Phương Pháp Làm Bài Tập Chia Thừa Kế

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ

I – PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ:


1. Dạng 1: Thừa kế theo di chúc
- Bước 1: Xác định di sản thừa kế của người chết:
Tổng tài sản của người chết (tài sản chung + tài sản riêng) – các nghĩa vụ tài sản*

*Nghĩa vụ tài sản: tiền mai táng, tiền cấp dưỡng còn thiếu, tiền công lao động,
tiền bồi thường thiệt hại, tiền nợ, thuế, tiền phạt,…
Ví dụ: Ông A có tài sản riêng là 480 triệu, khi sống chung với bà B thì cả hai vợ
chồng tạo lập được khối tài sản trị giá 400 triệu. Chẳng may, ông A mất, lúc còn
sống ông A có nợ ông C 50 triệu và chi phí để làm ma chay là 30 triệu. Hãy xác
định tổng số tài sản của ông A?
Tài sản riêng của ông A: ………480 tr…………………………………………….
Tài sản chung của ông A: ………200
tr……………………………………………...
Nghĩa vụ tài sản: ………………80 tr……………………………………….
→ Tổng tài sản của ông A: ……(480 tr + 200 tr) – 80 tr = 600 tr…………….
- Bước 2: Thực hiện theo di chúc của người chết.
Di chúc của người chết muốn như thế nào thì thực hiện như vậy.
Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại di sản cho bà B và anh C
→ Bà B và anh C… được hưởng di sản.
- Bước 3: Chia phần di sản còn lại (phần di sản đã bị thất hiệu, phần di sản
không được định đoạt trong di chúc)

*Di sản thất hiệu: Trường hợp người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó thất hiệu và phải
thực hiện chia phần di sản ấy theo pháp luật. (1)
Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại di sản cho bà B và anh C với tổng tài sản là 1 tỷ
đồng, chẳng may anh C chết cùng thời điểm với ông A.
→ Di sản mà C được hưởng sẽ là 1 tỷ đồng ÷ 2=500 triệu
→ Vì C chết cùng thời điểm với ông A nên 500 triệu trên bị thất hiệu → 500 triệu
đó được chia theo pháp luật.
- Bước 4: Xác định 2/3 giá trị 1 suất thừa kế theo pháp luật.
- Bước 5: Xác định những người thừa kế thuộc diện bắt buộc:
- Theo Điều 644, BLDS 2015, những người sau đây dù không có tên trong di chúc
nhưng vẫn được hưởng ít nhất 2/3 giá trị 1 suất thừa kế:
+ Cha, mẹ, vợ, chồng,
+ Con chưa thành niên (dưới 18 tuổi)
+ Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
- Bước 6: Trích phần di sản còn thiếu để bù vào cho những người ở B5.
- Phần tài sản này trích từ những người đã có tài sản thừa kế.
- Đối với những người ở bước 5 (cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã
thành niên mà không có khả năng lao động)
+ Nếu tài sản của họ không đủ 2/3 1 suất thừa kế → họ sẽ được bù cho đủ
2/3 1 suất thừa kế.
+ Nếu tài sản của họ hơn 2/3 1 suất thừa kế → họ vẫn phải tham gia trích
tài sản để bù cho những người thiếu.
* Lưu ý: Để đảm bảo họ vẫn được hưởng 2/3 1 suất thừa kế, số tiền tham
gia trích tài sản (A) sẽ được xác định như sau:

A = Tổng tài sản thừa kế hiện tại của người đó – giá trị 2/3 1 suất thừa kế

→ A được sử dụng để bù cho những người mà chưa đủ 2/3 1 suất thừa kế.
Ví dụ: Giả sử 2/3 1 suất thừa kế là 80 triệu. C và D là những người thuộc diện thừa
kế bắt buộc (Bước 5). Trong đó C đã hưởng 120 triệu còn D chỉ hưởng có 60 triệu.
- C có 120 triệu (lớn hơn 2/3 1 suất); D có 60 triệu (nhỏ hơn 2/3 1 suất)
→ C sẽ tham gia trích tài sản để bù cho D (còn thiếu 20 triệu)
- Để đảm bảo C sẽ có chắc chắn 80 triệu (2/3 1 suất thừa kế, C thuộc diện thừa kế
bắt buộc) → Số tiền tham gia bù cho D chỉ bằng:

