Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ÔN THI THI TAY NGHỀ NĂM 2021

CÂU HỎI THI VỀ KSNK – AN TOÀN VÀ SỰ CỐ Y KHOA

1. Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn xảy ra sau nhập viện:
A. 12 giờ C. 48 giờ
B. 24 giờ D. 72 giờ

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ làm cho người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, ngoại trừ:
A. Yếu tố nội sinh và ngoại sinh (bản thân người bệnh và môi trường)
B. Sử dụng kháng sinh không hợp lý
C. Do vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh
D. Hoạt động thăm khám và điều trị

3. Nguyên tắc lựa chọn hoá chất khử khuẩn:


A. Tác dụng nhanh
B. Tác dụng nhanh và phổ kháng khuẩn rộng
C. Phổ kháng khuẩn rộng và không bị ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ, xà phòng
D. Tác dụng nhanh và không bị ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ, xà phòng, chất tẩy rửa khác

4. Mục đích rửa tay thường quy là, ngoại trừ:


A. Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên da bàn tay
B. Đảm bảo an toàn cho người bệnh và cho nhân viên y tế
C. Góp phần giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
D. Tuân thủ quy trình vệ sinh tay thường quy

5. Mục đích của xử dụng găng tay:


A. Bảo vệ bàn tay nhân viên y tế khỏi nhiễm bẩn khi thực hành kỹ thuật
B. Hạn chế lây nhiễm khi vật sắc nhọn xuyên vào tay
C. Hạn chế nguy cơ phơi nhiễm với máu, dịch tiết của người bệnh
D. Nhân viên y tế dễ thao tác khi thực hành chăm sóc người bệnh

6. Hoạt động nào cần chú trọng nhất để phòng ngừa phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp:
A. Đẩy mạnh việc chủng ngừa viêm gan B
B. Quản lý vật sắc nhọn, ngăn ngừa các tổn thương xuyên thấu da
C. Băng kín vết thương bàn tay trước khi đeo găng thực hiện kỹ thuật
D. Coi tất cả máu, các sản phẩm của máu và dịch cơ thể đều có khả năng lây nhiễm

7. Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế:


A. Không quá 12 giờ C. Không quá 48 giờ
1
B. Không quá 24 giờ D. Không quá 72 giờ

8. Mã màu sắc các loại bao bì đựng chất thải rắn trong các cơ sở y tế:
A. Màu vàng đựng chất thải………..……………….……………….. lây nhiễm
B. Màu xanh đựng chất thải……….………………………………… thông thường
C. Màu trắng đựng chất thải………………………………………… tái chế
D. Màu đen đựng chất thải ………………………………………….. nguy hại không lây nhiễm

E. Màu xám …………………………………………………………..

9. Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với các chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu
gom, lưu giữ và xử lý như ……chất thải lây nhiễm……..

2
10. Điền vào các chỗ trống các biểu tượng sau được in trên dụng cụ lưu chứa chất thải nào?

Biểu tượng Nhóm chất thải Phân nhóm Mã màu


- Vật sắc nhọn
Chất thải lây nhiễm - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao Màu vàng
- Chất thải giải phẩu

- Dạng rắn

- Dạng rắn
Nhóm chất thải nguy hại
Màu đen
không lây nhiễm
- Dạng lỏng, đựng trong thùng có
nắp đậy

- Dạng khí

- Rác tái chế Màu trắng


Nhóm

Chất thải thông thường - Rác sinh hoạt Màu xanh

II. AN TOÀN NGƯỜI BỆNH:


1. Khái niệm về LỖI: “Lỗi là hậu quả của việc ………………B………….…. công việc không đúng quy
định hoặc ……………..C……………… các quy định không phù hợp”
A. Đề ra B. Thực hiện C. Áp dụng D. Xây dựng

2. Khái niệm về SỰ CỐ trong y khoa: Sự cố là điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới
……B…….…..

A. Nhân viên y tế B. Người bệnh C. Người bệnh và người nhà

3. Định nghĩa về sai sót trong y khoa, Ngoại trừ:


A. Là thất bại khi thực hiện kế hoạch không được đề ra trước đó.
B. Là thất bại do đưa kế hoạch sai nên không thể để đạt được mục đích.
C. Là thất bại khi thực hiện kế hoạch nhưng do triển khai sai kế hoạch nên không thể để đạt
được mục đích.
D. Sai do chủ ý của người thực hiện

