ tốt hơn
- Cho người bệnh đi ngủ đúng giờ, không ngủ ngày nhiều.
- Chế độ ăn uống kiêng chất kích thích như cà phê, chè
- Hạn chế người nhà vào thăm người bệnh và đúng giờ quy định.
3. Giảm mệt mỏi lo lắng cho người bệnh
- Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị.
- Cho người bệnh nghỉ, tránh gắng sức.
4. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh
- Tùy nguyên nhân gây co giật tư vấn cho NB và NNb thông tin phòng tránh . Vd
sốt cao thì tránh sốt cao, khi có sốt cần dùng thêm thuốc chống co giật
- Nếu nguyên nhân do động kinh cần dùng thuốc điều trị liên tục không dừng đột
ngột. Tránh những công việc nguy hiểm như : điều khiển ôtô, moto , công nhân
xây dựng phải leo cao, làm việc nơi sông nước
- Bảo đảm đủ dịch vào : nước uống, dịch truyền và theo dõi lượng nước ra nước
tiểu mồ hôi sốt cao.
V. Đánh giá
- Các dấu hiệu sinh tồn : mạch, huyết áp, nhiệt độ… trước trong và sau cơn giật
- Tình trạng hô hấp trước, trong và sau cơn giật: tần số thở, nhịp thở, kiểu thở,
xanh tím, Spo2, vã mồ hôi

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 35
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Lượng nước vào và ra của NB. Nước tiểu giờ và 24 giờ, các xét nghiệm chức
năng thận
- Báo lại cho BS khi có các dấu hiệu bất thường hay sự không đáp ứng với điều trị
bằng thuốc chống cơn co giật
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế ( 2003), Hướng dẫn QT chăm sóc NB
2. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị nội khoa , Bộ Y Tế ( 2016)

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 36
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 13. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU

I.Đại cương
Ngộ độc thuốc trừ sâu do làm giảm men cholinesterase và tăng acetylcholin
trong máu gây ra các triệu chứng ngộ độc nặng dẫn đến tử vong nhanh chóng do
các triệu chứng suy hô hấp, ức chế thần kinh trung ương, liệt cơ hô hấp.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
* Tại khoa Cấp cứu
- NB ngộ độc thuốc gì? Số lượng? đường trúng độc
- Nồng độ thuốc đậm đặc hay pha loãng?
- NB uống lúc đói hay lúc no? thời gian ngộ độc?
- Tình trạng nôn sau khi trúng độc đến khi được cấp cứu
- Đã được điều trị gì trước đó? Lý do ngộ độc.
* Hiện tại: (tại Cấp cứu hoặc Hồi sức)
- NB có đau bụng? buồn nôn? nôn?
- NB có khó thở, có ho không? Vận động các chi thế nào?
- Tình trạng ăn uống, biết cách ăn uống theo bệnh lý? đại tiểu tiện?
- Các bệnh lý mắc trước đây?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Đánh giá tri giác: Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ?
- Tình trạng da hồng ấm? móng tay tím? mức độ vã mồ hôi?
- Tình trạng hô hấp, tình trạng tăng tiết. Mùi hôi trên quần áo, da, tóc ở NB?
- Khám đồng tử hai bên.
- Dấu hiệu máy cơ? Co cứng hoặc liệt cơ?
- Dấu hiệu sinh tồn (lưu ý mạch chậm), độ bão hòa oxy máu?
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm SH máu, nước tiểu.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. NB có nguy cơ ngộ độc nặng hơn (với NB mới vào/những giờ đầu vào khoa)
2. Người bệnh khó thở do tăng tiết dịch và co thắt cơ trơn phế quản.
3. Người bệnh có nguy cơ qúa liều Atropin
4. Người bệnh có nguy cơ ngã
5. Người bệnh vệ sinh phụ thuộc.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 37
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

6. NB nguy cơ viêm phổi, loét, teo cơ, cứng khớp do vận động phụ thuộc
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể NB (NB mới vào và/những giờ đầu vào khoa)
- Rửa dạ dày theo y lệnh
- Vệ sinh thân thể, thay quần áo
- Gội đầu cho NB (nếu cần)
- Thực hiện y lệnh
- TD tình trạng đau bụng/nôn của NB.
2. Giảm nguy cơ khó thở cho NB
- Đặt NB tư thế thích hợp
- Hút dịch khi tăng tiết
- Theo dõi sát tình trạng hô hấp, chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ hỗ trợ hô hấp nếu tình
trạng hô hấp của NB cần can thiệp.
- Đề phòng NB hít phải chất nôn, tụt lưỡi…
- Chăm sóc NKQ, máy thở (nếu có)
3. Phát hiện sớm dấu hiệu quá liều Atropin
- TD da: mức dộ hồng ấm hay nóng đỏ?
- TD đồng tử hai bên?
- TD mạch và tình trạng tiết dịch: loãng hay đặc quánh?
- TD tri giác: bình thường hay kích thích hay li bì do Atropin.
- TD tình trạng bụng: mềm hay chướng?
- TD tình trạng tiểu tiện và cầu bàng quang.
4. Loại bỏ nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Nâng cao thành chắn
- Cố định NB nếu NB có kích thích
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB
- Hướng dẫn NNNB kết hợp phòng tránh ngã.
5. Chăm sóc vệ sinh cho NB
- Vệ sinh răng miệng; chăm sóc mắt (nếu cần)
- Vệ sinh thân thể, thay đồ vải
6. Giảm nguy cơ viêm phổi, loét, teo cơ cứng khớp cho NB
- Cho NB nằm đệm hơi tự động
- Vỗ lồng ngực 3 lần/24h
- Hướng dẫn/Tập vận động các khớp + xoa vùng tỳ đè 03 lần/24h
V. Đánh giá
- Các dấu hiệu lâm sàng giảm hay tăng lên? Xét nghiệm men CHE?

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 38
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

VI. Tài liệu tham khảo


1. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc .(Ban hành kèm theo
Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
2. Bộ Y Tế (2013), Điều dưỡng Nội tập II

Bài 14. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


RẮN CẠP NIA CẮN

I.Đại cương
Nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố hậu synape và đặc biệt độc tố tiền synape
gây liệt mềm kéo dài. Nọc rắn cạp nia có thể chứa độc tố tăng thải natri qua thận
dẫn tới hạ natri máu.
Hầu hết các trường hợp bị rắn cạp nia cắn sẽ bị liệt cơ dẫn tới suy hô hấp và
tử vong nếu không được nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu,
điều trị kịp thời, tích cực.
II.Nhận định
1.Hỏi bệnh
-Vị trí cắn, bị cắn trong hoàn cảnh nào?
- Các xử trí trước khi vào viện
- NB có đau cơ không? Mức độ đau?
- Các bệnh lý trước đây?
2.Khám thực thể
-Tri giác: NB có tiếp xúc được hay không? (NB bị liệt hoàn toàn các cơ biểu hiện
giống hôn mê sâu hoặc mất não nhưng thực tế NB vẫn tỉnh táo và nhận thức mọi
thứ xung quanh nếu được hỗ trợ hô hấp đầy đủ.)
- Da niêm mạc: có vã mồ hôi hay da lạnh không?
- Dấu hiệu sinh tồn, SpO2
- Đồng tử: kích thước? phản xạ ánh sáng?dấu hiệu sụp mi.
- Hô hấp: mức độ liệt cơ sườn, cơ hoành? NB đang thở máy: Mode thở, nồng độ
oxy? mức độ đáp ứng với máy thở? tăng tiết đờm dãi: màu sắc, số lượng, tính chất.
-Tiêu hóa: ăn uống đường nào? số lượng/bữa? có tuân thủ chế độ ăn bệnh lý?
-Tiết niệu: tiểu tiện qua sonde tiểu? màu sắc, số lượng, tính chất/24h?
-Tình trạng vận động: mức độ liệt các chi? Có liệt hoàn toàn không?
3. Tham khảo các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 39
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

XN sinh hóa máu, công thức máu, điện tâm đồ, Chụp x- quang phổi
III.Chẩn đoán chăm sóc
1. NB có nguy cơ suy hô hấp do người bệnh liệt cơ hô hấp
2. NB có nguy cơ hạ Natri máu
3. NB ăn uống qua sonde dạ dày
4. NB có nguy cơ loét, teo cơ cứng khớp, viêm phổi do vận động phụ thuộc
5. NB có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu do NB có sonde tiểu
6. NB vệ sinh phụ thuộc
IV.Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Giảm nguy cơ suy hô hấp cho NB
- Đảm bảo và kiểm soát hệ thống máy thở tránh tình trạng tuột máy thở
-Tư thế: cho NB nằm đầu cao 30 độ (nếu không có CCĐ)
-TD DHST, Spo2, đồng tử
- Hút dịch khi tăng tiết
-Theo dõi hoạt động máy thở và tình trạng đáp ứng với máy thở của NB.
- Chăm sóc ống NKQ, TD áp lực cuff.
-TD mức độ liệt cơ hô hấp.
2. Giảm nguy cơ hạ Natriclorid máu
-Thực hiện y lệnh thuốc, chế độ ăn.
-Thực hiện và TD các kết quả xét nghiệm
3. Đảm bảo dinh dưỡng cho NB
- Đảm bảo sữa- súp 2000ml/24h qua sonde; bổ sung muối qua đường ăn (nếu có
chỉ định)
-Vệ sinh mũi, sonde dạ dày 01 lần/24h
4. Giảm nguy cơ loét, teo cơ, cứng khớp, viêm phổi cho NB
- Cho NB nằm đệm hơi tự động/đệm nước.
- Thay đổi tư thể cho NB 2h/lần
-Vỗ lồng ngực 3 lần/24h
- Xoa vùng tỳ đè và vận động các khớp 3 lần/24h
5.Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
- Đảm bảo hệ thống dẫn lưu kín, một chiều
- TD nước tiểu/24h về màu sắc, số lượng, tính chất?
- Vệ sinh mũi, sonde dạ dày 1lần/24h
- Đảm bảo vệ sinh cho NB
6. Chăm sóc mắt
- Vệ sinh răng miệng 03 lần/24h

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 40
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Vệ sinh thân thể 01 lần/24h, và khi bẩn


- Thay đồ vải 01 lần/24h, và khi bẩn
V. Đánh giá
- NB dấu hiệu sinh tồn ổn định
- NB không có biến chứng liên quan đến chăm sóc: loét, viêm phổi, nhiễm khuẩn.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc (Ban hành kèm theo
Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bài 15. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ONG ĐỐT

I.Đại cương
Ong thuộc họ cánh màng gồm 2 họ chính: họ ong vò vẽ và họ ong mật. Ngòi
của ong mật có hình răng cưa do vậy sau khi đốt ong bị xé rách phần bụng và để
lại ngòi trên da và con ong sẽ chết. Ong vò vẽ thì ngòi ong trơn có thể đốt nhiều
lần.
Tử vong có thể xảy ra rất sớm trong vòng giờ đầu do sốc phản vệ (chiếm từ 3-8%
người bị ong đốt), tử vong muộn trong những ngày sau do độc tố của nọc ong.
II.Nhận định
1.Hỏi bệnh
- Vị trí ong đốt, số nốt đốt? mức độ đau, ngứa. Hoàn cảnh bị ong đốt
- Hô hấp: mức độ khó thở
- Tiêu hóa: tình trạng ăn uống? có buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy?
- Thần kinh: có mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu?
- Tiết niệu: màu sắc và số lượng nước tiểu?
- 2. Khám thực thể
-Tinh thần: tỉnh/lơ mơ/hôn mê?
- Vị trí ong đốt. Da có đỏ toàn thân, phù mạch, nổi mày đay, ngứa? Mức độ phù?
- Đo dấu hiệu sinh tồn, Spo2.
- Hô hấp có tăng tiết dịch phế quản, dịch phế quản có máu không?
- Tiết niệu: số lượng, màu sắc nước tiểu (NB có thể đái máu- thiểu niệu/vô niệu)?
- Tình trạng ăn uống, vận động, vệ sinh.
3.Tham khảo cận lâm sàng
- XN huyết học, đông máu, sinh hóa máu, nước tiểu, điện tim, X -quang tim phổi.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 41
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

III. Chẩn đoán chăm sóc


1. Nguy cơ suy hô hấp do co thắt cơ trơn phế quản
2. NB đau do nọc độc
3. Nguy cơ biến chứng suy thận cấp, suy gan và rối loạn đông máu do độc tố nọc
4. NB chưa hiểu rõ về chế độ ăn
5. Nguy cơ viêm phổi, loét do NB vận động hạn chế/phụ thuộc
6. NB vệ sinh cần trợ giúp/phụ thuộc
7. NB chưa biết cách phòng tránh ong đốt
IV.Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1.Nguy cơ suy hô hấp do co thắt và tăng tiết dịch phế quản.
-Tư thế cho NB
- Hút dịch cho NB
-Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, Spo2.
-Thực hiện y lệnh: thở oxy, thuốc….
- Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ cấp cứu.
2.Giảm đau cho NB
- Động viên NB
- Thực hiện y lệnh thuốc
- Theo dõi mức độ đau
- Chăm sóc vị trí ong đốt
3.Giảm nguy cơ biến chứng cho NB
- Hướng dẫn NB uống nhiều nước: 2000 - 3000ml/24h nếu NB còn tỉnh.
-Thực hiện y lệnh
-TD nước tiểu: màu sắc, số lượng
-TD màu sắc da.
4. Đảm bảo dinh dưỡng cho NB
- Hướng dẫn NNNB chuẩn bị chế độ ăn lỏng, đảm bảo dinh dưỡng.
5. Giảm nguy cơ viêm phổi, loét cho NB
- Cho NB nằm đệm hơi tự động
- Vỗ lồng ngực 3 lần/24h
- Hướng dẫn/Tập vận động các khớp + xoa vùng tỳ đè 03 lần/24h
6. Chăm sóc vệ sinh cho NB
-Vệ sinh răng miệng; chăm sóc mắt
-Vệ sinh thân thể, thay đồ vải
7. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB/NNNB

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 42
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Khi vào rừng không nên xịt nước hoa, trang điểm và mặc quần áo sặc sỡ hoặc
quần áo in hình những bông hoa vì sẽ hấp dẫn ong.
- Khi đi dã ngoại thì lưu ý những đồ ăn, nước uống ngọt cũng lôi kéo ong đến.
Khi vào rừng không nên đi chân không vì có thể dẫm phải tổ ong.
- Nếu có ong vo ve quanh đầu và người nên bình tĩnh và hít thở sâu. Không chọc
phá tổ ong.
V.Đánh giá
- NB có dấu hiệu sinh tồn ổn định, giảm đau
- NB không bị các biến chứng: suy thận, suy gan, rối loạn đông máu.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc.(Ban hành kèm theo
Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bài 16. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


NGỘ ĐỘC PARAQUAT

I.Đại cương
Paraquat thuộc nhóm chất diệt cỏ tác dụng nhanh và không chọn lọc, có tác
dụng ăn mòn, nó xúc tác chuyển hóa gây ra phản ứng oxy hóa. Hậu quả suy đa
tạng xảy ra trong vài giờ đến vài ngày.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh: NB/NNNB
- NB bị ngộ độc khi nào? Số lượng bao nhiêu?
- Hoàn cảnh ngộ độc?
- NB có đau rát miệng họng hay không? Mức độ?
- NB có khó thở không?
- Khai thác tình trạng tâm lý
- Các bệnh lý trước đây?
2. Khám thực thể
- Tinh thần: tỉnh mệt? NB có kích thích hay không?
- Da niêm mạc như thế nào?
- Mức độ loét miệng họng ?
- Dậu hiệu sinh tồn, Spo2
- Hô hấp: số thở, thông khí phổi hai bên?

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 43
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Tiêu hóa: có đau bụng? ăn uống? đại tiện phân (màu sắc, số lượng)?
- Tiết niệu: Số lượng, màu sắc nước tiểu/24h
3. Tham khảo các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng
- XN sinh hóa máu, công thức máu, khí máu, khí máu.
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. NB có nguy cơ bị ngộ độc nặng hơn do chất độc không được thải trừ kịp thời
2. NB suy hô hấp do tổn thương phổi
3. NB suy tuần hoàn
4. NB có đau rát miệng họng
5. NB có tâm lý chán nản, không hợp tác trong chăm sóc.
6. NB có nguy cơ ngã
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Hạn chế hấp thu và tăng thải trừ chất độc cho NB
- Gây nôn nếu NB tỉnh
- Rửa dạ dày
-Thực hiện y lệnh
-Vệ sinh: tóc, thân thể, thay đổ vải.
2.Giảm nguy cơ suy hô hấp cho NB
-Tư thế: cho NB nằm đầu cao 30 độ (nếu không có CCĐ)
- Không cho NB thở oxy. Cung cấp thêm oxy khi PaO2 <40mmHg hoặc SpO2
<80%.
- TD DHST, Spo2,
- TD tình trạng hô hấp
3.Đảm bảo tuần hoàn cho NB
- Cho NB nằm tư thế phù hợp
- Thực hiện y lệnh
4.Giảm đau rát miệng họng cho NB
- Động viên NB
-Vệ sinh miệng họng
-Báo BS, thực hiện y lệnh.
5.Chăm sóc tâm lý cho NB
- Phối hợp với NNNB để động viên NB kịp thời, phù hợp với tâm lý NB
- Chăm có giảm nhẹ
6.Giảm nguy cơ ngã cho NB
- Nâng cao thành chắn
- Hướng dẫn NB/NNNB kết hợp phòng tránh ngã cho NB

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 44
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

V.Đánh giá
NB được loại bỏ chất độc kịp thời
NB được chăm sóc giảm nhẹ: không đau…
VI.Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc .(Ban hành kèm theo
Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 45
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Chương II
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NGOẠI KHOA
Bài 17. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
VIÊM PHÚC MẠC
I. Đại cương
Viêm phúc mạc là một cấp cứu ngoại khoa, có các triệu chứng: đau khắp
bụng/đau liên tục và tăng dần, nôn nhiều, bí trung đại tiện. Có biểu hiện nhiễm
trùng - nhiễm độc: sốt, có vẻ mặt hốc hác, môi khô lưỡi bẩn.
II. Nhận định
1. Trước mổ
* Hỏi bệnh
+ Toàn thân: tinh thần tỉnh táo hay mệt mỏi? Thể trạng gầy hay béo? Có suy kiệt
không? Da, niêm mạc, có biểu hiện mất nước?
+ Đau bụng: từ khi nào? vị trí nào? tính chất cơn đau?
+ Có nôn không?(số lần, số lượng, tính chất), bí trung tiện? có đại tiện phân
lỏng? Bụng có chướng, nắn có đau và có di động theo nhịp thở.
+ Đầy bụng, chán ăn?
+ Tiểu tiện: đi tiểu có vàng không?
+ Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý NB?
* Khám thực thể
- Có hội chứng nhiễm trùng hay không:
+ Vẻ mặt có hốc hác, môi có khô, lưỡi có bẩn không?
+ Sốt nhẹ hay sốt cao?
- Bụng trướng? Đau cứng bụng?
- Dấu hiệu sinh tồn
* Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng? chụp ổ bụng, siêu âm ổ bụng,
điện tim
2. Sau mổ
* Hỏi bệnh
- Toàn thân: tinh thần tỉnh táo hay mệt mỏi? Thể trạng có tốt?
- Vận động hạn chế, đi lại khó khăn?
- Đã trung đại tiện tiện chưa? Khi nào.
- Có nôn không? đau bụng? Bụng có chướng?
- Dinh dưỡng: đã ăn được gì? đảm bảo dinh dưỡng không?
- Tư tưởng tâm lý người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 46
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

* Khám thực thể


- Dấu hiêu sinh tồn: sốt, mạch có nhanh không?
- Có đau vết mổ, đau ngực, đau bụng cơn?
- Vết mổ: có bị chảy máu/dịch, có sưng nề, tấy đỏ?
- Số lượng màu sắc tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài?
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Trước mổ
1.1. Nguy cơ sốc hoặc sốc do nhiễm trùng nhiễm độc
1.2. Người bệnh có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
2. Sau mổ
2.1 NB nguy cơ suy hô hấp do tư thế người bệnh không đúng sau phẫu thuật.
2.2. Nguy cơ biến loạn dấu hiệu sinh tồng do sốc
2.3. Người bệnh đau vết mổ do tổn thương cơ, thần kinh, mạch máu
2.4. Nguy cơ ngã trung bình/cao sau mổ
2.5. Người bệnh chướng bụng do liệt ruột
2.6. Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ do viêm phúc mạc
2.7. Nguy cơ chảy máu sau mổ và ống dẫn lưu hoạt động không tốt
2.8. Thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém
2.9. Vệ sinh thân thể kém do vận động hạn chế.
2.10. Người bệnh lo lắng và thiếu hiểu biết về bệnh
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Trước mổ
1.1. Nguy cơ sốc hoặc sốc do nhiễm trùng nhiễm độc
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Thực hiện y lệnh: Thở ô xy, bù nước điện giải, thực hiện y lệnh kháng sinh. Nếu
có sốt dùng thuốc hạ sốt bằng đường uống, đường truyền, đường hậu môn
- Đặt sonde niệu đạo bàng quang.
1.2. Chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu
- Người bệnh nhịn ăn, nhịn uống
- Không được thụt tháo phân
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ theo quy định
2. Sau mổ
2.1. Đề phòng suy hô hấp người bệnh bằng chăm sóc tư thế cho phù hợp
- Cho NB nằm tư thế phù hợp (nếu NB mất máu nằm đầu thấp, NB khó thở nằm
đầu cao).
- Khi dấu hiệu sinh tồn ổn định cho nằm tư thế fowler.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 47
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2.2. Nguy cơ biến loạn dấu hiệu sinh tồn do sốc


- Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn
- Thực hiện y lệnh theo chỉ định
2.3. Giảm đau cho người bệnh
- Động viện người bệnh
- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
2.4. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB.
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt khi đi lại
2.5. Giảm chướng bụng và kích thích có nhu động ruột sớm
- Theo dõi tình trạng nhu động ruột, tình trạng bụng, trung tiện của người bệnh
- Cho vận động sớm để nhanh có nhu động ruột khi có đủ điều kiện
- Hút dạ dày cho đến khi trung tiện, đặt sonde hậu môn (nếu bụng chướng căng).
2.6. Đề phòng và phát hiện sớm nhiễm trùng vết mổ
- Theo dõi đánh giá vết mổ: dịch/máu thấm băng, sưng nề, đỏ đau .
- Thay băng vết mổ theo y lệnh. Nếu vết mổ nhiễm trùng tấy đỏ cắt chỉ cách sớm,
vết mổ có mủ tách mép vết mổ tháo hết mủ.
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh.
2.7. Phòng nguy cơ và đảm bảo sự lưu thông hoạt động tốt của ống dẫn lưu
- Theo dõi dịch máu thấm băng vết mổ
- Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch dẫn lưu.
- Ống dẫn lưu không được gập tắc, rút ống dẫn lưu đúng y lệnh.
- Đảm bảo ống dẫn lưu kín tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Vệ sinh chân ống dẫn lưu hàng ngày
2.8. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Nhịn ăn uống và truyền dịch nuôi dưỡng khi chưa trung tiện
- Cho ăn mềm lỏng khi có trung tiện và giám sát chế độ ăn uống.
- Đặt sonde dạ dày bơm cho ăn khi NB già yếu, ăn uống kém.
- Báo Bác sĩ khi người bệnh chướng bụng, ăn uống kém và thực hiện dịch truyền
theo y lệnh.
2.9. Đảm bảo vệ sinh cho người bệnh
- Hỗ trợ vệ sinh cá nhân, thay quần áo, giữ vệ sinh vết mổ.
- Hỗ trợ người bệnh vận động, đi lại nhẹ nhàng.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 48
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2.10 .Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Viêm phúc mạc sau phẫu thuật có thể có biến chứng tắc ruột, dặn người bệnh
không ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước.
- Nếu đau bụng cơn, nôn, bí trung tiện đến viện khám lại.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ.
- Sau mổ: Người bệnh tiến triển tốt, không có nhiễm khuẩn vết mổ.
- Sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bệnh học và chăm sóc ngoại khoa (2005), Nhà xuất bản y học, Hà Nội
2.Bệnh học ngoại khoa (2012),Trường Đại học Y Hà Nội,
3.Tài liệu Điều dưỡng ngoại khoa, (Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định

Bài 18. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


VIÊM RUỘT THỪA

I. Đại cương
Viêm ruột thừa là một bệnh cấp cứu ngoại khoa, với các triệu chứng: đau
bụng vùng hố chậu phải, sốt, bí trung đại tiện. Bệnh được chẩn đoán và mổ sớm thì
tiên lượng rất tốt.
II. Nhận định
1.Trước mổ
* Hỏi bệnh
+ Tinh thần: tỉnh táo hay mệt mỏi?
+ Đau bụng: từ khi nào? ở vị trí nào? tính chất đau, mức độ đau?
+ Nôn: có nôn không? (nhiều hay nôn ít)?
+ Đầy bụng, chán ăn?
+ Bí trung tiện: có/không?
+ Tiểu tiện: đi tiểu có vàng không?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
* Khám thực thể
- Xem có hội chứng nhiễm trùng hay không?
+ Vẻ mặt có hốc hác, môi có khô, lưỡi có bẩn không?
+ Sốt nhẹ hay sốt cao?

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 49
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

+ Bụng mền hay trướng?


* Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng không? chụp ổ bụng, siêu âm ổ
bụng, điện tim.
2. Sau mổ
* Hỏi bệnh
- Toàn thân: tinh thần tỉnh táo hay mệt mỏi? Thể trạng có tốt?
- Vận động hạn chế, đi lại khó khăn?
- Đã trung đại tiện tiện chưa? Khi nào
- Có nôn? đau bụng? bụng có chướng?
- Dinh dưỡng: đã ăn được gì? đảm bảo dinh dưỡng không?
- Tư tưởng tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Dấu hiêu sinh tồn: sốt, mạch có nhanh không?
- Có đau vết mổ, đau bụng?
- Vết mổ: có bị chảy máu/dịch, có sưng nề, tấy đỏ?
- Số lượng màu sắc tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài? (nếu có)
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh mệt mỏi do đau vết mổ
2.Người bệnh chưa được ăn do chưa có nhu động ruột
3. Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ do sốt
4. Nguy cơ chảy máu sau mổ do có dẫn lưu vết mổ
5. Nguy cơ ngã trung bình/cao sau mổ
6. Vệ sinh cá nhân cần hỗ trợ do vận động hạn chế
7. Người bệnh lo lắng về bệnh
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Trước mổ
- Người bệnh đau do theo dõi viêm ruột thừa
+ Động viên người bệnh
+ Theo dõi mức độ đau xem có đau tăng lên hay không, vị trí đau
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, lưu ý đánh giá tình trạng sốt của NB
+ Theo dõi sự tiến triển cơn đau của bệnh.
+ Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng?
2. Sau mổ
1. Giảm mệt mỏi và giảm đau cho người bệnh
- Động viện người bệnh.
- Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 50
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Cho người bệnh nằm tư thế an toàn.


2. Người bệnh chưa được ăn do chưa trung tiện
- Theo dõi tình trạng nhu động ruột, tình trạng bụng, trung tiện của người bệnh
- Khi chưa có nhu động ruột, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
- Cho người bệnh ăn nhẹ khi đã có nhu động ruột và trung tiện
3. Giảm nguy cơ chảy máu và chăm sóc dẫn lưu
-Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
-Theo dõi dịch máu thấm băng vết mổ
- Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch dẫn lưu.
- Ống dẫn lưu không được gập tắc, rút ống dẫn lưu đúng y lệnh.
- Đảm bảo ống dẫn lưu kín tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Vệ sinh chân ống dẫn lưu hàng ngày
4. Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ do sốt
- Theo dõi nhiệt độ và giảm sốt
- Theo dõi vết mổ: sưng nề, đỏ, tấy, chảy máu
- Chăm sóc vết mổ:
+ Vết mổ không khâu da: thay băng hàng ngày.
+ Vết mổ nhiễm trùng: Cắt chỉ sớm để dịch mổ thoát ra dễ dàng.
5. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB.
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt khi đi lại
6. Hỗ trợ vệ sinh và giúp người bệnh vận động sớm
- Hỗ trợ vệ sinh cá nhân cho người bệnh
- Cho người bệnh vận động sớm: ngày đầu cho người bệnh nằm thay đổi tư thế,
ngày thứ 2 cho ngồi dậy và dìu đi lại, vận động nhẹ nhàng.
7. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Động viên người bệnh yên tâm sau mổ và đề phòng các biến chứng - cách phòng,
chống biến chứng tắc ruột sau mổ:
+ Ăn lỏng dễ tiêu, tránh gây rối loạn tiêu hóa
+ Nếu đau bụng cơn, sốt, bụng chướng, nôn đến viện khám lại.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ.
- Người bệnh sau mổ tiến triển tốt, không có nhiễm khuẩn vết mổ.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 51
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục.


VI. Tài liệu tham khảo
1. Bệnh học và chăm sóc ngoại khoa (2005), Nhà xuất bản y học, Hà Nội
2.Bệnh học ngoại khoa (2012),Trường Đại học Y Hà Nội,

Bài 19. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

I. Đại cương
Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn
thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Đây là nguyên nhân gây tử
vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh.
II. Nhận định
1. Quá trình bệnh lý
- Thời gian bị chấn thương sọ não
- Nguyên nhân gây do tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt, bị đánh…
- Đã được sơ cứu, cấp cứu, dùng thuốc, làm xét nghiệm gì.
2. Hiện tại
* Cơ năng
+ Người bệnh tỉnh hay mê, tiếp xúc được? Glassgow bao nhiêu điểm.
+ Thể trạng chung, BMI (Cân nặng, chiều cao)
+ Đau đầu, vị trí, mức độ, tính chất, hướng lan
+ Hoa mắt chóng mặt, buồn nôn - nôn
+ Mất trí nhớ ngắn hạn, lú lẫn, không tập trung. Không điều khiển được cơ thể, bất
tỉnh tạm thời.
+ Da niêm mạc, tình trạng phù, xuất huyết dưới da
+ Tuyến giáp to hay không, hạch ngoại vi sờ thấy hay không
+ Các tổn thương kèm theo (mô tả rõ đặc điểm các vết thương hiện tại)
+ Dấu hiệu sinh tồn, SPO2
* Thực thể:
- Tại chỗ: Có rách da đầu, chảy máu da đầu, vỡ xương sọ, có dịch não tủy, chất não
chảy ra, có chảy máu tai, mũi, tụ máu quanh hốc mắt không?
- Thần kinh: Có dấu hiệu thần kinh khu trú hay không (liệt mặt, liệt nửa người,..)?
dấu hiệu não màng não?
- Thị giác: đồng tử 2 bên đều, phản xạ ánh sáng tốt không?
- Hô hấp: tần số thở? khó thở không? cơ hô hấp có co kéo không?
- Tuần hoàn: đếm mạch, đo huyết áp, tiếng tim?
- Tiêu hóa: ăn có tiêu không? bụng mềm hay chướng, có nôn/buồn nôn, u cục/gan
lách có to? đại tiện (số lượng , màu sắc, tính chất),
- Thận - tiết niệu - sinh dục: đi tiểu tiện (số lượng, màu sắc, tính chất).