120 triệu ( tài sản của A )−80 triệu ( 23 1 suất thừa kế )=40 triệu
C (120 tr), C không thuộc diện thừa kế bắt buộc -> C = 120 tr
*Công thức trích di sản:
Gọi A,B,C,…n là số tiền mà người thứ 1,2,3,…,n phải trích để bù cho
người bắt buộc thừa kế:
- T: phần di sản cần phải bù cho những người thừa kế bắt buộc
- T 1: phần di sản của người thừa kế thứ 1
- T 2: phần di sản của người thừa kế thứ 2
………
- T n: phần di sản của người thừa kế thứ n.
- Z = T 1 + T 2 + …. + T n : tổng di sản thừa kế của các chủ thể.
T ×T 1 T ×T 2 T ×T 3
A= ; B= ; C=
Z Z Z

T = 40 triệu; T1 = 400 tr; T2 = 200 tr  Z = 600 tr


A = (40 * 400) / 600 =
B = (40 * 200) / 600 =
2. Dạng 2: Thừa kế không có di chúc (theo pháp luật)
- Bước 1: Xác định tài sản của người chết.
- Bước 2: Xác định những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất.
- Bước 3: Tiến hành chia theo pháp luật.
Tổng số tài sản ÷ Số ngườithừa kế ở hàng thứ nhất (hai , ba)

II - MỘT SỐ CHÚ Ý:
1. Cách tính một suất thừa kế theo quy định của pháp luật:
1 suất thừa kế = Tổng di sản : số người được hưởng thừa kế ở hàng I

Số người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không bao gồm các chủ
thể sau:
- Thứ nhất, Những người từ chối nhận di sản.
Ví dụ: Ông A có vợ là bà B và ba đứa con M, N, P. P đã từ chối nhận di sản trước
khi ông A chết.
- Số người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của ông A gồm: B, M, N.
*Lưu ý: Dù người từ chối di sản có thuộc diện hưởng 2/3 1 suất thừa kế thì cũng
không được nhận di sản.
- Thứ hai, Người không được hưởng theo quy định của pháp luật (bị tước quyền
thừa kế) (Trích Khoản 1, Điều 621, BLDS 2015):
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hành vi
ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản.
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế có quyền
hưởng.
+ Người có hành vi cưỡng ép, lừa dối, ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc.
+ Người giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc.
→ Chú ý: những người này có thể được hưởng di sản nếu người chết có ý định
đưa tên của họ vào di chúc.
Ví dụ: Ông A có vợ là bà B và hai con là P và M. Không may, ông A chết đột
ngột. P đã bị tòa kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng ông A trước khi chết.
→ Những người thừa kế ở hàng thứ nhất của ông A gồm: bà B và M.
- Thứ ba, người chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, trừ
trường hợp người đó có thừa kế thế vị.
2. Thừa kế thế vị:
Câu hỏi: Trường hợp nào sẽ xuất hiện thừa kế thế vị?

Nếu có người chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì khi
sẽ áp dụng thừa kế thế vị cho con/cháu của người đó trong các trường hợp sau:
- Thứ nhất, Phần di sản bị thất hiệu (có di chúc) (1)
Ví dụ: Ông A có vợ là bà B, có hai con là C và D. C có vợ là E và con là F. Tổng
số di sản của ông A là 1,5 tỷ đồng. Trước khi chết, ông A lập di chúc để lại di sản
cho bà B và anh C. Chẳng may ông A và C chết trong cùng một tai nạn.
- Tổng tài sản của ông A: 1,5 tỷ đồng:
- Vì di chúc để lại cho bà B và anh C: bà B = anh C = 750 triệu.
- Vì C chết cùng thời điểm với ông A → 750 triệu bị thất hiệu (được chia theo
pháp luật)
- Số người thừa kế hàng thứ nhất của ông A: bà B (vợ), C (con), D (con).
- Vì C chết cùng thời điểm với ông A mà C có con là F → F sẽ thay vị trí của C
trong hàng thừa kế thứ nhất (thừa kế thế vị)
→ Số người thừa kế hàng thứ nhất của ông A: bà B (vợ), F (thừa kế thế vị), D
(con).

