Câu Hỏi Khí Hậu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

CHUYÊN ĐỀ KHÍ HẬU VIỆT NAM

Câu1 . Giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Hướng dẫn:
- Tính chất nhiệt đới.
+ Được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, hoàn toàn trong vùng nhiệt
đới ở bán cầu Bắc.
+ Hằng năm, nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, do góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong
năm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đinh.
+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm
cao (trên 20°C), vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
+ Tổng số giờ nắng cao (1.400 - 3.000 giờ/năm).
- Lượng mưa, độ ẩm lớn.
+ Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có Biển Đông) vào nước ta.
+ Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1.500 - 2.000mm; ở những sườn núi đón gió biển và
các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3.500 - 4.000mm.
+ Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
- Gió mùa.
+ Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín phong bán cầu Bắc hoạt động
quanh năm. Ở trong khu vực gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới.
+ Trong năm có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông (từ tháng XI đến tháng IV năm sau)
và gió mùa mùa hạ (từ tháng V - X).
+ Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm, nhưng bị gió mùa lấn át, nên thổi xen kẽ gió
mùa và chỉ có tác động rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
Câu 2. Hãy cho biết các trung tâm cao áp hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam, hướng
gió di chuyển và tính chất của các khối khí xuất phát từ các trung tâm này xâm nhập vào
nưóc ta.
Hướng dẫn:
- Cao áp Bắc Ấn Độ Dương: Đầu mùa hạ, khối khí nóng ẩm từ vịnh Bengan xâm nhập trực
tiếp vào nước ta theo hướng tây nam. Sau khi vượt núi (Trường Sơn, các dãy núi chạy dọc
theo biên giới Việt - Lào ờ nam Tây Bắc) tràn xuống vùng đồng bằng gây ra thời tiết khô
nóng (gió phơn tây nam).
- Cao áp cận chí tuyến Nam bán cầu: Giữa và cuối mùa hạ, khối khí này sau khi vượt qua
vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm, chuyển hướng tây nam, xâm nhập vào nước ta. Khối
khí này có tầng ẩm rất dày tạo nên dòng thăng lên trên đường hội tụ nội chí tuyến, gây mưa
cho các vùng đón giỏ Nam Bộ và Tây Nguyên. Ra phía bắc, khối khí này bị hút vào áp thấp
Bắc Bộ theo hướng đông nam.
Câu 3. Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối vói sự phân chia
mùa khác nhau giữa các khu vực.
Huớng dẫn:
Việt Nam có hai mùa gió chính: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Thời gian: tháng XI – IV.
+ Phạm vi: Phía bắc dãy Bạch Mã.

1
+ Hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
Tính chất:
+ Đầu đông (tháng XI, XII, I) khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho miền
Bắc nước ta thời tiết lạnh khô.
+ Giữa đến cuối đông (tháng II, III): khối khí lạnh di chuyển về phía đông, qua biển vào
nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn.
+ Gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt, chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc, hình thành một
mùa đông có 2 -3 tháng lạnh (nhiệt độ xuống dưới 18°C). Gió mùa Đông Bắc hoạt động
mạnh có thể xuống tới 12°B. Khi di chuyển xuống phía nam, khôi khí này bị biến tính và
suy yếu dần nên dường như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.
+ Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng
đông bắc, hình thành một mùa khô, nắng nóng.
- Gió mùa mùa hạ: cỏ hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
+ Đầu hạ: khối khí nhiệt đới từ Ấn Dộ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực
tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn, khối
khí bị biến tính trở nên nóng khô (gió phơn, còn gọi là gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng
ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Đôi khi do lực hút của áp thấp Bắc
Bộ làm xuất hiện gió Tây khô nóng tại đồng bằng Bắc Bộ, khiến cho nhiệt độ lên tới 35-
40°c và độ ẩm xuống dưới 50%.
- Giữa đến cuối hạ (Từ tháng VI đến tháng IX): gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận
chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng
ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt
động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa
vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc
Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên gió mùa Đông Nam
vào mùa hạ ở miền Bắc.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã
tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt.
+ Ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về
thu đông.
Câu 4. Phân tích đặc điểm khí hậu nước ta.
Hướng dẫn:
- Đặc điểm chung: Nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Tính chất nhiệt đới.
+ Được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, hoàn toàn trong vùng nhiệt
đới ở bán cầu Bắc.
+ Hằng năm, nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, do góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong
năm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đinh.
+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm
cao (trên 20°C), vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
+ Tổng số giờ nắng cao (1.400 - 3.000 giờ/năm).

2
- Lượng mưa, độ ẩm lớn.
+ Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có Biển Đông) vào nước ta.
+ Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1.500 - 2.000mm; ở những sườn núi đón gió biển và
các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3.500 - 4.000mm.
+ Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
- Gió mùa.
+ Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín phong bán cầu Bắc hoạt động
quanh năm. Ở trong khu vực gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới.
+ Trong năm có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông (từ tháng XI đến tháng IV năm sau)
và gió mùa mùa hạ (từ tháng V - X).
+ Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm, nhưng bị gió mùa lấn át, nên thổi xen kẽ gió
mùa và chỉ có tác động rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
- Hoạt động của GMMĐ:
- Hoạt động của GMMH:
Câu 5. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước
ta. Tại sao miền khí hậu phía Nam nước ta không có mùa đông và ít biến động?
Hướng dẫn:
a) Trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta
- Thời gian hoạt động: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
- Hướng gió: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Khối khí lạnh từ phương Bắc (từ cao áp Xibia).
-Tính chất: Lạnh.
- Phạm vi tác động:
+ ở miền Bắc; tác động mạnh ở Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ.
+ Càng vào nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy
Bạch Mã.
- Hoạt động:
+ Nửa đầu mùa đông: Thổi qua lục địa nên lạnh khô. Từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế
do Frông cực gặp dãy Trường Sơn Bắc nên gây nhiều mưa.
+ Nửa sau mùa đông: Lệch qua biển, nên khi thổi vào nước ta gây ra thời tiết lạnh ẩm, có
mưa phùn ở vùng ven biến và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
-Tác động: Gây ra mùa đông lạnh, ít mưa ở miền Bắc nước ta.
b) Tại sao miền khí hậu phía Nam nước ta không có mùa đông và ít biến động?
- Không có mùa đông do không chịu tác dộng của gió mùa Dông Bắc.
-It biến động: về mùa đông, miền khí hậu phía Nam chịu sự thống trị của khối khí Tín phong
Bắc bán cầu. Đây là khối khí khô, nóng và rất ổn định.
Câu 6. Phân tích tác động của khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương đến khí hậu nước ta.
Hướng dẫn:
- Thời gian: Đầu mùa hạ (tháng V, VI và đầu tháng VII).
- Hướng: Tây Nam.
- Nguồn gốc: Từ Bắc Ấn Độ Dương.
- Tính chất: Nhiệt ẩm.
- Hoạt động và tác động:

3
+ Xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống
vùng đồng bằng ven biến Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng
(gọi là gió Tây hay gió Lào).
Câu 7. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió
mùa Tây Nam đến khí hậu nước ta
Hướng dẫn:
- Thời gian: Giữa và cuối mùa hạ (tháng VII, VIII - X).
- Hướng: Tây nam. Ra phía Bắc, gió này bị hút vào áp thấp Bắc Bộ, thoi hướng đông nam.
- Nguồn gốc: Từ cao áp chí tuyến bán cầu Nam.
- Tính chất: Khi vượt qua vùng biển xích đạo, trở nên nóng ẩm với tầng ẩm rất dày.
- Hoạt động và tác động:
+ Gây mưa cho cả nước, nhất là thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở
Nam Bộ và Tây Nguyên. Gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân
chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
+ Nam Bộ là nơi đón gió trước và gió rút muộn hơn phía Bắc, nên thời gian mưa thường kéo
dài, nhiều nơi sang tháng XI mới kết thúc mùa mưa.
Câu 8. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của Tín
phong bán cầu Bắc đến khí hậu nước ta.
Hướng dan:
- Thời gian: Là loại gió thường xuyên trên Trái Đất, thổi quanh năm ở nước ta.
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương (là cao áp chí tuyến bán cầu Bắc).
- Tính chất: Khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp.
- Hoạt động và tác động:
+ Mùa đông: Ở miền Bắc, Tín phong bán cầu Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc; mỗi
khi gió mùa Đông Bắc yếu đi, gió này mạnh lên, gây thời tiết ấm áp, hanh khô.
+ Ở miên Nam (từ Đà Nẵng trở vào), Tín phong Đông Bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi
chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở
Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Mùa hạ: Đầu mùa hạ, Tín phong bán cầu Bắc hướng đông bắc gặp gió tây nam TBg tạo
nên dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đâu mùa cho cả nước và mưa lớn cho
đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Do gió tây nam mạnh hơn đấy Tín phong bán cầu Bắc
ra xa nên miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của dải hội tụ này.+ Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong
bán cầu Bắc gặp gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ nhiệt đới theo hướng vĩ độ, vắt ngang
qua lãnh thổ nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ này lùi dần theo hướng bắc nam nên đỉnh mưa
lùi dần từ bắc vào nam.
+ Mùa xuân: Gió Đông Bắc ngừng hoạt động, gió tây nam chưa mạnh lên, Tín phong bán
cầu Bắc thổi ở rìa tây nam của cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương vào nước ta theo
hướng đông nam. Gió này gây ra thời tiết "nồm", độ ấm lớn, sương mù nhiêu, thời tiết ấm,
không mưa.
Câu 9. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của dải hội
tụ nhiệt đói đến khí hậu nước ta.

