N01 - Đề số 2 - Nhóm số 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM


KHOA KINH TẾ - BỘ MÔN LOGISTICS

BÀI TẬP LỚN


MÔN: LOGISTICS TOÀN CẦU
Đề tài số: 02
(Xuất khẩu lô hàng quần Jeans sang Hoa Kỳ)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. PHẠM THỊ MAI PHƯƠNG


SINH VIÊN : DƯƠNG THỊ QUỲNH 94690
: LÊ NGỌC LINH 93360
: NGUYỄN THỊ THÚY 93558
: PHẠM THỊ THANH 92969
LỚP : N01

Hải Phòng, 2024


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................... 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MẶT HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG ............................................. 5
1.1 Giới thiệu những đặc điểm nổi bật của mặt hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu ........... 5
1.1.1 Giới thiệu chung ....................................................................................................... 5
1.1.2 Giá trị hàng hóa và đặc tính ..................................................................................... 5
1.1.2.1. Giá trị hàng hóa .................................................................................................... 5
1.1.2.2. Đặc tính................................................................................................................. 5
1.1.2 Điều kiện bảo quản ................................................................................................... 6
1.1.3 Tình hình xuất khẩu những năm gần đây ................................................................. 6
1.2. Thị trường Hoa Kỳ ...................................................................................................... 7
1.2.1. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ ............................................................................. 7
1.2.2. Lý do xuất khẩu ........................................................................................................ 8
1.2.3. Thực trạng nhập khẩu của Mỹ ................................................................................. 9
1.2.4. Khó khăn về thị trường Mỹ khi sản xuất quần Jeans ............................................... 9
1.2.5. Thuận lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu ............................................................ 10
1.2.6. Khó khăn khi xuất khẩu quần Jeans sang Hoa Kỳ .............................................. 10
1.3. Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn khách hàng tiềm năng ........................................... 11
CHƯƠNG II: HỢP ĐỒNG .................................................................................................. 13
2.1.Hợp đồng ................................................................................................................... 13
2.2. Giải thích các lựa chọn ............................................................................................ 15
2.2.1. Điều kiện giao hàng ............................................................................................... 15
2.2.1.1 Nghĩa vụ của người bán ....................................................................................... 15
2.2.1.2 Nghĩa vụ của người mua ...................................................................................... 16
2.2.1.3 Xuất khẩu theo giá CIF và những lợi ích ............................................................ 16
2.2.2 Phương thức thanh toán ......................................................................................... 16
2.2.3 Điều luật áp dụng ................................................................................................... 17
2.2.3.1 Trọng tài .............................................................................................................. 17
2.2.3.2 Luật điều chỉnh .................................................................................................... 18
CHƯƠNG III: BỘ CHỨNG TỪ ......................................................................................... 20
3.1 Bill of Lading ............................................................................................................. 20

1
3.2. Commercial Invoice .................................................................................................. 22
3.3. Packing list ................................................................................................................ 23
3.4. Certificate of Origin .................................................................................................. 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 26

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
1.1 Vị trí địa lý Hoa Kỳ ......................................................................................................... 7
1.2 Chỉ số nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tính đến 12/2024 ............................................ 9
2.1 Điều kiện CIF, Incoterm 2020 ....................................................................................... 15

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CIF Cost, Insurance and Freight (Tiền hàng, Phí bảo hiểm, Cước phí)
INC Incorporated (tập đoàn)
LC Letter of Credit (thanh toán thư tín dụng)
MT Metric ton (đơn vị: tấn)
US United States (Hoa Kỳ)
VIAC Vietnam International Arbitration Center (Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam)
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

3
MỞ ĐẦU
Quần Jeans Việt Nam bắt đầu sản xuất từ những năm đầu của thập kỷ 1990, khi ngành
công nghiệp thời trang của đất nước bắt đầu mở cửa và phát triển mạnh mẽ. Trong vài thập
kỷ qua, đã trở thành biểu tượng của sự thịnh hành và phong cách không thể thiếu trong thế
giới thời trang toàn cầu. Với sự kết hợp giữa chất liệu vải denim chất lượng cao và quy trình
sản xuất hiện đại, quần Jeans sản xuất tại Việt Nam không chỉ đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng mà còn mang lại sự thoải mái và phong cách cho người mặc.
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà sản xuất và các doanh nghiệp thời trang,
quần Jeans Việt Nam không chỉ là sản phẩm thời trang mà còn là biểu tượng của sự phát
triển và uy tín của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, từ
những năm 2000, ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam đã đạt được những bước tiến
lớn trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Quần Jeans Việt Nam không chỉ được sản xuất với số lượng lớn để đáp ứng
nhu cầu của thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, trong
đó có Hoa Kỳ - một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất và khó tính nhất.
Với nội dung của Bài tập lớn học phần Logistics toàn cầu, chúng em được giao nhiệm
vụ đóng vai trò là chủ của một doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc và cần nghiên
cứu về thị trường cũng như các bộ chứng từ về sản phẩm đó. Nhóm 2 chọn sản phẩm xuất
khẩu sang Hoa Kỳ là quần Jeans. Bài làm của nhóm 2 được chia làm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu về mặt hàng và thị trường
Chương II: Hợp đồng
Chương III: Bộ chứng từ xuất khẩu
Trong quá trình làm bài, chúng em đã cố gắng tìm hiểu qua các tài liệu tham khảo và
kiến thức thực tế, song không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai phạm. Vì vậy chúng em
rất mong nhận được những đóng góp từ phía cô để hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân
thành cảm ơn.

