Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

lOMoARcPSD|19534275

Tiểu luận CSĐN trong KTE - Phạm Phương Mai DAV

Chính sách đối ngoại Việt Nam (Học viện Ngoại giao Việt Nam)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)
lOMoARcPSD|19534275

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP TỰ CHỦ


VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1986-1996

Học phần : Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay
Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Đoàn Kết
Sinh viên thực hiện : Phạm Phương Mai - KTQT49C10493
Lớp : CSĐNVN1975-nay-KTQT49.6_LT
Nhóm :4
Số lượng từ : 7029

Hà Nội, 01/2024

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến thầy giáo Vũ Đoàn Kết, cô giáo
Nguyễn Phương Ly giảng dạy bộ môn Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975
đến nay và cô giáo Nguyễn Thị Ngân Giang tham gia hỗ trợ quá trình giảng dạy.
Thầy cô đã theo sát quá trình làm tiểu luận của em và đưa ra những góp ý quan
trọng về cấu trúc lẫn hình thức để em có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt
nhất. Kết thúc học phần Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay em không
chỉ có thêm kiến thức về môn học mà còn tiếp nhận được những kinh nghiệm quý
giá trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Đặng Đình Quý vì đã có những chia sẻ sâu sắc về kiến thức liên quan tới đề tài
nghiên cứu của em. Sự hỗ trợ và góp ý của thầy đã là nguồn động viên lớn và làm
giàu thêm nội dung của đề tài.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em kính
mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ thầy, cô để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy, cô!

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

PHẦN TÓM TẮT


Bài nghiên cứu cá nhân nghiên cứu về mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và
hội nhập Kinh tế quốc tế Việt Nam giai đoạn 1986 - 1996, mối quan hệ này đã
được nhắc đến nhưng chưa được phân tích chi tiết trong bài làm của nhóm 4. Mục
tiêu cuối cùng của nghiên cứu chính là trả lời cho câu hỏi: Tại sao Việt Nam phải
Hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1986 - 1996 dù vẫn tồn tại lo ngại về việc Hội
nhập sẽ làm mất đi độc lập, tự chủ? Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập
Kinh tế quốc tế Việt Nam là gì?
Trong chương 1, để giải quyết câu hỏi đã đặt ra, nghiên cứu tiến hành tìm
hiểu quan niệm về độc lập, tự do của Việt Nam qua các thời kỳ trong giai đoạn
năm 1986-1996. Từ đó, nghiên cứu đưa ra khẳng định Việt Nam đã chuyển từ
nhận định Độc lập, tự chủ là biệt lập sang cách hiểu rằng độc lập nghĩa là có quyền
tự chủ, đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích quốc gia.
Trong chương 2, để giải quyết nguyên nhân tại sao Việt Nam vẫn hội nhập
Kinh tế quốc tế giai đoạn 1986 - 1996 dù tồn tại lo ngại về đánh mất độc lập, tự
chủ thì người viết đã đi vào phân tích tính tất yếu của Hội nhập Kinh tế quốc tế.
Đưa ra kết luận rằng chính sự cấp thiết của việc hội nhập Kinh tế quốc tế lúc bấy
giờ khiến Việt Nam dẫu e sợ vẫn bắt buộc phải tham gia vào môi trường quốc tế.
Tại chương cuối cùng, người viết đã chỉ ra mối quan hệ rằng độc lập, tự
chủ là tiền đề cho hội nhập Kinh tế quốc tế và hội nhập Kinh tế quốc tế góp phần
nâng cao vị thế quốc gia; bảo vệ độc lập, tự chủ.
Nghiên cứu sau khi trả lời trọn vẹn các câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra kết
luận khẳng định tính đúng đắn của giả định nghiên cứu. Phần kết luận, người viết
đã liên hệ đến tình hình bảo đảm độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập Kinh tế
quốc tế hiện nay của Việt Nam.

ii

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i


PHẦN TÓM TẮT ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA VIỆT NAM ....... 6
1.1. Quan niệm của Việt Nam về độc lập, tự chủ trước năm 1986 ................ 6
1.2. Quan niệm của Việt Nam về độc lập, tự chủ 1986 - 1996 ...................... 7
CHƯƠNG 2: TÍNH TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 1986 - 1996. ............................................................... 9
2.1. Tính tất yếu hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1986 - 1990 ................. 9
2.2. Tính tất yếu hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1990 - 1996 ............... 10
CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 1996. ....................... 12
3.1. Tác động của độc lập, tự chủ đến hội nhập Kinh tế quốc tế .................. 12
3.2. Tác động của hội nhập Kinh tế quốc tế đến độc lập, tự chủ .................. 13
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 16

