Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN DỰ THI HSG CẤP TỈNH ĐỢT 1 NĂM HỌC 2023-2024
LÊ THÁNH TÔNG Môn thi : ĐỊA LÍ
Thời gian : 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 09/09/2023
(HDC có 05 trang, gồm 07 câu)
CÂU Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM
1 a Tính chất của các khối khí trên Trái Đất có ổn định không? Tại sao? 1,5
- Không 0,25
- Vì:
+ Tuỳ theo vĩ độ và bề mặt là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí
khác nhau. Những nơi có áp cao rộng lớn và ổn định tạo thuận lợi để hình thành 0,5
các khối khí. (kể tên các khối khí và tính chất)
+ Các khối khí luôn có sự dịch chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
chứ không ở một vị trí nhất định. (dẫn chứng) Trong quá trình dịch chuyển, nó ma 0,5
sát với bề mặt đệm và bị biến tính.
- Các khối khí hoạt động lấn đẩy và tranh chấp nhau, trong quá trình đó có sự trao
0,25
đổi nhiệt ẩm với nhau làm biến đổi tính chất của chúng.
Vì sao các vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao không hoàn toàn lặp lại tất cả
b 1,5
các đới tự nhiên nằm ngang từ xích đạo về cực
- Biểu hiện:
+ Sự phân bố sinh vật theo vĩ độ: rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm, xa van => rừng 0,25
cận nhiệt => thảo nguyên, rừng lá rộng, rừng lá kim => đài nguyên.
+ Sự phân bố sinh vật theo đai cao: Trình tự phân bố đất và thực vật theo đai cao 0,25
cũng tương tự như sự phân bố đất và thực vật theo vĩ độ. Tuy nhiên có một số
điểm khác nhau: Từ xích đạo về cực không có đồng cỏ núi cao, các vành đai theo
chiều cao có thể biểu hiện ở bất kì địa hình núi cao thuộc vĩ độ nào. Phạm vi các
vành đai hẹp hơn các đới
- Nguyên nhân: Sự không lặp lại hoàn toàn bắt nguồn từ nguyên nhân dẫn đến sự
phân bố của chúng:
+ Sự phân bố theo vĩ độ: chịu tác động trực tiếp của lượng bức xạ thay đổi theo vĩ 0,5
độ. Từ xích đạo về cực, góc chiếu sáng nhỏ dần nên nhiệt độ giảm dần, lượng mưa
thay đổi theo từng đới do nhiều yếu tố tác động (kể tên) dẫn đến sự thay đổi của
sinh vật.
+ Sự phân bố theo đai cao:
/ Nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao địa hình (nhiệt độ TB giảm liên
tục nhưng tốc độ giảm nhanh hơn so với sự thay đổi nhiệt độ theo đới nằm ngang, 0,25
độ ẩm tăng đến một độ cao nhất định thì giảm) dẫn đến hình thành vành đai sinh
vật khác nhau.
/ Các hướng sườn khác nhau, lượng nhiệt, ẩm và ánh sáng khác nhau nên ảnh
hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật, và thay đổi tuỳ theo 0,25
các yếu tố khác của địa phương.
Tại sao tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan
2 a 1,0
trọng của các nước đang phát triển trong thời kì hiện nay?
- KHKT và công nghệ góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả
0,25
sử dụng các nguồn lực khác (phân tích)
- Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu Kt theo hướng công nghiệp 0,25

1
hoá, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao
- Tăng khả năng cạnh trạnh của các doanh nghiệp và nền KT, thúc đẩy tăng trương
0,25
KT
- Các nước đang phát triển hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế, KHKT và công nghệ giúp nâng cao năng suất lao động,
0,25
khai thác hiệu quả, tránh lãng phí các nguồn tài nguyên, đẩy nhanh quá trình CNH
và chuyển dịch cơ cấu KT, hội nhập sâu rộng vào nền KT quốc tế…
Phân biệt đặc điểm ngành nông nghiệp giữa hai nhóm nước phát triển và đang
b 1,0
phát triển.
- Vai trò trong nền KT: các nước phát triển ngành NN chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ
0,25
cấu GDP còn ở các nước đang phát triển, tỉ trọng ngành nông nghiệp còn lớn.
