Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC HÀNH

BỆNH NỘI KHOA THÚ Y

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM THỊ HỒNG VÂN


HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : TRẦN TIẾN ĐẠT

MÃ SINH VIÊN : 2045020060

LỚP : K65 - THÚ Y

Năm 2023
BÀI 1: KỸ NĂNG CHỌC DÒ DẠ LÁ SÁCH
1. Chuẩn bị
- Trâu (Bò): 2 con
- Kim số 16 hoặc 18: 2 vỉ
- Khay: 2 cái
2. Xác định vị trí chọc kim
Dạ lá sách nằm ở bên phải, có giới hạn từ xương sườn 7 đến xương
sườn 10. Vị trí chọ kim nằm ở gian sườn 7 - 9 trên đường ngang kẻ từ từ khớp
bả vai phải.
3. Kỹ năng chọc dò dạ lá sách
- Vô trùng kim bằng nước sôi.
- Phóng kim vuông góc với da vào gian sườn 7 - 8 hoặc 8 -9. Cách cầm
kim phóng giống như phóng kim tiêm 2 thì và đầy kim gấp vào trong. Sau đó
buông tay ra khỏi kim và quan sát sự di động của kim.
+ Dạ lá sách bình thường: Đốc kim sẽ chyển động theo hình số 8 nằm
ngang
+ Nếu đốc kim chuyển động chậm hoặc không chuyển động là dạ lá
sách bị tắc nghẽn.
6. Kết quả thực hành :
Trường hợp bệnh lý bình thường : Đốc kim chuyển động theo hình số 8 nằm
ngang
Trường hợp bệnh lý : Đốc kim chuyển động theo hình con lắc . Bơm :
- Dùng MgSO4 20-25 %
- Gia súc bị nghẽn dạ lá sách thì có cảm giác nặng tay , thuốc không vào
được
- MgSO4 sẽ làm cho nhão thức ăn trong dạ lá sách thuốc sẽ làm tăng nhu
động dạ lá sách , Pilocapin , Schichnin Sufat 0,1% , Nacl 10%
- Chú ý : Gia súc đang mang thai không sử dung Pilocapin và Schichnin
Sufat
1
Sau khi thực hiện kỹ thuật chọc dò lá sách trên 2 con bò . Tình trạng bò
bình thường , có thể di chuyển nhẹ nhàng và ăn uống trở lại bình
thường .

BÀI 2: KỸ NĂNG CHỌC TROCA DẠ CỎ


1. Chuẩn bị
- Trâu (Bò): 2 con
- Troca: 2 cái
- Iodine: 2 lọ
- Pank: 2 cái
- Kéo: 2 cái
- Khay: 2 cái
- Cán dao mổ: 2 cái
- Lưỡi dao mổ: 1 gói
- Kim khâu: 1 gói
- Chỉ khâu: 1 gói
2. Xác định vị trí chọc troca
Dạ cỏ nằm ở hõm hông phía bên trái gia súc. Vị trí chọc troca nằm giữa
dạ cỏ.
3. Kỹ năng chọc troca dạ cỏ
- Cố định gia súc trên gia 4 trụ, 2 chân sau khóa vòng số 8 bằng dây
thừng, đầu cố định 2 sừng vào gióng trụ. Hoặc cố định đầu gia súc vào gốc
cây, 2 chân sau khóa vòng số 8 bằng dây thừng.
- Vô trùng troka, dao mổ, kéo bằng Iodine
- Cắt lông, sát trùng vùng hõm hông trái.
- Dùng dao rạch một đường thẳng đứng 2cm
Đặt mũi Troca vào giữa vết rạch, hướng mũi troca về phía hõm khuỷu
chân trước bên trái. Tay trái giữ troca, dùng lòng tay phải đánh mạnh vào đuôi
2
để ấn sâu ống thông vào dạ cỏ. Sau đó, rút nòng troca ra để lại ống thông
thoát hơi. Khi cần lưu ống thông lại thì dùng băng keo cố định Troca. Có thể
bơm thuốc trực tiếp vào dạ cỏ qua ống thông.
Khi dạ cỏ bình thường thì rút ống thông ra. Khi rút cần dùng hai ngón
tay trái đè chặt da hai bên vết mổ để phân và không khí khỏi tràn ra gây
nhiễm trùng phúc mạc. Sau đó khâu da lại và điều trị như vết thương ở bụng.
Chú ý: Khi rút nòng troca ra thì phải rút từ từ để hơi khỏi phụt ra quá
nhanh có thể làm gia súc bị chết vì choáng: khi ống thông bị tắc thì đút nòng vào
để thông.
4. Kết quả thực hành :
Sau khi xã hết hơi , qua ống troca cho vào dạ cỏ da súc bệnh 300-500ml đối
với đại gia súc , 50 -100ml đối với tiểu gia súc thuốc chống lên men . Sau đó
cho lõi troca vào và hút troca ra . Cuối cùng bôi cồn iod vào vết chọc .
Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau chống nhiễm trùng :
+ Gentamycin 1ml /10kg trọng lượng
+Ampi-Septol 1ml/10kg trọng lượng
+chlotetradexa 1ml/100kg trọng lượng
Sau khi thực hiện kỹ thuật chọc troca dạ cỏ trên 2 con bò . Tình trạng
bò bình thường , có thể di chuyển , ăn uống nhẹ nhàng.