4
Hướng dẫn:
- Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta được hình thành vào mùa hạ, giữa gió mùa mùa hạ và Tín
phong bán cầu Bắc.
- Đầu mùa hạ: Gió tây nam TBg gặp Tín phong bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ nhiệt đới,
chạy theo hướng kinh tuyến. Do gió tây nam mạnh hơn đẩy Tín phong bán câu Bắc ra ngoài
xa, nên dải hội tụ chủ yếu chạy dọc theo Philippin, đoạn cuối áp sát vào miền Nam nước ta.
- Dải hội tụ nhiệt đới vào thời kì này là nguyên nhân gây mưa đầu mùa ở các miền đất nước
ta, mưa lớn cho Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ, mưa Tiểu mãn (vào tiết Tiểu mãn đầu
tháng VI) ở Trung Bộ nước ta.
- Giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam gặp Tín phong bán cầu Bắc tạo nên dải hội tụ
nhiệt đới, chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta, gây mưa lớn.
- Dải hội tụ này vắt ngang qua Bắc Bộ vào tháng VIII, theo chuyển động biểu kiến của Mặt
Trời lùi dần vào Trung Bộ và Nam Bộ vào tháng IX, X, sau đó lùi xuống vĩ độ trung bình ở
xích đạo. Dải hội tụ gây mưa lớn, áp thấp, bão; nên tháng đỉnh mưa và áp thấp, bão cũng lùi
dần từ bắc vào nam theo sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 10. Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ỏ nước ta. Tại sao ở Nam Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long thường có mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn ỏ miền Bắc?
Hướng dẫn:
a)Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ:
- Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam
xâm nhập vào nước ta.
+ Xâm nhập trực tiếp gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Viêt - Lào, tràn xuống
vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, đôi khi cả đồng bằng
sông Hồng khối khí này trở nên khô nóng (gió Tây hay gió Lào).
- Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) hoạt động mạnh
lên.
+ Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn
và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây
Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai
miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ.
b) Tại sao ở Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long thường có mùa mưa đến sớm và kéo dài
hơn ở miền Bắc?
- Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đón gió mùa Tây Nam sớm hơn, đồng thời vào đầu
mùa hạ đã có mưa do gió tây nam từ vịnh Tây Bengan thổi đến.
- Thời gian ngưng hẳn hoạt động của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long muộn hơn ở phía Bắc và miền Trung.
Câu 11. Khí hậu Việt Nam chịu tác động chủ yếu của các khối khí nào? Tại sao ở miền
Bắc nước ta có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam
có hai mùa mưa và khô rất rõ rệt; còn ở miền Trung lại có mưa lệch về thu đông; giữa
Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa
khô?

5
Hướng dẫn:
a) Các khối khí tác động đến khí hậu Việt Nam:
- Khối khí Xibia tác động chủ yếu đến miền Bắc nước ta trong mùa đông (từ tháng XI đến
tháng IV) theo hướng đông bắc, tạo nên gió mùa Đông Bắc.
- Khối khí Bắc Ấn Độ Dương nóng ẩm tác động đến khí hậu nước ta vào đầu mùa hạ theo
hướng tây nam.
- Khối khí chí tuyến bán-cầu Nam sau khi vượt qua vùng biển xích đạo vào nước ta vào giữa
và cuối mùa hạ theo hướng tây nam, tạo nên gió mùa Tây Nam.
- Khối khí chí tuyến bán cầu Bắc tác động vào nước ta quanh năm, xen kẽ với các khối khí
khác trong mùa đông và mùa hạ; hoạt động độc lập vào khoảng tháng IV, khi chuyển từ mùa
đông sang mùa hạ.
b) Tại sao ở miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa
nhiều; miền Nam có hai mùa mưa và khô rất rõ rệt; còn ở miền Trung lại có mưa lệch về thu
đông; giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và
mùa khô?
- Ớ miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh, ít mưa (tháng XI - IV) và mùa hạ nóng ẩm,
mưa nhiều (V - X) là vì:
+ Mùa đông: Chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, lạnh và nửa sau mùa đông có mưa phùn.
+ Mùa hạ: Chịu tác động của gió tây nam và gió mùa Tây Nam nóng âm.
- Miền Nam có hai mùa mưa và khô rất rõ rệt.
+ Mùa khô (XI - IV): chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc (nóng, khô, ổn định).
+ Mùa mưa (V - X): chịu tác động của gió tây nam (TBg) vào đầu mùa và gió mùa Tây Nam
vào giữa và cuối mùa, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Miền Trung: Mưa lệch về thu đông (IX -1), do đầu mùa hạ chịu tác động của phơn tây nam
khô nóng, đến tháng IX mới vào mùa mưa; mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc
gặp bức chắn địa hình gây mưa.
- Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và
mùa khô: Do tác động của hoàn lưu và bức chắn địa hình.
+ Mùa đông: Gió đông bắc gây mưa ở ven biển, sau khi vượt dãy Trường Sơn lên Tây
Nguyên gây nên hiện tượng phơn.
+ Mùa hạ: Gió tây nam gây mưa lớn cho lay Nguyên, sau khi vượt dãy Trường Sơn gây
phơn ở các đồng bằng ven biển
Câu 12. Giải thích tại sao có sự phân hóa mưa trong mùa đông ở nước ta.
Hướng dẫn:
- Sự phân hóa mưa trong mùa đông ở nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa Đông Bắc và
Tín phong bán cầu Bắc gây ra.
- Gió mùa Đông Bắc:
+ Nửa đầu mùa đông (tháng XI - I), gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc thổi qua lục
địa Trung Hoa rộng lớn vào nước ta, gây ra thời tiết hanh khô ở phía Bắc. Từ Nghệ An trở
vào Thừa Thiên Huế, do gặp bức chắn địa hình Trường Sơn, nên gây mưa.
+ Nửa sau mùa đông (tháng II - IV), gió mùa Đông Bắc thổi lệch qua biển, vào nước ta gây
mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; những nơi xa biển hầu
như không có mưa.

6
- Tín phong nửa cầu Bắc (Tm):
+ Thổi từ cao áp Tây Thái Bình Dương từ chí tuyến về xích đạo.
+ Ở phía Bắc: Thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, mạnh lên khi gió mùa Đông Bắc ngừng
thổi, gây ra thời tiết ấm áp và không mưa.
+ Ở phía Nam: Tín phong nửa cầu Bắc thống trị, gây ra thời tiết khô nóng do khối khí này
khô, nóng, ổn định và độ ẩm tương đối thấp. Ven biển Trung Bộ, gió này gặp địa hình núi
chắn gió gây mưa.
Câu 13. Giải thích tại sao có sự phân hóa mưa trong mùa hạ ở nước ta.
Hướng dẫn:
- Sự phân hóa mưa trong mùa hạ ở nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa mùa hạ và dải
hội tụ nhiệt đới gây ra.
- Đầu mùa hạ, gió tây nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn
cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy
dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của
khu vực Tây Bắc, đôi khicar đồng bằng sông Hồng, gây ra hiện tượng phơn khô nóng.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong Nam bán cầu) hoạt, động mạnh lên.
Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và
kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Dải hội tụ nhiệt đới đầu mùa hạ được hình thành giữa Tín phong bán câu Bắc và gió tây
nam TBg, chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đâu mùa cho cả nước, mưa lớn cho Tây
Nguyên và đồng bằng Nam Bộ và mưa Tiếu mãn cho miền Trung.
Vào giữa và cuối mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới được hình thành giữa Tín phong bán cầu Bắc
và gió mùa Tây Nam vắt ngang qua lãnh thổ nước ta và lùi dần về phía xích đạo, gây mưa
cho cả nước.
Câu 14. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm phân hóa
mưa nước ta.
Hướng dẫn:
- Đặc điểm chung: Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn (từ 1.500mm -
2.000mm), nhưng có sự phân hóa phức tạp theo không gian và thời gian.
- Phân hóa lãnh thổ:
+ Mưa nhiều thường ở vị trí núi cao đón gió như: Vòm Sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Bạch
Mã...
+ Mưa ít: Ninh Thuận, Bình Thuận, lòng máng Cao - Lạng, thung lũng sông Ba... do địa
hình khuất gió.
- Phân hóa theo mùa:
+ Phân hóa thành hai mùa mưa và khô sâu sắc nhất là ở Tây Nguyên, Nam Bộ.
+ Chế độ mưa cũng có sự phân hóa: Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ mưa vào từ tháng V đến
tháng X; duyên hải miền Trung mưa chủ yếu vào thu đông (từ tháng IX đến tháng I).
+ Tháng mưa cực đại cũng có sự khác nhau giữa các khu vực: Miền Bắc mưa lớn nhất vào
tháng VIII; miền Trung, tháng X và XI; miền Nam, tháng IX.
Câu 15. Giải thích tại sao có sự phân mùa khác nhau giữa miền Bắc và Nam; giữa Tây
Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ.
Hướng dẫn:

7
a) Sự phân mùa khác nhau giữa miền Bắc và Nam:
- Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa (tháng XI - IV) và mùa hạ nóng
ẩm, mưa nhiều (tháng V - X).
- Nguyên nhân:
+ Mùa khô trùng với mùa gió Đông Bắc, mùa mưa trung với mùa gió tây nam.
+ Trong mùa gió Đông Bắc hoạt động, thời kì nửa sau có mưa phùn.
+ Trong mùa gió tây nam, đầu mùa có mưa dông nhiệt do dải hội tụ chạy theo hướng kinh
tuyến gây ra; giữa và cuối mùa có mưa lớn do gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới
theo hướng vĩ tuyến gây ra.
- Miền Nam có hai mùa: mùa khô (tháng XI - IV) và mùa mưa (tháng V - X) rõ rệt.
+ Mùa khô: Sự thống trị của khối khí Tín phong bán cầu Bắc gây ra thời tiết khô nóng, tạo
ra mùa khô sâu sắc.
+ Mùa mưa: Đầu mùa, gió tây nam TBg xâm nhập trực tiếp gây mưa lớn cho đồng bằng
Nam Bộ và Tây Nguyên; giữa và cuối mùa, gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới gây
mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
b) Sự phân mùa khác nhau giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ.
- Mùa mưa ở Tây Nguyên kéo dải từ tháng V - X, chủ yếu là do gió tây nam TBg, gió mùa
Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới gây ra. Mùa khô kéo dài từ tháng XI - IV, do chịu tác
động của Tín phong bán cầu Bắc.
- Mùa mưa ở Trung Trung Bộ từ tháng VIII đến tháng I, do tác động của gió đông bắc gặp
địa hình chắn gió, áp thấp và bão, dải hội tụ nhiệt đới. Mùa khô từ tháng II đến tháng VIII,
do đầu mùa trùng với mùa khô cả nước, với sự tác động của gió mùa đông bắc; cuối mùa
khô (tháng V - VIII) chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Câu 16. Nguyên nhân nào làm cho chế độ nhiệt của nước ta có sự thay đối từ bắc vào
nam?
Hưởng dẫn:
- Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn.
- Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng I ở phía Bắc hạ rất thấp so với
phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ
Bắc vào Nam.
Câu 17. Tại sao nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam, còn biên độ nhiệt lại
tăng dần từ nam ra bắc?
Hướng dẫn:
- Nhiệt độ trung bình tăng dần từ bắc vào nam:
+ Càng vào nam, càng gần xích đạo hơn.
+ Miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc; trong phạm vi này, càng vê phía nam, gió
mùa Đông Bắc càng suy yếu đi. Miền Nam không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
- Biên độ nhiệt tăng dần từ nam ra bắc:
+ về mùa hạ, nhiệt độ trung bình trên cả nước gần như tương đương nhau, do đều chịu tác
động của gió mùa mùa hạ nóng ẩm; chỉ có cao hơn một ít ở duyên hải miền Trung, nam Tây
Bắc và đồng bằng Bắc Bộ do hiện, tượng phơn. Về mùa đông, nền nhiệt ở phía bắc hạ thấp
do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt ở Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy,
chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa tăng dần từ nam ra bắc.

8
+ Mặt khác, càng về phía bắc, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau; càng về phía
nam, càng gần xích đạo, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau. Từ đó, nhiệt độ giữa hai
mùa cũng có sự khác nhau từ nam ra bắc.
Câu 18. Tại sao cùng là gió theo hưóng tây nam gặp dãy Trường Sơn, nhưng tây nam
xuất phát từ khối khí nhiệt đói ẩm từ Bắc Ân Độ Dương gây hiện tượng phơn khô nóng,
còn gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) lại gây mưa lớn cho cả hai sườn núi?
Hướng dẫn:
- Khối khí từ cao áp chí tuyến bán cầu Nam sau khi vượt qua vùng biển xích đạo rộng lớn,
đã bị biến tính, thổi vào nước ta theo hướng tây nam (gió mùa Tây Nam) có tầng ẩm rất dày,
vượt qua các địa hình cao chắn gió và gây mưa cả ở hai phía của sườn núi.
- Khối khí nhiệt đới nóng ẩm Bắc Ẩn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam, có
tầng ẩm mỏng hơn, nên chỉ gây mưa lớn ở sườn đón gió; sau khi vượt qua đỉnh núi cao,
không còn ẩm nữa, trở nên khô và nhiệt độ tăng lên khi xuống thấp, gây nên thời tiết khô
nóng ở sườn khuất gió.
Câu 19. Tại sao đều là Tín phong, nhưng Tín phong bán cầu Nam gây mưa lởn cho cả
nước, còn Tín phong bán cầu Bắc lại tạo ra mùa khô ỏ miền khí hậu phía Nam sâu sắc?
Hướng dẫn:
- Tín phong bán cầu Nam xuất phát từ các cao áp chí tuyến Nam bán cầu, sau khi vượt qua
vùng biển xích đạo rộng lớn đã nóng và ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón
gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên; khi thổi ra phía Bắc, bị hút vào áp thấp đồng bằng Bắc Bộ,
chuyển hướng đông nam, gây mưa ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Khi gặp Tín phong bán cầu Bắc (gió thổi thường xuyên), tạo nên dải hội tụ nhiệt đới dịch
chuyển từ bắc vào nam, gây mưa cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung
Bộ.
- Tín phong bán cầu Bắc xuất phát từ khối khí cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương (Tm)
thổi vào nước ta theo hướng đông bắc. Khối khí này khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối
thấp, thống trị miền Nam trong suốt mùa đông, gây ra một mùa khô sâu sắc cho miền khí
hậu phía Nam.
Câu 20. Tại sao mặc dù ở gần xích đạo, nhưng nhiệt độ trung bình về mùa hạ của Nam
Bộ vẫn thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ỏ Bắc Trung Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ và nam
Tây Bắc?
Hướng dẫn:
- Do sự khác nhau về góc nhập xạ, nên khu vực ở gần xích đạo thường có nhiệt độ trung
bình cao hơn ở những nơi xa xích đạo.
- Tuy nhiên, ở nước ta về mùa hạ, gió tây nam TBg thổi đến gặp dãy Trường Sơn, gây mưa ở
sườn tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn
xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô
nóng, làm nhiệt độ tăng cao hơn hăn sự thay đổi nhiệt độ theo chiều vĩ tuyến, dẫn đến nhiệt
độ trung bình trong những tháng đầu mùa hạ tăng cao hơn nhiều so với Nam Bộ.
Câu 21. Dựa vào bảng sô liệu, hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, cân bằng ẩm của ba
địa điểm và giải thích tại sao trong ba địa điểm Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, cân băng
ẩm cao nhất ở Huế, tiếp đên là Hà Nội và thấp nhất là ở TP. Hồ Chí Minh?
LƯỢNG MƯA, KHẢ NĂNG BÓC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỎ ĐỊA ĐIỂM

9
Địa điểm Lượng mưa(mm) Lượng bốc hơi(mm) Cân băng ẩm(mm)
Hà Nôi 1.676 898 +687
Huế 2.868 1.000 +1.868
TP. Hồ Chí Minh 1.931 1.686 + 245
Hướng dẫn;
- Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn dãy Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng
đông bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của hội tụ nội chí tuyến. Cũng vì vậy, Huế có
mùa mưa vào thu đông (từ tháng VIII - I). Vào thời kì mưa nhiều này, lượng bốc hơi nhỏ,
nên cân bằng ẩm ở Huế rất cao.
- TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa tây nam
mang mưa, hoạt động của hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn, nhưng nhiệt độ cao nên bốc hơi
nước mạnh hơn, vì thế có cân bằng ẩm tương đương Hà Nội.
- Hà Nội
Câu 22. Giải thích tại sao ngày nóng nhất trong năm ở TP. Hồ Chí Minh và đồng bằng
Nam Bộ nói chung từ tháng IV, ngày nắng nhất ở Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ là trung
tuần tháng VII
Hướng dẫn:
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất liên quan trực tiếp đến thời gian Mặt Trời lên thiên
đỉnh.
- TP. Hồ Chí Minh có 2 ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh là: 18/4 và 25/8 (chênh nhau 128
ngày). Tháng IV chưa có mưa, trong khi tháng VIII đã là mùa mưa.
- Hà Nội có hai ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh là 26/5 và 18/7 (chênh nhau 53 ngày). Tháng V
bắt đầu vào mùa mưa, trong khi tháng VII có hoạt động của gió phơn tây nam khô nóng;
đồng thời ngày 22/6 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, cách Hà Nội không xa lắm.
Câu 23. Tại sao nói nguyên nhân gây mưa hầu hết ở các khu vực ở nước ta là gió mùa
mùa hạ và dải hội tụ nội chí tuyến?
Hướng dẫn:
- Mùa mưa ở nước ta trùng với thời kì gió mùa mùa hạ: Từ tháng V đến tháng X ở Bắc Bộ,
Tây Nguyên và Nam Bộ.
-Tháng mưa cực đại ở từng khu vực phù hợp với thời gian dải hội tụ nội chí tuyến đi qua:
Tháng mưa cực đại ở Bắc Bộ là tháng VIII, ở Bắc Trung Bộ là tháng IX, Tây Nguyên và
Nam Bộ là tháng IX và tháng X.
Câu 24. Giải thích tại sao khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mùa mưa
thường đến muộn so vói các khu vực khác.
Hường đẫn:
- Mùa mưa ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ thường từ tháng IX đến tháng I (trong khi
cả nước là từ tháng V đến tháng X); mùa khô ở khu vực này từ tháng lí đến tháng VIII. Mưa
chủ yếu do địa hình chắn gió vào mùa đông và do frông.
- Mùa mưa ở khu vực này đến muộn do sự tác động của gió Tây khô nóng khi vượt Trường
Sơn vào đầu mùa hạ và tác động của ữông lạnh vào mùa thu và đông.
Câu 25. Chứng minh rằng chế độ mưa của nước ta phụ thuộc rất lớn vào hoàn lưu khí
quyển và địa hình đón gió hay khuất gió.
Hướng dẫn:
10
- Lượng mưa hằng năm ở nước ta rất lớn chủ yếu do tác động của gió mùa mùa hạ rất ẩm.
- Những nơi mưa nhiều nhất (vùng núi cao chắn gió, vùng ven biển nằm dưới chân núi);
những nơi mưa ít (nơi khuất gió); nơi mưa trung bình (hai đồng bằng miền Bắc, miền Nam
và đồng bằng Trung Bộ từ Quảng Ngãi đến Phú Yên).
- Mưa theo mùa (tương ứng với hai mùa gió); miền Trung lệch về thu đông do gió tây khô
nóng vào đầu mùa hạ và tác động của frông lạnh vào thu đông.
- Tháng mưa cực đại: Ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ do chủ yếu là dải hội
tụ nhiệt đới; còn ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ (X - XI) có thêm mưa địa hình và mưa
Frông.
- Mùa khô ở miền Nam sâu sắc hơn ở miền Bắc và miền Trung (tính theo số tháng khô và
tháng khô nhất: Bắc Bộ là XII - I, Nam Bộ là I - II - III, Trung Bộ là II, III, IV).
Câu 26. Những nhân tố chủ yếu nào gây ra sự phân hóa khí hậu nước ta?
Hướng dẫn:
- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng nội chí tuyến ( nêu biểu hiện), ở trong khu vực hoạt động gió
mùa châu Á (nêu biểu hiện).
- Hình dạng lãnh thổ: Lãnh thổ kéo dài trên 15° vĩ tuyến, phía bắc gần chí tuyên, phía nam
gần với xích đạo, tạo ra sự phân hóa theo chiều bắc - nam.
- Hoàn lưu gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới: Nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa theo chiều
bắc - nam.
- Địa hình: Gây ra sự phân hóa theo hướng sườn, theo độ cao và phân hóa địa phương. Các
dãy núi hướng đông - tây còn ảnh hưởng đến sự phân hóa theo chicu băc - nam (Hoành Sơn,
Bạch Mã).
Câu 27. Phân tích ảnh hướng của cấu trúc địa hình đến chế độ nhiệt của nước ta.
Hướng dẫn:
- Cấu trúc của địa hình Việt Nam đa dạng:
+ Địa hình già trẻ lại.
+ Có tính phân bậc.
+ Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
+ Hai hướng núi chính: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
- Ảnh hưởng đến chế độ nhiệt:
+ Bậc thấp là chủ yếu nên bảo tồn nhiệt độ của khí hậu nhiệt đới. Các bậc cao hơn khác
nhau là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi theo độ cao.
+ Nhiệt độ thay dổi theo độ cao từ tây bắc về đông nam (dẫn chứng nhiệt độ của Tây Băc so
với vùng đồi núi thấp Đông Bắc ở các độ cao khác nhau).
+ Hướng núi tạo ra sự khác nhau về nhiệt độ giữa hai sườn núi (nhiều nơi đến cực đoan), xét
trong mùa hạ.
+ Một số dãy núi là ranh giới của nhiệt độ nói riêng và khí hậu nói chung (Hoàng Liên Sơn,
Bạch Mã, xét trong mùa đông).
Câu 28. Phân tích tác động của địa hình và gió mùa đến phân bố mưa của nước ta.
Hưởng dẫn
a) Tác động của địa hình đến phân bố mưa:
- Độ cao:

11
+ Cùng một sườn núi, càng lên cao lượng mưa càng tăng; tới một độ cao nào đó, độ ãm
không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa, điển hình ở vùng núi cao ở Sa Pa, Tây Bắc.
+ Địa hình núi cao, đón gió thì mưa nhiều như Việt Bắc, Kon Tum, địa hình khuất gió thì
mưa ít (lòng máng Cao Lạng).
- Hướng núi:
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió ấm mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít: Những sườn đón
gió biển là tâm mưa như: Móng Cái, Huế... Ngược lại, nhiều khu vực khuất gió như thung
lũng sông Đà, Mường Xén mưa rất ít.
+ Hướng địa hình song song với hướng gió lượng mưa cũng rất thấp như Ninh Thuận, Bình
Thuận.
b) Gió mùa:
- Gió tây nam thổi từ vịnh Tây Bengan vào nước ta vào đầu mùa hạ gây mưa lớn cho Nam
Bộ và Tây Nguyên.
- Gió mùa Tây Nam thổi từ Nam bán cầu lên từ giữa và cuối mùa hạ, sau khi vượt qua vùng
biển xích đạo vào nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khi đến Bắc Bộ bị hút
vào áp thấp đồng bằng Bắc Bộ đổi hướng thành đông nam, gây mưa cho miền Bắc.
- Gió mùa Đông Bắc vào mùa đông có tính chất chất lạnh khô thổi từ tháng XI đến tháng IV
năm sau gây ncn mùa khô cho miền Bắc, vào nửa sau mùa đông do lệch qua biển nên gây
mưa phùn. Khi thổi vào miền Trung, gió mùa Đông Băc gặp sườn núi đón gió gây mưa cho
duyên hải miền Trung.
Câu 29. So sánh thời tiết, khí hậu tháng IV và tháng IX trong năm.
Hướng dẫn:
a) Giống nhau:
- Tháng IV và tháng IX là hai tháng chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
- Thời tiết có sự thay đổi đột ngột và diễn biến thất thường nhất trong năm.
b) Khác nhau:
- Tháng IV là tháng chuyển tiếp giữa hai mùa gió, đặc trưng bởi sự phát huy ưu thế tuyệt đổi
của Tín phong Bắc bán cầu về phía Nam, ảnh hưởng cả miền Bắc và miền Nam, thời tiết bắc
đầu tăng ấm trừ khu vực Tây Bắc. Gió mùa Dông bẳc đã suy yếu ở Bắc bộ và hầu như
không còn tiến xa về quá vĩ tuyến 18 - 17°B. Gió mùa Tây Nam phát triển, ảnh hưởng rõ rệt
nhất ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tần suất lấn át gió mùa Đông Bắc; kiểu thời tiết
ấm áp chiếm ưu thế ở những khu vực ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc. Prông ôn đới
(Fp) xuất hiện rất ít. Tuy nhiên, trường hợp những năm mùa đông kết thúc chậm hoạt mùa
hè đến sớm thì thời tiết tháng IV có thể thiên về kiểu lạnh hoặc kiểu nóng.
- Tháng IX được xem như là tháng kết thúc của gió mùa mùa hạ. Gió mùa Tây Nam đã rút
lui ảnh hưởng trên phần lớn lãnh thố, riêng khu vực Tây bắc vẫn còn nhưng tần suất chưa tới
20% và bộ phận lãnh thô phía năm vẫn còn duy trì ưu thê. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu phát
huy ưu thế trên bộ phận lãnh thô phía Băc. Giỏ Tín phong Bắc bán cầu cũng bắt đầu tranh
chấp với gió mùa Tây Nam trên bicn. Hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến, ữông Fp và
hoạt động của bão làm cho thời tiết biến động hết sức thất thường.
Câu 30. Giải thích tại sao vào mùa khô ở nước ta, các tháng đầu mùa và cuối mùa, nhất
là tháng cuối mùa có lượng mưa lớn hơn hẳn các tháng còn lại.
Hướng dẫn:

12
- Vì lúc này có sự tranh chấp giữa các khối khí khô (gió Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc)
với các khối khí nóng ẩm (gió TBg, gió mùa Tây Nam).
- Đầu mùa khô, khi gió Dông Bắc bắt đầu mạnh lên thì vẫn còn hoạt động của gió mùa Tây
nam.
- Cuối mùa khô, khi gió Đông Bắc suy yếu thì hoạt động của gió tây nam bắt đầu mạnh lên.
Câu 31. Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ nam ra
bắc.
Vĩ độ Địa điểm T0TB năm T0TB tháng lạnh nhất
21050’ Lạng Sơn 21°2C 13°3C
0
21 02’ Hà Nội 23°5C 16°4C
0
18 40’ Vinh 23°9C 17°6C
0
16 26’ Huế 25° 1C 20°0C
0
13 46’ Quy Nhơn 26°8C 23°0C
0
10 49’ TP. HCM 27° 1C 26°8C
Chênh lệch 5°9C 13°5C
Hướng dẫn:
a) Nhận xét:
- Nhiệt độ trung bình năm giảm từ nam ra bắc.
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất giảm dần từ nam ra bắc.
- Nhiệt độ trung bình năm so với nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất chênh lệch tương đối
lớn (7°6C).
b) Giải thích: Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất giảm từ nam
ra bắc là do:
- Vĩ độ địa lí: Càng ra bắc, càng xa xích đạo.
- Gió: Phía bắc chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt ở khu vực Đông Bắc và
đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 32. Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích sụ thay đối biên độ nhiệt độ từ
nam ra bắc.

Vĩ độ Địa điểm Biên độ nhiệt độ Biên độ nhiệt độ tuyệt đối (nhiêí đõ


trung bình năm tối cao và tối thấp)
21°50’B Lạng Sơn 130 7 c 41°9C
21°02’B Hà Nội 12°5C 40° 1C
18°40’B Vinh 12°0C 3 8° 1 c
16°26’B Huế 9°7C 32°5C
10049’B TP. Hồ Chí Minh 301 c 26°2C
Hướng dẫn:
- Biên độ nhiệt dộ trung bình năm và biên độ nhiệt độ tuyệt đối giảm từ bắc và nam.
- Nguyên nhân:
+ Phía bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông, nhất
là từ dãy Bạch Mã trở vào. Trong khi đó, nhiệt độ mùa hạ không có sự khác nhau nhiều
trong cả nước.

13
+ Càng vào nam, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng xa nhau, trong khi càng về phía bắc,
càng gần chí tuyến, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn.
Câu 33: Cho bảng số liệu nhận xét về chế độ mưa ở mỗi địa điểm và giải thích.
LƯỢNG MƯA (mm) CÁC THÁNG Ở MỘT SỎ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Địa điểm
Lạng Sơn 24 41 53 96 165 200 258 255 164 79 34 23
Quảng Trị 157 66 66 58 111 81 80 110 436 621 491 281
Cần Thơ 12 2 10 50 177 206 227 217 273 277 155 41
Huớng dẫn:
a) Nhận xét:
- Lạng Sơn:
+ Tổng lượng mưa: Thấp nhất trong ba địa điểm (1.392mm).
+ Tháng mưa cực đại: Tháng VII.
+ Mùa mưa từ tháng V - IX, mùa khô từ tháng X - IV.
- Quảng Trị:
+ Tổng lượng mưa: Cao nhất trong ba địa điểm (2.558mm).
+ Tháng mưa cực đại: Tháng X.
+ Mùa mưa từ tháng VIII -1, mùa khô từ tháng II - VII.
- Cần Thơ:
+ Tổng lượng mưa: Cao hơn Lạng Sơn và thấp hơn Quảng Trị (1.647mm).
+ Tháng mưa cực đại: Tháng X.
+ Mùa mưa từ tháng V - XI, mùa khô từ tháng XII - VI.
b) Giải thích:
- Lạng Sơn có lượng mưa thấp nhất do tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất vào mùa
đông và ở vị trí khuất gió đông nam (phía sau dãy Đông Triều) vào mùa hè. Quảng Trị có
lượng mưa lớn nhất do chịu tác động mạnh của nhiều nhân tố trong một thời gian ngắn: dải
hội tụ nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn, bão và áp thấp...; đồng thời trong
mùa khô có mưa Tiểu mãn. cần Thơ có lượng mưa lớn hơn Lạng Sơn do có lượng mưa lớn
trong mùa mưa (đầu mùa do tác động cúa gió tây nam TBg, giữa và cuối mùa chịu tác động
của gió mùa Tây Nam); đồng thời gió mùa Tây Nam gây mưa lớn và kéo dài.
- Tháng mưa cực đại lùi dần từ Lạng Sơn vào cần Thơ do sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới,
riêng ở Quảng Trị trong tháng X còn có thêm hoạt động của bão, áp thấp và tác động của các
đợt gió mùa Đông Bắc sớm.
- Mùa mưa và mùa khô ở ba địa điểm:
+ Mùa mưa ở Lạng Sơn và Cần Thơ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ, mùa
khô ở Lạng Sơn trùng với hoạt động của gió mùa Đông Bắc, ở Cần Thơ trùng với hoạt động
của Tín phong nửa cầu Bắc.
+ Mùa mưa ở Lạng Sơn kết thúc sớm do gió mùa Đông Bắc đến sớm, mùa mưa ở Cần Thơ
kéo dài hơn do sự kéo dài hoạt động của gió mùa Tây Nam.
+ Quảng Trị: Mùa mưa lệch về thu dông do đầu mùa chịu tác động của gió phơn tây nam
khô nóng, cuối mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn vẫn còn
gây mưa.

