CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 MÔN HÓA HỌC LỚP 10

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 MÔN HÓA HỌC LỚP 10

A/ TRẮC NGHIỆM
(Lưu ý: Phần I, II ôn lại giữa kì 2)
I/ PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Câu 1: Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là
A. +2. B. +4. C. +6. D. -1.
Câu 2: Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 là
A. +4. B. +6. C. -4. D. -6.
Câu 3: Số oxi hóa của Cr trong phân tử K2Cr2O7 là
A. -6. B. -3. C. +3. D. +6.

Câu 4: Số oxi hóa của N trong ion là


A. +3. B. -5. C. +5. D. -3.

Câu 5: Số oxi hóa của N trong ion là


A. +3. B. -5. C. +5. D. -3.
Câu 6: Cho các chất sau: Mn, MnO2, MnCl2, KMnO4. Số oxi hóa của nguyên tố Mn trong các chất lần luợt là
A. +2, -2, -4, +8. B. 0, +4, +2, +7.
C. 0, +4, -2, +7. D. 0, +2, -4, -7.
Câu 7: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?
A. Số mol. B. Số oxi hóa. C. Số khối. D. Số proton.

Câu 8: Hãy cho biết là quá trình nào sau đây?


A. Oxi hóa. B. Khử.
C. Nhận proton. D. Tự oxi hóa – khử.

Câu 9: Hãy cho biết là quá trình nào sau đây?


A. Oxi hóa. B. Khử.
C. Nhận proton. D. Tự oxi hóa – khử.

Câu 10: Chất khử trong phản ứng là


A. Mg. B. HCl. C. MgCl2. D. H2.

Câu 11: Chất oxi hóa trong phản ứng là


A. Ag. B. AgNO3. C. Cu. D. Cu(NO3)2.

Câu 12: Chất bị oxi hóa trong phản ứng là


A. Na. B. H2O. C. NaOH. D. H2.

Câu 13: Chất bị khử trong phản ứng là


A. Cu. B. H2SO4. C. CuSO4. D. SO2.
Câu 14: Vai trò của H2S trong phản ứng 2FeCl3 + H2S 2FeCl2 + S + 2HCl là
A. chất oxi hóa. B. chất khử.
C. axit. D. axit và chất khử.
Câu 15: Vài trò của HBr trong phản ứng KClO3 + 6HBr 3Br2 + KCl + 3H2O là
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
B. chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là môi trường.
D. chất oxi hóa.
Câu 16: Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Mn?
A. 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O.
B. Mn + O2 MnO2.
C. 2HCl + MnO MnCl2 + H2O.
D. 6KI + 2KMnO4 + 4H2O 3I2 + 2MnO2 + 8KOH.
Câu 17: Trong phản ứng nào dưới đây cacbon thể hiện đồng thời tính oxi hoá và tính khử?

A.

B.

C.

D.
Câu 18: Cho các phản ứng sau:
(a) Ca(OH)2 + Cl2 CaOCl2 + H2O
(b) 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O
(c) O3 + 2Ag Ag2O + O2
(d) 2H2S + SO2 3S + 2H2O
(e) 4KClO3 KCl + 3KClO4
Số phản ứng oxi hóa – khử là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 19: Cho phương trình hoá học: Hệ số nguyên và tối giản của chất oxi hoá là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 20: Trong phản ứng: KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là
A. 16. B. 9. C. 10. D. 11.
II/ PƯHH VÀ ENTHALPY
Câu 1: Phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. Phản ứng tạo gỉ kim loại. B. Phản ứng quang hợp.
C. Phản ứng nhiệt phân. D. Phản ứng tạo oxit Na2O.
Câu 2: Phản ứng nào sau đây không cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. Oxi hóa C bằng O2. B. Oxi hóa Hg bằng S.
C. Oxi hòa Fe bằng S. D. Oxi hóa S bằng O2.
Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?
A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân huỷ khí NH3.
C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2. B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí.
C. Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4. D. Phản ứng đốt cháy cồn.
Câu 5: Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền
A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.
B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.
C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
D. bằng 0.