iii

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Ý nghĩa

1 CNXH Chủ nghĩa xã hội

2 FTA Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

3 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới


4 WB Ngân hàng Thế giới
5 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế

iv

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Nhận xét tiểu luận nhóm
- Ưu điểm:
Trong khuôn khổ bài tiểu luận nhóm với đề tài “Thay đổi nhận thức của
Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế và tác động đến việc xác định và thực
hiện mục tiêu trong hoạt động đối ngoại giai đoạn 1986-2006” nhóm đã cơ
bản giải quyết được ba câu hỏi nghiên cứu đề ra:
1. Nhận thức của Việt Nam về hội nhập Kinh tế quốc tế đã có thay đổi như
thế nào trong giai đoạn 1986 - 2006?
2. Tại sao Việt Nam lại có những thay đổi nhận thức như thế về hội nhập Kinh
tế quốc tế trong giai đoạn 1986 - 2006?
3. Thay đổi nhận thức của Việt Nam có ảnh hưởng gì đến việc xác định và
thực hiện mục tiêu của quốc gia trong giai đoạn 1986 - 2006 không?
Nhóm đã chỉ ra được những thay đổi cốt lõi về môi trường hội nhập Kinh tế quốc
tế và tính tất yếu của quá trình hội nhập thông qua phân tích bối cảnh trong nước
và quốc tế. Trong đó, nổi bật là sự thay đổi từ giới hạn sự hợp tác với các nước
trong hệ thống XHCN sang mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với tất cả các nước
trên thế giới, từ thái độ bị động sang chủ động, tích cực thúc đẩy quan hệ song
phương, đa phương phát triển sâu rộng và toàn diện hơn. Nhóm cũng đã chỉ ra
được thay đổi trong xác định mục tiêu An ninh - Phát triển - Ảnh hưởng trong giai
đoạn 1986 - 2006. Đồng thời đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia trong
giai đoạn trên.
- Hạn chế:
Tuy nhiên, tiểu luận nhóm vẫn chỉ dừng lại ở việc phân tích bao quát trên
2 khía cạnh là môi trường và tính tất yếu mà chưa đi sâu làm rõ được những thay
đổi cốt lõi khác như: “Đối tác - đối tượng”, thay đổi trong quan niệm về độc lập
tự chủ, thừa nhận thế giới như một thị trường thống nhất,..

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

Bên cạnh đó, Chương 2 của tiểu luận nhóm cũng chưa liên kết được Mối
quan hệ tác động giữa thay đổi tư duy hội nhập Kinh tế quốc tế đến xác định 3
mục tiêu An ninh - Phát triển - Ảnh hưởng mà mới chỉ đơn thuần chỉ ra quá trình
tiếp nối, chuyển đổi giữa các mục tiêu.
Cuối cùng, trong phần phân tích của nhóm có một mâu thuẫn lớn chưa được
đi sâu làm rõ tại mục 1.3.2. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 1996 – 2000.
Cụ thể nhóm viết “nếu Việt Nam không hội nhập, sẽ nhanh chóng bị tụt hậu,
không thực hiện được mục tiêu lợi ích quốc gia và có nguy cơ cao mất đi độc lập
tự chủ”. Nhưng cũng cùng trong mục này nhóm phân tích “Điều này chỉ ra cho
Việt Nam những rủi ro có thể xảy ra nếu hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra thách
thức lớn về vấn đề bảo vệ độc lập, tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.” Điều
này nghĩa là nếu Việt Nam không hội nhập thì sẽ có nguy cơ cao mất đi độc lập
tự chủ nhưng nếu hội nhập thì cũng gặp nguy cơ mất đi độc lập tự chủ.
- Ý tưởng phát triển dựa trên tiểu luận nhóm:
Trong văn kiện Đảng trình Đại hội VII, nước ta tuyên bố: “Việt Nam muốn
là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển.”1 Đảng ta Chủ trương “phát huy tinh thần độc lập tự chủ, không ỷ
lại vào bên ngoài, khai thác người viết đa mọi lợi thế và nguồn lực của đất
nước…bảo đảm cho nền kinh tế luôn luôn phát triển trong thế chủ động.”2 Hai
văn bản khác nhau nhưng cùng chung một điểm đó chính là “Độc lập, tự chủ” -
ưu tiên hàng đầu mà Việt Nam quan tâm trong quá trình Hội nhập Kinh tế quốc
tế. Cũng vì vậy mà những năm 1986 “Tại Đại hội IX, đây là vấn đề cực kỳ gây
tranh luận, vì mọi người phản đối hội nhập, cho rằng hội nhập là sẽ chết, trong
khi đó có những người khẳng định ắt phải hội nhập, không hội nhập sẽ chết” - Vũ
Dương Huân.

1
Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2017. “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI về các văn kiện
trình Đại hội VII của Đảng.” Hệ thống Tư liệu - Văn kiện Đảng. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/.
2
Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2017. “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”
Hệ thống Tư liệu - Văn kiện Đảng. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/.

