Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

+ EXW (Ex-Work): Điều khoản đầu tiên trong Incoterms 2010 là EXW Term,

nội dung của điều khoản này là Bên bán ( sau đây gọi tắt là bên A) sẽ bán hàng
tại kho bên A, còn bên Mua ( gọi tắt là bên B) nhận hàng tại kho bên A và chịu
trách nhiệm cho toàn bộ quá trình vận chuyển từ lúc nhận hang tại kho bên A về
tới kho bên B.
Một số lưu ý của điều kiện EXW:
+ Bên A phải đóng hàng theo tiêu chuẩn vận tải quốc tế, đưa hàng lên phương
tiện vận chuyển của bên B hoặc bên vận tải do bên B chỉ định cung cấp đầy đủ
chứng từ liên quan đến hàng hóa và vận chuyển hàng hóa
+ Bên B phải lựa chọn đơn vị vận tải uy tín, thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển
từ kho bên A về kho bên B, mua bảo hiểm hàng hóa (nếu có)
Lợi thế của EXW TERM:
+ Bên A có thể dễ dàng tính giá thành, lợi nhuận cho hàng bán và thu tiền hàng
nhanh chóng sau khi giao hàng tại kho.
+ Nếu bên A có cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, logistics chưa phát triển, khó tính chi
phí logistics bán EXW sẽ là giải pháp tối ưu.
+ Với bên B, mua EXW sẽ giúp họ giảm giá thành mua vào nếu tối ưu hóa được
chi phí logistics, gom hàng từ nhiều người bán và chủ động lịch trình vận chuyển
phù hợp với tình hình sản xuất/ kinh doanh.
Hạn chế của EXW TERM:
+ Với việc bán hàng theo điều khoản EXW, Bên A sẽ bị hạn chế lượng khách
hàng vì không phải khách hàng nào cũng đồng ý mua theo điều khoản này.
+ Gía bán của EXW sẽ chưa bao gồm chi phí logistics nên bên A sẽ khó cạnh
tranh với các đối thủ khác khi họ tối ưu hóa chi phí logistics trong giá thành sản
phẩm.
+ Với bên mua hàng, họ sẽ chịu rủi ro cao hơn khi mua theo điều khoản EXW,
đặc biệt là lừa đảo trong thương mại quốc tế. Vì vậy EXW chỉ thường áp dụng
cho các đơn hàng tương đối nhỏ hoặc 2 bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau.
+ FCA ( Free Carrier) : Là một điều khoản khá tương đồng với EXW, chỉ khác
là thay vì quy định giao hàng tại kho bên bán thì bên bán chịu trách nhiệm giao
hàng cho bên vận chuyển (có thể ở kho bên vận chuyển/ kho trung chuyển hoặc
ở cảng) , điều khác biệt rõ rệt nhất là bên bán phải giao hàng hóa ĐÃ ĐƯỢC
THÔNG QUAN tức là bên bán hàng có trách nhiệm thông quan hàng hóa xuất
khẩu ( có thể tại kho ngoại quan/ cảng ), điều khoản được sử dụng trong vận
chuyển đường sắt, đường bộ, hàng không, đường biển, thủy nội địa hoặc vận tải
bằng các hình thức kết hợp (vận tải đa phương thức).
+ FAS (Free Alongside Ship): Là điều khoản tương tự như FCA nhưng điểm
khác biệt ở đây là hàng hóa phải được người bán giao tại màn tàu thay vì đơn vị
chuyên chở như FCA, theo đó bên bán hàng sẽ chi trả cước vận chuyển (nội địa)
cho tới khi hàng hóa được đưa tới cảng giao hàng. Bên mua thanh toán cước phí
xếp hàng, vận tải, bảo hiểm, dỡ hàng và vận chuyển nội địa từ nơi dỡ hàng tới
kho của mình. Sự chuyển dịch rủi ro diễn ra khi hàng hóa được giao tại cầu cảng
nơi giao hàng.
