Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN.

Hình tượng sông Đà – Hung bạo dữ dằn.


Những sáng tác của Andersen những tác ngân vang từ thung lũng
Odenxo, nơi những hẻm núi có sương giăng mờ ảo, những vòm hoa thạch thảo tim
tím nên thơ đã gieo vào tâm hồn nhà thơ Pautopxki niềm cảm xúc mãnh liệt:
“Anderxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất dân cày, ấp ủ chúng nơi tâm
hồn ông, rồi gieo vào những túp lều, từ đấy nảy nở nên những bóa hoa thơ tuyệt
đẹp, chúng an ủi những tâm hồn cùng khổ”. Những sáng tác của Andersen lấp lánh
tựa nhưng muôn triệu “hạt bụi” quý rải rác giữa cuộc đời, nó làm tròn nhiệm vụ mà
người sáng tạo hằng mong ước, ước ao đấu tranh vì hòa bình, vì tình yêu, vì tự do
và sức mạnh của trí tuệ chiến thắng bóng tối, cho cái cao rộng của tâm hồn. Những
giá trị sâu sắc ấy chính là sự kết tinh giữa cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ và
Nguyễn Tuân – một người nghệ sĩ tài hoa, bằng một tấm lòng nhiệt thành dành cho
văn chương và tài năng nghệ thuật uyên bác, đã đặt bút sáng tác nên một tác phẩm
tuyệt vời “Người lái đò sông Đà”. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng con sông
Đà hung bạo dữ dằn.

Nguyễn Tuân người con của miền đất hứa Hà Nội. Ông là một người
nghệ sĩ rất mực tài hoa, là một người nghệ sĩ suốt một đời đi tìm kiếm cái đẹp, ông
luôn hướng đôi mắt của mình về sự vật với phương diện của cái đẹp, ở góc độ mỹ
thuật tài hoa. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế năm
1958, tác phẩm là minh chứng tiêu biểu cho phong cách tài hoa, uyên bác của
Nguyễn Tuân.

Trong tác phẩm, hình ảnh con sông Đà hiện lên như một sinh thể, có tính
cách, có cảm xúc đầy sinh động và thành hình, thành khối trước mắt bạn đọc. Với
hai câu thơ đề từ đặt ở trên cùng của tác phẩm đã cho bạn đọc hiểu rõ hơn phần
nào về tính chất cũng như là tính cách của dòng sông Đà.
“Đẹp thay tiếng hát trên dòng sông” – câu thơ đày mơ mộng đã thể hiện
một vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sông Đà. “ Chúng thủy giai đông tẩu – Đà
giang độc bắc lưu” – câu thơ gợi hình dáng một con sông Đà với tính cách ngang
ngược, như cưỡng lại quy luật của tự nhiên, một sông Đà rất cá tính và độc đáo.
Bằng ngòi bút đầu uyên bác của mình, Nguyễn Tuân như thổi linh hồn bay bỏng
bên trong dòng sông Đà ấy, nó không còn là một con sông vô tri hữu hình giữa tự
nhiên, mà nó hiện lên trong trang văn của Nguyễn Tuân, trong trí nhớ của bao
người lái đò đã đối mặt với nó, là một sinh thể với hai cá tính đối lập nhau.