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

Có thể thấy rõ, chính Đảng ta thời điểm ấy với những học giả tri thức còn
gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định có nên Hội nhập hay không. Hay nói
cách khác đối với Đảng ta lúc bấy giờ “Độc lập, tự chủ” quan trọng mà “Hội nhập
Kinh tế” cũng bức thiết, tất yếu phải xảy ra. Những tranh cãi về Hội nhập cũng
hợp lý trong bối cảnh Đảng ta chưa xác định được hết ảnh hưởng của việc Hội
nhập mà trước tiên là Hội nhập Kinh tế quốc tế đến độc lập, tự chủ quốc gia. Điều
này xảy ra là do quan niệm sai lầm tại thời điểm trước năm 1986 của ta về độc
lập, tự chủ. Thực tế chứng minh sau năm 1986, Đảng ta đã quyết định thay đổi
cách nhìn nhận về khái niệm độc lập và chấp nhận tham gia vào sân chơi chung
quốc tế. Do đó cũng có thể hiểu: Việc thay đổi tư duy về độc lập là tiền đề cơ bản
cho thay đổi tư duy Hội nhập Kinh tế quốc tế.
Bài tiểu luận nhóm về thay đổi tư duy Hội nhập Kinh tế quốc tế nhưng lại
thiếu sót một khía cạnh đặc trưng của Việt Nam trong quá trình Hội nhập - Đó
chính là Hội nhập nhưng vẫn phải giữ được Độc lập, tự chủ.
Dựa trên những hạn chế người viết vừa chỉ ra trên đây, người viết quan tâm
đến mâu thuẫn mà nhóm chưa giải quyết được rằng: Hội nhập Kinh tế quốc tế có
làm Việt Nam mất đi độc lập tự chủ hay không? Và ngược lại, nếu Việt Nam
không hội nhập Kinh tế quốc tế thì liệu cũng sẽ mất đi độc lập tự chủ? Từ đó
người viết nhận thấy cần đi sâu vào tìm hiểu Quan niệm của Việt Nam về độc lập
tự chủ qua từng thời kỳ, tính tất yếu của việc Hội nhập Kinh tế quốc tế, tác động
của Độc lập tự chủ đến quá trình Hội nhập Kinh tế quốc tế và tác động của Hội
nhập Kinh tế quốc tế đến bảo vệ Độc lập tự chủ quốc gia.
Về mốc thời gian nhóm lựa chọn 1986 - 2006 tuy là khoảng thời gian diễn
ra những thay đổi trọng tâm trong quá trình đổi mới tư duy về hội nhập Kinh tế
quốc tế nhưng 30 năm là khá dài. Trong khuôn khổ bài tiểu luận cá nhân người
viết thu gọn lại mốc thời gian từ 1986 đến 1996 để tập trung khai thác những thay
đổi cốt lõi trong cách nhìn nhận về độc lập, tự chủ qua các thời kỳ và mối quan
hệ giữa độc lập, tự chủ và Hội nhập Kinh tế quốc tế.

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

2. Mục tiêu nghiên cứu:


Với mục tiêu nắm bắt được nguyên nhân giúp Việt Nam bảo vệ được độc
lập trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế. Xác định tác động hai chiều của hội
nhập và độc lập, tự chủ. Từ đó liên hệ đến hiện tại, Việt Nam có thể làm gì để
phát huy tính độc lập, tự chủ trong khi vẫn hội nhập sâu rộng, toàn diện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng: Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập Kinh tế
quốc tế Việt Nam giai đoạn 1986-1996.
3.2. Phạm vi:
- Thời gian: Từ năm 1986 đến 1996
- Không gian: Việt Nam
4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Quan niệm về độc lập, tự chủ của Việt Nam trước 1986 và từ 1986 - 1996
là gì?
- Tại sao Việt Nam phải Hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1986 - 1996 dù
vẫn tồn tại lo ngại về việc Hội nhập sẽ làm mất đi độc lập, tự chủ?
- Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế Việt Nam
giai đoạn 1986-1996 là gì?
- Hội nhập Kinh tế quốc tế có làm mất đi độc lập, tự chủ không?
5. Giả định nghiên cứu:
Giả định rằng quan niệm về độc lập tự, chủ của Việt Nam có sự thay đổi rõ
rệt. Trước năm 1986, Việt Nam nhận định việc hội nhập với các quốc gia khác
ngoài khối Xã hội chủ nghĩa sẽ làm mất đi độc lập tự chủ quốc gia. Từ năm 1986
- 1996 Việt Nam đã nhìn nhận đúng đắn hơn rằng độc lập không có nghĩa là cô
lập mà là quyền tự chủ, tự do đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích quốc gia.
Người viết cũng giả định thêm độc lập, tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế
là mối quan hệ tương quan, tác động lẫn nhau. Độc lập, tự chủ là cơ sở để Hội nhập
còn Hội nhập để đảm bảo, củng cố tiềm lực và độc lập của quốc gia. Bên cạnh đó,