+ FOB (FREE ON BOARD vessel original port): đây là điều khoản khá phổ
biến trong kinh doanh quốc tế, thường áp dụng đối với các lô hàng vận chuyển
đường biển, trong đó bên bán sẽ chịu trách nhiệm giao hàng tại cầu tàu của cảng
đi (bao gồm cả việc hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu và trả thuế xuất khẩu
và các phụ phí địa phương), Bên mua sẽ chịu trách nhiệm book tàu, mua bảo hiểm
và trả toàn bộ chi phí cho tới khi hàng về tới kho bên mua.
Trong điều kiện mua hàng FOB, lan can tàu được xem là điểm chuyển rủi ro. Giá
FOB sẽ không bao gồm các chi phí như: vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, chi
phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hóa và các chi phí phát sinh
khác trong quá trình chuyên chở.
+ CIF ( Cost, Insurance, Freight) : đây cũng là một điều khoản phổ biến trong
thương mại quốc tế, nó được hiểu đơn giản là giao hàng tại cảng dỡ hàng ( cảng
đích), nó cũng thường chỉ được sử dụng trong vận chuyển đường biển, trong đó:
bán sẽ chịu trách nhiệm giao hàng tại cầu tàu của cảng đi ( bao gồm cả việc hoàn
thành thủ tục hải quan xuất khẩu và trả thuế xuất khẩu và các phụ phí địa phương
), book tàu và thanh toán cước tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa ( chí phí bảo hiểm
đã bao gồm trong giá hàng bán), Bên mua sẽ trả chi phí địa phương tại cảng đích
+ chi phí vận chuyển về tới kho bên mua.
Những lưu ý với điều khoản FOB và CIF:
+ Đều là 2 điều kiện giao hàng trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng
cho vận tải thủy quốc tế và nội địa.
+ Là 2 điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
+ Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro đều tại cảng xếp hàng (cảng đi).
+ Trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu thuộc về người bán seller). Còn
thủ tục nhập khẩu để lấy hàng thuộc về người mua (buyer).
+ Bảo hiểm: FOB người bán không phải mua bảo hiểm, CIF người bán có trách
nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng
bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá (loại bảo hiểm đơn có thể chuyển
nhượng được để bảo chứng (tiền đảm bảo) cho các rủi ro trong quá trình vận
chuyển từ các nhà bảo hiểm. Giá trị của bảo hiểm đơn cần bảo chứng cho giá CIF
cộng 10 phần trăm và khi có thể cần phải là loại hình tiền tệ đã được ghi trong
hợp đồng mua bán. Lưu ý rằng chỉ có bảo chứng cơ bản nhất được yêu cầu tương
đương với các khoản mục của điều khoản "C", và bên mua hàng thông thường
hay đòi hỏi bảo hiểm đơn dạng bảo chứng cho "mọi rủi ro" ("all risks") phù hợp
với các khoản mục trong điều khoản "A". Trách nhiệm của bên bán hàng đối với
hàng hóa kết thúc khi hàng hóa được giao cho nhà vận tải hàng hải hoặc khi được
giao lên boong tàu vận tải tại điểm đi, phụ thuộc vào các thuật ngữ trong hợp
đồng bảo hiểm.
+ Trách nhiệm vận tải thuê tàu: FOB – người bán không cần phải thuê tàu, người
mua chịu trách nhiệm book tàu. CIF – người bán phải tìm tàu vận chuyển, người
mua không có trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.
+ Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ: Mặc dù cả 2 có cùng vị trí chuyển rủi
ro là lan can tàu, tuy nhiêu với CIF bạn phải có trách nhiệm “cuối cùng” khi hàng
đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).
+ CFR (COST AND FREIGHT): là một điều khoản tóm lược của CIF. Điều
kiện CFR chỉ áp dụng cho đường biển quốc tế, đường sông. Không áp dụng cho
các hình thức vận chuyển khác. CFR (Cost and Freight) - Tiền hàng và cước phí
có nghĩa là người bán giao hàng lên tàu do chính người bán book tàu và sắp xếp
sao cho hàng yên vị trên tàu tại cảng giao hàng chỉ định thuộc nước người bán.