Câu 6: Nung KNO3 lên 550oC xảy ra phản ứng:


Phản ứng nhiệt phân KNO3 là:
A. toả nhiệt, có ∆H < 0. B. thu nhiệt, có ∆H > 0.
C. toả nhiệt, có ∆H > 0. D. thu nhiệt, có ∆H < 0.
Câu 7: Phản ứng dưới đây có đặc điểm là

A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt.


C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 8: Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:

Kết luận nào sau đây đúng?


A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp.
B. Phản ứng tỏa nhiệt.
C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường.
D. Phản ứng thu nhiệt
Câu 9: Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
2NaHCO3(s) Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)
4P(s) + 5O2(g) 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
C. cả 2 phản ứng đều toả nhiệt.
D. cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.
Câu 10: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

Cặp phản ứng thu nhiệt là:


A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4).
Câu 11: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

Giá trị của phản ứng: là


A. +140 kJ. B. -1120 kJ. C. +560 kJ. D. -420 kJ.
Câu 12: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

A. .

B. .

C. .

D. .
Câu 13: Cho các quá trình sau:
(a) Đốt một ngọn nến. (b) Nước đóng băng. (e) Đổ mồ hôi sau khi chạy bộ.
(c) Hòa tan muối ăn vào nước thấy cốc nước trở nên mát. (d) Luộc chín quả trứng.
Số quá trình tỏa nhiệt là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 14: Cho các quá trình sau:
(a) Hòa tan một ít bột giặt trong tay với nước, thấy tay ấm. (b) Thực phẩm đóng hộp tự sôi.
(c) Muối kết tinh từ nước biển ở các ruộng muối. (d) Giọt nước đọng lại trên lá cây vào ban đêm.
(e) Pha loãng axit H2SO4 đặc.
Số quá trình thu nhiệt là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
III/ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Câu 1: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?
A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hoá học.
C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch.
Câu 2: Tốc độ phản ứng là:
A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

Câu 3: Cho phản ứng: X Y


Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C1, tại thời điểm t2 (với t2 > t1) nồng độ của chất X bằng C2. Tốc độ trung bình của
phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây ?
C1  C2 C2  C1
v v
A.
t1  t 2 . B.
t 2  t1 .
C C C1  C2
v 1 2 v
C.
t 2  t1 . D.
t 2  t1 .

Câu 4: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí như sau: H2 + Cl2 2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là:
A. B.

C. D.
Câu 5: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác.
Câu 6: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do
A. Nồng độ của các chất khí tăng lên. B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống.
C. Chuyển động của các chất khí tăng lên. D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi.
Câu 7: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm
tăng tốc độ phản ứng ?
A. Nhiệt độ, áp suất. B. diện tích tiếp xúc. C. Nồng độ. D. xúc tác.
Câu 8: Thực hiện 2 thí nghiệm theo hình vẽ sau:
10 m l dd H 2 SO 4 0,1M
10 m l dd H 2S O 4 0,1M