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 52
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Cơ xương khớp: có tổn thương? có thẳng trục, các khớp có sưng, nóng, đỏ, đau?
có teo, nhẽo?
- Các cơ quan khác: có bất thường hay không ?
- Các vấn đề khác
+ Dinh dưỡng: Số lần, số lượng/ăn qua sonde,…
+ Tinh thần có lo lắng về bệnh không?
+ Vệ sinh cá nhân được hay phụ thuộc
+ Vận động có đi lại được? tự làm được các hoạt động hàng ngày không?
+ Chế độ ngủ: chất lượng giấc ngủ...
+ Hiểu biết về bệnh và cách theo dõi, chăm sóc
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
3.Tham khảo các kết quả xét nghiệm
- SH, HH, NT, Xquang tim phổi, CT sọ não
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. NB đau đầu chóng mặt buồn nôn do tăng áp lực nội sọ
2. NB vận động hạn chế do đau
3. NB vệ sinh cần hỗ trợ
4. NB ăn uống kém do đau
5. NB lo lắng về tình trạng bệnh do thiếu hiểu biết về bệnh
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Giảm đau đầu chóng mặt buồn nôn
- Động viên an ủi người bệnh, nằm nghỉ ngơi tại giường, đầu cao 30 độ. Tránh thay
đổi tư thế đột ngột, đảm bảo phòng bệnh thoáng, yên tĩnh.
- Thực hiện thuốc theo y lệnh
- Theo dõi đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, điểm glasgow, dấu hiệu sinh tồn.
2. Chăm sóc vận động cho người bệnh
- Kê cao chân/tay bằng gối kê
- Thay đổi tư thế 2h/lần
- Xoa bóp vùng tỳ dè, vỗ rung phổi, đề phòng loét ép/viêm phổi.
3. Đảm bảo vệ sinh cho người bệnh
- Hỗ trợ NB vệ sinh thân thể, răng miệng, bộ phận sinh dục 2 lần/ngày
- Cắt móng tay, móng chân khi dài quá 1mm
- Thay ga, quần áo ngày/lần hoặc khi bẩn
4. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Giải thích tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với diễn biến bệnh.
- Đảm bảo ăn đủ calo, tăng đạm cho người bệnh.
- Cho người bệnh ăn bằng sonde và truyền dịch nuôi dưỡng theo chỉ định.
- Giám sát người bệnh có ăn hết khẩu phần không?
- Theo dõi cân nặng.
5. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Cung cấp kỹ năng chăm sóc, theo dõi về bệnh và tiến triển của bệnh
- Động viên, an ủi, yên tâm tin tưởng, lạc quan
- Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ để đáp ứng

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 53
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Theo dõi những diễn biến về tinh thần, tình cảm để kịp thời chăm sóc.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh đỡ đau đầu, chóng mặt
- Người bệnh không bị loét ép, viêm phổi
- Người bệnh yên tâm, đỡ lo lắng, không bi quan, chán nản
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bệnh học và chăm sóc ngoại khoa (2005), Nhà xuất bản y học, Hà Nội
2. Bệnh học ngoại khoa (2012),Trường Đại học Y Hà Nội,
3. Tài liệu Điều dưỡng ngoại khoa, (Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 54
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 20. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


SAU MỔ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

I. Đại cương
Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn
thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Đây là nguyên nhân gây tử
vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh.
II. Nhận định
1. Quá trình bệnh lý
- Thời gian bị chấn thương sọ não
- Nguyên nhân gây do tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt, bị đánh
- Đã được sơ cứu/cấp cứu, dùng thuốc và làm xét nghiệm gì.
- Tiền sử: bản thân và gia đình.
2. Hiện tại
* Cơ năng
+ Người bệnh tỉnh hay mê, tiếp xúc được? Glassgow bao nhiêu điểm.
+ Thể trạng chung, BMI (cân nặng, chiều cao)
+ Đau đầu, vị trí, mức độ, tính chất, hướng lan
+ Hoa mắt chóng mặt, buồn nôn/nôn
+ Mất trí nhớ ngắn hạn, lú lẫn, không tập trung. Không điều khiển được cơ thể, bất
tỉnh tạm thời.
+ Da niêm mạc, tình trạng phù, xuất huyết dưới da
+ Tuyến giáp to không, hạch ngoại vi sờ thấy hay không
+ Các tổn thương kèm theo (Mô tả rõ đặc điểm các vết thương hiện tại)
+ Dấu hiệu sinh tồn, SPO2
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
* Thực thể
- Tại chỗ: có rách da đầu, chảy máu da đầu, vỡ xương sọ. Có chảy máu tai, mũi, tụ
máu quanh hốc mắt không, có dịch não tủy, chất não chảy ra?
- Thần kinh: có dấu hiệu thần kinh khu trú? (liệt mặt, liệt nửa người,..)? dấu hiệu
não màng não?
- Thị giác: đồng tử 2 bên đều, phản xạ ánh sáng tốt không?
- Hô hấp: tần số thở? mức độ khó thở? có co kéo?
- Tuần hoàn: đếm mạch, tiếng tim?
- Tiêu hóa: ăn có tiêu? bụng mềm hay chướng, có nôn buồn nôn, u cục/gan lách?,
đại tiện (số lượng, màu sắc, tính chất).
- Thận - tiết niệu - sinh dục: đi tiểu tiện (số lượng, màu sắc, tính chất).
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 55
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Cơ xương khớp: có tổn thương? có thẳng trục, các khớp có sưng, nóng, đỏ, đau?
Cơ có teo, nhẽo hay không?
- Các cơ quan khác: có bất thường hay không ?
- Các vấn đề khác
+ Dinh dưỡng: Số lần, số lượng, ăn qua sonde,…
+ Tinh thần: Có lo lắng về bệnh hay không?
+ Vệ sinh: Có tự vệ sinh cá nhân được hay phụ thuộc
+ Vận động: Có đi lại được? tự làm được các hoạt động sinh hoạt không?
+ Chế độ ngủ: Thời gian ngủ/ngày, chất lượng giấc ngủ...
+ Hiểu biết về bệnh và cách theo dõi, chăm sóc
3.Tham khảo các kết quả xét nghiệm: SH, HH, NT, Xquang tim phổi, CT sọ não
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. NB đau đầu , đau vết mổ
2. Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
3. Nguy cơ loét vùng tỳ đè, viêm phổi do nằm lâu
4. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống kém
5. NB lo lắng về tình trạng bệnh do thiếu hụt kiến thức về bệnh
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Giảm đau đầu chóng mặt buồn nôn
- Động viên an ủi, cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường, đầu cao 30 độ. Tránh thay
đổi tư thế đột ngột, đảm bảo phòng bệnh thoáng, yên tĩnh.
- Thực hiện thuốc theo y lệnh
- Theo dõi đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, điểm glasgow, dấu hiệu sinh tồn.
2. Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
- Thay băng vết mổ, vệ sinh chân ống dẫn lưu
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh
- Đảm bảo vệ sinh cho NB
+ Vệ sinh mắt, vệ sinh mũi, tai
+ Hỗ trợ NB vệ sinh thân thể, sau mỗi lần đại tiểu tiện
+ Cắt móng tay, móng chân khi dài quá 1mm
+ Thay ga, quần áo ngày/lần hoặc khi bẩn
+ CS NB có tiểu qua sonde chăm sóc sonde tiểu.
3. Giảm nguy cơ loét ép, viêm phổi cho người bệnh
- Vận động tại giường cho NB
+ Thay đổi tư thế 2h/ lần cho NB, xoa bóp vùng tỳ đè.
+ Vỗ rung, hướng dẫn thở sâu, ho có hiệu quả đề phòng viêm phổi, xẹp phổi
+ Hướng dẫn người nhà phối hợp tập luyện cho NB

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 56
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

4. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh


- Giải thích cho NB hiểu biết tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh.
- Cho NB ăn đủ calo, tăng đạm.
- Nếu người bệnh không ăn được phải ăn bằng sonde và truyền dịch nuôi dưỡng.
- Theo dõi xem người bệnh có ăn hết khẩu phần không? Theo dõi cân nặng.
5. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Cung cấp kỹ năng chăm sóc, theo dõi về bệnh và tiến triển của bệnh
- Thường xuyên gần gũi động viên, an ủi, giúp người bệnh yên tâm tin tưởng.
- Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ để đáp ứng.
- Theo dõi những diễn biến về tinh thần, tình cảm để kịp thời chăm sóc.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh đỡ đau đầu, chóng mặt
- Người bệnh không bị loét ép, viêm phổi
- Người bệnh được vệ sinh sạch sẽ
- Người bệnh không bị hiếu hụt dinh dưỡng
- Người bệnh yên tâm, đỡ lo lắng, không bi quan, chán nản
VI. Tài liệu tham khảo
1. Trường đại học Điều dưỡng Nam Định, bệnh học ngoại khoa.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 57
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 21. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


GÃY CỘT SỐNG

I. Đại cương
Gãy cột sống là một thương tích nặng và hậu quả là người bệnh có thể phải
chịu liệt tủy suốt đời. Gãy cột sống là một thương tích hay gặp, gãy cột sống có liệt
tủy chỉ chiếm khoảng 10% và 90% là gãy cột sống không liệt tủy.
II. Nhận định
1. Quá trình bệnh lý
- Thời gian bị chấn thương cột sống
- Nguyên nhân do tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt, bị đánh
- Đã được sơ cứu/cấp cứu, dùng thuốc, làm xét nghiệm gì (kết quả CT sọ, Xquang,
sinh hóa, huyết học,… )
- Tiền sử: bản thân, gia đình
2. Hiện tại
* Cơ năng: đau vùng cột sống nào, đau nhiều hay ít. Tê bì, giảm hay mất cảm giác
chân tay? Vận động chân tay ?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
* Thực thể:
- Toàn trạng: Thể trạng chung, BMI (Cân nặng, chiều cao). Da niêm mạc, tình
trạng phù, xuất huyết dưới da. Tuyến giáp to?, hạch ngoại vi sờ thấy hay không.
- Các tổn thương kèm theo (mô tả rõ đặc điểm các vết thương)
- Dấu hiệu sinh tồn, SPO2
- Cơ xương khớp: có vết thương, sưng nề, bầm tím? vết thương rộng hay nhỏ, sạch
hay bẩn, đã được bất động áo cột sống? Vị trí gãy vùng cổ, ngực hay thắt lưng?
Gãy vững hay phức tạp, có liệt vận động? Có rối loạn cơ tròn?
- Thần kinh: có dấu hiệu liệt tủy không? (trương lực cơ, cảm giác chân tay,…)
- Hô hấp: có co kéo hô hấp?tần số thở? khó thở?
- Tuần hoàn: đếm mạch, đo huyết áp, tiếng tim?
- Tiêu hóa: ăn có tiêu? bụng mềm/chướng, có nôn/buồn nôn, u cục/gan lách có to?
đại tiện (số lượng , màu sắc, tính chất).
- Thận- tiết niệu-sinh dục: tiểu tiện (số lượng, màu sắc, tính chất)
- Các cơ quan khác: có bất thường hay không ?
- Các vấn đề khác
+ Dinh dưỡng: Số lần, số lượng, ăn qua sonde?
+ Tinh thần: có lo lắng về bệnh?

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 58
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

+ Vệ sinh cá nhân được hay phụ thuộc


+ Vận động tự thay đổi tư thế được không hay cần trợ giúp
+ Chế độ ngủ: Thời gian ngủ/ngày, chất lượng giấc ngủ...
+ Hiểu biết về bệnh và cách theo dõi, chăm sóc
3.Tham khảo các kết quả xét nghiệm. (SH, HH, NT, Xquang tim phổi, CT sọ não)
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh đau vùng cột sống
2. Nguy cơ liệt tủy do bất động không tốt
3. Nguy cơ loét vùng tỳ đè, viêm phổi, viêm đường tiết niệu do nằm lâu
4. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống kém
5. NB lo lắng về tình trạng bệnh do thiếu hiểu biết về bệnh
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Giảm đau cho NB
- Động viên an ủi NB.
- Nằm đệm cứng, tránh thay đổi tư thế đột ngột, phòng bệnh thoáng, yên tĩnh.
- Thực hiện thuốc theo y lệnh
- Theo dõi tình trạng đau, dấu hiệu sinh tồn
2. Chăm sóc đề phòng liệt tủy, bất động đúng nguyên tắc
- NB nằm nghỉ tại giường, không ngồi dậy, đi lại
- Mặc áo hỗ trợ cột sống.
- Bất động tốt khi vận chuyển và đúng nguyên tắc, chỉ vận chuyển khi đã giảm đau
cho NB.
3. Giảm nguy cơ loét ép, viêm phổi, viêm dường tiết niệu cho người bệnh
- Thay đổi tư thế 2h/lần, xoa bột tan vào vùng tỳ đè, nằm đệm nước.
- Vỗ rung, hướng dẫn NB thở sâu, ho có hiệu quả đề phòng viêm phổi, xẹp phổi
- Hướng dẫn uống nhiều nước 2l/ngày.
- Vệ sinh cá nhân hằng ngày và sau đại tiểu tiện.
- Chăm sóc sonde tiểu (nếu có).
4. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Giải thích tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với diễn biến bệnh.
- Cho người bệnh ăn đủ calo, tăng đạm cho người bệnh.
- Cho người bệnh ăn bằng sonde và truyền dịch nuôi dưỡng khi có chỉ định
- Giám sát người bệnh có ăn hết khẩu phần không? Theo dõi cân nặng.
5. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Cung cấp kỹ năng chăm sóc, theo dõi về bệnh và tiến triển của bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 59
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Thường xuyên gần gũi động viên, an ủi, giúp người bệnh yên tâm tin tưởng.
- Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ để đáp ứng.
- Theo dõi những diễn biến về tinh thần, tình cảm để kịp thời chăm sóc.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh đỡ đau
- Người bệnh không bị biến chứng liệt tủy
- Người bệnh không bị loét ép, viêm phổi, viêm đường tiết niệu
- Người bệnh được vệ sinh sạch sẽ
- Người bệnh không bị hiếu hụt dinh dưỡng
- Người bệnh yên tâm, đỡ lo lắng, không bi quan, chán nản
VI. Tài liệu tham khảo
1. Trường đại học Điều dưỡng Nam Định, Bệnh học ngoại khoa.

Bài 22. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


GÃY XƯƠNG ĐÒN

I. Đại cương
Xương đòn cong hình chữ S, xương đòn là xương duy nhất đảm bảo độ rộng
của vai, vị trí gãy thường gặp chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 ngoài.
II. Nhận định
1. Trước mổ
* Hỏi bệnh
- Tinh thần tỉnh táo/mệt mỏi? Thể trạng gầy hay béo? BMI
- Nguyên nhân tai nạn do chấn thương hay bệnh lý
- Xử trí ban đầu/tuyến dưới?
- Nhận định tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý NB?
* Triệu trứng cơ năng
- Gãy kín hay gãy hở, mức độ đau? tình trạng vận động ?
- Dấu hiệu sinh tồn
* Triệu chứng thực thể
- Sưng nề, bầm tím vùng xương đòn gãy? có sờ thấy/nhìn thấy xương gãy gồ?
- Gãy kín hay gãy hở? gãy hở có máu/dịch/váng mỡ chảy ra vết thương? mức độ
chảy máu? có lộ xương?

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 60
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Có tổn thương đám rối thần kinh cánh tay? tê bì cánh cẳng bàn tay, mất/giảm vận
động cảm giác bàn tay?
- Các tổn thương phối hợp (cũ/mới)?
- Cố định xương đòn:
+ Băng số 8: có đủ chặt? có bị chèn ép vùng nách? Vận động/cảm giác cánh cẳng
bàn tay cùng vai tổn thương?
+ Treo tay: có đúng tư thế cơ năng và đạt yêu cầu?
* Cận lâm sàng
- HH, SH, Điện tim, X- Quang tim phổi
2. Sau mổ
* Hỏi bệnh
- Tinh thần tỉnh táo/mệt mỏi? Thể trạng có tốt?
- Có buồn nôn/nôn? Các dấu hiệu bất thường...
- Tâm lý người bệnh/NNNB (chú ý NB già/yếu khó tiếp xúc)
- Dinh dưỡng: ăn/uống thế nào? dinh dưỡng đảm bảo không?
* Triệu trứng cơ năng
- Đau, mức độ đau? Điểm vas
- Vận động chi và tuần hoàn sau mổ, thay đổi tư thế được chưa?
* Khám thực thể
- Dấu hiệu sinh tồn?
- Tình trạng vết mổ: chảy máu/dịch, chiều dài? có sưng nề, tấy đỏ?
- Dẫn lưu vùng mổ: số lượng/tính chất/màu sắc? có bị gập/tắc không?
- Vận động sau mổ? PHCN sau mổ?
- Tiểu tiện/đại tiện ?
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Trước mổ
1.1. NB đau tại vị trí tổn thương
1.2.Nguy cơ gãy xương di lệch thêm do băng số 8 cố định không tốt
1.3.Nguy cơ teo cơ, cứng khớp vai do chưa biết cách vận động
1.4.Người bệnh có chỉ định phẫu thuật cấp cứu
2. Sau mổ
2.1. Người bệnh đau vết mổ do tổn thương cơ, thần kinh, mạch máu
2.2. Nguy cơ chảy máu sau mổ
2.3. NB ngủ kém do đau/thay đổi môi trường.
2.4. Nguy cơ teo cơ cứng khớp do hạn chế vận động
2.5. Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ do gãy xương hở

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 61
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2.6. Nguy cơ gãy dụng cụ kết hợp xương vận động quá mức
2.7.Nguy cơ ngã trung bình/cao sau phẫu thuật
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1.Trước mổ
1.1. Giảm đau cho NB
- Động viên NB
- Tư thế: nằm kê gối mỏng dưới vai, khi đi lại treo tay cơ năng
- Băng cố định số 8 đúng vị trí, không có dấu hiệu tỳ đè/loét ép vùng nách
-Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh và theo dõi tình trạng đau.
1.2. Phòng ngừa gãy trật xương
- Cố định vai bằng băng số 8 đúng: đủ chặt
- Thường xuyên kiểm tra băng cố định và hướng dẫn NB không tự ý tháo băng
1.3. Phòng ngừa nguy cơ teo cơ cứng khớp
- Hướng dẫn NB tập vận động sớm, đúng cách
- TD tình trạng vận động của NB.
1.4. Chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu
- Người bệnh/NNNB có tâm lý tốt trước mổ.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ theo hướng dẫn
2. Sau mổ
2.1. Giảm đau cho NB
- Động viên/giải thích cho NB/NNNB
- Thực hiện thuốc giảm đau
- Kê chi tư thế phù hợp
- Theo dõi toàn trạng, da, niêm mạc, dấu hiệu sinh tồn
2.2. Nguy cơ chảy máu sau mổ.
- Theo dõi tình trạng vết mổ: chảy máu/dịch thấm băng
- Theo dõi dẫn lưu: số lượng, màu sắc
- Hướng dẫn NB/NNNB cách tự theo dõi dấu hiệu chảy máu vết mổ
2.3. Đảm bảo giấc ngủ cho NB.
- Động viên NB/NNNB, hướng dẫn NB đảm bảo giấc ngủ sinh lý
- Hướng dẫn NB không dùng chất kích thích: chè đặc, cà phê, ăn/uống sản phẩm
có tác dụng an thần: trà tâm sen…
- Báo BS bổ sung thuốc an thần
2.4. Tập vận động phục hồi chức năng
- Khuyến khích NB tự tập vận động, tập vận động sớm, đúng cách.
- Khi đi lại có túi treo tay, nằm nghiêng bên lành/kê cao vai, tay bên tổn thương.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 62
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2.5. Đảm bảo vết mổ không nhiễm trùng


- Thay băng vết mổ theo y lệnh.
- Theo dõi phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng: sưng nề, nóng, đỏ đau, sốt.
- Vết mổ nhiễm trùng: cắt chỉ cách quãng/có mủ tách mép vết mổ tháo mủ.
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh.
2.6. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Giải thích cho NN/NB hiểu biết tầm quan trọng của dinh dưỡng.
- Hướng dẫn người bệnh ăn tăng đạm, giàu canci và chất xơ, vitamin. Tư vấn cho
NB ăn chế độ bệnh lý khi có chỉ định.
- Giám sát người bệnh có ăn hết khẩu phần ăn.
2.7. Đảm bảo vệ sinh và hỗ trợ vận động cho NB
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thay quần áo, giữ vệ sinh vết mổ.
- Hỗ trợ NB vận động đi lại.
2.8. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB.
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết.
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường.
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã.
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt khi đi lại
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ.
- Sau mổ: tiến triển tốt, không nhiễm khuẩn vết mổ.
- Sức khỏe người bệnh hồi phục, không có biến chứng
- Chức năng vận động khớp vai bình thường, không teo cơ/cứng khớp
- Người bệnh biết cách tự theo dõi chăm sóc, phát hiện biến chứng. Hướng dẫn các
dấu hiệu bất thường thì đến viện ngay.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (1997), “Gãy xương đòn,
xương bả vai”, Bài giảng bệnh học chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng,
tr. 66-88.
2. Nhà xuất bản y học (2004), “Gãy xương đòn”, Chấn thương chỉnh hình, tr.
206-211.
3. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện (2004), Chuyên nghành nắn chỉnh
hình-bó bột, “Điều trị bảo tồn gãy xương đòn”, tr.81.
4. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện (2004), Chuyên khoa chấn thương
chỉnh hình, “Phẫu thuật kết hợp xương đòn”, tr.37-39.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 63
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 23. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


GÃY XƯƠNG ĐÙI

I. Đại cương
Gãy thân xương đùi là gãy từ bờ dưới mấu chuyển lớn đến bờ trên lồi cầu
ngoài 5cm hay từ mấu chuyển nhỏ đến bờ trê lồi cầu trong.
II. Nhận định
1. Trước mổ
* Hỏi bệnh
- Tinh thần tỉnh táo/mệt mỏi? Thể trạng gầy hay béo?
- Nguyên nhân tai nạn: chấn thương hay bệnh lý
- Nhận định tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý NB?
* Triệu trứng cơ năng
- Đau, mất vận động! Mức độ? Dấu hiệu sinh tồn
- Gãy kín/gãy hở, gãy hở có máu lẫn dịch váng mỡ chảy ra vết thương/lộ xương ?
* Triệu chứng thực thể
- Có biểu hiện sốc do đau hoặc mất máu ?
- Sưng, nề, bầm tím?
- Có tổn thương mạch máu/thần kinh, các chấn thương phối hợp ?
- NB đã được sơ cứu và điều trị tuyến dưới như thế nào?
- Tiểu tiện: đi tiểu có tự chủ được không? màu sắc nước tiểu?
* Cận lâm sàng
- HH, SH, Điện tim, X -Quang tim phổi khi mổ có kế hoạch
2. Sau mổ
* Hỏi bệnh
- Tinh thần tỉnh táo/mệt mỏi? Thể trạng có tốt?
- Có buồn nôn hoặc nôn? Các dấu hiệu bất thường...
- Tâm lý người bệnh/NNNB (chú ý NB già/yếu khó tiếp xúc)
- Dinh dưỡng: ăn uống thế nào? dinh dưỡng đảm bảo?
* Triệu trứng cơ năng
- Đau, mức độ đau?
- Vận động chi và tuần hoàn sau mổ, thay đổi tư thế được chưa?
* Khám thực thể
- Dấu hiêu sinh tồn
- Tình trạng vết mổ: có bị chảy máu/dịch, có sưng nề, tấy đỏ?
- Dẫn lưu vùng mổ có bị gập/tắc không? số lượng dẫn lưu?

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 64
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Vận động sau mổ? PHCN sau mổ?


- Tiểu tiện/đại tiện sau mổ
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Trước mổ
1.1. Nguy cơ sốc do đau hoặc mất máu
1.2. Nguy cơ chèn ép khoang do tổn thương mạch
1.3. Người bệnh có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
2. Sau mổ
2.1. Nguy cơ biến loạn dấu hiệu sinh tồn do đau/mất máu/sốc
2.2. Nguy cơ chảy máu sau mổ và ống dẫn lưu hoạt động không tốt
2.3. Người bệnh đau vết mổ do tổn thương cơ, thần kinh, mạch máu
2.4. NB ngủ kém do đau/thay đổi môi trường.
2.5. Nguy cơ teo cơ cứng khớp do hạn chế vận động
2.6. Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ do gãy xương hở
2.7. Nguy cơ hiếu hụt dinh dưỡng do giảm khối lượng tuần hoàn/ăn uống kém
2.8. Vệ sinh thân thể kém do vận động hạn chế.
2.9.Nguy cơ ngã trung bình/cao sau phẫu thuật
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Trước mổ
1.1. Nguy cơ sốc do đau hoặc mất máu
- Hồi sức tích cực phòng hoặc chống sốc
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, Spo2, thở ô xy
- Theo dõi toàn trạng, da, niêm mạc
- Thực hiện y lệnh: Giảm đau, truyền dịch, truyền máu, bù nước điện giải…
1.2. Nguy cơ chèn ép khoang do tổn thương mạch
- Theo dõi tuần hoàn chi: Vận động, cảm giác (tê/bì), màu sắc (khác so với bên
lành, tím nhiều hay ít) nhiệt độ chân gãy (ấm/lạnh)
- Theo dõi mạch chi gãy: Mạch mu chân và chày sau, vận động và cảm giác các
ngón chân.
- Kê cao chi gãy trên gối hoặc khung Brauw
1.3. Chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu
- Động viên người bệnh/NNNB yên tâm trước mổ.
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ theo hướng dẫn
2. Sau mổ
2.1. Giảm đau cho NB
- Động viên và giải thích cho NB/NNNB

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 65
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Thực hiện thuốc giảm đau


- Kê chi tư thế phù hợp
- Theo dõi toàn trạng, da, niêm mạc, dấu hiệu sinh tồn
2.2. Nguy cơ chảy máu sau mổ.
- Theo dõi tình trạng vết mổ: chảy máu/dịch thấm băng
- Theo dõi dẫn lưu: số lượng, màu sắc
- Hướng dẫn NB/NNNB cách tự theo dõi dấu hiệu chảy máu vết mổ
2.3. Đảm bảo giấc ngủ cho NB.
- Động viên NB/NNNB, hướng dẫn NB đảm bảo giấc ngủ sinh lý
- Hướng dẫn NB không dùng chất kích thích: chè đặc, cà phê, ăn/uống sản phẩm
có tác dụng an thần: trà tâm sen…
- Báo BS bổ sung thuốc an thần
2.4. Tập vận động phục hồi chức năng
- Khuyến khích NB tự tập vận động, tập vận động sớm, đúng cách.
- Khi đi lại có túi treo tay, nằm nghiêng bên lành/kê cao vai, tay bên tổn thương.
2.5. Đảm bảo vết mổ không nhiễm trùng
- Thay băng vết mổ theo y lệnh.
- Theo dõi phát hiện sớm dấu hiệu nhiếm trùng: sưng nề, nóng, đỏ đau, sốt.
- Vết mổ nhiễm trùng: cắt chỉ cách quãng/có mủ tách mép vết mổ tháo mủ.
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh.
2.6. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Giải thích cho NN/NB hiểu biết tầm quan trọng của dinh dưỡng.
- Hướng dẫn NB ăn tăng đạm, giàu canci và chất xơ, vitamin.
- Giám sát người bệnh ăn có hết khẩu phần..
2.7. Đảm bảo vệ sinh và hỗ trợ vận động cho NB
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thay quần áo, giữ vệ sinh vết mổ.
- Hỗ trợ NB vận động đi lại.
2.8. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB.
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết.
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường.
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã.
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt khi đi lại
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ.
- Sau mổ: tiến triển tốt, không có nhiễm khuẩn vết mổ.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 66
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục, không có biến chứng
- Chức năng vận động khớp vai bình thường, không teo cơ/cứng khớp
- Người bệnh biết cách tự theo dõi chăm sóc, phát hiện biến chứng. Hướng dẫn NB
các dấu hiệu bất thường thì đến viện ngay.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Nhà xuất bản y (2004), “Gãy thân xương đùi”. Chấn thương chỉnh hình, tr.
399-408.
2. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện (2014), Chuyên khoa phẫu thuật
chấn thương chỉnh hình “Phẫu thuật đóng đinh xương đùi dưới C-ARM”, tr.19-20.
3. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện (2014), Chuyên khoa phẫu thuật
chấn thương chỉnh hình “Cố định ngoài điều trị gãy hở xương đùi”, tr.25-26.
4. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện (2014), Chuyên khoa phẫu thuật
chấn thương chỉnh hình (2014), “Kết hợp xương đùi bằng nẹp vít”, tr.116-117.
5. Nhà xuất bản y học, Hà Nội( 2006), Điều dưỡng ngoại khoa “ gãy thân xương
đùi”, tr 196-198

Bài 24. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỎNG

I.Đại cương
Bỏng là tổn thương của da, tổ chức dưới da, phần mềm do tác động của
nhiệt (kể cả nhiệt độ quá thấp), hóa chất, phóng xạ
II. Nhận định
* Hỏi bệnh
- Nguyên nhân gây bỏng: hóa chất nặng hơn nhiết
- Diện tích/độ sâu bỏng: (rộng nặng hơn hẹp/bỏng sâu nặng hơn bỏng nông)
- Tác nhân, thời gian tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, hoàn cảnh, vị trí bỏng.
- Cơ địa: cùng diện tích, độ sâu, nguyên nhân nhưng ở trẻ em nặng hơn người lớn
- Xử trí tại chỗ/tuyến trước
* Triệu chứng cơ năng
- NB có dấu hiệu sốc bỏng không (diện tích bỏng càng lớn, diện bỏng sâu càng
nhiều, tỷ lệ gặp sốc bỏng càng cao)
+ Ý thức (tỉnh, lơ mơ, vật vã, kích thích, hôn mê), da niêm mạc (tím tái, nhợt, phù
nề); nhiệt độ; có vã mồ hôi không?
- Mức độ đau rát vùng bỏng? cảm giác đau còn hay mất (nếu bỏng sâu do điện),
có phỏng nước? mức độ thấm dịch qua băng.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 67
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Tần số thở, có khó thở? (nếu bỏng hô hấp).