4. Việc phân tích xác định nguyên nhân gốc không chỉ đơn giản là tìm kiếm lỗi cá nhân mang tính triệu
chứng mà phải …………..….…. các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gián tiếp thúc đẩy sự cố xảy ra.
3
A. Tìm ra C. Chứng minh
B. Loại bỏ D. Nhấn mạnh

5. Để giảm sự cố y khoa, cần loại bỏ các yếu tố lỗi cá nhân và yếu tố nguy cơ gián tiếp
như…………….lỗi hệ thống…………….
6. Các nhóm yếu tố nguyên nhân dẫn đến sự cố y khoa gồm, ngoại trừ:
A. Quản lý và điều hành C. Đặc điểm chuyên môn y tế
B. Môi trường nơi làm việc D. Tình trạng bệnh nguy kịch

7. Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách phân loại sự cố y khoa khác nhau. Các cách phân loại
hiện tại, ngoại trừ:
A. Phân loại theo nguy cơ đối với người bệnh
B. Phân loại theo thời gian xảy ra sự cố
C. Phân loại theo báo cáo bắt buộc
D. Phân loại theo đặc điểm chuyên môn

8. Hiệp hội an toàn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm sự cố gồm:
A. Nhầm tên người bệnh
B. Thông tin bàn giao không đầy đủ
C. Nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật
D. ……………………………………….(Nhiễm trùng bệnh viện)
E. ……………………………………….(Người bệnh ngã)

9. Những biện pháp nào là quan trọng nhất cần thực hiện để đảm bảo an toàn xét nghiệm?
A. Chống nhầm lẫn, đảm bảo an toàn sinh học.
B. Thực hiện an toàn sử dụng thiết bị, an toàn vệ sinh phòng xét nghiệm.
C. An toàn trong xử lý nghiệm phẩm, an toàn xử lý sự cố.
D. Tất cả các biện pháp trên.

10. Tính cần thiết của việc xây dựng hệ thống quản lý sự cố và rủi ro trong bệnh viện, chọn câu đúng nhất:
A. Rất cần thiết.
B. Không thể thiếu trong các hoạt động của bệnh viện.
C. Giúp ngăn chặn các sự cố tiếp tục tái diễn trong tương lai.
D. Cả 3 đều đúng.

11. Quy định bệnh viện phải triển khai hoạt động “An toàn người bệnh trong sử dụng trang thiết bị y tế”
được ban hành trong:
A. Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật số 40/2009/QH12
B. Thông tư số 19/2013/TT-BYT về Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện
C. Khuyến cáo triển khai các hoạt động an toàn người bệnh tại các bệnh viện
4
D. Tất cả câu trên đều đúng
E. Chỉ câu b và c đúng

12. Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào được coi là sự cố y khoa:


A. Người bệnh tử vong do bệnh quá nặng dù đã được điều trị và chăm sóc tận tình.
B. Phẫu thuật viên không kiểm tra lại người bệnh trước khi phẫu thuật dẫn đến phẫu thuật sai vị
trí.
C. Người bệnh viêm phổi do cao tuổi và do thở máy lâu ngày.

13. Làm giảm bức xúc của người bệnh khi tai biến điều trị xảy ra là trách nhiệm của:
A. Bác sĩ điều trị
B. Bác sĩ trưởng khoa
C. Giám đốc bệnh viện
D. A và B đúng
E. Tất cả đúng

14. Trình tự xử lý một sự cố y khoa ?


A. Phát hiện sự cố, họp kiểm điểm và rút kinh nghiệm, theo dõi quá trình xử lý sự cố.
B. Giải quyết sự cố, họp kiểm điểm và rút kinh nghiệm, theo dõi quá trình xử lý sự cố.
C. Phát hiện sự cố, giải quyết sự cố, theo dõi quá trình xử lý sự cố.
D. Phát hiện sự cố, giải quyết sự cố, họp kiểm điểm và rút kinh nghiệm, theo dõi quá trình xử lý sự
cố.

15. Giải pháp nào sẽ làm giảm bức xúc của NB khi tai biến điều trị xảy ra (Chọn câu sai):
A. Tuân thủ nghiêm các quy chế bệnh viện.
B. Tuân thủ nghiêm quy định “Những việc cần tránh” trong quá trình điều trị cho người bệnh
C. Tuân thủ nghiêm quy trình “Những việc cần làm ngay” khi xảy ra tai biến.
D. Chủ động hỗ trợ tiền cho người bệnh khi có bức xúc
E. Chủ động nắm bắt và giải quyết những bức xúc “âm ỉ” của người bệnh trong thời gian nằm viện

16. Quy trình báo động đỏ:


A. Là quy trình cấp cứu người bệnh nguy kịch có sự phối hợp nhiều chuyên khoa.
B. Mục tiêu là có được sự phối hợp các chuyên khoa nhằm vừa hồi sức người bệnh vừa nhanh chóng
đưa bệnh nhân vào phòng mổ tiến hành phẫu thuật ngay.
C. Dù rất khẩn trương nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật như hội
chẩn tại giường, đăng ký máu với các xét nghiệm hòa hợp miễn dịch được thực hiện đầy đủ.
D. a, b, c đều đúng.