4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MẶT HÀNG VÀ THỊ
TRƯỜNG
1.1 Giới thiệu những đặc điểm nổi bật của mặt hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu
1.1.1 Giới thiệu chung
Quần Jeans hay còn gọi là quần bò là một loại quần xuất xứ từ các nước phương Tây,
Quần Jeans là một trong những biểu tượng của xã hội phương tây vào thế kỷ XX. Cụ thể, nó
đã từng là biểu tượng cho tuổi trẻ, sự phản kháng, tự do và cho chủ nghĩa cá nhân của mọi
tầng lớp nhân dân ở phương Tây. Ở Việt Nam, thị trường tiêu dùng và lựa chọn quần Jeans
ngày càng phát triển.
1.1.2 Giá trị hàng hóa và đặc tính
1.1.2.1. Giá trị hàng hóa
Kiểu dáng màu sắc quần Jeans đem lại sự trẻ trung nên rất được ưa chuộng, từ thời
thượng tới bình dân.
Dễ dàng phối đồ: Với sự đa dạng của các loại và màu sắc, quần Jeans là một trong
những trang phục có chất liệu vải dễ dàng phối đồ với các phụ kiện và trang phục khác.
1.1.2.2. Đặc tính
• Ưu điểm:
- Độ bền cao: Chất liệu của vải Jeans không bị sờn rách, không bị nhăn, co sau nhiều
lần giặt.
- Thoáng khí:
+ Nhờ kết cấu đặc biệt của vải Jeans nên cho phép không khí dễ dàng luân chuyển,
tạo độ thoáng mát tối đa cho sản phẩm.
+ Có khả năng giữ nhiệt rất tốt.
• Nhược điểm:
- Thoát hơi kém:
+ Do đặc điểm riêng về độ cứng của chất liệu nên vải Jeans sau khi giặt sẽ lâu khô hơn
các loại vải khác.
+ Khả năng thấm hút mồ hôi của vải Jeans cũng được đánh giá là khá kém.
- Độ co giãn thấp: Vải Jeans có độ co giãn kém hơn các loại vải khác do có độ cứng
cao khiến vải khó đàn hồi, kéo căng theo chuyển động của người sử dụng nên khá khó cho
việc di chuyển.

5
1.1.2 Điều kiện bảo quản
• Lưu ý khi bảo quản quần Jeans:
- Nên giặt sạch để loại bỏ tạp chất, bụi vải cũng như bụi bẩn trước khi sử dụng lần đầu tiên;
- Lộn mặt trái của quần áo Jeans trước khi giặt để giữ được màu sắc tươi đẹp.
- Hạn chế giặt vải, quần áo Jeans vào những ngày mưa do chất vải lâu khô.
- Tránh sử dụng hơi nóng từ thiết bị tỏa nhiệt để làm khô vải, sẽ gây hỏng bề mặt vải.
1.1.3 Tình hình xuất khẩu những năm gần đây
• Lợi thế của quần Jeans Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ:
- Giá cả: Hiện nay quần Jeans Việt Nam có giá tương đối tốt trên thị trường Hoa Kỳ.
Lý do khiến quần Jeans ở Việt Nam có mức giá rẻ đến thế là do chúng ta có nguồn lao động
dồi dào và tương đối rẻ. Xưởng may gia công quần Jeans ở Việt Nam khá nhiều, Từ quy mô
nhỏ như xưởng sản xuất hộ gia đình, cho đến quy mô lớn như công ty, xí nghiệp.
- Chất lượng: Những sản phẩm may mặc của Việt Nam có chất lượng khá cao và có
chất lượng vượt trội: Từ kiểu dáng, chất vải đến đường kim mũi chỉ.
- Tình hình thị trường: Hiện nay Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu. Mỹ vốn là thị trường tiềm năng cho mặt hàng may mặc
vì Mỹ là nước có dân số đông đây là thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng may mặc nói chung
và quần Jeans nói riêng. Hơn nữa khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Việc xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ càng có nhiều thuận lợi vì hạn ngạch đối với
hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ được dỡ bỏ điều đó có nghĩa là hàng dệt may
của Việt Nam dễ dàng hơn khi xâm nhập vào thị trường tiềm năng này.
• Tình hình xuất khẩu những năm gần đây
Theo thống kê của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO trong năm 2020 Việt Nam nỗ
lực vượt qua Bangladesh để trở thành quốc gia có sản lượng hàng may mặc lớn thứ 2 trên
thế giới với giá trị khoảng 29 tỷ USD. Theo kết quả đạt được Việt Nam đang là quốc gia chỉ
đứng sau Trung Quốc với các mặt hàng may mặc trên toàn thế giới. Nếu như trong năm 2010
thị phần các mặt hàng “Made in Viet Nam” chỉ chiếm 2,9% thì tới nay đã lên 6,4%
Đây chính là tiền đề cho thấy tiềm năng xuất khẩu quần của Việt Nam đang dần vươn
xa ra toàn thế giới, đến được với các thị trường khó tính và quy định khắt khe như: Châu Âu,
Mỹ, EU, Nhật….

6
1.2. Thị trường Hoa Kỳ
1.2.1. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay còn gọi là nước Mỹ là một quốc gia rộng lớn có diện tích
lên đến 9.833.520 km² nằm ở Châu Mỹ, trải dài từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương
với diện tích lớn thứ ba trên bản đồ thế giới tương đương với 3,79 triệu dặm vuông
(9.833.520 km²).