Vẻ đẹp hung bạo dữ dằn của con sông Đà, là một vẻ đẹp đầy táo bạo,
mạnh mẽ, gai góc và đầy cá tính. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua rất nhiều những ấn
tượng đặc biệt của nhà văn và nó trải dài theo suốt dòng sông được tính từ đầu
nguồn. Được thể hiện trước hết, ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành, hình ảnh đá
bờ sông dựng vách thành nó không phải là hai bên bờ đất mà ta thường thấy ở
vùng đồng bằng, hay là bờ kè mà ta thường gặp ở thành thị, mà ở đây là bờ đá –
đặc điểm đặc trưng của vùng, miền mà dòng sông Đà chảy qua, giữa đòi núi chập
chùng, và hai bờ đá ấy rất cao, cao vút như những tường thành của lâu đài. Và cái
sự cao ấy đươc tác giả thể hiện với hình ảnh vô cùng đặc biệt “mặt sông chỗ ấy,
chỉ đúng ngọ mới thấy mặt trời”, chỉ với một câu văn như thế Nguyễn Tuân đã
cho người đọc một khung cảnh ở quãng sông ấy vô cùng và hẹp, hẹp đến mức mặt
trời lên tới thiên đỉnh mới nhìn thấy, nếu lệch sang một giờ khác thì sẽ không nhìn
thấy. Và để làm rõ hơn cho độ hẹp của quãng sông ấy, tác giả còn tăng cường thêm
vài hình ảnh vô cùng đặc sắc “vách đá thành chẹt lồng sông Đà như cái yết
hầu” – yết hầu là một bộ phận nhỏ hẹp ở vùng họng của con người, để người đọc
hình dung rõ hơn độ hẹp của đoạn sông này, cùng với đó là 2 hình ảnh “có chỗ con
nai, con hỗ có lần nhảy vọt từ bên này bờ sang bên kia bờ”, “đứng bên này bờ
nhẹ tay ném hòn đá sang bên vách”. Tất cả đã củng cố và nhấn mạnh cho độ hẹp
của đoạn sông và con sông Đà chảy qua và chính nó hẹp như thế, nên lực chảy và
cường độ chảy của quãng sông ở đoạn này vô cùng nhanh và siết, rất mạnh và dữ
dội. Lúc này ta có thể thấy, dòng sông Đà đang tiềm ẩn một mối đe dọa vô cùng
nguy hiểm đối với bất kì người lái đò nào.

Sự hung bạo và dữ dằn của dòng Đà giang còn được thể hiện ở quãng
mặt ghềnh Hát Loáng. Ở quãng mặt ghềnh Hát Loáng, sự hung bạo, dữ dằn của
con sông Đà chỉ được tác giả miêu tả với hai câu văn những đã dựng thành hình,
thành khối hiện ra trước mắt người đọc như một sinh thể, một con thủy quái đầy uy
lực và khó chịu.

Thứ nhất, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa, để gửi hồn vào dòng
sông Đà khiến nó hiện lên vô cùng sinh động, tác giả ví “nó giống như một kẻ
chuyên đi đòi nợ thuê”, kẻ chuyên đi đòi nợ thuê ấy với tính cách rất dữ dằn và
gắt gao và điều đó được thể hiện qua hình ảnh “gùn ghè suốt năm như lúc nào
cũng đòi nợ xuýt người ta”, hắn ta đòi nợ vô cùng gắt gao, gùn ghè, dữ dội ép
con nợ vào đường cùng và phải trả nợ cho hắn bằng mọi giá. Kẻ chuyên đi đòi nợ
ấy, hắn không chỉ gùn ghèn, gắt gao mà hắn còn là một tên đòi nợ vô lí, hắn đòi nợ
bất cứ người lái đò nào đi qua quãng sông ấy, không cần biết đó là ai, nợ gì với
hắn, những hắn vẫn đòi nợ một cách xuýt và cực kì dữ dằn. Không những thế mà
tên đòi nợ này, hắn còn là một tên đòi nợ tàn độc, món nợ mà hắn ép con nợ phải
trả đó không phải là vật chất, là tiền bạc mà là trả bằng máu, bằng tính mạng bất kì
người lái đò nòa đi qua quãng sông này. Bằng phép nhân hóa, tác giả đã giúp
người đọc hình dung rõ hơn quãng sông ấy hiện lên như một sinh thể có tính cách
vô cùng tàn độc và vô lí.

Biện pháp thứ hai mà tác giả sử dụng trong hai câu văn này là sử dụng
các phép điệp, phối hợp các phép điệp cùng với những thanh trắc liên tiếp nhau
“nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, hiệu quả mà thủ pháp nghệ thuật này
mang lại, đó là đã tạo nên một âm hưởng vô cùng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương
dồn dập, như vừa xô vừa đẩy làm cho cả ghềnh sông như nổi gió, như cuồn cuộn
lên, sôi lên như muốn nuốt chửng con mồi, tạo cho người đọc một cảm giác vô
cùng hiểm trở và nguy hiểm. Cùng với đó tác giả còn phối hợp nhịp ngắn và nhịp
dài theo lối tăng tiến, nó đã tạo nên những chuyển động của sóng và gió ngày càng
lớn hơn, ngày càng đe dọa, một mối nguy hiểm lớn đối với bất kì người lái đò nào
“quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. Lúc
này, dòng sông Đà không còn là tiềm ẩn một mối nguy hiểm nữa, mà nó thực sự là
một mối đe dọa với những người lái đò khi đối mặt với nó.

