Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

CÁC THỜI KỲ

CỦA TRẺ EM

ThS.GVC. TRẦN THỊ HỒNG VÂN


Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đặc điểm sinh học cơ bản của các
thời kỳ TE.

2. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng, các bệnh lý hay


gặp ở TE trong từng thời kỳ.

3. Nêu được các biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp
với các đặc điểm trên trong từng thời kỳ phát triển
của trẻ.
1. ĐẠI CƯƠNG
• Trẻ em là cơ thể đang lớn, phát triển và trưởng thành:

- cả về lượng và chất

- đơn giản đến phức tạp

- tuần tự và nhảy vọt

• mỗi lứa tuổi/ thời kỳ có đặc điểm riêng về sinh học và bệnh lý.

• Hiểu biết về các thời kỳ phát triển của trẻ giúp chúng ta có biện
pháp chăm sóc, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh cho trẻ một cách
tốt nhất.

• Có nhiều cách phân chia các thời kỳ TE.

• Ranh giới các thời kỳ không rõ ràng, kế tiếp nhau và thay đổi theo
từng trẻ, nhưng trẻ cần phát triển tuần tự theo đúng thời kỳ trẻ em.
2. CÁC THỜI KỲ CỦA TRẺ EM:
• Có 6 thời kỳ của trẻ em:

1. Thời kỳ trong tử cung: thời kỳ phôi ( embryo) và thai nhi (foetus)

2. Thời kỳ sơ sinh: từ lúc trẻ được đẻ ra đến 28 ngày tuổi ( 4 tuần hay 1 tháng)

3. Thời kỳ bú mẹ (nhũ nhi) : từ 1-12/24 tháng sau đẻ

4. Thời kỳ răng sữa (tiền học đường): từ 1 - 6 tuổi

- gđ nhà trẻ: 1-3 tuổi

- gđ mẫu giáo: 3 - 6 tuổi

5. Thời kỳ thiếu niên ( tuổi học đường): 7 - 15 tuổi

6. Thời kỳ dậy thì.

• Có nhiều cách phân chia thời kỳ trẻ em, nhưng đều theo đúng các giai đoạn
phát triển của trẻ như trên
3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BỆNH LÝ TỪNG THỜI KỲ
3.1. Thời kỳ trong tử cung: 280 - 290 ngày

2 giai đoạn:

3.1.1. Gđ phát triển phôi: 3 tháng đầu

- tuần thứ 8: nặng 1g, dài 2,5 cm

- tuần thứ 12: nặng 14g, dài 7,5 cm

- Tăng cân ít

- Cuối thời kỳ: các bộ phận của cơ thể đã hình thành đầy đủ.

- Các chất độc hại, thuốc, virus… tác động vào giai đoạn này
sẽ gây dị tật, quái thai.
3.1.2. Gđ phát triển thai nhi:

- Tháng thứ 4: hình thành nhau thai.

- Thai lớn nhanh: Tuần 16: 100g, 17cm

Tuần 28: 1000g, 35cm.

- Chiều cao tăng nhanh nhất trong 3 tháng giữa, cân nặng tăng nhanh nhất 3 tháng
cuối của thai kỳ.

- Giai đoạn này, thai nhi có thể mắc 1 số bệnh lý: nhiễm trùng, đẻ non, thai lưu…

Theo SGK Nhi khoa 2016 (tr 67-72):

• CN, CC trẻ trai, tính theo bách phân vị 3%-97%

+ Tuần thai 28: 903 -1252 g ; 34,6 - 40,2 cm

+ Tuần thai 32: 1401 -2082 g ; 39,7 - 45,4 cm

+Tuần thai 37: 2281 - 3376 g ; 44,9 - 50,9 cm

+ Tuần thai 42: 2751 - 4198 g ; 48,7 - 55,5 cm


- Sự tăng cân của người mẹ khi mang thai: 8 - 12 kg

+ Quý I: 0 - 2 kg

+ Quý II: 3 - 4 kg

+ Quý III: 5 - 6 kg

- Yếu tố ảnh hưởng:

+ Dinh dưỡng của người mẹ kém, chế độ lao động, nghỉ


ngơi không hợp lý.

+ Nhau thai không phát triển.

+ Bệnh lý của mẹ: tiểu đường, tim mạch…


• Để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường:

- Khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần trong gđ mang thai

- Tránh tiếp xúc với yếu tố độc hại, thận trọng khi
dùng thuốc, vệ sinh phòng bệnh tránh để nhiễm bệnh.

- Dinh dưỡng đầy đủ: 2500 Kcalo/ngày

- Chế độ lao động hợp lý, tinh thần thoải mái.