→ B = F = D = 750 triệu ÷ 3=250 triệu

- Thứ hai, Phần di sản mà được chia theo pháp luật (không có di chúc)
Ví dụ: Ông A có vợ là bà B, có ba con là C, D và E. Tổng số di sản của ông A là
1,5 tỷ đồng. Không may ông A chết đột ngột do tai nạn. C cũng chết với ông A
trong tai nạn.
- Tổng tài sản của ông A: 1,5 tỷ đồng.
- Vì ông A chết đột ngột → tài sản của ông A được chia theo pháp luật (1,5 tỷ
đồng)
- Số người thừa kế hàng thứ nhất của ông A: bà B (vợ), C (con), D (con) và E
(con).
- Vì C chết cùng thời điểm với ông A mà C không có con → C bị loại khỏi hàng
thừa kế thứ nhất.
→ Số người thừa kế hàng thứ nhất của ông A: bà B (vợ), D (con) và E (con)

→ B = D = E = 1 ,5 tỷ đồng ÷3=500 triệu

→ Những người từ chối nhận di sản hoặc không được hưởng di sản theo quy
định của pháp luật sẽ bị loại khỏi “trận chiến” gia tài này!!!

III – VÍ DỤ MINH HỌA VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG:


Bài 1: Sơn và Hà là hai vợ chồng có tài sản chung là 1,8 tỉ đồng, có hai con là
Hạnh (25 tuổi) và Phúc (20 tuổi). Vừa qua, Sơn và Hạnh đi xe bị tai nạn. Lúc hấp
hối, Sơn có di chúc miệng (hợp pháp) là để lại toàn bộ tài sản của mình cho Hạnh
và Phúc. Hạnh có di chúc (hợp pháp) là để lại toàn bộ tài sản của mình cho Phúc.
Sau khi để lại di chúc, Sơn qua đời. Vài ngày sau, Hạnh cũng không qua khỏi và
qua đời. Hãy cho biết, Hà sẽ được hưởng bao nhiêu từ di sản của hai bố con Sơn và
Hạnh? Biết rằng Hạnh còn có tài sản trị giá 50 triệu đồng do được bà ngoại tặng
trước khi chết.
+ Thứ nhất, tài sản của Sơn: 900 tr
- Chia theo di chúc miệng hợp pháp của Sơn → Hạnh = Phúc = 900 : 2 = 450 triệu
- 2/3 của một suất thừa kế của ông Sơn = (900 : 3) * 2/3 = 200 triệu
- Những người thuộc diện thừa kế bắt buộc nhưng không có trong di chúc: Hà
→ Hạnh & Phúc phải trích 1 phần tiền để đáp ứng 2/3 1 suất thừa kế cho bà Hà
- T = 200 tr; T1= 450 tr; Z= 900 tr
→ A = (T * T1) / Z = (200 * 450)/900 = 100 tr
Vậy Hạnh và Phúc mỗi người phải trích 100 tr để bù cho bà Hà
→ Hạnh = Phúc = 450 – 100 = 350 tr; Hà = 200 tr
+ Thứ hai, tài sản của Hạnh = 350 + 50 = 400 tr
- Theo di chúc, Hạnh để lại di sản của mình cho Phúc, tức là Phúc = 400 tr
- 2/3 1 suất thừa kế = (400 : 1) * 2/3= 266,67 tr
- Bà Hà là mẹ Hạnh nhưng lại không có trong di chúc → Bà phải được hưởng 2/3
1 suất thừa kế
- Vậy bà Hà có thêm 266,67 tr, Phúc có 400 – 266,67 = 133,33 tr
- Bà Hà = 200 tr (Sơn) + 266,67 tr (Hạnh) = 466,67 tr
*GIẢ SỬ HẠNH KHÔNG CÓ ĐỂ LẠI DI CHÚC → 400 tr sẽ được chia theo
pháp luật
- Vì theo hàng thừa kế chỉ có bà Hà → bà Hà sẽ nhận hết 400 tr
Bài 4: Bảo và Ngọc là vợ chồng có tài sản chung là 480 triệu đồng. Họ có con đẻ
là Tâm và con nuôi hợp pháp là Dũng. Bảo còn có mẹ là Thoa. Năm 2019, Bảo
chết không để lại di chúc. Năm 2020, Thoa chết đột ngột. Hãy xác định số tài sản
mà Dũng được hưởng từ di sản của bà Thoa. Biết rằng trước khi hưởng di sản
của Bảo, bà Thoa còn có khối tài sản là 840 triệu đồng.
- Năm 2019: Bảo chết đột ngột → Tài sản của Bảo = 240 tr
+ Số người thừa kế ở hàng thứ nhất gồm: Ngọc, Thoa, Tâm, Dũng
→ Ngọc = Thoa = Tâm = Dũng = 240 tr : 4 = 60 tr
- Năm 2020: Thoa chết đột ngột → Tài sản của Thoa = 840 + 60 = 900 tr
- Vì Thoa không có để lại di chúc nên 900 tr này sẽ được chia theo pháp luật →
900 tr này là của Bảo
- Vì Bảo đã chết trước nên 900 tr này sẽ được thừa kế thế vị bởi Tâm và Dũng (con
hợp pháp) → Tâm = Dũng = 900 : 2 = 450 tr
Bài 5: Hải và Bình là vợ chồng có tài sản chung là 180 triệu đồng, có 02 con chung
là Minh (15 tuổi) và Nam (08 tuổi). Trong một tai nạn, biết mình không qua khỏi,
trước khi chết một ngày, Hải có di chúc miệng (hợp pháp) cho Nam chiếc xe máy
trị giá 45 triệu đồng là tài sản riêng của Hải. Hãy cho biết Nam được hưởng bao
nhiêu di sản sau khi Hải chết