14
Câu 34: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh chế độ mưa của
duyên hải Nam Trung Bộ vói Tây Nguyên và giải thích. Tại sao tháng mưa cực đại ở Hà
Nội sớm hơn ở Huế?
a. So sánh và giải thích:
- Giống nhau: Lượng mưa trung bình năm, sự phân hoá theo thời gian và không gian (dẫn
chứng).
- Khác nhau:
+ Thời gian mùa mưa và tháng mưa cực đại (dẫn chứng).
+ Tây Nguyên có những nơi mưa thuộc vào lớn nhất cả nước(dẫn chứng)., duyên hải Nam
Trung Bộ có những nơi khô hạn nhất cả nước (dẫn chứng).
- Giải thích
+ Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Phân tích tác động đến mùa mưa ở mỗi lãnh thổ của gió tây nam (gốc từ Bắc Ấn Độ
Dương), gió mùa Đông Bắc, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
+ Phân tích tác động đến tháng mưa cực đại ở mỗi lãnh thổ của gió mùa Tây Nam (Tín
phong bán cầu Nam), gió mùa Đông Bắc, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
b) Giải thích tháng mưa cực đại ở Hà Nội sớm hơn ở Huế:
- Tháng mưa cực đại: Hà Nội vào mùa hạ, Huế vào thu đông.
- Nguyên nhân gây mưa lớn cho cả Hà Nội và Huế: Gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.
Riêng Huế, có thêm nguyên nhân hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc.
Câu 35: Cho bảng số liệu về nhiệt độ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tháng I và VII. Nhận
xét sự thay đổi nhiệt độ giữa hai địa điểm và giải thích.
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG 1 VÀ 7 CỦA MỘT SỔ ĐỊA ĐIỂM
Nhiệt độ trung bình ( 0c)
Địa điểm
Tháng 1 Tháng 7
Hà Nội 16.4 28.9
TP. HCM 25.8 27.1
- Nhận xét:
+ Hà Nội có nhiệt độ tháng I thấp hơn và tháng VII cao hơn ở TP. Hồ Chí Minh.
+ Biên độ nhiệt của Hà Nội (2,5°C) lớn hơn của TP. Hồ Chí Minh (1,3°C)
- Giải thích:
+ Nhiệt độ tháng I: Hà Nội nằm trong miền khí hậu chịu tác động mạnh của gió mùa Đông
Bẳc về mùa đông, đồng thời cách xa xích đạo hơn TP. Hồ Chí Minh, nên nhiệt độ thấp hơn
TP. Hồ Chí Minh.
+ Nhiệt độ tháng VII: Hà Nội chịu tác động của gió tây nam TBg gây hiệu ứng phơn, đồng
thời tháng VII gần kề với thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh nên, nhiệt độ cao hơn. TP. Hồ
Chí Minh vào tháng VII cách xa lần Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất và chưa đến lần
Mặt Trời lên thiên đỉnh thứ 2, đồng thời lúc này có nhiều mưa do đón gió mùa Tây Nam làm
cho nhiệt độ thấp hơn ở Hà Nội.
Câu 36: Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích sự thay đối nhiệt độ theo độ cao.
Tại sao Sa Pa và Đà Lạt cùng có độ cao tương đương nhau, nhưng nhiệt độ của Sa Pa
thấp hon nhiều so với Đà Lạt?
Sơn La Tam Đảo Sa Pa PLây Cu Đà Lạt
15
Độ cao 676 897 1570 800 1513
T0TB 21.0 18.0 15.2 21.8 18.3

- Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm. Nguyên nhân: Lên cao l00m, không khí ẩm giảm 0,6°c.
- Sa Pa tuy có độ cao tương đương Đà Lạt, nhưng nằm ở miền khí hậu phía Bắc, chịu tác
động của gió mùa Đông Bắc nên về mùa đông nhiệt độ hạ thấp; trong khi Đà Lạt nằm ở
miền khí hậu phía Nam, có nền nhiệt độ mang tính chất cận xích đạo, lại không chịu tác
động của gió mùa Đông Bắc.
Câu 37: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự thay đổi khí
hậu từ Bắc vào Nam ( Phân tích biểu đồ lượng mưa của ba địa điểm: nhiệt độ, lương ,ưa
các tháng…)
Hướng dẫn:
a) Chế độ nhiệt.
- Nhiệt độ trung bình năm:
+ Tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,5°C; Huế: 25,2°C; TP. Hồ Chí Minh: 27,1°C).
+ Nguyên nhân: Càng vào nam, càng gần xích đạo hơn. Mặt khác, Hà Nội chịu tác động của
gió mùa Đông Bắc mạnh nhất, Huế chịu tác động yếu hơn, TP. Hô Chí Minh không chịu tác
động của gió mùa Đông Bắc.
- Tháng có nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội và Huế là tháng VII, do vị trí gần chí tuyến, có hai
lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn và Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc vào
ngày 22/6, TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất vào tháng IV, liên quan đến thời gian Mặt
Trời lên thiên đỉnh và trùng với mùa khô. Nhiệt độ tháng thấp nhất ở Hà Nội và Huế là tháng
I, TP. Hồ Chí Minh là tháng XII, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí
tuyến Nam và TP. Hồ Chí Minh gần chí tuyến Nam hơn Hà Nội và Huế.
- Nhiệt độ tháng VII cao nhất ở Huế, tiếp đến là Hà Nội, thấp nhất ở TP. Hồ Chí Minh, chủ
yếu do ở Huế và Hà Nội chịu tác động của gió phơn tây nam khô nóng, trong đó Huế chịu
tác động mạnh hơn nhiều so với Hà Nội.
- Nhiệt độ tháng I thấp nhất ở Hà Nôi, tiếp đến là Huế, cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh, liên
quan đến hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở phía Bắc nước ta.
- Biên độ nhiệt:
+ Giảm dần từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 12,5°C; Huế: 9,4°C; TP. Hồ Chí
Minh: 3,2°C.
+ Nguyên nhân: về mùa hạ, nhiệt độ tương đối đồng nhất trong cả nước, về mùa đông, ở
phía Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, trong đó Hà Nội chịu tác động mạnh hơn ở
Huế, phía Nam không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nền nhiệt độ ở phía Nam cao
hơn; từ đó biên độ nhiệt càng vào nam càng nhỏ hơn
- Biến trình nhiệt: Hà Nội và Huế có một cực đại, liên quan đến vị trí gần chí tuyến, 2 lần
Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau. TP. Hồ Chí Minh có 2 cực đại, liên quan đến thời gian 2
lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau.
b) Chế độ mưa.
- Tổng lượng mưa năm.
+ Lớn nhất ở Huế, tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh, thấp nhất là Hà Nội.

16
+ Mưa nhiều nhất ở Huế do tác động của gió mùa Đông Bắc gặp địa hình dãy Trường Sơn
chắn gió, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão...
+ TP. Hô Chí Minh có mưa nhiều hơn Hà Nội, do mưa suốt trong cả mùa mưa và hoạt động
kéo dài của gió mùa Tây Nam đã làm cho mùa mưa dài thêm, đến hết tháng XI mới kết thúc.
Ờ Hà Nội, đầu mùa mưa ít do ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng, giữa và cuối mùa
mưa nhiều nhưng mùa mưa kết thúc trước TP. Hồ Chí Minh 1 tháng. Tuy ở Hà Nội về mùa
đông có mưa phùn, nhưng lượng mưa không đáng kể.
- Tháng mưa cực đại ở Hà Nội là tháng 8, ở TP. Hồ Chí Minh là tháng IX, liên quan đến thời
gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. ở Huế, mưa nhiều vào tháng X liên quan đến thời
gian hoạt động của các nhân tố gây mưa cùng tác động như: Gió mùa Đông Bắc gặp bức
chắn địa hình, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp, bão...
- Mùa mưa:
+ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa từ tháng V - X, do tác động của gió mùa mùa hạ,
đặc biệt là gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. TP. nồ Chí Minh có mùa mưa kéo dài
thêm 1 tháng, liên quan đến hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở đây.
+ Huế có mùa mưa lệch về thu đông (tháng VIII - XII), do đầu mùa hạ có hoạt động của gió
phơn tây nam khô nóng; cuối mùa do hoạt động của gió mùa Đông Bắc gặp địa hình chắn
gió gây mưa.
Câu 38: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự
khác nhau của khí hậu Hà Nội (HN) và TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM).
Hướng dẫn:
a) Nhận xét và giải thích sự khác nhau chế độ nhiệt của Hà Nội và TP. HCM.
- Nhiệt độ trung bình năm của HN thấp hơn ở TP. HCM. Do tác động của vị trí địa lí và gió
mùa Đông Bắc.
- Cả hai có nhiệt độ thấp nhất vào tháng I. HN: cao nhất vào tháng VII, TP. HCM cao nhất
tháng IV. Do tác động của Mặt Trời lên thiên đinh.
- Biên độ nhiệt năm HN cao hơn TP. HCM. Do tác động của gió mùa Đông Bắc và Mặt Trời
lên thiên đỉnh.
- Biến trình nhiệt năm: HN có một cực đại, TP. HCM có hai cực đại. Do tác động của Mặt
Trời lên thiên đỉnh.
b) Nhận xét và giải thích sự khác nhau chế độ mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- TP. HCM có lượng mưa lớn hơn HN. Do tác động của gió mùa hạ (tây nam TBg và gió
mùa Tây Nam).
- Tháng cực đại: HN tháng VIII; TP. HCM tháng V, IX. Nguyên nhân do tác động của dải
hội tụ nhiệt đới. gió TBg và gió mùa Tây Nam.
- Mùa mưa: Đều từ tháng V đến X, trùng với hoạt động của gió mùa mùa hạ; riêng TP. HCM
dài đến tháng XI do hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam.
Câu 39: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thúc đã học, nhận xét và giải thích sự thay
đổi khí hậu theo hướng bắc nam qua ba trạm Hà Nội, Đà Nẵng,TP. Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn:
Căn cứ vào các bản đồ ở trang bản đồ Khí hậu, đồng thời chọn các biểu đồ ở trạm Hà Nội,
Đà Nằng, TP. Hồ Chí Minh để nhận xét sự thay đổi khí hậu theo chiều bắc nam với dàn ý
sau:

17
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm: Tăng dần từ bắc vào nam (dẫn chứng). Nguyên nhân do vị trí địa
lí và tác động của gió mùa Đông Bắc. Càng về phía nam càng gần xích đạo và không chịu
tác động của gió mùa Đông Bắc.
+ Tháng nhiệt độ cao nhất, thấp nhất: Miền Bắc và miền Trung là tháng VII và I, miền Nam
là tháng IV và I, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm. Tháng VII là
tháng có nhiệt độ cao nhất ở bán cầu Bắc sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc
(ngày 22/6) và tháng I có nhiệt độ thấp nhất sau khi ở xa Mặt Trời nhất (ngày 22/12). Miền
Nam có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, nhưng lần thứ nhất vào tháng IV đang là mùa khô,
nên nhiệt độ cao hơn tháng VIII (là lần Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ hai trong năm).
+ Biên độ nhiệt: Càng vào nam càng giảm (dẫn chứng), về mùa hạ, nhiệt độ trong cả nước
không chênh lệch nhau bao nhiêu giữa ba miền, về mùa đông, do tác động của gió mùa
Đông Bắc nên nhiệt độ ở phía bắc bị giảm sút rõ rệt và tăng dần khi vê phía nam. Do vậy, sự
chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa càng về nam càng giảm.
Mặt khác, càng gần chí tuyến Bắc, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau, nên nhiệt
độ giữa hai mùa chênh nhau nhiều hơn; trong khi đó miền Nam gần xích đạo, có hai lần Mặt
Trời lên thiên đỉnh xa nhau, làm giảm độ chênh nhiệt độ giữa hai mùa trong năm.
+ Biến trình nhiệt: Miền Bắc và miền Trung có một cực đại về nhiệt (tháng VII), miền Nam
có hai cực đại về nhiệt (tháng IV và VIII). Cực đại về nhiệt liên quan đến thời gian Mặt Trời
lên thiên đỉnh. Miền Bắc và miền Trung có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, nên có
một cực đại về nhiệt; càng về phía nam, càng gần xích đạo, có hai lần Mặt Trời lên thiên
đỉnh xa nhau nên có hai cực đại về nhiệt trong năm.
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa: Miền Trung có tổng lượng mưa cao nhất, tiếp đến là miền Nam, thấp
nhất là miền Bắc (dẫn chứng). Nguyên nhân: Miền Trung tập trung nhiều yếu tô gây mưa
trong một thời gian (dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình, áp thấp
và bão...) nên cường độ mưa rất lớn, lại thêm có mưa Tiểu mãn trong mùa khô. Miền Nam
đầu mùa hạ có mưa lớn do sự xâm nhập trực tiếp của gió tây nam TBg, giữa và cuối mùa
mưa lớn và kéo dài do gió mùa Tây Nam gây ra. Miền Bắc tuy có mưa phùn về mùa khô,
nhưng đầu mùa mưa do ảnh hưởng của gió phơn tây nam nên lượng mưa bị hạn chế, chỉ
mưa nhiều khi có dải hội tụ hoạt động cùng với gió mùa Tây Nam.
+ Tháng mưa cực đại: Lùi dần từ bắc vào nam (dẫn chứng), tương ứng với sự lùi dần của dải
hội tụ nhiệt đới về phía xích đạo; riêng ở miền Trung có áp thấp và bão, gió mùa Đông Bắc
gây mưa lớn trong các tháng X và XI.
+ Sự phân mùa: Mùa mưa ở miền Bắc và miền Nam (tháng V - X) trùng với thời gian hoạt
động của gió mùa mùa hạ, mùa khô trùng với thời gian hoạt động của gió mùa Đông Bắc (từ
tháng XI - IV). Mùa mưa ở miền Bắc kết thúc sớm do gió mùa Đông Bắc đến sớm, mùa
mưa ở miền Nam kéo dài hơn do sự kéo dài hoạt động của gió mùa Tây Nam. Miền Trung:
Mùa mưa lệch về thu đông (VIII - I) do đầu mùa chịu tác động của gió phơn tây nam khô
nóng, cuối mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn vẫn còn gây
mưa.
Câu 40: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự
thay đổi khí hậu theo hướng đông tây qua hai trạm Điện Biên và Lạng Sơn.

18
Hướng dẫn:
a) Nhận xét: Cán cứ vào các bản đồ ớ trang bản đồ Khí hậu, đồng thời chọn các bicu đô ở
trạm Điện Biên và Lạng Sơn đô nhân xét sư thav đôi khí hâu theo hướng
đông tây với dàn ý sau:
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm + Tháng nhiệt độ cao nhất, thấp nhất.
+ Biên độ nhiệt.
+ Biến trình nhiệt.
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa
+ Tháng mưa cực đại.
+ Sự phân mùa.
b) Giải thích: Dựa vào chế độ gió, sự kết hợp gió với địa hình, hoạt động của dải hội tụ nhiệt
đới trên cơ sở vị trí địa lí của hai địa điếm để giải thích. Chẳng hạn, Điện Biên có mùa mưa
đến sớm do chịu tác động sớm của gió tây nam đâu mùa hạ; Lạng Sơn có mùa khô đến sớm
và nhiệt độ mùa đông thấp hơn ở Điện Biên đo ở vị trí đón gió mùa Đông Bắc. về mùa hạ,
Lạng Sơn ở nơi khuất gió đông nam (phía sau cánh cung Đông Triều) nôn lượng mưa
nhỏ...
Câu 41: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng miền khí
hậu phía Bắc có sự phân hoá phức tạp.
Hướng dẫn:
Có thế trình làm theo hai cách:
a) Cách thứ nhất: Dựa vào trang bản đồ khí hậu, làm rõ:
- Miền khí hậu phía Bắc được chia làm thành nhiêu vùng khí hậu: Vùng khí hậu Tây Băc
Bộ, vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ, vùng khí hậu Bắc
Trung Bộ.
- Trong mỗi vùng khí hậu, trình bày về chế độ nhiệt và chế độ mưa.
b) Cách thứ hai: Trình bày các yếu tố của chế độ nhiệt và chế độ mưa theo các vùng khí hậu
của miền.
Câu 43: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng khí hậu
nước ta có sự phân hoá đa dạng.
Hướng dẫn:
a) Sự phân hoá theo bắc nam.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam, ở miền Bắc nhiệt độ trung bình từ 20 -
24°c, miền Nam là trên 24°c.
+ Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam: Hà Nội là 12-13°c, Đà Nẵng 7-8°C, TP. Hồ Chí
Minh 2-3°C.
+ Diễn biến nhiệt: miền Bắc có 1 cực đại ( tháng VII), miền Nam có 2 cực đại (tháng IV,
VIII).
- Chế độ mưa:
+ Mùa mưa chậm dần từ Bắc vào Nam: ở Hà Nội mùa mưa từ tháng V đến tháng X, Đồng
Hới từ tháng VIII đến tháng XII, Nha Trang từ tháng IX đến tháng I.

