Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG BÀI THỰC TẬP

NHẬP MÔN DƯỢC KHOA


BÀI 3: THAM QUAN VƯỜN THỰC VẬT, LÀM QUEN VÀ NHẬN BIẾT CÔNG
DỤNG CỦA MỘT SỐ CÂY THUỐC QUEN THUỘC TRONG DÂN GIAN
1. Mục tiêu học tập
Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:
- Nhận biết và biết được được công dụng chính của 20 cây thuốc thông dụng trong
dân gian.
2. Mẫu vật và dụng cụ
STT Mẫu vật, dụng cụ Ghi chú
1 20 cây thuốc tươi (xem danh mục) Khoa
2 Kính lúp cầm tay Khoa
3 Sổ ghi chép, bút Sinh viên
3. Chuẩn bị trước khi thực tập
- Sinh viên tập kết tại Vườn thực vật (tượng Tuệ Tĩnh)
- Điểm danh, chia làm 2 nhóm
- Chụp ảnh tập thể tại tượng Tuệ Tĩnh
- 2 nhóm nhận kính lúp cầm tay, xuất phát từ 2 đầu Vườn
4. Nội dung
4.1. Giới thiệu Vườn thực vật, tiêu chí và nhiệm vụ của Vườn cây thuốc
- Tiêu chí:
o Nhãn/biển/thông tin
o Bộ sưu tập dựa trên cơ sở khoa học
o Trao đổi thông tin/trao đổi hạt
o Cam kết duy trì bộ sưu tập đã trồng
o NCKH về phân loại, phòng tiêu bản
o Tư liệu hóa thông tin,…
- Nhiệm vụ:
o Bảo tồn
o Phát triển
o Giáo dục đào tạo
o NCKH
o Giải trí
4.2. Các phương pháp nhận thức cây thuốc
4.2.1. Nhận thức bằng thị giác
Nhận thức bằng thị giác là phần quan trọng nhất đối với phần lớn các loài cây thuốc,
dựa trên hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc bề mặt của các cơ quan dinh dưỡng.
Để phân biệt được các loài cây thuốc, cần nắm chắc đặc điểm hình thái của các cơ quan
dinh dưỡng, trong đó lá là quan trọng nhất. Các đặc điểm cần quan sát ở lá cây là:
- Loại lá: Lá đơn, kép. Nếu lá kép là loại nào? (lông chim, chân vịt, ba lá chét).
- Cách mọc của lá: Mọc so le, đối, vòng. Nếu là mọc vòng thì mỗi vòng có bao nhiêu
lá?.
- Đặc điểm chung: Hình dạng chung (ellip, trứng, trứng ngược, các hình dạng đặc
biệt khác), kiểu gân lá (lông chim, song song, hình cung), bề mặt lá (nhẵn, có lông),
màu sắc phiến lá (xanh đậm, xanh nhạt, đỏ tía, vv.), gốc lá (tròn, nhọn, lõm, hình tim,
vv.), mép lá (nguyên, khía răng, vv.), ngọn lá (tròn, nhọn, kéo dài, có đuôi, vv.),.

Hình 1: Các dạng


phiến lá thường gặp
1. Hình kim; 2. Hình
tim; 3. Hình tam giác;
4. Hình Elip; 5. Hình
lưỡi liềm; 6. Hình
mác; 7. Hình mũi
giáo; 8. Hình tuyến;
9. Hình đàn Lia
(Lyre); 10. Hình tim
ngược; 11. Hình mũi
giáo ngược; 12. Hình
thuôn; 13. Hình trứng
ngược; 14. Hình tròn;
15. Hình trái xoan;
16. Hình trứng; 17.
Hình thận; 18. Thùy
xẻ ngược; 19. Hình
tên; 20. Hình thìa
Hình 2: Các hình
dạng mép phiến lá
thường gặp
1. Mép nguyên; 2. Mép
có lông mi; 3. Mép
lượn sóng; 4. Mép khía
tai bèo; 5 – 6. Mép
khía răng; 7. Mép khía
rắng 2 lần; 8. Mép
cuốn trong; 9. Mép
cuốn ngoài; 10. Lá
chia thùy; 11- 12. Lá
chẻ; 13 – 14. Lá xẻ