-Vận động: có đi lại được không, tại vị trí bỏng vận động thế nào?
- Phương tiện vận chuyển.
- Hỏi tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý NB?
* Triệu chứng thực thể
- Mô tả diện tích, độ sâu? Tình trạng bỏng
+ Mức độ hoại tử ướt (màu trắng bệch như thịt luộc, màu trắng xám, xanh
xám khi đã có nhiễm khuẩn, phù nền gồ cao hơn vùng da lành, mềm ướt khi sờ).
+ Mức độ hoại tử khô (màu đen hoặc vàng xám, lõm hơn da lành, khô ráp
khi sờ, có các dấu hiệu tắc mạch phía dưới)
- Đo dấu hiệu sinh tồn. Chú ý tình trạng khó thở, tần số nhịp thở, thử giọng nói
(nếu bỏng hô hấp)
- Tiêu hóa: ăn/uống thế nào, lưu ý bỏng hô hấp
- Đại/tiểu tiện: lượng nước tiểu, màu sắc, tính chất?
* Cận lâm sàng
- HH, SH, X- quang phổi nếu bỏng hô hấp...
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Nguy cơ sốc do đau/diện bỏng sâu/rộng
2. Người bệnh đau rát do tổn thương tế bào da
3. Diện bỏng thấm dịch nguy cơ nhiễm trùng diện bỏng
4. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do mất nước/điện giải/ăn uống kém
5. Nguy cơ suy thận do mất nước/diện giải/ăn uống kém
6. Nguy cơ teo cơ/dính khớp do hạn chế vận động
7. Nguy cơ ngã trung bình/cao sau tổn thương bỏng
8. NB ngủ kém do đau/thay đổi môi trường.
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Phòng và chống sốc do đau/diện bỏng sâu /rộng
- Hồi sức tích cực phòng hoặc chống sốc
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, Spo2, thở ô xy
+ Thực hiện y lệnh: giảm đau, truyền dịch/máu, bù nước điện giải, kháng sinh
2. Giảm đau và đề phòng mất nước rối loạn điện giải cho người bệnh
- Động viên và giải thích cho NB/NNNB
- Thực hiện thuốc giảm đau
- Kê chi tư thế phù hợp
- Theo dõi toàn trạng, da, niêm mạc, dấu hiệu sinh tồn
- Cân bằng dịch, ăn uống, đại tiểu tiện

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 68
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

3. Đảm bảo giấc ngủ cho NB


- Động viên NB/NNNB
- Hướng dẫn NB ưu tiên cho giấc ngủ sinh lý
- Hướng dẫn NB ăn/uống sản phẩm có tác dụng an thần: trà tâm sen.., không dùng
chất kích thích: chè đặc, cà phê...
- Báo BS: bổ sung thuốc an thần
4. Tập phục hồi chức năng và hỗ trợ vận động
- Khuyến khích NB tự tập vận động
- Hướng dẫn NNNB hỗ trợ tập vận động
5. Đảm bảo không nhiễm trùng và chăm sóc diện bỏng
- Thay băng diện bỏng theo y lệnh.
- Theo dõi tình trạng diện bỏng
- Nếu diện bỏng nhiễm trùng: Báo BS, cắt lọc tổ chức da hoại tử.
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh.
- Hướng dẫn NB/NNNB giữ gìn vệ sinh vùng bỏng.
6. Đảm bảo dinh dưỡng
- Giải thích cho NB và NNNB hiểu biết tầm quan trọng của dinh dưỡng
- Ăn theo nhu cầu, ăn tăng đạm, vitamin, uống nước 2-3 lít/24 giờ.
- Theo dõi số lượng ăn/uống/bài tiết hàng ngày?
7. Đảm bảo vệ sinh và trợ giúp vận động
- Đảm bảo vệ sinh cho người bệnh: Răng miệng (nếu bỏng hô hấp), thân thể?
- Hỗ trợ NB vệ sinh cá nhân, thay quần áo, giữ vệ sinh vết mổ.
8. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB.
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt khi đi lại
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục
- Diện bỏng tiến triển tốt, vết bỏng khô, liền sẹo, không có nhiễm khuẩn.
- Chức năng vận động bình thường, không teo cơ/cứng khớp
- Các biến chứng, di chứng đã được giải quyết tốt.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Nhà xuất bản Y học (2003), “Bỏng những kiến thức chuyên nghành”.
2. Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật (2013), Chuyên ngành Bỏng

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 69
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 25. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


TĂNG SINH TUYẾN TIỀN LIỆT

I. Đại cương
- Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là một bệnh xuất hiện ở nam giới, bệnh có xu
hướng tăng lên theo tuổi và thường gây ra nhiều biến chứng. Điều trị nội khoa hay
ngoại khoa phụ thuộc vào tình trạng tiểu tiện của người bệnh.
II. Nhận định
1. Trước mổ
* Hỏi bệnh
- Tinh thần tỉnh táo/mệt mỏi? Thể trạng gầy/béo/suy kiệt? Da, niêm mạc, có biểu
hiện mất nước?
- Đau bụng: khi nào? vị trí? tính chất cơn đau?
- Bụng có chướng, nắn có đau và có di động theo nhịp thở. Đầy bụng, chán ăn? Có
nôn?(số lần, số lượng, tính chất).
- Tiểu tiện: có buốt/rắt? có đái máu/đái đục? nước tiểu nhiều hay ít, có vô
niệu/thiểu niệu không ?
- Bí trung tiện? đại tiện ?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý NB?
* Khám thực thể
- Có hội chứng nhiễm trùng hay không:
+ Vẻ mặt có hốc hác, môi có khô, lưỡi có bẩn không?
+ Sốt nhẹ hay sốt cao?
- Bụng chướng ? Đau cứng bụng?
- Dấu hiệu sinh tồn
* Cận lâm sàng
- HH, SH, Xquang bụng, Scanner bụng, siêu âm ổ bụng, điện tim.
2. Sau mổ
* Hỏi bệnh
- Toàn thân: tinh thần tỉnh táo hay mệt mỏi? Thể trạng có tốt?
- Vận động hạn chế, đi lại khó khăn?
- Lưu thông tiêu hóa: trung đại tiện tiện chưa? Khi nào?
- Có nôn không? đau bụng không? bụng có chướng?
- Dinh dưỡng: đã ăn được gì? đảm bảo dinh dưỡng không?
- Tư tưởng tâm lý người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 70
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

* Khám thực thể


- Dấu hiêu sinh tồn: sốt, mạch có nhanh không?
- Có đau vết mổ, đau ngực, đau bụng cơn?
- Tuyến tiền liệt có bị chảy máu/dịch ?
- Số lượng màu sắc tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài?
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Trước mổ
1.1 Bí đái
1.2. Đau do bí đái
1.3. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
2. Sau mổ
2.1. NB nguy cơ suy hô hấp do tư thế người bệnh không đúng sau phẫu thuật.
2.2. Nguy cơ biến loạn dấu hiệu sinh tồn do sốc
2.3. Người bệnh đau vết mổ do tổn thương cơ, thần kinh, mạch máu
2.4. Nguy cơ ngã trung bình/cao sau mổ
2.5. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu.
2.6. Nguy cơ chảy máu sau mổ và ống dẫn lưu hoạt động không tốt
2.7. Thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém
2.8. Vệ sinh thân thể kém do vận động hạn chế.
2.9. Người bệnh lo lắng và thiếu hiểu biết về bệnh
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Trước mổ
1.1. Bí đái
- Đặt sonde bàng quang theo y lệnh
- Chăm sóc sonde bàng quang
1.2. Đau do bí đái
- Cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
1.3. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
- Hướng dẫn NB uống 2 lít nước/ngày
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sau đại tiểu tiện
- Dùng kháng sinh nếu cần theo y lệnh
2. Sau mổ
2.1. Đề phòng suy hô hấp người bệnh bằng chăm sóc tư thế cho phù hợp

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 71
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Cho NB nằm tư thế thẳng đầu bằng/mất máu đặt nằm đầu thấp/khó thở nằm đầu
cao.
- Dấu hiệu sinh tồn ổn định cho tư thế thẳng đầu bằng.
2.2.Nguy cơ biến loạn dấu hiệu sinh tồn do sốc
-Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
-Thực hiện y lệnh theo chỉ định
2.3.Giảm đau cho người bệnh
- Động viện người bệnh
- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
2.4. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB.
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt khi đi lại
2.5. Đề phòng và phát hiện sớm nhiễm khuẩn vết mổ
- Theo dõi dẫn lưu, số lượng màu sắc.
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh.
2.6. Phòng nguy cơ và đảm bảo sự lưu thông hoạt động tốt của ống dẫn lưu
- Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch dẫn lưu.
- Ống dẫn lưu không được gập tắc, rút ống dẫn lưu đúng y lệnh.
- Đảm bảo ống dẫn lưu kín tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Vệ sinh chân ống dẫn lưu hàng ngày
2.7. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Nhịn ăn uống và truyền dịch nuôi dưỡng khi chưa trung tiện
- Cho ăn mềm lỏng khi có trung tiện và giám sát chế độ ăn uống.
- Đặt sonde dạ dày bơm cho ăn khi NB già yếu, ăn uống kém.
- Báo Bác sĩ bổ sung dịch truyền khi người bệnh chướng bụng, ăn uống kém.
2.8. Đảm bảo vệ sinh cho người bệnh
- Hỗ trợ vệ sinh cá nhân, thay quần áo, giữ vệ sinh vùng mổ.
- Hỗ trợ người bệnh vận động, đi lại nhẹ nhàng.
2.9 .Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Động viên và giải thích NB yên tâm điều trị.
- Giải thích tình trạng bệnh, hướng điều trị và các biến chứng có thể xảy ra.
- Hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc, chế độ ăn uống, vệ sinh.
- Khi ra viện

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 72
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

+ Hướng dẫn dùng thuốc


+ Không hút thuốc lá. Không ngồi xe đạp, xe máy kiểu ngồi ngựa trong 1
tháng đầu sau phẫu thuật.
+ Khám lại sau 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Khám lại khi có bất thường: Đau, sốt,
đái đục, bí đái...
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ.
- Sau mổ: Người bệnh tiến triển tốt, không có nhiễm khuẩn, đái tốt
- Sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bệnh học và chăm sóc ngoại khoa (2005), Nhà xuất bản y học, Hà Nội
2.Bệnh học ngoại khoa (2012),Trường Đại học Y Hà Nội,
3.Tài liệu Điều dưỡng ngoại khoa, (Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định)

BÀI 26. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


SỎI BÀNG QUANG

I. Đại cương
Sỏi bàng quang là sỏi được hình thành tại bàng quang hoặc ở niệu quản rơi
xuống, thường gặp ở nam giới và liên quan đến sự ứ đọng nước tiểu do chướng
ngại ở cổ bàng quang hay niệu đạo.
II. Nhận định
1. Trước mổ
* Hỏi bệnh
- Tinh thần tỉnh táo/mệt mỏi? Thể trạng gầy/béo/suy kiệt? Da, niêm mạc, có biểu
hiện mất nước?
- Đau bụng: khi nào? vị trí? tính chất cơn đau?.
- Bụng có chướng, nắn có đau và có di động theo nhịp thở. Đầy bụng, chán ăn? Có
nôn?(số lần, số lượng, tính chất)
- Tiểu tiện: có buốt/rắt? có đái máu/đái đục? nước tiểu nhiều hay ít, có vô
niệu/thiểu niệu không ?
- Bí trung tiện? đại tiện?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý NB?

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 73
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

* Khám thực thể


- Có hội chứng nhiễm trùng hay không:
+ Có sốt, vẻ mặt có hốc hác, môi khô, lưỡi có bẩn không?
- Bụng chướng? Đau cứng bụng?
- Dấu hiệu sinh tồn
* Cận lâm sàng
- HH, SH Xquang bụng, Scanner bụng, siêu âm ổ bụng, điện tim.
2. Sau mổ
* Hỏi bệnh
- Tinh thần tỉnh táo/mệt mỏi?Thể trạng có tốt?
- Vận động hạn chế, đi lại khó khăn?
- Trung đại tiện/tiện chưa? Khi nào?
- Có nôn? đau bụng? bụng chướng?
- Dinh dưỡng: đã ăn được gì? đảm bảo dinh dưỡng không?
- Tư tưởng tâm lý người bệnh
* Khám thực thể
- Dấu hiêu sinh tồn: sốt, mạch có nhanh không?
- Có đau vết mổ, đau ngực, đau bụng cơn?
- Vết mổ: có bị chảy máu/dịch, có sưng nề, tấy đỏ?
- Số lượng màu sắc tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài?
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Trước mổ
1.1. Đau do sỏi niệu quản
1.2. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
2. Sau mổ
2.1 NB nguy cơ suy hô hấp do tư thế người bệnh không đúng sau phẫu thuật.
2.2.Nguy cơ biến loạn dấu hiệu sinh tồn do sốc
2.3. Người bệnh đau vết mổ do tổn thương cơ, thần kinh, mạch máu
2.4.Nguy cơ ngã trung bình/cao sau mổ
2.5. Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
2.6. Nguy cơ chảy máu sau mổ và ống dẫn lưu hoạt động không tốt
2.7. Thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém
2.8. Vệ sinh thân thể kém do vận động hạn chế.
2.9. Người bệnh lo lắng và thiếu hiểu biết về bệnh
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Trước mổ

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 74
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

1.1. Đau do sỏi tiết niệu


- Cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
1.2. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
- Hướng dẫn NB uống 2 lít nước/ngày
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sau đại tiểu tiện
- Dùng kháng sinh nếu cần theo y lệnh
2. Sau mổ
2.1. Đề phòng suy hô hấp người bệnh bằng chăm sóc tư thế cho phù hợp
- Cho NB nằm đầu ngửa tối đa, nếu mất máu đặt nằm đầu thấp, nếu khó thở thì
nằm đầu cao.
- Khi dấu hiệu sinh tồn ổn định cho nằm tư thế thẳng đầu bằng.
2.2. Nguy cơ biến loạn dấu hiệu sinh tồn do sốc
- Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn
- Thực hiện y lệnh theo chỉ định
2.3.Giảm đau cho người bệnh
- Động viện người bệnh
- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
2.4. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB.
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt khi đi lại
2.5. Đề phòng và phát hiện sớm nhiễm trùng vết mổ
- Theo dõi đánh giá vết mổ: dịch/máu thấm băng, sưng nề, đỏ đau .
- Thay băng vết mổ theo y lệnh. Nếu vết mổ nhiễm trùng tấy đỏ cắt chỉ cách sớm,
vết mổ có mủ tách mép vết mổ tháo hết mủ.
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh.
2.6. Phòng nguy cơ và đảm bảo sự lưu thông hoạt động tốt của ống dẫn lưu
- Theo dõi dịch máu thấm băng vết mổ
- Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch dẫn lưu.
- Ống dẫn lưu không được gập tắc, rút ống dẫn lưu đúng y lệnh.
- Đảm bảo ống dẫn lưu kín tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Vệ sinh chân ống dẫn lưu hàng ngày

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 75
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2.7. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh


- Nhịn ăn uống và truyền dịch nuôi dưỡng khi chưa trung tiện
- Cho ăn mềm lỏng khi có trung tiện và giám sát chế độ ăn uống.
- Đặt sonde dạ dày bơm cho ăn khi NB già yếu, ăn uống kém.
- Báo Bác sĩ bổ sung dịch truyền khi người bệnh chướng bụng, ăn uống kém.
2.8. Đảm bảo vệ sinh cho người bệnh
- Hỗ trợ vệ sinh cá nhân, thay quần áo, giữ vệ sinh vết mổ.
- Hỗ trợ người bệnh vận động, đi lại nhẹ nhàng.
2.9 .Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Tán sỏi nội soi và phẫu thuật
+ Người bệnh ăn theo nhu cầu, uống 1,5- 2lít nước/ngày.
+ Nhịn ăn uống trước phẫu thuật 6 giờ.
- Sau tán sỏi ngoài cơ thể: ăn bình thường, uống nhiều nước 2,5 - 3 lít nước/ngày.
- Sau tán sỏi nội soi, phẫu thuật: Ăn lỏng sau phẫu thuật 6 - 8 giờ hoặc khi NB tỉnh
hẳn. NB ăn bình thường sau 24 giờ, uống nhiều nước (2,5lít nước/ngày).
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ.
- Sau mổ: Người bệnh tiến triển tốt, không có nhiễm khuẩn vết mổ, đái tốt
- Sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bệnh học và chăm sóc ngoại khoa (2005), Nhà xuất bản y học, Hà Nội
2. Bệnh học ngoại khoa (2012),Trường Đại học Y Hà Nội,
3. Tài liệu Điều dưỡng ngoại khoa, (Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định)

BÀI 27. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 76
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

SỎI NIỆU QUẢN

I. Đại cương
Sỏi niệu quản được hình thành chủ yếu do sỏi di chuyển từ thận xuống, sẽ
được tống ra ngoài theo đường tự nhiên và một số sẽ dừng lại ở bất kỳ vị trí nào
của niệu quản. Nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời dễ gây ra những biến chứng nặng
nề và ảnh hưởng nhanh chóng đến chức năng thận.
II. Nhận định
1. Trước mổ
* Hỏi bệnh
- Tinh thần tỉnh táo/mệt mỏi? Thể trạng gầy/béo/suy kiệt? Da, niêm mạc, có biểu
hiện mất nước?
- Đau bụng: khi nào? vị trí? tính chất cơn đau?.
- Bụng có chướng, nắn có đau và có di động theo nhịp thở.
+ Đầy bụng, chán ăn? Có nôn ?(số lần, số lượng, tính chất),
- Tiểu tiện: có buốt/rắt? có đái máu/đái đục? nước tiểu nhiều hay ít, có vô
niệu/thiểu niệu không ?
- Bí trung tiện ? đại tiện?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý NB?
* Khám thực thể
- Có hội chứng nhiễm trùng hay không:
+ Sốt? vẻ mặt có hốc hác, môi khô, lưỡi có bẩn không?
- Bụng chướng? Đau cứng bụng?
- Dấu hiệu sinh tồn
* Cận lâm sàng
- HH, SH Xquang bụng, Scanner bụng, siêu âm ổ bụng, điện tim.
2. Sau mổ
* Hỏi bệnh
- Tinh thần tỉnh táo/mệt mỏi?Thể trạng có tốt?
- Vận động hạn chế, đi lại khó khăn?
- Trung đại tiện/tiện chưa? Khi nào?
- Có nôn? đau bụng? bụng chướng?
- Dinh dưỡng: đã ăn được gì? đảm bảo dinh dưỡng không?
- Tư tưởng tâm lý người bệnh
* Khám thực thể
- Dấu hiêu sinh tồn: sốt, mạch có nhanh không?

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 77
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Có đau vết mổ, đau ngực, đau bụng cơn?


- Vết mổ: có bị chảy máu/dịch, có sưng nề, tấy đỏ?
- Số lượng màu sắc tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài?
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Trước mổ
1.1. Đau do sỏi niệu quản
1.2. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
2. Sau mổ
2.1 NB nguy cơ suy hô hấp do tư thế người bệnh không đúng sau phẫu thuật.
2.2.Nguy cơ biến loạn dấu hiệu sinh tồn do sốc
2.3. Người bệnh đau vết mổ do tổn thương cơ, thần kinh, mạch máu
2.4.Nguy cơ ngã trung bình/cao sau mổ
2.5. Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
2.6. Nguy cơ chảy máu sau mổ và ống dẫn lưu hoạt động không tốt
2.7. Thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém
2.8. Vệ sinh thân thể kém do vận động hạn chế.
2.9. Người bệnh lo lắng và thiếu hiểu biết về bệnh
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Trước mổ
1.1. Đau do sỏi tiết niệu
- Cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Thực hiện y lệnh thuốc: Giảm đau
1.2. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
- Hướng dẫn NB uống 2 lít nước/ngày
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sau đại tiểu tiện
- Dùng kháng sinh nếu cần theo y lệnh
2. Sau mổ
2.1. Đề phòng suy hô hấp người bệnh bằng chăm sóc tư thế cho phù hợp
- Cho người bệnh nằm đầu ngửa tối đa, nếu mất máu đặt nằm đầu thấp, nếu khó
thở thì nằm đầu cao.
- Dấu hiệu sinh tồn ổn định cho nằm tư thế thẳng đầu bằng.
2.2. Nguy cơ biến loạn dấu hiệu sinh tồn do sốc
- Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn
- Thực hiện y lệnh theo chỉ định
2.3.Giảm đau cho người bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 78
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Động viện người bệnh


- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
2.4. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB.
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt khi đi lại
2.5. Đề phòng và phát hiện sớm nhiễm trùng vết mổ
- Theo dõi đánh giá vết mổ: dịch/máu thấm băng, sưng nề, đỏ đau .
- Thay băng vết mổ theo y lệnh. Nếu vết mổ nhiễm trùng tấy đỏ cắt chỉ cách sớm,
vết mổ có mủ tách mép vết mổ tháo hết mủ.
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh.
2.6. Phòng nguy cơ và đảm bảo sự lưu thông hoạt động tốt của ống dẫn lưu
- Theo dõi dịch máu thấm băng vết mổ
- Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch dẫn lưu.
- Ống dẫn lưu không được gập tắc, rút ống dẫn lưu đúng y lệnh.
- Đảm bảo ống dẫn lưu kín tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Vệ sinh chân ống dẫn lưu hàng ngày
2.7. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Nhịn ăn uống và truyền dịch nuôi dưỡng khi chưa trung tiện
- Cho ăn mềm lỏng khi có trung tiện và giám sát chế độ ăn uống.
- Đặt sonde dạ dày bơm cho ăn khi NB già yếu, ăn uống kém.
- Báo Bác sĩ bổ sung dịch truyền khi người bệnh chướng bụng, ăn uống kém.
2.8. Đảm bảo vệ sinh cho người bệnh
- Hỗ trợ vệ sinh cá nhân, thay quần áo, giữ vệ sinh vết mổ.
- Hỗ trợ người bệnh vận động, đi lại nhẹ nhàng.
2.9 .Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Tán sỏi nội soi và phẫu thuật
+ Người bệnh ăn theo nhu cầu, uống 1,5- 2lít nước/ngày.
+ Nhịn ăn uống trước phẫu thuật 6 giờ.
- Sau tán sỏi ngoài cơ thể: Ăn bình thường, uống nhiều nước 2,5 - 3 lít nước/ngày.
- Sau tán sỏi nội soi, phẫu thuật: Ăn lỏng sau phẫu thuật 6 - 8 giờ hoặc khi NB tỉnh
hẳn. NB ăn bình thường sau 24 giờ, uống nhiều nước: 2,5lít nước/ngày.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 79
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Sau mổ: Người bệnh tiến triển tốt, không có nhiễm khuẩn vết mổ, đái tốt
- Sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bệnh học và chăm sóc ngoại khoa (2005), Nhà xuất bản y học, Hà Nội
2. Bệnh học ngoại khoa (2012),Trường Đại học Y Hà Nội,
3. Tài liệu Điều dưỡng ngoại khoa, (Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định)

Chương III

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SẢN KHOA


Bài 28. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
DỌA ĐẺ NON

I. Đại cương
Người bệnh dọa đẻ non là giai đoạn tiềm tàng của đẻ non cần phải chẩn đoán sớm
phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và các yếu tố nguyên nhân có phương pháp
chăm sóc và điều trị,
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Tinh thần tỉnh táo/mệt mỏi không? Sốt không?
- Đau bụng từ khi nào, đau ở đâu.
- Ra máu âm đạo (số lượng, tính chất, màu sắc).
- Đại tiểu tiện, vận động, vệ sinh của NB?
- Dinh dưỡng, ngủ nghỉ ngơi.
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Ra máu âm đạo (số lượng, tính chất, màu sắc).
- Khám bụng, cơn co tử cung?
- Đo dấu hiệu sinh tồn
3. Tham khảo các kết quả xét nghiệm
4. Hỏi tiền sử
- Tiền sử phụ khoa, sản khoa, bệnh tật dị ứng.
- Tiền sử gia đình

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 80
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Các vấn đề khác: Sự hiểu biết về bệnh và cách tự chăm sóc.


- Hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. NB có nguy cơ đẻ non
2. NB/NNNB chưa có kiến thức về bệnh
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. NB có nguy cơ đẻ non
- Động viên NB yên tâm điều trị,
- Chế độ nghỉ ngơi, vận động. Tùy từng giai đoạn để hướng dẫn NB nghỉ ngơi
tương đối hay tuyệt đối.
- Hướng dẫn chế độ vệ sinh tránh nhiễm khuẩn nếu ra máu âm đạo
- Theo dõi các thông số theo phác đồ dọa đẻ non
- Thực hiện thuốc theo y lệnh.
- Khi có chuyển dạ: theo dõi, chăm sóc theo phác đồ chuyển dạ đẻ.
2. Tư vấn giáo dục sức khỏe
- Cung cấp kỹ năng chăm sóc cho NB/NNNB
- Các nguyên nhân gây dọa đẻ non: tiền sử dọa đẻ non, viêm nhiễm âm đạo, tránh
lao động nặng, tránh quan hệ tình dục
- Đảm bảo dinh dưỡng và chế độ vệ sinh
+ Ăn uống đủ chất, không kiêng khem, không ăn những chất kích thích
+ Bổ sung nhiều rau, hoa quả tươi nhằm phòng tránh táo bón.
+ Thực hiện chế độ vệ sinh cá nhân hàng ngày,
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- NB hết triệu chứng dọa đẻ non
- NB có kiến thức để phòng bệnh,
V. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản.

Bài 29. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 81
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

SAU ĐẺ

I. Đại cương
Chăm sóc người bệnh sau đẻ là nhằm phát hiện những bất thường về ra máu âm
đạo, tụ máu âm đạo tầng sinh môn, co hồi tử cung, bí đái sau đẻ để xử trí kịp thời
phòng tai biến sau đẻ.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
-Tình trạng mẹ: Sau đẻ giờ thứ mấy, tình trạng ra máu âm đạo, đại tiểu tiện? dinh
dưỡng thế nào? tình trạng tiết sữa.
- Tình trạng con: phản xạ, thân nhiệt, tình trạng bú, đại tiểu tiện ...
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Đo dấu hiệu sinh tồn.
- Tinh thần: NB tỉnh táo không?
- Toàn thân: da niêm mạc, tử cung co chắc? tình trạng ra máu? sản phụ đi tiểu
chưa? đánh giá cầu bàng quang? tình trạng vết khâu TSM? tình trạng âm hộ, âm
đạo? tình trạng ăn uống, vận động, vệ sinh của NB?
- Khám vú
- Tình trạng trẻ sơ sinh?
3. Hỏi tiền sử
- Tiền sử phụ khoa, sản khoa, bệnh tật dị ứng.
- Tiền sử gia đình
- Các vấn đề khác: sự hiểu biết về bệnh và cách tự chăm sóc.
- Hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
4.Tham khảo các kết quả xét nghiệm
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Sản phụ căng tức vùng bàng quang
2. Co hồi tử cung và sản dịch của sản phụ sau sinh,
3. Sản phụ đau vết khâu TSM
4. Sản phụ mệt mỏi sau sinh,
5. Sản phụ chưa ăn uống sau sinh,
6. Trẻ chưa bú mẹ
7. NB/NNNB chưa có kiếm thức NCBSM.
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 82
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

1. Sản phụ căng tức vùng bàng quang


- Cho sản phụ uống nhiều nước 1.5 - 2 l/ngày.
-Tập đái sớm trong 4 giờ đầu sau đẻ
- Chườm ấm vùng bụng dưới bằng khăn ấm/túi chườm, xoa bụng nhẹ nhàng.
- Cho sản phụ ngồi hơ trên chậu nước nóng để hơi nước kích thích tiểu.
- Hướng dẫn sản phụ vào nhà vệ sinh mở và nhìn vòi nước chảy.
- NB không tự đái được, đặt sonde tiểu hoặc rửa bàng quang theo chỉ định
+ Theo dõi sản phụ sau đặt thông tiểu, kèm theo tập bàng quang để tránh bí tiểu lặp
lại: số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu.
+ HD sản phụ tập lý liệu pháp, điện châm…
2. Co hồi tử cung và sản dịch của sản phụ sau sinh
- Thăm khám, đánh giá sản dịch: số lượng màu, mùi sản dịch mỗi giờ.
- Đo cao tử cung, và đánh giá mật độ co hồi tử cung.
- Hướng dẫn sản phụ xoa ấn nhẹ vùng thành bụng, cho bé bú 2 giờ/lần và bú theo
nhu cầu càng nhiều càng tốt để kích thích co hồi tử cung nhanh hơn.
- Thực hiện thuốc co hồi tử cung, kháng sinh theo y lệnh
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn theo phác đồ chuyển dạ đẻ thường ngôi chỏm
- Báo BS khi có bất thường: đau, sốt, chảy dịch nhiều có máu đỏ tươi, mùi hôi .
3. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
- Đánh giá tình trạng vết khâu: có liền/sưng, vùng da xung quanh hồng? có tím?
- Làm thuốc và thực hiện thuốc kháng sinh theo y lệnh
- Hướng dẫn đóng khố/băng vệ sinh mới cho sản phụ 4-6 giờ/lần.
- Dặn dò sản phụ rửa bằng nước ấm sau đi tiểu, thấm khô bằng khăn mềm, sạch.
- Báo bác sỹ khi có dấu hiệu bất thường: đau, sốt, chảy dịch vết khâu.
4. Tinh thần của sản phụ sau sinh
- An ủi, động viên tinh thần phối hợp với thân nhân của sản phụ
- Giải thích rõ ràng, ngắn gọn về những thắc mắc của sản phụ.
- Khuyến khích sản phụ ngồi dậy sau 24 giờ.
- Khuyên sản phụ ngủ đủ 8h/ngày.
5. Dinh dưỡng
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn bé.
- Tư vấn cho mẹ
+ Uống nhiều nước để tăng cường sữa: 2 - 3l/ ngày.
+ Ăn uống đủ chất, giàu vitamin, không kiêng khem, không dùng chất kích thích. +
Bổ sung nhiều rau, hoa quả tươi nhằm phòng tránh táo bón.
+ Cho trẻ bú sớm và bú theo nhu cầu của trẻ.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 83
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

6. Chăm sóc trẻ


- Quan sát, đánh giá trẻ: tím tái, khó thở, bỏ bú, chảy máu rốn.
- Tắm sạch bé mỗi ngày, thay tã và quần áo sạch.
- Chăm sóc rốn cho bé mỗi ngày.
- Ủ ấm cho trẻ để tránh nhiễm lạnh, tắm nắng cho trẻ từ 15 – 20 phút mỗi ngày,
- Điều chỉnh mức nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ từ 28 – 30°C.
- Cho trẻ bú nhiều theo nhu cầu của trẻ.
7. Giáo dục sức khỏe
- Cung cấp kỹ năng chăm sóc bé cho mẹ và người thân.
- Tư vấn và hướng dẫn bà mẹ cách cho bú đúng, nuôi con bằng sữa mẹ
- Tư vấn phòng chống bệnh cho trẻ và cho trẻ đi tiêm phòng đúng lịch.
- Sản phụ cần vận động nhẹ tại giường.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức. Ăn mặc rộng,
không mặc áo lót chật. Uống thuốc theo đơn của BS.
- HD xử lý trẻ sặc sữa tại nhà,hd cho sản phụ các biện pháp phòng tránh thai.
- HD mẹ cách phát hiện những bất thường :Mẹ: tắc sữa, sưng đau vú, đau tầng sinh
môn, sản dịch nhiều, có mùi hôi, bí
tiểu…Trẻ: chảy máu rốn, tím tái, khó thở, bỏ bú.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- NB đi tiểu bình thường. NB không băng huyết, tụ máu âm đạo, TSM sau đẻ
- Cung cấp đủ dinh dưỡng cho NB sau đẻ
- NB biết các NCBSM
- Trẻ bú tốt, đái ỉa bình thường.
V. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản.

