Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

CHƯƠNG 1: CẤU TẠO CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

- Các nguyên tố được cấu tạo từ các nguyên tử, mỗi nguyên tử đều bao gồm:

+ Hạt nhân (+) gồm proton (+) và nơtron (không mang điện)

+ Electron (-)

- Orbital: bề mặt giới hạn thể tích không gian xung quanh hạt nhân, ở đó xác
suất có thể tìm thấy sự có mặt của điện tử là cao nhất. Mỗi orbital có thể
chứa 1 điện tử hay 2 điện tử có spin đối song.

- Các electron nằm ở orbital s, p, d và f. Orbital s và p rất quan trọng trong


hóa học hữu cơ và hóa sinh

2. LIÊN KẾT HÓA HỌC TRONG HÓA HỮU CƠ

- LIÊN KẾT ION — chuyển một hay nhiều electrons từ một nguyên tử sang
nguyên tử khác, sinh ra lực hút tích điện giữa các ion trái dấu

- LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ — góp chung điện tử giữa các nguyên tử

- LIÊN KẾT KIM LOẠI — giữa các nguyên tử kim loại

1. Liên kết cộng hóa trị

- Liên kết được hình thành sự xen phủ các orbital nguyên tử tạo ra orbital
phân tử.

- Liên kết cộng hóa trị thuần túy: được hình thành giữa hai nguyên tử của
cùng 1 nguyên tố hoặc các nguyên tử khác nhau nhưng có độ âm điện gần
như nhau và có cấu tạo đối xứng.

- Liên kết cộng hóa trị phân cực: được hình thành giữa 2 nguyên tử có độ âm
điện khác nhau và có cấu tạo bất đối xứng

- Liên kết cho nhận (liên kết phối trí): được hình thành giữa một nguyên tử có
đôi e tự do và một nguyên tử có orbital còn trống.

2. Liên kết hydrogen

- Liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (đã tham
gia liên kết hóa học) với một nguyên tử có độ âm điện lớn.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 1


- Đặc điểm: năng lượng liên kết yếu

- Phân loại:

+ Liên kết hydrogen nội phân tử

+ Liên kết hydrogen liên phân tử

- Ảnh hưởng:

+ Tăng nhiệt độ nóng chảy

+ Tăng nhiệt độ sôi

+ Tăng độ tan

3. Tương tác Van der Waals

- Tương tác lưỡng cực: Phân tử tồn tại momen lưỡng cực

- Lực khuếch tán: Phân tử không phân cực xuất hiện lưỡng cực tạm thời (do
các điện tử luôn chuyển động, hạt nhân nguyên tử dao động quanh vị trí cân
bằng)

3. ĐIỆN TÍCH QUY ƯỚC

Điện tích quy ước = Số e hóa trị - ½ số e dùng chung - số e không dùng
chung

4. CÁC TRẠNG THÁI LAI HÓA TRONG HÓA HỮU CƠ

- Định nghĩa: Sự lai hóa là sự tổ hợp orbital 2s và 2p của nguyên tử carbon


tạo thành các orbital lai hóa

- Phân loại: có 3 kiểu lai hóa: sp, sp2, sp3

1. Lai hóa sp3

- 1 orbital 2s + 3 orbital 2p → 4 orbital lai hóa sp3

- 4 orbital lai hóa sp3 định hướng trong không gian theo phương đi từ tâm của
một tứ diện đều.

- Trục của các orbital sp3 tạo với nhau một góc 109॰28’

- Các orbital sp3 xen phủ trục với orbital của các nguyên tử khác tạo thành
liên kết σ.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 2


2. Lai hóa sp2

- Ba orbital lai hóa sp2 có trục cùng nằm trên một mặt phẳng, hướng về 3 đỉnh
của một tam giác đều, góc liên kết là 120॰

- Các orbital sp2 xen phủ trục với orbital của các nguyên tử khác tạo thành
liên kết σ

- Orbital 2pz không lai hóa, có trục vuông góc với mặt phẳng của các orbital
lai hóa sp2

3. Lai hóa sp

- Lai hóa sp xuất hiện ở các hợp chất chứa C mang liên kết ba, hai nối đôi.

- Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π.

+ Liên kết σ do sự xen phủ trục của hai orbital lai hóa sp của hai nguyên tử
Carbon.

+ Liên kết π do sự xen phủ bên của 2 orbital py, pz, có trục vuông góc với nhau.

5. CHUỖI CARBON VÀ BIỂU DIỄN CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ

- Chuỗi C mạch hở

- Chuỗi C mạch vòng: vòng C hoặc dị vòng

- Biểu diễn cấu trúc hợp chất hữu cơ:

6. KHÁI NIỆM ACID - BASE TRONG HÓA HỮU CƠ

- Theo Arrhenius:

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 3


+ Acid là những chất tan trong nước cho ion H+

+ Base là những chất tan trong nước thì bị ion hóa tạo thành ion OH-

- Theo Bronsted-Lowry:

+ Acid là chất có khả năng nhường H+

+ Base là chất có khả năng nhận H+

- Theo Lewis:

+ Acid là chất có khả năng nhận cặp e

+ Base là chất có khả năng nhường cặp e

- Acid hữu cơ:

+ Hợp chất có H liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn (O, N, S…)

+ H liên kết với C nằm cạnh các liên kết phân cực (>C=O)

+ Chứa nguyên tử có thể nhận thêm e như BF3, AlCl3, FeCl3, ZnCl2…

- Base hữu cơ:

+ Các hợp chất chứa N (amin): NH3

+ Các hợp chất chứa O (alcohol)

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 4


CHƯƠNG 2: HIỆU ỨNG ĐIỆN TỬ TRONG HÓA HỮU CƠ
- Định nghĩa hiệu ứng: Những yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng và làm
thay đổi tính chất của liên kết cộng hoá trị do đó ảnh hưởng đến tính chất
hoá học, khả năng phản ứng, hướng phản ứng, tính acid, base... của hợp chất
hữu cơ.

- Phân loại:

+ Hiệu ứng cảm ứng


+ Hiệu ứng liên hợp
+ Hiệu ứng siêu liên hợp

- Sự phân cực của phân tử phụ thuộc vào độ âm điện

I. HIỆU ỨNG CẢM ỨNG

- Định nghĩa: Hiệu ứng cảm ứng là sự dịch chuyển của các điện tử σ dọc theo
mạch nối đơn theo cơ chế cảm ứng tĩnh điện.

- Kí hiệu: I

- Phân loại: Quy ước chọn nguyên tử H trong liên kết C-H của hidrocacbon
non làm chuẩn với hiệu ứng I=0

+ Hiệu ứng cảm ứng âm: Nhóm hút điện tử (mạnh hơn H) gắn với nguyên tử
C (-I)

+ Hiệu ứng cảm ứng dương: Nhóm đẩy điện tử (yếu hơn H) gắn với nguyên
tử C (+I)

1. Hiệu ứng cảm ứng âm


- Các nguyên tử gây nên hiệu ứng bằng cách kéo điện tử về phía nó, mạnh hơn H
được coi là có hiệu ứng cảm ứng âm.
- Kí hiệu: -I
- -I có độ mạnh tăng theo độ âm điện của nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây nên
hiệu ứng đó.
- Một số nhóm thế có -I được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ lớn:
+ Các ion mang điện tích dương:

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 5


+ Các halogen: độ âm điện càng lớn, hiệu ứng -I càng mạnh

-F > -Cl > -Br > -I

+ Các nhóm trung hòa chứa nguyên tử có độ âm điện lớn

-OH > -OR > -NH2 > -SH

+ Các nhóm trung hòa có liên kết lưỡng cực

-NO2 > -CN > -SO3H > -CHO

+ C lai hóa sp và sp2

2. Hiệu ứng cảm ứng dương

- Các nguyên tử gây nên hiệu ứng bằng cách đẩy điện tử mạnh hơn H
được coi là có hiệu ứng cảm ứng dương.
- Kí hiệu: +I
- Một số nhóm thế có hiệu ứng cảm ứng dương được sắp xếp theo thứ tự
giảm dần về độ lớn:
+ Nhóm alkyl: độ lớn của hiệu ứng +I tăng theo số C và độ phân nhánh của
mạch C