Hình 3. Các kiểu gân lá thường gặp


1. Gân hình cung; 2. Gân hình chân vịt; 3. Gân song song; 4. Gân hình lông chim; 5. Gân
hình mạng

- Các đặc điểm đặt biệt của lá như lưỡi nhỏ (cây họ Lúa (Poaceae), Gừng
(Zingiberaceae), lá kèm (cây họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), Dâu tằm (Moraceae), Thầu
dầu (Euphorbiaceae), Bông (Malvaceae), Cà phê (Rubiaceae), vv.), Bẹ chìa (họ Rau
răm (Polygonaceae), có túi tiết tinh dầu (như cây họ Cam (Rutaceae).
- Các đặc điểm khác: Cành có tua cuốn (như cây họ nho (Vitaceae); nhựa mủ trắng
(các cây họ Dâu tằm (Moraceae), Trúc đào (Apocynaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae),
Thiên lý (Asclepiadaceae), Hồng xiêm (Sapotaceae), vv., dịch trong (cây họ Gai
(Urticaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), vv.).
 Cách nhận thức:
- Đặt mẫu cây cần nhận thức ở nơi có đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời, quan
sát và mô tả.
- Phát hiện túi tiết tinh dầu bằng cách “soi lá”: Soi lá cần quan sát về phía có nguồn
sáng mạnh (tốt nhất là ánh sáng mặt trời). Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái của
mẫu đó.
- Phát hiện nhựa mủ, dịch trong dựa trên mẫu tươi: Dùng dao khía nhẹ lên vỏ hay cắt
ngang thân hay cuống lá cây, quan sát sau 30” đến 1’
4.2.2. Nhận thức bằng khứu giác
Các loài khác nhau có thể được phân biệt bằng mùi của chúng. Nhiều loài có mùi thơm
(dịu, hắc, hăng, vv.), thường là các loài chứa tinh dầu, gặp ở các cây họ Long não
(Lauraceae), Hồ tiêu (Piperaceae), Cam (Rutaceae), Cần (Apiaceae), Bạc hà
(Lamiaceae), Gừng (Zingiberaceae), vv. Một số loài có mùi thối (mùi đặc biệt), gặp ở
nhiều họ khác nhau như cây Mơ tam thể (Paederia foetida L.), v.v. Cũng có rất nhiều
loài không có mùi đặc biệt, như nhiều loài trong họ Ngọc lan (Magnoliaceae), Na
(Annonaceae), vv.
 Cách nhận thức:
- Dùng 2 ngón tay tay vò một mẫu cần nhận thức (mẩu lá, vỏ, gỗ) và ngửi mùi của
nó. Không nên ngửi quá nhiều mẫu có mùi mạnh trong thời gian ngắn. Khi đó khứu
giác không đủ nhậy để nhận biết các mùi khác nhau.
4.2.3. Nhận thức bằng vị giác
Cơ quan dinh dưỡng của các loài có vị khác nhau do chứa các hợp chất tự nhiên khác
nhau, gồm tất cả các vị là chua, cay, ngọt, mặn. Các loài có vị chua gặp các cây họ Thu
hải đường (cuống lá) (Begoniaceae), Rau răm (thân cây Thồm lồm
(Polygonum chinense L.), vv.; vị cay ở thân rễ các cây họ Gừng (Gừng (Zingiber
officinale Rosc.), Địa liền (Kaempferia galanga L., vv.); vị ngọt ở cây Cam thảo đất
(Scoparia dulcis L.), Cam thảo dây (Abrus precatorius L.), vv., vị đắng ở thân cây Dây
kí ninh (Tinospora crispa (L.) Hook.f. et Th.) vv. Cần lưu ý các cơ quan dinh dưỡng
của nhiều loài không có vị đặc biệt.
 Cách nhận thức:
- Cắt một mẩu nhỏ của (các) cơ quan dinh dưỡng loài cần nhận thức, nhấm và cảm
nhận vị của nó. Cũng như nhận thức bằng khướu giác, không nên nhận nếm quá nhiều
mẫu trong thời gian ngắn. Cần lưu ý là một số loài có độc tính cao, do đó không được
nếm mẫu với lượng lớn và nuốt chúng.
4.2.4. Nhận thức bằng xúc giác
Bề mặt cơ quan dinh dưỡng của các loài có thể chất khác nhau như trơn, ráp, có gai,
dính, vv. tạo ra các cảm giác khác nhau khi sờ bằng tay. Lá các cây họ Dâu tằm thường
ráp (cây Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L' Her. ex Vent.), Mít (Artocarpus
heterophyllus Lamk.), Duối (Streblus asper Lour.), vv., Lá cây Dây đau xương
(Tinospora sinensis (Lour.) Merr.) phủ lông mịn nên tạo cảm giác trơn mịn khi sờ. Vỏ
cây Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B.Rob.) có chứa chất dính.
 Cách nhận thức:
- Dùng tay lướt nhẹ trên bề mặt cơ quan dinh dưỡng của loài cần nhận thức và cảm
nhận cảm giác có được. Đối với loài chứa chất dính, cắt một mẩu nhỏ, dùng 2 ngón tay
vò nát và ép chặt lại, sau đó nới dần và cảm nhận cảm giác có được
4.2.5. Nhận thức bằng thính giác
Lá của nhiều loài có thể chất cứng, tạo tiếng khác nhau khi va chạm, như lá cây Dạ hợp
(Magnolia coco DC.).
 Cách nhận thức:
Đặt lá cây sát tai, dùng tay gẩy nhẹ lá cây cần nhận thức và cảm nhận âm thanh có
được.
4.3. Nhận thức và công dụng cây thuốc
Sinh viên lập bảng nhận thức và công dụng của các cây thuốc theo mẫu sau (các
thông tin: bộ phận dùng, phân bố, thành phần hóa học chính, thu hái và chế biến,
công dụng và cách dùng xin xem bài thực tập số 5):
TT Tên Các đặc điểm nhận thức 3 đặc Bộ phận Phân bố Thành Thu hái Công
cây Thị Khứu Vị Xúc Thính điểm dùng phần hóa và chế dụng,
thuốc giác giác giác giác giác nổi bật học biến cách
nhất chính dùng
1
2
3
...
20
Phụ lục: Sơ đồ các cây nhận thức trong Vườn thực vật
5. Đánh giá
Cuối buổi sinh viên nộp báo cáo theo mẫu bảng trên, giảng viên hướng dẫn thực tập
đánh giá đạt/không đạt.