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

Hội nhập Kinh tế quốc tế không làm mất đi độc lập tự chủ trong trường hợp quốc
gia Hội nhập một cách chọn lọc và giữ vững tinh thần bảo vệ lợi ích dân tộc.
6. Giới hạn vấn đề so với đề tài nghiên cứu của nhóm:
Vấn đề người viết chọn nghiên cứu là một phần nhỏ trong đề tài nhóm.
Người viết cũng thu gọn phạm vi thời gian của tiểu luận cá nhân so với đề tài
nhóm. Người viết kế thừa sau đó bổ sung làm rõ mâu thuẫn nhóm chưa giải quyết
được trong đề tài lớn. Cụ thể, người viết đã kế thừa phần “Tính tất yếu của Hội
nhập Kinh tế quốc tế” trong bài nghiên cứu của nhóm để làm nền tảng mở rộng
phân tích Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và Hội nhập Kinh tế quốc tế.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Người viết sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin từ các nguồn
tài liệu sơ cấp, thứ cấp sau đó tiến hành phân tích và đưa ra những đánh giá về
mối quan hệ tương quan giữa đối tượng người viết nghiên cứu. Bên cạnh đó, người
viết cũng sử dụng phương pháp logic để suy luận đưa ra lời tổng kết dựa trên dữ
liệu đã thu thập.

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA VIỆT NAM

1.1. Quan niệm của Việt Nam về độc lập, tự chủ trước năm 1986
Trước đây, Việt Nam nhận định rằng độc lập, tự chủ là biệt lập; tồn tại
tâm lý e sợ trước các mối nguy bên ngoài.
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan đã khái quát một vài quan điểm liên quan
tới tư duy đối với an ninh quốc gia của Việt Nam và sự hợp tác an ninh quốc gia
với quốc tế trước năm 1986: “Trước kia, khi nói tới độc lập, chủ quyền thì nhiều
khi người ta nghĩ tới một chính sách khép kín về chính trị theo kiểu biệt lập, tự
cấp tự túc về kinh tế”[3], “Xưa kia, khi nói tới yêu cầu bảo đảm chủ quyền và an
ninh quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ người ta thường nghĩ nhiều tới mối nguy cơ
từ bên ngoài”[44]
Xuất phát từ nhận thức và đánh giá tình hình quốc tế là sự đối đầu quyết
liệt giữa 2 phe, 2 cực; những biến động liên tiếp trong quan hệ thế giới, tình trạng
bị bao vây cấm vận của Việt Nam và tâm lý vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh
Biên giới 1979 khiến nước ta dè chừng hơn bao giờ hết. Vì vậy trong giai đoạn
này, chính sách đối ngoại của Việt Nam chỉ tập trung vào quan hệ với các quốc
gia XHCN và việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế không phải là ưu tiên hàng
đầu. Nguyên tắc và phương châm của chính sách XHCN thường nhấn mạnh sự
tự chủ và độc lập nhưng là sự độc lập theo quan điểm truyền thống, với nhận thức
rằng việc hợp tác và hội nhập cùng các quốc gia khác đặc biệt là các quốc gia
không nằm trong khối XHCN có thể dẫn đến sự phụ thuộc và mất đi tính độc lập
của quốc gia.

3
Khoan, Vũ. 1993. “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại.” Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế.
12. Đã truy câ ̣p 26 12, 2023. https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngoai-giao-viet-nam/chinh-sach-
doi-ngoai-viet-nam/an-ninh-phat-trien-va-anh-huong/69973355.

4
1991. “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII của Đảng.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đã truy câ ̣p 26 12, 2023.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vii/bao-cao-chinh-
tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa-vi-trinh-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vii-cua-dang-1800.

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

Đối với Việt Nam, tình hình thế giới lúc và quốc gia lúc này là quá “rủi ro”
để có thể bước vào sân chơi quốc tế, không giám mở rộng vòng quan hệ của mình.
Việt Nam bảo vệ khái niệm “độc lập, tự chủ” theo một cách cứng nhắc, tuyệt đối
khi chỉ ưu tiên các mối quan hệ đặc biệt và hẹp hơn với những quốc gia chia sẻ
cùng tư tưởng chính trị và nằm trong khối XHCN.
Độc lập trong quan hệ kinh tế
Việt Nam chỉ giao lưu trong “vùng an toàn” của mình là các quốc gia XHCN như
Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu và một số quốc gia khác có cùng chí hướng chính
trị và xã hội chủ nghĩa. Quan hệ này tập trung chủ yếu vào việc trao đổi hàng hóa,
trợ giúp kỹ thuật và kinh tế với mục tiêu chung là hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát
triển cơ sở hạ tầng và kinh tế. Mối quan hệ này được xây dựng dựa trên cơ sở các
quốc gia cùng chia sẻ tư tưởng chính trị và lợi ích chung. Tuy nhiên, việc hạn chế
mối quan hệ với các có hệ thống kinh tế, chính trị khác, đặc biệt là các quốc gia
phát triển và khu vực Tây phương, đã tạo ra những hạn chế trong việc tiếp cận các
nguồn lực, công nghệ và thị trường mới.
1.2. Quan niệm của Việt Nam về độc lập, tự chủ 1986 - 1996
Việt Nam hiểu rằng độc lập không có nghĩa là cô lập mà là có quyền tự
chủ, đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích quốc gia, không chịu ảnh hưởng
hay kiểm soát bởi nhân tố khác.
Trước năm 1986, Đảng ta nhận định độc lập thường được hiểu theo hướng
cô lập, không chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên, sau Đổi mới, các văn kiện
Đảng đều nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại của Việt Nam: đa dạng hóa, đa
phương hóa các mối quan hệ quốc tế, hội nhập khu vực và quốc tế một cách chủ
động và tích cực. “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là
làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn
về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp”[5]. Văn kiện

5
Đảng Cộng sản Việt Nam. 2006. Trong Văn kiện Đảng toàn tập, t.49. tr.968, 968, 923. Nxb. Chính trị quốc
gia. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/.