- Quy mô, hình thức sản xuất và cơ cấu: Các nước phát triển có quy mô lớn, chủ
yếu là trang trại chuyên môn hoá, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn, các nước
0,25
đang phát triển có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cơ cấu đa dạng hơn, ngành trồng trọt
vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn trong cơ cấu
- Phương thức sản xuất, trình độ thâm canh: các nước phát triển có ngành NN hàng
hoá hiện đại, trình độ thâm canh cao, áp dụng triệt để các tiến bộ KHKT, trình độ
cơ giới hoá cao, có sự hỗ trợ của CNCB, ít phụ thuộc điều kiện tự nhiên. Các nước 0,25
đang PT còn phổ biến nền nông nghiệp cổ truyền, sử dung phương tiện sản xuất thô
sơ, áp dụng tiến bộ KHKT còn thấp, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên…
- Mục đích, hiệu quả sản xuất: Các nước phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ
cho thị trường, hiệu quả cao, các nước đang phát triển nền nông nghiệp tự cung tự 0,25
cấp, hiệu quả sản xuất thấp…
3 a Chứng minh đất đai ở nước ta có sự cân bằng mỏng manh. 2,0
* Đất đai có sự cân bằng: Được cấu tạo bởi 2 thành phân vô cơ và hữu cơ. 0,25
* Cân bằng mỏng manh: Đất đai dễ bị biến đổi do tác động của nhiều yếu tố: (kể 0,25
tên).
* Chứng minh: Thông qua sự biến đổi đất đai ở 2 khu vực đồi núi và đồng bằng:
- Đất ở đồi núi:
+ Độ dốc lớn kết hợp với chế độ mưa mùa, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
+ Ngoài ra do tác động của con người với các hoạt động kinh tế, du canh du cư… 0,25
làm đất bị biến đổi. 0,25
- Đất ở đồng bằng:
+ Do tác động của khí hậu (phân mùa mưa khô) làm cho đất đai bị biến đổi: Vùng
trũng, đất ngập nước, bị glây hóa (vùng chiêm trũng đồng bằng sông Hồng, tứ giác 0,25
Long Xuyên, Đồng Tháp Mười…), mùa khô có hiện tượng kết tụ kết von.
+ Do ảnh hưởng của thủy triều và khí hậu phân hóa theo mùa: Đất nhiễm mặn,
nhiễm phèn.
+ Do tác động của con người: Đất suy thoái, bạc màu 0,25
+ Ở dải đồng bằng Duyên hải: Cát bay, cát chảy… làm đất đai bị hoang mạc hóa.
0,25
0,25
Hướng và độ cao địa hình vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến
b 1,00
khí hậu của vùng này?
- Ảnh hưởng của hướng địa hình đến khí hậu vùng núi Đông Bắc:
+ Mùa đông, hướng cánh cung của các dãy núi mở ra phía Bắc và Đông Bắc sẽ hút 0,25
gió, làm cho vùng có mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, lạnh nhất cả nước.
2
+ Mùa hạ, cánh cung Đông Triều quay mặt lồi về phía Đông Nam, gió mùa Đông
Nam gây mưa nhiều tại sườn đón gió (Yên Tử, Móng Cái), mưa ít tại các thung
lũng khuất gió. 0,25
- Ảnh hưởng của độ cao địa hình tới khí hậu của vùng:
+ Phần lớn là đồi núi thấp nên không có đai ôn đới gió mùa. 0,25
+ Phổ biến là đai nhiệt đới gió mùa; đai cận nhiệt bị thu hẹp. 0,25
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau
4 3,00
của ba miền thủy văn ở nước ta.
* Khái quát về phạm vi 3 miền thủy văn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. 0,25
* Khác nhau về đặc điểm hình thái và mạng lưới sông
- Sông ngòi Bắc Bộ:
+ Có nhiều lưu vực lớn, sông dài và hợp lưu của nhiều dòng chảy (dẫn chứng hệ
thống sông Hồng trong atlat).
+ Hướng sông chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam, một số nhánh sông chảy theo
hướng vòng cung (dẫn chứng).
- Sông ngòi Trung Bộ: 0,75
+ Sông nhỏ, ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.
+ Hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam, một số sông hướng Tây – Đông.
- Sông ngòi Nam Bộ:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều lưu vực sông lớn (dẫn chứng atlat).