Bài 30. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 84
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

SAU MỔ LẤY THAI

I. Đại cương
Mổ lấy thai là phẫu thuật lấy thai nhi, rau và màng ối qua một vết mổ ở tử
cung đang nguyên vẹn. Chăm sóc người bệnh sau mổ lấy thai nhằm phát hiện
những bất thường về vết mổ ở tử cung, ra máu âm đạo, co hồi tử cung để xử trí kịp
thời.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Mổ giờ thứ mấy, tình trạng vết mổ (đau, chảy máu...), tình trạng ra máu âm đạo,
vận động, dinh dưỡng, trung tiện, đại tiểu tiện.
- Tình trạng bụng: có chướng không?
- Tình trạng: bú, đại tiểu tiện .... của trẻ sơ sinh.
- Mổ đẻ lần thứ mấy
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tinh thần: tỉnh táo/mệt mỏi không?
- Toàn thân: da niêm mạc, tử cung co chắc không? vết mổ có khô/chảy máu
không? tình trạng ra máu âm đạo? sản phụ đi đại tiểu tiện chưa? cầu bàng quang?
nước tiểu qua sonde? ăn uống, vận động, vệ sinh của NB?
- Đo dấu hiệu sinh tồn.
- Tình trạng: bú, đại tiểu tiện .... của trẻ sơ sinh.
3. Tham khảo các kết quả xét nghiệm
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Sản phụ mệt mỏi, vận động hạn chế, đau sau mổ.
2. Co hồi tử cung của sản phụ sau mổ
3. Sản phụ lưu sonde bàng quang sau mổ.
4. Sản phụ chưa ăn uống sau mổ.
5. Trẻ chưa bú mẹ
6. NB/NNNB chưa có kiếm thức NCBSM.
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Sản phụ mệt mỏi, đau, vận động hạn chế sau mổ
- Động viên an ủi, phối hợp với chồng hoặc thân nhân của sản phụ
- Giải thích rõ ràng, ngắn gọn về những thắc mắc của sản phụ.
- Cho NB nằm tư thế thoải mái,
- Hỗ trợ, hướng dẫn NB chế độ vận động
- Khuyến khích sản phụ ngồi dậy sau 24 giờ.
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 85
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Khuyên sản phụ nên ngủ đủ 8h/ngày.


- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau theo chỉ định
- Theo dõi vết mổ, thay băng khi có y lệnh.
2. Co hồi tử cung của sản phụ sau sinh
- Theo dõi sản dịch (số lượng, màu sắc, tính chất, mùi) mỗi giờ.
- Theo dõi tình trạng chảy máu trong ổ bụng, chảy máu vết mổ...
- Đo cao tử cung, đánh giá mật độ co hồi tử cung.
- Hướng dẫn sản phụ xoa ấn nhẹ vùng thành bụng, cho bé bú 2 giờ/ lần và bú theo
nhu cầu càng nhiều càng tốt để kích thích co hồi tử cung nhanh hơn.
- Thực hiện thuốc co hồi tử cung y lệnh.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn theo phác đồ mổ lấy thai
- Thực hiện kháng sinh theo y lệnh
- Báo BS khi có dấu hiệu bất thường: đau, sốt, chảy máu/chảy dịch vết mổ, sản
dịch có mùi hôi.
3. Chăm sóc NB có lưu sonde bàng quang
- Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Hệ thống dẫn lưu nước tiểu phải giữ khô ráo, kín, thông, một chiều và thấp hơn
bàng quang 60 cm.
- Xả nước tiểu theo đúng quy định.
- Rút dẫn lưu sau 24 giờ
4. Đảm bảo dinh dưỡng
- Truyền dịch và nhịn ăn/uống trong 6 giờ đầu sau mổ.
- Sau mổ 6 giờ ăn cháo uống nước bình thường, khi có trung tiện ăn cơm BT.
- Uống nhiều nước để tăng cường sữa: 2 – 3l/ngày.
- Ăn uống đủ chất, chia thành nhiều bữa nhỏ, không kiêng khem, không dùng các
chất kích thích. Bổ sung nhiều rau, hoa quả tươi nhằm phòng tránh táo bón.
5. Chăm sóc trẻ
- Cho trẻ bú nhiều theo nhu cầu của trẻ.
- Đánh giá trẻ: môi hồng, phản xạ tốt, khóc to, đã được bú mẹ => hoạt động bú mút
tốt, đủ ngón tay/ngón chân, đã tiểu tiểu bình thường (đã ra phân su).
- Tắm sạch bé mỗi ngày, thay tã và quần áo sạch.
- Chăm sóc rốn cho bé mỗi ngày (rụng rốn, sự khô ráo của rốn).
- Ủ ấm cho trẻ để tránh nhiễm lạnh, nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ từ 28 - 30°C.
- Tắm nắng cho trẻ từ 15 - 20 phút/ hàng ngày
- Theo dõi các dấu hiệu bất thường: trẻ tím tái, khó thở, bỏ bú, chảy máu rốn.
6. Tư vấn giáo dục sức khỏe

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 86
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Cung cấp kỹ năng chăm sóc bé cho mẹ và người thân.


- Tư vấn và hướng dẫn bà mẹ cách cho bú đúng, nuôi con bằng sữa mẹ
- Tư vấn phòng chống bệnh cho trẻ và cho trẻ đi tiêm phòng đúng lịch
- Sản phụ cần vận động nhẹ tại giường.
- Ăn mặc rộng, không mặc áo lót chật
- Uống thuốc theo đơn của BS.
- HD xử lý trẻ sặc sữa tại nhà.
- HD cho sản phụ các biện pháp phòng tránh thai.
- HD mẹ cách phát hiện những bất thường
+ Đối với mẹ: đau tầng sinh môn, sản dịch ra nhiều, có mùi hôi, choáng váng, bí
tiểu
+ Đối với trẻ: chảy máu rốn, tím tái, khó thở, bỏ bú.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- NB vận động tốt sau mổ
- NB không băng huyết, chảy máu trong ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ...
- Cung cấp đủ dinh dưỡng cho NB sau đẻ
- NB biết các NCBSM
V. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 87
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 31. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


SAU PHẪU THUẬT U XƠ TỬ CUNG
(Cắt tử cung bán phần và toàn bộ )

I. Đại cương
Khối u buồng trứng là những khối u có vỏ mỏng tại buồng trứng trong có
chứa dịch đơn thuần hay phối hợp với các thành phần khác. Có thể gặp các triệu
chứng đau bụng, rong kinh cường kinh, ra máu âm đạo kéo dài, có thể bí đại tiểu
tiện.
II. Nhận định chăm sóc
1. Hỏỉ bệnh
- Đau bụng hạ vị, rong kinh, cường kinh, ra máu kéo dài có thể khó đại tiểu tiện từ
khi nào. Đã khám ở đâu, dùng thuốc gì, có đỡ không?
- Vào viện tình trạng như thế nào, sau mổ đến thời điểm nhận định có diễn biến gì
không (phương pháp gây mê, phương pháp mổ).
2. Hỏi tiền sử
- Tiền sử phụ khoa, sản khoa, bệnh tật dị ứng.
- Tiền sử gia đình
- Các vấn đề khác: sự hiểu biết về bệnh và cách tự chăm sóc.
- Hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
3. Khám hiện tại
-Toàn trạng: Tỉnh/lơ mơ, tiếp xúc; Da, niêm mạc (hồng, kém hồng, xanh, tím tái/da
ấm, vã mồ hôi hay lạnh); Dấu hiệu sinh tồn
- Cơ năng: Đau vết mổ; Mệt mỏi; Chóng mặt, buồn nôn/nôn (do thuốc gây mê); ăn
uống, ngủ, vận động, vệ sinh, đại tiểu tiện , tâm sinh lý, và các khó khăn khác .
-Thực thể: Bụng có chướng?Vết mổ có thấm dịch/máu? có cầu bàng quang? Ra
máu âm đạo: màu sắc số lượng? túi dẫn lưu: lưu thông, số lượng, màu sắc?
4. Cận lâm sàng và thuốc
III. Chẩn đoán chăm sóc
1.Đau vết mổ do sau phẫu thuật
2. Mệt mỏi, tiếp xúc tốt/hạn chế sau phẫu thuật
3. Người bệnh chưa được ăn do sau mổ chưa tỉnh
4. NB vận động hạn chế và có nguy cơ ngã thấp
5. Nguy cơ nhiếm trùng sau mổ và có sonde dẫn lưu bàng quang, các sonde khác
6. NB được phục hồi chức năng sau phẫu thuật
III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 88
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

1. Giảm đau cho NB


- Động viên và giúp NB tư thế nằm thoải mải.
-Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh
2. NB mệt mỏi, tiếp xúc hạn chế sau phẫu thuật
- Theo dõi toàn trạng, tinh thần 2h/lần cho đến khi tiếp xúc tốt, tỉnh hẳn
- Thay đổi tư thế cho người bệnh
3. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch sau hậu phẫu.
- Sau hậu phẫu 12 giờ ăn lỏng theo nhu cầu đủ dinh dưỡng
- Ăn uống bình thường khi không truyền dịch
4. Phòng nguy cơ ngã và hướng dẫn cho NB vận động
- Đặt NB nằm tư thế an toàn trở mình tại giường 2h/lần.
- Hướng dẫn NNNB phòng tránh nguy cơ ngã cho Nb.
- Cho NB ngồi dậy, đi lại sau 12 giờ
5. Đảm bảo chống nhiểm trùng, nhiễm khuẩn cho NB:
- Chăm sóc ống dẫn lưu, theo dõi số lượng/màu sắc dịch dẫn lưu.
- Rút sonde dẫn lưu nước tiểu 24 giờ sau mổ và theo dõi tiểu tiện sau rút sonde. .
- Làm thuốc âm hộ, theo dõi ra máu âm đạo (số lượng, màu sắc...).
- Thay băng vết mổ theo chỉ định, đánh giá tình trạng vết mổ.
6. Tư vấn GDSK cho NB phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật
- Hướng dẫn Nb tập thở, ho, vỗ rung phổi cho NB sau phẫu thuật
- Ăn, uống, vận động, tâm lý.
- Cách phát hiện dấu hiệu bất thường sau mổ hoặc khi có thai trở lại, tư vấn sinh
hoạt tình dục.
IV. Đánh giá
- NB tỉnh táo, không đau vết mổ
- NB vết mổ khô, tiểu tiện vận động bình thường.
- Người bệnh biết cách phòng ngừa các biết chứng sau khi đã được tư vấn GDSK
V. Tài liệu tham khảo
1. Trường đại học Điều dưỡng Nam Định, Bệnh học sản khoa

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 89
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 32. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


SAU CẮT U NANG BUỒNG TRỨNG

I. Đại cương
Khối u buồng trứng là những khối u có vỏ mỏng tại buồng trứng trong có
chứa dịch đơn thuần hay phối hợp với các thành phần khác. Có các triệu chứng rối
loạn kinh, đau bụng, ra máu âm đạo.
II. Nhận định chăm sóc
1. Hỏỉ bệnh
- Dấu hiệu rối loạn kinh, đau bụng, ra máu âm đạo bắt đầu từ khi nào, đã khám ở
đâu, dùng thuốc gì, có đỡ không?
- Vào viện tình trạng thế nào, sau mổ đến thời điểm nhận định có diễn biến gì
không (phương pháp gây mê, phương pháp mổ).
2. Hỏi tiền sử
- Tiền sử phụ khoa, sản khoa, bệnh tật dị ứng.
- Tiền sử gia đình
- Hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
- Các vấn đề khác: sự hiểu biết về bệnh và cách tự chăm sóc .
3. Khám hiện tại
-Toàn trạng: Tỉnh/lơ mơ, tiếp xúc; Da, niêm mạc (hồng, kém hồng, xanh, tím tái/da
ấm, vã mồ hôi hay lạnh); Dấu hiệu sinh tồn
- Cơ năng: Đau vết mổ; Mệt mỏi; Chóng mặt, buồn nôn/nôn (do thuốc gây mê); ăn
uống, ngủ, vận động, vệ sinh, đại tiểu tiện, tâm sinh lý và các khó khăn khác .
-Thực thể: Bụng chướng? Vết mổ có thấm dịch/máu? có cầu bàng quang? Ra máu
âm đạo: Màu sắc số lượng? Các túi dẫn lưu: lưu thông, số lượng, màu sắc?
4.Cận lâm sàng và thuốc
III. Chẩn đoán chăm sóc và theo dõi
1. Đau vết mổ do sau phẫu thuật
2. Mệt mỏi, tiếp xúc tốt/hạn chế sau phẫu thuật
3. Người bệnh chưa được ăn do sau mổ chưa tỉnh
4. NB vận động hạn chế và có nguy cơ ngã thấp
5. Nguy cơ nhiếm trùng sau mổ và có sonde dần lưu bàng quang, các sonde khác
6. NB được phục hồi chức năng sau phẫu
III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Giảm đau cho NB
- Động viên và giúp NB tư thế nằm thoải mải.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 90
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

-Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh


2. NB mệt mỏi, tiếp xúc hạn chế sau phẫu thuật
- Theo dõi toàn trạng, tinh thần 2h/lần cho đến khi tiếp xúc tốt, tỉnh hẳn
- Thay đổi tư thế cho người bệnh
3. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch sau hậu phẫu.
- Sau hậu phẫu 12 giờ ăn lỏng theo nhu cầu đủ dinh dưỡng
- Ăn uống bình thường khi không truyền dịch
4. Phòng nguy cơ ngã và hướng dẫn cho NB vận động
- Đặt NB nằm tư thế an toàn trở mình tại giường 2h/lần.
- Hướng dẫn NNNB phòng tránh nguy cơ ngã cho NB.
- Cho NB ngồi dậy, đi lại sau 12 giờ
5. Đảm bảo chống nhiểm trùng, nhiễm khuẩn cho NB
- Chăm sóc ống dẫn lưu, theo dõi số lượng dịch dẫn lưu.
- Rút sonde dẫn lưu nước tiểu 24 giờ sau mổ và theo dõi tiểu tiện sau rút sonde.
- Làm thuốc âm hộ, theo dõi ra máu âm đạo (số lượng, màu sắc...).
- Thay băng vết mổ theo chỉ định, đánh giá tình trạng vết mổ.
6. Tư vấn GDSK cho NB phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật
- Hướng dẫn NB tập thở, ho, vỗ rung phổi cho NB sau phẫu thuật
- Ăn, uống, vận động, tâm lý.
- Cách phát hiện dấu hiệu bất thường sau mổ hoặc khi có thai trở lại.
IV. Đánh giá
- NB tỉnh táo, không đau vết mổ
- NB vết mổ khô, tiểu tiện vận động bình thường.
- Người bệnh biết cách phòng ngừa các biết chứng sau khi đã được tư vấn GDSK.
V. Tài liệu tham khảo
1. Trường đại học Điều dưỡng Nam Định, Bệnh học sản khoa.
.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 91
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 33. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


SAU PHẪU THUẬT CHỬA NGOÀI TỬ CUNG

I. Đại cương
Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh, làm tổ và phát triển ở
ngoài buồng tử cung. Có thể gặp các triệu trứng như chậm kinh, đau bụng, ra máu
âm đạo/rối loạn kinh nguyệt.
II. Nhận định chăm sóc
1. Hỏỉ bệnh
- Dấu hiệu chậm kinh/rối loạn kinh, đau bụng, ra máu âm đạo bắt đầu từ khi nào,
đã khám ở đâu, dùng thuốc gì, có đỡ không ?
- Vào viện tình trạng như thế nào, sau mổ đến thời điểm nhận định có diễn biến gì
không (phương pháp gây mê, phương pháp mổ).
2. Hỏi tiền sử
- Tiền sử phụ khoa, sản khoa, bệnh tật dị ứng.
- Tiền sử gia đình
- Hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
- Các vấn đề khác: sự hiểu biết về bệnh và cách tự chăm sóc .
3. Khám hiện tại
-Toàn trạng: Tỉnh/lơ mơ, tiếp xúc; Da, niêm mạc (hồng, kém hồng, xanh, tím tái/da
ấm, vã mồ hôi hay lạnh); Dấu hiệu sinh tồn
- Cơ năng: Đau vết mổ; Mệt mỏi; Chóng mặt, buồn nôn/nôn (do thuốc gây mê); ăn
uống, ngủ, vận động, vệ sinh, đại tiểu tiện , tâm sinh lý, và các khó khăn khác .
-Thực thể: Vết mổ có thấm dịch/máu? có cầu bàng quang? Ra máu âm đạo: Màu
sắc số lượng? Các túi dẫn lưu: lưu thông, số lượng, màu sắc?
4.Cận lâm sàng và thuốc
III. Chẩn đoán chăm sóc và theo dõi
1.Đau vết mổ do sau phẫu thuật
2. Mệt mỏi, tiếp xúc tốt/hạn chế sau phẫu thuật
3. Người bệnh chưa được ăn do sau mổ chưa tỉnh
4. NB vận động hạn chế và có nguy cơ ngã thấp
5. Nguy cơ nhiếm trùng sau mổ và có sonde dẫn lưu bàng quang
6. NB cần được phục hồi chức năng sau phẫu thuật
III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Giảm đau cho NB
- Động viên và giúp NB tư thế nằm thoải mải.
-Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 92
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2. NB mệt mỏi, tiếp xúc hạn chế sau phẫu thuật


- Theo dõi toàn trạng, tinh thần 2h/lần cho đến khi tiếp xúc tốt, tỉnh hẳn
- Thay đổi tư thế cho người bệnh
3. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch sau hậu phẫu.
- Sau hậu phẫu 12 giờ ăn lỏng theo nhu cầu đủ dinh dưỡng
- Ăn uống bình thường khi không truyền dịch
4. Phòng nguy cơ ngã và hướng dẫn cho NB vận động
- Đặt NB nằm tư thế an toàn trở mình tại giường 2h/lần.
- Hướng dẫn NNNB phòng tránh nguy cơ ngã cho Nb.
- Cho NB ngồi dậy, đi lại sau 12 giờ
5. Đảm bảo chống nhiểm trùng, nhiễm khuẩn cho NB
- Chăm sóc ống dẫn lưu, theo dõi số lượng dịch dẫn lưu.
- Rút sonde dẫn lưu nước tiểu 24 giờ sau mổ và theo dõi tiểu tiện sau rút sonde. .
- Làm thuốc âm hộ, theo dõi ra máu âm đạo (số lượng, màu sắc...).
- Thay băng vết mổ theo chỉ định, đánh giá tình trạng vết mổ.
6. Tư vấn GDSK cho NB phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật
- Hướng dẫn NB tập thở, ho, vỗ rung phổi cho NB sau phẫu thuật
- Ăn/uống, vận động, tâm lý.
- Cách phát hiện dấu hiệu bất thường sau mổ hoặc khi có thai trở lại.
IV. Đánh giá
- NB tỉnh táo, không đau vết mổ
- NB vết mổ khô, tiểu tiện vận động bình thường.
- Người bệnh biết cách phòng ngừa các biết chứng sau khi đã được tư vấn GDSK.
V. Tài liệu tham khảo
1. Trường đại học Điều dưỡng Nam Định, bệnh học sản khoa.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 93
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Chương IV
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHI KHOA
Bài 34. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU

I.Đại cương
Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng bệnh lý do các vi khuẩn xâm nhập vào
đường tiết niệu. Bệnh biểu hiện: sốt, đái buốt/đái dắt/đái ít, trẻ quấy khó, ăn kém.
II. Nhận định
1.Hỏi bệnh
- Trẻ có đái buốt, đái rắt không?
- Nước tiểu của trẻ màu gì ?
- Trẻ có biểu hiện sốt không, từ bao giờ?
- Trẻ có tiền sử về các dị tật bẩm sinh đường tiết niệu hoặc sỏi tiết niệu?
- Hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh/người nhà người bệnh.
2. Khám thực thể
- Tình trạng nhiễm trùng: thân nhiệt, tính chất sốt, dấu hiệu rét run?
- Số lượng, số lần nước tiểu trong ngày? màu sắc nước tiểu?
- Có biểu hiện đau buốt khi đi tiểu?
- Quan sát bộ phận sinh dục ngoài: có hăm đỏ, dị dạng…
- Phát hiện các ổ nhiễm trùng ngoài da, cơ, tai mũi họng, …
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm HS, HH, nước tiểu
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Trẻ sốt, rét run liên quan đến quá trình nung mủ ở đường tiết niệu
2.Trẻ sợ đái vì đau buốt khi đi tiểu
3.Trẻ đái đục, đái rắt, đái buốt do viêm nhiễm đường tiểu
4.Trẻ gầy còm, thiếu hụt dinh dưỡng do nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần
5.Nguy cơ té ngã ở trẻ nhỏ
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Hạ sốt, làm hết rét run cho trẻ
-Thực hiện y lệnh hạ sốt
-Thực hiện y lệnh kháng sinh
- Ủ ấm khi trẻ rét run

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 94
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2. Giúp trẻ đi tiểu được bình thường, không sợ đi tiểu


- Chườm nóng vùng xương mu
- Động viên trẻ trước và trong khi đi tiểu
- Uống nhiều nước
3. Giúp trẻ đi tiểu bình thường, màu sắc nước tiểu bình thường
- Uống nhiều nước
- Thay đổi món ăn hàng ngày nhằm thay đổi môi trường pH nước tiểu, thực hiện
chế độ ăn luôn phiên 3 ngày nhiều thịt, 3 ngày nhiều rau
4. Tăng cường thể lưc, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật bẩm sinh hoặc sỏi niệu quản nếu cần
- Hướng dẫn chế độ ăn nhằm nâng cao thể lực cho trẻ
- Giáo dục để trẻ có thói quen uống nhiều nước, thường xuyên đi tiểu tiện, tránh
nhịn đái gây ứ đọng nước tiểu.
5. Chăm sóc phòng tránh ngã cho NB
-Thông báo và hướng dẫn cho NNNB về các nguy cơ ngã, các vị trí té ngã.
- Luôn có người nhà bên cạnh chăm sóc và theo dõi trẻ
- Nằm giường có thanh chắn hoặc được kê sát tường
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Trẻ đi tiểu bình thường, không sợ đi tiểu
- Màu sắc nước tiểu bình thường
- Hết sốt, hết rét run
-Trẻ tăng cân tốt
- Trẻ không có ngã tại bệnh viện
VI. Tài liệu tham khảo
1.Bài giảng điều dưỡng Nhi khoa, Trường Đại học điều dưỡng Nam Định.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 95
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 35. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ CO GIẬT

I. Đại cương
Co giật là trạng thái rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần
kinh tự dộng do sự phóng điện đột ngột, quá mức và nhất thời của một số tế bào
thần kinh (neuron). Bệnh biểu hiện: sốt, co giật toàn thân hay cục bộ.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
Hỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ trực tiếp để xác định hoàn cảnh xuất hiện cơn
giật và điều kiện hết cơn giật:
- Trẻ bị co giật từ bao giờ? bao nhiêu lần rồi? Mỗi cơn giật kéo dài bao lâu?
- Trẻ bị co giật tay, chân, mắt, mũi, miệng, nửa người hay co giật một bộ phận?
- Trước khi co giật trẻ có biểu hiện gì bất thường không? Có ăn uống nhầm thuốc
hoặc chất độc gì không? Có sốt cao? Có nôn? Có kêu đau đầu?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh/người nhà người bệnh.
2. Khám thực thể
- Trong cơn giật cần quan sát và thăm khám kỹ bệnh nhi để xác định
+ Tính chất cơn giật: toàn thân hay cục bộ, thời gian co giật bao lâu.
+ Có các dấu hiệu suy hô hấp hay suy tuần hoàn không? Có vấn đề gì gây cản trở
hô hấp hay tuần hoàn không?
+ Kiểm tra DHST
+ Có dấu hiệu về thần kinh thực thể không : liệt, thóp phồng, mắt lác, méo mồm,
có sùi bọt mép, đái ỉa không tự chủ? có cắn phải lưỡi không ?
- Sau cơn giật cần nhận định: Trẻ tỉnh hay mê, có bị liệt?Vận động các chi có bình
thường? Trẻ không tỉnh táo đánh giá tri giác theo thang điểm Glasgow.
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm HS, HH, điện não đồ.
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Trẻ tím tái do ức chế trung tâm hô hấp hoặc do hít phải đờm dãi, chất nôn
2. Trẻ co giật toàn thân do sốt cao
3. Trẻ co giật toàn thân, tái phát nhiều lần do động kinh
4. Trẻ có nguy cơ tái phát cơn co giật
5. Trẻ bị chảy máu do cắn vào lưỡi,trẻ có nguy cơ té ngã
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Đảm bảo thông khí, hết tím tái cho NB
- Nâng cao vai

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 96
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Hút dịch đường hô hấp


- Thở ôxy theo chỉ định
- Theo dõi nhịp thở , SPO2
2. Cắt cơn giật, hạ sốt cho trẻ
- Thực hiện thuốc cắt cơn giật, hạ sốt
- Lau người bằng nước ấm
- Theo dõi sát nhiệt độ
3. Chăm sóc đúng theo chỉ định chăm sóc bệnh nhân động kinh
- Sử dụng thuốc động kinh đúng chỉ định
- Thăm khám định kỳ theo hẹn hoặc khi có bất thường
4. Cầm máu cho trẻ khi bị chảy máu do cắn vào lưỡi
- Chèn gạc giữa 2 hàm răng ngay khi xuất hiện cơn giật
- Ấn bông, gạc vào vùng chảy máu để cầm máu
- Thực hiện y lệnh cầm máu. Theo dõi tình trạng chảy máu
5. Đề phòng nguy cơ tái phát cơn giật
- Thực hiện y lệnh an thần duy trì
- Hướng dẫn sử dụng đều đặn thuốc động kinh, đề phòng các tai nạn xảy ra
- Hướng dẫn xử trí khi xuất hiện co giật tại nhà
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
6. Chăm sóc phòng tránh ngã cho NB
-Thông báo và hướng dẫn cho NNNB về các nguy cơ ngã, các vị trí té ngã.
- Luôn có người nhà bên cạnh chăm sóc và theo dõi trẻ
- Nằm giường có thanh chắn hoặc được kê sát tường
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Trẻ hết giật, tỉnh táo, không tím, kiểm soát và phòng ngừa xuất hiện cơn giật tái
phát
- Điều trị được nguyên nhân, ngăn ngừa các biến chứng sau giật
- Gia đình đã hiểu được cách chăm sóc, xử trí khi trẻ xuất hiện cơn giật và cách đề
phòng giật tái phát.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng điều dưỡng Nhi khoa trường Đại học điều dưỡng Nam Định

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 97
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 36. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