3.2. Thời kỳ sơ sinh: từ lúc đẻ đến 28 ngày tuổi

- Chuyển từ môi trường trong tử cung mẹ ra môi trường bên ngoài: là


giai đoạn thích nghi.

+ từ mt nước sang mt không khí

+ Nhiệt độ ổn định 37℃ trong bụng mẹ ra mt có nhiệt độ dao động.

+ Tiếp xúc với nhiều loại kích thích cảm giác khác nhau .

+ Trong tử cung: lấy các chất DD, oxy từ máu mẹ.

Sau sinh: lấy chất DD bằng đường tiêu hoá, hô hấp bằng phổi

+ Trong Tử cung: bài tiết các chất qua máu mẹ.

Sau sinh: bài tiết qua da, phổi, thận, đường tiêu hoá

+ Chịu các sang chấn trong khi đẻ


• Trẻ muốn tồn tại sau khi được sinh ra cần có một số thay
đổi lớn:

- Hô hấp: phổi bắt đầu hoạt động với tiếng khóc đầu tiên.

- Tuần hoàn: vòng tuần hoàn kín thay thế vòng tuần hoàn
rau thai.

- Máu: HbA1 thay thế HST bào thai, số lượng HC giảm.

- Hệ tiêu hoá, thận, thần kinh… đều biến đổi để thích nghi

-> cần nắm được đặc điểm phát triển các hệ cơ quan của TE

• Nhu cầu trẻ lớn trong khi chức năng các bộ phận chưa
hoàn thiện -> dễ mắc bệnh
• Bệnh lý:

- Bệnh lý trước đẻ: dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hoá bẩm sinh,
đẻ non…

- Bệnh lý trong quá trình đẻ: Ngạt, sang chấn…

- Bệnh lý mắc phải sau đẻ: nhiễm trùng, miễn dịch…

• Biện pháp phòng chống các bệnh ở trẻ SS và giảm tỷ lệ tử vong


SS:

- Chăm sóc trước sinh: chăm sóc người mẹ.

- Hạn chế các tai biến do sinh đẻ

- Vô khuẩn trong chăm sóc SS và giữ ấm cho trẻ

- Đảm bảo cho trẻ bú mẹ: sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
• Trẻ sơ sinh khoẻ mạnh là khởi đầu tốt cho cả
cuộc sống của trẻ sau này

- Đẻ đủ tháng, đủ cân nặng và chiều dài

- Quá trình đẻ: không ngạt, không sang chấn sản


khoa, không nhiễm trùng…

- Không dị tật bẩm sinh

- Bú mẹ sớm, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.


3.3. Thời kỳ bú mẹ: ( nhũ nhi): 1-12 tháng/24 tháng

3.2.1.Đặc điểm sinh học:

- Tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt 3 tháng đầu.

- Nhu cầu dinh dưỡng cao, đồng hoá > dị hoá

- Chức năng các bộ phận phát triển nhanh, nhưng chưa


hoàn thiện, đặc biệt hệ tiêu hoá và chức năng miễn dịch còn
kém. Trong 6 tháng đầu chủ yếu IgG từ máu mẹ sang qua
nhau thai và các chất đề kháng chống nhiễm trùng từ sữa
mẹ. Thức ăn phù hợp nhất với hệ tiêu hoá của trẻ là sữa mẹ.

- Hình thành phản xạ có điều kiện ( hệ thống tín hiệu thứ


nhất), 1 tuổi bắt đầu nói ( hệ thống tín hiệu thứ hai )
3.2.2. Bệnh lý hay gặp:

- Các bệnh về dinh dưỡng và tiêu hoá: suy dinh dưỡng, thiếu máu,
còi xương, tiêu chảy cấp…

- Các bệnh nhiễm trùng: viêm phổi, viêm màng não…Bệnh có xu


hướng lan toả và nặng.

3.2.3. Chăm sóc:

- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ sớm và đầy đủ. Chế độ ăn dặm đầy
đủ và đúng theo lứa tuổi.

- Vệ sinh phòng bệnh tốt: VS thân thể, VS ăn uống, môi trường.

- Tiêm phòng bệnh đúng và đầy đủ.

- Có phương pháp giúp trẻ phát triển thể chất, tinh thần, vận động
đúng, phù hợp lứa tuổi
3.4. Thời kỳ răng sữa:

• 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn nhà trẻ: 1-3 tuổi

+ Giai đoạn mẫu giáo: 4- 6 tuổi ( tiền học đường)

• Đặc điểm sinh học:

- Tốc độ tăng trưởng chậm hơn trước.