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

đã thể hiện rõ, Đảng đã có nhận thức đúng đắn, thức thời về khái niệm “Độc lập, tự
do” và đã tự tin tham gia vào Quan hệ Kinh tế thế giới. Không còn ở thế bao vây
cấm vận chúng ta đã chuyển sang giai đoạn hội nhập với khu vực và toàn thế giới,
hội nhập quốc tế dần dần trở thành chính sách đối ngoại lớn của Việt Nam.
Quan niệm mới về độc lập trong quan hệ kinh tế
Việt Nam đã chuyển từ một hệ thống tập trung, bao cấp chủ yếu tập trung
vào sở hữu tập thể và công cộng sang một nền kinh tế thị trường đa dạng, đa
ngành, hoạt động theo các nguyên tắc thị trường, đồng thời theo xã hội chủ nghĩa
của Đảng và do Nhà nước quản lý. Quá trình chuyển đổi này đòi hỏi phải chuyển
đổi hài hòa từ nền kinh tế chủ yếu là “đóng” sang nền kinh tế “mở” và liên kết,
kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ văn hóa, đồng thời thúc đẩy bình đẳng xã
hội, tiến bộ công nghệ và bảo tồn sinh thái.[6]

6
2021. “Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.” Tạp chí của
Ban Tuyên giáo Trung ương. 22 11. Đã truy câ ̣p 12 8, 2023. https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-
cuoc-song/nhan-thuc-va-giai-quyet-dung-dan-moi-quan-he-giua-doi-moi-kinh-te-va-doi-moi-chinh-tri-135330.

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

CHƯƠNG 2:
TÍNH TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
GIAI ĐOẠN 1986 - 1996.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam không thể giữ phương châm đóng
cửa, tự cung tự cấp hay chỉ giữ mối quan hệ với các quốc gia trong khối nữa nếu
không muốn bị lạc hậu và chậm phát triển. Dẫu biết tâm lý lo sợ đánh mất “độc
lập, tự chủ” và lo sợ bị “hòa tan” thay vì “hòa nhập” vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên,
nhu cầu Hội nhập Kinh tế quốc tế trong giai đoạn này đã bức thiết, quan trọng đến
nỗi ta phải gạt nỗi sợ về “độc lập, chủ quyền” để Hội nhập.
Hội nhập quốc tế nhìn chung bao gồm: Hội nhập Kinh tế quốc tế; Hội nhập
trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh; Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn
hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hội
nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế.
2.1. Tính tất yếu hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1986 - 1990
Thứ nhất, ta phải hội nhập để tồn tại trong khối SEV, Tổng bí thư Lê Duẩn
đã khẳng định rằng “Sự hợp tác đó (hợp tác kinh tế với SEV) là tất yếu, là một
quy luật của sự phát triển của hệ thống chúng ta.”7 Bởi theo số liệu tính toán, GDP
của Việt Nam chỉ bằng khoảng 8% GDP bình quân các nước thành viên trong
khối SEV, sản lượng công nghiệp cũng chỉ bằng 4%. Kinh tế Việt Nam vẫn còn
lạc hậu và kém hơn các nước cùng khối rất nhiều, vì thế hội nhập giúp Việt Nam
có thêm cơ hội tiếp xúc với khoa học kỹ thuật trình độ cao và nhiều điều kiện phù
hợp khác nữa. Trước năm 1986, ta tiếp nhận công nghệ, khoa học kỹ thuật từ Liên
Xô là chủ yếu nhưng chưa tận dụng được tốt nguồn viện trợ và nguồn lực trong
nước vốn có.
Hơn nữa, vào năm 1990, khối XHCN bộc lộ những mặt yếu rõ rệt, Nghị
quyết hội nghị lần thứ Tám8 nhận định sự hợp tác kinh tế của ta và Liên Xô và các

7
Đảng Cộng sản Việt Nam. 1986. Bài nói của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn với các trường Đoàn đại biểu dự
hội nghị Ủy ban Hợp tác kế hoạch Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Vol. 47. N.p.: Đảng Cộng sản Việt Nam.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/book/van-kien-dang-toan-tap/van-kien-dang-
toan-tap-tap-47-125.
8
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI). 1990. “Nghị quyết số 08A-NQ/HNTW ngày 27/3/1990, Hội nghị
lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của
chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta | Tư liệu văn kiện Đảng.” Tư liệu - Văn kiện.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-vi/nghi-quyet-so-
08a-nqhntw-ngay-2731990.