TIÊU CHẢY CẤP

I. ĐẠI CƯƠNG
Tiêu chảy cấp là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong ngày và
kéo dài không quá 14 ngày.
II. Nhận Định
1. Hỏi bệnh
- Tình trạng đại tiện: số lần, số lượng, tính chất, màu sắc của phân.
- Tình trạng tiểu tiện: có đi tiểu được không? mấy giờ chưa đi tiểu?
- Nôn: số lần, số lượng, tính chất, màu sắc củachất nôn.
- Sốt: trẻ sốt khi nào, mức độ sốt. Có sốt rét kèm theo không?
- Dinh dưỡng: có biếng ăn? ăn thế nào, số lượng? có uống nước nhiều?
- Các dấu hiệu khác: có khóc thét từng cơn và kèm theo tím tái ở trẻ nhỏ? (gợi ý
lồng ruột).
- Thuốc đã dùng: Kháng sinh...
- Khu vực dịch tễ: Ở nhà, ở trường học có nhiều trẻ bị tiêu chảy không?
- Cân nặng lúc đẻ?
- Dinh dưỡng: Mẹ có đủ sữa không? Trẻ ăn sam lúc mấy tháng? Thức ăn sam như
thế nào? Dinh dưỡng trẻ trước khi bị ốm như: trẻ bú mẹ, ăn sữa công nghiệp, ăn
nhân tạo, dinh dưỡng trong khi trẻ bị tiêu chảy ra sao.
- Trước khi bị tiêu chảy có ăn những loại thức ăn dễ bị ôi thiu, uống nước lã?
- Tiền sử sản khoa, tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh tật, tiền sử tiêm chủng.
- Hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh/người nhà người bệnh.
2. Khám thực thể
- Dấu hiệu sinh tồn
- Đánh giá dấu hiệu mất nước
+ Toàn trạng: tỉnh táo, kích thích hay li bì. Niêm mạc miệng lưỡi khô hay ướt, có
nước bọt? Thóp trước: lõm hơn bình thường, rất lõm khi mất nước nặng.
+ Nước mắt: khi trẻ khóc to có nước mắt không? Nếu không có nước mắt là bị mất
nước. Mắt có trũng hoặc rất trũng.
+ Khát nước: trẻ không khát, khát hoặc không uống được
+ Nếp véo da: bình thường hay mất chậm ( >2 s hặc <2 s)
- Dấu hiệu biến chứng
+ Rối loạn điện giải: co giật li bì, hôn mê, bụng chứng, liệt ruột, giảm trương lực
cơ.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 98
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

+ Rối loạn kiềm toan: Thở nhanh sâu


+ Hạ đường huyết: Vã mồ hôi, da nhợt, tim nhịp nhanh, run giật chi, rối loạn tri
giác, co giật, hôn mê.
+ Suy thận cấp: Tiểu ít, phù, cao huyết áp, lừ đừ
- Các triệu chứng khác: Sụt cân, Đái ít, Sốt
3. Cận lâm sàng
- Điện giải đồ, Công thức bạch cầu, Xét nghiệm phân, Cấy phân
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Nguy cơ mất nước/mất nước/mất nước nặng và điện giải liên quan đến tình trạng
trẻ nôn/ đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
2. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến mất nước do ăn uống kém và đi
ngoài phân lỏng nhiều lần.
3. Nguy cơ lây lan nhiễm trùng liên quan đến gia đình trẻ chưa biết cách vệ sinh và
xử lý chất thải đúng cách.
4. Nguy cơ tổn thương da vùng hậu môn của trẻ liên quan đến trẻ đi ngoài nhiều
lần và gia đình trẻ chưa biết cách chăm sóc vùng hậu môn của trẻ.
5. Gia đình lo lắng do bệnh lâu khỏi liên quan đến bố mẹ trẻ thiếu kiến thức về
bệnh và cách chăm sóc trẻ bệnh.
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Phòng nguy cơ mất nước và điện giải theo phác đồ A ,B,C.
- Thực hiện y lệnh cho trẻ uống Oresol và các dịch khác thay thế/bù dịch và điện
giải bằng cách uống dung dịch ORS trong thời gian 4 giờ/thực hiện y lệnh truyền
dịch.
+ Cho trẻ uống Oresol và các dịch khác thay thế ngay sau lần đi ngoài đầu tiên.
Nếu trẻ không uống được phải truyền đường truyền tĩnh mạch hoặc đặt sonde dạ
dày truyền ORS nhỏ giọt theo y lệnh.
- Thực hiện y lệnh bổ sung kẽm.
- Theo dõi dấu hiệu mất nước: tinh thần, mắt trũng, khát nước, nếp véo da.
- Theo dõi dấu hiệu rối loạn điện giải: dấu hiệu tê bì chân tay, chướng bụng,
- Theo dõi các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy: đi ngoài phân lỏng, nôn,...
2. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
- Sau khi bù đủ dịch, tiếp tục cho trẻ bú, cho trẻ ăn phù hợp với lứa tuổi. Ăn tăng
thêm 1 bữa so với bình thường trong thời gian 2 tuần
- Hướng dẫn gia đình cung cấp chế độ ăn và thức ăn phù hợp
- Theo dõi và ghi lại các đáp ứng đối với vấn đề nuôi dưỡng để đánh giá việc dung
nạp thức ăn.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 99
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

3. Trẻ không có dấu hiệu nhiễm khuẩn và không bị lây lan cho người khác.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng bao gồm: xử lý đồ vải, xử lý
phân, đồ dùng, vệ sinh tay nhằm giảm sự lây lan.
- Duy trì rửa tay trước và sau khi cho trẻ ăn, trước và sau khi vệ sinh trẻ đi ỉa
- Sử dụng bỉm, thay bỉm sau mỗi lần trẻ đi ỉa
- Giữ vệ sinh tay, chân, cơ thể trẻ sạch, để các đồ vật xa vùng nhiễm bẩn
- Hướng dẫn trẻ rửa tay sau khi đi ỉa (nếu tuổi phù hợp)
- Hướng dẫn gia đình và người đến thăm trẻ các biện pháp cách ly
4. Da vùng hậu môn của trẻ không có dấu hiệu tổn thương.
- Thay tã thường xuyên
- Rửa sạch bằng xà phòng trung tính, lau khô
- Khi da bị hăm có thể bôi mỡ oxyd kẽm, xanh methylen vào vùng da bị tổn
thương
- Theo dõi các dấu hiệu tổn thương da vùng mông.
5. Tư vấn giáo dục cho gia đình trẻ hiểu về bệnh và cách chăm sóc trẻ bệnh.
- Động viên gia đình
- Hỗ trợ gia đình chăm sóc trẻ
- Hướng dẫn gia đình pha ORS, uống ORS, dấu hiệu quan trọng, xử lý phân.
- Cung cấp thông tin về bệnh và kế hoạch điều trị
V. Đánh giá chăm sóc
- Trẻ được đảm bảo cân bằng nước và điện giải
- Trẻ được đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng
- Gia đình trẻ biết cách xử lý chất thải, không làm lây lan mầm bệnh ra môi trường
- Trẻ không có dấu hiệu tổn thương da vùng hậu môn
- Gia đình trẻ yên tâm, biết cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng điều dưỡng Nhi khoa trường Đại học điều dưỡng Nam Định.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 100
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 37. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

VIÊM PHẾ QUẢN

I. ĐẠI CƯƠNG
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm
các đường dẫn không khí lớn đến phổi (viêm nhiễm, phù nề, chít hẹp, co thắt…).
Khi trẻ bị đau họng, cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây
bệnh có thể xâm nhập phế quản.
II. NHẬN ĐỊNH
1. Hỏi bệnh
- Tình trạng ho: ho cơn hay ho liên tục, ho có đờm hay? số lượng, màu sắc?
- Khó thở: có khó thở? khó thở nhiều hay ít
- Sốt: thời gian trẻ bắt đầu sốt, tính chất sốt
- Biếng ăn: Trẻ không muốn ăn những thức ăn thường ngày
- Trẻ có quấy khóc
- Thuốc đã dùng: kháng sinh...
* Hỏi tiền sử
- Thời gian phát bệnh
- Có tiền sử bệnh mãn tính? Có xảy ra theo mùa?
Có mắc các bệnh liên quan tai, mũi, họng?
* Hỏi vấn đề khác: kinh tế, tâm lí gia đình, sự hiểu biết.
2. Khám thực thể
- Toàn trạng: tỉnh táo, kích thích hay li bì
- Đánh giá mức độ khó thở
-Sốt nhẹ, đau đầu sổ mũi.
- Ho khan, ho từng cơn. Ho kèm đờm xanh (số lượng, màu sắc, tính chất).
- Dấu hiệu sinh tồn
3. Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu, chụp X quang phổi, Xét nghiệm đờm
III. CHẨN ĐOÁN CHĂM SÓC
1. Nguy cơ khó thở do dịch đờm ứ đọng liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp
2. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống kém
3. Gia đình trẻ lo lắng, bệnh trẻ lâu khỏi liên quan đến bố mẹ trẻ thiếu kiến thức về
bệnh và cách chăm sóc trẻ bệnh
IV. LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
1. Đảm bảo thông khí cho trẻ và chống bội nhiễm

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 101
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Đặt trẻ nằm ở tư thế ngửa, đầu ngẩng cao để làm thông thoáng đường hô hấp.
- Cho uống nhiều nước ấm làm loãng đờm, súc miệng bằng nước ấm.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi khạc đờm
- Thực hiện hút đờm cho trẻ (nếu có)
- Thực hiện y lệnh thuốc cho trẻ: thuốc long đờm , khí dung...
2. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện vệ sinh răng miệng hiệu quả.
- Cho ăn nhiều bữa một ngày, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu tránh đồ nhiều dầu mỡ.
- Khuyến khích bệnh nhân ăn thêm trái cây, rau xanh, sữa…
3. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho NNNB
- Động viên gia đình
- Cung cấp thông tin về bệnh và kế hoạch điều trị
- Hỗ trợ gia đình chăm sóc trẻ
- Hướng dẫn dẫn gia đình pha ORS, uống ORS, dấu hiệu quan trọng.
- Thường xuyên vệ sinh rửa tay cho trẻ, ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng,
- Giữ vệ sinh môi trường sống.
- Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.
- Không để cho trẻ chung sống với môi trường có khói thuốc lá.
- Hướng dẫn NNNB các dấu hiệu bệnh: có biểu hiện thở dốc, tái mặt hay ho ra
máu cần báo ngay với bác sĩ.
V. Đánh giá chăm sóc
- Đánh giá tình trạng ho và khạc đờm có được cải thiện không?
- Đánh giá tình trạng bệnh và mức độ bệnh.
- Đánh giá tình trạng bệnh nhân: tinh thần, hiểu biết bệnh tật và các biến chứng.
- Đánh giá kết quả đáp ứng điều trị đối với bệnh nhân.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng điều dưỡng Nhi khoa trường Đại học điều dưỡng Nam Định.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 102
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Chương V
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÁC BỆNH NHIỆT ĐỚI
Bài 38. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
DENGUE XUẤT HUYẾT

I. Đại cương
Dengue xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây
ra và muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh. Bệnh có biểu hiện lâm sàng
chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết da với nhiền dạng khác nhau.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Tiền sử dịch tễ: Xung quanh có ai mắc bệnh này?
- Sốt, xuất huyết từ bao giờ? thời gian? hỏi các triệu chứng của bệnh.
+ Có đau bụng, có đau đầu, đau mỏi các cơ không?
+ Tình trạng đại tiểu tiện thế nào?
+ Các triệu chứng khác: chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi ngoài phân đen?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh.
2. Khám thực thể
- Tinh thần tỉnh, vật vã hay li bì?
- Da có xung huyết không? Nốt bầm tím hay ban xuất huyết? da và đầu chi ấm hay
lạnh? Làm dấu hiệu dây thắt.
- Đo nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, mạch, SPO2. Có biểu hiện suy hô hấp không?
- Phát hiện dấu hiệu tiền sốc và sốc.
- Phát hiện biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa, toan chuyển hóa...
3. Các xét nghiệm
- Huyết thanh chẩn đoán, Tiểu cầu, Hematocrit, điện giải đồ, công thức máu
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Tình trạng thoát huyết tương cô đặc máu do tăng tính thấm thành mạch
2. Tình trạng xuất huyết do rối loạn về đông cầm máu
3. Tình trạng tăng thân nhiệt do nhiễm trùng.
4. Nguyên cơ suy hô hấp do trụy mạch, thiếu Oxy máu.
5. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.
6. Người bệnh lo lắng do thiếu kiến thức về bệnh.
IV. Lập và thực hiện chăm sóc

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 103
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

1. Làm giảm và hết tình trạng thoát huyết tương cô đặc máu do tăng tính thấm
thành mạch
- Cho NB uống đủ nước: Oresol, nước trái cây. Nếu NB nôn nhiều không uống
được thì bù dịch bằng đường tĩnh mạch.
- Theo dõi tri giác: Li bì, vật vã
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.
- Theo dõi lượng nước vào, ra trong 24h
- Không di chuyển người bệnh khi đang có sốc
- Thực hiện y lệnh lấy máu XN đánh giá Hematocrit
2. Giảm tình trạng xuất huyết
- Theo dõi biểu hiện xuất huyết da, làm dấu hiêu dây thắt
- Theo dõi xuất huyết niêm mạc:
+ Chảy máu cam
+ Xuất huyết tiêu hóa: Nôn ra máu, ia phân đen, xuất huyết nội tạng
- Thực hiện y lệnh thuốc: VTM C, hoặc truyền khối tiểu cầu (nếu giảm tiểu cầu)
3. Hạ sốt cho người bệnh
- Cho NB nằm phòng thoáng, nới rộng quần áo và chườm ấm.
- Đo nhiệt độ 2-3h/lần (chú ý NB dễ hạ nhiệt độ vào ngày thứ 3-6 và rơi vào sốc)
- Thực hiện y lệnh thuốc hạ nhiệt (không nên hạ nhiệt độ đột ngột dễ gây biến
chứng trụy mạch). Khi NB bị sốc có hạ nhiệt độ thì phải ủ ấm.
4. Đảm bảo thông khí và chống suy hô hấp
- Thực hiện y lệnh thở Oxy khi người bệnh có sốc
- Thực hiện thở máy khi người bệnh có hôn mê.
- Theo dõi nhịp thở 2-3h/lần
- Theo dõi: da chi lạnh, tím môi là biểu hiện sốc
5. Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh
- Giải thích cho người nhà và người bệnh hiểu biết tầm quan trọng của dinh dưỡng
đối với quá trình điều trị
- Cho người bệnh ăn mềm, lỏng dễ tiêu, khi người bệnh hết sốt ăn bình tường.
- Uống nước hoa quả tười: Cam, chanh...
- NB nặng: cho ăn qua sonde dạ dày và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
6. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người nhà
- Động viên an ủi, giải thích rõ về bệnh để an tâm phối hợp điều trị.
- Hướng dẫn cách tự theo dõi, đề phòng các biến chứng nguy cơ và phòng bệnh:
+ Khi ngủ phải có màn
+ Hướng dẫn chế độ ăn uống

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 104
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

+ Hướng dẫn cách phát hiện dấu hiệu của sốc


- Vệ sinh cá nhânhàng ngày.
- Thay quần áo chăn ga 1 lần/ngày và khi cần
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- NB giảm hoặc hết sốt, không đau đầu và không có xuất huyết da, tiêu hóa.
- Ăn uống ngon miệng
- Xét nghiệm tiểu cầu và hematocrit trở về bình thường
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 26 tháng 02 năm 2011
của bộ trưởng Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sốt xuất huyết.
Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh Sốt xuất huyết
2. Nhà xuất bản y học (2016), Hướng dẫn chăm sóc các bệnh truyền nhiễm và
bệnh nhiễm khuẩn “chăm sóc người bệnh Sốt xuất huyết, trang 135 - 143”.

BÀI 39. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


VIÊM GAN B VIRUS

I. Đại cương
Viêm gan virus B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do virus viêm gan B gây
ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con.
Viêm gan virus B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% trường hợp khỏi
hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ
gan và ung thư gan.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Toàn trạng: mệt mỏi, đau các khớp nhỏ. Có sốt?
- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, đầy bụng khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn? táo bón/tiêu
chảy. Đau bụng vùng thượng vị hoặc vùng hạ sườn phải?
- Đi tiểu nhiều hay ít, nước tiểu có sẫm màu?
- Có tiền sử đã phát hiện bị nhiễm viêm gan virus A, B, C, D,…?
2. Khám thực thể
* Dấu hiệu sinh tồn

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 105
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Đo dấu hiệu sinh tồn (Nhiệt độ: có thể có sốt nhẹ, trường hợp sốt cao có thể do
bội nhiễm, đặc biệt trên NB xơ gan, xơ gan do rượu nguy cơ bội nhiễm cao).
- Trường hợp nặng như: hôn mê gan, sốc, xuất huyết nặng mạch nhanh nhỏ khó
bắt, huyết áp tụt hoặc không đo được.
* Da, niêm mạc
- Da và củng mắt vàng tăng dần ở thời kỳ toàn phát. Trong trường hợp ứ sắc tố
mật: da vàng đậm.
- Niêm mạc mắt có thể vàng nhợt trắng trong trường hợp xuất huyết nặng.
- Có thể thấy sao mạch.
* Hô hấp
- Nhịp thở, kiểu thở: thở nhanh, khó thở, tím tái trong trường hợp nặng.
*Tuần hoàn
- NB nặng sẽ có biểu hiện suy tuần hoàn, rối loạn nước và điện giải:
+ Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.
+ Da nổi vân tím, hạ thân nhiệt, chi lạnh.
- Giai đoạn muộn rối loạn nhịp tim, có cơn ngừng tim, huyết áp hạ và không đo
được.
* Tình trạng toàn thân
- Tinh thần: tỉnh táo hay dấu hiệu tiền hôn mê/hôn mê gan? NB tiền hôn mê gan:
có biểu hiện kích thích, vật vã, la hét, mê sảng, đi vào hôn mê gan.
- Khám bụng: gan to, ấn tức, có khi có lách to. Có thể có cổ trướng.
- Nước tiểu: số lượng ít, sẫm màu.
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm men gan tăng cao, Bilirubin tăng cao, tỷ lệ prothrombin.
III. Chẩn đoán
1.Vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng do ứ mật
2. Mệt mỏi do suy giảm chức năng gan
3. Dinh dưỡng không đầy đủ do chán ăn
4. Nguy cơ tiền hôn mê gan và hôn mê gan
5. NB thiếu hiểu biết về bệnh
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Làm giảm và hết tình trạng vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng
- Theo dõi và đánh giá mức độ vàng da, vàng mắt hàng ngày (mức độ vàng da
giảm đi hay vàng đậm lên)
- Theo dõi tình trạng đau tức vùng gan

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 106
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Thực hiện thuốc theo y lệnh: truyền dịch, lợi mật, thuốc bảo vệ chống sự hủy
hoại tế bào gan.
- Theo dõi lượng nước tiểu
- Thực hiện y lệnh xét nghiệm chức năng gan mật
2. Làm giảm mệt mỏi cho người bệnh
- Đánh giá mức độ mệt mỏi của người bệnh hàng ngày
- Hường dẫn NB nghỉ ngơi tuyệt đối/tại giường, đi lại nhẹ nhàng trong phòng.
- Động viên NB yên tâm điều trị, tránh lo lắng không cần thiết.
- Giữ phòng yên tĩnh đảm bảo giấc ngủ cho NB
3. Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh
- Hướng dẫn NB ăn thức ăn dễ tiêu đảm bảo dinh dưỡng.
- Thức ăn hạn chế đạm động vật, mỡ, tăng đạm thực vật và Protid
- Uống nhiều nước: Nước nhân trần, đường Glucose (lưu ý NB có Đái tháo
đường). Tăng Vitamin, nước hoa quả tươi, trái cây
- Không uống rượu bia, không sử dụng thuốc tránh thai (nữ).
4. Giảm nguy cơ biến chứng
- Theo dõi tình trạng diễn biến của người bệnh
- Phát hiện sớm và kịp thời khi người bệnh có biểu hiện rối loạn tri giác, dấu hiệu
tiền hôn mê gan như lú lẫn, ngủ gà, hành vi bất thường…
- Theo dõi DHST (NB diễn biến nặng: biểu hiện mạch nhanh, huyết áp hạ, suy
tuần hoàn, hơi thở có mùi aceton trong viêm gan tối cấp)
- Phát hiện kịp thời dấu hiệu tuần hoàn bàng hệ, cổ chướng.
5. Hướng dẫn, tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà
- Bệnh viêm gan virus diễn biến âm thầm và đa dạng. Bệnh có thể diễn biến nặng,
kéo dài hay hôn mê nên cần được theo dõi cẩn thận.
- Hướng dẫn NNNB cách theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường: thay đổi
tính cách, nôn nhiều hoặc nôn ra máu, đi ngoài phân đen, … báo ngay NVYT.
- Chế độ dinh dưỡng: đảm bảo ăn đủ calo mỗi ngày, ăn thức ăn dễ tiêu, tăng đạm
thực vật, uống nhiều nước hoa quả, kiêng rượu bia, chất kích thích.
- Hướng dẫn cách phòng lây nhiễm bệnh viêm gan virus: lây qua đường tiêu hóa,
đường tiêm truyền/truyền máu, đường sinh dục, từ mẹ sang con tùy theo từng loại
virus viêm gan.
- Tiêm phòng vaccin viêm gan B.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2016), Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh Viêm gan B Virut

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 107
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 40. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỞI

I. Đại cương
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, thường
gặp vào mùa đông xuân, có thể gây thành dịch. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ
yếu là hội chứng viêm long, sốt, mọc ban hồng không ngứa và ban mọc theo trình
tự (đầu mặt cổ sau đó lan xuống thân mình và tứ chi).
II. Nhận định
1.Hỏi bệnh
- Mệt mỏi, ngủ li bì hay quấy khóc?
- Sốt cao, sốt ngày thứ mấy?
- Có ho, khó thở? Có đau họng, đau tai?
- Tình trạng đi ngoài?
- Tiền sử dịch tễ: Xung quanh có ai mắc bệnh này?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh.
2. Khám thực thể
* Đo dấu hiệu sinh tồn, SPO2.
- Nhiệt độ: Thường sốt >380c
- Mạch bình thường hoặc hơn nhanh.
- Huyết áp bình thường hoặc hơi tăng ở giai đoạn sốc.
- Nhịp thở: Quan sát kiểu thở
* Hô hấp: Đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở, tím môi và đầu chi, đo SpO2
Lưu ý trường hợp có biến chứng suy hô hấp, có kèm theo các triệu chứng sau: thở
nhanh, thở rít, rút lõm lồng ngực, ho khò khè, tím tái môi và đầu chi. SpO2 <92%
* Tuần hoàn (có biểu hiện sốc)
- Mạch nhanh theo tuổi hoặc khó bắt
- Huyết áp giai đoạn đầu có thể tăng
- Giai đoạn suy hô hấp nặng có sốc huyết áp tụt hoặc không đo được
* Tiêu hóa: Tính chất, số lượng, màu sắc của phân, đánh giá dấu hiệu mất nước
nếu Nb đại tiện phân lỏng nhiều lần
* Tiết niệu: Số lượng và màu sắc nước tiểu 24h
* Da và niêm mạc
- Quan sát thứ tự phát ban, vị trí ban, màu sắc ban
- Mắt đỏ, chảy nước mắt, có thể sưng nề mi mắt, viêm kết mạc mắt
* Các biểu hiện thường gặp
- Phát ban đỏ theo trình tự: Chân tóc, đầu, mặt, cổ, thân mình, tứ cho

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 108
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Mắt đỏ, chảy nước mắt, có thể sưng nề mi mắt, viêm kết mạc mắt.
3. Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Huyết thanh chẩn đoán sởi, X- quang phổi, công thức máu, sinh hóa, nước tiểu.
III. Chẩn đoán chăm sóc
1.Tăng thân nhiệt, nhức đầu, mệt mỏi do nhiễm virus
2. Đỏ mắt do viêm kết mạc
3. Nguy cơ suy hô hấp do viêm xuất tiết làm tắc nghẽn đường hô hấp
4. Nguy cơ mất nước do tiêu chảy
5. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do mệt mỏi, chán ăn, đau họng, rối loại tiêu hóa
6. Gia đình và hướng bệnh thiếu kiên thức về bệnh
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Làm giảm sốt, nhức đầu, mệt mỏi
- Duy trì nhiệt độ ở mức độ ổn định tránh co giật.
- Cho người bệnh nằm buồng cách ly, nghỉ ngơi tại phòng.
- Cho người bệnh nằm phòng thoáng, nới rộng quần áo.
- Chườm mát/lau người bằng nước ấm khi sốt >38,50c
- Thực hiện thuốc hạ sốt, giảm đau theo y lệnh.
- Đo nhiệt độ 4 lần/ngày và khi sốt.
- Trường hợp sốt cao cần kiểm tra lại nhiệt độ 1-2h/lần.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, trẻ nhỏ hướng dẫn cho trẻ bú theo nhu cầu,
uống nước ORESOL, nước hoa quả tươi.
2. Làm giảm đỏ mắt, viêm kết mạc cho người bệnh
- Thực hiện nhỏ thuốc mắt cho người bệnh theo y lệnh
3. Làm giảm nguy cơ suy hô hấp do viêm xuất tiết làm tắc nghẽn đường hô hấp
- Đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở nếu có tăng tiết: vệ sinh mũi, hút đờm dãi
- Nếu người bệnh có biểu hiện khó thở: Đo SpO2 và cho thở Oxy
- Vệ sinh mũi họng: Xúc miệng họng bằng Dd Natriclorid, rửa mũi.
- Thực hiện thuốc theo y lệnh
- Theo dõi tình trạng hô hấp
4. Đảm bảo dinh dưỡng do mệt mỏi, chán ăn, đau họng, rối loại tiêu hóa
- Cho người bệnh ăn thức ăn nhẹ, đảm bảo dinh dưỡng, ăn theo khẩu vị, chia nhỏ
bữa trong ngày (trẻ nhỏ ăn chế độ ăn bình thường theo lứa tuổi)
- Thực hiện y lệnh, bù dịch bằng đường uống/truyền tĩnh mạch theo y lệnh.
- Bổ sung Vitatmin A
- Theo dõi tình trạng ăn uống, tình trạng đi ngoài của người bệnh.
5. Làm giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 109
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Động viên người bệnh uống nhiều nước, nước OSR.


- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, nước tiểu, đại tiện, cân bằng dịch vào ra.
- Bù dịch bằng đường uống/truyền tĩnh mạch theo y lệnh.
- Vệ sinh răng miệng, mũi họng.
- Vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh sởi.
- Xử lý chất thải, khử khuẩn buồng bệnh, phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
6. Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và gia đình
- Tránh tiếp xúc với người lành trong trong thời kỳ bị bệnh để tránh lây lan cho
cộng đồng.
- Hướng dẫn cách giữ gìn vệ sinh, cách phòng tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang khi
tiếp xúc, vệ sinh tay, vệ sinh đồ dùng, vệ sinh đồ chơi cho trẻ.
- Hướng dẫn cách theo dõi và phát hiện các dấu hiệu biến chứng, báo cho NVYT
để xử lý sớm kịp thời.
- Hướng dẫn người nhà cách chăm sóc, chuẩn bị đồ ăn cho người bệnh.
- Tư vấn, hướng dẫn tiêm phòng vaccin
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh hết sốt
- Ban trên da bay hết để lại rát thâm trên da, mắt không đỏ.
- Ăn uống ngon miệng
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2016), Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh Sởi

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 110
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 41. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH QUAI BỊ

I. Đại cương
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virut quai bị, lây trực
tiếp bằng đường hô hấp. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt
mang tai không hoá mủ. Các tuyến nước bọt khác, tinh hoần, tuỵ và hệ thần kinh
trung ương cũng có thể bị tổn thương.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Thời gian xuất hiện của bệnh?
- Các triệu chứng: sốt, sưng đau tuyến nước bọt mang tai, có ăn được, có nôn, đau
bụng, đau tinh hoàn không?
- Dịch tễ: Xung quanh có ai bị bệnh không?
-Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh?
2. Khám thực thể
- Đo dấu hiệu sinh tồn hằng ngày.
- Quan sát tuyến nước bọt mang tai: sưng một bên hay hai bên, sưng to hay nhỏ, da
vùng sưng, tuyến sưng có hoá mủ hay không.
- Khám lỗ ống Stenon xem có mủ chảy ra không.
- Khám tinh hoàn, sưng đau 1 bên hay hai bên, đánh giá mức độ sưng, đau.
- Tri giác: li bì, co giật, rối loạn hành vi, liệt
3. Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Sinh hóa Amylza tụy, HH, nước tiểu, dịch não tuỷ
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Tĩnh trạng tăng thân nhiệt do nhiễm virus.
2. Bệnh nhân đau và khó chịu do viêm tuyến nước bọt.
3. Dinh dưỡng kém do đau tuyến mang tai và gây khó nuốt.
4. Gia đình và bệnh nhân thiếu hiểu biết về bệnh
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Giảm và duy trì nhiệt độ ở mức độ ổn định tránh sốt cao co giật cho NB
- Xếp cách ly người bệnh buồng riêng, hướng dẫn đeo khẩu trang, nghỉ ngơi tại
giường đặc biệt trong giai đoạn sốt
- Đo nhiệt độ ngày 3 lần
- Nới rộng quần áo, chăn.
- Hạn chế sốt cho người bệnh: chườm mát vùng chán hoặc lau nười bằng nước ấm.
- Thực hiện thuốc hạ sốt bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch khi sốt cao.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 111
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.


2. Làm giảm đau, giảm viêm và khó chịu
- Theo dõi mức độ đau và sưng tuyến mang tai, tinh hoàn (khi có viêm tinh hoàn),
đau thượng vị (viêm tụy).
- Giảm đau tuyến mang tai bằng chườm nóng.
- Vệ sinh răng miệng, mũi, họng.
- Với NB viêm tinh hoàn
+ Mặc quần lót chặt để treo tinh hoàn, nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian tinh
sưng đau.
+ Dùng thuốc chống viêm Corticoit
- Với NB viêm tuỵ
+ Chườm nóng vùng thượng vị
+ Điều trị như viêm tuỵ.
- Khi dùng Aspirin và Corticoit cho NB cần lưu ý cách sử dụng và tác dụng phụ
(như gây kích ứng dạ dày, chảy máu dạ dày), nên khuyên uống cùng với sữa hoặc
uống trong bữa ăn.
- Động viên và khuyên NB ngủ đúng giờ, tránh ồn ào ảnh hưởng đến giấc ngủ, có
thể dùng thuốc an thần.
3. Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh
- Cho NB ăn thức ăn lỏng dễ nuốt trong những ngày đầu, ăn nhiều bữa đảm bảo đủ
đạm và vitamin.
- Súc miệng nước muối Natriclorid 0,9% sau khi ăn.
- Nằm nghỉ tuyệt đối với NB biến chứng viêm màng não
4. Tư vấn giáo dục sức khỏe
- Hướng dẫn nội quy khoa phòng cho NB và NNNB để yên tâm điều trị.
- Hướng dẫn cách theo dõi, đề phòng các biến chứng nguy cơ và phòng bệnh
+ NB/NNNB đeo khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ.
+ Nằm nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại
+ Uống nhiều nước, ăn mềm
+ Mặc quần lót chật
- Hướng dẫn người nhà NB chưa mắc nên tiên vaccin phòng quai bị.
5. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh giảm sốt hoặc hết sốt
- Tuyến mang tai nhỏ dần.
- Bớt đau, các triệu chứng khó nuốt giảm dần rồi khỏi.
- Người bệnh ăn uống được, ngủ ngon, không đau bụng, không đau tinh hoàn.
VI. Tài liệu tham khảo
1.Bộ Y tế (2016), Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh Quai bị
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 112
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 42. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

I. Đại Cương
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây
thành dịch do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện là tổn thương da, niêm mạc dưới
dạng phỏng nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh
có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi
cấp và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm, xử trí kịp thời.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Sốt ngày thứ mấy, sử dụng thuốc gì?
- Có nốt phỏng: tay chân, miệng?
- Có ho, khó thở? Nôn ói?
- Quấy khóc, ngủ gà, li bì?
- Giật mình, run chi, yếu chi, liệt mềm?
2. Khám thực thể
- Đo dấu hiệu sinh tồn, SpO2
-Tổn thương da: bọng nước nổi trên nền hồng ban, xuất hiện trong lòng bàn tay,

lòng bàn chân, gối, mông.