BÀI 3: CHẨN ĐOÁN BỆNH SỎI THẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SIÊU
ÂM
1. Phương pháp
- Bộ điều khiển gồm có máy vi tính và nguồn điện, màn hình và đầu dò được
dùng để scan cơ thể và các mạch máu.
- Bôi Gel lên vị trí cần siêu âm.

3
- Đặt đầu dò lên phần da đã bôi gel. Đầu dò là một thiết bị nhỏ cầm tay tương
tự như chiếc microphone, được nối với máy bằng một sợi dây. Đầu dò sẽ phát
sóng âm có tần số cao vào cơ thể rồi sau đó thu lại sóng dội ngược từ các mô
trong cơ thể.
- Hình ảnh siêu âm sẽ được hiển thị ngay lập tức ở màn hình kế bên tương tự
như màn hình vi tính hoặc màn hình TV. Hình ảnh được tạo ra dựa vào biện
độ (độ mạnh), tần số, và thời gian tín hiệu âm quay trở về đầu dò từ cơ thể vật
nuôi bị bệnh.
2. Kết quả thực hành

4
BÀI 4: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CATA
CẤP TÍNH
1. Chuẩn bị
- Tylosin: 1 lọ (100 ml/lọ)
- Bromhexin: 1 lọ (100 ml/lọ)
- B-max: 1 lọ (1 lít)
- Iodine: 2 lọ (100ml/lọ)
- Tetrastrepto: 1 gói (100g/gói)
- Dụng cụ bơm tiêm, pank, khay, nhiệt kế, găng tay cao su, khẩu trang, ống
nghe, búa gõ
- Lợn: 2 con
2. Xác định nguyên nhân
- Do bị kích ứng trực tiếp bởi các hơi độc như: NH3, Cl2, H2S... ở chuồng
trại.
- Do cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột,
quá nóng, quá lạnh
- Nguyên nhân chính là: Các loại mầm bệnh như vi trùng, vi khuẩn,
ký sinh trùng (cầu trùng, giun phổi)... ký sinh ở vách phế quản gây nên.
3. Xác định triệu chứng bệnh
3.1. Triệu chứng toàn thân
- Sốt: Gia súc thường sốt vừa, thân nhiệt ở 40-41 0C vào thời kỳ mới
phát bệnh. Sốt trong viêm phế quản lớn thường nhẹ hơn trong viêm phế quản
nhỏ. Sau 2-3 ngày thân nhiệt có thể giảm dần.
- Nhịp tim tăng hơn bình thường, nhịp thở tăng. Gia súc giảm ăn hoặc bỏ
ăn
3.2. Triệu chứng cục bộ
- Phản xạ ho:
5
Đây là triệu chứng chủ yếu của bệnh lúc đầu ho khan, Ho to và sâu. Về
sau tiếng ho chuyển sang ướt do có thấm dịch viêm. Bệnh kéo dài 2-5 ngày
thì xuất hiện nước mũi hai bên mũi. Lúc đầu màu trắng rồi vài ngày sau
chuyển sang màu vàng bẩn, nặng hơn nữa là màu xanh lục. Giai đoạn này là
thời kỳ toàn phát của bệnh và dễ biến chứng thành viêm phổi.
- Nghe vùng phế quản: Ở thời kỳ dịch tiết nhiều ( kỳ toàn phát) nghe
có âm ran ướt, sau chuyển sang âm ran khô. Khi dịch rỉ viêm đọng và khô lại
nghe có âm vò tóc.
- Gõ vùng phế quản: Nhìn chung gõ trong bệnh này ít mang lại hiệu
quả, gõ vùng viêm phế quản nhỏ có âm đục tuyệt đối.
4. Thực hiện chẩn đoán bệnh
+ Chẩn đoán triệu chứng cục bộ bằng cách quan sát, nghe, gõ...
+ Quan sát triệu chứng toàn thân
+ Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt
5. Kết quả thực hành
Triệu chứng cục bộ : ho là triệu chứng chủ yếu , ho khan tiếng ho ngắn , lợn
có cảm giác đau đớn
- Lợn sốt nhẹ ( nhiệt độ cao hơn bình thường 0,5 C ) . Con vât biểu hiện
rõ triệu chứng của bệnh viêm phế quản cata cấp tính