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

nước XHCN khá khó giữ được mức độ và những điều kiện ưu đãi như trước, sẽ
gây cho chúng ta nhiều khó khăn về mặt kinh tế
Thứ hai, hội nhập để phát triển kinh tế. Đây là một quá trình tất yếu, có lịch
sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát
triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người. Trong xã hội, con người
muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Rộng hơn, ở
phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác.
Về cách mạng khoa học – công nghệ, các lực lượng sản xuất và cơ cấu kinh
tế thế giới thay đổi theo hướng dựa vào tri thức và khoa học công nghệ, làm xuất
hiện các ngành sản xuất mới có hàm lượng R&D và giá trị gia tăng cao. Ngành
dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng và tỷ trọng lớn dần trong cơ cấu kinh tế
quốc dân.9
Thứ ba, hội nhập để thoát khỏi bao vây, cấm vận do Mỹ áp đặt. Chính sách
đối ngoại các nước lớn vừa hợp tác vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau. Dù các mâu
thuẫn không mất đi, vẫn tồn tại sâu sắc nhưng nước ta phải có những biểu hiện
mới tuỳ theo hoàn cảnh, trên từng vấn đề cụ thể, tập hợp lực lượng linh hoạt dựa
trên lợi ích quốc gia
2.2. Tính tất yếu hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1990 - 1996
Thứ nhất, ở giai đoạn này Việt Nam vẫn phải hội nhập để duy trì sự tồn tại
của nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên không phải trong khuôn khổ khối SEV mà
trong tổng thể nền kinh tế thế giới. Thách thức ngày càng lớn khi tốc độ phát triển
của KHCN ngày càng nhanh chóng, toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra với quy
mô tăng nhanh và mức độ ngày càng sâu đòi hỏi lực lượng sản xuất trong nước
phải có đủ phương tiện sản xuất, đặc biệt là hỗ trợ của KHCN để đạt mức năng
suất cần thiết phục vụ cho cả quá trình xuất khẩu nói riêng và hợp tác quốc tế nói
chung. Hơn nữa, trong bối cảnh hợp tác quốc tế tiếp tục dựa vào sức mạnh kinh

9
Tỉnh Sơn La. 2020. “Giai đoạn 1986 - 2006.” Cổng thông tin điện tử Tỉnh Sơn La.
https://sonla.gov.vn/1289/31002/72118/557602/cac-thoi-ky-phat-trien/giai-doan-1986-2006.

10

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

tế, thì việc mở cửa hợp tác quốc tế đa phương, đa dạng lại càng trở nên cần thiết
với Việt Nam thời điểm này.
Thứ hai, Việt Nam phải hội nhập để tiếp tục đấu tranh phá vỡ bao vây, cấm
vận, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trong nước trong bối cảnh trật tự hai cực Mỹ
- Xô không còn, khối các nước XHCN từng là chỗ dựa cho Việt Nam trở nên yếu
thế, rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế trong nước vẫn còn yếu. Tình hình đất nước
đã thôi thúc và đẩy nhanh quá trình thay đổi tư duy của Việt Nam. Có thể thấy,
nếu ta không nỗ lực phá thế bao vây về mặt chính trị, cấm vận về mặt kinh tế thì
thế cô lập ấy sẽ có khả năng bóp nghẹt nền kinh tế nước ta.

11

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

CHƯƠNG 3:
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 1996.

Độc lập, tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế là là mối quan hệ khách quan,
tác động qua lại lẫn nhau. Nếu được phát triển đúng cách thì mối quan hệ hài hòa
này sẽ tạo tiền đề phát triển đất nước. Ngược lại, hai mặt của mối quan hệ này sẽ
hạn chế, cản trở lẫn nhau.
3.1. Tác động của độc lập, tự chủ đến hội nhập Kinh tế quốc tế
Thứ nhất, độc lập, tự chủ là cơ sở vững chắc để hội nhập Kinh tế quốc tế.
Độc lập, tự chủ là quyền tự quyết, quyền tự do đưa ra các quyết định phục vụ cho
lợi ích quốc gia. Do đó nếu không có độc lập, tự chủ hay chịu sự kiểm soát của
một quốc gia khác thì không thể Hội nhập Kinh tế quốc tế do chủ thể là quốc gia
còn không có tiếng nói hay thực hiện quyền tự quyết.
Thứ hai, Độc lập, tự chủ trong lựa chọn, đề xuất các giải pháp đồng bộ, hữu
hiệu. hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực trong quá trình hội
nhập quốc tế. Có độc lập, tự chủ thì mới độc lập, tự chủ trong phân tích, xử lý
thông tin để có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, hữu hiệu trước sự thay đổi
mau lẹ của tình hình thế giới và khu vực, mới chủ động, tích cực trong hội nhập
quốc tế.
Thứ ba, độc lập, tự chủ là cơ sở để tận dụng nhiều cơ hội to lớn, đồng thời
hạn chế người viết đa những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước vừa,
nhỏ, đang phát triển như Việt Nam do quá trình trình toàn cầu hóa gây ra. Để thích
ứng với tiến trình toàn cầu hóa, tận dụng được những cơ hội vàng do toàn cầu hóa
đem lại, ngăn ngừa và khắc phục những thách thức do toàn cầu hóa gây ra thì các
quốc gia phải chủ động, độc lập, tự chủ và nỗ lực cùng nhau hợp tác không phân
biệt giàu nghèo, to nhỏ. Nhưng sự hợp tác đó phải trên tinh thần bình đẳng cùng
có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế. Do vậy, các quốc gia, dân tộc chủ động hội
nhập quốc tế trên cơ sở độc lập, tự chủ thì mới có hiệu quả.