+ Hướng dòng chảy: Phức tạp (dẫn chứng), nhiều cửa sông đổ ra biển, nhiều sông
là phụ lưu của sông Mê Công.
* Khác nhau về đặc điểm lượng nước:
- Sông ngòi Bắc Bộ: Lượng nước phong phú (dẫn chứng sông Hồng), lượng dòng
chảy tiếp nhận từ bên ngoài tương đối nhiều.
- Sông ngòi Trung Bộ: Phần lớn lưu vực nằm trên lãnh thổ nước ta, lưu lượng nhỏ 0,75
hơn 2 miền thủy văn còn lại (dẫn chứng atlat).
- Sông ngòi Nam Bộ: Lượng nước tiếp nhận từ bên ngoài rất lớn, sông có lưu lượng
nước lớn (dẫn chứng sông Cửu Long trong atlat)
* Khác biệt về chế độ dòng chảy
- Sông ngòi Bắc Bộ: Chế độ nước thất thường, mùa lũ kéo dài 5 tháng, cao nhất
vào tháng 8, lũ tập trung nhanh và kéo dài.
- Sông ngòi Trung Bộ: Lũ lên nhanh, đột ngột, mùa lũ ngắn, tập trung vào thu
đông, có lũ tiểu mãn vào đầu hạ. 0,75
- Sông ngòi Nam Bộ: Chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ
và Trung Bộ; lũ vào hạ thu, đỉnh lũ tháng 9, tháng 10, kiệt vào tháng 3, tháng 4;
chênh lệch mùa lũ – mùa cạn sâu sắc.
* Khác biệt về hàm lượng phù sa: Sông ngòi Bắc Bộ có hàm lượng phù sa lớn nhất,
sau đó đến sông ngòi Nam Bộ, sông ngòi Trung Bộ nghèo phù sa nhất. 0,50
5 a Chứng minh trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp và giải thích. 2,00
* Chứng minh:
- Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp so với mức trung bình của khu vực và thế 0,50
giới (dẫn chứng).
- Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc 0,25
lợi xã hội) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
- Phần lớn là các đô thị có quy mô nhỏ, phân bố phân tán, chưa hình thành các siêu
đô thị; lối sống đô thị ở nhiều nơi còn đan xen lối sống nông thôn, chức năng của 0,25
3
đô thị chủ yếu vẫn là hành chính...
* Giải thích:
- Do quá trình công nghiệp hoá diễn ra còn chậm. 0,50
- Mặc dù sau Đổi mới, nền kinh tế đã có nhiều biến chuyển, nhưng về cơ bản, trình 0,25
độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp.
- Hầu hết phát triển trên các đô thị cũ từ trước, khó nâng cấp, cải tạo do nhiều lí do 0,25
khác nhau...
Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa có ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu lao động
b 1,00
của nước ta?
- Tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành: dẫn chứng 0,25
- Tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: dẫn chứng 0,25
- Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa làm tăng tỷ lệ lao động thành thị, giảm tỷ lệ lao 0,25
động nông thôn: dẫn chứng.
- Góp phần phân công lại lao động theo lãnh thổ. 0,25
Chứng minh rằng: lúa và cà phê là hai cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp 2,00
6 a
nước ta.
- Hai cây trồng có diện tích lớn nhất so với các cây trồng cùng loại
+ Lúa: là cây lương thực chính, chiếm khoảng 90% diện tích trồng cây lương thực 0,25
nước ta.
+ Cà phê: Tổng diện tích cà phê năm 2007 là 489 nghìn ha, chiếm 27% tổng diện
tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, cao gấp 1,3 lần diện tích cây 0,25
cao su và khoảng 1,6 lần diện tích trồng điều.
- Sản lượng cao nhất so với các loại cây trồng
+ Lúa: Sản lượng lúa luôn chiếm tỉ lệ từ 90 – 95% tổng sản lượng cây lương thực. 0,25
+ Cà phê: sản lượng cà phê cao nhất trong số cây công nghiệp lâu năm. Năm 2007,
sản lượng cà phê đạt 916 nghìn tấn, cao gấp 1,5 lần cây cao su và khoảng 2,9 lần 0,25
điều.
- - Mức độ chuyên môn hóa cao nhất:
+ Lúa: đã hình thành 2 vùng chuyên canh cây lúa với mức độ tập trung hóa đất đai 0,25
cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
+ Cà phê: đã hình thành 2 vùng chuyên canh cây cà phê lớn là Tây Nguyên và 0,25
Đông Nam Bộ, trong đó, cà phê là cây chủ lực của Tây Nguyên.