........ ........
........ 10m l dd N a 2 S 2 O 3 0,1M ........
........ 10m l dd Na 2 S 2 O 3 0,05M
........ ........
........
........
T hí nghiệm 1 T hí nghiệm 2
Ở thí nghiệm nào có kết tủa xuất hiện trước?
A. TN1 có kết tủa xuất hiện trước. B. TN2 có kết tủa xuất hiện trước.
C. Kết tủa xuất hiện đồng thời. D. Không có kết tủa xuất hiện.
Câu 9: Khi đốt cháy acetylene (axetilen), nhiệt lượng giải phóng ra lớn nhất khi acetylene
A. cháy trong không khí. B. cháy trong khí oxi nguyên chất.
C. cháy trong hỗn hợp khí oxi và khí nitơ. D. cháy trong hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic.
Câu 10: Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu sau đây không đúng?
A. Khí H2 thoát ra nhanh hơn. B. Bột Fe tan nhanh hơn.
C. Lượng muối thu được nhiều hơn. D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.
Câu 11: Cho phản ứng hóa học sau: Zn (s) + H2SO4 (aq) ZnSO4 (aq) + H2 (g)
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Diện tích bề mặt Zn. B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.
C. Thể tích dung dịch sulfuric acid. D. Nhiêt độ của dung dịch sulfuric acid.
Câu 12: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, khối lượng Zn sử dụng là như nhau):
Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (1) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M (2)
Kết quả thu được là:
A. (1) nhanh hơn (2). B. (2) nhanh hơn (1). C. như nhau. D. ban đầu như nhau, sau đó (2) nhanh hơn(1).
Câu 13: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, thành phần Zn như nhau) :
Zn + dung dịch CuSO4 1M (1) Zn + dung dịch CuSO4 2M (2)
Kết quả thu được là:
A. (1) nhanh hơn (2). B. (2) nhanh hơn (1). C. như nhau. D. không xác định.
Câu 14: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau :
Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M ở 25oC (1) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M ở 60oC (2)
Kết quả thu được là :
A. (1) nhanh hơn (2). B. (2) nhanh hơn (1). C. như nhau. D. không xác định.
Câu 15: Cho 5 gam zinc (kẽm) viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H 2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc
độ phản ứng không đổi ?
A. Thay 5 gam zinc viên bằng 5 gam zinc bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 50oC. D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu.
Câu 16: Khi cho cùng một lượng aluminum (nhôm) vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi
dùng nhôm ở dạng nào sau đây?
A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây.
Câu 17: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ
ancol (rượu)?
A. Chất xúc tác. B. áp suất. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ.
Câu 18: Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn
vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba
cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?

A. B.

C. D.
Câu 19: Trong gia đình, nồi áp suất được sử dụng để nấu chín kỹ thức ăn. Lí do nào sau đây sai khi giải thích cho việc sử
dụng nồi áp suất?
A. Tăng áp suất và nhiệt độ lên thức ăn. B. Giảm hao phí năng lượng.
C. Giảm thời gian nấu ăn. D. Tăng diện tích tiếp xúc thức ăn và gia vị.

Câu 20: Cho phản ứng: 2KClO3 (r) 2KCl(r) + 3O2 (k). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên
là:
A. Kích thước các tinh thể KClO3. B. Áp suất. C. Chất xúc tác. D. Nhiệt độ.
Câu 21: Trong dung dịch phản ứng thủy phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như sau:
CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nồng độ acid tăng dần theo thời gian.
B. Thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0.
C. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.
D. HCl chuyển hóa dần thành CH3COOH nên nồng độ HCl giảm dần theo thời gian.
Câu 22: Cách nào sau đây làm củ khoai tây chín nhanh nhất?
A. Luộc trong nước sôi.
B. Hấp cách thủy trong nồi cơm.
C. Nướng ở 180 oC.
D. Hấp trên nồi hơi.
IV/ NHÓM HALOGEN
Câu 1: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. ns2. B. ns2np3. C. ns2np4. D. ns2np5.
Câu 2: Một chất ở thể rắn, dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ chuyển thành hơi, không qua thể lỏng, gọi là hiện tượng thăng hoa.
Halogen nào sau đây có tính thăng hoa?
A. Br2. B. Cl2. C. I2. D. F2.
Câu 3: Halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Br2. B. Cl2. C. I2. D. F2.
Câu 4: Khí nào sau đây được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt?
A. CO2. B. O2. C. Cl2. D. N2.
Câu 5: Chlorine không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. Ca(OH)2. D. NaBr.
Câu 6: Ở điều kiện thích hợp, chlorine không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Fe. B. O2. C. H2. D. H2O.
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm khí chlorine thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
A. NaCl. B. KClO3. C. HCl. D. KMnO4.
Câu 8: Trong phản ứng với kim loại, nguyên tử halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 1 electron. B. Nhận thêm 2 electron.
C. Nhường đi 1 electron. D. Nhường đi 7 electron.
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?
A. Ở điều kiện thường là chất khí.
B. Tác dụng mạnh với nước.
C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
D. Có tính oxi hoá mạnh.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chlorine có bán kính nguyên tử lớn hơn fluorine.
B. Bromine có độ âm điện lớn hơn iodine.
C. Cl2 tác dụng với Fe tạo thành hợp chất FeCl2.
D. Cl2 đẩy được Br2 ra khỏi dung dịch NaBr.
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?
A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
B. Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot.
C. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: –1, +1, +3, +5, +7.
D. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học.
Câu 12: Hãy chỉ ra mệnh đề không đúng?
A. Ở điều kiện thường, chloride là chất khí màu lục nhạt.
B. Trong nhóm halogen, đi từ F2 đến I2, tính oxi hóa giảm dần.
C. Trong nhóm halogen, đi từ F2 đến I2, bán kính nguyên tử tăng dần.
D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.