Người bán chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng được đặt trên tàu. Người
bán chịu toàn bộ chi phí từ lúc hàng xuất kho cho tới khi hàng được chuyển tới
cảng của người mua. Những chi phí bao gồm trucking, đóng thuế xuất khẩu (nếu
có), thông quan hàng xuất, chịu chi phí bốc hàng lên tàu. Người bán thuê phương
tiện vận tải quốc tế (tàu biển) và chịu trách nhiệm về chi phí đó cho tới khi đến
cảng nhập khẩu.
+ CIP và CPT: Hiểu đơn giản thì CIP là điều khoản tương tự CIF và CPT là điều
khoản tương tự CPT nhưng thay vì chỉ sử dụng trong đường sông và đường biển
như CIF, CFR thì 2 điều khoản CIP, CPT được sử dụng rộng hơn cho đường sắt,
đường bộ, hàng không, hoặc vận tải bằng các hình thức kết hợp (vận tải đa phương
thức).
+ DDP (Delivered Duty Paid): giao tới đích đích quy định là một điều kiện giao
hàng trong Incoterms 2010. Với DDP Incoterms 2010, người bán được xem là
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng đã đến địa điểm mà hai bên đã quy định
trong hợp đồng, đã thông quan nhập khẩu, sẵn sàng để dỡ xuống. Hàng hóa lúc
này phải được đặt dưới sự định đoạt của người mua. Đây là quy tắc mà người bán
phải chịu mức trách nhiệm cao nhất, làm cả thông quan đầu nhập khẩu. Điều này
có nghĩa là bên bán phải chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho bên
mua, mọi cước phí liên quan đến vận chuyển, cũng như phải nộp mọi thứ thuế
(nếu có) trước khi hàng đến địa điểm hai bên thỏa thuận. Ngoài ra, bên mua còn
phải chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển đến nơi nhận (được chỉ
định) khi bên bán đã thanh toán cước phí và thuế.
Lưu ý: DDP Incoterms 2010 Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức
vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Nếu trong
hợp đồng thương mại người bán không có khả năng làm thủ tục nhập khẩu thì
nên cân nhắc chọn điều kiện DAP hoặc DAT.
+ DAT (Delivery at Terminal) – Giao tại bến (Terminal) bao gồm bất kỳ nơi nào
như cầu cảng, kho, bãi container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không
thuộc nước người mua. Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro để đưa hàng hóa đến
địa điểm đó. Người bán phải thuê phương tiện vận tải nội địa để vận chuyển hàng
đến cảng hoặc sân bay. Nếu đi đường biển thì vận chuyển ra cảng biển. Nếu đi
đường hàng không thì vận chuyển ra sân bay. Người bán phải chịu chi phí bốc
hàng lên phương tiện vận tải nội địa. Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm book cước
vận chuyển quốc tế từ nước người bán sang nước người mua cũng như làm thủ
tục thông quan xuất khẩu và local charge đầu xuất và đầu nhập.
Các bên mua và bên bán nên quy định rõ về địa điểm giao hàng chỉ định vì người
bán chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng đến điểm
chỉ định tại nước người mua.
+ DAP (Delivery at Place) – “Giao hàng tại nơi đến” có nghĩa là người bán giao
hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương
tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu mọi chi phí và rủi
ro liên quan để đưa hàng hóa đến địa điểm đó. Người bán phải thuê phương tiện
vận tải nội địa để đến vận chuyển hàng đến cảng hoặc sân bay. Người bán phải
chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa. Bên cạnh đó, chịu trách
nhiệm book cước vận chuyển quốc tế từ nước người bán sang nước người mua
cũng như làm thủ tục thông quan xuất khẩu và local charge đầu xuất và đầu nhập.
Các bên mua và bán nên quy định rõ về địa điểm giao hàng tại nước người mua
vì người bán chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng
đến địa điểm chỉ định tại nước người mua.

You might also like