1.1 Vị trí địa lý Hoa Kỳ

(Nguồn: Internet)
Dân số hiện tại của Hoa Kỳ là 341.550.972 người vào ngày 09/05/2024 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Hoa Kỳ hiện chiếm 4,21% dân số thế giới. Hoa Kỳ đang
đứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Nhờ thị
trường tiêu dùng lớn và thu nhập cao, dân số và xã hội ở Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn tới việc
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thông qua việc tạo ra cơ hội thị trường lớn và yêu cầu về
sản phẩm đa dạng và chất lượng.
Về quan hệ thương mại, năm 2022, Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 và
là thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm tỉ trọng 20% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước)
và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD.
Hoa Kỳ cũng là thị trường đứng thứ 5 về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, chiếm tỉ
trọng 5% trong tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của nước ta từ năm 2018. Việt Nam hiện là
đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ.
Giai đoạn 2020-2022, Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục vươn lên, trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của
Hoa Kỳ.

7
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt-Mỹ năm 2022 là 123 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so
với năm 2013 và tăng tới 273 lần so với chỉ 450 triệu USD vào năm 1994.
1.2.2. Lý do xuất khẩu
Thị trường lớn và đa dạng: Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất
và đa dạng nhất trên thế giới. Dân số đa dạng về văn hóa và phong cách, điều này tạo ra nhu
cầu rất cao cho các sản phẩm thời trang như quần Jeans.
Văn hóa thời trang phát triển: Quần Jeans là một phần không thể thiếu trong văn hóa
thời trang của người tiêu dùng ở Hoa Kỳ. Đây là một sản phẩm phổ biến và được ưa chuộng
trong mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội.
Cơ sở hạ tầng thương mại phát triển: Hoa Kỳ có một cơ sở hạ tầng thương mại phát
triển, bao gồm hệ thống phân phối và bán lẻ rộng lớn. Điều này làm cho việc tiếp cận và tiếp
thị sản phẩm trở nên dễ dàng hơn.
Thị trường mua sắm trực tuyến phát triển mạnh mẽ: Sự phát triển của thị trường mua
sắm trực tuyến đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc xuất khẩu quần
Jeans sang Hoa Kỳ có thể tận dụng được kênh này để tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp.
Quan hệ thương mại ổn định: Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã
ổn định trong nhiều năm qua, điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu
hàng hóa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều tham gia vào các thỏa
thuận thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương
mại Tổng hợp và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Những thỏa thuận này giúp giảm hoặc
loại bỏ thuế quan và các rào cản thương mại khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu
hàng hóa giữa hai quốc gia.
Tóm lại, xuất khẩu quần Jeans sang Hoa Kỳ có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh
đáng kể đối với các nhà sản xuất và doanh nghiệp thời trang Việt Nam.

8
1.2.3. Thực trạng nhập khẩu của Mỹ

1.2 Chỉ số nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tính đến 12/2024

(Nguồn: Văn phòng Dệt may và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ)

Trong 6 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ các nước Guatemala,
El Salvador, Honduras, Costa Rica và Nicaragua) chỉ chiếm 8,9% thị phần, giảm so với 10,
4,2% năm 2019 và từ các nước Canada, Mỹ và Mexico 4,2%, giảm so với mức 4,5% của
năm 2019.
Mỹ lựa chọn Trung Quốc là nhà cung cấp các sản phẩm may mặc thiết yếu, dù có
nhiều "sự kiện" xảy ra như dịch Covid-19. Trong tháng 3 và tháng 4/2020, hàng may mặc
Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam nhiều hơn từ Trung Quốc.
Đầu năm 2023, sản lượng nhập khẩu may mặc ở Mỹ giảm mạnh giảm 22% về số lượng
và giá trị trong năm 2023 so với năm 2022. Tuy nhiên, sau vài tháng giảm thẳng, nhập khẩu
hàng may mặc của Mỹ cuối cùng đã phục hồi trở lại vào tháng 12/2023 cao hơn khoảng 4,5%
về số lượng và cao hơn 4,2% về giá trị so với tháng trước đó.
1.2.4. Khó khăn về thị trường Mỹ khi sản xuất quần Jeans
Chi phí công nhân: So sánh mức lương trung bình hàng năm của các nhân công trong
ngành sản xuất ở Mỹ so với các quốc gia khác như Trung Quốc và Việt Nam. Mỗi năm,
trung bình 1 công nhân ở Mỹ là 53490 USD, tại Việt Nam là 298,35 USD, tại Trung Quốc

9
là 1458 USD. Như vậy chi phí nhân công tại Mỹ là rất cao, vì thế Mỹ sẽ có xu hướng nhập
khẩu quần Jeans từ các nước như Việt Nam, Trung Quốc
1.2.5. Thuận lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu
Thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam: Xuất khẩu quần Jeans tạo ra thu nhập cho các nhà sản
xuất và lao động ở Việt Nam, đồng thời góp phần vào tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo
trong nước.
Mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt: Việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, một thị trường
lớn và phát triển, giúp mở rộng thị trường cho sản phẩm quần Jeans Việt Nam, tăng cơ hội
tiếp cận khách hàng quốc tế và nâng cao uy tín thương hiệu.
Hợp tác thương mại song phương: Quá trình xuất khẩu quần Jeans cũng tạo ra cơ hội
hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời củng cố quan hệ kinh
tế giữa hai quốc gia.
Tạo việc làm và cơ hội phát triển ngành công nghiệp dệt may: Sự gia tăng trong ngành
xuất khẩu quần Jeans tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam và thúc đẩy sự
phát triển của ngành công nghiệp dệt may nói chung.
1.2.6. Khó khăn khi xuất khẩu quần Jeans sang Hoa Kỳ
Cạnh tranh từ các nước khác cũng sản xuất mặt hàng quần Jeans như Trung Quốc,
Bangladesh, Mexico, các quốc gia này sản xuất được quần Jeans chi phí lao động rẻ cùng
với nguồn nguyên liệu rẻ rất cạnh tranh với Việt Nam. Việt Nam phải cố gắng duy trì sự
cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm để giữ chân khách hàng.
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt nam. Nhưng cũng là một
trong những nước có hệ thống pháp luật và tư pháp phát triển, tinh vi và phức tạp nhất thế
giới mà hệ quả của nó là hầu như không thể làm ăn lâu dài với các đối tác Mỹ mà không biết
được những vấn đề hay rủi ro pháp lý liên quan. Đồng thời, các quy định pháp luật của Mỹ
theo truyền thống án lệ (các bản án quyết định của toà án có giá trị pháp lý ràng buộc với
cấc vụ việc tương tự sau đó được toà án giải quyết) cũng phức tạp và có khả năng nhầm lẫn
hơn bất kì nước nào khác trong việc tạo ra sự bảo hộ một cách tinh vi và hiệu quả cho các
ngành kinh tế trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài, nhất là các nước chưa là thành
viên của WTO. Với hệ thống pháp luật và tư pháp phức tạp như vậy yêu cầu các doanh
nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải nghiên cứu, nắm vững.