+ Các ion mang điện tích âm: hiệu ứng +I giảm khi độ âm điện tăng

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 6


3. Đặc điểm của hiệu ứng cảm ứng

- Hiệu ứng cảm ứng có đặc điểm là giảm nhanh theo mạch C, sau nguyên
tử C3 rất khó phát hiện hiệu ứng
- Ảnh hưởng đến độ bền của tiểu phân trung gian:
+ Hiệu ứng +I tăng dần theo số nhóm alkyl, đẩy điện tử vào C mang điện
tích dương, giảm bớt điện tích dương trên C, vì thế làm C mang điện
dương bền vững hơn.

+ Số nhóm alkyl tăng cũng làm tăng độ bền của các gốc tự do giống như
ảnh hưởng đến độ bền của carbocation.

+ Đối với carbanion, số nhóm alkyl tăng làm giảm độ bền của carbanion
do hiệu ứng +I đẩy điện tử làm tăng mật độ e, dẫn đến carbanion thừa e,
kém bền hơn

- Ảnh hưởng tính acid – base của các hợp chất hữu cơ

+ Tính acid phụ thuộc vào khả năng cho proton (khả năng cắt đứt liên kết
X-H) và độ bền của base liên hợp
VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 7
+ Đối với hợp chất amin, tính base tùy thuộc vào mật độ e trên N (khả
năng nhận H+) và độ bền của acid liên hợp

+ Các nhóm có hiệu ứng -I làm tăng tính acid, nhóm có hiệu ứng +I làm
giảm tính acid. Số nhóm hút e tăng thì tính acid tăng
+ Các nhóm có hiệu ứng đẩy e như alkyl làm tăng tính base của amin,
nhóm hút e như aryl làm giảm tính base của amin. Hiệu ứng đẩy e lớn thì
tính base lớn.

- Ảnh hưởng tới khả năng phản ứng và chiều hướng cảm ứng:

Xét khả năng tham gia phản ứng cộng hợp ái nhân AN vào nhóm carbonyl
của aldehyde và ceton

+ Khả năng phản ứng cộng hợp ái nhân AN vào nhóm carbonyl dễ dàng
hơn khi giá trị δ+ trên C càng lớn

+ Nhóm alkyl có hiệu ứng +I đẩy điện tử, làm tăng mật độ điện tử trên C,
vì thế làm giảm giá trị δ+ trên C

Vì thế khả năng phản ứng cộng hợp ái nhân AN của formaldehyde,

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 8


aceton và acetaldehyde được sắp xếp như sau:

II. HIỆU ỨNG LIÊN HỢP

- Hiện tượng liên hợp là hiện tượng xuất hiện khi orbital p có thể xen phủ với từ
3 orbital của các nguyên tử bên cạnh trở lên
- Đặc điểm hệ liên hợp:
+ Các nguyên tử tạo hệ liên hợp luôn nằm trong 1 mặt phẳng và trục của
các orbital p đều song song với nhau và thẳng góc với mặt phẳng chứa
các liên kết σ
+ Phân tử liên hợp bao giờ cũng có năng lượng thấp hơn năng lượng của
những phân tử không liên hợp tương ứng do mật độ điện tử gần như giải
tỏa đồng đều trên toàn bộ phân tử
- Định nghĩa: Hiệu ứng liên hợp là sự chuyển dịch của các điện tử p, trong các
hệ thống liên hợp gây ra sự phân bố lại mật độ điện tử trong phân tử
- Kí hiệu: M hoặc C