BÀI 5: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ


TRÂU BÒ
1. Chuẩn bị
- MgSO4: 2 gói
- Iodine: 2 lọ (100ml/lọ)
- Pilocarpin: 10 ống
- Strychinin: 2 lọ
- Amoxycline: 1 lọ (100 ml/lọ)
6
- Ichthyol: 2 gói
- Dịch truyền Glucose: 4 chai
- Cafein: 10 ống
- Urotropin: 1 lọ (100 ml/lọ)
- Dụng cụ thụt rửa, bơm tiêm, pank, khay, nhiệt kế, máy siêu âm, nhiệt kế,
găng tay cao su, khẩu trang…
- Trâu, bò
2. Xác định nguyên nhân
- Do gia súc ăn phải thức ăn chất lượng kém: Thức ăn ôi mốc, cỏ rơm phơi
gặp mưa, ... dễ lên men sinh hơi.

- Do gia súc ăn phải thức ăn dễ lên men sinh hơi như cỏ non, thân ngô non,
ngọn mía...là thức ăn chứa nhiều nước và nhiều Gluxit.

- Do phản xạ ợ hơi bị ức chế.

- Do liệt dạ cỏ cấp tính

- Kế phát các bệnh khác: Do bị bệnh cảm nắng, cảm nóng, tắc thực quản,
thần kinh giao cảm bị ức chế vv...

3. Xác định triệu chứng bệnh


3.1. Triệu chứng toàn thân:
- Tần số hô hấp gấp đôi (bình thường bò thở 13 - 18 lần, trâu 15 -
25lần/ phút). Con vật thè lưỡi, há mồm ra để thở, niêm mạc tím tái.
Tần số tim đập tăng có hiện tượng ứ huyết ở đầu, tĩnh mạch cổ nổi phồng.
3.2 Triệu chứng cục bộ
- Quan sát: Khi gia súc bị chướng hơi nặng, thấy hõm hông trái phình
to và nâng cao hơn cột sống, làm cho phía bụng phải cũng nâng lên.
Gia súc tỏ vẻ không yên, đau bụng: Con vật hay lấy chân sau đá lên
bụng đầu ngoảnh về bụng trái, lưng cong, đi lại khó khăn, chỉ đứng, không
nằm và hai chân trước đứng dạng ra cho dễ thở.