10
Thị trường khó tính: Thị trường Hoa Kỳ yêu cầu tuân thủ nhiều quy định về chất lượng,
an toàn và môi trường. Điều này đặt ra áp lực lớn đối với các nhà sản xuất quần Jeans Việt
Nam để đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn này.
Tác động của dịch bệnh và sự kiện toàn cầu: Các biến động không lường trước như
đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu có thể gây ra gián đoạn trong chuỗi cung ứng và
tăng chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu quần Jeans từ Việt Nam sang Hoa
Kỳ.
Thách thức về marketing và thương hiệu: Xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh
mẽ trong thị trường quần Jeans đòi hỏi đầu tư lớn vào marketing, thiết kế và phân phối. Việt
Nam cần phát triển khả năng tiếp cận và chinh phục khách hàng Hoa Kỳ thông qua các chiến
lược marketing hiệu quả.
1.3. Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn khách hàng tiềm năng
Mỹ là một trong ba thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới, vì vậy họ có
một hệ thống các nhà phân phối hàng may mặc rất phong phú. Do đó, không khó để có thể
tìm được các nhà phân phối tiềm năng ở Mỹ, nhóm đã tìm hiểu và đưa ra 4 cái tên vô cùng
quen thuộc với người tiêu dùng Mỹ: Urban Outfitters, American Eagle Outfitters, Everlane
và Gap.
Urban Outfitters là một chuỗi cửa hàng bán lẻ thời trang có trụ sở tại Philadelphia,
Pennsylvania, Mỹ. Hiện tại, Urban Outfitters có một mạng lưới bán lẻ rộng lớn với hàng
trăm cửa hàng trên toàn thế giới. Sản phẩm của Urban Outfitters thường được nhiều người
tiêu dùng đánh giá cao và ưa chuộng, đặc biệt là các đối tượng khách hàng mà họ nhắm đến
như thanh thiếu niên, người trẻ tuổi và những người yêu thích phong cách độc đáo và cá
nhân. Urban Outfitters thường có khả năng đáp ứng nhanh chóng với các xu hướng thời
trang mới nhờ vào quy trình sản xuất linh hoạt và mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng.
American Eagle Outfitters là một thương hiệu thời trang đa quốc gia có trụ sở tại
Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ. American Eagle Outfitters được thành lập vào năm 1977
với tên gọi ban đầu là "Retail Ventures, Inc." Sau đó, vào năm 1989, họ thay đổi tên thành
American Eagle Outfitters. Từ đó, họ đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang
hàng đầu của Mỹ. American Eagle Outfitters chuyên sản xuất và bán các sản phẩm thời trang
dành cho thanh thiếu niên và người trẻ tuổi, bao gồm quần áo, giày dép, phụ kiện và nhiều
sản phẩm khác. Phong cách của họ thường mang tính thể thao, cá nhân và phản ánh phong
cách sống năng động. American Eagle Outfitters nổi tiếng với văn hóa doanh nghiệp tích

11
cực và cam kết đối với các giá trị xã hội, bao gồm việc hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ môi
trường. American Eagle Outfitters thường tạo ra các chiến dịch tiếp thị và sự kiện tương tác
với cộng đồng, tạo ra mối quan hệ mạnh mẽ và tạo lòng trung thành từ phía khách hàng.
Everlane được thành lập bởi Michael Preysman và Jesse Farmer, có trụ sở chính được
đặt tại San Francisco, California. Everlane chủ yếu chuyên sản xuất và bán các sản phẩm
thời trang cơ bản và chất lượng như áo phông, áo sơ mi, quần Jeans, váy và túi xách. Đặc
trưng của họ là thiết kế đơn giản, chất liệu tốt và quy trình sản xuất minh bạch. Everlane tích
cực sử dụng các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh sản phẩm, cập nhật sự kiện và
chương trình khuyến mãi. Hãng còn thông qua việc gửi email marketing có nội dung hấp
dẫn và chăm sóc khách hàng, giúp duy trì và tăng cường mối quan hệ với khách hàng hiện
tại và tiềm năng.
Gap là một trong những thương hiệu thời trang lâu đời và nổi tiếng của Mỹ. Thương
hiệu này được hai vợ chồng người Do Thái Donald Fisher và Doris F.Fisher thành lập vào
năm 1969 ở San Francisco, California. Từ một cửa hàng bán quần áo Jeans và đồng phục
cho người lớn, Gap đã mở rộng sản phẩm và phát triển thành một thương hiệu thời trang đa
dạng, cung cấp quần áo, giày dép và phụ kiện cho cả nam, nữ và trẻ em. Gap đã mở rộng
hoạt động của mình ra nhiều quốc gia trên thế giới, có cửa hàng trên khắp Bắc Mỹ, Châu Âu,
Châu Á và Úc.
Cả 4 cái tên nhóm tìm hiểu được đều là những tên tuổi lớn trong ngành thời trang tại
Mỹ, phạm vi hoạt động rất rộng rãi và nhóm quyết định chọn Gap vì: Thứ nhất, thị trường
bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phân mảng” khá rõ nét và 5 nhà bán lẻ lớn
nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó Gap chiếm đến 12,1%. Thứ hai,
trong suốt hơn nửa thế kỉ hoạt động Gap đã xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh mẽ
và uy tín, quy mô rộng và trải dài các nước giúp họ luôn thu hút các khách hàng và tăng độ
nhận diện thương hiệu với người tiêu dùng mọi nơi. Thứ ba, giá cả cũng chính là yếu tố tất
yếu thu hút người tiêu dùng, mặc dù là thương hiệu lớn nhưng giá cả của Gap lại phải chăng
hơn so với các thương hiệu cùng tầm có chất lượng tương đương. Chính vì thế có thể nói
Gap là một khách hàng cực kì tiềm năng mà bất cứ nhà nhập khẩu hàng may mặc nào cũng
mong muốn hợp tác.