- Là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta:
+ Lúa: lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng trên 5 triệu tấn, Việt Nam là nước 0,25
xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới.
+ Cà phê: Phần lớn lượng cà phê dùng cho xuất khẩu, những năm gần đây Việt 0,25
Nam đã vượt qua Braxin để trở thành nước xuất khẩu cà phê (nhân) số 1 thế giới.
b Vì sao tỉ lệ xuất khẩu cà phê lớn hơn so với lúa gạo? 1,00
- Cà phê:
+ Không phải là đồ uống truyền thống của Việt Nam mà chủ yếu để xuất khẩu. 0,25
+ Khối lượng xuất khẩu lớn hơn sản lượng do tồn kho từ năm trước.
- Lúa gạo: 0,25
+ Nước ta đông dân, việc đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề quan trọng hàng
đầu. 0,25
+ Nhu cầu tiêu thụ lớn do tập quán trồng và tiêu dùng lúa gạo lâu đời.
0,25
7 a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh điểm giống và 2,0
4
khác nhau về chăn nuôi gia súc lớn của hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và
Tây Nguyên.
* Giống nhau: Cả hai vùng đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
- Hai vùng đều có diện tích đồng cỏ tự nhiên lớn: Mộc Châu, Sơn Dương, Đức
Trọng,.. bên cạnh đó nguồn thực phẩm cho chăn nuôi ngày càng được tăng cường
và đảm bảo do ngành trồng trọt có bước phát triển vừng chắc.
- Đều có khí hậu phù hợp với các loại gia súc lớn. 0,5
- Đều có nhu cầu từ các vùng phụ cận về các sản phẩm chăn nuôi của các vùng là
rất lớn Trung du miền núi Bắc Bộ (Đồng bằng sông Hồng), Tây Nguyên (Đông
Nam Bộ).
- Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn.
* Khác nhau:
- Số lượng: Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đàn trâu, bò nhiều hơn Tây
Nguyên 0,5
- Cơ cấu vật nuôi:
+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đàn trâu nhiều hơn bò
+ Tây Nguyên có số đàn trâu ít hơn đàn bò
- Điều kiện phát triển
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: nhiều đồng cỏ hơn; tổng diện tích đồng cỏ lớn hơn; Ở
đây lại có nhiều đồng cỏ nhỏ nằm rải rác thích hợp chăn thả trong rừng; khí hậu
lạnh, ẩm nên thích hợp chăn nuôi trâu. Do trâu vốn là gia súc có khả năng chịu ẩm
và rét. 1,0
+ Tây Nguyên: ít đồng cỏ hơn, nhưng lại có các đồng cỏ lớn, tập trung; khí hậu cận
xích đạo thích hợp chăn nuôi bò đàn, bò sữa trên quy mô lớn. Tuy nhiên đàn bò
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.
Giải thích tại sao ở đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống thoát nước được thiết
b 1,0
kế chủ yếu đổ về phía tây.
- Ở đồng bằng sông này, hệ thống thoát nước được thiết kế chủ yếu đổ về phía tây
vì:
+ Hệ thống này sẽ chảy qua vùng đất phèn, mặn để tưới tiêu, thau chua rửa mặn, giữ 0,25
đất phù sa cho vùng.
+ Hệ thống này góp phần nuôi sống hệ sinh thái rừng ngập mặn giàu có của vùng, 0,25
phòng chống cháy rừng
+ Vùng phía tây là vịnh Thái Lan, nơi có chế độ nhật triều nên hạn chế được tình 0,25
trạng nhiễm mặn trong khi đó phía đông (phía Biển Đông) lại có chế độ bán nhật
triều nên dễ gia tăng nguy cơ này.
+ Hệ thống thoát nước đưa nước từ sông Tiền và sông Hậu đổ ra vịnh Thái Lan chia
bớt nước sông Cửu Long ở phần thượng châu thổ, khi sông chảy vào địa phận Việt 0,25
Nam, nhằm giảm thiểu lũ, vốn kéo dài nhiều tháng ở đồng bằng sông Cửu Long.
TỔNG ĐIỂM 20,0

You might also like