17. Thiết lập hồ sơ thẩm định cho phép các BS và ĐD thực hiện các kỹ thuật xâm lấn có nguy cơ cao:
a. Chỉ nêu tên kỹ thuật có nguy cơ, giải thích với người bệnh một vài nguy cơ thường xảy ra và yêu cầu ký
cam kết, đề xuất biện pháp xử trí nguy cơ.
b. Đề xuất kỹ thuật, phương pháp thực hiện, tư vấn vật tư tiêu hao và cho ký cam kết.
c. Trưởng khoa nêu danh mục kỹ thuật có nguy cơ cao, P.KHTH đối chiếu danh mục Bộ Y tế, đề xuất tên
BS, ĐD có khả năng thực hiện.

5
d. Xây dựng quy trình thực hiện kỹ thuật, nêu các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra, biện pháp phòng ngừa và
xử trí. Mẫu giải thích, đã tư vấn các nguy cơ có thể xảy ra và ký cam kết.

18. Việc tái thẩm định cho phép BS, ĐD thực hiện kỹ thuật xâm lấn có nguy cơ cao được thực hiện:
a. Hàng tháng, hàng năm.
b. Khi có xảy ra tai biến khi thực hiện kỹ thuật xâm lấn có nguy cơ cao.
c. Khi có sự chỉ đạo của cấp trên.
d. Khi có sự thay đổi về nhân sự thực hiện kỹ thuật hay về thiết bị máy móc để thực hiện kỹ thuật.

19. Bộ chuẩn thiết yếu của JCI về chất lượng bệnh viện bao gồm 5 nhóm, tương ứng với 5 lĩnh vực có nguy
cơ cao đối với chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh, lĩnh vực nào không có trong chuẩn thiết yếu:
a) Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại.
b) Nguồn nhân lực có năng lực và thành thạo.
c) Môi trường an toàn cho nhân viên và người bệnh.
d) Chăm sóc lâm sàng cho người bệnh.
e) Cải thiện chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh.

20. Nguyên tắc “tảng băng nổi” có ý nghĩa là:


a. Khi có một tai biến nặng xảy ra gây bức xúc cho người bệnh thì còn rất nhiều lỗi tiềm ẩn chưa
gây ra tai biến chưa được phát hiện và nhiều tai biến nhẹ chưa được báo cáo.
b. Tai biến nặng xảy ra bị chỉ trích phê phán, nhưng còn rất nhiều hoạt động tích cực lại không được
nhắc đến.
c. Chỉ có một số ít nhân viên phạm lỗi bị chỉ trích, còn rất nhiều nhân viên tốt nhưng không được
nhắc đến.
d. Chỉ biết và xử lý những tai biến nặng gây bức xúc, còn rất nhiều tai biến không gây bức xúc thì
không thể nào biết được.

21. Theo khuyến cáo của Who, lĩnh vực nào sau đây không được xếp trong 10 vấn đề ưu tiên về an toàn
người bệnh:
a. Sử dụng máu và các chế phẩm của máu không an toàn.
b. Tai biến trong sản khoa và sơ sinh.
c. Chấn thương do té ngã trong bệnh viện.
d. Tai biến do sai sót trong phẫu thuật và gây mê.
e. Tai biến do tiêm chủng.

22. Mục đích của việc báo cáo sự cố ?


A. Học hỏi từ thất bại
B. Người báo cáo phải được an toàn
C. Các báo cáo phải mang tính xây dựng
D. Ngăn chặn sự cố tiếp tục xảy ra.

23. Điều nào sau đây đúng trong việc tổ chức hoạt động phản ứng nhanh tại bệnh viện:

6
a. Trong hệ thống này, việc thành lập Đội phản ứng nhanh là bắt buộc và có vai trò quyết định đến sự
thành công.
b. Kiến thức và kỹ năng hồi sức cấp cứu của đội phản ứng nhanh cũng như tất cả nhân viên y tế bệnh
viện có vai trò quan trọng nhất.
c. Việc tổ chức hệ thống này tùy thuộc vào nguồn lực và điều kiện cụ thể của từng bệnh viện, không
nên rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào.
d. Tất cả đều đúng.
e. a và b đúng.