12
CHƯƠNG II: HỢP ĐỒNG
2.1.Hợp đồng
SALE COTRACT OF JEANS
Contract no: NW14/AX 3789
Date: May, 14th 2024
BUYER:
GAP, INC
ADDRESS: ONE HARRISON STREET, SAN FRANCISCO, CALIFORNIA
TEL: (650) 952-4400
SELLER:
GENVIET FASHION JOINT STOCK COMPANY
ADDRESS: 58-60-62 MINH KHAI, MINH KHAI WARD, HAI BA TRUNG
DISTRICT, HANOI
TEL: 024. 6261.3397
1/ COMMONDITY:
Vietnamese women's long Jeans pants, from RETROSPECT – Timeless Wanderlust
SS24 collection.
2/ QUANTITY:
3000 pairs of long Jeans pants only.
3/ QUALITY:
As agreed samples
4/ UNIT PRICE:
USD 22.5/pairs of long Jeans pants, CIF San Francisco Port, Incoterms 2020
Total amount: USD 67,500
5/ PACKING:
In each carton: 10 pairs of long Jeans pants
6/ SHIPMENT:
Time of shipment: In May, 2024
Loading port: Hai Phong Port, Hai Phong, Vietnam
Destination port: San Francisco Port
Transshipment: Allowed
7/ PAYMENT:

13
By Irrevocable Letter of Credit at sight L/C
The L/C shall be payable on presentation of the following documents:
- Bill of exchange
- Bill of Lading
- Signed Commercial invoice (in triplicate original and 1 copy)
- Packing List in Triplicate
- Certificate of weight and quality issued by independent surveyor (1 origin and 02
copies)
- Certificate of origin (1 origin and 02 copies)
- Phytosanitary certificate (1 origin and 02 copies)
8/ INSURANCE:
Insurance borne by the seller.
9/ ARBITRATION:
Any dispute arising out of or relating to this contract shall be resolved by Vietnam
International Arbitration Center (VIAC) next to Vietnam Chamber of commerce and
Industry (VCCI) in Hanoi, Vietnam. Award from arbitration center should be a final decision
and binning both parties. All charge relating to judgment should be borne by losing party
10/ APPLICABLE;
This contract shall be governed by and construed in accordance with the internal laws
of Vietnam.
11/ FORCE MAJEURE:
Force Majeure shall be notified by the announcing party within 7 days after the force
majeure occurs. After 30 days from force majeure, when the force majeure is solved and
recovered by competent agency in origin country, both parties will re-negotiate to perform
a part or cancel the whole contract. Force majeure includes flood, earthquake, storm or other
natural disasters.
Any party affirming force majeure as a reason to justify will be responsible for proving
that reasonable measures have been implemented at the highest level by such party in order
to minimize delays or arising losses resulting from the force majeure.
THE BUYER THE SELLER

14
2.2. Giải thích các lựa chọn
2.2.1. Điều kiện giao hàng
Điều kiện giao hàng được lựa chọn: CIF
CIF là viết tắt của từ Cost, Insurance and Freight trong tiếng Anh. Như vậy, điều kiện
CIF được hiểu là điều kiện tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí.

2.1 Điều kiện CIF, Incoterm 2020

(Nguồn: Internet)
2.2.1.1 Nghĩa vụ của người bán
Cung cấp hàng hoá và hoá đơn thương mại theo hóa đơn mua bán
Chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu và tiến hành thủ tục hải quan cần
thiết đối với việc xuất khẩu hàng hoá
Ký hợp đồng vận tải và trả cước để đưa hàng hóa từ điểm giao hàng đã thoả thuận đến
cảng chỉ định
Ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá ở mức tối thiểu phù hợp với điều kiện C của điều
khoản bảo hiểm hàng hoá có quyền khiếu nại trực tiếp tại hàng bảo hiểm. Bảo hiểm tối thiểu
bao gồm giá hàng quy định trong hợp đồng cộng thêm 10% và được mua bằng đồng tiền của
hợp đồng. Bảo hiểm từ điểm giao hàng quy định đến cảng chỉ định. Bên bán phải cung cấp
cho bên mua hợp đồng bảo hiểm hoặc chứng từ khác về việc mua bảo hiểm
Giao hàng bằng cách đặt hàng hoá trên tàu chỉ định tại địa điểm bốc hàng trong thời
gian thỏa thuận
Thông báo cho bên mua thông tin cần thiết để bên mua thực hiện nhận hàng

