5.2. Thực trạng trầm cảm, căng thẳng của phụ nữ trong đời sống hiện nay

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

5.2.

Thực trạng trầm cảm, căng thẳng của phụ nữ trong đời sống hiện nay:

Trầm cảm và căng thẳng là những vấn đề tâm lý nghiêm trọng đang ảnh hưởng
mạnh mẽ đến phụ nữ trong xã hội hiện nay. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) được công bố trên trang web chính thức của tổ chức vào năm 2022, trầm cảm sẽ
là nguyên nhân hàng đầu về gánh nặng bệnh tật cho nền y tế vào năm 2023 . Phụ nữ có
nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới và tỷ lệ này có xu hướng gia tăng
đáng kể trong những năm gần đây ( ). Tình trạng này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân đa dạng, bao gồm áp lực từ công việc, gia đình, xã hội và những thay đổi
sinh lý đặc trưng ở phái nữ. Trong một xã hội phát triển nhanh chóng, phụ nữ ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong lực lượng lao động, đòi hỏi họ phải cân bằng giữa công
việc và gia đình. Nhiều phụ nữ cảm thấy bị áp lực khi phải vừa hoàn thành các nhiệm vụ
công việc một cách xuất sắc, vừa phải đảm nhận vai trò chăm sóc gia đình, con cái. Sự kỳ
vọng cao từ cả hai phía này có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài, góp phần vào sự
phát triển của các vấn đề tâm lý.

Trong phần này, chúng tôi trình này thực trạng cuộc sống của những người phụ nữ
trong độ tuổi từ 30 đến 50 và xem xét ở các khía cạnh như: mức độ chia sẻ, mức độ ảnh
hưởng, mức độ nhận thức để đánh giá những tác động có thể gây tình trạng căng thẳng,
trầm cảm cho những người phụ nữ. Ở mỗi khía cạnh, chúng tôi chia ra những tiêu chí
đánh giá khác nhằm cung cấp những thông tin chi tiết, có chọn lọc với mục đích phục vụ
cho đề tài nghiên cứu.

5.2.1. Mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố gây trầm cảm, căng thẳng

Trong tổng số 13 người được phỏng vấn, họ đều bộc lộ những trạng thái như căng
thẳng, lo lắng, mất ngủ hay đau đầu khi gặp những khó khắn, trắc trở trong cuộc sống.
Ngoài ra, không có ai chia sẻ về việc mắc chứng trầm cảm hay có những biểu hiện liên
quan đến bệnh trầm cảm.
"Có chứ, những lúc như vậy mình tức mà khóc một mình luôn á, vì cái gì cũng là mình
không à. Mặc dù cũng có em chị phụ nhưng mà nó khờ quá nên nhiều khi mình làm nhiều
quá đâm ra thỉnh thoảng mình bị dồn, cái một ngày nó bùng ra là mình khóc, chứ giờ
không khóc thì ai làm được. Tâm sự cũng không giải quyết được nữa." (nữ, 45 tuổi, mẹ
đơn thân)

" rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ " (nữ, 42 tuổi, đã kết hôn)

"Cũng có", "nó làm cho mình rất là bực bội, và không có biết phải kiềm nén để giải quyết
công việc nó như thế nào, còn trầm cảm thị chị không có, không có bị trầm cảm" (nữ, 46
tuổi, đã ly hôn)

Theo bảng phân loại bệnh tâm thần lần thứ 5 của hiệp hội tâm thần học Mỹ ( DSM –
5), trầm cảm được định nghĩa như sau: “ Rối loạn trầm cảm bao gồm trầm cảm chủ yếu,
loạn khí sắc, trầm cảm do một chất và trầm cảm do một bệnh thực tổn. Rối loạn trầm cảm
bao gồm được đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, mất hầu hết các hứng thú/sở thích, có suy
nghĩ và hành vi tự tử” (HỒ THỊ HẢI, 2019) Trong 13 trường hợp được khảo sát, mặc dù
có những biểu hiện như khóc, mất ngủ hay rối loạn lo âu nhưng mức độ không nặng dẫn
đến bị rối loạn trầm cảm. Những biểu hiện của họ đều không diễn ra thường xuyên và sau
mỗi lần bị căng thẳng, họ đều tìm cách trở lại trạng thái bình thường.