Vẻ hung bạo của con sông Đà, còn được Nguyên Tuân thể hiện ở những
cái hút nước chết người – những cái xoáy nước. Để tái hiện được điều ấy, tác giả
đã dùng rất nhiều những góc nhìn khác nhau, những vị thế trải nghiệm khác nhau,
để dựng lên những cái hút nước chân thật và hiện rõ trước mắt người đọc như
những thước phim chiếu rạp vô cùng rõ nét.

Trước hết là sự tái hiện từ nhiều góc nhìn khác nhau. Thứ nhất, là góc
nhìn từ trên nhìn xuống, tác giả thấy những cái hút nước ấy giống “giếng bê –
tông thả xuống làm móng cầu”, ở góc nhìn thứ hai là góc nhìn từ dưới nhìn
ngược lên – đây là một góc nhìn vô cùng độc đáo mà Nguyễn Tuân đưa vào trang
viết của mình cũng là câu văn thể hiện được phong cách đầy tài hoa, sáng tạo và
độc đáo của ông, đây là một cảm giác trải nghiệm tưởng tượng, ông tưởng mình là
một anh bạn quay phim táo tợn, được ngồi trong một chiếc thuyền thúng tròn vành,
và cái thuyền thúng ấy vừa vặn với vòng xoay tròn của cái xoáy nước, thả chiếc
thuyền thúng tròn vành ấy vào trong cái xoáy nước, và rất nhanh chiếc thuyền
thúng được hút xuống, lúc này anh bạn quay phim mới lia ngược camera của mình
để nhìn ngược lên thì anh thấy cái thành của giếng bê – tông ấy nó giống như một
khối thủy tinh đúc dày trong ve.
Tác giả còn tái hiện cái xoáy nước từ các vị thế trải nghiệm khác nhau,
đầu tiên là vị thế của người quay phim, sau đó là vị thế của người xem phim để
nhìn lại thước phim vừa quay và anh ta thấy sợ và sự sợ ấy nó đưa anh ta vào sự
trải nghiệm thực tế, anh ta sợ anh ta bám vào mép ghế, như bám chặt vào chiếc là
rừng được thả vào chiếc cóc thủy tinh khủng lồ đang được khuấy lên, vừa rút cây
gậy đánh phèn lên. Có thể thấy tác giả đã dùng rất nhiều góc nhìn và vị thế trải
nghiệm để diễn tả những cái hút nước vô cùng khủng khiếp và dữ dội.

Chính vì dòng sông Đà ở quãng sông có những cái hút nước tàn độc như
thế nên những người chèo đò phải vững tay lái và chèo thật nhanh y như “ô tô
sang số nhấn ga”. Tuy nhiên vẫn có những bè gỗ rừng bị lôi tuột xuống và “có
những thuyền đã bị cái húy nó hút xuống, thuyền trông ngay cây chuối ngược
rồi vụt biến đi”. Qua đây ta thấy được toàn diện, thấy được rất sinh động và cụ thể
sự khủng khiếp của những cái hút nước chết người và thấy rõ sự hung hăng của
dòng sông Đà.

Đỉnh điểm cho sự hung bạo dữ dằn của dòng Đà giang là đoạn văn tác
giả khắc họa chiến trường sông Đà, có thể nói sự hung bạo của dòng sông Đà được
dồn tụ ở đoạn văn này và đây cũng là đoạn văn mà tác giả đã tập trung hết sức bút
lực của mình để diễn tả dòng sông Đà hiện ra trước mắt người đọc một cách sinh
động.

Đầu tiên, là cảm nhận bằng thính giác để nghe thấy được âm thanh của
tiếng thác nước. Ta bỗng nhớ đến câu thơ miêu tả tiếng nước thác dữ dội trong
vầng thơ “Tây Tiến” của thi nhân Quang Dũng:

“Chiều chiều oai linh thác gầm théc”