Câu 13: Trong phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO, clo đóng vai trò gì?
A. Chất tan. B. Chất khử.
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. Chất oxi hóa.
Câu 14: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm?
®pnc
A. 2NaCl 
 2Na + Cl2.
®pdd
 
B. 2NaCl + 2H2O m.n H2 + 2NaOH + Cl2.
to
C. MnO2 + 4HCl đặc   MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
D. F2 + 2NaCl  2NaF + Cl2.
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, Cl2 thường được điều chế theo phản ứng:
HCl đặc + KMnO4 KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Hệ số cân bằng của HCl là
A. 4. B. 8. C. 10. D. 16.
Câu 16: Hợp chất nào sau đây có liên kết hydrogen?
A. HC1. B. HI. C. HF. D. HBr.
Câu 17: Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ở áp suất thường?
A. HC1. B. HBr. C. HF. D. HI.
Câu 18: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết biến đối như thế nào?
A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không đổi. D. Tuần hoàn.
Câu 19: Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 20: Dung dịch hydrohalic acid nào sau đây có tính acid yếu?
A. HF. B. HBr. C. HC1. D. HI.
Câu 21: Hydraohalic acid có tính acid mạnh nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 22: Hydraohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 23: Chất hay ion nào có tính khử mạnh nhất?
A. Cl2. B. Cl-. C. I2. D. I-.
Câu 24: Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?
A. HC1. B. NaBr. C. NaCl. D. HF.
Câu 25: Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu trắng?
A. NaI. B. NaBr. C. NaCl. D. HF.
Câu 26: Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dich HC1 thu được các sản phẩm là
A. FeCl3 và H2. B. FeCl2 va Cl2.
C. FeCl3 và Cl2. D. FeCl2 và H2.
Câu 27: Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử kin tác dụng với chất nào sau đây?
A. NaHCO3. B. CaCO3. C. NaOH. D. MnO2.
Câu 28: Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. FeCO3. B. Fe. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3.
Câu 29: Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dich H2SO4 đặc, nóng thì chỉ xảy ra phản ứng trao đổi?
A. KBr. B. KI. C. NaCl. D. NaBr.
Câu 30: KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3. B. H2SO4 đặc.
C. HC1. D. H2SO4 loãng.
Câu 31: Hydiohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện là
A. HBr. B. HF. C. HI. D. HC1.
Câu 32: Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính teflon là
A. HF. B. HC1. C. HBr. D. HI.
Câu 33: Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dich HC1 và NaCl?
A. Phenolphthalein. B. Hồ tinh bột.
C. Quỳ tím. D. Nước brom.
Câu 34: Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch muối?
A. NaOH. B. HC1. C. AgNO3. D. KNO3.
Câu 35: Dung dich HF có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là do xảy ra phản ứng hoá học nào sau đây?

A. SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O.

B. NaOH + H F NaF + H2O.

C. H2 + F2 2HF.

D. 2F2 +2H2O 4HF + O2.


Câu 36: Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân chính là
A. tương tác van der Waals tăng dần.
B. đọ phân cực liên kết giảm dần.
C. phân từ khối tăng dần.
D. độ bền liên kết giảm dần.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu được hydrogen chloride.
C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.
D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.
Câu 38: Cho các nguyên nhân sau:
(a) Tương tác van der Waals tăng dần.
(b) Phân tử khối tăng dần.
(c) Độ bền liên kết giảm dần.
(d) Độ phân cực liên kết giảm dần.
Số nguyên nhân khiến trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Hydrochloric acid tham gia các phản ứng sau:
(a) Phản ứng với các hydroxide.
(b) Hòa tan các oxide của kim loại.
(c) Hòa tan một số kim loại.
(d) Phản ứng với phi kim.
(e) Làm quỳ tím hóa đỏ.
Số phản ứng thể hiện tính acid là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 40: Cho các phát biểu về hydrogen halide HX?
(a) Ở điều kiện thường, đều là chất khí.
(b) Các phân tử đều phân cực.
(c) Nhiệt độ sôi tăng từ hydrogen chloride đến hydrogen iodide, phù hợp với xu hướng tăng tương tác van der Waals từ
hydrogen chloride đến hydrogen iodide.
(d) Đều tan tốt trong nước, tạo các dung dịch hydrohalic acid tương ứng.
(e) Năng lượng liên kết tăng dần từ HF đến HI.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 41: Cho những phát biểu sau về các hydrohalic acid:
(a) Đều là các acid mạnh.
(b) Độ mạnh của acid tăng từ hydrofluoric acid đến hydroiodic acid, phù hợp xu hướng giảm độ bền liên kết từ HF đến HI.
(c) Hòa tan được các oxide của kim loại, phản ứng được với các hydroxide kim loại.
(d) Hòa tan được tất cả các kim loại.
Tạo môi trường có pH lớn hơn 7.
Số phát biểu không đúng là: A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 42: Cho các phát biểu sau về ion halide ?

(a) Dùng dung dịch silver nitrate sẽ phân biệt được các ion .

(b) Với sulfuric acid đặc, các ion thể hiện tính khử, ion không thể hiện tính khử.

(c) Tính khử của các ion halide tăng theo dãy: .

(d) Ion kết hợp ion tạo AgCl là chất không tan, màu vàng.

(e) Ion kết hợp ion tạo AgF là chất không tan, màu trắng.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
B/ TỰ LUẬN
I/ Hoàn thành phương trình phản ứng
STT Phương trình hóa học STT Phương trình hóa học

1 8

2 9

3 10

4 11

5 12

6 13

7 14

II/ Bài tập tính tốc độ phản ứng


Câu 1. Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,024 mol/l. Sau 10s xảy ra phản ứng nồng độ của chất đó là 0,022
mol/lít. Hãy tính tốc độ phản ứng trong thời gian đó
Câu 2. Cho phản ứng Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br 2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng
trên tính theo Br2 là 4.104 mol (l.s). Tính giá trị của a.

Câu 3. Cho phản ứng: X + Y  Z. Nồng độ ban đầu của X là 0,12 mol/l; của Y là 0,1 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của Y
giảm xuống còn 0,078 mol/l. Tính nồng độ còn lại (mol/l) của chất X.
Câu 4. Cho phản ứng X + Y  Z. Nồng độ ban đầu của chất X là 0,1 mol/l, của chất Y là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ
của Y giảm 20% so với nồng độ ban đầu. Tính tốc độ trung bình của phản ứng.
III/ Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron
Dạng cơ bản
1. P + KClO3  P2O5 + KCl.
2. P + H2 SO4  H3PO4 + SO2 +H2O.
3. S+ HNO3  H2SO4 + NO.
4. C3H8 + HNO3  CO2 + NO + H2O.
5. H2S + HClO3  HCl +H2SO4.
6. H2SO4 + C 2H2  CO2 +SO2 + H2O.
Dạng tự oxi hóa – khử
7. S + NaOH  Na2S + Na2SO4 + H2O.
8. Cl2 +KOH  KCl + KClO3 + H2O.
9. NO2 + NaOH NaNO2 + NaNO3 + H2O.
10. P+ NaOH + H2O  PH3 + NaH2PO2.
Dạng có môi trường
1. Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + NO + H2O.
2. Fe + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
3. Mg + H2SO4  MgSO4 + H2S + H2O.
4. Al + HNO3  Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.
5. Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + N2O + H2O.
6. Al + HNO3  Al(NO3)3 + N2O + H2O.

You might also like