"Khi công việc và gia đình ảnh hưởng mới xuất hiện, tầm 2, 3 tháng một lần" (nữ, 52 tuổi,
đã ly hôn)

"Độ mỗi tháng tới kỳ rụng dâu của con gái á" (nữ, 5 tuổi, độc thân)

"Về tình trạng căng thẳng lo âu do cuộc sống mang lại thì cô không có, ít khi có" (nữ, 52
tuổi, góa)
Có 8/13 trường hợp đánh giá mức độ căng thẳng, lo âu của mình ở mức độ nhẹ, 3/13
trường hợp đánh giá ở mức độ trung bình, còn lại là 2/13 người cho rằng mình bị ảnh
hưởng bởi căng thẳng ở mức độ khá nặng.

Nhìn chung, trong giới hạn đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy phần lớn những phụ nữ
đều có những vấn đề khiến họ bị căng thẳng, trầm cảm nhưng lại biểu hiện ở những mức
độ khác nhau. Mặc dù phụ nữ ở thời hiện đại phải gánh vác nhiều vai trò nhưng họ có sự
chủ động trong việc kiểm soát áp lực, tìm ra nguyên nhân để tránh rơi vào tình trạng nặng
hơn.

5.2.2. Mức độ chia sẻ

12/13 trường hợp mà chúng tôi phỏng vấn đều cho rằng họ hiếm khi hoặc không thường
xuyên chia sẻ những vấn đề khiến họ bị căng thẳng cho bạn bè. Sở dĩ họ có tần suất chia
sẻ ít như vậy vì theo họ, khi gặp những vấn đề khó khăn họ thường tự mình giải quyết,
chỉ khi nào vượt quá sức chịu đựng mới nhờ đến bạn bè để tâm sự.

"Dành khoảng 5, 6 tiếng trong 1 tháng để nói chuyện với bạn bè" (nữ, 52 tuổi, góa)

"Nói chung là ít lắm” ; “Không em. Do là ở chị đó là ít có ai mà cùng với lứa tuổi của chị
để đẻ lắm. Chị nghĩ mỗi người mẹ đều có một cách chăm con khác nhau. Cái nào hay thì
mình có thể chia sẻ cho họ nếu họ làm theo thì vui chứ không làm thì thôi vì mỗi người có
một cách suy nghĩ, một cách chăm sóc bé khác nhau.( Không biết là chị có hay chia sẻ
những cái cách thức mà để nuôi dạy con trẻ cho phụ nữ xung quanh chị không?) " (nữ, 34
tuổi, đã kết hôn, có 3 con)

"Khi gặp vấn đề thì chị thường tự mình thư giãn chứ cũng ít chia sẻ với bạn hay người
thân." (nữ, 32 tuổi, độc thân)

Có 1 trường hợp có tần suất gặp gỡ bạn bè thường để trò chuyện, tâm sự

" 1 tháng tầm 3, 4 lần đi cà phê và dành 2, 3 tiếng để nói chuyện với bạn bè" (nữ, 52 tuổi,
đã ly hôn)
Bên cạnh đó, xu hướng lựa chọn đối tượng chia sẻ ở những trường hợp chúng tôi phỏng
vấn khác nhau và mỗi đối tượng đem lại cách thức cũng như hiệu quả về mặt tinh thần
sau khi chia sẻ cũng khác nhau. Có 4/13 người lựa chọn chia sẻ với bạn bè khi muốn tâm