Thì Nguyễn Tuân cũng đã một lần nữa tái hiện lại tiếng thác nước ấy, âm
thanh ấy theo cách riêng của ông, vì bởi lẽ như nhà văn Sê – Khốp, nhà văn đến từ
đất nước của những cánh rừng vàng Bạch Dương từng cho rằng: “ Nếu anh ta
không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ”, bằng tài năng của
một người nghệ sĩ chân chính Nguyễn Tuân đã tái hiện tiếng nước thác vô cùng
phong phú và độc đáo “ tiếng thác nước nghe như oán trách, rồi lại nghe như là
van xin, rồi lại nghe như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, những cung
bậc được thể hiện đan xen nhau trong cùng một câu văn, như diễn tả những biểu
hiện tâm lí của dòng sông thông qua tiếng thác, nhưng Nguyễn Tuân lại tập trung
bút lực để miêu tả tiếng rống của thác nước “nó rống lên như tiếng của một ngàn
con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu và rừng tre nứa nổ lửa, đang phá
tuông rừng lửa”, tiếng thác nước trở nên vô cùng hãi sợ, uy nghiêm và uy lức với
biện pháp số nhiều “một ngàn con trâu mộng” – một ngàn con trâu khỏe, “rừng
vầu và rừng tre nứa”, cùng với vế câu dài tạo nên cảm giác rược đuổi, lấn lướt ,
sự công phá về âm thanh và đó cũng chính là dấu hiệu đầu tiên khi bước đến chiến
trường sông Đà. Ở đây cái độc đáo của Nguyễn Tuân là lấy lửa tả nước, lấy cháy
rừng để miêu tả tiếng kêu của nước.

Tiếp theo là sử dụng thị giác để tái hiện lại những trùng vi thạch trận, tác
cả những hòn đá xuất hiện đều mang trong mình những nhiệm vụ đầy tàn độc.
Trùng vi thạch trận thứ nhất, cả một chân trời đá với những biểu hiện méo mó,
nhăn nhúm, ngổ ngược, được bày binh bố trận, gồm năm cửa – bốn cửa tử, một
cửa sinh, ba hàng – hàng tiền vệ, hậu vệ và trung vệ, phối hợp cùng với đá là nước
thác, đảm nhiệm vai trò hô la vang dội để uy hiếp tinh thần đối phương, không
những thế nó còn ùa vào để bẻ gãy cáng chèo, nó còn như thể quân liều mạng rất
hung hãng, giống như tên đô vật để hất tung cả con thuyền.

Trùng vi thạch trận thứ hai, ở đây đá và nước đã đổi chiến lược, mở ra rất
nhiều cửa tử và cũng chỉ có một cửa sinh, một thằng đá tướng đứng chiến ở giữa,
nước thác ở đây cũng dữ dội hơn, hồng hậu tế mạnh trên sông đá, bốn năm thủy
quân cửa ải nước, những luồng nhỏ hai bên bờ lau ra để kéo con thuyền vào cửa tử,
đây là một thử thách gắt gao.

Ở trùng vi thạch trận thứ ba, bên phải và bên trái đều là luồng chết, cũng
chỉ có một cửa sinh ở ngay bọn đá hậu vệ của con thác, nhận nhiệm vụ quyết liệt
tiêu diệt con người. Sông Đà hiện lên thực sự là một đối thử khiếp sợ, hung bạo và
nguy hiểm đối với những người lái đò.

Có thể thấy vẻ hung bạo dữ dằn của dòng sông Đà hiện lên vô cùng
khủng khiếp, như một kẻ đeo mạng một nỗi uất hiện với những người lái đò,
Nguyễn Tuân đã khắc họa nên một dòng sông đầy sinh động với tính cách vô cùng
độc đáo và đặc biệt.

Nhà văn Shchedrin từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự
băng hoại, chỉ mình nó thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến một tác phẩm
trường tồn cùng năm tháng? Nhà văn Nguyễn Tuân đã giúp “Người lái đò sông
Đà” neo chặt bến đỗ tâm hồn người đọc và là “những trang sách suốt đời đi vẫn
nhớ” bằng chính tài năng nghệ thuật của mình. Với ngòi bút đậm chất tài hoa
phóng túng, uyên bác, thâm sâu, đã giúp cho tác phẩm giàu chất thông tin và thời
sự, tác giả đã huy động vốn kiến thức, tri thức chuyên môn của nhiều ngành, văn
hóa và nghệ thuật khác nhau, lối so sánh liên tưởng độc đáo, ngôn ngữ giàu có và
tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tao hình, rất sắc sảo. Đọc “Người lái đò
sông Đà” có lẽ bạn cũng như tôi không thể nào quên một hình ảnh dòng sông đầy
cá tính và đặc biệt.