12

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

3.2. Tác động của hội nhập Kinh tế quốc tế đến độc lập, tự chủ
Thứ nhất, Hội nhập Kinh tế quốc tế phần giúp Việt Nam bảo vệ độc lập,
tự chủ của quốc gia. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế vừa là giải pháp, vừa là
động lực giữ vững độc lập, tự chủ. Hội nhập quốc tế tạo cơ hội, điều kiện để Việt
Nam giữ vững độc lập, tự chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị,
kinh tế, văn hóa đến quốc phòng, an ninh. Trên thực tế, sau hơn 30 năm mở cửa,
hội nhập dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự chỉ đạo, kiểm soát hiệu quả
của Nhà nước, hội nhập quốc tế đã trở thành một trong những nguồn lực quan
trọng nhất của nước ta.
Thứ hai, hội nhập Kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội thuận lợi để huy động các
nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Nội lực là yếu tố
quan trọng cho sự phát triển của một đất nước và cũng là điều Đảng ta cần quan
tâm phát huy mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn lực từ bên trong muốn tạo ra
sự phát triển đột phá thì trọng tâm phải huy động thêm nguồn lực từ bên ngoài.
Muốn phát huy nguồn lực bên ngoài thì phải nỗ lực hội nhập và hợp tác quốc tế.
Bản thân hội nhập quốc tế tạo điều kiện để tận dụng các nguồn lực bên ngoài như
vốn, công nghệ, quản lý. Toàn cầu hóa đang tạo cơ hội mở rộng thị trường, xóa
bỏ các hàng rào thuế quan ngày càng, các dòng vốn đang vượt qua biên giới quốc
gia và sắc tộc, nhiều hình thức hợp tác đầu tư và sản xuất đang diễn ra.
Thứ ba, hội nhập Kinh tế quốc tế tích cực, chủ động thúc đẩy công công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Có thể thấy quá trình
toàn cầu hóa đang làm thay đổi sự phân công lao động ở mọi khu vực trên thế
giới. Việt Nam cần tận dụng sự phân công này để phát huy thế mạnh và lợi thế so
sánh của đất nước để phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó rút ngắn quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tích cực Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ
hội tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhằm rút
ngắn quá trình phát triển.
Thứ tư, hội nhập Kinh tế quốc tế tích cực, hướng tới tương lai tạo cơ hội,
môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước phát triển, trên cơ sở đó góp phần giữ

13

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

vững độc lập, tự chủ của đất nước. Là một đất nước đã có lịch sử hàng nghìn năm
chiến đấu để bảo vệ quê hương, Việt Nam luôn mong muốn hòa bình, ổn định.
Tuy nhiên những bất ổn trong chính trị quốc tế như khủng bố, xung đột tôn giáo,
sắc tộc đang đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của Việt Nam và khu vực. Như vậy
muốn đạt được độc lập, tự chủ và hòa bình thì Việt Nam cần hợp tác, mở rộng
quan hệ quốc tế với các quốc gia khác.
Thứ năm, hội nhập Kinh tế quốc tế tích cực và chủ động không chỉ quan
trọng đối với các thể chế kinh tế khu vực như Tổ chức Thương mại Thế giới
(WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mà còn đối với
các thể chế kinh tế toàn cầu, hội nhập sâu rộng góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế và duy trì độc lập, tự chủ. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải hội nhập quốc tế và
hội nhập sâu hơn vào các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu10. Đại hội Đảng lần
thứ 12 “nhất quán phát huy đường lối chiến lược tích cực và tích cực hội nhập
quốc tế”. Đảm bảo hội nhập quốc tế là mối quan tâm của toàn dân và của cả hệ
thống chính trị, thúc đẩy hội nhập dựa trên việc phát huy tiềm lực và phối hợp
chặt chẽ, thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp và sức cạnh tranh quốc
gia. Mặc dù hội nhập kinh tế là trọng tâm song cũng cần quan tâm hội nhập trong
các lĩnh vực khác.
Thứ sáu, hội nhập Kinh tế quốc tế tích cực và chủ động cũng tạo điều kiện,
cơ hội cho xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động tạo cơ hội cho lực lượng lao
động của nước ta tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các
nước. Điều này sẽ trực tiếp góp phần phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước đột phá về nguồn nhân lực chất
lượng cao. Ngoài ra, xuất khẩu lao động còn làm tăng việc làm cho lao động có
tay nghề. Điều này tạo ra việc làm và giảm tác động tiêu cực đến xã hội.