"Người chị kể thường là bạn bè thân thiết hoặc câu lạc bộ đội nhóm chứ ít khi chia sẻ với
ba mẹ vì khoảng cách thế hệ. Ba mẹ không thể hiểu hết những ý của mình và có nhiều
thuật ngữ trong công việc và giải thích thì bị phiền nên chỉ kể 4 - 5 người bạn thân thiết.
Bạn bè thì có tần số giống nhau nên nói thì người ta hiểu liền." (nữ, 25 tuổi, độc thân)

"Nói chung là khi chị gặp khó khăn thì có chồng, tâm sự với chồng. Do là chồng ở gần kề
mình hơn nên mình tâm sự với chồng." (Nữ, 34 tuổi, đã kết hôn)

"em gái, bạn thân, cũng có gia đình hỗ trợ" (nữ, 42 tuổi, đã kết hôn)

"ông xã hay hàng xóm thân nhất, chị bạn thân nhất"( Nữ, 50 tuổi, đã kết hôn)

sự, 3/13 người chọn ông xã là người để chia sẻ, còn lại là 6 trường hợp không có cố định
đối tượng chia sẻ mà tùy trường hợp, sẽ chọn một trong những đối tượng như: gia đình,
bạn bè, chị em, chồng.

Về hiệu quả sau khi chia sẻ, có 12/13 trường hợp cho rằng cam thấy đỡ hơn khi có
người quan tâm và lắng nghe tâm sự của mình.

"Với chồng của mình hiểu tâm lí của vợ, của người phụ nữ á nên chia sẻ với chồng được
hơn."." (nữ, 34 tuổi, đã kết hôn)

"Cũng đỡ, con cái nó an ủi, hỏi han thì cũng vui cũng đỡ được phần nào."." (Nữ, 55 tuổi,
nội trợ)

"có thể nói ra vấn đề trầm cảm để mình nhẹ, giảm stress, mình cảm thấy như vậy."(nữ, 55
tuổi, đã kết hôn)
Chỉ có 1 trường hợp không cảm thấy việc chia sẻ mang lại hiệu quả giải tỏa căng thẳng

"...Tâm sự cũng không giải quyết được gì" (nữ, 34 tuổi, đã kết hôn)

"có thể nói ra vấn đề trầm cảm để mình nhẹ, giảm stress, mình cảm thấy như vậy."(nữ, 55
tuổi, đã kết hôn)

5.2.3. Mức độ nhận thức

Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng trầm cảm, căng thẳng của phụ nữ qua việc trò chuyện
với họ, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu về nhận thức của những người phụ nữ về tình trạng
trên ở những phụ nữ khác xung quanh mình nhằm đánh giá mức độ nhận biết cũng như
thái độ của họ về những vấn đề tác động đến bản thân họ. Có 12/13 trường hợp có thái độ
quan tâm cũng như có sự hiểu biết nhất định về tình trạng căng thẳng, trầm cảm ở những
người phụ nữ khác.

"Có chứ, nhưng mà biết cụ thể hơn thì mình không hỏi sâu sắc nhưng mà ai cũng sẽ có
cái vấn đề khó nói" (nữ, 52 tuổi, góa)

"chị cũng hay tâm sự với người đó và người ta cũng hay tâm sự lại, ví dụ gia đình của cô
ấy, cô ấy đủ thứ việc và những cái lo toan cuộc sống hàng ngày, cái đó là hiện tượng
chung của thời buổi hiện nay, xu hướng thời đại." nữ, 50 tuổi, đã kết hôn)

Có 1 trường hợp có thái độ ít quan tâm đến tình trạng trên của phụ nữ khác do không
thường xuyên gặp những biểu hiện về căng thẳng, trầm cảm ở những phụ nữ khác.

"Không luôn á, mấy bạn của chị còn vui hơn chị nữa " (nữ, 33 tuổi, đã kết hôn)
Tài liệu tham khảo

1. Sassarini DJ (2016). Depression in midlife women. Maturitas, 94:149-154.


2. World Health Organization. (2008). The global burden of disease: 2004
update, Geneva.

HỒ THỊ HẢI. (2019). TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG
TRẦM CẢM. LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC. Hà Nội.

You might also like