Danh mục cây thuốc nhận thức


STT Tên tiếng Việt Họ tiếng Việt STT Tên tiếng Việt Họ tiếng Việt
1 Bách bộ* Bách bộ 21 Ba chẽ Đậu
2 Bạch đồng nữ* Cỏ roi ngựa 22 Ba gạc bốn lá Trúc đào
3 Dành dành* Cà phê 23 Bạch chỉ nam Đậu
4 Dâu tằm* Dâu tằm 24 Bồ cu vẽ Thầu dầu
5 Đinh lăng* Nhân sâm 25 Bời lời nhớt Long não
6 Đơn mặt trời* Thầu dầu 26 Bông tai Bông
7 Gấc* Bí 27 Cà phê vối Cà phê
8 Gai* Gai 28 Đơn nem Đơn nem
9 Lá lốt* Hồ tiêu 29 Dong tía Dong
10 Long não* Long não 30 Giổi Ngọc lan
11 Mạch môn* Hoàng tinh 31 Gioi Sim
12 Mâm xôi* Hoa hồng 32 Hoa giẻ Na
13 Náng* Thủy tiên 33 Hoa trứng gà Ngọc lan
Ngũ gia bì chân
Nhân sâm Khế Chua me đất
14 chim* 34
15 Núc nác* Núc nác 35 Lòng thuyền Tỏi voi lùn
16 Ổi* Sim 36 Me Đậu
17 Quýt* Cam 37 Sếu Du
18 Sử quân* Bàng 38 Sung Dâu tằm
19 Thiên môn đông* Thiên môn 39 Trâm rừng Sim
20 Lưỡng diện châm* Cam 40 Trứng gà Hồng xiêm
Lưu ý: * Sinh viên cần nhớ sau khi học 41 Xa kê Dâu tằm
“Nhập môn Dược khoa” - học kỳ 1; Toàn 42 Xoài Đào lộn hột
bộ cây trong danh mục sẽ được kiểm tra
đánh giá ở học phần “Thực vật” - học kỳ 2. 43 Xuân hoa đỏ Ô rô

You might also like