Nếu được chọn loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn cánh hồng còn e ấp trong
sương đêm, nếu được chọn âm thanh cao nhất, tôi sẽ chọn tiếng hót cao vút của
loài chim họa mi và nếu được chọn bài ca tuyệt nhất, tôi sẽ chọn văn chương,
những trang văn và vầng thơ ngân vang tim ta những giá trị sâu sắc về cuộc sống.
Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã gửi đến bạn đọc những trang viết đầy tuyệt vời
như “ Người lái đò sông Đà” đặc biệt là gửi đến bạn đọc một hình ảnh con sông Đà
đầy hung bạo nhưng vô cùng độc đáo. Dù là hung bạo nhưng dòng sông Đà lại một
vẻ đẹp vô cùng hùng vĩ của thiên nhiên, như là một lời nhắn gửi đến người đọc
một tình yêu dành cho thiên nhiên.

Lưu ý: Nhớ trả lời câu hỏi phụ rồi hãy đánh giá.

Hình tượng sông Đà – Trữ tình lãng mạn.

Những sáng tác của Andersen những tác ngân vang từ thung lũng
Odenxo, nơi những hẻm núi có sương giăng mờ ảo, những vòm hoa thạch thảo tim
tím nên thơ đã gieo vào tâm hồn nhà thơ Pautopxki niềm cảm xúc mãnh liệt:
“Anderxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất dân cày, ấp ủ chúng nơi tâm
hồn ông, rồi gieo vào những túp lều, từ đấy nảy nở nên những bóa hoa thơ tuyệt
đẹp, chúng an ủi những tâm hồn cùng khổ”. Những sáng tác của Andersen lấp lánh
tựa nhưng muôn triệu “hạt bụi” quý rải rác giữa cuộc đời, nó làm tròn nhiệm vụ mà
người sáng tạo hằng mong ước, ước ao đấu tranh vì hòa bình, vì tình yêu, vì tự do
và sức mạnh của trí tuệ chiến thắng bóng tối, cho cái cao rộng của tâm hồn. Những
giá trị sâu sắc ấy chính là sự kết tinh giữa cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ và
Nguyễn Tuân – một người nghệ sĩ tài hoa, bằng một tấm lòng nhiệt thành dành cho
văn chương và tài năng nghệ thuật uyên bác, đã đặt bút sáng tác nên một tác phẩm
tuyệt vời “Người lái đò sông Đà”. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng con sông
Đà hung bạo dữ dằn.

Nguyễn Tuân người con của miền đất hứa Hà Nội. Ông là một người
nghệ sĩ rất mực tài hoa, là một người nghệ sĩ suốt một đời đi tìm kiếm cái đẹp , ông
luôn hướng đôi mắt của mình về sự vật với phương diện của cái đẹp, ở góc độ mỹ
thuật tài hoa. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế năm
1958, tác phẩm là minh chứng tiêu biểu cho phong cách tài hoa, uyên bác của
Nguyễn Tuân.

Trong tác phẩm, hình ảnh con sông Đà hiện lên như một sinh thể, có tính
cách, có cảm xúc đầy sinh động và thành hình, thành khối trước mắt bạn đọc. Với
hai câu thơ đề từ đặt ở trên cùng của tác phẩm đã cho bạn đọc hiểu rõ hơn phần
nào về tính chất cũng như là tính cách của dòng sông Đà.

“Đẹp thay tiếng hát trên dòng sông” – câu thơ đày mơ mộng đã thể hiện
một vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sông Đà. “ Chúng thủy giai đông tẩu – Đà
giang độc bắc lưu” – câu thơ gợi hình dáng một con sông Đà với tính cách ngang
ngược, như cưỡng lại quy luật của tự nhiên, một sông Đà rất cá tính và độc đáo.
Bằng ngòi bút đầu uyên bác của mình, Nguyễn Tuân như thổi linh hồn bay bỏng
bên trong dòng sông Đà ấy, nó không còn là một con sông vô tri hữu hình giữa tự
nhiên, mà nó hiện lên trong trang văn của Nguyễn Tuân, trong trí nhớ của bao
người lái đò đã đối mặt với nó, là một sinh thể với hai cá tính đối lập nhau.

Sông Đà không chỉ mang dáng vẻ của một hung thần, một tên chuyên đi
đòi nợ thuê, hay là một con thủy quái tàn độc mà sông Đà còn mang dáng vẻ như
một mỹ nhân, 1 người cố nhân và là 1 người tình nhân.

Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà được tác giả tái hiện qua nhiều góc nhìn
– góc nhìn từ trên cao nhìn xuống (trên máy bay), góc nhìn từ bờ bãi sông Đà, góc
nhìn từ giữa sông Đà. Mỗi góc nhìn mà Nguyễn Tuân khai thác đều gợi ra cho
người đọc một dáng hình đầy khác biệt, nên thơ, mỹ kiều của dòng sông Đà, như
hữu hình trước mắt người đọc một dòng sông mơ mộng mà nên thơ.

Ở góc nhìn thứ nhất, góc nhìn từ trên cao nhìn xuống, đây là góc nhìn mà
Nguyễn Tuân khám phá khi đi quan sát sông Đà từ trên máy bay. Từ trên cao nhìn
xuống dòng sông Đà mang vẻ đẹp của một mỹ nhân. Tác giả ví, con sông Đà giống
như là “áng tóc trữ tình”, “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc,
chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai
và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Thể hiện một vẻ đẹp rất nên
thơ của dòng sông Đà rất mềm mại, dịu dàng và lãng mạn, đầy thơ mộng thi vị. Từ
đó, ta có thể thấy được sự hài hòa của sông Đà với núi rừng Tây Bắc – một bức
tranh thiên nhiên tuyệt sắc, “bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai” – một vẻ đẹp
biểu thị cho sức sống mạnh mẽ, sự căng tràn sức sống đầy tươi mới, điều ấy đã tô
điểm thêm cho vẻ đẹp lộng lẫy của dòng sông trở nên diễm lệ hơn, trữ tình hơn,
đồng thời hình ảnh “cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân” càng làm tăng
lên vẻ kiều diễm và quyến rũ của dòng sông.

Vẻ đẹp mỹ nhân của dòng Đà giang từ góc nhìn từ trên cao, còn được thể
hiện ở màu nước sông Đà, màu nước thay đổi theo mùa giống như những trang
phục của những cô gái miền Tây Bắc, tinh khôi, trẻ trung và năng động. Thứ nhất
là, màu xanh ngọc bích, một màu xanh sáng tươi rối khác với màu xanh canh hến
hơi đục của sông Gâm, sông Lô, một màu xanh ngọc bích rất trong trẻo và tinh
khiết gợi nên một sắc vóc đầy sức sống. Thứ hai là màu đỏ của gương mặt một
người bị bầm đi vì rượu bữa, một người đang giận dữ tức tối. Tất cả đã tôn lên một
vẻ đẹp thanh tân trẻ trung. Không chỉ vậy, mà Nguyễn Tuân còn dành một tình yêu
đặc biệt cho dòng sông Đà ấy khi ông khẳng định con sông này chưa bao giờ có
màu đen như cái tên “sông đen” của bọn Tây Tàu láo lếu gọi cho, đó là một niềm
tự hào của tác giả, một niềm yêu, thể hiện sự thi vị hóa một niềm yêu mà Nguyễn
Tuân dành cho dòng sông ấy.

Ở góc nhìn thứ hai – góc nhìn từ bờ bãi sông Đà, lúc này dòng sông
mang vẻ đẹp của một cố nhân – gợi nên sự bền chặt, tình bạn tri kỉ và tri âm. Nước
sông Đà trong cảm nhận của NT gợi nhớ đến trò chơi con trẻ từ xa xưa, giờ đây
những kí ức tuổi thơ ấy nó đã sống lại và hiện hữu một cách vẹn nguyên trong trái
tim của nhà văn “trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương
vào mắt mình rồi bỏ chạy” mang một vẻ đẹp rất hồn nhiên và trông sáng. Nắng
sông Đà gợi nhớ về thế giới Đường thi, ta cảm nhận cái nắng của sông Đà rất nên
thơ, rất thi vị và đầy mộng mơ. Bờ bài sông Đà “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn
chuồn, bươm bướm, trên sông Đà” nhịp ngắt rất ngắn thể hiện sự ngạc nhiên của
tác giả trước vẻ đẹp sông Đà, đẹp như một khu vườn cổ tích của tuổi, đẹp một cách
thật ngỡ ngàng. Tất cả gợi về một cái thời xưa cũ “nhận ra cái chất đầm đầm, ấm
ấm” rất thân quen, gần gũi và vì gần gũi như thế, thân thuộc như thế cho nên nhà
văn mới gọi sông Đà như một cố nhân. Chính thế mà tác giả đã thể hiện niềm vui
của mình “vui như thấy nắng giòn tan kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao
đứt quãng” đấy là niềm vui rất hân hoan, rất rạo rực và rất là sung sướng. Sông
Đà quả thực như là một người cố nhân một người bạn.