- Tổn thương niêm mạc: bọng nước ở niêm mạc miệng, dưới lưỡi vỡ ra tạo thành
vết loét.
3. Các xét nghiệm
- Xét nghiệm phát hiện virus EV71
III. Chẩn đoán chăm sóc:
1. Sốt do rối loạn hệ thần kinh thực vật
2. Đau miệng do vết loét bên trong niêm mạc miệng, dưới lưỡi.
3. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém
4. Nguy cơ xảy ra các biến chứng
5. Nguy cơ lây nhiễm chéo cho các gtrẻ khác
6. Gia đình trẻ thếu hiểu biết và cách chăm sóc trẻ
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Làm giảm hoặc hạ sốt cho trẻ
- Nới rộng quần áo, nằm phòng thoáng
- Chườm mát/lau người nước ấm
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Thực hiện y lệnh thuốc hạ sốt theo chỉ định
- Theo dõi nhiệt độ
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 113
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2. Làm giảm và hết đau miệng cho trẻ


- Đánh gía mức độ viêm loét
- Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày và sau mỗi bữa ăn
- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn nóng, chua vì dễ gây kích thích đu nhiều hơn
- Theo dõi mức độ tiến triển của viêm loét, mức độ đau.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
3. Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ăn(chế độ dinh dưỡng theo tuổi)
- Thực hiện thuốc giảm đau trước ăn 20 phút.
- Theo dõi tình trạng ăn uống của trẻ, báo bác sĩ nếu trẻ ăn không đủ.
- Thực hiện y lệnh truyền dịch (nếu có)
- Theo dõi chỉ số BMI
4. Gảm nguy cơ xảy ra biến chứng nặng (Suy hô hấp, thần kinh, tuần hoàn)
- Cho trẻ nghỉ ngơi tránh kích thích
- Theo dõi và báo BS nếu có dấu hiệu li bì, sốt trên >2 ngày, >390c co giật trong
vòng 24 giờ - và 2 giờ trước đó, nôn ói nhiều.
- Hướng dẫn NNNB theo dõi khi có 1 trong các dấu hiệu:
+ Li bì, ngủ gà, sốt > 2 ngày > 39oC.
+ Giật mình, nuốt sặt và nôn ói nhiều
+ Thở nhanh, mệt và bất thường
+ Rung chi, đi loạng choạng, ngồi không vững, yếu liệt chi và thay đổi giọng nói.
5. Làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo
- Cho trẻ nằm phòng riêng
- Nhân viên y tế rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ
- Hướng dẫn NNNB phòng ngừa lây nhiễm
- Xử lý chất thải lây nhiễm
6. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho NNNB
- Cách ly trẻ trong tuần đầu và nghỉ học nếu trẻ ở lứa tuổi học đường.
- Vệ sinh cá nhân.
- Hướng dẫn rửa tay cho trẻ. Rửa tay sau khi tiếp xúc với phân, nước tiểu.
- Không dùng chung đồ cá nhân, đồ chơi. Rửa sạch đồ chơi, vật dụng.
VI. Tài liệu tham khảo
1.Bộ Y tế (2016), Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh Tay chân miệng

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 114
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 43. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT MÒ

I. Đại cương
Sốt mò là bệnh truyền nhiễm do Orientia tsutsugamushi gây nên. Bệnh lây
từ động vật sang người qua trung gian là ấu trùng mò. Bệnh có tính lưu hành địa
phương ở những vùng rừng đồi vào mùa mưa nóng, thường từ tháng 5 đến tháng
10.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Sốt này thứ mấy? Nhiệt độ cao nhất?
- Đau đầu, mệt mỏi? Hoa mắt, chóng mặt?
- Có khó thở/thở nhanh?
- Chán ăn, buồn nôn, nôn?
- Có vết loét/vết côn trùng đốt?
2. Thăm khám thực thể
- Tinh thần: Tỉnh táo hay li bì
- Đo dấu hiệu sinh tồn (sốt cao liên tục, ớn lạnh gặp giai đoạn đầu của bệnh)
- Có vết loét mò đốt thường ở vùng kín: bẹn, nách, bìu
- Ban xuất huyết trên da
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh tăng thân nhiệt do nhiễm trùng
2. Nguy cơ suy hô hấp, suy tuần hoàn.
3. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng
4. Người bệnh vệ sinh cần hỗ trợ
5. Người bệnh lo lắng thiếu hiểu biết về bệnh
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Làm giảm sốt cho người bệnh
- Cho NB nằm phòng thoáng, nới rộng quần áo
- Lau mồ hôi khi hạ nhiệt độ và vã mồ hôi sau dùng thuốc hạ nhiệt
- Cho người bệnh uống nhiều nước.
- Thực hiện y lệnh thuốc hạ sốt
- Theo dõi tình trạng sốt.
- Theo dõi đau do sưng hạch.
2. Đảm bảo thông khí và hệ thống tuần hoàn
- Cho người bệnh nằm đầu cao, phòng thoáng
- Cho người bệnh thở Oxy theo chỉ định

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 115
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Phát hiện sớm tình trạng: mạch nhanh, loạn nhịp, đau ngực, khó thở... để xử lý
kịp thời.
- Hút đờm dãi (khi cần)
- Theo dõi:
+ Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2
+ Biểu hiện khó thở, đau ngực.
3. Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
- Cho NB ăn theo nhu cầu, ăn nhẹ dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn. (NB có biến chứng suy
thận cho ăn nhạt và chế độ ăn bệnh lý khi có chỉ định)
- Cho người bệnh uống nhiều ngước: ORS, nước hoa quả tươi
- Cho người bệnh ăn qua sonde dạ dày/nuôi dưỡng tĩnh mạch khi có chỉ định.
- Theo dõi tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa, chỉ số BMI.
4. Hỗ trợ người bệnh vệ sinh các nhân
- Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn
- Lau người hoặc tắm nước ấm, thay ga, quần áo hàng ngày.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Theo dõi tình trạng vết loét: đỏ, tấy, hay có mủ và vệ sinh vết loét khi cần
- Theo dõi và phát hiện các tổn thương trên da.
5. Giảm lo lắng và tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB/NNNB
- Giải thích cho NB/NNNB về tình trạng bệnh, tiến triển và các yêu cầu chăm sóc,
điều trị để yên tâm điều trị và phối hợp với NVYT khi thực hiện.
- Hướng dẫn NB/NNNB cách phát hiện và các diễn biến bất thường: sốt cao liên
tục, khó thở tăng dần, đau bụng, nôn hoặc đi ngoài để xử lý kịp thời.
- Hướng dẫn NB/NNNB chuẩn bị chế độ ăn đảm bảo đủ calo.
- Hướng dẫn vệ sinh tay.
- Hướng dẫn cách phòng bệnh: mặc quần áo dài, kín khi làm việc trong môi trường
nguy cơ như làm đồng ruộng, nương dẫy, bụi rậm, phát cỏ cây…
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh giảm hoặc hết sốt, hết đau đầu.
- Ăn uống ngon miệng
- Trên da hết ban
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2016), Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh Sốt mò

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 116
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

BÀI 44. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỦY ĐẬU

I. Đại cương
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên,
lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu xảy ra chủ
yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành
tính.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Sốt cao, sốt ngày thứ mấy ?
- Nổi mụn phỏng ngày thứ mấy ?
- Có ho, khó thở ?
- Có đau họng, đau tai ?
- Trẻ ngủ li bì, hay quấy khóc ?
- Tình trạng đi ngoài của trẻ ?
- Hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh/người nhà người bệnh.
- Yếu tố dịch tễ ?
2. Khám thực thể
- Thở nhanh, thở rít, khò khè. Ho
- Rút lõm lồng ngực, tím tái, Sp02 < 92% với khí trời
- Da và niêm mạc có ban phỏng (đánh giá vị trí, màu sắc).
+ Phát ban đỏ toàn thân, nổi lên mặt da, sau vài giờ nốt phỏng to dần có chưa dịch
trong, xung quanh nốt phỏng có chứa riềm da đỏ 1 mm.
+ Nốt phỏng loét trợt hay đóng vẩy.
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm HS, HH, nước tiểu, X- quang phổi.
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Nguy cơ suy hô hấp do biễn chứng viêm phổi.
2. Tăng thân nhiệt
3. Nguy cơ viêm da do bội nhiễm
4. Nguy cơ rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn.
5. Nguy cơ thiếu dinh dưỡng do ăn kém.
6. Nguy cơ viêm phổi, viêm não, màng não...
7. Người bệnh và người nhà thiếu kiến thức về bệnh.
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Đảm bảo thông khí
- Đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 117
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Cho thở oxy theo y lệnh khi khó thở


- Trợ giúp bác sĩ đặt nội khí quản khi người bệnh có suy hô hấp, hôn mê
- Hút đờm rãi đảm bảo thông thoáng đường hô hấp
- Cho NB nằm nghỉ ngơi ở phòng thoáng khí
2. Duy trì tuần hoàn
- Đo dấu hiệu sinh tồn
- Phát hiện dấu hiệu da lạnh, ẩm, nổi vân tím
- Cân bằng dịch
- Đo lượng nước tiểu 24h
3. Làm giảm và hạ sốt cho người bệnh
- Lau người bằng nước ấm, nới rộng quần áo, uống nhiều nước
- Dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh
- Theo dõi nhiệt độ
4. Chăm sóc cơ bản, vệ sinh thân thể, đảm bảo dinh dưỡng
- Người bệnh nằm phòng riêng, có ánh sáng mặt trời và được cách ly cho đến khi
mụn nước đã đóng vảy.
- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng.
- Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hằng ngày
- Vệ sinh da: giữ da khô, sạch, không để trẻ gãi gây vỡ nốt phỏng nước.
- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả
- Cắt móng tay và giữ móng tay trẻ sạch.
5. Theo dõi ngăn ngừa và phát hiện các biến chứng
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tri giác, SpO2
- Theo dõi trẻ tránh gãi nhiều và không được chăm sóc vệ sinh da tốt
6. Tư vấn giáo dục sức khỏe
- Phát hiện sớm và cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng
- Tiêm vaccin
+ Tiêm mũi 1 cho mọi đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên
+ Tiêm mũi 2 nhắc lại cách mũi 1, thời gian là 6 tuần trở đi
+ Không tiêm thủy đậu cho phụ nữ đang mang thai
+ Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nên tiêm vaccin thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Không sốt, nhiễm trùng nốt phỏng, để lại sẹo vĩnh viễn
- Không lây lan cho người xung quanh
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2016), Chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh Thủy đậu.
2. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, BYT

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 118
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Chương VI
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
Bài 45. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
TĂNG HUYẾT ÁP
I. Đại cương
Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, trong đó áp lực của máu đối với thành
động mạch đủ cao, có thể gây tổn thương cơ quan đích như: bệnh lý mạch vành,
suy tim, tai biến mạch máu não, phình tách động mạch...
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều, có bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, có đau đầu chóng mặt, buồn nôn?
- Có tức ngực, khó thở không
- Có tê yếu bên nào, đi lại vận động có khó khăn gì?
- Tình trạng ngủ của NB thế nào?
- Có đau ở đâu, lo lắng hay căng thẳng?
- Ăn uống có ngon miệng (nhiều hay ít), biết cách ăn uống theo bệnh lý?
- Tiểu tiện bình thường hay đái buốt, đái rắt không; đại tiện có táo bón?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da, niêm mạc, phù
- Dấu hiệu sinh tồn
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức.
- Siêu âm tim: có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh khó thở, ho do ứ huyết ở phổi
2. Người bệnh đau ngực do giảm chức năng tim
3. Người bệnh mệt mỏi do giảm tưới máu tổ chức
4. NB phù, đái ít, đau tức hạ sườn phải do gan to/ứ trệ tuần hoàn ngoại biên
5. Người bệnh có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Mores)

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 119
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

6. Người bệnh có nguy cơ rối loạn điện giải do ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu
7. Người bệnh có nguy co tắc mạch do tim loạn nhịp
8. Người bệnh có nguy cơ chảy máu do dùng thuốc chống đông
III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Giảm đau đầu chóng mặt cho người bệnh
- Cho người bệnh nằm đầu bằng
- Thực hiện thuốc hạ áp, tăng tuần hoàn não
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau uống thuốc
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc hạ áp: phù, ho khan
2. Giúp người bệnh ngủ tốt hơn
- Cho người bệnh đi ngủ đúng giờ, không ngủ ngày nhiều.
- Chế độ ăn uống kiêng chất kích thích như cà phê, chè
- Hạn chế người nhà vào thăm người bệnh và đúng giờ quy định.
3. Giảm mệt mỏi lo lắng cho người bệnh
- Động viên, an ủi người bệnh yên tâm điều trị.
- Cho người bệnh nghỉ, tránh gắng sức.
- Tăng hoạt động thể lực 30 - 40 phút/ngày.
- Duy trì chế độ ăn hoa qủa giàu kali chuối, cam, bưởi....
- Ăn nhạt, giảm muối hơn bình thường, nên sử dụng dưới 6g/ngày.
- Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ.
- Nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn.
- Khuyên người bệnh thay đổi lối sống.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá.
- Giảm cân nếu NB quá béo.
4. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh
V. Đánh giá
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2010), Chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp.
2. Bộ Y Tế (2013), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch.
3. Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam (2015), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị
tăng huyết áp.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 120
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 46. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


SUY TIM
I. Đại cương
Suy tim là trạng thái bệnh lý thường do suy giảm chức năng, tim không đáp
ứng đủ nhu cầu oxy cho cơ thể. Là một hội chứng bệnh lý thường gặp trên lâm
sàng và do nhiều nguyên nhân gây ra: tim mạch, nội tiết, bệnh phổi, nhiễm trùng
nhiễm độc...
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Mắc bệnh từ bao giờ, có uống thuốc đều không, bệnh kèm theo?
- Hiện tại có mệt, khó thở, ho, đau ngực không?
- Tình trạng ngủ người bệnh thế nào?
- Người bệnh có buồn nôn/nôn khan?
- Ăn uống có ngon miệng (số lượng), biết cách ăn uống theo chế độ bệnh lý chưa.
- Người bệnh đi tiểu số lần, số lượng ít hay bình thường? Đại tiện như thế nào?
- Người bệnh còn đau ở đâu, có vấn đề khác không?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh.
2. Khám thực thể
- Người bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng người bệnh gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da xanh tái và lạnh hay vàng hoặc xạm, tím môi và đầu chi
- Phù hai chi dưới chi hay phù toàn thân
- Dấu hiệu sinh tồn của người bệnh (chú ý tần số thở của người bệnh)
- Nhìn lồng ngực hai bên có cân đối, co kéo cơ hô hấp, tĩnh mạch cổ nổi?
- Có cảm giác đầy chướng bụng, ấn đau tức hạ sườn
- Nghe tim: nhịp tim nhanh, đều hay loạn nhịp, tần số tim là bao nhiêu
3.Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, Siêu âm tim, xét nghiệm SH máu, HH, X-Q tim phổi, chụp mạch…..
- Đo chức năng hô hấp, cấy đờm: nếu nghi ngờ COPD/viêm phế quản mạn/hen phế
quản….
- XN nội tiết tố tuyến giáp nếu nghi do cường giáp.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh khó thở, ho do ứ huyết ở phổi
2. Người bệnh đau ngực do giảm chức năng tim
3. Người bệnh mệt mỏi do giảm tưới máu tổ chức
4. NB phù, đái ít, đau tức hạ sườn phải do gan to/ứ trệ tuần hoàn ngoại biên
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 121
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

5. Người bệnh có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Mores)


6. Người bệnh có nguy cơ rối loạn điện giải do ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu
7. Người bệnh có nguy co tắc mạch do tim loạn nhịp
8. Người bệnh có nguy cơ chảy máu do dùng thuốc chống đông
III. Lập và Thực hiện kế hoạch
1. Giảm khó thở, giúp người bệnh ho có hiệu quả
- Cho nằm đầu cao
- Thở oxy theo y lệnh
- Vỗ rung lồng ngực cho người bệnh sáng, chiều, tối
- Cho người bệnh súc họng nước muối, vệ sinh răng miệng
- Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu, giảm ho long đờm
- Theo dõi tình trạng khó thở, ho của người bệnh sau khi dùng thuốc
2. Giảm đau ngực cho người bệnh
- Cho người bệnh nghỉ ngơi tránh gắng sức, hỗ trợ khi vận động, sinh hoạt
- Thực hiện y lệnh thuốc giãn vành, bảo vệ cơ tim, giảm loạn nhịp tim, trợ tim
- Theo dõi tình trạng đau ngực sau dùng thuốc
3. Giảm mệt mỏi cho người bệnh
- Hỗ trợ khi vận động, sinh hoạt. Đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm.
- Thực hiện thuốc giãn mạch, tăng tuần hoàn não...
- Hướng dẫn chế độ ăn: ăn 5-6 bữa một ngày, không nên ăn no, ăn kiêng mỡ phủ
tạng động vật; nên ăn thịt nạc, ăn rau xanh, hoa quả thanh long, cam, chuối.
4. Giảm phù và đau tức hạ sườn phải, giúp người bệnh đái tốt hơn
- Kê cao chân khi nằm, hạn chế ngồi thõng chân
- Thực hiện thuốc lợi tiểu.
- Hướng dẫn ăn nhạt, kiểm soát lượng dịch vào, cân bằng dịch cho người bệnh
- Theo dõi tình trạng phù cho người bệnh
- Theo dõi số lượng nước tiểu theo giờ hoặc 24h.
5. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
6. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ rối loạn điện giải,
- Theo dõi người bệnh có nôn khan, chướng bụng
- Thực hiện bù nước và điện giải, giảm tiết bảo vệ niêm mạc dạ dày
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 122
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Kiểm tra XN điện giải đồ cho người bệnh theo y lệnh.


7. Phòng nguy cơ tắc mạch, nguy cơ chảy máu cho NB
- Theo dõi tình trạng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, đau thượng vị, đi
ngoài phân đen, nôn ra máu
- Thực hiện thuốc giảm tiết bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Theo dõi tri giác, tình trạng vận động hoặc yếu chi của người bệnh
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh
- Kiểm tra XN đông máu cho người bệnh theo y lệnh.
V. Đánh giá
- Tình trạng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, phù, đái ít giảm, hết hay tăng lên
VI.Tài liệu tham khảo
1. Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam (2008), Khuyến cáo về các bệnh lý tim
mạch và chuyển hóa.
2. Bộ Y Tế (2013), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 123
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 47. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN
(ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH)
I. Đại cương
Đau thắt ngực ổn định còn được gọi là bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn
tính hoặc suy vành, thường có các triệu chứng: cơn đau thắt ngực ngắn, xảy ra khi
gắng sức, đỡ khi nghỉ và đáp ứng tốt với Nitrates.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Mắc bệnh từ bao giờ, uống thuốc đều không và bệnh kèm theo, có sử dụng rượu
bia hay hút thuốc lá.
- Có đau ngực không? đau ngực trái hay đau ngực phải, đau lan đi đâu, đau tăng
khi nào, đau kéo dài bao lâu, có kèm theo hồi hộp trống ngực không?
- Có mệt, khó thở, ho không?
- Ăn uống có ngon miệng không, số lượng nhiều hay ít, có biết cách ăn uống theo
chế độ bệnh lý? tình trạng đi đại tiện?
- Tình trạng ngủ thế nào, có vấn đề gì lo lắng không?
- Tình trạng vận động: chơi thể thao, tập thể dục?
- Có đau ở đâu, vấn đề gì khác không?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tỉnh, tiếp xúc tốt hay lơ mơ
- Thể trạng NB gầy, béo phì hay trung bình
- Tình trạng da niêm mạc
- Dấu hiệu sinh tồn
- Nhìn lồng ngực có cân đối không?
- Nghe tim: nhịp tim nhanh, đều hay loạn nhịp, tần số tim là bao nhiêu?
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Điện tim, điện tim gắng sức.
- Siêu âm tim: Có thể bình thường/bất thường.
- Xét nghiệm SH máu, HH, X- Q tim phổi.
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. NB đau tức ngực do giảm dòng máu tới tim
2. NB có nguy cơ xuất huyết do dùng thuốc chống đông
3. Người bệnh có nguy cơ ngã do chóng mặt
4. NB chưa hiểu biết đầy đủ về cách chăm sóc bản thân

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 124
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

III. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc


1. Giảm đau ngực cho NB
- Cho NB nghỉ ngơi tránh gắng sức khi đau
- Thực hiện y lệnh thuốc giãn vành, bảo vệ cơ tim
- TD tình trạng đau ngực sau dùng thuốc
2. Phát hiện sớm và giảm nguy cơ nguy cơ xuất huyết cho NB
- TD tình trạng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, đau thượng vị, đi ngoài
phân đen, nôn ra máu
- Thực hiện thuốc giảm tiết bảo vệ niêm mạc dạ dày
3. Chăm sóc phòng tránh nguy cơ ngã cho người bệnh.
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
4. NB biết cách chăm sóc bản thân khi mắc bệnh
- NB thay đổi lối sống: tập thể dục, vận động thể lực đều đặn
- Chế độ ăn lành mạnh: kiêng mỡ, phủ tạng động vật, không sử dụng rượu bia. Nên
ăn nhiều hoa quả và rau, các loại ngũ cốc. Bỏ thuốc lá
- Duy trì cân nặng, nếu béo phì phải giảm cân
- Tránh căng thẳng strees
V. Đánh giá
- Tình trạng đau ngực giảm, hết hay tăng lên
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2010), Chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp.
2. Bộ Y Tế (2013), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch.
3. Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam (2015), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị
tăng huyết áp.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 125
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 48. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

HEN PHẾ QUẢN

I. Đại cương
Hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản, gây nên một sự
gia tăng phối hợp đáp ứng phế quản dẫn đến những đợt tái diễn với biểu hiện: khó
thở, ran rít và ho đặc biệt xảy ra ban đêm hay vào sáng sớm.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Có chàm, dị ứng thức ăn, những đợt ho, khò khè hay khó thở và các nhiễm khuẩn
gần đây .
+ Điều kiện hoàn cảnh sinh sống và làm việc.
+ Tiền sử gia đình về dị ứng.
- Tình trạng bệnh hiện tại:
+ Có sốt? khó thở? (có thành cơn? xuất hiện vào khi nào? bao lâu? thường xuyên
không? âm sắc bất thường? khó thở khi nằm hay ngồi?).
+ Có ho? (ho khan hay ho có đờm).
+ Thuốc đã sử dụng và hiệu quả của thuốc.
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tình trạng toàn thân, tình trạng tinh thần (mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn…)
- Người bệnh vật vã, hốt hoảng hay lơ mơ. Tình trạng da và niêm mạc.
- Người bệnh có khó thở, sự co kéo các cơ hô hấp, cánh mũi, tư thế khi thở.
- Đờm và tính chất đờm.
- Nghe phổi phát hiện tiếng bất thường: tiếng rít, ngáy…
- Các dấu hiệu khác: mồ hôi, nước tiểu, sự đáp ứng điều trị thuốc hiện tại.
- Đo dấu hiệu sinh tồn
3.Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm SH, HH, ......
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. NB có khó thở do co thắt tiểu phế quản.
2. NB kích thích vật vã do thiếu khí.
3. NB Nguy cơ tái phát do tiếp xúc với dị nguyên.
4. NB thiếu hiểu biết về tự chăm sóc và phòng bệnh.
5. NB có nguy cơ ngã
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1.Giảm co thắt tiểu phế quản cho NB
- Cho NB nằm tư thế đầu cao, phòng bệnh thông thoáng.
- Làm sạch dịch phế quản:
+ Vỗ rung lồng ngực cho NB
+ Hướng dẫn NB cách thở sâu và ho có hiệu quả.
+ Cho NB uống nhiều nước.
- Thực hiện y lệnh thuốc giãn phế quản và corticoid, TD tác dụng phụ của thuốc
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 126
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Thực hiện y lệnh thở oxy khi có tím tái nhiều, suy hô hấp

2. Đảm bảo thông khí cho NB


- Làm sạch dịch phế quản
- Cho thở oxy theo y lệnh của bác sĩ.
- Theo dõi các dấu hiệu: khó thở, tím, PaO 2, SaO2 máu động mạch, các triệu chứng
về thần kinh như ngủ gà, kích thích vật vã để kịp thời báo bác sĩ.
3. Giảm tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên
- Động viên NB yên tâm điều trị
- Hạn chế yếu tố gây stress làm người bệnh căng thẳng, lo lắng, cáu giận.
- Kiểm soát chặt chẽ môi trường để giảm yếu tố gây dị ứng, trong nhà không dùng
đồ len dạ, lông và hạn chế bụi khói. Không nuôi những con vật như mèo, chó cảnh,
không trồng cây có phấn hoa, nấm mốc…
4. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
5. Giáo dục sức khỏe cho NB
- Tăng cường rèn luyện nâng cao sức khỏe, duy trì dinh dưỡng, uống đủ nước, chế
độ ngủ nghỉ ngơi, vận động hợp lý. Không hút thuốc.
- Tránh ra khỏi nhà khi độ ẩm ngoài trời quá cao, môi trường bên ngoài ô nhiễm.
- Không dùng thuốc quá liều, không lạm dụng thuốc giãn phế quản và co mạch.
- Không dùng các loại thuốc hay gây di ứng như penicillin, vitamin B…
- Đi khám bệnh ngay nếu có bất thường về hô hấp hoặc các nhiễm khuẩn khác.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- NB cảm thấy dễ thở.
- Không bị các biến chứng, cải thiện được dinh dưỡng.
- NB thực hiện luyện tập thở, ho đúng kỹ thuật
- NB thực hiện tốt nội dung giáo dục sức khỏe.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Nhà xuất bản y học (2010), Trường đại học Điều dưỡng Nam Định NXBYH,
Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa, trang 70.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 127
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 49. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


SUY THẬN MẠN

I.Đại cương
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mãn tính, gây nên tình trạng suy
thận ngày càng nặng không thể hồi phục được.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Có bao giờ bị phù? tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa không? có nhức đầu hay
chóng mặt không?
- Sức khỏe có giảm sút với trước đây? điều trị và chăm sóc trước đây về bệnh thận
không?
- Tình trạng bệnh tật của gia đình.
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh.
2. Khám thực thể
- Toàn thân:
+ Tinh thần, tình trạng chung của người bệnh.
+ Có buồn nôn và nôn không?
+ Tình trạng hô hấp và hơi thở như thế nào?
+ Các dấu hiệu về tiết niệu: số lượng, màu sắc nước tiểu
- Bụng: tràn dịch, thận có lớn không? các điểm đau?
- Hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, hơi thở
- Tim mạch: nhịp tim, tiếng tim
- Da có xanh, niêm mạc có nhợt? có xuất huyết không?
- Mắt có mờ không?
- Đo huyết áp có tăng không?
3. Tham khảo các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng
Xét nghiệm SH máu.
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Rối loạn dịch và điện giải do suy giảm chức năng thận.
2. Dinh dưỡng không đảm bảo do chán ăn; rối loạn chức năng dạ dày, ruột.
3. NB có nguy cơ ngã
4. Thay đổi trạng thái tâm lý do mắc bệnh và cuộc sống bị phụ thuộc.
5. NB thiếu hiểu biết về bệnh và chế độ điều trị bệnh lâu dài.
IV.Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Duy trì cân bằng điện giải.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 128
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Kiểm soát chặt chẽ tất cả các nguồn cung cấp dịch và điện giải.
+ Hạn chế các loại thuốc có chất điện giải.
+ Hạn chế nước uống và thức ăn chứa dịch, dịch truyền.
+ Theo dõi mạch, huyết áp, tần số thở.
+ Cân nặng NB hàng ngày.
- Giải thích cho NB hiểu được việc hạn chế dịch và điện giải bằng cách hạn chế
lượng nước uống và lượng nước có trong thức ăn.
- TD số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu.
2. Duy trì dinh dưỡng thỏa đáng cho NB
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho NB
+ Cân nặng NB hằng ngày
+ Định lượng Calo trong bữa ăn hằng ngày của NB
+ Phát hiện thiếu hụt Protein: tình trạng da, Protein trong máu
+ Phát hiện những dấu hiệu rối loạn dinh dưỡng: chán ăn, buồn nôn, nôn, viêm dạ
dày ruột và ỉa chảy
- Cho NB ăn hạn chế Protein, muối, uống nước, Kali. Khuyến khích NB ăn tăng
Calo, ít Protit, ít Na+, ít K+. Tăng cường các vitamin nhất là vitamin nhóm B.
- Ăn tăng tinh bột, đường, các loại khoai. Ăn hạn chế hoa củ quả nhiều Kali: hồng
xiêm, đu đủ, chuối tiêu, củ cải, củ xu hào…
- Tránh cho NB ăn sau khi uống thuốc vì sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng.
- Vệ sinh răng miệng trước khi ăn để tăng cảm giác ngon miệng.
3. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
4. Cải thiện tâm lý cho NB
- Động viên khuyến khích NB tham gia điều trị và chế độ nuôi dưỡng lâu dài, tạo
niềm lạc quan.
5. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB.
- Cung cấp những thông tin tối thiểu bằng lời nói đơn giản để NB hiểu vai trò của
thận với cơ thể (nguyên nhân và điều trị thay thế cho chức năng thận).
- Khi NB cần thiết phải thẩm phân, ghép thận thì phải giải thích cho NB hiểu và
yên tâm thực hiện.
V. Đánh giá chăm sóc
- NB hết phù.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 129
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Cải thiện lượng nước tiểu cho NB.