15
Cung cấp cho bên mua không chậm trễ chứng từ vận tải thông thường để người mua
nhận hàng tại cảng đến
2.2.1.2 Nghĩa vụ của người mua
Thanh toán giá trị hàng hoá như quy định theo hợp đồng mua bán
Chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép nhập khẩu và tiến hành thực hiện thủ tục hải
quan nhập khẩu
Nhận hàng khi hàng hoá được giao theo quy định
Thông báo cho bên bán thời gian chuyển hàng và điểm nhận hàng trong cảng chỉ định
2.2.1.3 Xuất khẩu theo giá CIF và những lợi ích
• Về giá cả:
- Liên quan trực tiếp đến lợi nhuận, khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Bán
hàng điều kiện CIF nâng giá trị gia tăng của hàng hóa lên
- Khi ký kết hợp đồng theo giá CIF, người bán hàng nên có lợi thế về kinh nghiệm
luân chuyển, bảo quản hàng, quản trị và ứng phó rủi ro,.. để dành được tín nhiệm của người
mua trước, sau đó tiến hành thương thảo dành thế chủ động trong công tác vận tải, mua bảo
hiểm
• Cải thiện năng lực vận tải ngoại thương và quản trị xuất nhập khẩu
- Đối với xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện CIF, đưa hàng đến điểm đến chỉ định,
chuỗi cung ứng hàng hóa được hoàn thiện, người bán (cũng đôi khi là người trực tiếp sản
xuất) tiến hành chào bán hàng hóa, tìm nhà nhập khẩu, thực hiện quá trình đàm phán và ký
hợp đồng, sau đó là vận chuyển hàng hóa đến tay người mua tại cảng đến, chịu trách nhiệm
trong suốt quá trình bán hàng,…Thực hiện quá trình bán hàng như vậy giúp các công ty xuất
nhập khẩu nước ta nâng cao tay nghề cũng như khả năng quản trị xuất khẩu nói riêng, xuất
nhập khẩu nói chung.
- Xuất khẩu hàng hóa theo giá CIF là con đường để công ty thực hiện kinh doanh xuất
nhập khẩu như là một nhà buôn chuyên nghiệp, góp phần phát triển dịch vụ vận tải biển và
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, thúc đẩy thông thương, phát triển kinh tế
• Tăng dự trữ ngoại hối, nâng cao tiềm lực và uy tín của công ty xuất nhập khẩu
2.2.2 Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán ghi trong hợp đồng: Thư tín dụng L/C
Thư tín dụng (L/C – Letter of Credit) là một công cụ thanh toán trong thương mại quốc
tế do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người mua (người nhập khẩu), cam kết thanh

16
toán một khoản tiền nhất định cho người bán (người xuất khẩu) khi người bán cung cấp đủ
các chứng từ hợp lệ theo quy định trong L/C. Đây là phương thức thanh toán phổ biến và
được sử dụng rộng rãi bởi các ngân hàng và doanh nghiệp trên thế giới.
Phương thức L/C tính đến thời điểm hiện tại có thể coi là phương thức thanh toán quốc
tế hiệu quả nhất. Khi sử dụng L/C, chúng ta được bảo đảm sẽ nhận thanh toán từ ngân hàng
phát hành (ngân hàng của bên Mỹ) sau khi xuất trình đầy đủ và hợp lệ các chứng từ theo quy
định, giảm thiểu rủi ro không thanh toán từ người nhập khẩu Mỹ. Với bên đối tác Mỹ chỉ
nhận hàng rồi mới thanh toán cũng là một thuận lợi đối với họ, bảo vệ quyền lợi của bên
nhập khẩu. Hơn nữa, việc sử dụng L/C giúp bên Việt Nam nâng cao uy tín và độ tin cậy
trong mắt đối tác quốc tế, đặc biệt là đối tác lớn có yêu cầu nghiêm ngặt như Mỹ. Sử dụng
L/C giúp chúng ta đáp ứng các yêu cầu của khách hàng quốc tế, từ đó mở rộng thị trường và
tăng khả năng cạnh tranh.
Khi xuất khẩu lô hàng quần Jeans sang thị trường Mỹ, công ty chúng tôi lựa chọn thư
tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit) vì bên ngân hàng mở L/C phải
chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho bên xuất khẩu. Điều này sẽ hạn chế tối đa rủi ro tài
chính cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi và tận dụng được cơ hội tài chính. Tuy nhiên bên
xuất khẩu cũng không thể thay đổi hoặc hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của bên nhập khẩu
Mỹ.
2.2.3 Điều luật áp dụng
2.2.3.1 Trọng tài
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp nói chung, và trọng tài
thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp mà tranh chấp đó phát sinh từ quan
hệ Tư pháp quốc tế, nghĩa là các quan hệ phát sinh có yếu tố nước ngoài. Ở đây bên bán là
thương nhân Việt Nam còn bên mua là thương nhân Mỹ (có yếu tố nước ngoài) vì để đảm
bảo các quyền lợi của bên bán (thương nhân Việt) nhóm lựa chọn hình thức giải quyết các
tranh chấp xảy ra giữa hai bên bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) được thành lập vào năm 1993 theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ
sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài
Hàng hải (thành lập năm 1964). Theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm
2003, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Điều lệ hiện hành, VIAC là tổ chức độc lập.
Phán quyết của các Hội đồng Trọng tài thuộc VIAC là chung thẩm và được công nhận, thi