7
- Sờ nắn: Dùng tay sờ nắn vùng bụng trái thấy cảm giác căng như quả
bóng bơm căng.
- Gõ vùng dạ cỏ có âm trống, vị trí dạ cỏ tăng về phía trước, lấn lên
vùng phổi. Âm trống lấn về phía trước và xuống phía dưới.
- Nghe vùng dạ cơ: lúc bệnh mới phát thấy nhu động dạ cỏ tăng, một
thời gian rất ngắn. Sau đó, nhu động dạ cỏ giảm và có thể mất hẳn.
4. Thực hiện chẩn đoán bệnh
+ Thu thập triệu chứng cục bộ bằng phương pháp quan sát, sờ nắn, gõ nghe
+ Quan sát triệu chứng toàn thân, hỏi bệnh
+ Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt
5. Kết quả thực hành
Cần căn cứ vào các đặc điểm và triệu chứng đặc trưng của bệnh để chẩn đoán:

Bệnh xuất hiện và tiến triển nhanh, sau khi ăn 30 phút – 1 giờ.

Vùng bụng trái căng phồng, gõ thấy âm trống chiếm toàn bộ vùng dạ cỏ.

Ấn tay vào vùng dạ cỏ có cảm giác căng như ấn tay vào quả bóng cao su chứa
đầy khí.

Chọc troca dạ cỏ có rất nhiều khí thoát ra theo lỗ kim.

Con vật bị khó thở rất nặng.

Trong quá trình chẩn đoán cần phân biệt với bệnh bội thực dạ cỏ: bệnh tiến
triển chậm (xuất hiện sau khi ăn từ 6 – 9 giờ), khi gõ vùng dạ cỏ thấy xuất
hiện vùng âm đục tuyệt đối, ấn tay vào vùng dạ cỏ để lại vết lõm sau khi bỏ
tay ra.

BÀI 6: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CẢM NÓNG Ở GIA SÚC
1. Chuẩn bị
- Cafein: 10 ống
- Analgil: 1 lọ

8
- B-max: 1 chai
- Dụng cụ thụt rửa, bơm tiêm, pank, khay, nhiệt kế, máy siêu âm, nhiệt kế,
găng tay cao su, khẩu trang…
- Lợn
2. Xác định nguyên nhân
- Cảm nóng xảy ra khi điều kiện chuồng trại quá chật hẹp, hoặc mái quá thấp,
mái bằng tôn thiếc.
- Vận chuyển trên xe quá chật hẹp, nóng bức làm cho cơ thể không toả nhiệt
kịp dẫn tới thân nhiệt tăng lên quá mức bình thường.
- Do gia súc quá béo, lông quá dầy, hoặc gia súc bị bệnh tim mạch.
3. Xác định triệu chứng bệnh
- Cảm nóng làm cho thân nhiệt tăng cao hoặc rất cao trên 3 0C.
- Ở ngựa ra nhiều mồ hôi, ở lợn kèm theo phản xạ nôn.
- Tần số hô hấp tăng rõ rệt, con vật khó thở, mệt mỏi
- Rối loạn nhịp tim, mạch nhảy, niêm mạc tím bầm.
Nếu thần kinh hưng phấn thì con vật điên cuồng, hỗn loạn, đồng tử mắt
mở rộng, sau đó hôn mê, co giật.
- Trước khi chết thường sùi bọt mép có khi có lẫn máu. Niêm mạc mắt
xung huyết nặng, đồng tử giãn.
4. Thực hiện chẩn đoán bệnh
+ Thu thập triệu chứng cục bộ bằng phương pháp quan sát, sờ nắn, gõ nghe
+ Quan sát triệu chứng toàn thân, hỏi bệnh
+ Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt
5. Kết quả thực hành
Giai đoạn đầu:

Con vật thở nhanh, toàn thân vã mồ hôi, đồng tử mắt dãn rộng.
Kiểm tra thấy tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, niêm mạc mắt sung huyết, đỏ
ửng, các mạch quản nổi rõ.

9
Giai đoạn sau:

Con vật rất khó thở, hóp bụng để thở.


Con vật có hiện tượng co giật cơ môi, cơ nhai, nôn mửa.
Con vật điên cuồng, hôn mê, co giật rồi chết,
Khi chết sùi bọt mép, có khi lẫn máu. Kiểm tra thấy máu khó đông, màng
não, phổi bị sung huyết và phù.
Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt : cao hơn bình thường là 41,5 oc

10

You might also like