24. Tiêu chí cho mọi hoạt động cải tiến chất lượng bẹnh viện là gì?
A. Công bằng
B. Thực hành dựa vào chứng cớ
C. Lấy người bệnh làm trung tâm
D. Dân chủ

25. Ra y lệnh miệng là


A. Không khuyến khích
B. Luôn cần thiết
C. Cần khuyến khích để công việc nhanh hơn
D. A và B

26. Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào được coi là sự cố y khoa:


A. Người bệnh tử vong do bệnh quá nặng dù đã được điều trị và chăm sóc tận tình.
B. Phẫu thuật viên không kiểm tra lại người bệnh trước khi phẫu thuật dẫn đến phẫu thuật sai vị trí.
C. Người bệnh viêm phổi do cao tuổi và do thở máy lâu ngày.
D. Tất cả các câu trên

27. Thông thường mỗi vấn đề/sự cố sẽ có một nguyên nhân gốc rễ, hiếm có trường hợp có hơn một nguyên
nhân gốc rễ.
a. Đúng
b. Sai

28. Trong an toàn sinh học, mục đích chính đánh giá nhóm nguy cơ là gì?
a. Đưa ra biện pháp kiểm soát phù hợp.
b. Đưa ra kế hoạch phòng ngừa sự cố.
c. Xác định cấp độ an toàn sinh học phù hợp.
d. Thực hiện công tác đánh giá định kỳ.

29. Theo thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng BYT, đánh giá ban đầu về
mức độ ảnh hưởng của sự cố có bao nhiêu mức độ?
a) 3
b) 4
c) 5
d) 6
7
30. Nhân viên y tế chuẩn bị nhầm người bệnh để làm thủ thuật, phẫu thuật, xét nghiệm,… nhưng chưa thực
hiện thì tự phát hiện nhầm lẫn được phân loại sự cố theo mức độ tổn thương là?
a. Chưa xảy ra (NC0)
b. Tổn thương nhẹ (NC1)
c. Tổn thương trung bình (NC2)
d. Tổn thương nặng (NC3)

31. Theo thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế có bao nhiêu nhóm nguyên
nhân gây ra sự cố?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

32. Thông tư số 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế, sau khi tiếp nhận báo cáo sự cố y
khoa xảy ra, bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tiến hành
phân loại theo bao nhiêu tiêu chí?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

33. Bệnh viện tự thực hiện đánh giá các nội dung của Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn sau khi bệnh viện thực
hiện cải tiến chất lượng, an toàn hoặc định kỳ…..
a. hằng tuần
b. hằng tháng
c. hằng quý
d. hằng năm

34. Sự cố y khoa là điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc…….. …… tới người bệnh.
a. Xảy ra
b. Liên quan
c. Không liên quan

35. Lỗi là hậu quả của việc thực hiện công việc không đúng quy định hoặc …….…………… các quy định
không phù hợp.
a. Không đúng quy định
b. Không áp dụng
c. Áp dụng
d. Vi phạm

36. Về phân loại sai sót, sự cố y khoa liên quan tới phẫu thuật
a. Lỗi, sai sót (error): thất bại của hành động theo kế hoạch hoặc sử dụng kế hoạch không đúng để
đạt một mục tiêu mong muốn.
b. Tai biến, sự cố không mong muốn (Adverse event): sự cố gây nguy hại cho người bệnh ngoài ý
muốn, xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh chứ không phải do bệnh lý
hoặc cơ địa người bệnh gây ra.
c. Lỗi và tai biến đều có thể phòng tránh được.
d. a, b và c đúng.
e) a và b đúng.
8
37. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi để tai biến điều trị dễ xảy ra, các bệnh viện luôn tiềm ẩn những nguy
cơ vốn là thuộc tính của ngành y tế, bao gồm, chọn câu sai:
a) Đặc điểm của người bệnh: cơ địa, sức đề kháng khác nhau.
b) Đặc điểm can thiệp điều trị: luôn tiềm ẩn 2 mặt lợi và hại.
c) Đặc điểm về kỹ năng của nhân viên y tế: không thể hoàn toàn như nhau.
d) Đặc điểm của môi trường bệnh viện.
e) Đặc điểm hoạt động lãnh đạo và quản lý bệnh viện.

38. Bộ tiêu chí “Bệnh viện An toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp
cấp” của Bộ Y tế có bao nhiêu tiêu chí.
a. 27
b. 37
c. 47
d. 57

You might also like