- Di sản của Hải: 90 triệu + 1 chiếc xe 45 triệu


- Theo di chúc: Nam sẽ nhận được chiếc xe 45 triệu
- Phần di sản còn lại sẽ chia theo pháp luật (90 tr)
Số người thừa kế ở hàng 1 gồm: Bình, Nam và Minh → Nam = 90 : 3 = 30 tr
Bài 9: Ông Tài và bà Hoa là vợ chồng. Họ có hai con là Văn (Văn có vợ là Phú và
hai con chung là Cát và Tường) và Võ (12 tuổi). Năm 2018, anh Văn chết đột ngột,
năm 2020, ông Tài chết do bị tai nạn. Tòa án xác định tài sản chung của Văn và
Phú là 520 triệu đồng; tài sản chung của ông Tài và bà Hoa khi chưa nhận di sản
của Văn là 780 triệu đồng. Hãy cho biết tổng tài sản mà Tường được hưởng của
ông Tài là bao nhiêu?

- Năm 2018, anh Văn chết không để lại di chúc, tài sản của anh = 520 : 2 = 260 tr
+ Số người thừa kế ở hàng thứ nhất gồm: Tài, Hoa, Phú, Cát, Tường
→ Tài = Hoa = Phú = Cát = Tường = 260 : 5 = 52 tr
- Năm 2020, ông Tài chết đột ngột, tài sản của ông = 390 + 52 tr = 442 tr
+ Số người thừa kế ở hàng 1 gồm: bà Hoa, Văn và Võ
→ Hoa = Văn = Võ = 442 : 3 = 147,33 tr
+ Vì Văn đã chết trước nên con của Văn là Cát và Tường sẽ tiến hành nhận
thay, tức là (Cát, Tường) = 147,33 tr hay Tường = 147,33 : 2 = 73, 665 tr
→ Tổng tài sản mà Tường được hưởng là: 73,665 + 52 = 125,67 tr

You might also like