Góc nhìn thứ ba cũng là góc nhìn cuối cùng mà Nguyễn Tuân khám phá
vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà – góc nhìn từ giữa sông Đà, ở góc nhìn này
Nguyễn Tuân đã mang đến cho ta một vẻ đẹp rất mới mẻ của sông Đà, đó là vẻ đẹp
của một người tình nhân. Nguyễn Tuân đã có những trải nghiệm của du khách hải
hồ trên sông Đà ở quãng hạ lưu êm đềm, mang một vẻ đẹp khác hẳn.

Thứ nhất là vẻ tĩnh lặng, tạo nên vẻ êm ả, thanh bình, thư thả và thư thái
“lặng tờ” – sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối, không một bóng người. Thứ hai là vẻ
tươi mới đầy sức sống “cỏ gianh đồi núi đang nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu
ngốn búp cỏ gianh” – gợi nên sự tươi mới, trần đầy sức sống của sông Đà. Thứ ba
là vẻ hoang sơ và cổ kính “bờ sông Đà hoang dại như một bờ tiền sử”, “hồn
nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, tất cả đã cho chúng ta thấy dòng sông
vẫn giữ vẻ đẹp nguyên sơ sau bao thời gian, sau bao sự băng hoại của thời, một cõi
vẹn nguyên, tiền sử và cổ tích. Và vì như thế, mà hình ảnh dòng sông Đà nên thơ
trữ tình đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca bao đời nay “dòng sông
Đà giống như một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà), là tình nhân là
thân thiết lắm, nhưng vẫn còn những bí ẩn cho nên nó vẫn còn đủ sức hấp dẫn sự
tò mò của bao người nghệ sĩ.

Khắc họa hình ảnh sông Đà đầy trữ tình lãng mạn, nhưng Nguyễn Tuân
lại không để vẻ trữ tình ấy, lãng mạn ấy, thơ mộng ấy trùng lặp với vẻ nên thơ của
dòng sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ
Ngọc Tường. Dù đề tài khai thác là vẻ đẹp của những dòng sông những mỗi tác giả
là một lối đi riêng, một giọng điệu riêng biệt vì như Sê – Khốp từng cho rằng:
“Nếu anh ta không có lối đi riêng anh ta khó trở thành nhà văn, nếu anh ta không
có giọng điệu riêng anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ”.

Nhà văn Shchedrin từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự
băng hoại, chỉ mình nó thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến một tác phẩm
trường tồn cùng năm tháng? Nhà văn Nguyễn Tuân đã giúp “Người lái đò sông
Đà” neo chặt bến đỗ tâm hồn người đọc và là “những trang sách suốt đời đi vẫn
nhớ” bằng chính tài năng nghệ thuật của mình. Với ngòi bút đậm chất tài hoa
phóng túng, uyên bác, thâm sâu, đã giúp cho tác phẩm giàu chất thông tin và thời
sự, tác giả đã huy động vốn kiến thức, tri thức chuyên môn của nhiều ngành, văn
hóa và nghệ thuật khác nhau, lối so sánh liên tưởng độc đáo, ngôn ngữ giàu có và
tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tao hình, rất sắc sảo. Đọc “Người lái đò
sông Đà” có lẽ bạn cũng như tôi không thể nào quên một hình ảnh dòng sông đầy
cá tính và đặc biệt.

Nếu được chọn loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn cánh hồng còn e ấp trong
sương đêm, nếu được chọn âm thanh cao nhất, tôi sẽ chọn tiếng hót cao vút của
loài chim họa mi và nếu được chọn bài ca tuyệt nhất, tôi sẽ chọn văn chương,
những trang văn và vầng thơ ngân vang tim ta những giá trị sâu sắc về cuộc sống.
Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã gửi đến bạn đọc những trang viết đầy tuyệt vời
như “ Người lái đò sông Đà” đặc biệt là gửi đến bạn đọc một hình ảnh con sông Đà
đầy trữ tình lãng mạn. Vẻ trữ tình lãng mạn mà con sông Đà mang, đó là dáng vẻ
là sắc vóc tuyệt diệu của tự nhiên, đồng thời đó còn là một lời nhắn gửi đến người
đọc một tình yêu dành cho thiên nhiên.

Lưu ý: Nhớ trả lời câu hỏi phụ rồi hãy đánh giá.

You might also like