19
+ Sự phân mùa: ở miền Bắc sự phân hoá 2 mùa (mưa và khô) ít sâu sắc; ở miền Nam phân
hoá 2 mùa sâu-sắc, ở miền Trung có mùa mưa lệch về thu đông.
b) Sự phân hoá theo đông tẩy
- Sự phân hoá theo đông tây của nhiệt độ thể hiện rõ nhất giữa vùng Đông Bắc với vùng Tây
Bắc. Ở Lạng Sơn, số tháng lạnh lên tới 5 tháng (từ tháng XI đến tháng III), trong khi đó ở
Điện Biên chỉ có 3 tháng (tháng XII, I, II). Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Lạng Sơn xuống
tới 12°c còn ở Điện Biên là 16°c.
- Miền Đông Trường Sơn có mùa mưa đến muộn hơn Tây Trường Sơn: Đà Lạt mùa mưa từ
tháng V đến tháng XI, còn ở Nha Trang mùa mưa từ tháng IX đến
, tháng I.
c) Sự phân hoá theo đai cao
- Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm: ở các vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình năm khoảng
từ 20 - 24°c. Vùng núi ven biên giới Việt - Trung, biên giới Việt - Lào, cao nguyên Lâm
Viên, Di Linh độ cao 1.000 - 1.500m, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18 - 20°c. Vùng núi
cao Hoàng Liên Sơn có nhiệt độ trung bình năm dưới 18°c.
- Độ cao địa hình kết hợp với hướng sườn đã hình thành các trung tâm với lượng mưa khác
nhau:
+ Các khu vực có lượng mưa lớn như Hoàng Liên Sơn, thượng nguồn sông Chảy, Huế - Đà
Nang, Kon Tum có lượng mưa trên 2.800mm/năm.
+ Các khu vực mưa ít như Lạng Sơn, thung lũng sông Dà, Tây Nghệ An, trung bình từ 1.200
- 1.600 mm.
d) Sự phân hoá theo mùa của khí hậu
- Chế độ nhiệt thế hiện rõ nhất ớ miền Bắc. Vào mùa đông nhiệt độ hạ thâp, nhiệt độ trung
bình tháng I xuống dưới 18°c, một số vùng núi cao dưới 14°c. Mùa đông có 3 tháng lạnh.
Mùa hạ nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình tháng VII trên 24°c, ở đồng bằng sông Hồng trên
28°c.
- Chế độ mưa: Ở miền khí hậu phía Bắc và phía Nam có mùa mưa từ tháng V
đến tháng X, mưa nhiều vào tháng VIII, tháng IX. Mùa khô từ tháng XI đến tháng 4. Riêng
duyên hải miền Trung mưa lệch hẳn vào thu đông từ tháng VIII đến tháng XII, mùa khô kéo
dài từ tháng I đến tháng VII.
Câu 44: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố dẫn
đến sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta.
Hướng dẫn:
- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thố: Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới
bán cầu bắc, trong khu vực châu Á gió mùa chịu ảhh hưởng của các khối khí hoạt động theo
mùa. Hoạt động của gió mùa khiến khí hậu phân hoá đa dạng.
- Lãnh thô kéo dài trên 15 vĩ tuyến, khoảng 1.650km theo chiều bắc nam dẫn đến sự phân
hoá theo chiều bắc nam.
- Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa với 2 mùa gió trái ngược nhau về hướng và tính chất
cùng với dải hội tụ nhiệt đới đã dẫn đến sự phân hoá theo mùa và theo chiều bắc nam.
- Ánh hướng của địa hình gây nên sự phân hoá theo hướng sườn, theo đai cao, phân hoá địa
phương. Các dãy núi theo hướng đông tây còn ảnh hưởng đến sự phân hoá theo chiều bắc
nam, nhiều dãy núi trở thành ranh giới của các miền khí hậu như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã.

20
Câu 45. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu những nơi mưa nhiều
nhất và nơi ít mưa của nưóc ta và nêu nguyên nhân.
Huớng dẫn:
- Những nơi mưa nhiều nhất:
+ Móng Cái (2.749mm), Sa Pa (2.833mm), Mòn Ba (Khánh Hoà, 3.75lmm), Ngọc Linh
(trên 3.000mm), Vọng Phu (trên 2.800mm).
+ Nguyên nhân: Đây là những vùng núi cao chắn gió.
- Những nơi mưa ít:
+ Mường Xén (Kì Sơn, Nghệ An, 643mm); Phan Rang (653mm).
+ Nguyên nhân: Là nơi khuất gió.
Câu 46. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hoá chế độ
mưa trong mùa đông ở nưóc ta. (Câu hỏi íhi IỈSGOG năm 2013). Hướng dẫn:
a) Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)
- Nửa đầu mùa đông:
+ Bắc Bộ khô, Bắc Trung Bộ có mưa.
+ Do gió mùa Đông Bắc thổi qua lục địa; ở Bắc Trung Bộ: Frong lạnh gặp dãy Trường Sơn
Bắc.
- Nửa sau mùa đông:
+ Mưa phùn ở ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Do gió mùa Đông Bắc lệch qua biển, trở nên ẩm.
b) Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)
+ Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô, ven biển Nam Trung Bộ có mưa.
+ Do Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế; ven biển Nam Trung Bộ: gặp địa hình núi chắn
gió.
Câu 47. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao nhiệt độ
trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nưóc; nhưng về mùa đông, nhiệt độ
trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hon nhiều so vói nen nhiệt độ của miền khí
hậu phía Bắc.
Hướng dẫn:
- Mùa hạ: Nhiệt độ trung bình không khác nhau nlìiều giữa bắc nam do:
+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió tây nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai
loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả
nước.
+ Đông thời, phần lớn lãnh thố nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở
Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước' vào
thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiêu băc nam về mùa hạ không
đáng kê.
- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bấc, đặc
biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền
nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc chi phối.
Câu 48. Phân tích biểu đồ khí hậu của Đồng Hới và Nha Trang ở Atlát Địa ỉí Việt Nam
để làm rõ sự khác nhau về chế độ mưa của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu
Nam Trung Bộ.

21
Hướng dẫn:
- Tổng lượng mưa của Đồng Hới lớn hơn ở Nha Trang. Nguyên nhân chủ yếu do về mùa
đông, khi gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta, Frông cực bị chặn lại ở dãy Trường Sơn Bắc
gây mưa lớn; trong khi ở Nha Trang, Tín phong bán cầu Bắc tuy có gây mưa khi gặp Trường
Sơn Nam, nhưng lượng mưa không lớn.
- Tháng mưa lớn nhất ở Đồng Hới là tháng X, trong khi tháng có lượng mưa lớn nhất ở Nha
Trang là tháng XI, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới từ bắc vào nam và sự lùi
dần của áp thấp và bão.
- Mùa mưa ở Đồng Hới từ tháng VIII -1, ở Nha Trang từ tháng IX - XII. Nguyên nhân chủ
yếu liên quan đến các nguyên nhân gây mưa lớn ở hai vùng khí hậu.
+ Đồng Hới gần với vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ, nên chịu ảnh hưởng của đỉnh mưa
ở đây vào tháng VIII. Mùa mưa kéo dài sang tháng I đi liền với hoạt động của gió mùa Đông
Bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn Bắc.
+ Nha Trang mưa lớn bắt đầu vào tháng IX là lúc gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh. Mùa
mưa kết thúc vào tháng XII, liên quan đến sự dịch chuyển về phía Nam Bộ của dải hội tụ
nhiệt đới và sự kết thúc hoạt động của áp thấp và bão ở khu vực Nam Trung Bộ.
Câu 49. Phân tích biểu đồ khí hậu của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ở Atlát Địa lí Việt
Nam để làm rõ sự khác nhau về khí hậu của Bắc Bộ và Nam Bộ.
Hướng dẫn:
a) Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội (23,5°C) thấp hơn ở TP. Hồ Chí Minh (27,1 °C)"
- Nguyên nhân:
+ TP. Hồ Chí Minh gần xích đạo hơn.
+ Mặt khác ở Hà Nội, mùa đông có nhiệt độ hạ thấp (16,4°c so với 25,8°c ở TP. Hồ Chí
Minh) do chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc; vào mùa hạ, nhiệt độ cao (28,9°c so
với 27,l°c ở TP. Hồ Chí Minh), do ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng.
- Tháng có nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là tháng VII và thấp nhất là tháng I, do vị trí nằm gần
chí tuyến Bắc, theo đúng quy luật nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ở mỗi bán cầu xảy ra sau
khi Mặt Trời lên thiên đỉnh.
TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng IV, tương ứng với thời gian Mặt
Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất trong năm, vào lúc đang mùa khô, không có mưa.
- Biên độ nhiệt ở TP. Hồ Chí Minh nhỏ hơn (1,3°C) ở Hà Nội (14,5°C).
- TP. Hồ Chí Minh: Nằm gần xích đạo, quanh năm nắng nóng. Mùa đông không chịu tác
động của gió mùa Đông Bắc lạnh. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau, làm cho nhiệt độ
ở cả hai mùa không chcnh lệch nhau lớn.
- Hà Nội: Nằm xa xích đạo hơn, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa do tác động của bức
xạ mặt trời lớn hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp do chịu ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc; mùa hạ nhiệt độ cao hơn do chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
Mai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, làm cho nhiệt độ cao tập trung vào một khoảng
thời gian ngắn ở trong năm.
- Diễn biến nhiệt độ trong năm:
+ Hà Nội có một cực đại và một cực tiểu về nhiệt, do trong năm có hai lần Mặt Trời lên
thiên đỉnh gần nhau.

