Tính Tất Yếu Của Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Được Lý Giải Từ Các Căn Cứ Sau Đây

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau

đây:
- Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đều
nhất định phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ.
- Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ
những nhân tố do xã hội cũ tạo ra.
- Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng
chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ
nghĩa.
- Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn
và phức tạp. Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và
nhân dân lao động không thể ngay lập tức có thể đảm đương được công việc
ấy, nó cần phải có thời gian nhất dịnh.
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử
đối với nước ta, vì:
a. Một là, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy
luật khách quan của lịch sử.
- Loài người đã phát triển qua các hình thái kinh tế xã hội: công xã nguyên thủy,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa.
- Sự biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên và hình
thái kinh tế xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơn hình thái kinh tế - xã hội trước nó.
Sự biến đối của các hình thái kinh tế - xã hội nói trên đều tuân theo quy luật
quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất
- Cho dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang nắm nhiều ưu thế về vốn, khoa học, công
nghệ và thị trường, đang cố gắng điều chỉnh trong chừng mực nhất định quan
hệ sản xuất để thích nghi với tình hình mới, nhưng không vượt ra khỏi những
mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày
càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn này không những không dịu đi mà ngày
càng phát triển gay gắt và sâu sắc.
- Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động tiền đề vật
chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự phụ định gắt làm chủ sâu cho
nghĩa bản và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản
không phải tương lai của loài người. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài
người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
b. Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với
xu thế của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam:
- Cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách
mạng dân tộc, dân chủ trước hết là để giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do,
dân chủ...đồng thời nó là tiền đề để làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần
cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời
hạnh phúc", nhằm thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh". Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp
logic cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ
được thực hiện triệt để.

You might also like