1. Hiệu ứng liên hợp âm (-M/-C)

- Khi tham gia liên hợp, nhóm nào “hút” điện tử hoặc p về phía mình được coi là
có hiệu ứng liên hợp âm
- Các nhóm không no chứa các nguyên tử có độ âm điện lớn hoặc các nhóm
mang điện tích 1+ với orbital p trống đều có hiệu ứng liên hợp âm
- Hiệu ứng -M càng mạnh nếu nguyên tử có độ âm điện càng lớn và tăng đáng kể
nếu nguyên tử mang điện tích dương

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 9


- Hiệu ứng -M giảm khi có sự liên hợp với nhóm cho e

-CHO > -COCl > _-COOR > -CONR2 > _-COO-

2. Hiệu ứng liên hợp dương (+M/+C)

- Khi tham gia liên hợp, nhóm nào “đẩy” e tới nhóm khác được coi là có hiệu
ứng liên hợp dương
- Các nhóm gây hiệu ứng +M thường là các nguyên tử có 1 cặp điện tử p tự do.
Các e tự do này rất linh động nên chúng sẽ dịch chuyển tới chỗ kém linh động
hơn (tới chỗ có các điện tử hoặc chỗ có orbital trống)
- Độ lớn hiệu ứng +M tỉ lệ nghịch với độ âm điện và kích thước của nguyên tử có
cặp điện tử tự do

3. Các nhóm có hiệu ứng liên hợp với dấu không cố định

- Một số nhóm nguyên tử, thường là nhóm chưa no hoặc thơm (vinyl, phenyl…)
có hiệu ứng liên hợp với dấu của hiệu ứng phụ thuộc bản chất của những nhóm
nguyên tử khác liên kết với chúng
- Một số nhóm thế có thể gây ra 2 loại hiệu ứng có tác dụng ngược chiều nhau:
+M và -I

- Phần lớn trường hợp ảnh hưởng của hiệu ứng M sẽ lớn hơn hiệu ứng I
- Riêng với nhóm halogen, ảnh hưởng của hiệu ứng -I làm giảm khả năng phản
ứng thế SE tiếp theo
- Ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp do đôi điện tử trên halogen đối với nhân thơm
gây ra mật độ điện tử lớn hơn ở các vị trí ortho và para à các tác nhân ái điện tử
VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 10
khi tấn công vào halogeno benzen đều thế vào các vị trí ortho và para.

4. Đặc điểm hiệu ứng liên hợp

- Ảnh hưởng của hiệu ứng M không bị giảm khi kéo dài mạch liên hợp
- Công thức cộng hưởng: mũi tên 2 đầu giữa các công thức cộng hưởng

5. Ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp

a. Ảnh hưởng đến độ bền của tiểu phân trung gian


- Carbocation allyl bậc 1, carbocation benzyl bậc 1 có độ bền lớn do ảnh hưởng
của hiệu ứng liên hợp
b. Ảnh hưởng tính acid - base
- Các nhóm có hiệu ứng -M làm tăng tính acid, +M làm giảm tính acid
- Các nhóm có hiệu ứng +M làm tăng tính base, -M làm giảm tính base
c. Ảnh hưởng đến khả năng phản ứng và chiều hướng phản ứng

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 11


III. HIỆU ỨNG SIÊU LIÊN HỢP

- Định nghĩa: Hiệu ứng siêu liên hợp là sự liên hợp giữa các điện tử σ của các
liên kết C-H ở vị trí α với các điện tử π của các nguyên tử C ở trạng thái lai hóa
sp2 và sp làm cho các điện tích π được giải tỏa
- Ký hiệu: H
- Đặc điểm:
+ Hướng tác dụng: cùng chiều với hiệu ứng +1
+ Số liên kết C - H càng nhiều thì hiệu ứng siêu liên hợp càng lớn
+ Tăng theo chiều ngược với hiệu ứng cảm ứng
-CH3 > -CH2CH3 > -CH(CH3)2 > -C(CH3)3
- Ảnh hưởng của hiệu ứng siêu liên hợp
+ Độ bền của alken tăng dần theo số nhóm -CH3 liên kết với C nối đôi
+ Ảnh hưởng đến chiều hướng phản ứng

+ Ảnh hưởng đến tính linh động của liên kết C-H

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 12

You might also like