- NB yên tâm tin tưởng phương pháp điều trị.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà xuất bản y học (2010), Trường đại học Điều dưỡng Nam Định NXBYH,
Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa, trang 186.

Bài 50. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
I. Đại cương
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một quá trình bệnh lý được đặc trưng bởi
sự có mặt của 2 bệnh liên quan là viêm phế quản mạn và khí phế thũng biểu hiện
lâm sàng: khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm và thay đổi màu sắc của đờm.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Khó thở: mức độ, tính chất?
- Ho và khạc đờm: màu sắc, số lượng, tính chất?
- Có sốt không?
- Có phù không, có đái ít không?
- Nguyên nhân bệnh: Hút thuốc lá, nghề nghiệp, môi trường sống, yếu tố di truyền,
bị những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp mạn?
- Những khó khăn mà NB cảm thấy như lo lắng về bệnh, mệt nhọc, chán ăn.
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh.
2. Khám thực thể
- Toàn thân: Thể trạng chung gầy sút, dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, lưỡi bẩn, các biểu
hiện thiếu oxy: môi, đầu chi có tím? Xem có phù không?
- Khám tinh thần: có thiếu oxy não: mệt, ngủ gà, kích thích vật vã, hay quên…
- Hô hấp: nhìn hình thể lồng ngực? tần số và mức độ khó thở? Xem số lượng, màu
sắc của đờm?
- Đo dấu hiệu sinh tồn
3. Tham khảo các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Giảm lưu thông đường thở do co thắt cơ trơn/tăng tiết dịch/phù nề niêm mạc phế
quản
2. Nguy cơ thiếu oxy máu do giảm trao đổi khí ở phổi
3. Nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp do tăng tiết dịch phế quản.
4. Dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể do NB khó thở/mệt, ăn kém
5. NB có nguy cơ ngã (đánh giá theo bảng Morse)
6. NB thiếu hiểu biết về bệnh, cách chăm sóc và phòng bệnh.
IV. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Tăng cường lưu thông đường thở cho NB.
- Cho NB nằm tư thế đầu cao, phòng bệnh thông thoáng.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 130
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Làm sạch dịch phế quản:


+ Vỗ rung lồng ngực cho NB
+ Hướng dẫn NB cách thở sâu và ho có hiệu quả
+ Cho NB uống nhiều nước.
- Thực hiện y lệnh thuốc giãn phế quản và corticoid, TD tác dụng phụ của thuốc.
- Thực hiện y lệnh thở oxy khi có tím tái nhiều, suy hô hấp.
2. Giảm sự thiếu oxy máu cho NB
- Theo dõi các dấu hiệu: khó thở, tím, PaO 2, SaO2 máu động mạch, các triệu chứng
về thần kinh như ngủ gà, kích thích vật vã, để kịp thời báo bác sĩ.
- Cho NB thở oxy nếu có chỉ định của bác sĩ.
3. Phòng chống nhiễm khuẩn cho NB
- Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản
- Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp như khó thở tăng, mệt, sốt, thay
đổi màu sắc đờm.
- Lấy đờm để làm xét nghiệm.
- Thực hiện y lệnh thuốc.
- Tăng cường vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh răng miệng NB.
4. Đảm bảo dinh dưỡng cho NB
- Động viên NB yên tâm điều trị
- Cho NB ăn đủ Calo, tăng đạm và Vitamin. Tránh thức ăn khó tiêu, thức ăn gây dị
ứng, hạn chế muối khi có suy tim.
- Nếu NB khó thở phải chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh căng dạ
dày gây chèn ép cơ hoành gây khó thở thêm.
5. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
6. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB
- Hướng dẫn NB tập thở sâu, ho khạc đờm có hiệu quả và 4 lần/ngày, mỗi lần 5 -
10 phút, kể cả khi NB ổn định ra viện.
- Hướng dẫn NB cách tự làm sạch dịch ứ đọng tại nhà bằng cách uống nhiều nước,
tư thế dẫn lưu, ho hiệu quả, …..
- Tránh những yếu tố gây kích thích niêm mạc hô hấp như bỏ thuốc lá, thuốc lào,
tránh thời tiết quá nóng/quá lạnh, nơi không khí bị ô nhiễm.
- Khuyên NB ăn uống bồi dưỡng, tập luyện đúng mức để nâng cao sức khỏe.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- NB cảm thấy dễ thở.
- NB ho khạc dễ, giảm số lượng đờm.
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 131
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Không bị các biến chứng, cải thiện được dinh dưỡng.


- NB thực hiện luyện tập thở, ho đúng kỹ thuật
- NB thực hiện tốt nội dung giáo dục sức khỏe.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà xuất bản y học (2010), Trường đại học Điều dưỡng Nam Định NXBYH,
Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa, trang 112.

Bài 51. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP I

I. Đại cương
Đái tháo đường là tình trạng tăng đường máu mạn tính, do những rối loạn
chuyển hóa carbonhydrat, kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protid do giảm
tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của Insulin và hoặc tiết insulin.
Bệnh thường bắt đầu từ tuổi < 30 tuổi.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Mắc bệnh từ bao giờ? Thuốc và cách điều trị bệnh như thế nào
- Chế độ ăn uống hàng ngày, mỗi bữa ăn bao nhiêu?
- Các dấu hiệu khác: Ăn nhiều, uống nhiều, gầy sút cân, đái nhiều.
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tinh thần: mệt mỏi? dấu hiệu mất nước? có viêm da/mụn nhọt hay không?
- Toàn thân: thể trạng béo hay gầy? cân nặng bao nhiêu?
- Đo dấu hiệu sinh tồn
- Tiêu hóa: Ăn bao nhiêu bữa/ngày? tình trạng khát nước? có cảm giác đầy
chướng? Đại tiện có bị táo bón/lỏng không?
- Tiết niệu: có tiểu buốt, tiểu dắt không?
- Khám chức năng vận động
+ Có cảm giác tê bì không?
+ Khám bàn chân toàn diện: xem dấu khô da, các vết chai, biến dạng bàn chân.
- Chức năng thần kinh: cảm giác/xúc giác.
3.Tham khảo cận lâm sàng
- Các xét nghiệm: SH, HH, nước tiểu, x- quang phổi

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 132
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

II. Chẩn đoán chăm sóc


1. Người bệnh mệt mỏi, cảm giác đói, tê chân tay do hậu quả của tăng đường máu
2. Người bệnh có nguy cơ biến chứng hôn mê đo đường máu tăng quá cao
3. Người bệnh có nguy cơ hạ đường máu do liên quan đến liều thuốc hạ đường
máu hoặc ăn uống sai lầm
4. Người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị, chăm sóc do bi quan về bệnh
5. Người bệnh thiếu hiểu biết về chăm sóc, điều trị do chưa được tư vấn đầy đủ.
III. Lập và Thực hiện kế hoạch
1. Giảm mệt mỏi và các khó chịu do đường máu tăng
- Động viên và cho NB nằm nghỉ ngơi phòng yên tĩnh, tránh các hoạt động gắng
sức.
- Thực hiện y lệnh thuốc hạ đường máu
- Hướng dẫn thực hiện chế độ ăn bệnh lý
+ Giải thích cho NB/NNNB hiểu rõ về tầm quan trọng của chế độ ăn bệnh lý đối
với quá trình điều trị.
+ Hạn chế thức ăn làm cho đường máu cao như: dưa hấu, nhãn, vải, bánh kẹo,
không lạm dụng rượu, bia. Không hút thuốc lá.
+ Theo dõi xem người bệnh có ăn hết khẩu phần không?
- Theo dõi cân nặng hàng tuần.
2. Ngăn ngừa nguy cơ biến chứng hôn mê đo đường máu tăng quá cao
- Theo dõi toàn trạng NB, dấu hiệu sinh tồn, các dấu hiệu mất nước.
- Theo dõi G máu mao mạch theo y lệnh
- Thực hiện y lệnh thuốc
- Hướng dẫn người bệnh:
+ Nghỉ ngơi tại giường nếu có đường máu cao hoặc ceton niệu.
+ Không tập thể dục khi đường máu cao >14mmol/l và thấp < 5 mmol/l.
3. Ngăn ngừa nguy cơ và xử trí biến chứng hạ đường máu
- Theo dõi G máu mao mạch theo y lệnh
- Theo dõi và giám sát chế độ ăn của NB
- Ăn uống đều đặn, không được bỏ bữa.
- Hướng dẫn cách nhận biết các dấu hiệu sớm của hạ đường huyết: cảm giác đói
cồn cào, run chân tay, vã mồ hôi, hồi hộp trống ngực.
- Báo NVYT khi có dấu hiệu hạ đường huyết.
4. Cải thiện sự tuân thủ về điều trị và chăm sóc của NB
- XD nội dung tư vấn - GDSK phù hợp với NB
- Hỗ trợ NB trong việc thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt phù hợp với bệnh.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 133
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Tuyên truyền NB hiểu được tầm quan trọng việc tuân thủ điều trị và chăm sóc
- Thông báo giải thích những tiến triển tốt để người bệnh yên tâm điều trị.
5. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB
- Hướng dẫn người bệnh duy trì chế độ ăn bệnh lý
- Giữ vệ sinh sạch sẽ
- Hướng dẫn người bệnh tuân thủ uống thuốc theo đơn, khám lại theo hẹn hoặc khi
có các biểu hiện bất thường.
- Khuyên những người trong gia đình kiểm tra xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm.
V. Đánh giá
- Người bệnh tỉnh táo, đường máu ổn định
- Người bệnh tuân thủ chế độ dùng thuốc
- Người bệnh thực hiện chế độ ăn uống phù hợp với bệnh lý
- Người bệnh không bị nhiễm khuẩn
- NB biết cách phòng bệnh và hạn chế biến chứng
VI.Tài liệu tham khảo
1. Nhà xuất bản y học, Chăm sóc người bệnh nội khoa - Trang 235.
2. Nhà xuất bản y học, Bệnh học nội khoa trường ĐHY Hà Nội - Trang 322

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 134
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 52. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP II

I. Đại cương
- Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường máu mạn tính đặc trưng
bởi những rối loạn chuyển hóa carbonhydat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid
và protid do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của Insulin và hoặc
tiết insulin.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Gia đình có ai bị mắc bệnh đái tháo đường? (bố mẹ, anh chị em ruột)
- Mắc bệnh từ bao giờ? Thuốc và cách điều trị bệnh thế nào?
- Chế độ ăn uống hàng ngày, mỗi bữa ăn bao nhiêu?
- Tình trạng bài tiết
- Các dấu hiệu khác: sụt cân, mệt mỏi, mắt mờ, ngứa ngoài da
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh.
2. Khám thực thể
- Tinh thần: có mệt mỏi? có dấu hiệu mất nước? có viêm da/mụn nhọt?
- Toàn thân: thể trạng béo hay gầy? cân nặng bao nhiêu ?
- Đo dấu hiệu sinh tồn
- Tiêu hóa: Ăn bao nhiêu bữa/ngày? tình trạng khát nước? có cảm giác đầy
chướng? Đại tiện có bị táo bón/lỏng không?
- Tiết niệu: có tiểu buốt, tiểu dắt không?
- Khám chức năng vận động: có cảm giác tê bì không?
+ Khám bàn chân toàn diện: xem dấu khô da, các vết chai, biến dạng bàn chân
- Chức năng thần kinh: cảm giác/xúc giác.
3.Tham khảo cận lâm sàng
- Các xét nghiệm: SH, nước tiểu, X- quang phổi
II. Chẩn đoán chăm sóc
1. NB mệt mỏi, cảm giác đói, tê chân tay do hậu quả của tăng đường máu
2. NB có nguy cơ biến chứng hôn mê đo đường máu tăng quá cao
3. NB có nguy cơ hạ đường máu do liên quan đến liều thuốc hạ đường máu hoặc
ăn uống sai lầm
4. NB không tuân thủ chế độ điều trị, chăm sóc do bi quan về bệnh
5. NB thiếu hiểu biết về chế độ chăm sóc, điều trị do chưa được tư vấn đầy đủ.
III. Lập và Thực hiện kế hoạch

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 135
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

1. Giảm mệt mỏi và các khó chịu do đường máu tăng


- Động viên, cho NB nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh các hoạt động gắng sức.
- Thực hiện y lệnh thuốc hạ đường máu
- Hướng dẫn NB thực hiện chế độ ăn bệnh lý:
+ Giải thích cho NNNB và NB hiểu rõ về tầm quan trọng của chế độ ăn bệnh lý
đối với quá trình điều trị.
+ Hạn chế hoa quả, đồ ăn có đường như: dưa hấu, nhãn, vải, bánh kẹo, không lạm
dụng rượu, bia, không hút thuốc lá.
+ Theo dõi xem người bệnh có ăn hết khẩu phần không?
- Theo dõi cân nặng hàng tuần
2. Ngăn ngừa nguy cơ biến chứng hôn mê đo đường máu tăng quá cao
- Theo dõi toàn trạng NB, dấu hiệu sinh tồn, các dấu hiệu mất nước.
- Theo dõi đường máu mao mạch theo y lệnh
- Thực hiện y lệnh thuốc
- Hướng dẫn NB:
+ Nghỉ ngơi tại giường nếu có đường máu cao hoặc ceton niệu.
+ Không tập thể dục khi đường máu cao >14mmol/l và thấp < 5 mmol/l.
3. Ngăn ngừa nguy cơ và xử trí biến chứng hạ đường máu
- Theo dõi G máu mao mạch theo y lệnh
- Theo dõi và giám sát chế độ ăn của NB
- Ăn, uống đều đặn, không được bỏ bữa.
- HD cách nhận biết các dấu hiệu sớm của hạ đường huyết: Cảm giác đói cồn cào,
run chân tay, vã mồ hôi, hồi hộp trống ngực.
- Báo NVYT khi có dấu hiệu hạ đường huyết
4. Cải thiện sự tuân thủ về điều trị và chăm sóc của NB
- XD nội dung tư vấn GDSK phù hợp với NB.
- Hỗ trợ NB trong việc thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt phù hợp với bệnh.
- Tư vấn NB hiểu tầm quan trọng việc tuân thủ chế độ điều trị và chăm sóc.
- Thông báo giải thích những tiến triển tốt để người bệnh yên tâm điều trị.
5. Ttư vấn giáo dục sức khỏe
- Hướng dẫn NB duy trì chế độ ăn bệnh lý.
- Hướng dẫn NB tuân thủ uống thuốc theo đơn, khám lại theo hẹn hoặc khi có các
biểu hiện bất thường.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Khuyên những người trong gia đình theo dõi bằng xét nghiệm máu để phát hiện
sớm bệnh đái tháo đường.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 136
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

V. Đánh giá
- Người bệnh tỉnh táo, đường máu ổn định
- Người bệnh tuân thủ chế độ dùng thuốc
- Người bệnh thực hiện chế độ ăn uống phù hợp với bệnh lý
- Người bệnh không bị nhiễm khuẩn
- NB biết cách phòng bệnh và hạn chế biến chứng
VI.Tài liệu tham khảo
1. Nhà xuất bản y học, Chăm sóc người bệnh nội khoa - Trang 235.
2. Nhà xuất bản y học, Bệnh học nội khoa trường ĐHY Hà Nội - Trang 322

Bài 53. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO

I. Đại cương
Nhồi máu não là quá trình bệnh lý, trong đó động mạch não bị hẹp hoặc bị
tắc làm lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm trầm
trọng, chức năng vùng não đó bị rối loạn.

II. Nhận định


1. Hỏi bệnh
- Đau đầu, tê tay chân, nói ngọng, nói khó không?
- Liệt vận động nửa người?
- NB có khó thở không?
- Đại tiểu tiện có tự chủ, mất vận động tay chân không?
- Tình trạng đại tiểu tiện như thế nào?
- Các triệu chứng khác: có thể rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, thất ngôn...
- Đã bị bệnh nhồi máu não lần nào chưa?
- Tình trạng bệnh: xuất hiện từ bao giờ? hỏi các triệu chứng của bệnh.
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Đánh giá tinh thần, tri giác có tỉnh/lơ mơ/hôn mê bằng Glasgow, quan sát da,
niêm mạc, tình trạng miệng và mặt có bị méo không?

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 137
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Toàn thân: thể trạng béo hay gầy? cân nặng? Đánh giá xem có dấu hiệu nhiễm
khuẩn, có bị viêm loét do tỳ đè không?
- Đo dấu hiệu sinh tồn, SPO2?
- Tiêu hóa: có ăn uống được bằng đường miệng không? Ăn được bao nhiêu/bữa.
phản xạ nuốt có tốt không? Đại tiện có bị táo bón không?
- Tiết niệu: đi tiểu tự chủ hay rối loạn cơ tròn? Có tình trạng bí tiểu không?
- Khám chức năng vận động xem có đi lại được không? có bị tê/yếu/liệt không?
giảm chức năng vận động bên nào?
3.Tham khảo các kết quả xét nghiệm
- SH, HH, ĐM, CT sọ não, MRI sọ não
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh có nguy cơ hôn mê do tăng áp lực nội sọ
2. Người bệnh đau đầu do tăng huyết áp, tăng áp lực nội sọ
3. Người bệnh có nguy cơ ngã
4. Người bệnh mất/giảm khả năng vận động do liệt/tê, yếu.
5. Giảm khả năng giao tiếp bằng lời nói (NB thất ngôn) do tai biến mạch máu não
6. Dinh dưỡng không đảm bảo do người bệnh có rối loạn về phản xạ nuốt
7. Nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp do nằm lâu
8. Nguy cơ loét ép do chăm sóc không tốt
9. Người bệnh vệ sinh phụ thuộc và có nguy cơ rối loạn cơ tròn do mất phản xạ
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Đề phòng nguy cơ người bệnh hôn mê do tăng áp lực nội sọ
- Nằm đầu cao 30 độ.
- Thực hiện y lệnh thở ô xy, hút đờm dãi (nếu có)
- Theo dõi tinh thần, DHST, SPO2
- Thực hiện y lệnh thuốc (hạ huyết áp, chống phù não, thuốc bảo vệ thần kinh...).
- TD đánh giá tiến triển của ý thức, HA, biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật.
2. Giảm đau cho người bệnh
- Nằm nghỉ ngơi phòng yên tĩnh, kê gối cao khoảng 30 độ, động viên tinh thần,
tránh mọi lo lắng, căng thẳng.
- Thực hiện y lệnh thuốc: giảm đau, hạ huyết áp, chống đông và TD tác dụng phụ
3. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
- Cho NB đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
4. Tập vận động, PHCN bên liệt cho người bệnh
- Giai đoạn đầu tập nhẹ nhàng tại giường.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 138
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Tập PHCN theo chỉ định.


5. Chăm sóc phục hồi khả năng giao tiếp cho NB
- Tăng cường giao tiếp với NB (nếu NB không nói được thì có hành động, cử chỉ
để giao tiếp)
- Hướng dẫn NNNB nói chuyện, hỏi chuyện người bệnh.
6. Cải thiện về dinh dưỡng cho người bệnh
- Giải thích cho người nhà và người bệnh hiểu biết tầm quan trọng của dinh dưỡng
đối với quá trình điều trị
- Cho NB ăn đủ calo, tăng đạm, giảm muối, ăn từng bữa nhỏ, nhiều bữa.
- Theo dõi xem người bệnh có ăn hết khẩu phần không?
- Nếu NB không ăn được: đặt sonde (ăn qua sonde 500ml x 5 bữa/ngày), hoặc
truyền dịch nuôi dưỡng.
- Theo dõi cân nặng.
7. Chăm sóc đề phòng nguy cơ viêm phổi
- Vỗ rung hô hấp cho người bệnh 2 -3 lần/ngày
- Hướng dẫn tập ho có hiệu quả
8. Đề phòng nguy cơ loét do tỳ đè
- Cho NB nằm đệm chống loét
- Thay đổi tư thế cho NB 2h/lần
- Chăm sóc da luôn khô, sạch
- Thường xuyên kiểm tra và xoa bóp các vùng tỳ đè: vùng cùng cụt, bả vai, khuỷu
tay, gót chân, mào chậu, mắt cá…
- Nếu có loét: rửa vết loét, để khô thoáng, tránh tỳ đè lên vị trí tổn thương, thực
hiện thuốc theo y lệnh
9. Chăm sóc vệ sinh cho người bệnh
- Vệ sinh thân thể 1 lần/ngày
- Vệ sinh răng miệng: 2lần/ngày
- Vệ sinh bộ phận sinh dục 2 lần/ngày và khi thay bỉm
- Đặt thông tiểu và chăm sóc sonde (khi có chỉ định).
- Thay quầnáo chăn ga 1 lần/ngày và khi cần
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh tỉnh táo, chức năng vận động, ngôn ngữ hồi phục
- Người bệnh không có biểu hiện rối loạn hay mất chức năng não
- Người bệnh phục hồi hoàn toàn hoặc một phần các chức năng não
- Người bệnh không bị nhiễm khuẩn, loét, teo cơ, cứng khớp
- Dần dần thực hiện được các hoạt động tự chăm sóc, biết cách phòng bệnh tái
phát, và tự chăm sóc được bản thân
VI. Tài liệu tham khảo
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 139
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

1. Bộ Y Tế, Bệnh viện Bạch Mai (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh
nội khoa, NXB Y học, tr 332.
2. Bộ Y Tế (2014), Tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ não áp dụng thí điểm
trong bệnh viện Việt nam.

Bài 54. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XUẤT HUYẾT NÃO

I. Đại cương
Xuất huyết não là máu từ hệ thống động mạch, tĩnh mạch não chảy vào tổ
chức não. Triệu chứng thường gặp: đau đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn ý thức, có thể
có cơn co giật, có thể rối loạn ngôn ngữ, thất ngôn, khó thở, thở ngáy…. Nếu nặng
hôn mê ngay.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Người bệnh có tăng huyết áp? từ bao giờ? Thuốc và cách điều trị tăng huyết áp?
- Đã bị bệnh xuất huyết não hay nhồi máu não lần nào chưa?
- Tình trạng bệnh: xuất hiện từ bao giờ? thời gian? các triệu chứng bệnh.
+ Có khó thở ,đau đầu chóng mặt, buồn nôn không? Mắt có nhìn mờ không?
+ Có đi lại được? có bị tê/yếu/liệt bên nào không và từ bao giờ?
+ Tình trạng đại tiểu tiện như thế nào?
+ Các triệu chứng khác: có thể rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, thất ngôn...
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Đánh giá tinh thần, tri giác có tỉnh/lơ mơ/hôn mê bằng bảng điểm Glasgow, quan
sát da, niêm mạc, tình trạng miệng và mặt có bị méo không?
- Toàn thân: thể trạng béo hay gầy? cân nặng? Có nhiễm khuẩn, viêm loét do tỳ
đè?
- Đo dấu hiệu sinh tồn, SPO2
- Tiêu hóa: có ăn uống được không? ăn bao nhiêu/bữa, phản xạ nuốt có tốt không?
Đại tiện có bị táo bón không?
- Tiết niệu: đi tiểu tự chủ hay rối loạn cơ tròn? Có tình trạng bí tiểu không?
- Khám chức năng vận động: có đi lại được? có bị tê/yếu/liệt không? giảm chức
năng vận động bên nào?
3.Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm SH, HH, CT sọ não, MRI sọ não
III. Chẩn đoán chăm sóc
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 140
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

1. Người bệnh có khó thở do tăng tiết đờm dãi


2. Người bệnh đau đầu do tăng huyết áp
3. Người bệnh có nguy cơ ngã
4. Người bệnh mất/giảm khả năng vận động do liệt/tê, yếu.
5. Giảm khả năng giao tiếp bằng lời nói (NB thất ngôn) do tai biến mạch máu não
6. Dinh dưỡng không đảm bảo do người bệnh có rối loạn về phản xạ nuốt
7. Nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp do nằm lâu
8. Nguy cơ loét ép do chăm sóc không tốt
9. Người bệnh vệ sinh phụ thuộc và có nguy cơ rối loạn cơ tròn do mất phản xạ
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Đảm bảo thông khí và giảm khó thở cho NB
- Hút dịch đường hô hấp nếu có tăng tiết
- Thực hiện y lệnh thở ô xy (3l/p)
- Theo dõi nhịp thở, SPO2
2. Giảm đau cho người bệnh
- Nằm nghỉ ngơi phòng yên tĩnh, đầu không kê gối.
- Động viên an ủi người bệnh yên tâm, tránh mọi lo lắng, căng thẳng.
- Thực hiện y lệnh thuốc: giảm đau, hạ huyết áp và TD tác dụng phụ của thuốc
3. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
4. Tập vận động, PHCN bên liệt cho người bệnh
- Giai đoạn đầu tập nhẹ nhàng tại giường.
- Tập PHCN theo chỉ định.
5. Chăm sóc phục hồi khả năng giao tiếp cho NB
- Tăng cường giao tiếp với người bệnh (nếu NB không nói được thì có hành động,
cử chỉ để giao tiếp)
- Hướng dẫn NNNB nói chuyện, hỏi chuyện người bệnh
6. Cải thiện về dinh dưỡng cho người bệnh
- Giải thích cho NNNB và NB hiểu tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với quá
trình điều trị.
- Cho NB ăn tăng đạm, giảm muối, ăn từng bữa nhỏ, nhiều bữa trong ngày.
- Theo dõi xem người bệnh có ăn hết khẩu phần không?

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 141
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Nếu người bệnh không ăn được: đặt sonde (ăn qua sonde 500ml x 5 bữa/ ngày),
hoặc truyền dịch nuôi dưỡng.
- Theo dõi cân nặng.
7. Chăm sóc đề phòng nguy cơ viêm phổi
- Vỗ rung hô hấp cho người bệnh 2-3 lần/ngày
- Hướng dẫn tập ho có hiệu quả
8. Đề phòng nguy cơ loét do tỳ đè
- Cho người bệnh nằm đệm chống loét
- Thay đổi tư thế cho người bệnh 2h/lần
- Chăm sóc da luôn khô, sạch
- Thường xuyên kiểm tra và xoa bóp các vùng tỳ đè: vùng cùng cụt, bả vai, khuỷu
tay, gót chân, mào chậu, mắt cá…
9. Chăm sóc vệ sinh cho người bệnh
- Vệ sinh thân thể 1 lần/ngày
- Vệ sinh răng miệng 2lần/ngày
- Vệ sinh bộ phận sinh dục 2 lần/ngày và khi thay bỉm
- Đặt thông tiểu và chăm sóc sonde (khi có chỉ định).
- Thay quần áo chăn ga 1 lần/ngày và khi cần
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh tỉnh táo, chức năng vận động, ngôn ngữ hồi phục
- Người bệnh không có biểu hiện rối loạn hay mất chức năng não
- Người bệnh phục hồi hoàn toàn hoặc một phần các chức năng não
- Người bệnh không bị nhiễm khuẩn, loét, teo cơ, cứng khớp
- Người bệnh thực hiện được các hoạt động tự chăm sóc, biết cách phòng bệnh tái
phát, và tự chăm sóc được bản thân
VI. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Chương(2011). Thực hành lâm sàng thần kinh học - NXB Y học,
tr 78-92.
2. Nguyễn Đạt Anh, Mai Duy Tôn(2015). Xử trí cấp cứu đột quỵ não - NXB Thế
giới, tr 228- 239.

Bài 55. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 142
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

I. Đại cương
Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên có vai trò giữ thăng
bằng và phối hợp động tác cho cơ thể. Rối loạn chức năng của bộ phận ngoại vi
hay bộ phận trung tâm của hệ thống tiền đình có biểu hiện chóng mặt.

II. Nhận định


1. Hỏi bệnh
- Chóng mặt, nôn/buồn nôn, tăng khi thay đổi tư thế hoặc cảm giác chếnh choáng?
- Đau đầu: thường đau nửa đầu hay cả đầu?
- Có giảm thính lực, ù tai không?
- Đã bị bệnh rối loạn chức năng tiền đình lần nào chưa?
- Tình trạng bệnh từ bao giờ? thời gian? các triệu chứng của bệnh.
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Khám chức năng vận động xem có đi lại được không?
- Đánh giá nguy cơ ngã cho NB
3.Tham khảo các kết quả xét nghiệm:
- SH, HH, điện não đồ, CT sọ não
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh đau đầu, chóng mặt khi thay đổi tư thế
2. Người bệnh nguy cơ ngã
3. NB nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn điện giải do ăn kém, nôn nhiều
IV. Lập vàthực hiện chăm sóc
1. Giảm đau cho người bệnh
- Nằm nghỉ ngơi phòng yên tĩnh, động viên tinh thần, tránh mọi lo lắng, căng
thẳng, tránh thay đổi tư thế đột ngột
- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, thuốc tuần hoàn não và TD tác dụng phụ của
thuốc
2. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
- Cho NB đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
3. Cải thiện về dinh dưỡng cho người bệnh, phòng ngừa rối loạn điện giải
- Động viên, giải thích cho NB hiểu tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với quá
trình điều trị.
- Hướng dẫn người bệnh ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và đảm bảo nhu cầu của NB.
- Uống nhiều nước: nước dừa, nước cam… Bù dịch nếu người bệnh có nôn nhiều

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 143
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Theo dõi tình đánh giá tình trạng ăn, uống của người bệnh?
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh tỉnh táo, không còn đau đầu, chóng mặt
- Người bệnh đi lại bình thường
- Người bệnh ăn uống bình thường, không nôn
- Người bệnh hết nguy cơ ngã
VI. Tài liệu tham khảo
1. Lê Quang Cường(2010), Triệu chứng học thần kinh, NXB Y học, tr 124-127.