17
hành tại Việt Nam và trên 170 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới theo Công ước về Công
nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài (Công ước New York 1958). Là tổ
chức trọng tài, hòa giải hàng đầu tại Việt Nam và có uy tín quốc tế, những năm gần đây,
VIAC đã giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp trong nước và quốc tế liên quan đến tất cả lĩnh
vực như mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, xây dựng, tài chính, ngân hàng, đầu tư và các
lĩnh vực khác với các bên tranh chấp đến từ hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam và các quốc
gia, vùng lãnh thổ là đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trải qua gần ba
thập kỷ hình thành và phát triển, VIAC đã không ngừng lớn mạnh, đem lại niềm tin và là
chỗ dựa về công lý của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Lợi ích khi giải quyết các tranh chấp bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam:
- Sự thuận tiện về ngôn ngữ và văn hóa: VIAC cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp
bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt và tiếng Anh, giúp cho việc trao đổi thông
tin và tài liệu dễ dàng hơn cho cả hai bên.
- Hiểu biết sâu sắc về pháp lý và thị trường địa phương: VIAC có sự am hiểu sâu sắc
về pháp luật và điều kiện thị trường kinh doanh tại Việt Nam, điều này có thể hữu
ích khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề pháp lý và thị trường địa
phương.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian: Sử dụng VIAC có thể giảm bớt chi phí và thời gian
so với việc sử dụng trung tâm trọng tài ở nước ngoài như Singapore, bởi việc di
chuyển và thủ tục liên quan sẽ ít hơn.
2.2.3.2 Luật điều chỉnh
Điều khoản chỉ định hệ thống pháp luật của một quốc gia hay một địa phương nào
đó do các bên lựa chọn sử dụng nhằm điều chỉnh và giải thích về hợp đồng. Để hiệu quả về
mặt pháp lý, hệ thống pháp luật các bên lựa chọn nên có mối liên hệ với các bên trong bản
hợp đồng hoặc có mối liên hệ với bản hợp đồng.
Hầu hết các doanh nghiệp sẽ chỉ định pháp luật nơi mình đóng trụ sở chính, điều này
rất có lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp đang hoạt động theo pháp luật đó, quen thuộc
với chúng và có sự am hiểu về chúng.
Theo Điều 14, khoản 2 luật Trọng tài thương mại năm 2010: “Đối với tranh chấp có
yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên
không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà
Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất”. Vì vậy, nhóm đưa điều khoản này vào hợp đồng để

18
giảm thiểu rủi ro áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó mà bên doanh nghiệp sẽ không
thích hoặc không lường trước được.

19
CHƯƠNG III: BỘ CHỨNG TỪ
3.1 Bill of Lading
B/L NO.
Bill of
ML09262844
lading

Shipper Booking No. IN239189


GENVIET FASHION JOINT STOCK
COMPANY Export references
(58-60-62 MINH KHAI, MINH KHAI
WARD, HAI BA TRUNG DISTRICT,
HANOI
TEL: 024. 6261.3397
Consignee Notify party
GAP, INC SAME AS CONSIGNEE
ONE HARRISON STREET, SAN
FRANCISCO, CALIFORNIA
TEL: (650) 952-4400
Vessel Voyage No Place of receipt
MERATUS 420S HAI PHONG PORT, VIETNAM
TOMINI
Port of loading Port of Discharge Place of Delivery
HAI PHONG PORT, SAN FRANCISCO SAN FRANCISCO PORT, US
VIETNAM PORT, US

PARTICULARS FURNISHED BY SHIPPER


Kind of Package; Discription of Goods; GROSS WEIGHT MEASUREMENT
Marks and Number; Container No./Seal
No.
1 Container Said to Contain 300 cartons 2700 KGS 64.8 CBM

20
VIETNAMESE WOMEN'S LONG JEANS
PANTS

SHIPPING MERATUS TOMINI / 420S


DISCRIPTION AS PER PURCHASE
ORDER

HASU3582341 40 DRY 9’6 300


CARTONS 2700 KGS
SHIPPER SEAL K09583
SHIPPER’S LOAD & COUNT

Total Number of Container or Packages (in words) Say: ONE (1) CONTAINER ONLY
Freight & Charges The receipt, custody, carriage and
FREIGHT COLLECT AS ARRANGED delivery of the good are subject to the
terms appearing on the face and back of
Place and Date of No of Original B/L here and to carrier’s applicable tariff. If
issue required by the carrier, this Bill of Lading
VIETNAM THREE/3 duly endorsed shall be surrendered in
exchange for the goods or delivery order.
I WITNESS WHEREOF, the undersigned
Bill of lading No.
has signed Full set Bill of Lading, all of the
ML09262844
same tenor and date, one of which being
accomplished, the others to stand void.

Signature

21
3.2. Commercial Invoice
COMMERCIAL INVOICE
NO & DATE OF INVOICE
WT288567 MAY, 24.2024
THE SELLER:
GENVIET FASHION JOINT STOCK COMPANY
ADDRESS: 58-60-62 MINH KHAI, MINH KHAI WARD, HAI BA TRUNG
DISTRICT, HANOI
TEL: 024. 6261.3397
THE BUYER:
GAP, INC
ADDRESS: ONE HARRISON STREET, SAN FRANCISCO, CALIFORNIA
TEL: (650) 952-4400
THE CONSIGNEE:
GAP, INC
ADDRESS: ONE HARRISON STREET, SAN FRANCISCO, CALIFORNIA
TEL: (650) 952-4400
Notify party: THE SAME AS CONSIGNEE Contract no: NW14/AX 3789
Port of loading: Hai Phong Port, Hai Phong, Vietnam
Port of discharge: San Francisco Port, CALIFORNIA
L/C No: 20UV202456MF789
Vessel/ Voyage No: MERATUS TOMINI - 420S
Term of incoterms: CIF San Francisco Port, Incoterms 2020
Description Quantity Unit price Amount
Of goods (CIF San Francisco Port)