- Chức năng cơ bản của các bộ phận dần hoàn thiện ( mỗi bộ phận,
chức năng hoàn thiện ở từng tuổi khác nhau)

- Chức năng vận động phát triển nhanh, hệ cơ phát triển, phối hợp
động tác khéo léo hơn.

- Trí tuệ phát triển nhanh, đặc biệt về ngôn ngữ.


• Bệnh lý:

- Xu hướng bệnh ít lan toả hơn.

- Xuất hiện các bệnh có tính chất dị ứng: Hen phế quản,
mề đay, viêm cầu thận cấp…

- Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc rộng rãi.

• Chăm sóc:

- Giáo dục thể chất, chăm sóc tâm lý.

- Môi trường sạch, loại bỏ các tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm, dị ứng, tiêm phòng.
3.5. Thời kỳ niên thiếu ( tuổi học đường):

• Chia 2 giai đoạn:

- Giai đoạn tiểu học: 7-11 tuổi

- Giai đoạn tiền dậy thì: 12-15 tuổi

• Đặc điểm sinh học:

- Hình thái và chức năng các bộ phận đã phát triển hoàn toàn.

- Giai đoạn tiền dậy thì: tốc độ tăng trưởng nhanh, trẻ gái tăng sớm hơn
trẻ trai 1-2 năm.

- Hệ cơ phát triển mạnh, răng vĩnh viễn thay thế răng sữa.

- Tế bào vỏ não đã hoàn toàn biệt hoá, chức năng vỏ não phát triển
mạnh và phức tạp hơn, trí tuệ phát triển nhanh, hình thành rõ rệt tâm sinh
lý giới tính
• Bệnh lý:

- Gần giống người lớn.

- Dễ mắc các bệnh thấp tim, viêm cầu thận…

- Bệnh học đường: gù vẹo cột sống, cận thị…

- Bệnh răng miệng

- Rối nhiễu tâm lý


• Chăm sóc:
Do những đặc điểm sinh bệnh nói trên, ở nhiều nước
đã hình thành chuyên ngành y tế học đường để chăm
sóc tốt sức khoẻ cho trẻ em ở lứa tuổi này.
-Chăm sóc phát triển thể chất, trí tuệ
-Phòng chống các bệnh miễn dịch-dị ứng như thấp tim,
viêm cầu thận…
-Chương trình phòng chống các bệnh học đường: cận
thị, gù vẹo cột sống…
-Chăm sóc tâm lý, giáo dục giới tính, vệ sinh sinh sản…
3.6. Thời kỳ dậy thì: ( phổ thông trung học)

3.6.1. Đặc điểm sinh học:

- Các đặc tính sinh dục thứ yếu bắt đầu từ giai đoạn tiền
dậy thì ( trẻ gái khoảng 11 tuổi, trẻ trai khoảng 13 tuổi)

- Tuổi dậy thì hoàn toàn : trẻ gái khoảng 13 tuổi, trẻ trai
khoảng 15 tuổi.

- Có sự thay đổi hệ thần kinh- nội tiết, đặc biệt các tuyến
sinh dục, gây ra những biến đổi về hình thái và tăng trưởng.

- Tốc độ tăng trưởng giảm nhanh sau dậy thì và ngừng hẳn
ở nữ 19-20 tuổi, nam 21-25 tuổi.

- Có sự thay đổi về tâm lý giới tinh, tính khí, nhân cách…


3.6.2. Bệnh lý:

- Dễ mắc các bệnh rối loạn chức năng tim mạch, tâm
lý, phát hiện các bất thường sinh dục.

3.6.3. Chăm sóc:

- Chăm sóc tâm lý.

- Giáo dục giới tính.


4. Kết luận
- Sự thay đổi và phát triển của trẻ qua các thời kỳ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố di truyền và môi trường sống
( dinh dưỡng, gia đình, xã hội, văn hoá, giáo dục…)

- Ranh giới giữa các thời kỳ không cố định, sớm hay


muộn hơn tuỳ thuộc từng trẻ, nhưng phải trải qua tất
cả các thời kỳ phát triển.

- Cần nắm vững đặc điểm của từng thời kỳ để vận


dụng vào chăm sóc, giáo dục và bảo vệ sức khoẻ cho
trẻ em.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà nội ( 2017). Bài giảng nhi khoa,
Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

2. 3. Nguyễn Công Khanh và CS (2016). Sách giáo khoa Nhi khoa, Nhà
xuất bản Y học, Hà nội. trang 58-81

3. Robert M. Kliegman và cs ( 2016). NELSON TEXTBOOK OF


PEDIATRICS, TWENTIETH EDITION, Part II- Growth, Development, and
Behavior , Elsevier, Philadelphia. pages 114-197

You might also like