22
+ TP. Hồ Chí Minh có hai cực đại về nhiệt, tương ứng với hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh
trong năm.
b) Chế độ mưa
- Tổng lượng mưa năm:
+ TP. Hồ Chí Minh lớn hơn (1.931mm) Hà Nội (1.667mm).
+ Nguyên nhân: Hà Nội có mưa ít vào đầu mùa mưa, do chịu ảnh hưởng của gió phơn tây
nam khô nóng; giữa và cuối mùa mưa nhiều, nhưng không lớn hơn ở TP. Hồ Chí Minh (trừ
tháng VIII có hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới) do tác dộng của gió mùa Tây Nam yếu hơn
so với TP. Hồ Chí Minh.
+ TP. Hồ Chí Minh có mưa suốt mùa hạ (đầu mùa, mưa lớn do gió tây nam TBg xâm nhập
trực tiếp; giữa và cuối mùa, mưa lớn do tác động của gió mùa Tây Nam); đồng thời gió mùa
Tây Nam hoạt động kéo dài làm mùa mưa dài hơn ở Hà Nội 1 tháng.
- Tháng mưa cực đại ở Hà Nội vào tháng VIII, ở TP. Hồ Chí Minh vào tháng IX, tương ứng
với thời kì hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở tại mỗi địa điếm.
- Mùa mưa ở Hà Nội từ tháng V - X, mùa mưa ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng V- XI. Mùa mưa
trùng với mùa gió tây nam, tuy nhiên ở TP. nồ Chí Minh, hoạt động của gió mùa Tây Nam
kéo dài thêm 1 tháng.
Câu 50. Phân tích biểu đồ khí hậu của Nha Trang và Đà Lạt ở Atlát Địa lí Việt Nam để
làm rõ sự khác nhau về khí hậu của Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Hướng dẫn:
a) Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình năm ^ Nha Trang cao hơn ở Đà Lạt, do độ Nha Trang ở độ cao thấp
(dưới 200m) hơn rất nhiều so với Đà Lạt (trên 1.500m).
- Nhiệt độ tháng cao nhất ở Nha Trang là tháng VI, ở Đà Lạt là tháng V, tương ứng với thời
gian Mặt Trời lên thiên đỉnh ở mỗi địa điểm.
- Biên độ nhiệt ở Nha Trang lớn hơn (khoảng 4,8°C) Đà Lạt (khoảng 4,0°C). Nguyên nhân
chủ yếu do ở Nha Trang về mùa hạ có gió phơn tây nam khô nóng, mùa đông nhiệt độ hạ
thấp do gió đông bắc qua biển vào. Ở Đà Lạt, mùa hạ nhiệt độ hạ thấp do có mưa, mùa đông
không lạnh lắm.
- Diễn biến nhiệt trong năm có sự khác nhau: Đà Lạt ở vào vĩ độ địa lí thấp hơn, trong năm
có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau, nên có hai cực đại về nhiệt. Nha Trang có một cực
đại và một cực tiểu về nhiệt tương với hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn.
b) Chế độ mưa:
+ Đà Lạt ở độ cao lớn hơn, đồng thời đầu mùa có mưa do gió tây nam TBg xâm nhập trực
tiếp, giữa và cuối mùa có mưa do tác động của gió mùa Tây Nam.
+ ở Nha Trang, đầu mùa chịu tác động của gió tây nam TBg khô nóng sau khi vượt Trường
Sơn Nam tràn xuống; giữa và cuối mùa có mưa do gió mùa Tây Nam, nhưng không phải là
sườn đón gió như ở phía Đà Lạt. Tác động của gió đông bắc gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và
bão gâv mưa nhiều trong các tháng thu đông, nhưng tông lượng mưa cả năm vẫn nhỏ hơn ở
Đà Lạt.
- Tháng mưa cực đại ở Nha Trang là tháng X, do tác động cùng lúc của dải áp thấp nhiệt đới,
gió mùa Đông Bắc gặp địa hình núi chắn gió, áp thấp và bão. Ờ Đà Lạt là vào tháng VII,
thời gian có tác động mạnh của gió mùa Tây Nam.

23
Câu 51. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình là nhân
tố quan trọng ảnh hưởng đến khỉ hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nưóc
ta.
Hưởng dẫn:
a) Độ cao:
- Chủ yếu là đồi núi thấp, bảo toàn được khí hậu nhiệt đới
- Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm (trung bình 0,6°c/100m), lượng mưa tăng, đến một độ
cao nhất định lại giảm. Do nhiệt ẩm thay đổi nên phân hóa thành các đai cao:
+ Ở miền Bắc: từ Om đến 600 - 700m ở miền Bắc và đến 1000m ở miền Nam: đai nhiệt đới
chân núi; 1.000 - 2.600 m: đai á nhiệt đới; từ 2.600m trở lên: đai ôn đới núi cao.
+ Ở miền Nam: từ 0 - 1000m: nhiệt đới chân núi; l000 m trở lên: đai á nhiệt đới; không có
đai ôn đới do không có địa hình cao từ 2.600m trở lên.
b) Hướng nghiêng: hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là tây bắc - đông nam, thấp
dần ra biển; kết hợp với các loại gió thịnh hành trong nám làm cho ảnh hưởng của biển đến
khí hậu vào sâu trong đất liền.
c) Hướng núi:
- Hướng vòng cung của các dãy núi cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho giỏ mùa Đông
Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thồ nước ta, làm cho miền Bắc nước ta có nhiệt độ hạ thấp vào
mùa đông, đặc biệt ở Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ.
- Hướng vòng cung lưng lồi ra biển của Trường Sơn Nam cũng làm cho một số bộ phận lãnh
thổ song song với gió mùa Tây Nam, do đó một số khu vực có lượng mưa thấp trong mùa
mưa.
- Hướng tây bắc - đône nam của dãy Hoàng Liên Sơn ngăn sự xâm nhập trực tiếp vào Tây
Bắc của gió mùa Đông Bắc, làm cho mùa đông ở vùng này ngắn hơn ở Đông Bắc.
- Hướng tây bắc - đông nam của dãy Trường Sơn thẳng hướng với gió mùa Bông Băc vào
mùa Đông, gây mưa vào thu đông ở Duyên hải miền Trung và phơn ở T'ây Nguyên; thẳng
hướng với gió mùa T'ây Nam đầu mùa hạ, gây fơn ở Băc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ với khí hậu khô nóng.
- Hướng tây - đông của dãy Hoành Sơn có tác dụng ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa Đông
bắc về phía Nam, làm cho nền nhiệt độ ở Bình Trị Thiên cao hơn ở phía bắc của dãy Hoành
Sơn.
- Hướng tây - đông của dãy Bạch Mã có tác dụng ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa Đông
bắc về phía Nam, làm phía Nam hầu như rất ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
- Hướng vòng cung của dãy Đông Triều thẳng hướng với gió mùa Tây Nam mùa hạ (lúc
này đổi hướng đông nam), gây mưa ở sườn đón gió và gây khô hạn ở khu vực lòng
máng Cao Lạng (nằm ở sườn khuất gió).
- Sườn đón gió có lượng mưa lớn, sườn khuất gió lượng mưa nhỏ (lấy thêm ví dụ ở Phan
Rang với hai mũi chắn gió hai phía).
d) Bề mặt địa hình:
- Những nơi núi cao: mưa nhiều (ví dụ).
- Những nơi bồn trũng khuất gió mưa ít (Mường Xén...).
Câu 52: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình có tác
động rõ rệt đến khí hậu nước ta.

24
Hướng dẫn:
a) Độ cao của địa hình tác động đến chế độ nhiệt và mưa.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên bảo toàn được tính nhiệt đới của khí hậu nước ta.
- Độ cao đã làm thay đổi nhiệt âm từ thấp lên cao, tạo ra các đai cao khí hậu khác nhau:
+ Đai nhiệt đới gió mùa:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 –
1000m.
• Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ẩm thay đổi tùy
nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2.600m; ở miền Nam từ 900 - 1.000m đến
2.600m.
• Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°c, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi:
• Độ cao từ 2.600m trở lên (chí có ở Hoàng Liên Sơn).
• Khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°c, mùa đông xuống dưới
5°c.
- Độ cao trong sự phối hợp với hướng gió đã tạo nên những nơi mưa nhicu và mưa ít.
+ Những nơi mưa nhiều ở nước ta là những nơi núi cao đón gió. Chẳng hạn như: Bắc Quang
(Ilà Giang) 4.802mm, Hoàng Liên Sơn (Lao Cai) 3.552mm, Huế 2.867mm, Hòn Ba (Quảng
Nam) 3.752mm...
+ Nơi mưa ít do nằm giữa núi cao, nhưng địa hình thấp trũng xuống không đón gió được
như Mường Xén (Nghệ An)...
b) Hướng núi tác động rõ rệt đến chế độ nhiệt và mưa.
- Hướng núi vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc đã tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc
xâm nhập trực tiếp, gâv ra một mùa đông lạnh có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18°c, đặc biệt
ở Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ.
- Hướng núi tây bắc - đông nam tác động mạnh mẽ đến khí hậu nước ta:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn đã chặn các đợt gió mùa Đông Bắc, không cho xâm nhập trực tiếp
vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vào mùa đông ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc tại những nơi có
cùng độ cao.
+ Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc tràn xuống phía Nam, làm cho về mùa đông, nhiệt
độ có sự phân hóa rõ giữa hai miền khí hậu phía Bắc và phía Nam.
+ Dãy Trường Sơn đón gió đông bắc vào mùa đông gây mưa; đón gió tây nam vào mùa hạ,
gây hiện tượng phơn khô nóng ở dồng bằng ven biển Trung Bộ. Từ đó, làm cho mùa mưa ở
Trung Bộ lệch về thu đông và mùa mưa ở rây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ ngược
nhau (mùa mưa ở Tây Nguyên là mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ, ngược lại mùa mưa
ở Duyên hải Nam Trung Bộ là mùa mưa ờ Tây Nguyên).
+ Cánh cung Đông Triều đón gió dông nam vào mùa hạ, gây mưa lớn ở sườn đón gió, nhưng
làm cho vùng khuất gió ở lòng máng Cao - Lạng mưa ít.
+ Phan Rang là nơi mưa ít nhất nước ta do nguyên nhân địa hình là chủ yếu. Hai loại gió
đông bắc và tây nam đều gây mưa ở sườn đón gió (mưa ở phía vịnh Cam Ranh là sườn đón
gió vào mùa đông và mưa ở phía nam mũi Dinh là sườn đón gió vào mùa hạ), trong khi

25
Phan Rang nằm ở phía sườn khuất gió của cả hai mùa. Phía tây của Phan Rang là núi cực
Nam Trung Bộ, tạo ra hiện tượng phơn khô nóng trong mùa hạ.
Câu 53: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của địa
hình đối vói sự phân hoá đai cao khí hậu nưóc ta.
Hướng dẫn:
- Độ cao địa hình đồi núi đã hình thành nên 3 đai khí hậu:
+ Đai nhiệt đới gió mùa chân núi (độ cao trung bình dưới 600 - 700m, riêng ở miền Nam lên
đến 900 - l.000m). Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, tổng nhiệt độ năm trên 7.500°c, mùa
hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C); độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô, hơi khô, hơi
ẩm đến ẩm.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (từ độ cao 600 - 700m lên đến 2.600m).
- Khí hậu mát mẻ, tổng nhiệt độ năm trên 4.500°c, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Đai ôn đới gió mùa trcn núi (từ 2.600m trở lên). Khí hậu tương tự vùng ôn đới với tổng
nhiệt độ năm dưới 4.500()c, quanh năm nhiệt độ dưới 15°c, mùa đông xuống dưới 5°c.
- Địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, trong đó chiếm ưu thế là đồi núi
thấp, nên đai nhiệt đới gió mùa chân núi phổ biến ở nước ta.

26

You might also like