Vietnamese women's long 3000 pairs of USD 22.5/Pairs of long USD


Jeans pants, from long Jeans Jeans pants 67,500
RETROSPECT – Timeless pants only
Wanderlust SS24 collection.
(IN WORDS, UNITED STATES DOLLARS SIXTY-SEVEN THOUSAND FIVE
HUNDRED)
For and on behalf of: GENVIET FASHION JOINT STOCK COMPANY

22
3.3. Packing list
GENVIET FASHION JOINT STOCK COMPANY
TELL: 024. 6261.3397
58-60-62 MINH KHAI, MINH KHAI WARD, HAI BA TRUNG DISTRICT, HANOI

PACKING LIST
No: NW14/AX 3789
Date: May, 17, 2024
CONSIGNEE: GAP, INC
Address: One Harrison Street, San Francisco, California
Tel: (650) 952-4400
L/C No: 20UV202456MF789
VESSEL: MERATUS TOMINI
BILL: WT288567
CONT/SEAL: HASU3582341/ K09583
FROM: Hai Phong Port, Viet Nam
TO: San Francisco Port, USA

TOTAL WEIGHT (KGS)


Description for goods Number of easks
NET (MT) GROSS (MT)
Vietnamese women's
10 pairs per each carton 2.4 MTS 2.7 MTS
long Jeans pants
PACKING: 300 CARTONS
REMARK
TOTAL: 67,500 USD

Say: TWO THOUSAND METRIC TONS ONLY.


PACKING IN THREE HUNDERED CARTON.

For and on behalf of


GENVIET FASHION JOINT STOCK COMPANY

23
3.4. Certificate of Origin
1. Goods consigned from (Exporter’s business Reference No.
name, address, country)
GENVIET FASHION JOINT STOCK CERTIFICATE OF ORIGIN
COMPANY (Combined declaration and
(58-60-62) MINH KHAI, MINH KHAI WARD, certificate)
HAI BA TRUNG DISTRICT, HANOI FORM B
TEL: 024. 6261.3397 Issued in Vietnam
2. Goods consigned to (Consignee’s name,
4. Competent authority (name,
address, country)
address, country)
GAP, INC
VIETNAM CHAMBER OF
ONE HARRISON STREET, SAN
COMMERCE AND INDUSTRY
FRANCISCO, CALIFORNIA.
9 DAO DUY ANH, HA NOI – VIET
TEL: (650) 953-4400
NAM
3. Means of transport and route (as far as
5. For official use
known)
BY SEA: MERATUS TOMINI
FROM: HAI PHONG, VIETNAM
TO: SAN FRANCISCO, USA
B/L No. ML09262844
6. Marks, numbers and kind of packages; 7. Gross 8. Number
description of goods weight or and date of
other quantity invoices

VIETNAMESE WOMEN’S LONG JEANS PANTS 3,000 PAIRS WT288567


HS: 62046290 OF LONG MAY,
QUANTITY: 3,000 PAIRS OF LONG JEANS JEANS 24.2024
PANTS PANTS
SAY: THREE THOUSAND PAIRS OF LONG
JEANS PANTS

24
9. Certification 10. Declaration by the exporter
It is hereby certified, on the basis of control The undersigned hereby declares that the
carried out, that the declaration by the above details and statements are correct; that
exporter is correct. all the goods were produced in Vienam and
that they comply with the origin
requirements specified for goods exported to
UNITED STATES
(importing country)

HA NOI, MAY 24, 2024 HA NOI, MAY 24, 2024

(Place and date, signature and stamp of (Place and date, signature of authorised
certifying authority) signatory)

25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật


1. Luật trọng tài thương mại ban hành ngày 17/06/2010, Luật số: 54/2010/QH12

Website
2. Báo chính phủ (2023), “Quan hệ kinh tế − thương mại – đầu tư Việt Mỹ nhiều tiềm
năng phát triển”, truy cập ngày 9/5/2024 < https://baochinhphu.vn/quan-he-kinh-te-viet-my-
nhung-diem-nhan-noi-bat-102230904162103725.htm >
3. Báo kinh tế (2019), “Hệ thống phân phối hàng hóa dệt may của thị trường Mỹ.) truy
cập ngày 10/5/2024 < https://kinhtebiz.com/he-thong-phan-phoi-hang-hoa-det-may-cua-thi-
truong-my/ >
4. Sheng Lu (2024), “Patterns of US Apparel Imports in 2023 and Critical Sourcing
Trends to Watch in 2024” truy cập ngày 10/5/2024
<https://shenglufashion.com/2024/02/12/patterns-of-us-apparel-sourcing-and-imports-in-
2023/>
5.Trung tâm WTO VCCI (2021), “Việt Nam thành nhà may mặc thứ hai thế giới”, truy

cập ngày 9/5/2024 < https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/18273-viet-nam-thanh-nha-


xuat-khau-may-mac-lon-thu-hai-the-gioi >
6. Routine (2023), “Chất liệu Jeans là gì? Sự phổ biến sợi vải denim trong cuộc sống”
truy cập ngày 10/5/2024 < https://routine.vn/tin-thoi-trang/chat-lieu-Jeans-denim-la-gi >
7. Vinatexvsc (2020), “Update picture of US garment import 2020” truy cập ngày
10/5/2024 < https://vinatexvsc.com/news/textile-new/update-picture-of-us-garment-import-
2020-1019.html >

26

You might also like