Bài 56. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LIỆT DÂY VII NGOẠI BIÊN

I. Đại cương
Liệt dây VII ngoại biên là một bệnh thường gặp của dây thần kinh sọ não số
VII, thường bị liệt do lạnh. Y học cổ truyền gọi chứng “khẩu nhãn oa tà” miệng
méo, mắt nhắm không kín, không làm được động tác phồng má, mím môi, miệng
kéo lệch sang bên lành, ăn uống rơi rãi.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Tình trạng xuất hiện: từ bao giờ (thường là sáng ngủ dậy)? Triệu chứng:
+ Có tê mặt nửa mặt, súc miệng đánh răng hoặc ăn thấy rơi vãi, tê ½ trước lưỡi
+ Mắt nhắm không kín
+ Có thể đau đầu
+ Đã điều trị gì chưa?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể:
- Toàn trạng: tinh thần? thể trạng béo hay gầy (chỉ số BMI)? da, niêm mạc, hạch
ngoại biên, tuyến giáp…? dấu hiệu sinh tồn?
- Thần kinh:
+ Liệt mặt, mắt bên liệt nhắm không kín
+ Tê mặt tổn thương, mất cân đối 2 bên mặt
+ Nhân trung lệch sang bên lành.
+ Rãnh mũi má, nếp nhăn trán mất bên bị bệnh
+ Có mất ngủ không? Có lo lắng về bệnh không?
- Cơ xương khớp: Tình trạng đau cơ mặt, cơ hàm

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 144
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Hô hấp: (nhịp thở)


- Tiêu hóa: Ăn uống như thế nào, có rơi vãi không?
- Thận tiết niệu: theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu
- Các cơ quan khác: (Có vấn đề ghi cụ thể cơ quan bị bệnh…)
+ Khám mắt: Kết quả thường khô mắt, hở mi
- Vấn đề khác: Gia đình lo lắng, chưa hiểu biết về bệnh.
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm HS, HH. CT/MRI sọ não
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh liệt mặt trái/phải (tê mặt, miệng lệch sang bên lành)
2. Người bệnh mắt nhắn không kín,
3. Người bệnh ăn uống rơi vãi, hoặc ăn ít
4. Người bệnh ngủ kém do đau hoặc do thay đổi môi trường
5. Người bệnh lo lắng, chưa hiểu rõ về bệnh
IV Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Phục hồi liệt cho NB
- Động viên người bệnh, tránh lạnh
- Hướng dẫn xoa vuốt vùng mặt bên liệt
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài
- Thực hiện y lệnh thuốc và theo dõi tác dụng phụ của thuốc (nếu có)
- Điều trị thủ thuật YHCT: điện châm, xoa bóp, cứu ngải
2. Chăm sóc và bảo vệ mắt
-Tập khép mi
- Đeo kính dâm bảo vệ mắt, tránh cho mắt khỏi điều tiết mạnh
- Tra thuốc mắt theo y lệnh
3. NB ăn uống rơi vãi hoặc kèm theo ăn kém
- Hướng dẫn người bệnh tập luyện cơ nhai, nhai cả hàm bên lành và bên liệt
-Tập nhai kẹo cao su.
- Xoa vuốt vùng hàm mặt
- Động viên người bệnh ăn uống đầy đủ
4. Đảm bảo giấc ngủ sinh lý cho NB
- Động viên tinh thần người bệnh, hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi
- Thực hiện y lệnh thuốc
- Điều trị đông y: điện châm/ngâm chân thuốc bắc/xông chân thuốc bắc
5. NB/NNNB lo lắng/thiếu hiểu biết về bệnh
- Giải thích tư vấn bệnh tật, cách điều trị tập luyện và phòng tránh biến chứng

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 145
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

V. Đánh giá
- Người bệnh đỡ liệt mặt, nhân trung đỡ lệch
- Mắt nhắm kín. Ăn đỡ rơi vãi, ngủ nghỉ tốt
- Người bệnh hiểu biết về bệnh và cách chăm sóc
VI. Tài liệu tham khảo
1. Lê Quang Cường(2010), Triệu chứng học thần kinh, NXB Y học, tr 124-127.

Bài 57. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI

I. Đại cương
Hội chứng vai tay còn có tên khác là viêm quanh khớp vai là bệnh thoái hóa
gân cơ, mô mềm quanh khớp vai. Thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Người bệnh có thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm không?
- Có lao động nặng hay chấn thương vai?
- Có tập thể thao quá sức hay chơi thể thao đòi hỏi phải nhắc tay lên quá vai như
chơi cầu lông, tennis, bóng chuyền…
- Có một số bệnh lý khác: Tim mạch, tiểu đường, ung thư vú…
- Tình trạng bệnh xuất hiện từ bao giờ? các triệu chứng của bệnh:
+ Đau ở đâu? thế nào? có lan, có tê bì? vận động thế nào? đã điều trị gì chưa?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Toàn trạng: thể trạng béo hay gầy (chỉ số BMI)? da, niêm mạc, hạch ngoại biên,
tuyến giáp…? dấu hiệu sinh tồn?
- Cơ xương khớp: đau, vận động của khớp, tình trạng teo cơ cứng khớp?
- Thần kinh: có mất ngủ? lo lắng về bệnh? có chèn ép xuống cổ, vai, tay gây tê
hoặc liệt…?
-Tiêu hóa: ăn uống thế nào, có táo bón không?
- Thận tiết niệu: màu sắc, số lượng nước tiểu
- Các cơ quan khác: (ghi cụ thể)
VD: khám mắt có đục thủy tinh thể
3. Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm HS, HH, CT/MRI cột sống

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 146
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

III. Chẩn đoán chăm sóc


1. Người bệnh có đau vùng cổ gáy tê xuống vai tay
2. Người bệnh hạn chế cử động/vận động khớp vai, tay.
3. Người bệnh có nguy cơ ngã
4. Người bệnh ăn uống kém
5. Người bệnh ngủ kém do đau hoặc do thay đổi môi trường
6. Người bệnh lo lắng, chưa hiểu rõ về bệnh
IV Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Giảm đau cho người bệnh
- Động viên người bệnh
- Hướng dẫn xoa bóp, tập nhẹ nhàng vùng đau
- Thực hiện y lệnh thuốc và theo dõi tác dụng phụ của thuốc (nếu có)
- Điều trị thủ thuật YHCT
2. Hỗ trợ người bệnh tập vận động
- Nghỉ ngơi khi đau nhiều
- Đỡ đau vận động nhẹ nhàng và tăng dần tới hết tầm vận động
- Ngăn ngừa teo cơ cứng khớp.
3. Chăm sóc phòng tránh ngã cho người bệnh
- Thông báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB và các vị trí có thể trơn trượt dễ ngã
- Cho người bệnh đeo dép có độ bám dính cao, đề phòng trơn trượt
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã cho NB/NNNB biết
- Nằm giường có thanh chắn hoặc kê sát tường
- Luôn có người nhà ở bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã
4. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người bệnh
- Giải thích cho người bệnh tầm quan trọng của dinh dưỡng
- Động viên người bệnh ăn làm nhiều bữa, theo dõi số lượng ăn.
-Theo dõi cân nặng
5. Người bệnh ngủ kém
- Động viên tinh thần người bệnh, hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi.
- Thực hiện y lệnh thuốc
- Điều trị đông y: điện châm/ngâm chân thuốc bắc/xông chân thuốc bắc
6. NB/NNNB lo lắng/thiếu hiểu biết về bệnh
- Giải thích tư vấn bệnh tật, cách điều trị tập luyện và phòng tránh biến chứng
V. Đánh giá
- Người bệnh đỡ đau, đỡ chèn ép, vân động bình thường
- Ăn uống, ngủ nghỉ tốt

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 147
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Người bệnh hiểu biết về bệnh và cách chăm sóc


VI. Tài liệu tham khảo
1. Lê Quang Cường(2010), Triệu chứng học thần kinh, NXB Y học, tr 124-127.

Bài 58. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG

I. Đại cương
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là: tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột
sống thoát khỏi vị trí bình thường trong vòng sọ chèn ép vào ống sống hay các rễ
thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây lên hội chứng thắt lưng hông điển
hình.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Người bệnh có thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm không? Có sang chấn, hoặc sai tư
thế hay mang vác nặng gì không? Có bao lâu?
- Tình trạng bệnh xuất hiện từ bao giờ? Hỏi các triệu chứng của bệnh:
Đau ở đâu? Đau như thế nào? Đau có lan, có tê bì không? (đau cổ gáy/thắt lưng
đau lan xuống tay/chân hoặc không lan)? vận động thế nào? đã điều trị gì chưa?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh. Gia đình lo lắng, chưa hiểu
biết về bệnh.
2. Khám thực thể
- Toàn trạng: Tinh thần, thể trạng béo hay gầy (chỉ số BMI)? da, niêm mạc, hạch
ngoại biên, tuyến giáp…? dấu hiệu sinh tồn?
- Cơ xương khớp: đau, tầm vận động của khớp, tình trạng teo cơ cứng khớp?
- Thần kinh: mất ngủ? lo lắng? có chén ép xuống tay/chân gây tê hoặc liệt…?
- Tiêu hóa: Ăn uống như thế nào? có táo bón không?
- Thận tiết niệu: có đi tiểu buốt dắt? có bí tiểu? (màu sắc, số lượng nước tiểu)
- Các cơ quan khác: (ghi cụ thể)
Ví dụ khám mắt có đục thủy tinh thể…
3.Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm HS, HH. NT. CT/MRI cột sống, SA bụng…
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Người bệnh có đau vùng cổ gáy/cột sống thắt lưng, tê xuống tay/chân…

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 148
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2. Người bệnh hạn chế cử động/vận động tay


3. Người bệnh có nguy cơ ngã
4. Người bệnh ăn uống ít.
5. Người bệnh ngủ kém do đau hoặc do thay đổi môi trường
6. Người bệnh lo lắng, chưa hiểu rõ về bệnh
IV Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Giảm đau cho người bệnh
- Động viên người bệnh
- Hướng dẫn xoa bóp, tập nhẹ nhàng vùng đau
- Thực hiện y lệnh thuốc và theo dõi tác dụng phụ của thuốc (nếu có)
- Điều trị thủ thuật YHCT
2. Hỗ trợ người bệnh tập vận động
- Nghỉ ngơi khi đau nhiều
- Đỡ đau vận động nhẹ nhàng và tăng dần, tới hết tầm vận động
- Ngăn ngừa teo cơ cứng khớp.
3. NB nguy cơ ngã
- Đánh giá mức độ nguy cơ ngã và can thiệp đúng theo quy định
4. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người bệnh
- Giải thích cho người bệnh tầm quan trọng của dinh dưỡng
- Động viên người bệnh ăn làm nhiều bữa, theo dõi số lượng ăn.
-Theo dõi cân nặng
5. Người bệnh ngủ kém
- Động viên tinh thần người bệnh, hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi
- Thực hiện y lệnh thuốc và điều trị đông y: điện châm/ngâm chân /xông chân
thuốc bắc
6. NB/NNNB lo lắng/thiếu hiểu biết về bệnh
- Giải thích tư vấn bệnh tật, cách điều trị tập luyện và phòng tránh biến chứng
V. Đánh giá
- Người bệnh đỡ đau, đỡ chèn ép, vân động bình thường
- Ăn uống, ngủ nghỉ tốt
VI. Tài liệu tham khảo
1. Lê Quang Cường(2010), Triệu chứng học thần kinh, NXB Y học, tr 124-127.

Bài 59. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 149
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

UNG THƯ PHỔI

I.Đại cương
Là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng
sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Triệu chứng phổ biến nhất của
căn bệnh này là ho (bao gồm cả ho ra máu), khó thở và đau ngực, sụt cân.
II. Nhận định
1.Hỏi bệnh
- Nghề nghiệp? môi trường sống? có hút thuốc? Hút lâu chưa? Mỗi ngày hút
khoảng bao nhiêu điếu?
- Gia đình có ai mắc bệnh ung thư?
- Tình trạng bệnh xuất hiện từ bao giờ? Như thế nào? các triệu chứng?
+ Ho từ bao giờ? ho khan/ho có đờm? ho có lẫn máu? (số lượng, mầu sắc)?
+ Đau ngực: vị trí, tính chất đau, mức độ đau?
+ Khó thở: mức độ, tính chất? có sốt không?
+ Các triệu chứng khác: Đau khớp, nuốt khó, nói khó, chán ăn, có gầy sút cân
nhanh không (thường gầy sút 10% trọng lượng cơ thể).
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Tinh thần có chán nản, bi quan, lo lắng về bệnh tật hay không?
- Toàn thân thể trạng béo, gầy, suy kiệt? cân nặng? xem lưỡi có bẩn? có sốt? da
niêm mạc, khám phù, đầu ngón tay, hạch ngoại biên có to không? (chú ý hạch
thượng đòn, hạch hố nách).
- Hô hấp: có khó thở? cơ hô hấp có co kéo? lồng ngực có cân đối? có ho ? (số
lượng, màu sắc đờm)?
- Tuần hoàn: Đếm mạch, đo huyết áp, tiếng tim?
- Tiêu hóa: bụng mềm không, có u cục (Ung thư phổi di căn), gan to hay không?
Có hiện tượng phù áo khoác (hội chứng pancoast- Tobias)? trong trường hợp Ung
thư phổi giai đoạn cuối có chèn ép tĩnh mạch chủ trên.
- Cơ quan khác.
3.Tham khảo cận lâm sàng
- Xét nghiệm SH, HH , X-Q tim phổi, CT ngực, Cyfra 21-1
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Khó thở do khối u làm tắc/tăng tiết dịch phế quản hoặc do tràn dịch màng phổi.
2. Đau do khối u xâm lấn vào màng phổi, thành ngực hay trung thất/do thủ thuật.
3. Suy dinh dưỡng do tăng chuyển hoá/chán ăn/lo lắng về bệnh

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 150
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

4. Lo lắng, chán nản, bi quan do cái chết đe dọa.


5.Nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp do tắc nghẽn/khối u và dịch phế quản/giảm
sức đề kháng của cơ thể.
6. Sốt, rối loạn điện giải do hội chứng cận u, hoại tử u.
7. Nguy cơ vỡ u ung thư do khối u tiến triển.
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Giảm khó thở cho người bệnh
- Cho nằm tư thế Fowler
- Hút dịch đường hô hấp nếu có tăng tiết
- Thực hiện y lệnh thở ô xy (3l/p)
- Theo dõi nhịp thở, SPO2
2. Giảm đau cho người bệnh
- Động viên an ủi người bệnh yên tâm điều trị
- Nằm nghỉ ngơi thoải mái, vận động nhẹ nhàng, tránh gắng sức.
- Tăng cường giấc ngủ cho người bệnh.
- Hỗ trợ người bệnh khi làm các thủ thuật.
- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, an thần, thuốc điều trị khối u và TD tác dụng
phụ nếu có.
3. Cải thiện về dinh dưỡng cho người bệnh
- Giải thích cho người nhà và người bệnh hiểu biết tầm quan trọng của dinh dưỡng
đối với diễn biến bệnh.
- Cho người bệnh ăn đủ calo, tăng đạm, ăn từng bữa nhỏ, nhiều bữa trong ngày. Ăn
thức ăn có lượng đạm cao như: sữa, trứng, thịt, tôm, cá...
- Đặt sonde và truyền dịch nuôi dưỡng theo chỉ định nếu NB không ăn được.
- Kiểm soát người bệnh có ăn hết khẩu phần không?
- Theo dõi cân nặng.
4. Giảm nguy cơ nhiễm khuẫn đường hô hấp
- Làm sạch dịch ứ đọng bằng cách dẫn lưu tư thế kết hợp với vỗ rung lồng ngực.
- Hướng dẫn tập thở sâu để tăng cường sự giãn nở cơ hoành giúp thở dễ dàng.
- Theo dõi nhịp thở, tính chất ho, khạc đờm. Thực hiện thuốc long đờm, kháng
sinh.
- Báo BS và phụ giúp BS chọc tháo dịch màng phổi khi có chỉ định.
5. Chăm sóc về tinh thần
- Thường xuyên gần gũi động viên, an ủi, giúp NB yên tâm tin tưởng, lạc quan.
- Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ để đáp ứng.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 151
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Theo dõi những diễn biến về tinh thần, tình cảm để kịp thời chăm sóc. Hạn chế
yếu tố Stress.
6. Hạ sốt, kiểm soát điện giải của người bệnh
- Thực hiện thuốc hạ sốt, bù điện giải cho NB khi có dấu hiệu sốt.
- Hướng dẫn NB uống nhiều nước, chế độ ăn uống tăng cường điện giải
7. Phát hiện sớm nguy cơ vỡ nhân ung thư
- Theo dõi tinh thần người bệnh, da niêm mạc.
- Theo dõi có ho ra máu không, màu sắc số lượng.
- Theo dõi xem có hiện tượng mạch nhanh, huyết áp thấp dần không.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- Người bệnh đỡ khó thở, đỡ ho, đỡ đau
- Người bệnh không sút cân nhiều.
- Người bệnh không bị nhiễm khuẩn.
- Người bệnh yên tâm, đỡ lo lắng, không bi quan, chán nản.
- Ngủ, nghỉ thoải mái (ngủ được từ 6 giờ trở lên trong ngày).
VI. Tài liệu tham khảo
1.Bộ Y Tế (2012), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập 1
2.Bộ y tế (2017), NXBYH, Điều dưỡng ngoại khoa

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 152
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 60. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


VIÊM TỤY CẤP

I. Đại cương
Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy, có thể thay đổi từ
viêm tụy phù nề cho đến viêm tụy hoại tử cấp tụy. Triệu chứng thường gặp: đau
bụng, bụng chướng, nôn, sốt.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Tiền sử có uống rượu, bia? có tiền sử viêm tụy? Gia đình có ai mắc viêm tụy/u
tụy? đã được điều trị thế nào?
- Tình trạng: xuất hiện từ bao giờ, thời gian? các triệu chứng của bệnh
+ Có khó thở? đau bụng (vị trí, mức độ đau)? đau từng cơn hay đau liên tục?
+ Có buồn nôn hoặc nôn? sau nôn có đỡ đau?
+ Tình trạng trung, đại tiện?
- Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh
2. Khám thực thể
- Toàn thân
+ Tinh thần NB: có tỉnh hay vật vã, kích thích, bất an, lơ mơ, li bì ?
+ Có dấu hiệu nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, hốc hác không ?
+ Đo DHST. Chiều cao? Cân nặng?
- Tiêu hóa
+ Khám bụng: Bụng mềm/có chướng? Có phản ứng thành bụng?
+ Nôn: số lượng, màu sắc, tính chất (nếu có).
+ NB có sonde dạ dày: số lượng, màu sắc, tính chất dịch ra qua sonde
+ Ăn uống: nhịn ăn/đã được ăn: có tuân thủ chế độ dinh dưỡng?
3.Tham khảo các kết quả xét nghiệm
- SH (lipase, amylase - tụy, tryglycerid, cholesterol...), siêu âm bụng, chụp cắt lớp
vi tính ổ bụng ...
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Đau bụng vùng thượng vị, bụng chướng liên quan đến tình trạng viêm tụy.
2. Sốt do tình trạng nhiễm trùng
3. Người bệnh có nguy cơ ngã.
4. NB có sonde dạ dày
5. Người bệnh vệ sinh cần hỗ trợ do đau.
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1.Giảm đau, chướng bụng cho người bệnh
- Động viên tinh thần, cho NB nằm nghỉ ngơi tại giường, tư thế thoải mái,
- HD người bệnh nhịn ăn/chế độ ăn bệnh lý theo y lệnh
- Đặt sonde dạ dày hút dịch (nếu có )
- Thực hiện y lệnh: Truyền dịch, giảm đau.
- Theo dõi tình trang bụng, tính chất, mức độ đau/chướng bụng

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 153
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

2. Hạ sốt cho người bệnh


- Nới rộng quần áo, lau người, chườm mát trán, nách, bẹn.
- Thực hiện thuốc hạ sốt theo y lệnh.
- Theo dõi DHST.
- Cân bằng dịch (đối với Viêm tụy cấp thể nặng)
3. Chăm sóc phòng ngã cho người bệnh
- Thông báo cho NB, NNNB biết NB có nguy cơ ngã
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã.
- Cho NB nằm giường thành chắn hoặc giường sát tường
- Luôn có người nhà bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã.
4. NB có sonde dạ dày
- Theo dõi, cố định chắc sonde, đảm bảo vị sonde dạ dày ở đúng vị trí.
- Theo dõi dịch ra qua sonde: số lượng, màu sắc, tính chất?
5. Hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân
- Hỗ trợ NB vệ sinh thân thể, răng miệng
- Hỗ trợ NB thay chăn ga quần áo
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- NB đỡ đau, chướng bụng
- NB đỡ sốt/hết sốt, không có dấu hiệu mất nước
- NB được đảm bảo an toàn, không bị trượt/ngã.
- Sonde dạ dày được chăm sóc, theo dõi tốt.
- NB được vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2013), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa.
2. Bộ y tế (2017), Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 154
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 61. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

XƠ GAN

I. Đại cương
Xơ gan là hậu quả của nhiều bệnh gan mạn tính. Triệu chứng thường gặp :
Phù, cổ trướng, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, rối loạn tiêu hóa...
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Có uống rượu, bia? uống bao nhiêu năm? Mỗi ngày uống bao nhiêu? Có tiền sử
viêm gan vi rút? Gia đình có ai mắc xơ gan?
- Đã được phát hiện xơ gan từ bao giờ? điều trị như thế nào?
- Bệnh xuất hiện từ bao giờ, thời gian bao lâu? Các triệu chứng của bệnh:
+ Có rối loạn tiêu hóa: chán ăn, sợ mỡ, khó tiêu, tiêu chảy? Tình trạng ăn uống?
+ Có cảm thấy đầy bụng, bụng chướng sau đó cổ chướng xuất hiện không?
+ Có bao giờ bị vàng da vàng mắt không?
+ Có bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới da không?
2. Khám thực thể
- Toàn thân
+ Tinh thần của NB: có tỉnh/lo lắng/chậm chạp/lo mơ, hôn mê ?
+ Đo DHST. Chiều cao? Cân nặng?
+ Thể trạng người bệnh: có gầy yếu, suy nhược? Da, mắt có vàng không?
+ Tình trạng phù: vị trí, mức độ, tính chất
+ Có chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da (vị trí, mức độ)
- Tiêu hóa
+ Khám bụng: bụng mềm/chướng ? có cổ trướng? có u cục? gan lách có to?
+ Quan sát tuần hoàn bàng hệ, sao mạch trên da.
+ Quan sát chất nôn, phân của NB (số lượng, màu sắc, tính chất) .
3. Tham khảo các kết quả xét nghiệm
- SH, HH, ĐM, siêu âm ổ bụng, nội soi thực quản- dạ dày...
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Cổ trướng, phù do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giảm albumin máu.
2. Mệt mỏi, gầy sút, ăn kém do suy giảm chức năng gan.
3. Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa (soi dạ dày có giãn tĩnh mạch thực quản độ III)
4. Nguy cơ hôn mê gan (khi NB có xét nghiệm NH3 > 50 hoặc có biểu hiện tinh
thần chậm chạp, ngủ gà, lú lẫn)
5. NB có rối loạn đông máu (PT thấp, tiểu cầu thấp)

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 155
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

6. NB có nguy cơ ngã
7. NB vận động, vệ sinh cần hỗ trợ
IV. Lập và thực hiện chăm sóc
1. Giảm cổ trướng, giảm phù cho người bệnh
- Cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường, vận động nhẹ nhàng.
- Nằm tư thế folew, kê cao chân khi có phù, cổ trướng nhiều.
- Thực hiện y lệnh thuốc: lợi tiểu, albumin.
- Hướng dẫn người bệnh ăn nhạt, không uống bia, rượu chất kích thích.
- Theo dõi nước tiểu
- Theo dõi cân nặng.
2. Cải thiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn, tăng cường chức năng gan
- Giải thích cho NB, NNNB hiểu về tầm quan trọng của dinh dưỡng với điều trị.
- Động viên NB ăn uống, ăn ít một, chia nhiều bữa nhỏ, thức ăn dễ tiêu, tăng
đường, hạn chế mỡ. Hạn chế đạm khi có nguy cơ hôn mê gan.
- Đảm bảo ăn đủ chất: Đạm, đường, vitamin.
- Vệ sinh răng miệng bằng nước muối khi có chảy máu chân răng.
- Thực hiện thuốc theo y lệnh.
3. Phòng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa
- TD DHST
- TD phân: màu sắc, chất nôn
- Hướng dẫn NB tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, vận động, tự theo dõi nếu có triệu
chứng như: nôn ra máu, ỉa phân đen, đau bụng,... phải báo ngay cho NVYT.
- Thực hiện y lệnh thuốc
4. Phòng nguy cơ hôn mê gan
- Theo dõi tinh thần để phát hiện sớm các biểu hiện run tay, tăng phản xạ, giảm ý
thức (ngủ gà, lú lẫn,…)
- TD phát hiện sớm các yếu tố làm tăng nguy cơ hôn mê gan: nhiễm trùng, xuất
huyết tiêu hóa, rối loạn điện giải, táo bón...
5. Tăng cường các yếu tố đông máu
- Thực hiện truyền các chế phẩm máu theo y lệnh: huyết tương tươi đông lạnh/tiểu
cầu.
- Thực hiện y thuốc.
- Theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy
máu chân răng,…
6. Chăm sóc phòng ngã cho người bệnh
- Thông báo cho NB/NNNB biết NB có nguy cơ ngã

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 156
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã.


- Cho NB nằm giường thành chắn hoặc giường sát tường
- Luôn có người nhà bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã.
7. Hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân
- Hỗ trợ người bệnh vệ sinh thân thể, răng miệng.
- Hỗ trợ người bệnh thay chăn ga quần áo
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- NB đỡ phù, cổ trướng giảm
- Cải thiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn
- NB không bị các biến chứng: XHTH, hôn mê gan trong thời gian nằm viện
- Cải thiện tình trạng rối loạn đông máu.
- NB được đảm bảo an toàn, không bị trượt/ngã.
- NB được vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2013), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa.
2. Bộ y tế (2017), NXBYH, Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 157
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

Bài 62. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA

I. Đại cương
Xuất huyết tiêu hóa là sự chảy máu có nguồn gốc từ đường tiêu hóa ra ngoài
qua đường miệng hoặc hậu môn. Triệu chứng thường gặp: Da xanh, niêm mạc
nhợt, nôn ra máu, ỉa phân đen, hoa mắt, chóng mặt.
II. Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Có xơ bị gan, loét dạ dày - tá tràng? xuất huyết tiêu hóa từ bao giờ? mấy lần? đã
được điều trị như thế nào trước đây?
- Bệnh xuất hiện từ bao giờ, thời gian? các triệu chứng của bệnh:
+ Nôn ra máu: trước khi nôn ra máu có dùng thuốc gì? nôn máu đỏ tươi hay máu
đen, máu cục? có lẫn thức ăn? số lượng bao nhiêu ?
+ Đi ngoài phân đen: màu sắc? tính chất? mùi? số lượng? có đau bụng không?
2. Khám thực thể
- Toàn thân
+Tinh thần của NB: có tỉnh/lo lắng? có mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt?
+ Tình trạng da, niêm mạc? có vã hôi? tay chân lạnh?
+ Phù: vị trí, mức độ, tính chất. Tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu cam,
xuất huyết dưới da (vị trí, mức độ)
+ Đo DHST. Chiều cao? Cân nặng?
- Tiêu hóa
+ Khám bụng: bụng mềm/chướng? có cổ trướng? có u cục, gan lách có to?
+ Quan sát tuần hoàn bàng hệ, sao mạch trên da.
+ Quan sát chất nôn, phân (màu sắc? tính chất? mùi ? số lượng).
3.Tham khảo các kết quả xét nghiệm:
- HH, nhóm máu, ĐM, nội soi thực quản - dạ dày...
III. Chẩn đoán chăm sóc
1. Nguy cơ sốc do giảm thể tích máu đột ngột. (NB nôn ra máu nhiều hoặc ỉa phân
đen nhiều)
2. NB thiếu máu.
3. NB có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa tái phát.
4. NB có nguy cơ ngã
5. NB vệ sinh cần hỗ trợ
Bệnh viện đa khoa hà đông
Phòng Điều dưỡng Page 158
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

IV. Lập và thực hiện chăm sóc


1. Phòng tránh nguy cơ sốc
- Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, đầu bằng, các nhu cầu sinh
hoạt, vệ sinh cá nhân phục vụ tại giường.
- Thực hiện truyền máu, truyền dịch theo y lệnh.
- Cho NB nhịn ăn uống
- Theo dõi DHST 30 phút/lần.
- Theo dõi nước tiểu.
2. Giảm thiếu máu
- Truyền máu theo y lệnh (nếu có)
- Thực hiện y lệnh thuốc.
- TD tình trạng da, niêm mạc, hoa mắt, chóng mặt
- Làm xét nghiệm máu theo y lệnh
3. Phòng tránh nguy cơ xuất huyết tiêu hóa tái phát
- Thực hiện y lệnh thuốc.
- Theo dõi phân, chất nôn, tình trạng da, niêm mạc, hoa mắt, chóng mặt,…
- Hướng dẫn và động viên NB tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, vận động:
+ Giai đoạn nặng: nghỉ ngơi, các nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh cá nhân phục vụ tại
giường.
+ Giai đoạn xuất huyết ổn định: vận động nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột
ngột.
- Hướng dẫn và giám sát chế độ ăn uống:
+ Nhịn ăn uống khi XHTH chưa ổn định.
+ Khi được ăn uống trở lại: Ăn cháo nguội/thức ăn mềm, nguội, dễ tiêu; không ăn
no; kiêng các chất kích thích, rượu bia.
4. Chăm sóc phòng ngã cho người bệnh.
- Thông báo cho NB, NNNB biết NB có nguy cơ ngã
- Treo biển cảnh báo nguy cơ ngã.
- Cho NB nằm giường thành chắn hoặc giường sát tường
- Luôn có người nhà bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ phòng tránh ngã.
5. Hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân
- Hỗ trợ người bệnh vệ sinh thân thể, răng miệng.
- Hỗ trợ người bệnh thay chăn ga quần áo.
V. Đánh giá kết quả chăm sóc
- NB không có nguy cơ sốc.
- Tình trạng thiếu máu được cải thiện.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 159
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh

- NB không bị XHTH tái phát trong thời gian nằm viện


- NB được đảm bảo an toàn, không bị trượt/ngã.
- NB được vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế (2017), Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa.

Bệnh viện đa khoa hà đông


Phòng Điều dưỡng Page 160

You might also like