10
2019. "Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế" . Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Đã truy cập 30
12 2023. http://tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-dcs-viet-nam/quan-diem-cua-dang-cong-
san-viet-nam-ve-giu-vung-doc-lap-tu-chu-va-chu-dong-tich-cuc-hoi-n/15013.html

14

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra tại phần mở
đầu để đi tới một kết luận đúng với giả định nghiên cứu người viết đặt ra: Độc
lập, tự chủ có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với hội nhập Kinh tế quốc
tế tại Việt Nam giai đoạn 1986-1996.
Người viết liên hệ thêm đến thực tiễn bảo vệ độc lập, tự chủ của Việt Nam.
Hiện nay, khi toàn cầu hóa đạt tới trình độ phát triển chưa từng có, thì giữ vững
độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia càng khó khăn hơn bao giờ hết. Đồng thời
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế cũng đặc biệt liên quan đến sự tồn tại, phát
triển hay thoái bộ của mỗi quốc gia - dân tộc. Điều này dễ hiểu vì giữ vững độc
lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là mối quan hệ cơ bản, đa diện,
đa chiều trong khi tình hình thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó
dự báo. Ngày nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực đời
sống quốc tế, nhất là việc ký kết, thực hiện hàng loạt các FTA, đòi hỏi phải giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giữ vững độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực
hội nhập quốc tế và đổi mới, linh hoạt, mềm dẻo hơn, có bản lĩnh và trí tuệ hơn.
Nghiên cứu làm rõ được mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập Kinh
tế quốc tế tại Việt Nam góp phần làm sáng tỏ mâu thuẫn bỏ ngỏ trong bài nghiên
cứu chung của nhóm. Đồng thời, trong phần Kết luận nghiên cứu cũng có liên hệ
tới tình hình bảo đảm độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế hiện
nay của Việt Nam.

15

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2017. “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung
ương khóa VI về các văn kiện trình Đại hội VII của Đảng.” Hệ thống Tư liệu -
Văn kiện Đảng.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/.
[2] Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2017. “Chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2000”
Hệ thống Tư liệu - Văn kiện Đảng.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/.
[3] Khoan, Vũ. 1993. “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối
ngoại.” Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế. 12. Đã truy câ ̣p 26 12, 2023.
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngoai-giao-viet-nam/chinh-
sach-doi-ngoai-viet-nam/an-ninh-phat-trien-va-anh-huong/69973355.
[4] 1991. “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI trình tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đã truy câ ̣p 26 12, 2023. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-
hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-
hanh-trung-uong-khoa-vi-trinh-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vii-cua-
dang-1800.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam. 2006. Trong Văn kiện Đảng toàn tập, t.49. tr.968,
968, 923. Nxb. Chính trị quốc gia. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/.
[6] 2021. “Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị.” Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương. 22 11. Đã truy
câ ̣p 12 8, 2023. https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-
song/nhan-thuc-va-giai-quyet-dung-dan-moi-quan-he-giua-doi-moi-kinh-te-va-
doi-moi-chinh-tri-135330.
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam. 1986. Bài nói của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn
với các trường Đoàn đại biểu dự hội nghị Ủy ban Hợp tác kế hoạch Hội đồng
Tương trợ Kinh tế. Vol. 47. N.p.: Đảng Cộng sản Việt Nam.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/book/van-kien-
dang-toan-tap/van-kien-dang-toan-tap-tap-47-125.

16

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)


lOMoARcPSD|19534275

[8] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI). 1990. “Nghị quyết số 08A-
NQ/HNTW ngày 27/3/1990, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khoá VI) về tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa
đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta | Tư liệu văn kiện Đảng.” Tư liệu -
Văn kiện. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-
nghi-bch-trung-uong/khoa-vi/nghi-quyet-so-08a-nqhntw-ngay-2731990.
[9] Tỉnh Sơn La. 2020. “Giai đoạn 1986 - 2006.” Cổng thông tin điện tử Tỉnh Sơn
La. https://sonla.gov.vn/1289/31002/72118/557602/cac-thoi-ky-phat-trien/giai-
doan-1986-2006.
[10] 2019. "Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế" . Tạp chí Quốc
phòng toàn dân. Đã truy cập 30 12 2023. http://tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-90-nam-
ngay-thanh-lap-dcs-viet-nam/quan-diem-cua-dang-cong-san-viet-nam-ve-giu-
vung-doc-lap-tu-chu-va-chu-dong-tich-cuc-hoi-n/15013.html
[11] 2020. “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ vững độc lập, tự chủ
và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Đã truy
cập 29 12 2023. http://tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-dcs-
viet-nam/quan-diem-cua-dang-cong-san-viet-nam-ve-giu-vung-doc-lap-tu-chu-
va-chu-dong-tich-cuc-hoi-n/15013.html

17

Downloaded by Di?u Linh Nguy?n (dieulinhn817@gmail.com)

You might also like